Hội nghò thường niên lần XI 25 – 26/06/2004
1
ĐINH METAIZEAU VÀ CÁC KHẢ NĂNG
ÁP DỤNG TRÊN LÂM SÀNG
Nguyễn Thái Sơn
(1)
TÓM TẮT
Từ tháng 04/1996 đến nay, đinh Metaizeau (còn gọi là đinh Nancy) đã được áp dụng
tại Khoa CTCH Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội. Đây là loại đinh nhỏ có đường kính từ 0,5 mm
đến 5 mm, dài từ 10 cm đến 40 cm, có tính đàn hồi, đầu đinh có cấu tạo đặc biệt để dễ luồn
đinh trong ống tuỷ.
Đinh lúc đầu được chỉ đònh để kết xương cho các gãy xương dài trẻ em như xương đùi
(70 BN), cẳng chân (05 BN) đều cho kết quả tốt. Về sau, do yêu cầu điều trò trong những
trường hợp đặc biệt ở người lớn như: gãy hở, gãy gần đầu xương, gãy nhiều mảnh, nang
xương-khi mà các phương tiện kết xương khác khó áp dụng-thì đinh Metaizeau được chỉ đònh
do có những ưu thế của nó. Trong số bệnh nhân này có: 40 BN gãy đầu xa của 2 xương cẳng
chân; gãy xương cánh tay 06 BN; nang xương cánh tay và đùi 06 BN; bệnh xương kính 01 BN.
Trong số đó có 03 BN bò gãy nhiều xương. Đa số các bệnh nhân đều được kết xương bằng
xuyên đinh Metaizeau nội tuỷ kết hợp với cố đònh bột tạm thời. Các kết quả thu được trên lâm
sàng cho thấy đinh có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, thời gian mổ ngắn, hạn chế gây thương
tổn phần mềm, tránh nhiễm trùng, tránh mất máu, thời gian nằm viện ngắn, dễ liền xương, dễ
tháo bỏ phương tiện kết xương, bảo đảm thẩm mỹ trong trường hợp mổ không mở ổ gãy. Đinh
Metaizeau đang chứng tỏ khả năng áp dụng phong phú trên lâm sàng không những cho gãy
xương trẻ em mà cả trong một số trường hợp gãy xương người lớn với kết quả khả quan.
SUMMARY
Since April 1996, Metaizeau nail (or Nancy nail) has been used in the Orthopedic
Department of Saint-paul hospital. This is a small nail with diameter ranged from 0,5 to 5 mm
and length ranged from 10 cm to 40 cm. It presents the elastic property and special design of
two end of nail for easily introducing into the medullary canal.
At beginning, Metaizeau nail has been indicated for osteosynthesis of the fractures of
long bones in children such as: Femur fracture: 70 patients; tibia fracture: 5 patients.
Recently, this nail is applied with larger indications for management of fracture in adult: 40
fractures of the distal end of tibia; fracture of the humerus: 6 patients; bone cyst of humerus
and femur: 6 patients. Among them, there are 3 multi-fractured patients. All of them has been
nailing intra-medullarly and completed by cast. Clinical and radiological results showed the
considerable adventages of this new technic such as: easy manipulation, short time of
operation, minor injury of soft tissue, less infection risk, less blood lost, short time in hospital
stay, easy bone healing, easy materiel removal, good esthetic owing to closed reduction and
nailing of the fracture. Metaizeau nail has indeed demonstrated its adventages in the traiment
of bone and became an option in the special cas.
(1)
Tiến só, Bác só Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
Hội Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đinh Metaizeau đã khá quen thuộc trong điều trò gãy xương trẻ em khi mà các phương
pháp điều trò bảo tồn không kết quả như: kéo nắn không thành công, đòi hỏi về mặt giải phẫu,
đòi hỏi về mặt thời gian cho các hoạt động khác như: cần vận động sớm, cần đến trường, cần
tham gia các hoạt động thường ngày khác.
Gần đây, trước một số tình huống phức tạp trong điều trò gãy xương ở người trưởng
thành cũng như ở người lớn như: gãy hở phức tạp, có nhiều mảnh, mất phần mềm; gãy gần
đầu xương: (đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương chày ); gãy nhiều xương, gãy xương
bệnh lý (nang xương, bệnh xương kính, ) thì một lần nữa việc chọn lựa kỹ thuật và phương
tiện kết xương lại được đặt ra. Đinh Metaizeau đã được xem xét lựa chọn và áp dụng trong
nhiều trường hợp nhờ một số đặc tính ưu việt của nó.
Từ tháng 04/1996 đến nay, đinh Metaizeau đã được áp dụng tại Khoa CTCH Bệnh
viện Xanh Pôn Hà Nội để điều trò cho gãy xương dài trẻ em như xương đùi (70 BN), cẳng
chân (05 BN) đều cho kết quả tốt. Từ năm 2001, kỹ thuật này bắt đầu được áp dụng để điều
trò gãy xương ở người trưởng thành và người lớn. Trong số bệnh nhân này có: 40 BN gãy đầu
xa của 2 xương cẳng chân, 06 BN gãy xương cánh tay, 06 BN bò nang xương cánh tay và
xương đùi, 01 BN bò bệnh xương kính. Đa số các bệnh nhân đều được kết xương bằng xuyên
đinh Metaizeau nội tuỷ kết hợp với cố đònh bột tạm thời. Mục đích của bài viết nhằm báo cáo
các kết quả bước đầu sử dụng đinh Metaizeau trong các trường hợp điều trò nêu trên từ đó sẽ
bàn về vấn đề chỉ đònh, kỹ thuật mổ cho từng loại gãy.
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng:
Đinh Metaizeau (hoặc đinh Nancy) [2]: là loại đinh có đặc tính đàn hồi, dễ uốn. Đầu
đinh có cấu tạo đặc biệt uốn nhẹ hình móc, dẹt có tác dụng dễ dàng trong thao tác luồn đinh
trong ống tuỷ. Đuôi của đinh cũng có cấu tạo đặc biệt thường là hình tiết diện 3 cạnh giúp cặp
bằng dụng cụ rút đinh chắc chắn và dễ dàng. Đinh có chiều dài và kích cỡ khác nhau (dài 15
– 40 cm và cỡ từ 0,5 – 5 mm) có thể áp dụng điều trò gãy xương dài với các lứa tuổi và kích cỡ
ống tuỷ khác nhau. Tác dụng kết xương dựa theo nguyên lý 3 điểm tỳ và cân bằng lực khi có
2 đinh được luồn từ các vò trí đối nhau.
Có 128 bệnh nhân được điều trò bằng đinh Metaizeau. Trong đó:
Gãy xương do chấn thương: 121 BN.
- Trẻ em: 04 – 16 tuổi : 75 BN.
+ Gãy xương đùi : 70 BN.
+ Gãy xương chày : 05 BN.
Trong đó có 03 trường hợp gãy nhiều xương (> 2 xương).
- Người lớn: 18 – 64 tuổi : 46 BN.
+ Gãy xương chày : 40 BN.
Trong đó gãy kín: 18 BN; Gãy hở độ II, III: 22 BN.
+ Gãy xương cánh tay : 06 BN.
Gãy xương do bệnh lý: từ 07 – 17 tuổi: 07 BN.
- Nang xương cánh tay : 03 BN.
- Nang xương đùi : 03 BN.
- Bệnh xương kính : 01 BN.
Hội nghò thường niên lần XI 25 – 26/06/2004
3
Phương pháp:
Áp dụng lâm sàng mổ kết xương theo quy trình sau:
Đối với gãy kín xương trẻ em (04 – 16 tuổi):
Về chỉ đònh: theo M.P Jafa [1] và J.P Metaizeau:
- Điều trò bảo tồn vẫn là chủ yếu, chỉ đònh áp dụng đinh Metaizeau được đặt ra khi
việc kéo nắn bó bột không có kết quả.
- Bệnh nhân ở tuổi học đường, cần đến trường sớm, bệnh nhân không muốn bó bột
(chỉ đònh học đường-indication scolaire).
- Gia đình bệnh nhân đòi hỏi phải có kết quả giải phẫu tối ưu (chỉ đònh xã hội -
Indication sociale).
Về kỹ thuật:
- Đối với gãy xương dài: kéo nắn và kiểm tra kết quả nắn dưới màn tăng sáng.
Xuyên 2 đinh Metaizeau qua da từ phía đầu xương (lồi cầu trong gãy xương đùi,
đầu trên trong gãy xương chày, đầu dưới trong gãy xương cánh tay) vào ống tuỷ,
qua ổ gãy lên đến đầu xương đối diện sao cho thiết lập được hệ thống cố đònh
xương theo nguyên lý 3 điểm tỳ. Bệnh nhân sau đó không cần bó bột, chi được tập
vận động sớm.
Đối với các loại gãy xương khác:
Với gãy xương bệnh lý:
- Gãy gần đầu xương: đây là một lợi thế của đinh khi mà nẹp vis, đinh Kuntscher
không áp dụng được thì đinh Metaizeau có giá trò cố đònh hợp lý. Tuỳ loại xương
gãy mà cách xuyên đinh khác nhau. Gãy gần đầu xương cũng thường gặp trong
gãy xương do chấn thương, kể cả trong gãy kín và gãy hở. Việc áp dụng đinh
Metaizeau để điều trò trong các loại gãy này cũng có những ưu điểm của nó.
- Gãy xương do nang xương (u tế bào khổng lồ, nang xương ở người trưởng thành)
thì kỹ thuật kết xương tương tự nhưng khi luồn đinh trong ống tuỷ đến nang xương
thì dùng đầu đinh ngoáy nhằm phá huỷ tổ chức nang, gây chảy máu trong nang tạo
điều kiện liền xương sau này.
Với gãy xương hở, mất phần mềm rộng: trước đây cố đònh ngoài hoặc kéo liên tục
được coi là những giải pháp không thể thay thế được. Tuy nhiên các phương pháp này
cũng có những nhược điểm như: cồng kềnh, nhiễm trùng chân đinh, khó săn sóc, khó
làm các thủ thuật: ghép da, thay băng, vận động Sau khi cắt lọc vết thương, có thể
kết xương bên trong ngay bằng cách sử dụng đinh Metaizeau như trường hợp gãy kín
và bổ sung bằng nẹp bột.
Với gãy nhiều xương có chỉ đònh mổ: thì mổ mở sẽ gây thương tổn nhiều cho bệnh
nhân về phần mềm, mất máu Việc xuyên đinh Metaizeau qua da cố đònh xương
gãy đã khắc phục được các nhược điểm trên.
Các bệnh nhân trên đều được theo dõi đánh giá kết quả gần và kết quả xa về giải phẫu
và chức năng theo các tiêu chuẩn liền xương và phục hồi chức năng.
Hội Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh
4
KẾT QUẢ
Từ tháng 04/1996 – 02/2004, kỹ thuật này đã được áp dụng trên 128 bệnh nhân tại
Khoa CTCH Bệnh viện Saint-Paul với các kết quả như sau:
Bảng 1: phân loại theo nguyên nhân.
Nguyên nhân Số BN Tỷ lệ %
Gãy xương do chấn thương 121 94,5
Thương tổn do bệnh lý 7 5,5
Cộng 128 100
Bảng 2: phân loại gãy xương do chấn thương.
Loại gãy xương Số BN Tỷ lệ %
Trẻ em: tuổi 4 – 16 75 61,9
Người lớn: tuổi: 17 – 64 46 38,1
Cộng 121 100
Qua bảng này cho thấy việc sử dụng đinh để điều trò gãy xương ở trẻ em vẫn nhiều
hơn ở người lớn 61,9%.
Bảng 3: phân loại gãy xương ở trẻ em (04 – 16 tuổi).
Loại gãy xương Số BN Tỷ lệ %
Gãy xương đùi 70 93,3
Gãy xương chày 5 6,7
Cộng 75 100
Như vậy, việc chỉ đònh sử dụng đinh để điều trò gãy xương vẫn chủ yếu cho gãy xương
đùi (93,3%), còn xương chày hì ít hơn (6,7%).
Bảng 4: phân loại gãy xương ở người lớn (17 – 64 tuổi).
Loại gãy xương Số BN Tỷ lệ %
Gãy xương chày 40 86,9
Gãy xương cánh tay 6 13,1
Cộng 46 100
Đối với gãy xương người lớn, chỉ đònh sử dụng đinh vẫn chủ yếu trong điều trò gãy
xương chày, có thể gãy hở hoặc gãy kín, chủ yếu trong trường hợp gãy hở các phương tiện kết
xương khác không sử dụng được hoặc trong gãy kín gần đầu xương. Xương cánh tay được điều
trò trong số ít trường hợp gãy đầu trên ở người lớn tuổi, gãy di lệch nhều, khó nắn. Những
bệnh nhân này được kéo nắn dưới màn tăng sáng và xuyên đinh từ đầu dưới cánh tay lên.
Bảng 5: phân loại gãy xương theo tính chất thương tổn.
Loại gãy xương Số BN Tỷ lệ %
Gãy kín 101 83,5
Gãy hở 20 16,5
Cộng 121 100
Trong 20 trường hợp gãy hở thương tổn phần mềm rộng, có 09 bệnh nhân cần phải cắt
lọc phần mềm, vá da, tạo vạt che phủ về sau.
Hội nghò thường niên lần XI 25 – 26/06/2004
5
Bảng 6: phân loại theo thương tổn bệnh lý (07 – 17 tuổi).
Loại thương tổn Số BN Tỷ lệ %
Nang xương cánh tay 3 42,9
Nang xương đùi 3 42,9
Bệnh xương kính 1 14,2
Cộng 7 100
Các trường hợp nang xương ở đây trước khi mổ đều được chọc sinh thiết và cho kết
quả lành tính về mặt giải phẫu bệnh (kyste juvenile).
KẾT QUẢ GẦN
128 bệnh nhân gãy xương do nguyên nhân chấn thương và thương tổn bệnh lý nêu trên
đã được mổ theo phương pháp này với các kết quả theo dõi trong và sau mổ như sau:
- Thời gian mổ trung bình: 30 – 45 phút. Nếu gãy hở, gãy nhiều xương thì thời gian
mổ dài hơn do phải cắt lọc và xuyên đinh cho các xương gãy khác.
- Truyền máu: 04 BN do có gãy hở nặng cẳng chân, mất máu. Truyền 1 đơn vò máu.
- Khó khăn trong mổ: 05 BN có biểu hiện kẹt cơ (interposition musculaire) ổ gãy
xương đùi: Xử trí: Tạm bỏ lực kéo, nắn ngoài lựa cho hai đầu xương gãy chạm nhau
và lắp lại chân vào khung kéo và tiếp tục mổ như kỹ thuật đã nêu. Tuy nhiên, việc
xử lý này đã thành công trong 03 BN còn 02 BN khác phải mở ổ gãy tối thiểu để
giải phóng cơ bò kẹt.
- 09 BN được mổ thì hai để cắt lọc da hoại tử, ghép da (07 BN) và xoay vạt che phủ
phần mềm (02 BN).
- Thời gian nằm viện trung bình:
02 – 03 ngày (cho gãy kín và gãy bệnh lý) : 108/128 BN.
04 – 10 ngày (cho gãy hở) : 20/128 BN.
KẾT QUẢ XA
90 trong số 128 bệnh nhân (70,3%) được dõi trong thời gian từ 03 tháng đến 5 năm cho
thấy kết quả như sau:
- Giải phẫu: Liền xương : 90/90 BN (100%)
Cal to thời kỳ đầu : 30/90 BN (33,3%)
- Cơ năng: Tốt : 85/90 BN (94,4%)
Khá : 5/90 BN (5,6%)
Xấu : 0
Việc đánh giá cơ năng ở đây cũng dựa vào các thông số: đau, khả năng vận động của
các khớp và khả năng lao động sau khi chi gãy được hồi phục. Còn kết quả giải phẫu được
đánh giá chủ yếu dựa vào kết quả chụp phim X-quang kiểm tra ở những thời kỳ quy đònh liền
xương đối với từng xương.
- Đặc biệt đối với thương tổn bệnh lý như nang xương đùi, xương cánh tay, thời gian
liền xương cũng không thấy khác biệt so với các gãy xương do chấn thương. Sau 03
tháng, trên phim chụp kiểm tra cho thấy cal xương khá vững, tổ chức xương đặc
thay vào tổ chức năng được nhìn thấy trước khi mổ. Bệnh nhân không còn đau và có
thể quay về với cuộc sống, sinh hoạt bình thường.
Hội Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh
6
- Biến chứng: 02 BN. Trong đó 01 BN bò gãy xương ở ngay chỗ xuyên đinh vào
xương đùi ở 1/3 trên (trường hợp gãy bệnh lý: xương kính). 01 BN khác bò bại nhẹ
khối cơ duỗi mu chân sau mổ. Nguyên nhân là do trong khi mổ, bàn và cổ chân bò
kéo liên tục trên bàn chỉnh hình gây chèn ép thần kinh hông khoeo ngoài.
- Hậu phẫu: với gãy xương đùi, xương chày gãy vững: không cần bó bột, bệnh nhân
được tập vận động sớm các khớp và được phép đứng và đi lại vào tuần thứ 3 sau mổ.
Với những gãy xương có mảnh, không vững, gãy gần đầu xương thường có nẹp bột
bổ sung trong thời gian đầu và việc tập đứng, tập đi chậm lại tuỳ trường hợp.
- Đinh thường được rút vào tháng thứ 3 sau mổ cho các gãy thân xương. Việc rút đinh
thường khá đơn giản bằng cách rạch da chỗ vào của đinh từ 01 – 02 cm dưới vô cảm
toàn thân hoặc tại chỗ.
BÀN LUẬN
Về đinh và giá thành: với những kết quả khả quan trên đây, đinh Meatizeau đã chứng
tỏ là phương tiện kết xương rất phù hợp cho gãy xương ở trẻ em vì tính đơn giản, dễ thao tác.
Với đặc tính có đầu cong nhẹ, chúng tôi thấy đây là ưu điểm, ưu thế lớn nhất của đinh vì nó
giúp cho việc “tự tìm ống tủy” nhờ các thao tác một cách dễ dàng của phẫu thuật viên, nhất là
trong những trường hợp khó nắn hoặc nắn chưa thật hoàn chỉnh. Giá thành của đinh cũng là
điều đáng quan tâm đối với thầy thuốc và bệnh nhân. Đinh nhập ngoại hiện tại còn có giá quá
cao, tuy nhiên khả năng đinh tự tạo trong nước (vẫn bảo đảm các tiêu chuẩn về cơ học và y
tế) là giải pháp trong tầm tay nhằm khắc phục nhược điểm về giá thành.
Về chỉ đònh:
- Kết xương cho các gãy xương dài khó nắn, hoặc nắn không thành công được coi là
chỉ đònh lý tưởng của đinh Metaizeau hiện nay. Tuy nhiên, theo J.P Metaizeau [3]
và Klenerman Leslie [2] “chỉ đònh học đường” cho trẻ em đang tuổi đi học ngày
càng được mở rộng không chỉ ở Pháp mà còn có xu hướng ở các nước khác do tiết
kiệm được ngày điều trò, không phải bó bột, bệnh nhân có thể đến trường ở tuần
đầu sau gãy. “Chỉ đònh xã hội” là một yếu tố cũng phải được tính đến trong thời
đại hiện nay. Đó là những trường hợp gia đình bệnh nhân đòi hỏi có những kết quả
nắn xương tối ưu. Trên thực tế hiện nay, đã không ít trường hợp bệnh nhân và gia
đình tự bỏ viện này tìm đến viện khác nhằm muốn có kết quả giải phẫu hoàn hảo
hơn mặc dù thầy thuốc đã cố công giải thích và bảo vệ những kết quả có thể chấp
nhận được của điều trò bảo tồn. Đinh Metaizeau có thể thoả mãn những đòi hỏi
này mà không thái quá những khía cạnh về chuyên môn y tế.
- Kết xương ở người lớn bằng đinh Metaizeau là điều khó chấp nhận lúc đầu. Tuy
nhiên một số tình huống đã đưa chúng tôi áp dụng: gãy hở, mất rộng phần mềm,
gãy gần đầu xương, khi mà phần mềm không cho phép đặt các phương tiện kết
xương bên trong như nẹp, vis, đinh Kuntscher, hoặc khi phần xương còn quá ít
không “đủ đất” để kết xương, trong khi điều trò bảo tồn hạn chế thì đinh
Metaizeau là lựa chọn cuối cùng hiện nay và thực tế đã chứng minh cho nhưng ưu
việt trong các trường hợp này.
- Kết xương trong một số thương tổn bệnh lý: gãy xương do nang xương, hoặc đề
phòng gãy xương do nang xương bằng xuyên đinh Metaizeau và dùng đinh này để
phá tổ chức nang đã cho những kết quả tốt mà không cần phải ghép xương, không
phải rạch và bộc lộ nang trực tiếp, vẫn bảo đảm điều trò xương và bảo đảm thẩm
Hội nghò thường niên lần XI 25 – 26/06/2004
7
mỹ. Đây là kỹ thuật cận được áp dụng điều trò cho những nang xương lành tính,
thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành do những ưu việt nêu trên.
Về kết quả:
- Về giải phẫu, những tháng đầu theo dõi cal xương thường to hơn. Theo J.P
Metaizeau [2], đó là biểu hiện của sự tạo xương mạnh do những vi cử động (mini
movement) của xương do tính đàn hồi của đinh, có tác dụng kích thích tạo cal. Đây
là một ưu việt nữa mà các loại kết xương vững chắc (như nẹp vis) không có được.
Mặt khác theo dõi lâu dài một số bệnh nhân cho thấy cal to lúc đầu sẽ nhỏ dần để
lấy lại hình thể và cấu trúc bình thường.
- Kết quả lâm sàng minh chứng cho các lựa chọn chỉ đònh trên là hợp lý: với những
trường hợp gãy đầu xương khi mà phần xương rất ít không thể bắt vis hoặc chốt
thì đinh Metaizeau vẫn phát huy tác dụng nhờ cấu tạo hình móc của đầu đinh vẫn
có thế kết xương theo kiểu ghá, ghép, hoặc đònh vò giữ thẳng trục xương
(osteosynthese de contention) tạo điều kiện thuận lợi cho săn sóc tại chỗ, thực
hiện thủ thuật bổ sung như ghép da, tạo vạt và vận động sớm các khớp. Nhiễm
trùng do phẫu thuật hoặc do phương tiện kết xương là điều đáng sợ trong CTCH thì
chúng tôi chưa gặp trường hợp nào kể cả những trường hợp gãy hở, mất rộng phần
mềm nhờ cắt lọc kỹ vết thương và điều trò kháng sinh hợp lý đặc biệt là kháng sinh
dự phòng.
- Về các biến chứng: 02 trường hợp: 01 bệnh nhân nhi 8 tuổi gãy 1/3 dưới đùi do
bệnh lý xương kính. Nguyên nhân xương gãy rất đơn giản do co cơ vùng đùi trong
khi bệnh nhân bò sốt cao co giật. Bệnh nhân được kết xương bằng 2 đinh
Metaizeau mà đường vào từ 1/3 trên đùi xuống, vẫn thường áp dụng cho nhiều
trường hợp. Sau 1 tháng, chính điểm vào của đinh lại bò gãy do một đợt co giật
khác. Kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra là trong những trường hợp này nên xuyên
đinh từ mấu chuyển lớn xuống để tránh tạo điểm yếu cho xương. Trường hợp khác
có triệu chứng thần kinh hông khoeo ngoài nguyên nhân do chân bò kéo căng ở vò
trí băng cố đònh chân vào bàn chỉnh hình. Biến chứng này từ đó được đề phòng
bằng cách dùng giày cố đònh đề giàn đều lực kéo lên cổ và bàn chân.
Một số ưu điểm của phương pháp: đây là phương pháp đang được lựa chọn trong kết
xương trẻ em vì các lý do: thủ thuật đơn giản, không mở ổ gãy, không ảnh hưởng sụn
tiếp, bảo đảm thẩm mỹ vì đường rạch da nhỏ (thường là 01 cm). Phương pháp còn ưu
việt vì không gây mất máu, thời gian mổ ngắn, ngày điều trò ngắn (thường là 03 – 05
ngày). Phương pháp này còn ưu việt ở chỗ bệnh nhân được tập phục hồi chức năng
sớm, nhờ đó mà các cháu được trở lại trường lớp sớm. Khi cần tháo bỏ đinh đơn giản
và nhẹ nhàng.
KẾT LUẬN
Qua kết quả điều trò của 128 bệnh nhân nêu trên (liền xương 90/90 BN, 100%, cơ năng
tốt (85/90 BN, 94,4%) cho thấy rằng đinh Metaizeau thực sự đã trở thành một phương pháp,
một phương tiện ngày càng được áp dụng trong điều trò chấn thương chỉnh hình.
Đối với gãy xương dài trẻ em, khi cần kết xương thì xuyên đinh đàn hồi nội tuỷ theo
phương pháp Metaizeau thường được lựa chọn vì: đơn giản, không mở ổ gãy, bảo đảm thẩm
mỹ, không ảnh hưởng sụn tiếp, dễ liền xương, ngày điều trò ngắn, phục hồi chức năng sớm, bỏ
phương tiện kết xương dễ. Ngoài ra phương tiện kết xương có thể sản xuất được tại chỗ, giá
thành rẻ.
Hội Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh
8
Tuy nhiên đinh Metaizeau không chỉ dừng ở việc áp dụng điều trò gãy xương trẻ em
mà những chỉ đònh khác cũng đang ngày càng đường xem xét áp dụng: gãy xương người lớn
trong những trường hợp mà các phương pháp khác không có khả năng áp dụng, gãy xương
bệnh lý, gãy nhiều xương, gãy hở mất rộng phần mềm, phần xương còn để kết xương hạn
chế Đây chính là những ưu điểm của kỹ thuật của vật liệu kết xương bằng đinh Metaizeau
mà ít thấy các y văn nói đến nhưng ý nghóa và kết quả lâm sàng thật to lớn.
Hạn chế của phương pháp là ở chỗ phải có màn tăng sáng và bàn chỉnh hình cùng với
kinh nghiệm của kíp phẫu thuật. Tuy nhiên, thế kỷ XXI với nền kinh tế ngày càng phát triển
và trình độ y học ngày càng tiến bộ thì chắc chắn sẽ khắc phục được những hạn chế và phát
huy những ưu việt của kỹ thuật kết xương này ở các bệnh khoa chấn thương chỉnh hình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M.A. Jafar: Fractures and dislocations, Sushree Printer, Dhaka-1100. Bangladesh,
pp 216 – 223.
2. Klenerman Leslie: The evolution of orthopaedic surgery, British library cataloguing in
publication data, 1998 pp 229 – 236.
3. J.P. Metaizeau: Traitement des fractures diaphysaires de l' enfance par embrochage
centro-medullaire élastique stable. Cahiers d'enseignement de la SOFCOT:
Enclouage centro-médullaire des os long, pp 67 – 81.
4. Pierre Chrestia: Guide illustre des fractures des membres de l'enfant. Maloine S.A
Editeur, 1987 pp 198 – 201.
5. Ronald Mc Rae: Pratical fracture treatment, Churchill livingstone, third editon 1994,
pp 273 – 285.
6. Phạm Kim Thiên Long: Điều trò gãy thân xương đùi trẻ em bằng đinh nội tuỷ Rush dưới
màn tăng sáng, Thời sự Y Dược học, 6 – 2000, tr. 119 – 120.