Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.56 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN THU THỊ ÁNH TUYẾT

TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONGKỊCH
KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN
CỦA LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

1
1


Thừa Thiên Huế -02/2022

2
2


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN THU THỊ ÁNH TUYẾT

TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG KỊCH
KHAI THÁC TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN
CỦA LƯU QUANG VŨ


Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 8220120

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN THUẤN

Thừa Thiên Huế -02/2022
3


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan:
- Luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tơi;
- Những số liệu và tài liệu được trích dẫn trong đây là hoàn toàn trung thực;
- Kết quả nghiên cứu này hồn tồn khơng trùng với bất kì cơng trình nào đã
cơng bố trước đó.
Tơi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Thừa Thiên Huế, ngày… tháng … năm …
Tác giả luận văn

Đoàn Thu Thị Ánh Tuyết

4


LỜI CẢM ƠN


Trước hết, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS
Nguyễn Văn Thuấn - người thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là
quý thầy cô trong Tổ bộ mơn Lí luận văn học – Trường Đại học Sư phạm Huế, thầy
Nguyễn Văn Hùng -Trường Đại học Khoa học Huế. Chính sự chỉ bảo, góp ý tỉ mỉ
cùng những nguồn tài liệu quý giá mà quý thầy cô cung cấp đã hỗ trợ cho tơi rất
nhiều trong q trình học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TrườngTHPT Lê Hồng Phong – Tây Hịa, Phú
n, q thầy cơ, đồng nghiệp trong tổ Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ tôi trong thời gian tôi được cơ quan cử đi học Cao học. Nhờ đó, tơi mới có thể
hồn thành luận văn đúng thời hạn.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người thân, bạn bè
đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Thừa Thiên Huế, ngày… tháng… năm …
Tác giả luận văn

Đoàn Thu Thị Ánh Tuyết

5


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA....................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................iii

6



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

7

ĐHSP

: Đại học Sư phạm

NNƯT

: Nghệ nhân ưu tú

NSND

: Nghệ sĩ nhân dân

NSƯT

: Nghệ sĩ ưu tú

NXB

: Nhà xuất bản

PGS


: Phó giáo sư

TS

: Tiến sĩ

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1.Kịch (kịch bản văn học) là một loại hình văn học đặc biệt vừa thuộc về
nghệ thuật ngôn từ, vừa là một bộ phận của nghệ thuật sân khấu.
Khơngnhữngthế,xétvềđặcđiểmloạihình,cảHegel và Bielinski đều khẳng định rằng,
kịch là sự tổng hợp cả hai phương thứctựsựvà trữ tình nhưng khơng phải là sự cộng
gộp giản đơn của các yếu tố tự sự và trữtình. Ở Việt Nam, kịch là loại hình có số
phận khá đặc biệt so với trữ tình (thơ) và tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết), ở chỗ nó
là loại hình “nhập ngoại” hồn tồn, mang màu sắc Âu Tây nhất, khơng có trong
truyền thống văn học của nước ta trước đó (dù các tình huống mang tính kịch cũng
đã xuất hiện trong các vở tuồng, chèo của sân khấu truyền thống từ trước thế kỉ
XX), trong khi trữ tình và tự sự là những loại hình có lịch sử hàng nghìn năm. Do
đó, trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu văn học một cách quy mơ và tồn diện,
kịch bao giờ cũng được giới thiệu như một thể loại trẻ nhất của nền văn học quốc

ngữ. Nghiên cứu về kịch, vì thế, có khả năng góp phần làm tường minh các vấn đề
về đặc trưng loại hình, thể loại dưới nhiều góc độ khác
nhau:cảvănhọcvàsânkhấu,cảtựsựlẫntrữtình,cảtruyềnthốnglẫnhiệnđại... Và dù khó
khăn, phức tạp nhưng hướng nghiên cứu trên hứa hẹn sẽ đem đến những đóng góp
nhất định nếu được tiến hành một cách nghiêm cẩn.
1.2. Là một nhà thơ, nhà văn khá thành danh trước khi “bén duyên” và tạo
được những thành công để đời với kịch, Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) ngay khi vừa
xuất hiện đã tạo thành một “hiện tượng” trên sâu khấu kịch nói thời bấy giờ, và
đếnnay, dù đã đi xa chúng ta hơn ba mươi năm, sức ảnh hưởng của ông vẫn bao
trùm sân khấu kịch đương đại qua sự thành công của các vở diễn liên tiếp được
phục dựng lại những năm gần đây. Tính đến nay, đã có khơng ít cơng trình nghiên
cứu, phê bình về các sáng tác thơ, văn, kịch nghệ của Lưu Quang Vũ, nhưng với gia
tài vô giá mà ông để lại, đặc biệt là với hơn năm mươi vở kịch đã góp phần hình
thành nên diện mạo mới của nền kịch nghệ nước ta thì việc tìm hiểu thấu đáo
chúngvẫn hứa hẹn đem đến những phát hiện mới. Vì thế, nghiên cứu kịch của Lưu
Quang Vũ, theo chúng tôi, chưa bao giờ mất đi tính “thời sự”.
1.3.Lưu QuangVũ là một trong hai tác giả kịch Việt Nam (cùng với ơng cịn có
Nguyễn Huy Tưởng) có tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở cả hai cấp học: THCS,
lớp 9 – một trích đoạn từ vở Tôi và chúng ta và THPT, lớp 12 – một trích đoạn từ
8


vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Điều này cho thấy tính chất tiêu biểu, đại diện của
ơng cho nền văn học kịch nước nhà. Đồng thời cũng khẳng định ý nghĩa tác động
mà những vở kịch này có thể mang lại cho quá trình hình thành và phát triển nhân
cách của thế hệ trẻ theo những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp tồn tại từ bao đời của dân
tộc. Hơn nữa, thực tế chương trình Ngữ văn những năm trở lại đây (từ năm 2016)
ngày càng chú trọng hơn vào việc tích hợp kiến thức liên mơn, liên ngành. Vì thế,
việc nghiên cứu những sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ nói chung và kịch khai
thác tích truyện dân gian nói riêng từ lý thuyết liên văn bản là một việc làm có ý

nghĩa hết sức thiết thực trong việc góp phầnnâng cao năng lực đọc hiểu cho các em
học sinh.
1.4. Lưu Quang Vũ là một tác giả không mới nhưng tính liên văn bản là một lý
thuyết khá mới ở Việt Nam. Vì thế, việc vận dụng lý thuyết này vào việc nghiên cứu
kịch Lưu Quang Vũ vừa là một thách thức nhưng cũng mở ra cho chúng tơi khơng ít
cơ hội. Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy những nghiên cứu về kịch nói chung và
kịch Lưu Quang Vũ nói riêng xưa nay thường tập trung phát hiện và khẳng định
những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trong bản thân nội tại của chính nó trên
hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Đặt vấn đề
nghiêncứuTính liên văn bản trong kịch khai thác tích truyện dân gian của Lưu
Quang Vũ, chúng tơi muốn thể nghiệm một hướng tiếp cận mới nhằm mục đích kết
nối những nhân tố nguồn cội ảnh hưởng đến cảm hứng sáng tác của tác giả. Đồng
thời khẳng định, tơn vinh những đóng góp mới mẻ mang đậm tính thời sự mà người
nghệ sĩ chân chính, tài hoa nhưng mệnh bạc ấy đã gửi tặng cuộc đời. Đó cũng là
cách để độc giả/khán giả hôm nay “đối thoại” với một hiện tượng văn hóa độc đáo
với khát khao tìm kiếm những đồng vọng đa chiều.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ
Đại hội Đảng VI (12/1986) là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự “đổi mới” về lập
trường tư tưởng, chính trị, văn hóa và đời sống xã hội Việt Nam. Đời sống văn nghệ,
ở tất cả các khâu từ sáng tác, truyền bá đến nghiên cứu, tiếp nhận... cũng tích cực
chuyển mình. Trong khơng khí đổi mới, cởi mở và tự do hơn, những nhận định về
một “hiện tượng” nổi bật như Lưu Quang Vũ cũng có nhiều thay đổi phức tạp. Đây là
lí do chúng tơi chọn mốc 1986 để phân chia khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu kịch của
LưuQuang Vũ, dẫu biết rằng, sự phân chia như vậy khơng thể tránh khỏi tính tương
đối, bởi lẽ, những dấu hiệu về sự đổi mới đã manh nha từ vài năm trước đó.
9


2.1.1. Nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ trước năm1986

Sau thành công đầu tiên trên sân khấu kịch với vở kịch lịch sử viết lại Sống
mãi tuổi mười bảy (viết chung với đạo diễn Phạm Thị Thành, công diễn và đạt Huy
chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1980) người ta bắt đầu biết đến
một “kịch sĩ” Lưu Quang Vũ, bên cạnh một thi sĩ và văn sĩ trước đó. Từ sự khởi đầu
rất thuận lợi ấy, Lưu Quang Vũ chuyển mạnh sang địa hạt kịch. Trong những năm
sau đó, các kịch bản của ơng liên tiếp ra đời và nhiều vở trong số đó nhanh chóng
trở nên nổi tiếng khắp cả nước. Giới lí luận, phê bình cũng chú ý đến kịch của ông
nhiều hơn sau mỗi đóng góp như thế, tuy cịn nhiều dèdặt.
Năm 1981, tác giả Hồng Việt viết “Mùa hạ cuối cùng trách nhiệm và niềm tin
với tuổi trẻ” [57]. Năm 1982, Vũ Đình Phịng với bài viết “Cái được và chưa được
của Cơ gái đội mũ nồi xám”[28] trong khi chỉ ra ưu điểm lớn nhất của vở kịch là
“đã nói về vấn đề ngày hôm nay, đã đề cập đến một số vấn đề có thực: băn khoăn
của lớp trẻ nên sống thế nào để đạt tới hạnh phúc chân chính”, tác giả cũng thắng
thắn nêu ra hạn chế của vở kịch ở chỗ “giá trị hiện thực cịn ítỏi”. Những bài viết
về các vở diễn sau đó của Lưu Quang Vũ thường chỉ say sưa trong việc giới thiệu
một nhà viết kịch mới với một vài phát hiện trong mỗi vở cụ thể (Chẳng hạn: Vũ
Đình Phịng viết “Nàng Sita”[29];Nguyễn Văn Niêm viết “Ơng vua hóa hổ là ơng
vua nào”[26]...).
Càng gần tới Đại hội VI, khơng khí đổi mới trở nên riết róng hơn, những bài
viết về kịch Lưu Quang Vũ cũng nói đúng, nói trúng hơn. Năm 1985, tác giả
Nguyễn Thị Minh Thái gây ấn tượng mạnh với độc giả bằng hai bài phân tích về hai
vở kịch của Lưu Quang Vũ lần lượt là “Nguồn sáng trong đời, một vở diễn đẹp giản
dị”[32] và “Người trong cõi nhớ”[33]. Trong đó, ngịi bút nghiên cứu của bà tỏ ra
đặc biệt sắc sảo ở bài viết thứ nhất với những khẳng định: “Vở kịch Nguồn sáng
trong đờinghiêng hẳn về khẳng định cái tốt đẹp, caothượng trong tâm hồn con
người mới hôm nay, như một bản tụng ca về ánh sáng”. Cũng trong năm này còn
cần kể thêm bài viết của tác giả Vũ Quang Vinh với tựa “Tôi và chúng ta hay sự
khẳng định con người mới”[57]. Trong đó, tác giả khẳng định vở kịch “đã xới lên
được những điều mà mọi người đang quan tâm, chờ đợi..., nhắm vào một mục đích
cao cả và trọng đại của văn học nghệ thuật: đó là sự đấu tranh để khẳng định

hìnhtượng về những con người mới xã hội chủ nghĩa”.
2.1.2. Nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ từ năm 1986 đếnnay
Sau Đại hội Đảng VI (12/1986), kịch Lưu Quang Vũ vốn trước đó chỉ được
công diễn và tiếp nhận dè dặt nay trở thành cánh chim báo bão, thành chủ âm trong
10


bản giao hưởng đổi mới của văn học nghệ thuật, phản ánh kịp thời và trung thành
những biến chuyển của thời đại. Sân khấu Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam Ninh cùng
nhiều tỉnh thành trong cả nước luôn sáng đèn. Cứ nghe đến kịch của Lưu Quang Vũ
là người người, nhà nhà kéo đi xem chật kín rạp. Cái tên “Lưu Quang Vũ” đã trở
thành sự “bảo đảm” cho thành cơng của mỗi đêm diễn. Có những vở được cả chục
đồn tranh nhau dàn dựng, được cơng diễn liên tục nhiều tháng tại cùng một rạp,
mỗi ngày tới ba, bốn suất diễn mà vẫn cháy vé. Trước khơng khí tiếp nhận sơi nổi
ấy của cơng chúng, giới phân tích văn học nghệ thuật cũng hăng hái, xông xáo hơn
trong vai trị định hướng thẩm mỹ xã hội. Ngày càng có nhiều bài phân tích giá trị
kịch của Lưu QuangVũ.
Ngày 4/2/1988, Ban Lý luận phê bình, Ban Nghệ thuật biểu diễn và Hội nghệ
sĩ sân khấu Việt Nam đã tổ chức hẳn một Hội thảo về vở kịch Hồn Trương Ba, da
hàng thịt (Các ý kiến trong Hội thảo sau đó được tập hợp và đăng tải trên Tạp chí
Sân khấu số 9/1988). Đa số các ý kiến tại Hội thảo đều cho rằng vở kịch đã thể hiện
sự đấu tranh không khoan nhượng với cái ác và cái xấu (ý kiến của Dương Tường,
Nguyễn Đức Lộc, Dỗn Hồng Giang...), Nguyễn Đức Lộc khẳng định: “Vở kịch
đã đánh động vấn đề thời sự: không thể chắp vá tùy tiện một cách sai lầm, càng sửa
chữa kiểu đó càng sai, càngkhổ”.
Năm 1988, vài tháng sau tai nạn thảm khốc cướp đi Lưu Quang Vũ, Xuân
Quỳnh cùng con trai, với tình cảm của những người bạn, người đồng nghiệp gần gũi
dành cho người đã khuất, hai tác giả Vũ Hà và Ngô Thảo đã cho ra đời tác phẩm
Lưu Quang Vũ - một tài năng, một đời người, tập hợp những lời ai điếu, thể hiện
tình cảm xót thương, trân trọng của bạn bè văn nghệ sĩ dành cho người nghệ sĩ tài

hoa bạc mệnh trong tang lễ của ông[13;tr.8]. Nguyên Ngọc khẳng định những đóng
góp của Lưu Quang Vũ là “một sự đóng góp hiếm có cho văn học, cho sân khấu
đương đại chúng ta”[13;tr.9]. Nhà thơ Phạm Tiến Duật nhớ về tài năng lớn Lưu
Quang Vũ: “Nếu không chỉ dừng lại ở các chi tiết, khóc cười qua các tình tiết, cứ
lắng lại mà ngẫm, thì thấy vở nào cũng có cái tâm lớn lao, cái thương người dồn
nén sau những câu chữ” [13;tr.25]. Là người bạn am hiểu về con người cùng tác
phẩm của tác giả họ Lưu, đồng thời là nhà phân tích nghệ thuật sân khấu chuyên
nghiệp và sâu sắc, Ngơ Thảo có căn cứ để khẳng định rằng: “Bóng rợp của tài năng
Lưu Quang Vũ đã trùm lên che mát cho cả một vùng sân khấu rộng lớn trải theo
chiều dài đất nước trong một thập niên”[13; tr.53], “Sự xuất hiện rực rỡ của một tài
năng mới thực sự đã gây được sự chú ý trong dư luận. Điều đáng quý nhất là, trong
khi sân khấu cả nước do nhu cầu kiếm sống đã để cho những vở dã sử, ngoại sử,
11


tích nước ngồi tràn ngập, thì hàng loạt vở đề tài hiện đại của Vũ được chuyển thể
qua nhiều loại hình đã tạo nên mộtđối trọng cần thiết”[13;tr.59].
Năm 1989, nhà nghiên cứu sân khấu Tất Thắng trong khi điểm lại “Những nét
nổi bật trên sân khấu 1988”đã dành nhiều dòng trang trọng để khẳng định những
đóng góp của kịch Lưu Quang Vũ và đánh giá cao tính dân chủ trong kịch của ông.
Từ việc xác định “giá trị cơ bản” của kịch Lưu Quang Vũ là ở tính dân chủ, Tất
Thắng lí giải việc độc giả, khán giả thích xem kịch Lưu Quang Vũ khơng phải bởi
ơngđã dùngnhữngthủphápcâukháchmangnặngtínhhìnhthứcchủnghĩa,màchủ yếu vì
trong các vở kịch của mình “anh đã đứng về phía nhân dân mà nói lên nguyện vọng
sống cịn nhất của họ”, đó là “nguyện vọng dânchủ”[39].Đáng kể nhất trong năm
này là bài viết “Kịch Lưu Quang Vũ – những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người"của
nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng” [50]. Ngay từ tiêu đề bài báo, tác giả đã khẳng
định những giá trị nội dung và tư tưởng chủ đạo toát lên từ các vở kịch của Lưu
Quang Vũ. Không phải người nghiên cứu sớm nhất về kịch Lưu Quang Vũ nhưng
có thể khẳng định Phan Trọng Thưởng là người nghiên cứu một cách có hệ thống

nhất về tác gia văn học này cùng với nhiều văn nghệ sĩ thời đó. Trong cơng trình
khá quy mơTác giả kịch Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng đã tổng kết
rất xác đáng rằng: “Cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về
con người, về cái đẹp, cái thiện... Khát vọng chính của anh là khát vọng hoàn thiện
cuộc sống, hoàn thiện con người. Cho nên vượt qua cả những đề tài có tính thời sự,
kịch của anh hướng tới những giá trị nhân đạo bền vững, lâudài” [51; tr.61].
Năm 2001 đánh dấu sự ra đời của cơng trình cơng phu nhất, tập hợp nhiều bài
phân tích, đánh giá về Lưu Quang Vũ nhất: Lưu Quang Vũ – tài năng và lao động
nghệ thuật. Tác giả cơng trình - PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã dày công sưu tầm
những bài nghiên cứu về tất cả các lĩnh vực sáng tác đa dạng của người anh tài hoa
bạc mệnh từ sau ngày ông mất. Cuốn sách tập hợp bốn mươi bài viết về Lưu Quang
Vũ trong đó có mười bài bàn trực tiếp đến kịch, ghi lại những phân tích khi thì khái
qt, khi thì cụ thể về một vở kịch, bên cạnh những phân tích về thơ và những kỉ
niệm về ơng trong lịng bạn bè văn nghệ sĩ. Cụthể: Tác giả Huỳnh Như Phương
trong bài Những vần thơ thấm đẫm băn khoăn nhận xét rằng: “Từ những bài thơ
nặng trữu ưu tư và tâm sự cá nhân, Lưu Quang Vũ đã đi đến những kịch bản kết
hợp hài hòa giữa xung đột xã hội và xung đột nội tâm, giữa nghệ thuật tái hiện các
quá trình lưu chuyển của đời sống với nghệ thuật thể hiện các trạng thái của
tínhcách”[43;tr.108]; Cùng với việc chứng minhVăn xuôi Lưu Quang Vũ – cầu nối
giữa thơ và kịch, nhà nghiên cứu Phong Lê nhất trí xem vốn sống là yếu tố cơ bản,
12


hàng đầu của sự thành đạt trong văn chương nói chung và trong trường hợp Lưu
Quang Vũ nói riêng. Trong khi khẳng định có một Kịch pháp Lưu Quang Vũ, Phan
Ngọc đồng thời khẳng định rằng: “Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ
này (thế kỉ XX) của Việt Nam, là một nhà văn hóa”[43;tr.149];Học giả người Pháp
Christian Hoche đã gọi Lưu Quang Vũ là “Molie củaViệt Nam” và khái quát chủ đề
tư tưởng các vở kịch của Lưu Quang Vũ ở “những tệ nạn xã hội mà anh tố cáo với
một niềm tin hồ hởi dữ dội, một sự khinh bỉ mạnh mẽ”, trong đó, chủ đề ưa chuộng

nhất là “chủ nghĩa quan liêu đến nghẹt thở, nạn tham nhũng, chủ nghĩa ô dù, sự yếu
kém năng lực của cán bộ” [43;tr.162];Nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ, ở một
hướng tiếp cận khác, trong khi bàn về Sự khai thác mô tip dân gian trong kịch Lưu
Quang Vũ qua ba vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt;Lời nói dối cuối cùng và Ơng
vua hóa hổ đã khơng quên khẳng định vai trò của kịch gia họ Lưu trong việc “làm
thay đổi tư duy của người biểu diễn cũng như của cơng chúng u sân khấu”. Với
vai trị là một trong những “người đi trước” của phong trào đổi mới văn hóa văn
nghệ những năm 80 của thế kỷ trước, Lưu Quang Vũ đã “dùng ngòi bút của mình
góp phần đem lại những điều tốt đẹp cho con người và xã hội” [43;tr.164], “Kịch là
nơi Lưu Quang Vũ có thể bộc lộ trực tiếp hơn những khám phá và nhận thức của
anh, là nơi anh có thể đóng góp tích cực hơn cho đờisống”[43;tr.165];Cùng đánh giá
cao tính thời sự trong kịch Lưu Quang Vũ là điểm gặp gỡ, tương đồng của tác giả
Ngơ
Sơn
trong
bàiNhững
lời
tâm
huyếtvà
Dỗn
Châu
vớibàiviếtNiềmbíẩncủasángtạovàsựchết; Là một chun gia về kịch, nhà nghiên
cứu Tất Thắng trong bài viếtAnh đã là “người trong cõi nhớ”đã dành những lời trân
trọng nhất để xác lập vị trí của Lưu Quang Vũ trong nền kịch nghệ nước ta thời
điểm đó, theo ơng “Sự có mặt của Vũ đã làm lu mờ đi,thậm chí vơi hẳn đi cả một
thế hệ tác giả từng ngự trị sân khấu suốt một thời”[43;tr.257].
Cũng vào năm 2001, trong công trình Những vấn đề lý luận và lịch sử văn
học, nhà nghiên cứu Tơn Thảo Miên đã có những tổng kết giá trị về kịch Lưu
Quang Vũ: “Là một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, Lưu Quang Vũ nhanh chóng bao
quát được sự biến đổi của hiện thực trên cả bề rộng và chiều sâu của nó. Hầu hết

những vở cịn lại ấn tượng sâu đậm trong lịng cơng chúng là những vở động chạm
đến vấn đề vừa nóng bỏng chất thời sự vừa chứa đựng chiều sâu triết lý, mang ý
nghĩa lâu dài, không bao giờ trở thành xưacũ” [9;tr.712].
Năm 2004, bài viết “Lưu Quang Vũ với nền văn học kịch Việt Nam”là một
tổngkếtgiátrịkháccủatácgiảLưuKhánhThơ,thểhiệnsựcơngphuvàmộtsựam tường đặc
biệt với tồn bộ sáng tác của Lưu Quang Vũ cũng như sân khấu kịch cùng thời. “Nội
13


dung phản ánh đa dạng, nhiều vẻ của hiện thực cuộc sống”; “triết lý nhân sinh về lẽ
sống, lẽ làm người”; vai trò tiên phong của Lưu Quang Vũ trong phong trào đổi mới
văn hóa nghệ thuật, dùng ngịi bút tấn công vào những mặt xấu của xã hội và đề xuất
những giải pháp thay đổi hiện trạng đó... là những khẳng định thuyết phục của người
viết, đồng thời cũng là những gợi mở cần thiết cho những người nghiên cứu sau:
“Ngịi bút của anh đã xơng vào hầu hết mọi ngõ ngách của cuộc sống cũng như tâm
hồn con người. Anh khơng hạn chế mình trong bất cứ loại đề tài nào bởi ở đâu anh
cũng phát hiện ra vấn đề để bàn luận, traođổi”[44;tr.72-78].
Bài viết của nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu năm 2006 với tiêu đề “Lưu Quang
Vũ và chặng đường kịch Việt Nam cuối thế kỉ XX”thêm một lần nữa góp phần xác
lập vị trí của Lưu Quang Vũ trong làng kịch nghệ nước ta. Bên cạnh việc khẳng
định kịch của Lưu Quang Vũ “là tiếng nói dõng dạc cất lên địi đổi mới, địi quyền
sống và “quyền được hạnh phúc”, “đòi trừng trị cái ác, cái phi nhân đang hủy hoại
đời sống con người”, tác giả Lý Hồi Thu phân tích nhiều về cốt truyện kịch, nhân
vật kịch, đặc biệt là về xung đột kịch: “vượt qua tính thời sự - một phẩm chất khơng
thể thiếu của sân khấu đương thời, kịch Lưu Quang Vũ cịn thể hiện khát vọng sáng
tạo lớn hơn, đó là sự hướng tới những xung đột mang ý nghĩa nhân bản chung cho
mọi thời đại”[45;tr.87-97]. Đi từ những xung đột cụ thể của một cá nhân, một gia
đình, một thời đang sống... kịch Lưu Quang Vũ đã chạm được tới những vấn đề có
ý nghĩa lớn lao của đời sống mn người, mnđời.
Đáng chú ý, đã có một số Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ nghiên cứu về

kịch Lưu Quang Vũ và đạt được những thành công bướcđầu:Luận án Tiến sĩ Nghệ
thuật học chuyên ngành Lý luận – Phê bình sân khấu về Kịch Lưu Quang Vũcủa Lê
Thị Hồi Phương[30]là cơng trình cơng phu đầu tiên nghiên cứumột cách khá toàn
diện về kịch của Lưu Quang Vũ. Bên cạnh việc khẳng định vai trò của Lưu Quang
Vũ trong tiến trình phát triển của lịch sử sân khấu Việt Nam nói chung và lịch sử
kịch nói nói riêng, tác giả còn đưa ra một số kết luận về sự phong phú của hệ
đềtàivà hệ chủđềcùngmộtsố phươngdiệnvềthiphápkịch củng. Sau đó vài năm, đến
năm 2003, Luận văn Đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ của Vũ Thị Thanh Hoài tập
trung làm nổi bật tài năng của Lưu Quang Vũ trên ba phương diện nghệ thuật gồm:
xung đột, nhân vật và ngôn ngữkịch[19].Năm 2006, Luận văn Kịch Lưu Quang Vũ
với những vấn đề của thời kì đổi mới của học viên Lê Thị Thảo [37] góp thêm nhiều
phát hiện có giá trị về “hiện tượng Lưu Quang Vũ”, tính vấn đề và một số đặc sắc
nghệ thuật trong kịch Lưu QuangVũ.Năm 2008, dựa trên cứ liệu là 15vở kịch thành
công nhất của Lưu Quang Vũ, với kinh nghiệm của một người làm sân khấu từ thời
14


Lưu Quang Vũ còn sống, nghiên cứu sinh Phan Trọng Thành đã thực hiện và bảo vệ
thành công Luận án Những giá trị nội dung xã hội và nghệ thuật trong kịch Lưu
Quang Vũ [35]. Năm 2010, cũng chọn cách tiếp cận kịch Lưu Quang Vũ tương tự
của Phan Trọng Thành, nghiên cứu sinh Lê Hương Giang bảo vệ thành công Luận
án Giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ [11]. Năm 2017, nghiên
cứu sinh Trần Thị Lan Anh đã bảo vệ Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Việt
Nam với đề tài Ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch Lưu Quang Vũ [1]. Gần đây nhất,
năm 2018, nghiên cứu sinh Bùi Hải Yến đã bảo vệ Luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Lý luận văn học với đề tài Kịch Lưu Quang Vũ – một loại hình dụ ngơn văn học
[60]với phạm vi khảo sát là hơn 30vở kịch xuất sắc nhất của nhà viết kịch Lưu
Quang Vũ.
Tựu trung lại, đến nay đã có khá nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu về sự
nghiệp sáng tác, đặc biệt là mảng kịch của Lưu Quang Vũ, có thể khái quát lại thành

các nhóm vấn đề sau:
- Tiếp cận theo hướng Thi pháp học, một số luận văn và bài báo đã phân tích
thế giới nghệ thuật kịch, thế giới nhân vật... trong kịch Lưu Quang Vũ. Luận án của
Phan Trọng Thành và Lê Hương Giang là những minh chứng tiêubiểu.
- Tiếp cận theo hướng lịch sử văn học (văn học sử), một số bài nghiên cứu đã
xác định vị trí của Lưu Quang Vũ nói chung và kịch của ơng nói riêng trong nền
văn học và sân khấu nước nhà, khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn của ông
từ những năm 80 của thế kỷ trước đến mãi về sau.
- Tiếp cận theo hướng Ngôn ngữ học, một số luận văn ngành ngôn ngữ đã
tiến hành khảo sát vận động hội thoại, đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch của
Lưu Quang Vũ. Từ đó khẳng định nghệ thuật xây dựng ngơn ngữ nhân vật đã góp
phần quan trọng trong việc tạo nên những giá trị lâu bền của kịch Lưu QuangVũ.
Áp dụng lý thuyết Liên văn bản hay lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào
nghiên cứu các văn bản kịch của Lưu Quang Vũ cũng là một hướng nghiên cứu mới
được thể nghiệm gần đây và đem lại những phát hiện độc đáo.
2.2. Những gợi mở
Dù đã có khá nhiều bài viết nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ, chúng tơi nhận
thấy vẫn cịn nhiều khoảng trống, hứa hẹn đem lại những kiến giải mới, những phát
hiện độc đáo đối với kịch của người nghệ sĩ tài hoa này. Những khoảng trống ấy gợi
ra nhiều vấn đề trong nghiên cứu loại hình kịch, hiện tượng kịch hay tính liên văn
bản của kịch Lưu Quang Vũ. Chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu Tính liên văn
bản trong kịch khai thác tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũdựa theo những
15


căn cứ sau:
Thứ nhất, trước nay, khi nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ, hầu hết các tác giả
đều thừa nhận một mảng không nhỏ trong sự nghiệp kịch của ông có sự ảnh hưởng
từ cổ tíchdân gian, lịch sử, dã sử... Đây là những gợi ý quan trọng cho chúng tơi khi
đặt vấn đề tìm kiếm sâu hơn về tính liên văn bản trong tuyển tập kịch Nàng Sita của

Lưu Quang Vũ.
Thứ hai, nghiên cứu liên văn bảnlà hướng nghiên cứu đã khẳng định được vị
trí, sức sống trong nghiên cứu văn học trên thế giới và mới được giới thiệu vào Việt
Nam những năm gần đây (từ năm 2012). Nghiên cứu liên văn bản đặt văn bản (hậu
bản) trong mối tương quan phong phú với mọi văn bản (tiền bản) xung quanh nó.
Điều đó khơng chỉ giúp độc giả có cơ hội kết nối với tiền bản mà cịn có cơ hội nắm
bắt và cảm nhận được những nét độc đáo, mới lạ và mang đậm ý nghĩa thời sự của
hậu bản. Vì thế, có thể nói, việc áp dụng lý thuyết liên văn bảntrong luận văn này là
một hướng nghiên cứu mới và khả tín.
Thứ ba, liên văn bảnlà một thuật ngữ mới được dùng trong khoa học xã hội
nhân văn nói chung và trong nghiên cứu văn học nói riêng. Gần đây, bằng những nỗ
lực dịch thuật và một số ứng dụng nghiên cứu, hướng nghiên cứu liên văn bản đã
cho thấy những phát hiện mới.Nền tảng lý thuyếtliên văn bảnđược chúng tôi xem
xét và vận dụng vào luận văn là những lý thuyết về liên văn bảnđã được công nhận
rộng rãi trên thế giới gắn liền với tên tuổi của nhà nghiên cứulừng danh
G.GenetteQua phân tích, chúng tơi nhận thấy tính liên văn bản biểu hiện đậm nét
trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Thứ tư, đến thời điểm này số bài viết và cơng trình nghiên cứu về kịch Lưu
Quang Vũ đã khá đa dạng, công phutập trungtheo những tiêu chí nhất định như: đề
tài, chủ đề, thể loại..., thậm chí đã có cơng trình nghiên cứu theo hướng liên văn
bản. Tuy nhiên nghiên cứu theo hướng liên văn bản chưa khai thác sâu vào những
vở kịch khai thác tích truyện dân gian, lịch sử, dã sử của Lưu Quang Vũ.
Vì thế, luận văn Tính liên văn bản trong kịch khai thác tích truyện dân gian
của Lưu Quang Vũ đảm bảo tính khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu
trước đây và là một hướng nghiên cứu mở ra nhiều hứa hẹn, có thể góp phần mang
đến những kiến giải mớivề kịch Lưu Quang Vũ.

16



3. Đối tượng, phạmvi nghiêncứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khảo sát tuyển tập kịch Nàng Sita, Nhà
xuất bản Trẻ năm 2008, gồm 5 vở sau: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lời nói cuối
cùng, Linh hồn của đá, Ơng vua hóa hổ và Nàng Sita. Trong quá trình triển khai các
luận điểm, chúng tơi cũng sẽ tìm hiểu thêm một số vở kịchcủa các tác giả khác (nếu
cần thiết) để phục vụ mục đích nghiên cứu của luận văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát tuyển tập kịch Nàng Sita, từ lý
thuyết liên văn bản trên 2 bình diện: nội dung (chuyển vị ngữ dụng) và hình thức
(cải biến về lượng và chuyển đổi tình thái).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện thành cơng mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra của luận văn,
chúng tôi sử dụng linh hoạt một số phương pháp chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp tiếp cận liên văn bản
Phương pháp được sử dụng nhằm giải mã những chuyển vị về nội dung và
chuyển vị về hình thức của tuyển tập kịch Nàng Sita với các truyện dân gian, lịch
sử, dã sử.
4.2.Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp được vận dụng nhằm chỉ ra những đặc trưng về nội dung và
nghệ thuật từ góc nhìn liên văn bản một cách khoa học, logic và có hệ thống.
4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp được thực hiện nhằm so sánh, đối chiếu các vở kịch của Lưu
Quang Vũ trong tuyển tập kịch Nàng Sita với các truyện dân gian, lịch sử, dã sử để
chỉ ra những dữ kiện liên văn bản. Trên cơ sở đó, xác định mức độ liên văn bản
trực tiếp hay liên văn bản ngầm, thấy được sự tương đồng giữa các văn bản và nét
đặc trưng, sáng tạo của tác giả.
4.4. Phương pháp liên ngành
Ngoài ra, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cịn vận dụng một số lý thuyết
liên ngành như: Thi pháp học, Phân tâm học, Kí hiệu học, Văn hóa học, Xã hội

học… để tiếp cận và lý giải sâu hơn, khách quan hơn vấn đề được đặt ra trong luận
văn.

17


5. Đóng góp của đề tài
5.1. Về mặt lý luận
Luận văn khẳng định vai trò của lý thuyếtliên văn bảntrong việc nghiên cứu
tác phẩm văn chương. Đồng thời tiếp tục khẳng định sức sống và giá trị những sáng
tác khai thác từ tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ.
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn nghiên cứu những biểu hiện của tính liên văn bản trong tuyển tập
kịch Nàng Sita của Lưu Quang Vũ. Từ đó khẳng sự đóng góp của Lưu Quang Vũ
đối với nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và sân khấu kịch nước nhà thế kỉ
XX nói riêng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận
văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1.Hiện tượng viết lại trong văn học Việt Nam và kịchviết lạicủa
Lưu Quang Vũ
Chương 2.Chuyển vị ngữ dụng trong kịch khai thác tích truyện dân gian
của Lưu Quang Vũ
Chương 3.Cải biến về lượng và chuyển đổi tình thái trong kịch khai thác
tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ

18


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
HIỆN TƯỢNG VIẾT LẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ
KỊCHVIẾT LẠICỦA LƯU QUANG VŨ

1.1. Khái lược về lý thuyết liên văn bản và thủ pháp viết lại
1.1.1. Khái lược về lý thuyết liên văn bản
1.1.1.1. Đôi nét về lịch sử hình thành
Thuật ngữ liên văn bản đã lần đầu tiên được đề cập trong cơng trình Từ, đối
thoại và tiểu thuyết (1967) của Julia Kristeva. Tại đây, Kristeva đã đi vào phân tích
tư tưởng của nhà lý luận văn họcMikhail Bakhtin - người vận dụng và phát triển
một cách mới mẻ lý thuyết ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure trong việc tìm hiểu
văn học. Cùng với sự phát hiện bản chất đối thoại của ngôn ngữ, Bakhtin đã đề xuất
một hướng nhìn nhận phổ quát về việc thực hành ngôn từ. Kristeva ghi nhận điều
này, đi vào xem xét nó và định danh nên một bản chất của văn bản, vốn là kết quả
của hành động tư duy ngơn ngữ, đó là tính liên văn bản (tiếng Pháp: intertextualité).
Hai năm sau tiểu luận của Kristeva, Roland Barthes trong bài viết Cái chết
của tác giả - đã khai triển khái niệm liên văn bản một cách hệ thống và đầy đặn
hơn. Theo đó, ơng quan niệm mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản
khác, nhưng khơng nên hiểu tính liên văn bản này theo kiểu là văn bản có một
nguồn gốc nào đó, mọi sự tìm kiếm “cội nguồn” và “ảnh hưởng” là phù hợp với
huyền thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ
những trích dẫn vô danh, không nắm bắt được nhưng đồng thời lại đã từng được
đọc - những trích đoạn khơng để trong ngoặc kép. Văn bản, theo R.Barthes, không
phải là một tổ hợp ngôn ngữ tự trị,cố định, mà ngược lại, là không gian đa nguyên
chứa đựng vô số các văn bản đến từ vô số các hiểu biết, niềm tin, văn hóa khác
nhau. Tất cả chúng hịa trộn vào trong nhau, gối chồng ý tưởng vào nhau, và khơng
có một văn bản nào là hoàn toàn độc sáng hay là cội nguồn. Ý nghĩa của văn bản,
khơng chỉ có từ chính nó, mà cịn nằm ở khoảng giao thoa giữa các văn bản xung
quanh. Lý thuyết liên văn bản chú trọng các ảnh hưởng văn bản hóa ngoại tại, tất cả
các ngữ cảnh,bất luận là chính trị, lịch sử, xã hội, tâm lí, nghệ thuật đều có thể thành

19


quan hệ liên văn bản với văn bản văn học (tức là mối liên kết hữu cơ giữa văn bản
và các “văn bản” khác ngồi nó).
Thực chất, “ý thức liên văn bản”, “tính liên văn bản” đã tồn tại âm thầm trong
đời sống văn học xưa nay, trước khi được hệ thống hóa khái niệm. Nói cách khác,
liên văn bản như một ý thức sáng tạo (sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo đời sống của
con người) đã sẵn có như một thứ mã sinh tồn được cài đặt trong tâm thức nhân
loại. Nhìn chung, Lý thuyết Liên văn bản đã đụng chạm đến nhiều hệ thống lý
thuyết văn chương khác nhau, do vậy, có nội hàm phức tạp. Hiện nay, Lý thuyết
Liên văn bản có sức lan tỏa rất rộng, được sử dụng bởi các nhà Nữ quyền luận, Tân
lịch sử, Hậu thực dân luận và một số khuynh hướng phê bình Hậu hiện đại khác
nhằm khám phá các hiện tượng văn học, văn hố.
Nhìn chung, đến nay quan niệm về tính liên văn bản đều có ít nhiều sự khác
biệt giữa các nhà nghiên cứu, song về cơ bản có thể hiểu tính liên văn bản là một
khái niệm nhằm chỉ tất cả các mối quan hệ văn học. Với Bakhtin là tính đối thoại,
với Kristeva là sự chuyển vị, với Barther là tính đa bội, với Bloom là mối lo ảnh
hưởng, đọc nhầm… Nó nảy sinh trong bối cảnh tất cả những gì biệt lập, cơ lập, đơn
nhất đều bắt đầu bị tan rã; ý thức về tính liên hệ, quan hệ, đa ngun hình thành.
Với quan điểm như vậy, có thể hiểu rằng một văn bản văn học khơng phải là một
cấu trúc đóng kín, một thế giới biệt lập, càng không phải là một vũ trụ với hệ thống
các quy luật, nguyên tắc riêng biệt mà ngược lại mỗi văn bản luôn trong trạng thái
gắn kết với các văn bản văn học khác, các loại hình khác, với đời sống…
1.1.1.2. Sự tiếp nhận lý thuyết liên văn bản ở Việt Nam
Theo TS Nguyễn Văn Thuấn, tác giả Giáo trình Lý thuyết liên văn bản [48],
Hồng Trinh là người giới thiệu lý thuyết và nghiên cứu văn học liên văn bản đầu
tiên ở Việt Nam. Trong những thập niên 1970 - 1980, với những bài viết bàn về Ký
hiệu học có thể xem ơng là nhà Ký hiệu học đầu tiên của Việt Nam giới thiệu và
nghiên cứu văn học liên văn bản. Khi làm rõ khái niệm văn bản, ông đã viết như

sau: “Một văn bản bao giờ cũng kế thừa những văn bản có trước và bao giờ cũng
mang nhiều tiếng nói hội nhập vào nhau. Đó là tính liên văn bản của mọi văn bản”.
Ơng cũng giải thích thêm “một tác phẩm văn học mang dấu ấn của sự kế thừa và
của tính liên văn bản rất rõ ở nhiều chỗ tác phẩm trước đó đã được tác giả sau này
đọc, mơ phỏng tham khảo hoặc vận dụng”. Cơng trình thứ hai có nhắc đến thuật
ngữ liên văn bản khá sớm nữalà bài giới thiệu Bakhtin của Trần Đình Sử khi ơng
chuyển dịch và xuất bản cuốn Những vấn đề thi pháp Đốt- xtôi- épxki, 1993. Ở đây,
20


ông khẳng định vai trò đặc biệt của tác phẩm, giới thiệu những tư tưởng của
Bakhtin về thi pháp học, tính đối thoại, về tiểu thuyết đa thanh và có nhắc đến thuật
ngữ liên văn bản. Nhưng người chỉ rõ mối quan hệ giữa tính đối thoại và tính liên
văn bản, nghiên cứu văn học liên văn bản một cách nhuần nhị là Đỗ Đức Hiểu,
trước đó ơng từng cho rằng: “Tiểu thuyết, bản thân nó là đối thoại hết sức đa dạng
và phức hợp. Đa âm, hoặc liên văn bản (Intertextualite), bởi vì nó đối thoại với các
văn bản đồng thời, nó quan hệ với các văn bản khác, trước nó và sau nó, với các cấu
trúc xã hội, nghệ thuật và văn hóa”.
Theo TS Nguyễn Văn Thuấn, từ khoảng năm 2005 trở lại đây, đã bắt đầu xuất
hiện nhiều bài viết giới thiệu nghiên cứu, vận dụng chuyên sâu lý thuyết liên văn
bản trong nghiên cứu văn học nghệ thuật được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu
danh tiếng như Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Minh Quân, La Khắc Hoà, Thuỵ
Khuê, Nguyễn Nam… Trong số tác giả vận dụng lý thuyết Liên văn bản để nghiên
cứu các văn bản văn học đáng kể có Nguyễn Nam – ơng xem xét mối quan hệ giữa
văn bản Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ với các văn bản liên thuộc
trong lịch sử, cho thấy vai trò rất lớn của người đọc trong việc giải mã bản chất liên
văn bản của văn bản. Tiếp cận chi tiết “chỉ cái bóng dỗ con” trong văn bản Người
con gái Nam Xương, nhà nghiên cứu lưu ý hiện tượng cải tác, cải biên trong truyền
thống trứ tác phương Đông. Những hiện tượng như truyện cũ viết lại, cổ tích viết
lại đã hiện ra dưới ánh sáng của lý thuyết liên văn bản.

Cũng theo TS Nguyễn Văn Thuấn, nghiên cứu văn học liên văn bản lấy tính
liên văn bản làm tầm nhìn và phương pháp tiếp cận văn học. Nó được dẫn dắt, cổ vũ
bởi các bậc lão thành, được thực hành và đã có những thành tựu bước đầu. Trong
dòng chảy của văn học thế giới nói chung và Văn học Việt Nam nói riêng, lý thuyết
liên văn bản sẽ trở thành một lý thuyết rộng và được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, vận dụng. Tính liên văn bản khiến cho cảm giác về ranh giới giữa các khơng
gian thể loại trở nên nhịa mờ khi người đọc tiếp nhận văn bản: đó là một cánh cửa
rộng cho những cách tân, nếu không muốn nói là những đột phá đối với nền văn học
Việt Nam đương đại. Có thể gọi đâylà kiểu “cấu trúc đồng vọng” - nơi mà hiện
thực văn học đôi khi trở thành những đồng vọng của hiện thực, nơi không có thế
giới nào là xa lạ với nhà văn, nơi nhân vật là người tự tay gõ những cánh cửa liên
thông với các thế giới khác biệt, nơi văn bản văn học trở nên năng động, biến ảo
không cùng.
1.1.2. Khái lược về thủ phápviết lại
1.1.2.1. Một vài đặc trưng về thủ pháp viết lại
21


Đối với các nhà lập thuyết về tínhliên văn bản, mọi văn bản đều là sự viết lại
với điểm khác biệt. Trong số những tên tuổi chia sẻ tư tưởng này, đáng chú ý là nhà
thi pháp học người Pháp, Gérard Genette. Ơng đã có cơng đào sâu, mở rộng phạm
vi nghiên cứu, tiếp cận liên văn bản sang các phạm vi quan hệ (trước - sau, gần - xa,
trong - ngoài) giữa văn bản này với văn bản khác. Có thể nói, Gérard Genette là
người đã xây đắp những nền móng vững chắc đầu tiên của loại hình học về tính liên
văn bản. Ơng khơng chỉ có vai trị lớn khi đưa ra giả thuyết xếp tầng bậc sự viết mà
còn làm rõ thi pháp của sự viết lại qua thuật ngữ thượng văn bản
(hypertextuality).Theo Genette, sự viết lại trong thực tiễn hoàn toàn thiếu vắng các
văn bản thoạt kì thủy, mọi văn bản đều dường như ở cấp độ 2, đều là một
palimptsest, “tức là… một văn bản bắt nguồn từ một văn bản khác tồn tại trước đó”
[48; tr.299]. Khái niệm palimptsest và thuật ngữ của Genette là để ngụ ý sự tồn tại

của văn học ở “cấp độ 2”, chính là bản viết lại cái đã được viết rồi. “Cả năm hình
thức của tính xun văn bản do Genette đề xuất đều thể hiện tính chất “ở độ hai”
của văn chương. Tuy nhiên, hình thức thượng văn bản (hypertextuality) tiêu biểu
cho tính chất văn chương ở độ hai như là sự viết lại. Thượng văn bản chỉ hiện tượng
một văn bản B nào đó (được Genette gọi là hypertext) phát sinh từ một hạ bản A
nào đó tồn tại trước đó (được Genette gọi là hypotext) hoặc bởi sự cải biến
(transformation) hoặc bởi sự phỏng họa, bắt chước (imitation)[48; tr.300].
Hiểu một cách đơn giản viết lại là cách sáng tạo văn bản mới (thượng bản) dựa
trên phương thức cải biến hoặc phỏng họa một/các văn bản đã có từ trước (hạ bản).
Viết lại (cải tác) cũng có thể xem là một cách diễn giải văn học. Khảo sát tác phẩm
văn chương cùng việc tiếp nhận nó qua hình thức cải tác mở ra một hướng tiếp cận
mới, tiếp cận liên văn bản (intertextual approach) - đặt văn bản trong một mạng lưới
của những quan hệ với các văn bản khác. Cải biến và bắt chước theo quan niệm của
Genette đều là các phương pháp viết lại. Tuy nhiên cải biến là những kỹ thuật viết
lại trực tiếp còn bắt chước là sự viết lại gián tiếp. Giễu nhại, chế nhạo, chuyển vị là
3 kiểu cải biến A thành B. Giễu nhại là sự cải biến tối thiểu hạ bản. Cấp độ cải biến
này có thể chỉ là thay đổi một từ thậm chí là một chữ cái trong hạ bản. Trong hình
thức tối tiểu đó nó chia sẻ các đặc tính của trị chơi chữ, đùa vui, giỡn cợt. Chế
nhạo được biết đến như một thể loại văn học đậm chất kịch, được gọi là chế nhạo
trào lộng (burlesque travesty). Chế nhạo trào lộng thường là sự biến đổi các hạ bản
Cổ điển dưới hình thức sân khấu. Chế nhạo thuộc thức trào phúng, có mục đích thổi
phồng, bơm to các khuyết tật của đối tượng nhằm lố bịch hóa, hạ bệ đối tượng.
Chuyển vị một hạ bản, theo Genette, có hai kiểu là chuyển vị hình thức và chuyển
22


vị nội dung. Dù theo bất kì kiểu nào thì nó đều khiến cho thượng bản khác biệt về ý
nghĩa so với hạ bản. Sự khác biệt giữa chuyển vị hình thức và chuyển vị nội dung
nằm ở ý đồ của người chuyển vị đối với phần hạ bản được chuyển vị. Cụ thể là bất
kì sự thay đổi nào về nghĩa (meaning) gây ra bởi sự chuyển vị hình thức thường là

khơng chủ định, ngẫu nhiên, tình cờ và thứ phụ. Ngược lại, trong sự chuyển vị nội
dung, những thay đổi về nghĩa lại chứng tỏ một ham muốn có ý thức, chủ định của
người biến đổi, biểu hiện sự cố ý trong việc đọc/viết lại hạ bản vì nhiều lý do khác
nhau[48; tr.299-303].
Cũng theo Genette, ngoài cải biến cịn có bắt chước. Phương pháp bắt chước
gồm có phỏng nhại, biếm họa và giả mạo. Trong phỏng nhại tác giả muốn được
thừa nhận và đánh giá cao năng lực phỏng nhại. Trong giả mạo, tác giả muốn hạ bản
biến mất vì mục đích của giả mạo là thể hiện thượng bản như một biệt ngữ cá nhân,
được chấp nhận như là một cội nguồn, bổ sung vào tập hợp những tác phẩm được
bắt chước. Nói chung, phỏng nhại, biếm họa và giả mạo có một ranh giới mờ
nhịe.Dĩ nhiên, viết lại trong hình thức cải biến và bắt chước không phải lúc nào
cũng tồn tại thuần nhất trong một tác phẩm mà thường tồn tại song trùng, tương tác
và phối trộn với nhau. Viết lại được tạo thành từ 2 phương pháp với 3 thức và 6 kiểu
loại khác nhau. Tùy từng ý tưởng mà các tác giả sẽ lựa một/một số kiểu loại phù
hợp. Thực tế đã cho thấy viết lại là một con đường lớn của sáng tạo. Bởi thơng qua
con đường này, người viết vừa có thể phát huy tối đa trí tưởng tượng của bản thân,
làm chocác tình tiết trở nên sinh động, phong phú, vừa gửi gắm được nhiều thông
điệp ý nghĩa và mang đậm hơi thở của cuộc sống đương đại song ít nhiều vẫn bám
rễ vào một/một số nội dung hạt nhân của văn bản gốc.
1.1.2.2. Đôi nét về hiện tượng viết lại trong văn học Việt Nam
Một trong những biểu hiện của liên văn bản là hiện tượng viết lại. Viết lại
khơng phải là hiện tượng mới mẻ, nó đã trở thành truyền thống của văn học ĐôngTây, kim - cổ. Đến văn xuôi Việt Nam, viết lại trở thành một hiện tượng khá phổ
biến. Trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam [25; tr.114-131], tác giả
Nguyễn Đăng Na đã chỉ ra rất rõ văn học giai đoạn này bắt đầu xuất hiện những tác
phẩm sử dụng phương thức sưu tầm, ghi chép, cải biến là chủ yếu. Ví như Việt điện
u linh tập ngồi phần chính biên của Lý Tế Xun cịn có phần tục biên của Nguyễn
Văn Chất (viết trong khoảng từ 1448-1466), tiếm bình, bổ chú của Cao Huy Diệu
(đầu thế kỉ XIX), trùng bổ và bạt trùng bổ của Ngô Giáp Đậu (1919). Tác phẩm
thần tích – nghi lễ này liên tiếp được người đời sau tục biên, tục bổ, tăng bổ, trùng
bổ, cải biên, lắp ghép, mở rộng, chuyển đổi. Trần Thế Pháp lấy 5 thiên thần tích của

23


Lý Tế Xuyên trong Việt điện u linh tập đưa vào tập Lĩnh Nam chích quái lục. Đến
lược sách Trần Thế Pháp cũng được viết lại: chỉnh lý bởi Vũ Quỳnh (1492), cải biên
bởi Kiều Phú (1493), cả hai đã chia quyển, đổi tên thành Lĩnh Nam chích quái liệt
truyện. Nó lại tiếp tục được gom - gộp, lắp ghép, bổ sung thêm 16 thiên từ Lĩnh
Nam chích quái lục bởi Đồn Vĩnh Phúc (1554)...Đặng Trần Cơn viết Chinh phụ
ngâm đã lấy vô số văn liệu viết về chủ đề chiến tranh, biên tái, ly biệt, tình cảm
chinh phu – chinh phụ từ nguồn cổ nhạc phủ, thơ Lý Bạch, kinh, sử, tử, tập trong
tinh hoa di sản văn hóa Trung Hoa để “dung hợp thành thiên”, “sáng tạo một chỉnh
thể hài hòa”[27; tr.16-137]. Truyện Kiều - một kiệt tác truyện thơ Nôm của nền văn
học dân tộc cũng được đại thi hào Nguyễn Du chưng cất từ tác phẩm Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Hoa). Hầu hết các truyện Nơm Việt Nam
đều có các hạ bản là truyện cổ dân gian và việc viết lại chúng thường theo hướng
cắt bỏ, giản lược, ngưng tụ hoặc mở rộng, bành trướng, khuếch đại.
Sang thời kì hiện đại (những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI), việc viết
lại trong văn học Việt Nam tiếp tục được mở rộng quy mô và nở rộ ở nhiều thể loại
khác nhau, với nhiều tác giả và những câu chuyện cổ viết lại đặc sắc, mang đậm dấu
ấn riêng của cá nhân như: Khái Hưng với tác phẩm Vợ Cóc, Tơ Hồi với tác phẩm
Chuyện Nỏ thần, Phạm Hổ với tác phẩm Ngựa thần từ đâu đến, Lửa vàng, Lửa
trắng và Lửa vàng, Lửa nâu, Tản Đà viết lại tiên thoại Trung Hoa, cho ra đời thi
phẩm Tống biệt, Nguyễn Nhược Pháp viết lại tryền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh,
cho ra đời bài thơ cùng tên, Lê Minh Hà với tập Cổ tích cho ngày mới viết lại/viết
tiếp 10 truyện cổ dân gian (Lưu Bình – Dương Lễ, Tấm Cám, An Dương Vương và
Mỵ Châu – Trọng Thủy, Trương Chi, Chử Đồng Tử, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh
Góng, Quan Âm Thị Kính, Sự tích trầu cau, Nàng Tơ Thị)… Hoặc đó cịn là sự góp
mặt của hàng loạt các tác giả nổi tiếng khác như Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo,
Phạm Thị Hồi, Lê Đạt, Hịa Vang, Trương Quốc Dũng, Bùi Hoàng Vị, Lưu Minh
Sơn, Hồ Anh Thái… [48; tr.266-320].

Có thể nói, đến nay việc viết lại đã có một bề dày lịch sử trong văn học Việt
Nam và được thể nghiệm trên nhiều thể loại khác nhau. Nếu như ở mảng trữ tình và
tự sự (nhất là truyện ngắn) việc viết lại đã đạt được những thành cơng đáng kể với
nhiều hình thức đa dạng, phong phú thì ở mảng kịch cũng gặt hái khơng ít thành quả
cho nền văn học nước nhà. Một trong những gương mặt tiêu biểu ấy chắc chắn
chúng ta không thể bỏ quên tên tuổi của Lưu Quang Vũ – một hiện tượng của sân
khấu kịch Việt Nam thế kỉ XX.
1.2. Hiện tượng viết lại trong kịch Việt Nam
24


1.2.1. Hiện tượng viết lại trong kịch hát (chèo, tuồng, cải lương)
Cải lương ra đời ở Việt Nam vào khoảng năm 1917, là loại hình nghệ thuật
mới, có sự dung hịa giữa kịch nói phương Tây và kịch hát dân tộc. Kịch hát dân tộc
có nguồn gốc từ miền Nam, hình thành trên cơ sở dịng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca
miền Đồng bằng sông Cửu Long. Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của
các truyện thơ Nôm như Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình
Chiểu),... các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng theo truyện phim và kịch bản Pháp, như
Bằng hữu binh nhung (frères d’arme), Sắc giết người (Atlantide), Giá trị và danh
dự (Le Cid), Tơ vương đến thác (La dame au camélias)...
Sau thập niên 1930, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai
Cập, La Mã, Nhật Bản. Các truyện dân gian và tiểu thuyết kinh điển của Trung quốc
như: Tây Du Ký(Ngơ Thừa Ân), Tam Quốc Chí(La Quán Trung)Đông Chu Liệt
Quốc(Phùng Mộng Long), Thủy Hử(Thi Nại Am), Phong Thần Diễn Nghĩa(Hứa
Trọng Lâm), Thuyết Đường(Mộng Bình Sơn),… hay những điển cố văn học Trung
Quốc về các giai nhâncũng được các soạn giả cải lương lưu tâm lựa chọn. Cụ thể
như vở cải lương Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài của tác giả Đức Phú lấy cảm hứng
từ một truyền thuyết về chuyện tình đẹp nhưng đầy bi kịch của một đôi trai gái Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Truyền thuyết Trung Hoa này thường được so
sánh với câu chuyện tình yêu của Romeo và Juliet của nước Anh. Vở cải lương
Chiêu Quân cống hồ của tác giả Mai Văn Lạng được khơi nguồn từ mối tình của

nàng Chiêu Quân với Hán Vũ Đế…
Vở cải lương Thượng Thiên Thánh Mẫuđược thực hiện dựa trên kịch bản của
tác giả Lê Thế Song-Xuân Hồng, được đồng đạo diễn bởi NSND Triệu Trung Kiên Quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam và NSND Tống Toàn Thắng - Phó
Giám đốc Liên đồn Xiếc Việt Nam, với sự cố vấn văn hóa tâm linh của TS Bùi
Hữu Dược và NNƯT Phạm Hải Hậu. Vở diễn được xây dựng dựa trên những huyền
tích dân gian về Mẫu Liễu Hạnh - một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng tâm linh
người Việt. Truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh linh thiêng, huyền ảo là chất liệu
phong phú để nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo, vừa phát huy được tính truyền thống của
nghệ thuật cải lương, vừa tận dụng được tính biến ảo của nghệ thuật xiếc. Vở diễn
Trương Chi - Mị Nương của Nhà hát Kịch Hà Nội được NSƯT Phùng Tiến Minh
phóng tác và đạo diễn từ truyện cổ tích dân gian Việt Nam Trương Chi, sử dụng
nhiều thủ pháp hiện đại, như sân khấu quay, âm nhạc, vũ đạo... cũng đã ra mắt công
25


×