Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đề tài Sâu răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.54 KB, 19 trang )

Đề tài: Một số biện pháp về phòng bệnh sâu răng cho trẻ mầm non độ tuổi 3-4 tuổi tại
Trường mầm non Đôremon
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là một trong những căn bệnh nhiễm trùng mạn tính phổ biến nhất và rất
khó kiểm sốt ở trẻ em, đặc trưng bởi sự xuất hiện sớm, tiến triển nhanh chóng. Mặc dù
sâu răng không đe dọa mạng sống, nhưng những ảnh hưởng của bệnh lên cá nhân và
cộng đồng là rất nghiêm trọng. Sâu răng gây đau, ảnh hưởng đến chức năng, đến tốc độ
tăng trưởng và khả năng phát triển của trẻ, do đó làm giảm chất lượng cuộc sống [1].
Hiện nay, tình trạng sâu răng của trẻ em là một vấn đề được rất nhiều nước trên
thế giới quan tâm. Năm 1986, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã coi bệnh răng miệng là
mối quan tâm thứ ba của loài người sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch [2]. Năm 2007,
tại hội nghị sức khỏe răng miệng thế giới lần thứ 60, các nước thành viên của Tổ chức
Y tế Thế giới đã thông qua nghị quyết, đưa xúc tiến và phòng ngừa bệnh sâu răng vào
quy hoạch phịng ngừa và điều trị tổng hợp bệnh mạn tính
Thực trạng sâu răng sớm trên thế giới và tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao.
Mahejabeen R (2006) cho kết quả trẻ 3 tuổi có tỷ lệ sâu răng sữa là 42,6%; trẻ 4 tuổi tỷ
lệ sâu răng là 50,7%. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Vũ Mạnh Tuấn (2014) cho tỷ
lệ sâu răng sữa sớm ở trẻ 03 tuổi là 79,7%.Theo nghiên cứu Vũ Văn Tâm và các cộng
sự năm 2017 nghiên cứu tình trạng sâu răng của trẻ mầm non 3-6 tuổi thuộc xã Vân
Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy kết quả trong 690 trẻ tham gia nghiên
cứu thì có đến 40% trẻ 3 tuổi là có bị sâu răng và 71.2% là ở trẻ 4 tuổi có bị sâu răng[2].
Sâu răng ở trẻ nhỏ có thể làm tăng nguy cơ phát triển lệch lạc về cấu trúc xương
hàm, sự định hình về khớp cắn, cũng như sự phát triển bộ răng vĩnh viễn sau này, việc
điều trị sâu răng trên lâm sàng cho trẻ em ở độ tuổi này rất khó khăn và tốn kém. Do vậy
việc giữ được sự toàn vẹn bộ răng sữa cho trẻ về mặt chức năng và thẩm mỹ trong suốt
thời gian dài chờ sự thay thế bởi bộ răng vĩnh viễn, đóng vai trị quan trọng đối với sự
phát triển toàn vẹn ở trẻ em.
Trong những năm gần đây, Việt Nam có sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội, vì vậy
chế độ dinh dưỡng cũng có sự thay đổi, việc sử dụng lương thực - thực phẩm không hợp
lý dẫn đến mức độ tăng nhanh chóng của bệnh sâu răng. Từ những thực trạng trên nhằm
đóng góp thêm các biện pháp về phịng bệnh sâu răng cho trẻ nên thực hiện đề tài “Một




số biện pháp về phòng bệnh sâu răng cho trẻ mầm non độ tuổi 3-4 tuổi tại Trường
mầm non Đôremon” nhằm Mục đích đề ra một số biện pháp vè phòng bệnh sâu răng ở
trẻ mầm non độ tuổi 3-4 tuổi tại trường.
II. NỘI DUNG
1.Tìm hiểu chung về răng
1.1.Răng
Răng là phần phụ cứng nằm trong khoang miệng có chức năng nghiền và xé Thức
ăn. Số lượng, cách sắp xếp và sinh lý của răng tạo thành các kiểu răng đặc trưng cho
từng loài động vật.
1.2. Cấu tạo của răng
Cấu tạo của răng bao gồm: men răng, ngà răng, tủy răng và xương răng
1.2.1. Men răng
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, là mơ cứng nhất của cơ thể, có tỷ lệ chất
vơ cơ cao nhất, có nguồn gốc từ ngoại bì. Men răng dày nhất ở núm răng khoảng 1,5cm
và mỏng nhất ở vùng cổ răng. Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi
răng mọc ra. Trong suốt đời người, men răng không được bồi đắp mà mịn dần theo tuổi.
Men răng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với mơi trường trong miệng.Men được cấu
tạo bởi chất vô cơ là chủ yếu (chiếm 96%) chủ yếu là 3[(PO4)2Ca3] Ca(OH)2, còn lại
là các muối cacbonat của Magie, một lượng nhỏ Clorua, Florua à muối sunfat của Natri
và Kali. Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1% đó chủ yếu là Protide. Men răng cứng,
giòn, trong và cản tia X, tỷ trọng từ 2,3 so với ngà răng.
1.2.2. Ngà răng
Ngà răng có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơ
kém hơn men (75%), chủ yếu là 3[(PO4)2Ca3]. Trong ngà răng chứa nhiều ống ngà,
chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà. Bề dày ngà thay đổi trong cuộc sống hoạt
động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm
hẹp dần ống tủy.
Về tổ chức học ngà răng được chia làm hai loại: ngà tiên phát và ngà thứ phát.

- Ngà tiên phát chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá trình hình
thành răng bao gồm: ống ngà, chất giữa ống ngà (dây tôm).
- Ngà thứ phát được sinh ra khi răng đã hình thành gồm: ngà thứ phát sinh lý, ngà
phản ứng và ngà trong suốt.


1.2.3. Tủy răng
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy thân. Tủy răng nằm
trong buồng tủy gọi là tủy thân, tủy buồng, tủy răng trong ống tủy gọi là tủy chân.Các
nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy. Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng,
cụ thể là sự sống của nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp, nhận cảm giác của răng. Trong
tủy răng chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh.
Về tổ chức học, tủy răng gồm hai vùng: vùng cạnh tủy gồm các lớp tế bào tạo ngà (2-3
lớp) và lớp khơng có tế bào gồm những tổ chức sợi tạo keo. Vùng giữa tủy là tổ chức
liên kết có nhiều tế bào, ít tổ chức sợi.
1.2.4. Xương răng
Là tổ chức vơi hóa bao phủ ngà chân răng
Cấu trúc xương răng được chia làm hai loại: xương răng tiên
phát và xương răng thứ phát.
- Xương răng tiên phát: Ở sát lớp ngà cổ răng và khơng có tế bào.
- Xương răng thứ phát: Có tế bào tạo xương, có nhiều ở vùng phủ ngà cuống răng.
Độ dày của xương răng thay đổi theo tuổi và vị trí.
Thành phần hóa học của xương răng giống với xương ở những nơi khác.
2. Sinh lý mọc răng
Sự mọc răng góp phần quan trọng trong việc hình thành khn mặt, gúp hồn thiện
sự phát âm và chức năng nhai. Các mầm răng được hình thành từ trong xương hàm, lần
lượt di chuyển và một phần thốt ra khỏi cung hàm, đó chính là phần thân răng nhìn
thấy trong xoang miệng. Sự mọc răng bắt đầu từ khi thân răng được hình thành và tiếp
diễn trong suốt đời của răng. Răng mọc lên được, một phần do chân răng cấu tạo dài ra,
một phần do sự tăng trưởng của xương hàm. Khi chân răng đẫ cấu tạo hoàn tất, răng vẫn

tiếp tục mọc lên được, nhờ vào sự bồi đắp liên tục chất xê măng ở chóp chân răng. Mỗi
răng có lịch thời gian mọc và vị trí nhất định trên cung hàm, nhờ vậy các răng ở hàm
trên và dưới sắp xếp thứ tự và ăn khớp với nhau. Chân răng được cấu tạo dần dần và
hoàn tất sau 3 năm kể t thời điểm răng mọc (hiện tượng đóng chóp). Tuổi đóng chóp =
tuổi mọc răng + 3.
Có hai thời kỳ mọc răng:


- Thời kỳ mọc răng sữa: Răng sữa mọc vào trong khoang miệng khoảng tháng thứ
6 sau khi sinh. Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ em có đủ bộ răng sữa gồm 20 răng (10 răng hàm
trên và 10 răng hàm dưới).
Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trị quan trọng trong việc
phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Chân
răng sữa tiêu dần khi đi đến tuổi thay, răng vĩnh viễn thay thế mọc dần lên thế vào vị
trí răng sữa [3].
3. Bệnh sâu răng
3.1. Một số thuật ngữ về sâu răng
Bệnh sâu răng là một quá trình bệnh lý mà thực chất là sự phân hủy chất khoáng
của răng làm tiêu dần các chất vô cơ , hữu cơ ở men răng , ngà răng làm mất đi cấu trúc
ven toàn của răng do hình thành lỗ sâu khơng có khả năng phục hồi và phải điều trị.
Sâu răng có thể ở bè mặt thân răng hoặc cổ răng, tổn thương sâu trên thaanrawng
bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên cổ răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà cổ răng.
Sâu răng sữa là một bệnh gây tổn thương mất mô cứng của răng do q trình hủy
khống gây ra bởi vi khuẩn ở màng bám răng.
Sâu răng sớm ở trẻ là trình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương sâu răng (
có thể hình thành lỗ hoặc chưa) mất răng (Do sâu), mặt răng đã được hàn (Do sâu) trên
bất kỳ răng sữa răng sữa nào ở trẻ em.
Sâu răng lan nhanh-đa sâu răng là một dạng đa sâu răng nặng có thể ảnh hưởng
đến bộ răng sữa hoặc răng vĩnh viễn, xuất hiện đột ngột, lan rộng xuất hiện ở các mặt
răng và rất nhanh tổn thưởng tủy, các răng hàm thường tổn nhất. Răng hàm sữa thứ nhất

thường ít bị sâu răng hơn so với răng hàm sữa thứ 2, răng hàm sữa dưới dẽ sâu hơn răng
hàm sữa trên[4].
3.2. Một số dấu hiệu sâu răng ở trẻ em
Tình trạng sâu răng giai đoạn đầu thường khơng có dấu hiệu. Bạn thường chỉ phát
hiện ra con bị sâu răng khi quan sát thấy răng trẻ có những lỗ nhỏ, răng bị đổi màu, bị
đen hay nướu bị sưng, đau… Nếu trẻ bị sâu răng, con có thể có các dấu hiệu khác như:


Bé tỏ ra đau răng khi nhai hoặc cắn thức ăn




Răng tỏ ra nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh



Con bị đau răng mà khơng có lý do



Hơi thở có mùi khó chịu



Răng xuất hiện những đốm trắng li ti, sau đó chuyển dần thành màu nâu đen. sâu
răng ở trẻ nhỏ phải làm sao
Các đốm trắng dần to hơn theo thời gian, các lỗ sâu có màu đen, kéo theo sự đau
nhức, khó chịu. Nhiều trường hợp răng miệng có mùi hơi. cách trị sâu răng cho
trẻ

Trẻ có biểu hiện khơng thích ăn những đồ ăn q nóng hoặc q lạnh do răng dễ
ê buốt.





Hình 1.1 Những biểu hiện sâu răng ở trẻ nhỏ
3.3. Một số nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
Khi chúng ta ăn, một số mảnh vụn thức ăn mắc kẹt và nằm lại trong các kẽ răng.
Vi khuẩn cư trú trong khoang miệng sẽ lên men carbohydrate có trong các mảnh vụn
thức ăn, tạo ra axit. Axit tấn công, gây tổn thương cho men răng dẫn đến sâu răng. Ngoài
ra, các vi khuẩn này còn tạo ra các mảng bám chứa nhiều axit ăn mòn men răng, làm
cho răng bị tổn thương, hình thành lỗ sâu.
Trong bộ răng sữa của trẻ nhỏ thì răng hàm là nhóm răng cứng nhất, do đó, nhiều
bậc phụ huynh cho rằng trẻ sẽ khơng thể nào bị sâu răng hàm và chủ quan không kiểm


tra khi bé có biểu hiện đau đớn. Thực tế, để răng hàm bị sâu là điều rất khó vì nó nằm
sâu bên trong khoang miệng.
Một số nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu bao gồm:
❖ Thói quen ăn nhiều đồ ngọt
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em phần lớn là do thói quen ăn uống. Hàm lượng
đường cao trong những thực phẩm mà trẻ ăn gây ảnh hưởng đến răng của trẻ. Trẻ em
thường thích ăn đồ ngọt, sôcôla, kem và các loại thực phẩm chứa nhiều đường nên chúng
rất dễ bị sâu răng.

Hình 1.2 Bánh ngọt
Ngồi ra, việc trẻ uống nước trái cây, nước ngọt, sữa… cũng có thể gây sâu răng.
Răng của những đứa trẻ thường xuyên tiêu thụ những loại đồ uống này sẽ bị đường và

các phẩm màu có trong nước uống bao bọc lại, gia tăng nguy cơ làm tổn thương men
răng, dẫn đến nhiễm trùng.
Theo thống kê, có đến 70% trẻ 4 tuổi bị sâu răng nguyên nhân là do được bố mẹ
cho ăn đồ ngọt thường xuyên. Hầu hết các bậc cha mẹ đều đáp ứng nguyện vọng của
con, cho rằng con phải ăn nhiều thì mới lớn được, mà khơng biết rằng tác hại của việc
ăn nhiều đồ ngọt là rất lớn.
❖ Tình trạng sức khỏe


Những bé gặp phải một số tình trạng sức khỏe nhất định cũng có thể làm tăng
nguy cơ sâu răng. Nếu con bạn bị dị ứng mãn tính, bé có thể phải thở bằng miệng dẫn
đến khô miệng. Khô miệng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tình trạng sâu răng.
❖ Thói quen bú bình vào ban đêm
Những bé có thói quen bú bình vào ban đêm rất dễ bị sâu răng. Nguyên do là sữa có
chứa đường và có thể bám trên răng hàng giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển.
❖ Chế độ vệ sinh răng miệng khơng tốt
Ngồi ra, thói quen đánh răng của trẻ cũng là một trong những nguyên hàng đầu
gây ra tình trạng sâu răng hàm ở trẻ 3, 4 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ còn nhỏ nên sẽ chưa
ý thức được việc đánh răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để khơng bị vi khuẩn tấn cơng.
Chính vì thế, trẻ thường vệ sinh răng miệng một cách qua loa và nhiều khi quên mất
việc phải đánh răng trước khi đi ngủ.
❖ Quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh
Nhiều phụ huynh còn quan niệm trẻ 3 tuổi hay trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm sẽ
không có vấn đề gì bởi ở giai đoạn này là răng sữa và sau đó sẽ được thay bằng răng
vĩnh viễn. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm khiến cho tình trạng sâu răng ở trẻ càng
trở nên phổ biến.
❖ Cách truyền tải sai lệch của quý phụ huynh
Một số bậc cha mẹ khác, tuy ý thức được tầm quan trọng của việc đánh răng vào
buổi tối để phòng ngừa sâu răng nhưng lại chưa có cách truyền tải thích hợp khiến trẻ

chưa yêu thích hoạt động này hoặc thực hiện một cách gượng ép. Tâm lý trẻ nhỏ chưa
thể tiếp nhận những kiến thức quá mô phạm dành cho người lớn, cũng chưa quen với
việc vệ sinh cá nhân, thế nhưng nhiều cha mẹ chỉ biết ra lệnh hoặc ép buộc con đánh
răng trước khi đi ngủ, khiến cho trẻ như bị tra tấn. Có đến 89,2% cha mẹ cảm thấy khó
thuyết phục con mình đánh răng trước khi đi ngủ một cách vui vẻ cho thấy đây khơng
phải là một vấn đề đơn giản, cần phải có những phương pháp thích hợp để thay đổi tình
trạng này.
❖ Thiếu fluoride


Fluoride là một khống chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm và nước,
có tác dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu. Khoáng
chất này được bổ sung vào nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Những trẻ sử
dụng nước khơng có bổ sung fluoride, dùng kem đánh răng khơng chứa fluoride thường
có nguy cơ sâu răng hơn những trẻ khác
1.2.4 Tác hại của việc sâu răng

Khi lỗ sâu mới hình thành hầu như khơng gây khó chịu cho trẻ nên ít người
phát hiện ra. Khi xuất hiện những tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường
thì đa phần thường than phiền về việc dắt thức ăn và những cơn đau nhức khiến
họ ăn ngủ không ngon. Từ sâu ngà không điều trị, bệnh sâu răng sẽ tiến triển đến
tủy gây viêm tủy cấp, sau đó tủy sẽ bị hoại tử dần đưa đến viêm tủy mãn rồi đến
tủy chết, thối. Những chất hoại tử của tủy có thể thốt qua lỗ chóp chân răng gây
nên những bệnh lý vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm...,
hoặc tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng... Ngồi ra, vi khuẩn có thể
gây những biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc.
Quá trình ăn uống rất cần đến chức năng nhai, xé, nghiền thức ăn của răng hàm
trước khi chúng được chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa. Nếu như trẻ mới 3 - 4 tuổi bị sâu
răng hàm thì sẽ ảnh hưởng tới q trình tiêu hóa, loại thức ăn. Điều này về lâu dài sẽ
khiến trẻ biếng ăn, bỏ bữa, đau đớn.

Đặc biệt, nếu như bé 3 tuổi bị sâu răng hàm thì sẽ bị vi khuẩn tấn cơng và hủy
hoại răng từ ngồi vào trong và cần phải nhổ đến giúp trẻ không đau đớn. Việc nhổ răng
hàm sữa khi trẻ chưa đến tuổi thì sẽ khiến cho lợi bị khô lại và răng hàm vĩnh viễn sẽ
rất khó khăn để mọc được hoặc răng hàm mới mọc có thể mọc chèn lên răng phía trước
và ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm răng.
Sâu răng khiến răng bạn cực kỳ đau buốt do tủy răng bị tổn thương, nếu không
điều trị tủy răng kịp thời gây ra viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng
(mủ trong răng).


Hình 1.3 Sâu răng ảnh hưởng đến tủy răng
Sâu răng trẻ em gây tổn thương đến tủy răng
Sâu răng trẻ em còn là nguyên nhân gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô
tế bào, viêm xoang hàm trên. Với trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được
điều trị đúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn

Hình 1.4 Sâu răng
Sâu răng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ


Ngồi nhưng hậu quả trên sâu răng cịn gây ra chứng hôi miệng. Hôi miệng làm
mất điểm nghiêm trọng trong giao tiếp, có khi làm tan vỡ nhiều mối quan hệ trong công
việc
Dễ nhận thấy nhất là khi bị sâu răng trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó ăn
uống ngay cả khi uống nước. Trẻ sẽ hay quấy khóc, khó ngủ và bị sụt cân, suy dinh
dưỡng.
Sâu răng cịn ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như dạ dày. Tình trạng sâu răng
cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm và áp xe các phần
mềm vùng miệng...buộc phải có phương pháp điều trị lâu dài và tốn kém.
Nếu để tình trạng sâu răng nặng hơn là viêm quanh các cuốn răng, viêm mô tế

bào, viêm hạch, viêm tủy răng lan rộng và gây cho trẻ bị nhiễm trùng, sốt, xuất huyết.
Thậm chí biến chứng sâu răng ở trẻ còn gây ra viêm màng não, rất dễ khiến trẻ bị tử
vong.
Một khi nhiễm khuẩn quanh cuống răng, có thể sẽ khiến trẻ bị rối loạn ở khớp
thái dương, nhức đầu, mỏi cổ, rối loạn ở tim, thận...Cùng với đó, sâu răng ở trẻ cịn làm
cho hơi thở có mùi rất khó chịu, khiến trẻ ngại tiếp xúc, tự ti khi nói chuyện.
Sâu răng kéo dài nếu không được chữa trị sẽ khiến trẻ bị áp xe răng, răng bị hỏng,
mất răng, một khi mất răng gây ra các bất tiện trong ăn nhai, phát âm, ổ xương răng bị
tiêu đi, khi lớn sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.
Nếu sâu răng không được phát hiện kịp thời ăn sâu vào trong phá hủy tủy thì có
thể làm thối tủy. Một khi tủy đã bị phá hủy thì khơng thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ
bỏ răng sâu.
Đối với răng sữa nếu nhổ q sớm trước thời kỳ thay răng thì có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển răng vĩnh viễn sau này ( chậm mọc hoặc bị mọc lệch). Nếu như răng
vĩnh viễn bị sâu phải nhổ thì sẽ khơng cịn răng khác mọc lên thay thế. Muốn giữ thẩm
mỹ phải trồng răng giả, tốn rất nhiều chi phí.
Ngồi ra, một khi bệnh sâu răng tiến triển nặng hơn, phụ huynh sẽ tốn một khoản
chi phí lớn để điều trị răng miệng cho trẻ.
4. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ em


Sâu răng là một bệnh phổ biến và mắc từ rất sớm ở trẻ em sau khi răng mọc. Tổ
chức cứng của răng bị phá hủy tạo thành lỗ sâu trên răng,có sâu răng sữa và sâu răng
vĩnh viễn.Sâu răng là bệnh tổn thương khơng hồi phục, do đó nếu khơng được chữa trị
và phịng bệnh kịp thời sâu răng sẽ tích lũy ngày càng cao.Việc chữa răng tốn kém nhưng
cũng không thể phục hồi được tổ chức cứng của răng như trước. Sâu răng nếu không
chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây biến chứng nguy hiểm.

5. Tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới
Nhìn chung từ năm 1940 đến năm 1960, tình hình sâu răng ở các nước trên thế

giới đều khá nghiêm trọng. Hầu hết các nước có chỉ số SMTR ở mức cao, khoảng 7,4
đến 12,0. Đến những năm 80, chỉ số này đã giảm xuống. Theo số liệu điều tra của tổ
chức Y tế thế giới năm 2003, chỉ số SMTR của trẻ 12 tuổi trung bình là 2,4. [tài liệu]
Ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, các nước Bắc Âu... bệnh sâu răng
giảm đi rõ rệt do các nước này đã sử dụng tích cực và hiệu quả các biện pháp phịng
bệnh hữu hiệu. Trong đó việc sử dụng có hiệu quả các dạng Fluor đóng vai trị quan
trọng.
Sâu răng là căn bệnh mãn tính phổ biến nhất ở thời thơ ấu, ảnh hưởng đến 4050% trẻ em Hoa Kỳ và Anh (Pitts và cộng sự, 2007) và 60-90% trẻ em trên toàn thế
giới trong độ tuổi từ 2-11 tuổi [5].
Một cuộc khảo sát sức khỏe răng miệng cắt ngang đã được thực hiện ở bang
đảo đôi Trinidad Tobago từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014. Đất nước này
được chia thành 5 vùng — Tobago, Bắc, Trung, Đông và Nam Trinidad. Các khu vực
được xác định bởi ranh giới của quận và bao gồm sự pha trộn giữa các khu vực thành
thị và nông thôn với sự khác biệt về tình trạng kinh tế xã hội.
Dân số mẫu được lấy từ danh sách hơn 350 trường mẫu giáo và trường Mầm
non tư thục và công lập đã đăng ký với Bộ Giáo dục. Danh sách được chia theo khu vực
và các trường được chọn bằng hệ thống rút thăm. Mẫu dữ liệu được thu thập từ trẻ em
nam và nữ khỏe mạnh trong độ tuổi từ 3-5 tuổi theo học tại 15 trường mầm non và trung
tâm mầm non được chọn.


Cỡ mẫu thu được bằng cách sử dụng công thức của Daniel (1999) n = Z2P (1 P) / d2 (với n = cỡ mẫu; thống kê Z = Z cho mức độ tin cậy; P = tỷ lệ hoặc tỷ lệ phổ biến
dự kiến; và d = độ chính xác) [19]. Tỷ lệ dự kiến sử dụng dữ liệu từ Vignarajah (1992)
[13] và đánh giá sơ bộ các trường hợp đến khám tại Khoa Cấp cứu Đơn vị Sức khỏe
Nha khoa Trẻ em, Đại học Tây Ấn, Trường Nha khoa là 25%. Đối với mức độ tin cậy
95%, theo quy ước, giá trị Z là 1,96 và d = 0,05. Cỡ mẫu do đó được xác định là 288
bệnh nhân và để phục vụ cho tỷ lệ đánh giá từ chối / không đạt là 15%; hơn 330 trẻ em
được giám định [6].
Ở các nước đang phát triển, do sự tiếp cận các dịch vụ nha khoa còn hạn chế,
răng thường không được điều trị và thường bị nhổ sớm do đau. Do đó ở các nước này,

răng mất thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong khi đó ở các nước cơng nghiệp hóa số răng
mất có xu hướng giảm đi đáng kể. Ở các nước đang phát triển tình trạng sâu răng và chỉ
số SMTR ở trẻ em cịn cao và có chiều hướng gia tăng.
6. Tình hình sâu răng trẻ mầm non ở Việt Nam
Theo nghiên cứu Vũ Văn Tâm và các cộng sự về “Nghiên cứu tình trạng sâu răng
của trẻ mầm non 3-6 tuổi thuộc xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” kết
quả chó thấy Sau khi thăm khám lâm sàng cho 690 trẻ mầm non xã Vân Xuân,

huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi phát hiện ra 492 trường hợp trẻ bị
sâu răng chiếm 71,3 %. Theo phân loại mức độ sâu răng của tổ chức y tế thế giới
(WHO) , tỷ lệ sâu răng trên 80% được đánh giá ở mức cao, từ 50% đến 80% là
mức trung bình và dưới 50% là mức thấp, thì tỷ lệ sâu răng trong nghiên cứu của
chúng tơi thuộc mức trung bình. Tỷ lệ sâu răng của trẻ trong nghiên cứu có sự
thay đổi theo độ tuổi của trẻ. Nhóm 3 tuổi có tỷ lệ sâu răng thấp nhất (40%), cao
nhất là nhóm 5 tuổi (77,5%). Tỷ lệ sâu răng của nhóm 3 tuổi thấp hơn so với các
nhóm cịn lại là do nhóm 3 tuổi răng sữa mới hình thành, ngồi ra số lượng răng
sữa của nhóm này chưa đầy đủ, đa số còn thiếu răng hàm. Tỷ lệ sâu răng của trẻ
ở các nhóm 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi lần lượt là 71,2%, 77,5%, 72,8%, tỷ lệ sâu răng
giữa các nhóm trẻ này có sự chênh lệch khơng q lớn [2].


7. Đối tượng phương pháp thu thập số liệu
7.1 Đối tượng
-Trẻ mầm non độ tuổi từ 3-4 tuổi học tại trường Mầm non Đôremon
7.2. Thời gian thu thập số liệu
Giai đoạn 1: Triển khai thu thập số liệu từ ngày 18/11/2021 đến hết ngày
24/11/2021.
Giai đoạn 2: Can thiệp bằng các biện pháp

7.3 Phương pháp

Cắt ngang và can thiệp bằng một số biện pháp phòng sâu răng ở trẻ 3-4 tuổi
7.4 Cỡ mẫu
Số liệu được thu thập ở 60 trẻ
❖ Các bước
- Thu thập tài liệu liên quan nghiên cứu.
- Họp thống nhất, tập huấn cho cán bộ cộng tác.
- Xây dựng kế hoạch để triển khai
- Tiền trạm: liên hệ với các trường mầm non để được chọn cho nghiên cứu, làm
việc với Ban Giám hiệu nhà trường để tìm sự đồng thuận và giúp đỡ. Thống nhất thời
gian điều tra và các giai đoạn can thiệp phù hợp với lịch học của nhà trường. Làm việc
với Hội Phụ huynh của trường để có được sự cộng tác từ bố mẹ của trẻ.
❖ Các thông số cần thu thập
− Họ tên trẻ
− Tuổi
− Giới tính
− Cân nặng
− Chiều cao
− Tình trạng sâu răng của trẻ?
• Có
• Khơng


− Trẻ có thường xun đánh răng khơng?
• Có
• Khơng
− Số lần đánh răng trong 1 ngày?
− Hỏi Phụ huynh trẻ về ăn uống đồ ngọt
− Tần suất ăn đồ ngọt của trẻ?
− Trẻ có thói quyen bú bình vào ban đêm khơng?
• Có

• Khơng
8.Kết quả thu thập
8.1. Đặc điểm tuổi, giới tính
Bản 4.1 Tỷ lệ phân bố nam và nữ trong độ tuổi từ 3-4 tuổi (n=60)
Giới tính
Tuổi

Tổng

Nữ

Nam
n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

3

15

25%


20

33.3%

35

58.3%

4

13

21.7%

12

20%

25

41.7%

Nhận xét: Trong 60 tham gia khảo sát lấy số liệu thì có đến 25% trẻ 3 tuổi là
nam giới, 33.3% trẻ 3 tuổi là nữ giới và 21.7% trẻ 4 tuổi là nam và còn lại là nữ giới.
chiếm tỷ lệ 46.7%.
8.2. Đặc điểm cân nặng, chiều cao của trẻ
Bảng 4.2 Bảng trung bình chiều cao, cân nặng (n=60 người)
Cân năng trung bình

Chiều cao trung bình


BMI trung bình

(Kg)

(cm)

(CN/CC)

3

12

91.5

26.5

4

13.5

98.5

27.6

Tuổi

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát Trung bình cân nặng trẻ 3 tuổi là 12.08 kg, trẻ 4 tuổi
là 13.58 kg. Chiều cao trung bình trẻ 3 tuổi là 91.5 cm, trẻ 4 tuổi 98.5 cm.
8.3. Phân bô tỷ lệ sâu răng ở trẻ



Bảng 4.3 tỷ lệ sâu răng ở trẻ mầm non (n=60)
Có sâu răng

Khơng sâu răng

Tuổi
n

%

n

%

3

15

25%

20

33.3

4

16


26%

9

15

Nhận xét:Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 3 và 4 tuổi 61% và trẻ không sâu răng là 39%
III.KẾT LUẬN
1. Bàn luận

Sau khi khảo sát cho 60 trẻ trường Mầm non Đôremon phát hiện ra trẻ bị
sâu răng chiếm 61 %. Theo phân loại mức độ sâu răng của tổ chức y tế thế giới
(WHO) từ 50% đến 80% là mức trung bình và dưới 50% là mức thấp [7], thì tỷ lệ
sâu răng trong qua khảo sát thuộc mức trung bình. Tỷ lệ sâu răng của trẻ trong
nghiên cứu có sự thay đổi theo độ tuổi của trẻ. Nhóm 3 tuổi có tỷ lệ sâu răng thấp
nhất (25%), cao nhất là nhóm 4 tuổi (26%). Tỷ lệ sâu răng giữa nhóm 3 tuổi và 4
tuổi khơng có sự chênh lệc khơng q lớn.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, ngay từ nhỏ trẻ đã rất dễ bị mắc bệnh sâu
răng. Sâu răng từ giai đoạn sớm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhai, thẩm mỹ
và có thể ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. So với một số các nghiên cứu khác ở
trong và ngồi nước thì tỷ lệ sâu răng trong khảo sát cũng có sự chênh lệch tương
đối lớn.
Kết quả khảo sát tỷ lệ sâu răng ở trường mầm non cho thấy tỷ lệ sâu răng
vẫn còn cao chiếm 61%. Điều này cho thấy, tình hình chăm sóc răng miệng của
trẻ trong nghiên cứu này không tốt. Tại khu vực nghiên cứu của chúng tôi, trẻ đã
được phổ biến các phương pháp tự chăm sóc răng miệng, tuy nhiên mức độ thực
hành của trẻ còn hạn chế.


2. Một số biện pháp

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tơi đề xuất một số
biện pháp dự phòng sâu răng cho trẻ từ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Đôremon như
sau:


Bố mẹ nên tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi
mọc răng sữa. Đó là, chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.



Vệ sinh răng miệng đúng cách từ lúc trẻ mọc răng sữa đóng vai trò quan trọng và
ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Vi khuẩn có thể di chuyển từ
răng sữa đến răng vĩnh viễn khi đang chuẩn bị mọc bên dưới, cũng như có thể
truyền từ cha mẹ sang trẻ. Do đó, cha mẹ cần đánh răng cho bé ngay từ khi bé
mọc chiếc răng đầu tiên, để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em sau này.



Lựa chọn và cho bé sử dụng bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái để có thể chải
được mọi bề mặt của răng.



Khi trẻ đã có thể tự chải răng, bố mẹ vẫn cần phải duy trì và giám sát thói quen
đánh răng của bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi.



Lựa chọn và sử dụng loại kem đánh răng có lượng fluoride phù hợp với trẻ.




Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở
các kẽ răng, giúp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.



Tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn.



Kết hợp giữa vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý.



Hạn chế cho bé ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột vì đây
là những loại thức ăn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều mảng
bám hơn.



Cho bé làm quen và duy trì những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức
khỏe răng miệng như rau củ và trái cây, vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của
bé thành chất khoáng, giúp hạn chế tình trạng mảng bám trên răng, phịng
ngừa sâu răng ở trẻ em.

- Tăng cường nhận thức của cán bộ quản lí, cán bộ y tế, giáo viên, phụ huynh và trẻ
mầm non về sâu răng; tầm quan trọng của cơng tác dự phịng sâu răng: Cán bộ quản lí



nhà trường phải lập kế hoạch chi tiết về công tác bồi dưỡng ý thức và nâng cao nhận
thức cho tất cả các lực lượng. Trong đó, nhấn mạnh đến tính trách nhiệm của các thành
viên thơng qua bảng phân công nhiệm vụ rõ ràng.
Trong một năm học, lãnh đạo cũng như các cán bộ y tế nhà trường phải xây dựng
kế hoạch thực hiện các hoạt động, các lớp bồi dưỡng nhận thức về cơng tác dự phịng
sâu răng cho trẻ. Định kì hàng tháng, hàng quý và hàng năm xây dựng kế hoạch và phối
hợp với các đơn vị khác trong nhà trường tổ chức các hội nghị về vai trị và tầm quan
trọng của cơng tác dự phòng sâu răng.
Vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lí trong việc định hướng tổ chức hội nghị là
rất quan trọng. Từ khâu lập kế hoạch tổ chức, cán bộ y tế, giáo viên làm cơng tác dự
phịng sâu răng cho trẻ mầm non phải xác định được các nhiệm vụ cấp thiế... để tiến
hành xác định nội dung của buổi hội nghị. P huy động được sự tham gia của hầu hết các
cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Nên thường xuyên có những hội nghị mở rộng trong đó đối tượng phụ huynh và
trẻ mầm non cũng được tham gia. Lãnh đạo nhà trường xây dựng các nghị quyết, chỉ thị
nhằm phát triển nhà trường và khẳng định được vai trị của cơng tác dự phịng sâu răng
cho trẻ mầm non.
Thường xuyên tổ chức cuộc thi tìm hiểu về cơng tác dự phịng sâu răng cho trẻ.
Sau mỗi cuộc thi mỗi cá nhân là cán bộ y tế, giáo viên trong nhà trường sẽ có cơ hội tìm
hiểu và hiểu biết hơn về công tác này. Hoạt động này nhằm đánh giá được mức độ nhận
thức, tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường đối với cơng tác dự
phịng sâu răng cho trẻ. Bên cạnh đó, cuộc thi hoặc hoạt động giao lưu là nơi để cán
BộY tế, giáo viên thể hiện được tinh thần, trách nhiệm và năng lực của mình trong quá
trình hoạt động và làm việc.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên cập nhật các thơng tin về dự phịng sâu răng
cho trẻ.
Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo tính khoa học cho trẻ: Nghiên cứu sâu sắc
những đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ ở giai đoạn lứa tuổi này.
Nghiên cứu sự phát triển của răng và những nguy cơ dẫn đến sâu răng ở trẻ.
Nghiên cứu xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với trẻ.



Tổ chức tốt cơng tác khám răng định kì cho trẻ:
Mỗi buổi khám nha khoa định kì sẽ gồm 2 giai đoạn
: + Việc khám tổng quát: Cán bộ y tế chuyên trách sẽ khám để tìm dấu hiệu sâu
răng và xem liệu răng của trẻ có mảng bám hoặc cao răng hay không. Mảng bám là lớp
vi khuẩn trong suốt, nhầy và đóng lớp. Sau đó, cán bộ y tế sẽ khám đến nướu răng của
trẻ. Việc này sẽ được tiến hành bằng một khí cụ đặc biệt dùng để đo khoảng cách giữa
răng và nướu răng của trẻ. Nếu nướu khỏe mạnh, các khoảng cách này sẽ hẹp. Ởnhững
trẻ bị bệnh về nướu răng, các khoảng cách này sẽ trở nên sâu hơn. Giai đoạn này cần
đồng thời khám cả lưỡi, cổ họng, mặt, đầu và cổ. Điều này nhằm tìm kiếm dấu hiệu bất
kì của bệnh, chứng sưng tấy hoặc vấn đề sức khỏe;
+ Công tác vệ sinh: Việc đánh răng và xỉa răng bằng chỉ sẽ giúp tẩy sạch các
mảng bám trên răng trẻ, nhưng trẻ không thể loại bỏ cao răng ở nhà. Trong quá trình vệ
sinh răng, cán bộ y tế chuyên trách sẽ dùng các khí cụ chuyên dụng để loại bỏ cao răng.
Quá trình này được gọi là nạo cao răng. Việc nạo cao răng giúp loại bỏ các mảng bám
và cao răng. Sau khi nạo cao răng, răng của trẻ sẽ được đánh bóng. Đối với hầu hết các
trường hợp, một loại kem dạng bột sẽ được sử dụng cho thủ thuật nha khoa này. Loại
bột này sẽ giúp loại bỏ các vết ố trên bề mặt răng của trẻ.Bước cuối cùng là làm sạch kẽ
răng bằng chỉ. Cán bộ y tế chuyên trách sẽ dùng chỉ nha khoa để làm sạch các vùng giữa
những chiếc răng của trẻ.
- Tổ chức bồi dưỡng cán bộ phụ trách cơng tác dự phịng sâu răng: Cần xác định
nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; triển khai thực hiện
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng bằng các hình thức; nội dung bồi dưỡng.
- Tổ chức điều trịsớm khi có dấu hiệu sâu răng ở trẻ: Tổ chức phòng khám đảm bảo yêu
cầu về trang thiết bị kĩ thuật trong các nhà trường hoặc lựa chọn phịng khám nha khoa
có uy tín ở ngồi nhà trường để tiến hành thăm khám răng cho trẻ. Tổ chức khám răng
định kì cho trẻ mầm non để từ đó có thể phát hiện sớm sâu răng ở trẻ. Điều trị kịp thời
tình trạng sâu răng ở trẻ với mục tiêu mang lại kết quả trước mắt và lâu dài.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác dự phòng sâu răng trong các trường

mầm non: Tiến hành rà soát thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác phịng
ngừa sâu răng. Những cơ sở vật chất, trang thiết bị khơng VJE Tạp chí Giáo dục, hoạch
tu sửa, bổ sung và xây mới hoàn toàn. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu làm việc trong giai


đoạn mới cũng như đáp ứng đòi hỏi của xã hội về chất lượng làm việc cũng như chất
lượng công tác phòng ngừa sâu răng, cần tiến hành lên kế hoạch, dự trù kinh phí để xây
dựng và sửa chữa những thiết bị không đạt hiệu quả và không đảm bảo điều kiện cho
hoạt động. Tăng cường đầu tư hiện đại hố các phịng làm việc, khu họp của đội ngũ
cán bộ y tế, giáo viên. Tăng cường đầu tư, hiện đại hố các trang thiết bị, phương tiện
cho cơng tác dự phòng sâu răng ở trẻ. Thực hiện ứng dụng rộng rãi các thành tựu của
khoa học, công nghệ vào cơng tác này. Để đầu tư có hiệu quả cần phải tìm hiểu kĩ cơng
nghệ ứng dụng của từng loại máy móc, thiết bị, lựa chọn ưu tiên những trang thiết bị,
phương tiện mũi nhọn để đầu tư mua sắm trước, tránh tình trạng lãng phí trong đầu tư,
mua sắm trang thiết bị

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Horowitz HS (1998). Research issues in early childhood caries. Community Dent
Oral Epidemio, Vol. 26, pp. 67-81.
2. Vũ Văn Tâm và các Cộng sự (2017). Nghiên cứu tình trạng sâu răng của trẻ mầm
non 3-6 tuổi thuộc xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, trường Đại
Học Sư phạm Hà Nội.
3. Trần Văn Tài (2016) “Thực trạng bệnh sâu răng và giải pháp can thiệp cộng đồng
của học sinh tại Một số trường Tại Thừa Thiên Huế”Trường Đại Học Huế, Tr7.
4. Lê Thị Kiều Hạnh (2019) “Kiến thức thực hành về phòng bệnh sâu răng của bà mẹ
có con đang học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình năm 2019”
5. All Answers Ltd. (November 2018). Oral Health Problems In Children Health And
Social Care Essay. Retrieved from />6. Vignarajah S., Williams G.A. Prevalence of dental caries and enamel defects in the
primary dentition of Antiguan pre-school children aged 3–4 years including an
assessment of their habits. Community Dent. Health. 1992;9:349–360.

7. World Health Organization (1994), “Oral Hygiene Indices”, Oral-Health.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×