Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát một số chương trình học Tiếng Việt trực tuyến hiện nay (Qua trang Web Tiengvietonline.com.vn và một số kênh Youtube dạy Tiếng Việt như một ngoại ngữ)43869

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
---------------------------

NGUYễN TÚ ANH

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH
HỌC TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN HIỆN NAY
(QUA TRANG WEB TIENGVIETONLINE.COM.VN VÀ
MỘT SỐ KÊNH YOUTUBE DẠY TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNHVIỆT NAM HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-X

HÀ NỘI, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
-----------------------

NGUYễN TÚ ANH

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH
HỌC TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN HIỆN NAY
(QUA TRANG WEB TIENGVIETONLINE.COM.VN VÀ
MỘT SỐ KÊNH YOUTUBE DẠY TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ)



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNHVIỆT NAM HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-X

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: ThS. Phạm Thùy Chi

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đƣợc đề tài này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Th.S Phạm Thùy Chi - cán bộ giảng dạy tại Khoa Việt Nam học và Tiếng
Việt,Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Cô đã trực tiếp hƣớng dẫn và trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết
về cách thức, phƣơng pháp nghiên cứu, định hƣớng cho việc thực hiện đề tài.
Với sự chỉ bảo tận tình của cơ, tơi đã khắc phục đƣợc nhiều thiếu sót và từng
bƣớc hồn chỉnh đƣợc khóa luận.
Tơi cũng chân thành cảm ơn đến các bạn sinh viên quốc tế đang học tập
tại khoa Việt Nam học và Tiếng Việt và một số bạn bè kiều bào tại Nhật và
Đức. Trong quá trình khảo sát và phỏng vấn, nhờ thái độ hợp tác nhiệt tình
của mọi ngƣời nên tơi có đƣợc những dữ liệu và thơng tin cần thiết để thực
hiện đề tài nghiên cứu này.
Khóa luận này cũng sẽ khơng thể hồn thành nếu khơng có sự giúp đỡ,
động viên kịp thời của các thầy cô, bạn bè và gia đình tơi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Một lần nữa, bằng cả tấm lịng của mình, tơi xin trân quý tất cả những
gópý quý giá trong cả q trình nghiên cứu để tơi có thể hồn thành khóa luận
này.

Nguyễn Tú Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát một số chƣơng trình
học tiếng Việt trực tuyến hiện nay (Qua trang web tiengvietonline.com.vn và
một số kênh youtube dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ)” là cơng trình nghiên
cứu của cá nhân tôi, các tƣ liệu đƣợc sử dụng trong khóa luận là trung thực,
các kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Tú Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................5
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................5
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 6
6. Cấu trúc khóa luận................................................................................................ 7
NỘI DUNG ................................................................................................................ 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ....................................................................................................................... 9
1.1. Hình thức học trực tuyến ..................................................................................9

1.1.1. Các khái niệm liên quan .............................................................................9
1.1.2. Phân loại các hình thức học trực tuyến ....................................................10
1.1.3. Đặc điểm của học trực tuyến ....................................................................12
1.2. Phƣơng pháp, phƣơng pháp luận trong dạy tiếng ...........................................15
1.2.1. Phƣơng pháp .............................................................................................15
1.2.2. Phƣơng pháp luận .....................................................................................15
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ...........................................................................................16
CHƢƠNG 2. MÔ TẢ MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH ........................................... 17
HỌC TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ VÀ ................. 17
KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGƢỜI HỌC ................................................................. 17
2.1. Khảo sát, mô tả trang web tiengvietonline.com.vn. .......................................17
2.1.1. Giao diện của trang web tiengvietonline.com.vn. ....................................17
2.1.2. Nội dung thiết kế bài giảng trực tuyến bộ sách Tiếng Việt Vui...............21
2.1.3. Nội dung thiết kế bài giảng trực tuyến bộ sách Quê Việt ........................27
2.2. Khảo sát, mô tả các chƣơng trình học trực tuyến qua một số kênh youtube
dạy tiếng Việt. ........................................................................................................32


2.2.1. Kênh youtubeDạy & học tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài 123
Vietnamese .........................................................................................................33
2.2.2. Kênh youtubeTiếng Việt Ơi và kênh Learn Vietnamese With Annie .....34
2.2.3. Kênh youtube Learn Vietnamese with VietnamesePod101.com .............35
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng việc học tiếng Việt trực tuyến hiện nay .............36
2.3.1. Kết quả khảo sát định lƣợng .....................................................................36
2.3.2. Kết quả khảo sát định tính ........................................................................41
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ...........................................................................................45
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỌC TRỰC TUYẾN ĐÃ
KHẢO SÁT VÀ MỘT VÀI ĐỀ XUẤT CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC
CHƢƠNG TRÌNH HỌC TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN .................................... 46
3.1. Đánh giá chƣơng trình học trực tuyến của trang webtiengvietonline.com.vn. ..........46

3.1.1. Những thuận lợi của chƣơng trình học trực tuyến trên web
tiengvietonline.com.vn. ......................................................................................46
3.1.2. Những hạn chế cịn tồn tại ........................................................................47
3.2. Đánh giá chƣơng trình học trực tuyến thông qua các kênh youtube dạy tiếng Việt. ..49
3.2.1. Hiện trạng và tiện ích ...............................................................................49
3.2.2. Những hạn chế cịn tồn tại ........................................................................50
3.3. Một vài đề xuất cho việc xây dựng chƣơng trình học tiếng Việt trực tuyến. .53
3.3.1. Thiết kế tổng thể một chƣơng trình học trực tuyến ..................................53
3.3.2. Thiết kế xây dựng mơ hình học kết hợp học trực tuyến trực tiếp và học
trực tuyến gián tiếp .............................................................................................61
3.4. Kiến nghị cho hƣớng nghiên cứu xa hơn........................................................62
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................62
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 69


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG BIỂU

STT

1

2

3

4


5

6

7

Biểu đồ 1. Tỉ lệ tham gia hình thức học tiếng Việt trực
tuyến
Biểu đồ 2. Hình thức học trực tuyến tiếng Việt ngƣời học
có biết hoặc đã tham gia
Biểu đồ 3. Tỉ lệ biết các chƣơng trình học tiếng Việt trực
tuyến đƣợc mơ tả khảo sát
Biểu đồ 4. Mức độ hiệu quả của chƣơng trình học trực
tuyến ngƣời học đã tham gia đến bản thân
Biểu đồ 5. Mức độ quan tâm về hình thức học tiếng Việt
trực tuyến của ngƣời học
Biểu đồ 6. Đánh giá mức độ cần thiết về hình thức học
tiếng Việt trực tuyến của ngƣời học
Biểu đồ 7. Đối tƣợng phù hợp với hình thức học trực tuyến
theo đánh giá của đối tƣợng khảo sát

TRANG

36

37

38

39


39

40

41


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay thế giới khơng ngừng vận động và phát triển.Q trình tồn cầu
hóa diễn ra mạnh mẽ và rộng rãi, do vậy việc mở rộng những mối quan hệ
giữa các quốc gia trở nên cần thiết và cấp bách. Việt Nam đã và đang hội
nhập mạnh mẽ với thế giới, ngày càng đƣợc thế giới biết đến, quan tâm đến
nhiều hơn. Điều này thể hiện rất rõ trên tất cả các lĩnh vực, từ đời sống kinh tế
xã hội đến lĩnh vực nghiên cứu và học thuật. Có thể nói, ngơn ngữ chính là
cơng cụ có vai trị nhƣ một chiếc cầu nối để giúp họ - những ngƣời đến từ
nhiều nền văn hóa khác nhau có thể đi sâu vào nghiên cứu mọi mặt để phục
vụ cho nhu cầu của bản thân mình.
Một thực tế cho thấy, nhờ việc hội nhập kinh tế những năm gần đây số
ngƣời nƣớc ngoài đến học tập, nghiên cứu và làm việc ở Việt Nam có nhu cầu
học tiếng Việt ngày càng tăng. Trƣớcxu thế mở cửa và hội nhập,Việt Nam cần
tích cực, chủ động giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nƣớc đến bạn bè trên thế
giới. Trong vơ vàn cách quảng bá thì ngơn ngữ là một trong những con đƣờng
ngắn, hiệu quả mà mang tính bền vững hơn cả. Bởi ngơn ngữ là tấm gƣơng
phản ánh đặc trƣng văn hóa của dân tộc. Tiếng Việt là một thứ tiếng đơn lập,
phân tích tính và đa thanh điệu. Học và hiểu đƣợc tiếng Việt là một trở ngại
lớn đối với ngƣời nƣớc ngoài, nhất là ngƣời châu Âu. Nhà nƣớc cũng đã ngày
càng quan tâm hơn và chú trọng vào các đề án hỗ trợ cho việc dạy học tiếng
Việt bằng việc biên soạn các giáo trình, chƣơng trình học trực tuyến cho

ngƣời nƣớc ngồi, Việt kiều.
Ở Việt Nam, giáo dụcln là ngành đƣợc hƣởng nguồn đầu tƣ cao và là
một ngành có sự ƣu tiên lớn nhất trong mục tiêu phát triển đất nƣớc. Chính vì
thế, cùng với nhiều nỗ lực và sự kết hợp với cơng nghệ thơng tin, hình thức
học qua mạng đang ngày càng phát triển và phổ biến tại Việt Nam.Giáo dục
qua internet mang đến cho ngƣời học nguồn thông tin kiến thức đa dạng và
1


nhiều tiện ích, mang lại hiệu quả cao. Tuy vậy, giáo dục trực tuyến ở Việt
Nam chƣa biết tận dụng hết những thế mạnh vốn có về cơng nghệ số để đầu
tƣ xây dựng một chƣơng trình học tiếng Việt trực tuyến thực sự hiệu quả đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của ngƣời học. Các chƣơng trình hiện nay mới chỉ manh
nha theo cá nhân, khơng có sự thống nhất chung. Vì vậy mà, việc thiết kế các
chƣơng trình học Tiếng Việt trực tuyếnchuyên nghiệp là rất cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.
Nắm bắt tình hình đó, khóa luận này đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu
mô tả hiện trạng của chƣơng trình học tiếng Việt trực tuyến qua việc khảo sát
một số chƣơng trình học online hiện nay. Qua đó,đánh giá tính hợp lý của các
chƣơng trình học này có điểm đã làm đƣợc và còn tồn tại những bất cập gì để
từ đó đƣa ra một vài đề xuất cải thiện các chƣơng trình học đó.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tiếng Việt đã đƣợc hình thành và phát triển trong hơn 5 thế kỷ qua cùng
với đó là rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Tiếng Việt. Trong thời đại hội
nhập văn hóa hiện nay, việc quảng bá hình ảnh văn hóa đất nƣớc ra ngồi thế
giới trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc vơ cùng quan
trọng. Ngơn ngữ chính là cầu nối hữu ích và dễ dàng nhất để con ngƣời kết
nối với nhau. Giao tiếp bằng ngơn ngữ là q trình ngắn nhất, thơng dụng
nhất để tìm hiểu văn hóa lẫn nhau. Chính vì lẽ đó mà đã có rất nhiều học giả,
nhà khoa học nghiên cứu về các phƣơng pháp giảng dạy để việc dạy tiếng

Việt trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn và xây dựng những chƣơng trình dạy tiếng
phù hợp với từng đối tƣợng ngƣời học.
Trong cuốn “Tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng”(Kỷ yếu hội thảo
khoa học – 2004)một số tác giả đã đề cập đến nghiên cứuvề phƣơng pháp dạy
tiếng. Đầu tiên phải kể đến bài nghiên cứu của Bùi Duy Dân, “Một vài nhận
xét về chữ Hán và phương pháp dạy từ Hán Việt cho người nước ngoài”. Ở
bài nghiên cứu này, tác giả đƣa ra những luận điểm của mình về tầm quan
2


trọng, sự đa dạng phong phú của từ Hán Việt cũng nhƣ nhu cầu học tiếng Việt
của ngƣời học tại một số nƣớc cùng sử dụng chữ Hán nhƣ Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc. Từ đó, đƣa ra đề xuất ngƣời dạy cần phải trau dồi thêm kiến
thức về Hán tự là một lợi thế trong phƣơng pháp giảng dạy của mình để thơng
qua việc dạy từ Hán Việt có thể khai thác cái hay, cái đẹp của kho tàng ngôn
ngữ Việt Nam.
Tác giả Hà Thu Hƣơng trong bài“Một vài suy nghĩ về cách dạy đọc theo
sự phản hồi”đã phân tích sự cần thiết, hiệu quả của việc áp dụng phƣơng
pháp dạy đọc theo sự phản hồi của từng đối tƣợng học để xây dựng giáo án
hợp lý tạo hứng thú và hiệu quả tiếp thu cho từng nhu cầu của ngƣời học.
Ngƣời dạy cần nắm đƣợc mục đích đa dạng của từng đối tƣợng học để từ đó
sử dụng, biên soạn tài liệu đọc phù hợp, không nên dạy đọc theo cách truyền
thống theo kiểu thầy dịch trò nghe, đọc văn bản mẫu trong sách.
Bài“Một vài suy nghĩ về việc ứng dụng phương pháp giao tiếp vào giảng
dạy tiếng Việt”của Nguyễn Thiện Nam bày tỏ luận điểm về việc ứng dụng
phƣơng pháp giao tiếp vào các hoạt động tổ chức giao tiếp trên lớp học ở giai
đoạn cơ sở. Tác giả cho rằng, trong các phƣơng pháp dạy ngoại ngữ mà chúng
ta đã biết thì phƣơng pháp giao tiếp có khả năng tạo đƣợc hiệu quả giao tiếp
tốt hơn cả.Bài nghiên cứu chỉ ra hai khái niệm khá quan trọng của việc dạy
học theo phƣơng pháp giao tiếp là bù đắp thông tin (information gap) và giao

tiếp thực (authentic communication). Bù đắp thơng tin là tình huống mà chỉ
ngƣời phát có thơng tin và muốn chia sẻ với ngƣời nhận. Khi đó sẽ có giao
tiếp thực. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập vai trị, thời gian nói của giáo
viên và sinh viên trong từng trƣờng hợp lớp học đông sinh viên hoặc lớp một
sinh viên. Tác giả đƣa ra những lƣu ý cho giáo viên xử lý lỗi thể tất, chú ý
ngơn ngữ đích trong q trình giảng dạy và kết hợp với một số ƣu điểm của
phƣơng pháp khác để tăng tính hiệu quả. Ví dụ việc sử dụng loại hình bài tập
cấu trúc, bài tập thay thế của phƣơng pháp nghe nói, bài tập dịch ngƣợc của
phƣơng pháp ngữ pháp dịch cho các bài tập ở nhà.
3


Hay bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Yến, “Suy nghĩ bước đầu về
phương pháp dạy viết cho học viên nước ngồi hệ chính quy”đƣa ra những
gợi ý để giáo viên tìm ra phƣơng pháp truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm dạy
môn viết tạo lập văn bản cho ngƣời nƣớc ngồi học tiếng Việt hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng hệ thống lại những điểm cần thiết trong q trình
dạy và học viết đối với ngƣời nƣớc ngồi đã có sẵn trình độ nhƣng gặp nhiều
trở ngại.
Đặc biệt về mặt xây dựng và thiết kếgiáo trình, có thể kể đến bài viết của
tác giả Vũ Văn Thi “Một số vấn đề về xây dựng giáo trình tiếng Việt” trong
cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học 2013 về Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và
Tiếng Việt. Ở bài nghiên cứu này, tác giả đƣa ra một vài đóng góp về cách
phân bố nội dung cho giáo trình dạy tiếng và cách thiết kế bài giảng cho các
giáo trình chia theo từng cấp độ để đạt hiệu quả tối ƣu.Giáo trình chung phải
dựa trên cơ sở giúp ngƣời học, sau khi hồn thành khóa học, có khả năng giao
tiếp hiệu quả, sử dụng thành thạo các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết… Tác giả
cũng đƣa ra lƣu ý về cách phân bổ dung lƣợng các phần ngữ âm, ngữ pháp, từ
vựng trong giáo trình, thời lƣợng học ở mỗi trình độ cần khoảng 300 giờ học.
Vấn đề xây dựng hệ thống bài tập, luyện tập thực hành phải có thực tiễn.Bài

viết chỉ ra lý do việc xây dựng giáo trình phát triển kỹ năng, giáo trình tiếng
Việt chuyên ngành và chuyên biệt ở Việt Nam hiện nay chƣa phát triển. Một
mặt, do nhu cầu xây dựng giáo trình theo dạng thức nhƣ trên chƣa cao, ngƣời
học tiếng Việt hiện nay chủ yếu chỉmong muốn giao tiếp thông thƣờng. Mặt
khác, giới Việt ngữ học cũng chƣa quan tâm nhiều đến các loại giáo trình này,
giới ngơn ngữ học chƣa quan tâm nhiều đến vấn đề dạy / học tiếng Việt cho
ngƣời nƣớc ngoài. Để xây dựng một hệ thống giáo trình chuyên ngành, phát
triển tổng thể các kỹ năng cần phải tiến hành khảo sát nhu cầu ngƣời học và
tiếp thu thành tựu của các giáo trình nƣớc ngồi. Bên cạnh đó cần đầu tƣ cơng
sức và kinh phí rất lớn, cần có sự hỗ trợ tích cực của các trƣờng đại học và
nhà nƣớc.
4


Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy rằng các cơng trình nghiên cứu tập
trung chủ yếu vào việc nghiên cứugiáo trình và biên soạn giáo trình, nghiên
cứu phƣơng pháp dạy tiếng để ứng dụng biên soạn sách, bài giảng trên lớp
cho ngƣời học tại lớp. Từ việc nghiên cứu các cấu trúc ngữ pháp, các loại từ,
các phƣơng pháp học tiếng Việt, đối tƣợng ngƣời học…, các nhà nghiên cứu
đƣa raphƣơng pháp dạy cho từng đối tƣợng học. Trong khi hiện nay, chƣa có
một nghiên cứu nào áp dụng các phƣơng pháp dạy học nêu trênđể xây dựng
chƣơng trình học tiếng Việt trực tuyến haynghiên cứu đánh giá thực trạng về
các chƣơng trình dạy tiếng Việt trực tuyến. Vì vậy, việc tiến hành xây dựng
các chƣơng trình học trực tuyến là một đề tài nghiên cứu còn khá mới nhƣng
lại là một hƣớng nghiên cứu thực sự cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu này, chúng tơi hƣớng tới ba mục tiêu chính:
Thứ nhất: Nghiên cứu về các chƣơng trình học tiếng Việt online nhằm mục
đích đƣa ra một cách nhìn tổng thể về các chƣơng trình học tiếng Việt trực
tuyến ngày nay qua trang web tiengvietonline.com.vn và một số kênh video

dạy tiếng trên youtube theo hình thức vlog.
Thứ hai:Đánh giá sự hợp lý hay không, chỉ ra cái đƣợc và những cái còn
hạn chế của các chƣơng trình để nhìn nhận lại thực trạng của các chƣơng trình
học tiếng Việt trực tuyến ngày nay.
Thứ ba: Đƣa ra một vài đề xuất mang tính định hƣớngtrong việc xây
dựng một chƣơng trình học tiếng Việt trực tuyến
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các chƣơng trình giảng dạy tiếng Việt
trực tuyến (online) mà ngƣời học tự truy cập vào và tự học, không phải là các

5


chƣơng trình mà ngƣời học phải trả tiền và có giáo viên hƣớng dẫn hay hình
thức hẹn giờ vào học online theo lớp và trả tiền.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trang web học tiếng Việt trực tuyến thuộc đề án hỗ trợ ngƣời Việt Nam tại
nƣớc ngoài của Bộ giáo dục và đào tạo:
/>- Các video dạy tiếng Việt trực tuyến phổ biến trên youtube theo hình thức vlog:
 Dạy & học tiếng Việt cho người nước ngoài của trung tâm Tiếng Việt 123:
/> Learn Vietnamese With Annie:
/> Tieng Viet Oi - Vietnamese Lessons:
/> Learn Vietnamese with VietnamesePod101.com
/>5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp mơ tả là phƣơng pháp chính trong quá trình nghiên cứu.
Các chƣơng trình học trực tuyến đƣợc mơ tả để từ đó ngƣời đọc hiểu rõ hình
thức và nội dung của các chƣơng trình.
Bên cạnh đó,phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu cũng đƣợc sử dụng thông
qua việc thu thập, tổng hợp và phân tích nhiều nguồn tài liệu khác nhau (tạp

chí, cơng trình nghiên cứu, sách, báo, internet,…) về các phƣơng pháp dạy
tiếng Việt và các chƣơng trình trực tuyến. Việc nghiên cứu tài liệu nhằm mục
đích xác định trọng tâm vấn đề cần nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết mà
các nghiên cứu trƣớc đã đƣa ra. Từ đó hình thành giả thuyết nghiên cứu và
phác họa sơ bộ đề cƣơng nghiên cứu.
6


Phƣơng pháp so sánhcũng đƣợc sử dụng để so sánh giữa các chƣơng
trình học tiếng Việt trực tuyến khác nhau, giữa các phƣơng pháp, hình thức
học tiếng Việt để từ đó đƣa ra những đánh giá các chƣơng trình học trực
tuyến đã khảo sát.
Cuối cùng là thủ pháp điều tra bảng hỏi đối với những ngƣời học tiếng
Việt.Thủ pháp thống kê phân loại dùng để phân tích các thơng tin lấy đƣợc từ
các bảng hỏi làm tƣ liệu nghiên cứu.Thủ pháp phỏng vấn sâu đối với các sinh
viên nƣớc ngoài đang học tập tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt và Việt
kiều nhằm đƣa ra những đánh giá khách quan và đề xuất hợp lý để xây dựng
chƣơng trình học trực tuyến.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của
khóa luận gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Chƣơng này, tập trung làm sáng tỏ một số định nghĩa và các khái niệm
liên quan đến đề tài về hình thức học trực tuyến và phƣơng pháp dạy tiếng.
Giới thiệu các hình thức học trực tuyến phổ biến hiện nay cũng nhƣ đặc điểm
của các hình thức đó.
CHƢƠNG 2 : KHẢO SÁT MƠ TẢ CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỌC
TIẾNG

VIỆT


TRỰC

TUYẾN

(QUA

TRANG

WEB

TIENGVIETONLINE.COM.VN VÀ MỘT SỐ KÊNH YOUTUBE DẠY
TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ)
Các trang học tiếng Việt trực tuyến nhƣ một ngoại ngữ trong giới hạn
khảo sát đƣợc mô tả là trang web tiengvietonline.com.vn và một số kênh
youtubelà Dạy & học tiếng Việt cho người nước ngoài của trung tâm Tiếng
Việt 123, Learn Vietnamese With Annie, Tieng Viet Oi - Vietnamese Lessons,
Learn Vietnamese with VietnamesePod101.com. Ngoài ra, chƣơng này cũng
trình bày các kết quả khảo sát ngƣời học thu đƣợc dƣới dạng biểu đồ.
7


CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỌC TRỰC
TUYẾN ĐÃ KHẢO SÁT VÀ MỘT VÀI ĐỀ XUẤT CHO VIỆC XÂY
DỰNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỌC TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN
Từ các kết quả khảo sát ở trên, kết hợp với áp dụng lý thuyết về phƣơng
pháp dạy tiếng, khái niệm, đặc điểm của hình thức học trực tuyến,khóa luận
đƣa ra một số đánh giá về các chƣơng trình đã khảo sát nhằm phản ánh hiện
trạng của việc học trực tuyến hiện nay tại Việt Nam. Đồng thời, một số đề
xuất các yếu tố cần thiết cũng đƣợc đƣa ra để xây dựng một chƣơng trình dạy

tiếng Việt trực tuyến đạt hiệu quả.

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠSỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Hình thức học trực tuyến
1.1.1. Các khái niệm liên quan
- Học trực tuyến
Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning viết tắt của Electronic
Learning) là phƣơng thức học ảo thơng qua một máy vi tính,điện thoại thông
minh nối mạng với một máy chủ ở nơi khác có lƣu giữ sẵn bài giảng điện tử
và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến
từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đƣờng truyền
băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ
(LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một
trƣờng học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng
học phí và có các bài kiểm tra nhƣ các trƣờng học khác.Đây là một phƣơng
thức phân phối các tài liệu, nội dung học tập dựa trên các cơng cụ điện tử hiện
đại. Trong đó, nội dung tài liệu học tập có thể đƣợc cập nhật từ các website
trƣờng học trực tuyến và các ứng dụng di động khác.
- Khái niệm về Vlog
Vlog hay viết đầy đủ chính xác hơn là Video log. Đây là một đoạn nhật
ký video ngắn hoặc một chƣơng trình video thủ cơng mà mọi ngƣời có thể
thực hiện bằng máy quay video, webcam với sự kết họp của máy tính. Vlog là
dạng nhật ký chỉ có 1 đoạn video clip mơ tảmột sự kiện hay một sự việc. Có
thể kết hợp với chữ, hình ảnh khác trong một bài viết nhƣng nội dung chính
vẫn thể hiện trong video.

Trang web chia sẻ video phổ biến và tiêu biểu nhất là Youtube.Trên
trang web này, bất cứ ai cũng có thểđăng ký một kênh trên Youtube và đăng
9


video của mình lên. Tuy nhiên các video khơng có bản quyền hay khơng phù
hợp chính sách sẽ bị loại bỏ.Ngồi Youtube, cịn có nhiều nền tảng video
khác nhƣ Dailymotion, Facebook, Twitch nhƣng xét về mức độ phổ biến và
chất lƣợng truyền tải của video thì khó có thể so sánh đƣợc với Youtube.
Đồng thời Vlog có rất nhiều chủ đề phong phú từ đời sống, ẩm thực đến công
nghệ, du lịch,…
Vlogger là thuật ngữ chỉ ngƣời sáng tạo ra các video.
1.1.2. Phân loại các hình thức học trực tuyến
- Phân loại theo mơ hình
Hiện nay, có hai mơ hình học trực tuyến là giao tiếp đồng bộ
(Synchronous Training) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous
Training).
Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó tại cùng một thời điểm
có nhiều ngƣời truy cập với nhau: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe
đài hoặc xem tivi phát sóng trực tiếp… [2].Mơ hình này cho phép ngƣời học
tƣơng tác đồng thời với ngƣời giảng bài (instructors) thông qua một nền tảng
(ví dụ nhƣ web – mà ta hay gọi là webinar class). Với mơ hình này, lớp học
trực tuyến thực chất là một mơ hình lớp học truyền thống, nay đƣợc đƣa lên
online. Chỉ khác là học viên tƣơng tác với ngƣời trong “lớp học” bằng việc
gửi tin nhắn, chat, gọi audio hay video. Một số khoá học cho phép ngƣời học
có thể ghi lại và xem lại các bài giảng trực tuyến nếu nhƣ bỏ lỡ buổi học
online.Nhƣng điểm hạn chế là chỉ cho phép xem lại trong một khoảng thời
gian cố định sau đó video có thể bị xố đi. Mơ hình này chủ yếu đƣợc tổ chức
trên nền tảng mạng xã hội trực tuyến skype hay paltalk.
Giao tiếp khơng đồng bộ là hình thức mà những ngƣời giao tiếp không

nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm. Ví dụ nhƣ các khóa học
tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trƣng của kiểu học này
là trƣớc khi khóa học diễn ra, học viên đƣợc tự do chọn lựa thời gian tham gia
10


khóa học[2].Mơ hình khóa học trực tiếp này u cầu học viên sẽ phải hồn
thành khóa học dựa trên chính bản thân họ, gần nhƣ khơng có sự hỗ trợnhiều
từ các giáo viên. Phần lớn các khóa học trực tuyến tại Việt Nam đang đi theo
mơ hình này, nghĩa là các giáo viên sẽ quay clip trƣớc các bài học, học viên sẽ
xem video bất cứ lúc nào họ muốn. Sau đó họ sẽ làm các bài tập mà giáo viên
giao trong khóa học và so sánh với đáp án. Học viên có thể tƣơng tác thơng
qua thảo luận với các học viên khác trên các nền tảng ứng dụng của nhà cung
cấp khóa học. Một số khóa học online lại có thể tiết kiệm hơn bằng việc họ
gửi cho ngƣời học DVDs khóa học, họ có thể xem tại nhà và thảo luận online.
- Phân loại theo hình thức
Tính đến nay có thể kể ra 5 loại hình đào tạo trực tuyến nhƣ sau:
Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT – Technology-Based Training) là hình
thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thơng
tin[2].
Đào tạo dựa trên máy tính khơng nối mạng (CBT – Computer-Based
Training) là hình thức đào tạo sử dụng các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên
các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, khơng nối mạng, khơng
có giao tiếp với thế giới bên ngồi. Thuật ngữ này đƣợc hiểu đông nhất với
thuật ngữ CD-ROM Based Training [2].
Đào tạo dựa trên web (WBT – Web-Based Training) là hình thức đào tạo
sử dụng cơng cụ web. Nội dung học, các thông tin về ngƣời học và quản lý
khóa học đƣợc lƣu trữ trên máy chủ và ngƣời dùng có thể truy nhập thơng qua
trình duyệt web. Ngƣời học có thể giao tiếp với nhau, với giáo viên, sử dụng
các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail… và có thể nghe đƣợc

giọng nói, nhìn thấy hình ảnh của ngƣời giao tiếp với mình [2].
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) là hình thức đào tạo có sử
dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, xem chƣơng trình,
giao tiếp giữa ngƣời học với nhau và với giáo viên…[2].
11


Đào tạo từ xa (Distance Learning) là hình thức đào tạo trong đó ngƣời
dạy và ngƣời học khơng ở cùng một chỗ, thậm chí khơng cùng một thời điểm.
Ví dụ nhƣ việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc cơng
nghệ web [2].
1.1.3. Đặc điểm của học trực tuyến
- Ƣu điểm
Học trực tuyến giúp ngƣời học vƣợt qua rào cản về không gian và thời
gian. Với hình thức học này ngƣời học có thể đăng kí và theo học bất cứ thời
gian nào mình muốn. Học viên có thể học bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu…
Đồng thời cho phép học viên có thể hồn thành chƣơng trình đào tạo một
cách thuận tiện ngồi giờ làm việc hay ở nhà và tận dụng đƣợc nguồn giảng
viên chất lƣợng cao từ nhiều nơi trên thế giới, nội dung truyền tải nhất quán,
phù hợp với yêu cầu của ngƣời học.
Dễ tiếp cận và thực hiện: Đây là một hình thức đào tạo qua mạng có
nhiều đổi mới hơn so với học truyền thống, cung cấp cho học viên sự kết hợp
hài hịa giữa nhìn, nghe và sự chủ động tích cực trong hoạt động. Chính nhờ
vào lợi ích đó, đào tạo qua mạng đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho việc học
tập nhƣ: thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng học viên trên phạm vi toàn cầu, cắt
giảm đƣợc nhiều chi phí xuất bản, in ấn tài liệu.
Tính linh hoạt: Bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ học trực
tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng kí học đến lúc hồn tất, ngƣời học có thể học
theo thời gian biểu mình định ra, khơng bị gị bó bởi thời gian và khơng gian
lớp học dù vẫn đang ở trong lớp học “ảo”.

Tự định hƣớng: Học viên khi tham gia vào các lớp học trực tuyến có thể
chủ động lựa chọn cho mình những kiến thức phù hợp. Ngƣời học trực tuyến
có thể chủ động chọn những kiến thức phù hợp với mình so với hình thức tiếp
thu thụ động trên lớp.
Tự điều chỉnh: Ngoài ra, đào tạo trực tuyến đồng bộ còn giúp cho ngƣời
học có khả năng tự kiểm sốt tốc độ học của mình sao cho phù hợp với bản
12


thân, vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng học tập mà khơng cần phải có những phần
hƣớng dẫn.
Tính đồng bộ: Phƣơng pháp tƣơng tác bảng điện tử đang là một hình
thức học online đƣợc chú trọng nhiều nhất. Các bài giảng của giáo viên sẽ
đƣợc trình bày thơng qua phƣơng thức học tại lớp truyền thống và đƣợc ghi
hình lại nhằm làm tƣ liệu giảng dạy một cách sinh động cho học sinh ở khắp
nơi. Chính nhờ phƣơng pháp này, học viên sẽ tiếp thu bài nhanh chóng và giờ
học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Tƣơng tác và hợp tác: Ngƣời học có thể giao lƣu và tƣơng tác với nhiều
ngƣời cùng một lúc, có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để
thảo luận và làm bài tập về nhà.
Tiết kiệm chi phí: Theo một số thống kê thơng thƣờng,một khóa học
truyền thống học viên phải trả khoảng 5 triệu đồng, thì đối với một khóa học
trực tuyến chi phí vào khoảng 2 triệu đồng giúp giảm khoảng 60% chi phí bao
gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm, chi phí cho tổ chức và quản lý
đào tạo. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng ký khố học và có thể đăng
ký nhiều khoá học mà họ cần. Nội dung khóa học có thể sử dụng lại đƣợc với
các học viên khác nhau, cắt giảm đƣợc chi phí in ấn, xuất bản và phân phối tài
liệu, lƣơng của giáo viên.
Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với
phƣơng pháp giảng dạy truyền thống nhờ hạn chế sự phân tán và thời gian đi

lại. Cơ sở đào tạo cũng dễ dàng kiểm soát thời gian thực hiện khóa học.
Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khố học có
sự chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tƣơng tác (Interactive
Self-pace Course), tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao
kiến thức thơng qua những thƣ viện trực tuyến. Ngƣời học có khả năng tự
kiểm sốt cao thơng qua việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua
những phần hƣớng dẫn đơn giản không cần thiết mà vẫn đáp ứng đƣợc tiến độ
chung của khóa học.
13


Tối ƣu: Nội dung truyền tải nhất quán. Các tổ chức có thể đồng thời
cung cấp nhiều ngành học, khóa học cũng nhƣ cấp độ học khác nhau giúp học
viên dễ dàng lựa chọn. Học trực tuyến làm tăng lƣợng thông tin một cách rõ
rệt, kiến thức thu đƣợc rất đa dạng và phong phú từ nhiều nguồn khác nhau.
Hệ thống hóa: Học trực tuyến dễ dàng cho phép học viên tham gia học,
dễ dàng theo dõi tiến độ và kết quả học tập của học viên. Với khả năng tạo
những bài đánh giá, ngƣời quản lý dễ dàng biết đƣợc học viên nào đã tham
gia học, khi nào họ hồn tất khố học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ
phát triển của họ.
- Nhƣợc điểm
Ngoài những ƣu điểm tiện ích, đào tạo qua mạng cịn tồn tại những
nhƣợc điểm nhƣ sau:
Vấn đề cảm xúc và không gian tạo sự ấn tƣợng cho ngƣời học: Môi
trƣờng học không kích thích đƣợc sự chủ động và sáng tạo của học viên,
nhiều học viên thiếu tính tự giác học vì khơng có ngƣời theo dõi thúc ép.
Tƣơng tác trực tiếp với ngƣời dùng bị hạn chế:Học viên khơng có nhiều
cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè. Đối với các chƣơng trình trực
tuyến tự học, ngƣời học khó có thể tự đánh giá lỗi, sửa lỗi sai.
Muốn học viên học tập tốt, học online phải có đội ngũ giáo viên hƣớng

dẫn rõ ràng. Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng
say mê nhiệt huyết của giảng viên đến học viên. Một số giảng viên không
quen với việc sử dụng mạng internet nên làm tăng khối lƣợng công việc cũng
nhƣ áp lực cho giảng viên.
Học trực tuyến online không phù hợp với các thành phần học viên lớn
tuổi không thành thạo máy vi tính.
Làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng nhƣ các
vấn đề về sở hữu trí tuệ.
Nhƣợc điểm quan trọng nhất của hình thức học online đó chính là sự
tƣơng tác của học viên với giảng viên một cách trực tiếp. Tuy một số trang
14


web học online có cung cấp tính năng trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và
học viên thông qua các phần mềm trị chuyện trực tuyến nhƣng cũng khơng
đầy đủ và sinh động bằng hoạt động trao đổi trực tiếp nhƣ hình thức đào tạo
truyền thống.
1.2. Phƣơng pháp, phƣơng pháp luận trong dạy tiếng
1.2.1. Phƣơng pháp
Theo tác giả Nguyễn Thiện Nam: “Trong từ điển ngôn ngữ học ứng
dụng và dạy tiếng của nhóm Richard đã định nghĩa:“Phương pháp trong dạy
tiếng là cách dạy một ngôn ngữ dựa vào những nguyên tắc và thủ pháp có
tính hệ thống, chẳng hạn sự áp dụng những quan điểm làm thế nào để một
ngôn ngữ được dạy và học một cách tốt nhất”
Các tác giả của từ điển này cho rằng:“Các phƣơng pháp dạy tiếng khác
nhau nhƣ phƣơng pháp trực tiếp, phƣơng pháp nghe nhìn, phƣơng pháp nghe
nói, phƣơng pháp ngữ pháp dịch, phƣơng pháp con đƣờng im lặngvà phƣơng
pháp giao tiếp… là kết quả của những quan điểm khác nhau về: bản chất ngơn
ngữ; bản chất của việc học ngơn ngữ; mục đích và đối tƣợng giảng dạy; các
loại chƣơng trình (syllabus) đƣợc sử dụng; vai trò của ngƣời dạy, ngƣời học

và các tài liệu giảng dạy; các kỹ thuật và thủ pháp đƣợc sử dụng”
1.2.2. Phƣơng pháp luận
Nhóm Richard, trong từ điển ngôn ngữ học ứng dụng nêu trên cũng đã
định nghĩa nhƣ sau:
“Phƣơng pháp luận – Methodology (trong dạy tiếng):
(1) Là sự nghiên cứu việc luyện tập và thủ tục đƣợc sử dụng trong việc
dạy và những nguyên tắc và lòng tin có trong đó.
Phƣơng pháp luận bao gồm:
- sự nghiên cứu bản chất của các kỹ năng ngôn ngữ (nhƣ đọc, viết, nói
nghe) và các cách/thủ tục để dạy chúng
15


- sự nghiên cứu việc chuẩn bị của kế hoạch bài giảng, các tài liệu và sách
giáo khoa dùng để dạy kỹ năng
- sự đánh giá và so sánh các phƣơng pháp dạy tiếng (ví dụ phƣơng pháp
nghe nói)
(2) Bản thân những sự thực tập, những thủ tục, nguyên tắc và lịng tin.
Ngƣời ta có thể phê phán hay khen ngợi phƣơng pháp luận của một chƣơng
trình học nào đó
(3) (Trong nghiên cứu) Các thủ pháp đƣợc sử dụng để tiến hành khảo
sát, điều tra, bao gồm những phƣơng pháp đƣợc sử dụng để sƣu tập và phân
tích dữ liệu”
Hiểu một cách đơn giản, phƣơng pháp là hệ thống các quan điểm về việc
giảng dạy cịn phƣơng pháp luận thì xem xét các kỹ năng, kế hoạch liên quan
đến bình diện của lớp học, chú ý vào những hoạt động và nhiệm vụ của lớp
học và sự quản lý quá trình học.
1.3. Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng nàyđã giới thiệu một cách sơ lƣợc nội dung các lí thuyết sẽ đƣợc
áp dụng trong khóa luận làm cơ sở thực tiễn để đi vào phần trình bày và phân

tích vấn đề ở các chƣơng sau. Thông qua tổng hợp các khái niệm liên quan
đến đề tài là khái niệm học trực tuyến, vlog và các khái niệm về phƣơng pháp
và phƣơng pháp luận trong dạy tiếng nhằm đƣa ra một cái nhìn rõ hơn về nội
hàm khái niệm. Các hình thức học trực tuyến cũng đƣợc phân loại và nêu ra
một vài đặc điểm, ƣu nhƣợc điểm của các hình thức này.

16


CHƢƠNG 2. MƠ TẢ MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH
HỌC TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN NHƢ MỘT NGOẠI NGỮ VÀ
KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGƢỜI HỌC
2.1. Khảo sát, mô tả trang web tiengvietonline.com.vn.
Trang web tiengvietonline.com.vn là chƣơng trình dạy tiếng Việt trực
tuyến thuộc Đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho ngƣời Việt Nam
ởnƣớc ngoài” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Trang này theo hình thức
đào tạo trực tuyến (Online Learning / Training) thuộc mơ hình giao tiếp
khơng đồng bộ (Asynchronous Training).Mục đích của chƣơng trình là tạo
thêm điều kiện thuận lợi cho ngƣời Việt Nam đang sống ở nƣớc ngồi có thể
tự học tiếng Việt mà khơng cần đến các lớp học truyền thống.
Nội dung của chƣơng trình học trực tuyến này chủ yếu là các bài học
đƣợc trích từ hai bộ sách Tiếng Việt Vui (dành cho trẻ em và thanh thiếu niên,
6 quyển) và Quê Việt (dành cho ngƣời lớn, 6 quyển). Mỗi bài đều có phần từ
vựng, ngữ pháp theo các chủ đề đƣợc dịch sang tiếng Anh để ngƣời học dễ
theo dõi nội dung của bài học. Ngƣời học có thể tự kiểm tra kết quả luyện tập
các kỹ năng Nghe, Đọc, Viết của mình qua so sánh với đáp án của mỗi phần
luyện tập của mỗi bài.
Ngồi ra, ngƣời dùng cịn có thể tải tất cả các bài học và bài tập của hai
bộ sách Tiếng Việt Vui và Quê Việt từ website làm tài liệu học tập.Ngồi ra
trang web cịn một số mục hỗ trợ học tiếng Việt khác (chúng tôi sẽ trình bày

cụ thể ở phần mơ tả).
2.1.1. Giao diện của trang web tiengvietonline.com.vn.
Trang web tiengvietonline.com.vn có giao diện đƣợc thiết kế khá đơn
giản với tông màu chủ đạo là xanh da trời. Bìa trang web là tên hai quyển
sách Tiếng Việt Vui và Q Việt, chính là giáo trình chính cho chƣơng trình
học trực tuyến này. Trang web có bố cục 2 thanh công cụ nằm ở trên và ở bên

17


trái là các đề mục nội dung của trang web này chứa đựng. Đây là một giao
diện khá cơ bản và đƣợc thể hiện rất đơn giản.
Các đề mục trên thanh công cụ trải dài ở trên đầu trang web đều đƣợc
ghi bằng tiếng Việt và chú thích bằng tiếng Anh ở dƣới bao gồm các mục:
Trang nhất (Home), Tải bài học (Download books), Văn hóa (Culture), Từ
điển (Dictionaries), Hướng dẫn (Guidance), Liên hệ (Contact Us).

Giao diện trang chủ của trang web tiengvietonline.com.vn
Mục đầu tiên là Trang nhất, khitruy cập vào trang học trực tuyến này,
phần đầu tiên hiển thị chính là trang nhất. Trang nhất chứa đựng nội dung giới
thiệu mục đích, lý do trang web tiengvietonline.com.vn đƣợc tạo dựng và nội
dung cơ bản của chƣơng trình học trực tuyến trên trang này bằng tiếng Việt,
đƣợc chú thích bằng tiếng Anh cụ thể nhƣ sau:
“CHƢƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN
ONLINE VIETNAMESE LANGUAGE TEACHING PROGRAM
Thuộc Đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho ngƣời VN ở nƣớc ngoài”
Under the project "Support the Teaching and Learning Vietnamese for
Overseas Vietnamese"

18



×