Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ thực tế thiết kế bài học Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.04 KB, 10 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC,
TỪ THỰC TẾ THIẾT KẾ BÀI HỌC HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
CỦA LƯU QUANG VŨ
PHẠM THỊ NGA*
NGUYỄN HÀ BÍCH VÂN , TSÀN DÙNG NHÀNH***
Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q5, TPHCM
*
Email:
**
Email:
***
Email:
**

Tóm tắt: Sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học là hoạt động sinh hoạt
chuyên mơn mà ở đó, giáo viên tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các vấn đề
liên quan đến hoạt động học tập của học sinh. Đây cũng là hoạt động hướng đến việc
tìm ra nguyên nhân, giải pháp giúp nâng cao chất lượng dạy của giáo viên, tạo cơ
hội cho học sinh tham gia vào các hoạt động học; đồng thời giúp cho giáo viên có
cơ hội điều chỉnh mục tiêu, phương pháp, nội dung giảng dạy phù hợp với tình hình
thực tế của lớp học. Hiện nay, việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở
các tổ chun mơn cịn nhiều bất cập, vẫn chưa thực sự hướng đến việc phát triển
năng lực học sinh. Bài viết này tổng hợp, phân tích quy trình tổ chức sinh hoạt chuyên
môn theo nghiên cứu bài học ở đơn vị bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà viết
kịch Lưu Quang Vũ. Từ đó, đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm nhằm góp
phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chun mơn.
Từ khóa: Sinh hoạt chun mơn, nghiên cứu bài học, thiết kế bài học, Hồn Trương


Ba, da hàng thịt.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, việc dạy môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung
học phổ thông (HS THPT) không hề dễ dàng. Bởi vì, nó địi hỏi q trình lâu dài, tốn rất nhiều
cơng sức của giáo viên (GV) để tìm tòi, sáng tạo trong tổ chức dạy học. Đa số HS đều chưa tự
giác đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà; đến lớp, HS chưa quen cách trình bày một vấn đề, làm việc
nhóm; khả năng tự nghiên cứu và tự học ở nhà chưa thành thói quen. Thực trạng đó địi hỏi GV
phải có cách thức giúp cho HS rèn luyện được thói quen tự học, cùng học với nhóm một cách
tích cực, chủ động trong mơn Ngữ văn.
Tìm kiếm con đường mới trong việc giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo nên
những tiết học hấp dẫn, phát triển năng lực của HS; phát huy tinh thần cộng tác, huy động trí
tuệ của tập thể thì việc đổi mới trong sinh hoạt chun mơn chính là vấn đề quan trọng, là gốc
rễ để giải quyết vấn đề đổi mới trong giáo dục. Mỗi GV cần thiết phải thay đổi chính mình, thay
đổi trong cách thức tổ chức giờ học, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Tuy nhiên,
mỗi cá nhân tự xoay sở và thử nghiệm bao giờ cũng mất rất nhiều thời gian, công sức và đôi
khi phải nếm trải nhiều thất bại trên con đường tìm kiếm phương pháp dạy học mới. Chính vì
vậy, việc sinh hoạt chun mơn (SHCM) theo tổ, nhóm có vai trị hết sức quan trọng; đặc biệt
để giải quyết một vấn đề liên quan đến bài học khó, phương pháp dạy học mới, đối tượng HS
đặc biệt.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Tổ chức sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ thực tế thiết kế bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt của
Lưu Quang Vũ” để nghiên cứu.
87


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019


Tổ chức sinh hoạt nghiên cứu bài học (NCBH) này, chúng tôi hướng tới hai mục tiêu:
Thứ nhất, đổi mới SHCM theo NCBH, chuyển từ SHCM truyền thống sang SHCM theo hình
thức mới. Đây chính là bước hiện thực hóa sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT),
Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo trường THPT để thay đổi hình thức và nội dung
của SHCM thực sự trở nên thiết thực, hiệu quả và hấp dẫn hơn với chính giáo viên. Thứ hai, tổ
chức SHCM theo NCBH này hướng tới mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực
HS, tăng cường khả năng thực hành của HS, phát triển một cách toàn diện năng lực của người
học; thay đổi những tiết học nặng về lý thuyết khơ khan trở thành một q trình học tập sinh
động, gắn liền với thực tiễn. Sau khi học xong bài học thuộc thể loại kịch này, HS không chỉ
hiểu kiến thức cơ bản về bài học, tự đọc các kịch bản văn học khác mà cịn có những trải nghiệm
thực sự để hiểu cuộc sống, giải quyết những tình huống trong thực tiễn.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Việc tổ chức SHCM theo NCBH xuất phát vấn đề thực tiễn là SHCM truyền thống đã
khơng cịn phù hợp với thời đại mới. Trước đây, mỗi buổi SHCM thường được tiến hành theo
cách thức dự giờ, rút kinh nghiệm tiết dạy. Thông thường, một GV được phân công chuẩn bị
bài, sau đó lên lớp dạy minh họa, tổ/nhóm chun mơn đi dự giờ, phân tích, nhận xét về những
ưu điểm và hạn chế của tiết học, rút kinh nghiệm và cuối cùng là đánh giá, xếp loại giờ dạy của
GV. Thực tế cách làm này không đạt hiệu quả cao, chưa thu hút được sự tham gia tích cực của
đội ngũ GV trong tổ/nhóm chun mơn, trong nhà trường. Chính vì vậy, sau mỗi buổi dự giờ,
rút kinh nghiệm, GV không học tập được nhiều, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
GV cũng khơng thể nâng cao nhanh chóng. Hơn nữa, người được giao nhiệm vụ dạy minh họa
để các GV khác dự giờ thường có cảm giác nặng nề, vất vả khi một mình xây dựng giáo án, sau
đó, có khi khơng được ghi nhận sự cố gắng mà lại phải nhận rất nhiều lời chỉ trích, phê bình.
Những điều đó khơng giúp GV có cảm hứng hơn trong công việc mà đôi khi gây ra áp lực nặng
nề, làm hao mịn niềm say mê nghề nghiệp.
Cơng văn số 5555/CV-BGDĐT ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn sinh
hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cũng chỉ đạo: “Các Sở
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và nhà trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt
tổ/nhóm chun mơn thơng qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình
dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học”.

Trong năm học 2016-2017, một trong những vấn đề trọng tâm tiếp tục được quan tâm,
chỉ đạo về chuyên môn là đổi mới SHCM theo NCBH. Trong công văn số 3031/CT-BGDĐT,
ngày 26/8/2016 của Bộ GD&ĐT chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu trong năm học 2016-2017 của
ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT nêu rõ cần “chú trọng bồi dưỡng thường xuyên ngay tại nhà
trường cho đội ngũ giáo viên thông qua sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn, trao đổi, tự học”.
Trên cơ sở sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT của các tỉnh, thành phố đã tổ
chức các buổi tập huấn để hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện đổi mới nội dung, hình thức,
phương pháp sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Cụ thể ở TPHCM là đợt tập huấn
8/2017 và tháng 1/2018 cho giáo viên trung học cơ sở, THPT với chủ đề “Tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực cho người học”.
SHCM theo NCBH là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của HS. Ở đó,
GV cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung
chủ yếu vào việc học của HS) bài học. Đồng thời, đưa ra những nhận xét về sự tác động của
lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của
HS. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung,
PPDH vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.
88


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

Mục đích, ý nghĩa của SHCM: SHCM là hoạt động trong đó GV học tập lẫn nhau, học
tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với
thực hành, giữa ý định và thực tế.
Triết lý SHCM dựa trên NCBH: Đảm bảo cơ hội học tập cho từng HS; đảm bảo cơ hội
phát triển chuyên môn cho mọi GV; xây dựng cộng đồng học tập để đổi mới nhà trường; mỗi
HS đến trường đều phải được học và học được; GV phải chấp nhận mọi HS với đặc điểm riêng
của từng em. NCBH thay đổi cả người dạy và người học, tạo ra một cộng đồng học tập tích cực

và hiệu quả.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN SHCM THEO NCBH, BÀI HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
CỦA LƯU QUANG VŨ
3.1. Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học
- Nhóm GV hợp tác xây dựng thiết kế bài học. Bài học được lựa chọn thường là bài khó,
có nhiều đơn vị kiến thức cần truyền tải đến học sinh, GV cũng thường gặp khó khăn khi dạy
bài học này nhất là những GV trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Tiết học minh họa là tiết học như bình thường hàng ngày.
- Phát thiết kế bài học của tiết học cho giáo viên dự giờ.
- Vị trí GV dự giờ có thể quan sát được nét mặt, thái độ của học sinh.
- Các GV cần học cách quan sát: chú ý quan sát hoạt động học của học sinh (thái độ, sự
hợp tác,… của học sinh).
- Nêu lại những ấn tượng của mình khi quan sát HS học, chỉ ra những nguyên nhân và đề
xuất giải pháp cụ thể.
- Chỉ ra thực tế và có bằng chứng (quay video, chụp ảnh).
- Khơng đánh giá giờ dạy của GV.
- Có sự ủng hộ từ phía lãnh đạo.
3.2. Quy trình sinh hoạt chun môn theo nghiên cứu bài học
Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo NCBH (theo Công văn số 2312/SGD ĐTGDTrH ngày 11/11/2015).
Bước 1. Chuẩn bị bài dạy (xây dựng kế hoạch dạy học)
- Nhóm trưởng đề xuất chọn bài học (thường là bài học khó), xác định mục tiêu kiến thức
và kỹ năng mà HS cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu bài học này. GV trong tổ/nhóm sẽ
thảo luận chi tiết, cụ thể việc chuẩn bị kế hoạch bài học, thời gian tiến hành bài dạy, lớp thực
hiện bài dạy minh họa, GV thực hiện dạy minh họa.
- GV trong tổ/nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch bài học, thiết kế các hoạt động cho bài
học minh họa. Khi thiết kế cần lưu ý chú trọng các vấn đề: mục tiêu bài học, phương pháp trong
bài học, cách giới thiệu bài học như thế nào, những đơn vị kiến thức nào, cách tổ chức hoạt
động dạy học, khả năng tiếp nhận của HS, các kiến thức tích hợp, các tình huống dạy học, cách
kết thúc bài học.
Bước 2. Tổ chức dạy học và dự giờ

- Sau khi hoàn thành xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, GV sẽ dạy minh họa bài học
nghiên cứu ở một lớp đã chuẩn bị trước.
- GV cần lưu ý các yêu cầu cụ thể của giờ dạy minh họa như: chuẩn bị lớp dạy minh họa,
bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự; điều chỉnh số lượng người dự ở mức
vừa phải, không quá đông.
89


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

- GV dạy và dự cần quan sát học sinh học, cách phản ứng của HS trong giờ học, cách làm
việc nhóm HS, những sai lầm HS mắc phải, thái độ tình cảm của HS,... Quan sát tất cả đối
tượng HS, không được “bỏ rơi” một HS nào.
- GV dự đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học
của HS để tìm cách giải quyết.
Bước 3. Phân tích, rút kinh nghiệm
- Tạo điều kiện cho GV dạy chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những cái tâm đắc, hoặc những điều
chưa hài lòng về tiết dạy; suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ.
- Người dự tập trung quan sát việc học của HS, đưa ra minh chứng về những gì họ nhìn
thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ
sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.
- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm
đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.
- Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh họa trong sinh hoạt CM theo NCBH. Bởi giờ
dạy là sản phẩm chung của mọi người khi tham gia sinh hoạt CM theo NCBH.
- Lấy hành vi học tập của HS làm trung tâm thảo luận.
- Tổ trưởng không nên áp đặt, tạo cơ hội cho GV trong tổ phát biểu, có sự dẫn dắt để GV
trong tổ cùng thảo luận.

- GV dự giờ chia sẻ ý kiến về bài dạy.
- Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả GV cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực
hiện NCBH này nữa không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hồn thiện thì cần tiếp tục nghiên
cứu để tiến hành dạy ở các lớp khác cho hoàn thiện hơn.
- Cuối cùng, các GV viết bài báo cáo vạch ra những gì họ được học liên quan đến chủ đề
nghiên cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.
3.3. Thiết kế bài học hoàn chỉnh
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức, kỹ năng, thái độ
1.1. Kiến thức
- Hiểu được bi kịch của con người khi bị áp đặt vào nghịch cảnh: phải sống nhờ, sống vay
mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha
hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống
lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và
tinh thần cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
- Hiểu được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên hai phương diện: kịch bản văn học và nghệ
thuật sân khấu với tính hiện đại kết hợp các giá trị truyền thống; sự phê phán mạnh mẽ, quyết
liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
1.2. Kỹ năng
- Biết và vận dụng được kỹ năng đọc hiểu kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại.
90


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

- Biết cách phân tích nhân vật kịch, tình huống kịch, các màn đối thoại.

- Rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và tư duy phản biện.
1.3. Thái độ
- Hiểu được ý nghĩa của việc được sống là chính mình, trân trọng hơn cuộc sống, giá trị
mà mình đang có.
- Có thái độ sống tích cực, biết chống lại cái xấu cái ác để giữ gìn và hoàn thiện nhân cách
của bản thân.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực đọc hiểu văn bản kịch theo đặc trưng thể loại, tạo lập văn bản.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
3. Chuẩn bị của GV và HS
3.1. Chuẩn bị của GV
- Các hồ sơ bài học: Kế hoạch bài học, gợi ý định hướng kiến thức.
- Thiết kế phiếu KWL, phiếu thu thập thông tin, sơ đồ tư duy.
3.2. Chuẩn bị của HS
- Đọc văn bản trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 2.
- HS tiếp tục chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm sản phẩm; kể chuyện, sân khấu hóa; viết
lại, viết tiếp kết thúc tác phẩm (đoạn văn).
4. Các phương pháp, phương tiện
- Dạy học hợp tác, dạy theo trạm, góc hoặc mảnh ghép; trực quan, bình giảng,…
- Máy chiếu, video clip, phiếu học tập; phần mềm Kahoot, giấy A3, bút màu, bảng phụ,…
5. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh
5.1. Hướng dẫn chung
- Mục đích chính của bài học là giúp HS tìm hiểu văn bản kịch dựa trên đặc trưng thể loại
thơng qua việc tìm hiểu đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ. Từ
đó, HS có thể tìm hiểu các tác phẩm kịch khác dựa trên những năng lực đã được hình thành và
rèn luyện qua bài học này.
- HS cũng rút ra được những bài học thông qua những thông điệp mà nhà văn gửi gắm
trong vở kịch. Từ đó, có thái độ sống tích cực, biết chống lại cái xấu cái ác để giữ gìn và hồn
thiện nhân cách của bản thân.

5.2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Kích hoạt kiến thức nền (Tìm hiểu đặc trưng thể loại kịch)
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Tạo tâm thế cho HS, đánh giá mức độ hiểu biết của HS về
thể loại kịch thông qua trị chơi ơ chữ.
- Nội dung hoạt động: HS chia nhóm tham gia trị chơi ơ chữ với nội dung xoay quanh
các đặc trưng của thể loại kịch (xung đột kịch, hành động kịch, ngôn ngữ kịch, nhân vật kịch…).
91


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

- Phương pháp tổ chức dạy học: Tổ chức dưới dạng trò chơi.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu/ bảng phụ.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS để hoàn thành từ khóa ơ chữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Tạo tâm thế cho học sinh, đánh giá mức độ hiểu biết về tác
giả, tác phẩm của học sinh (Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của LQV. Theo
em, vì sao LQV lại được coi là một hiện tượng trên sân khấu kịch trường lúc bấy giờ?).
- Nội dung hoạt động: HS xem video và trả lời câu hỏi, trò chơi kahoot (ở phòng nghe
nhìn), trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhanh (ở trên lớp).
- Phương pháp tổ chức dạy học: Tổ chức dưới hình thức xem video, trị chơi, trả lời câu hỏi.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu/bảng phụ.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giải mã văn bản dựa trên việc khai thác các đặc trưng thể loại kịch
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Giúp học sinh nắm được nội dung các màn đối thoại hồn xác, hồn Trương Ba - người thân, hồn Trương Ba - Đế Thích và màn kết. Từ đó, hiểu được bi
kịch của nhân vật Trương Ba, nghệ thuật viết kịch cũng như rút ra được thông điệp mà nhà văn

gửi gắm.
- Nội dung hoạt động:
* Xác định các đặc trưng thể loại cần tìm hiểu:
Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận, dựa trên kinh nghiệm đọc thể loại kịch (kịch bản văn
học) để xác định xem với văn bản này thì yếu tố thể loại nào mang tính đặc sắc. Định hướng
cho HS quan tâm đến những yếu tố nổi bật của thể loại kịch theo bộ câu hỏi định hướng:
+ Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thể loại kịch. Nêu một số biểu hiện của thể loại
kịch trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. (Tình huống kịch, nhân vật kịch, xung đột kịch,
ngơn ngữ kịch).
+ Có những mâu thuẫn xung đột nào trong màn đối thoại hồn-xác? Nhận xét nguyên
nhân, mức độ của xung đột đó. Các nhân vật có những hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, thái
độ…như thế nào? Qua đó, tác giả đã làm nổi bật bi kịch nào của nhân vật/ cho thấy nét đẹp
nào trong tâm hồn nhân vật/ gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
+ Có những mâu thuẫn xung đột nào trong màn đối thoại hồn Trương Ba - người thân?
Nhận xét nguyên nhân, mức độ của xung đột đó. Các nhân vật có những hành động, ngơn ngữ,
cử chỉ, thái độ… như thế nào?Qua đó, tác giả đã làm nổi bật bi kịch nào của nhân vật/ cho
thấy nét đẹp nào trong tâm hồn nhân vật/ gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
+ Có những mâu thuẫn xung đột nào trong màn đối thoại hồn Trương Ba - Đế Thích?
Nhận xét nguyên nhân, mức độ của xung đột đó. Các nhân vật có những hành động, ngơn ngữ,
cử chỉ, thái độ,… như thế nào? Qua đó, tác giả đã làm nổi bật bi kịch nào của nhân vật/ cho
thấy nét đẹp nào trong tâm hồn nhân vật/ muốn lên án phê phán điều gì?...
+ Chỉ ra chất thơ trong màn kết. Ý nghĩa của màn kết là gì? Nếu Trương Ba không chết
mà nhập vào xác cu Tị, theo em, Trương Ba có rơi vào bi kịch khơng? Tại sao?
+ Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết kịch của LQV? Theo em, qua vở kịch
(nhất là qua cảnh VII và màn kết), tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thơng điệp gì? Thơng
điệp đó có cịn phù hợp với xã hội ngày nay hay khơng? Vì sao?
92


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ


| 11/2019

* Tổ chức hoạt động giải mã văn bản theo đặc trưng thể loại (dạy học theo mảnh ghép)
Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 HS để khai thác tác phẩm theo đặc
trưng thể loại như sau:
+ Nhóm 1: Đặc trưng thể loại kịch.
+ Nhóm 2: Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
+ Nhóm 3: Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân.
+ Nhóm 4: Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.
+ Nhóm 5: Màn kết.
+Nhóm 6: Đặc sắc nghệ thuật viết kịch và thông điệp.
Bước 2: Sau khi HS hoàn thành sản phẩm, GV yêu cầu HS đếm số thứ tự từ 1 đến 6. Học
sinh nhóm nào dư sẽ đứng lên đếm số lại từ đầu.
Bước 3: HS trùng số thứ tự sẽ lập thành 01 nhóm mới (ví dụ: số 1 các nhóm sẽ lập thành
nhóm 1 mới, tương tự như vậy với các số còn lại).
Bước 4: HS tiến hành chia sẻ thông tin:
+ Thời gian 5 phút/1 lượt.
+ Sản phẩm của nhóm nào, chun gia nhóm đó sẽ trình bày cho các bạn nội dung sản
phẩm đã thảo luận của nhóm mình.
+ Các thành viên cịn lại sử dụng phiếu thu thập thông tin cá nhân để ghi chép những điều
học được và những thắc mắc/trao đổi (nếu có).
+ Hết thời gian, các nhóm sẽ di chuyển theo sơ đồ của giáo viên và thực hiện các bước
như trên.
Bước 5: Sau khi kết thúc hoạt động (di chuyển đủ 6 nhóm), các thành viên sẽ trở về với
nhóm ban đầu (nhóm trước khi thành lập nhóm ghép).
+ Phương pháp tổ chức dạy học: Dùng hình thức dạy học theo mảnh ghép hoặc theo trạm.
+ Phương tiện dạy học: Giấy A3, bút lơng, cục hít bảng.
+ Sản phẩm: Các sản phẩm mảnh ghép của các nhóm, phiếu thu thập thơng tin.
Hoạt động 2: Kiến tạo nghĩa cho văn bản

- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Hướng dẫn HS biết nối kết các thông tin thu thập được để
khám phá thêm những giá trị của tác phẩm.
- Nội dung hoạt động: Sau khi thu thập thơng tin, HS các nhóm chia sẻ kiến thức thu thập
được. GV gọi bất kỳ HS nào để trình bày những thơng tin thu nhận được và chia sẻ những điều
còn thắc mắc. GV chỉ giải đáp những vấn đề HS chưa rõ. Đại diện HS trình bày kết quả thảo
luận. HS phản hồi, GV nhận xét và định hướng kiến thức.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu/Bảng phụ, phiếu định hướng kiến thức dành cho GV.
- Sản phẩm: Phiếu thu thập thông tin (nội dung thu thập được, những điều tâm đắc, những
điều còn băn khoăn cần GV giải đáp).
93


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Lập dàn ý cho đề làm văn (Phân tích bi kịch của Trương Ba trong đoạn trích
để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại cái dung
tục, tầm thường)
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Giúp HS rèn kỹ năng phân tích nhân vật kịch.
- Nội dung hoạt động: Hoạt động này tập trung hướng dẫn HS cách phân tích nhân vật
kịch thơng qua: những mâu thuẫn, hành động, ngôn ngữ, thái độ… của nhân vật kịch.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật Trương Ba.
- Phương tiện dạy học: Giấy A3, bút lơng, cục hít bảng.
- Sản phẩm: Sơ đồ tư duy về nhân vật Trương Ba.
Hoạt động 2: Viết một đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng về một nhân vật, một câu thoại
hoặc một bài học rút ra từ đoạn trích
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Giúp HS củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản kịch, bày tỏ

được quan điểm của bản thân về một vấn đề. Qua đó, đánh giá được khả năng cảm thụ cũng
như kỹ năng tạo lập văn bản của HS.
- Nội dung hoạt động: Hoạt động này yêu cầu HS nêu được ấn tượng và lý giải được vấn
đề trong hình thức đoạn văn. HS có thể chuẩn bị ở nhà, làm việc cá nhân. GV kiểm tra tập HS
vào buổi học kế. HS trao đổi sản phẩm và nhận xét cho nhau. GV mời một vài HS xung phong
đọc đoạn văn và nhận xét, định hướng.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Dùng kỹ thuật 3 x 3 (GV yêu cầu học sinh ghi lại 3 điều
em học được từ bạn và 3 điều em rút ra cho mình hoặc góp ý cho bạn điều chỉnh).
- Phương tiện dạy học: Tập học sinh, sách giáo khoa.
- Sản phẩm: Đoạn văn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Liên hệ bản thân và cuộc sống sau khi đọc tác phẩm (Nếu ở hoàn cảnh của
nhân vật Trương Ba, anh/chị sẽ làm gì?)
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Giúp HS nhập vai vào nhân vật để trải nghiệm, nâng cao kỹ
năng đọc hiểu và tiếp nhận văn bản.
- Nội dung hoạt động: Hoạt động này yêu cầu HS phải đặt mình vào hồn cảnh của nhân
vật. Đồng thời, nêu được thái độ, suy nghĩ, hành động của bản thân nếu ở trong hồn cảnh đó
và lý giải vì sao mình có cách suy nghĩ, ứng xử, hành động như vậy.
- Phương pháp tổ chức dạy học: HS làm việc ở nhà và ghi chép vô tập để GV kiểm tra,
đánh giá. Nếu có thời gian, GV có thể cho học sinh trình bày trước lớp.
- Phương tiện dạy học: Câu hỏi hướng dẫn học bài.
- Sản phẩm: Đoạn văn.
Hoạt động 2: Nếu được thay đổi màn kết của vở kịch, anh/chị sẽ chọn cái kết nào? Vì sao?
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Giúp HS nhập vai, cảm nhận sâu sắc hơn ý đồ nghệ thuật,
tư tưởng của nhà văn Lưu Quang Vũ; đồng thời khơi gợi khả năng tưởng tượng của HS.
- Nội dung hoạt động: Hoạt động này yêu cầu HS cần lựa chọn/đề xuất một kết thúc khác.
Sau đó, HS sẽ so sánh với kết thúc của ở kịch và đánh giá ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
94



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

- Phương pháp tổ chức dạy học: HS làm việc ở nhà và ghi chép vô tập để giáo viên kiểm
tra, đánh giá. Nếu có thời gian, GV có thể cho HS trình bày trước lớp.
- Phương tiện dạy học: Câu hỏi hướng dẫn học bài.
- Sản phẩm: Đoạn văn.
GV có thể chọn 1 trong 2 hoạt động trên để thực hiện, tùy thuộc vào thời gian còn lại của
tiết dạy.
E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
(Khuyến khích học sinh thực hiện ở nhà và có thể trao đổi với giáo viên những vấn đề mà học
sinh thắc mắc hoặc tâm đắc)
Hoạt động 1: Chọn và sân khấu hóa một đoạn trong đoạn trích
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Giúp HS tiếp tục cảm nhận và hiểu sâu tác phẩm qua hình
thức sân khấu hóa.
- Nội dung hoạt động: Nhóm HS lên diễn lại 01 cảnh (màn đối thoại) trong đoạn trích.
Nhóm khác xem, nhận xét phần sân khấu hóa của nhóm bạn.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa. Khi HS diễn xong,
nhóm học sinh nhận xét; giáo viên sẽ nhận xét và định hướng kiến thức.
- Phương tiện dạy học: Trang phục, đạo cụ do HS tự chuẩn bị (nếu có).
- Sản phẩm: Tiết mục sân khấu hóa của từng nhóm.
Hoạt động 2: Tìm đọc đầy đủ vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt hoặc xem vở kịch
được diễn trên sân khấu và chia sẻ vấn đề mà anh/chị tâm đắc hoặc thắc mắc
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Giúp HS nắm được đầy đủ nội dung tác phẩm, đồng thời có
cái nhìn tồn diện hơn về ý đồ nghệ thuật của nhà văn Lưu Quang Vũ khi viết tác phẩm này.
- Nội dung hoạt động: Khuyến khích HS tìm đọc đầy đủ tác phẩm (nếu được có thể xem
vở kịch đã được dựng trên sân khấu). Từ đó, HS chia sẻ điều tâm đắc hoặc thắc mắc; đồng thời
chỉ ra được sự khác nhau giữa kịch bản văn học và kịch bản sân khấu
- Phương pháp tổ chức dạy học: HS làm việc ở nhà và ghi chép vơ tập để giáo viên kiểm

tra, đánh giá. Nếu có thời gian, GV có thể cho HS trình bày trước lớp.
- Phương tiện dạy học: Câu hỏi hướng dẫn học bài.
- Sản phẩm: Đoạn văn.
GV có thể chọn 1 trong 2 hoạt động trên để thực hiện, tùy thuộc vào thời gian còn lại của
tiết dạy.
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, ĐỀ XUẤT
a. Một số khó khăn cần khắc phục khi đổi mới SHCM theo NCBH
- Về cơ sở vật chất: Không gian các lớp học gần nhau dễ bị ảnh hưởng ồn ào khi HS di
chuyển và trao đổi. Đồ dùng dạy học cho tiết dạy chưa có vị trí thuận tiện để trình bày.
- Về GV thực hiện dạy minh họa: GV chuẩn bị bài dạy mất nhiều thời gian nên không sẵn
sàng hợp tác.
+ Trong tiết dạy GV không thể quan sát hết thái độ, hành động, sai sót từng HS.
- Về nhóm chun mơn: Mất nhiều thời gian cho mỗi lần SHCM theo NCBH. Từ thời
gian thảo luận xây dựng bài dạy đến khi rút kinh nghiệm đưa ra bài học (mỗi lần mất khoảng 3
đến 4 tiết). GV chưa thực sự hợp tác cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học
95


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

- Về học sinh: Số lượng HS trong lớp đông nên không thuận lợi cho việc học và dạy, theo
dõi HS của GV dạy và dự. Chất lượng HS không đồng đều, ý thức học tập của học sinh chưa tốt.
b. Số lượng SHCM theo NCBH có thể thực hiện: Mỗi học kỳ có thể thực hiện 02 lần.
c. Tổ/Nhóm cần lưu hồ sơ SHCM theo NCBH gồm: Kế hoạch thực hiện, biên bản phân
cơng GV, biên bản sinh hoạt tổ/nhóm tham gia góp ý xây dựng bài dạy, phiếu quan sát, thiết kế
bài học, tiêu chí đánh giá hoạt động học, biên bản sinh hoạt tổ/nhóm rút kinh nghiệm giờ dạy
và bài học kinh nghiệm, các hình ảnh, video,…
5. KẾT LUẬN

Việc tổ chức SHCM theo NCBH với bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ
của tổ Ngữ văn trường THPT Trần Khai Nguyên bước đầu đạt được hiệu quả nhất định. Cụ thể
là có 88,62 % học sinh tham gia khảo sát ý kiến sau giờ học cho rằng cách học tập này là phù
hợp. Tuy nhiên, hình thức sinh hoạt chun mơn này vẫn cịn nhiều khó khăn cần khắc phục.
Từ những kinh nghiệm đã rút ra, mỗi GV phải trau dồi thêm về trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ và năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và SHCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]
[4]
[5]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Sách giáo khoa lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, Hà
Nội, tr.54-56.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Tài liệu tập huấn Tổ trưởng chuyên môn về phương pháp và kỹ
thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông, Hà Nội.
Đỗ Hương Trà. Tài liệu Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
/>
Title: ORGANIZING PROFESSIONAL ACTIVITIES FROM THE LESSON RESEARCH
THROUGH THE LESSON DESIGN OF “TRUONG BA’S SOUL, THE BUTCHER’S SKIN” BY
LUU QUANG VU
Abstract: Professional activities from the lesson research are the activities in which teachers focus on
studying, analyzing and evaluating issues related to students’ learning activities. Those are also activities
aimed at finding out the causes and solutions to help improve the teaching quality of teachers, creat
opportunities for students to participate in learning activities; besides, they help teachers have the
opportunity to adjust the objectives, methods and contents of teaching in accordance with the class’s

actual situations. Organizating professional activities from the lesson research of professional groups
has a lot of difficulties and has not really aimed at developing students’ ability yet. This article
synthesizes and analyzes the process of organizing professional activities from the lesson research in
the unit of “Truong Ba’s soul, the butcher’s skin” by Luu Quang Vu; since then, assessing the results,
learning from experience to improve the quality of professional activities.
Keywords: Professional activities, lesson research, lesson design, “Truong Ba’s soul, the butcher's skin”.

96



×