Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

PHÚC lợi ĐỘNG vật Thầy Nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.17 KB, 51 trang )

Phúc lợi động vật
Câu 1: . Phúc lợi động vật (animal welfare) là gì? Phúc lợi động vật
có phải là súc quyền (animal right) hay không? 3 khái niệm của
PLĐV và mối liên quan giữa chúng?











 Phúc lợi ĐV là trạng thái của con vật liên quan đến nỗ lực của nó
để thích ứng với mơi trường.
 Phúc lợi động vật khác với súc quyền:
Phúc lợi động vật là sự quan tâm, chăm sóc động vật để đảm bảo
chúng có 1 cuộc sống tốt đẹp và chết một cách nhẹ nhàng, ít đau đớn.
Nói cách khác chính là sống khỏe, chết nhanh. Phúc lợi động vật chỉ
quan tâm đến chất lượng cuộc sống về cả tinh thần, vật chất của con
vật và cả cách chết.
Còn súc quyền được hiểu như quyền của động vật: Động vật được
quyền sống, được quyền tự do. Con người không được xâm phạm vào
động vật, và không được phép sử dụng con vật vào bất cứ mục đích gì
như cày kéo, nghiên cứu thí nghiệm, hay giải trí,…
Nên nếu hiểu Animal welfare là súc quyền thì khơng đúng, và nếu áp
dụng súc quyền thì cũng giống như phải bỏ đi ngành chăn nuôi.
 3 khái niệm của pldv:
+ Thể chất: các chỉ số sinh học bao gồm cả sản xuất và sinh sản


+ Tinh thần: chỉ các trạng thái tích cực và tiêu cực
+ Tính tự nhiên(mục đích sống)
Ba khái niệm về phúc lợi này có thể được chuyển thể thành 3 định
nghĩa rộng về phúc lợi
a. Trạng thái thể chất
Với trạng thái thể chất, Welfare được định nghĩa là trạng thái của con
vật liên quan đến nỗ lực của nó để thích ứng với môi trường.” (Fraser
& Broom, 1990)


 “Tôi cho rằng một con vật ở trạng thái welfare tồi tệ chỉ khi các hệ
thống sinh lý bị rối loạn đến mức đe doạ sự sống còn hay khả năng
sinh sản” (McGlone, 1993)
b. Trạng thái tinh thần:
 Duncan ủng hộ quan điểm rằng trạng thái tinh thần (cảm giác) là cốt
yếu và cho rằng điều này không nhất thiết có liên quan tới sức khỏe
hay sự cường tráng “ …sức khỏe, không bị stress hay sự sung sức đều
không cần và/hoặc đủ để kết luận một con vật có phúc lợi tốt hay
khơng. Phúc lợi phụ thuộc vào những gì mà con vật cảm nhận được.”
c. Tính tự nhiên:
 Phúc lợi khơng chỉ có nghĩa là kiểm sốt sự đau đớn và chịu đựng mà
nó cịn địi hỏi sự chăm sóc và thoả mãn bản tính tự nhiên của con vật
 Rollin (1993) nhận ra rằng dùng trạng thái tinh thần là phù hợp nhưng
ông cũng nhận ra rằng dùng thoả mãn tính tự nhiên (telos) cũng phù
hợp cho PLĐV
 Nếu chúng ta tin vào sự tiến hóa… để tránh phải chịu đựng, trong một
khoảng thời gian con vật cần thể hiện tất cả các hành vi tập tính vốn
có của nó bởi vì đó tất cả đều là chức năng…”
 Mối liên hệ giữa 3 khái niệm:
 Bất kỳ định nghĩa nào được sử dụng đều có một sự liên kết không thể

phủ nhận được giữa cả 3 khái niệm trên. Bất kỳ sự thỏa hiệp đáng kể
nào trong một khía cạnh đều có khuynh hướng ảnh hưởng đến hai
khía cạnh kia
 3 khái niệm trên có mối liên hệ chặt chẽ,qua lại. Thỏa mãn tính tự
nhiên của con vật ảnh hưởng đến tính thần.thỏa mãn được tính tự
nhiên khiến con vật khơng bị stress nghĩa là trạng thái tinh thần tốt sẽ
dẫn đến thể chất tốt và ngược lại.
Câu 2: “5 Khơng” (5 freedoms) là gì? 5 khơng có đồng nghĩa với 5
quyền tự do hay không? Ý nghĩa ứng dụng của “5 Không” với
PLĐV?


 Khái niệm 5 không(5 freedoms): Theo Hội đồng PLĐV nơng
nghiệp của Anh (1992):
1. Khơng bị đói, khát
2. Khơng bị khó chịu, bức bối
3. Khơng bị đau đớn, tổn thương, bệnh tật
4. Không bị cản trở thể hiện những tập tính bình thường
5. Khơng bị sợ hãi, khổ sở
B, 5 không không đồng nghĩa với 5 quyền tự do của con vật, 5 không là
nền tảng để xây dựng các tiêu chí đánh giá phúc lợi động vật.
C, Ý nghĩa của “5 không” với phúc lợi động vật:
 “5 không” là khởi đầu tốt cho việc đánh giá PLDV
 “5 khơng” là trạng thái lý tưởng khó mà thực hiện được vì thế “5
khơng” khơng quy định được tiêu chuẩn tối thiểu cần được cung cấp
 5 “Không" đưa ra chỉ báo ban đầu về những khía cạnh liên quan cần
được quan tâm trong bất kỳ nghiên cứu nào về PLĐV
 “5 khơng” chỉ cung cấp : +cái gì nên đánh giá
+ cái gì nên cung cấp cho con vật
 ứng dụng của “5 không” với phúc lợi động vật

 Đánh giá PLĐV có thể tiến hành dưới dạng “đầu vào”-tức những thứ
cung cấp cho động vật và “đầu ra” – tức những kết quả từ đầu vào
trên con vật.
 “Đầu vào” là các nguồn lực chăn nuôi cung cấp cho con vật. Đầu vào
là thước đo gián tiếp PLĐV.
 Đầu ra” là thước đo trực tiếp PLĐV. Chúng lấy động vật làm trung
tâm, và chúng cho thấy ảnh hưởng của đầu vào đối với PLĐV.
 Những yếu tố hay đầu vào PLĐV này có thể được phân loại một cách
đơn giản thành yếu tố :người chăn nuôi, Môi trường và Động vật.
 “5 không” và đầu vào phúc lợi động vật:
 Khơng bị đói & khát


–Kiểm tra xem có sẵn nước sạch và thức ăn để duy trì đầy đủ sức
khỏe và sự cường tráng hay khơng?
Nói tóm lại đầu vào cho PLĐV (để thỏa mãn ‘5 khơng ’) cũng chính là
các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
của ngành chăn nuôi -> PLĐV không phải là vấn đề cao siêu, xa xỉ.
Câu 3: Tập tính động vật (animal behavior) là gì? Ứng dụng để
đánh giá PLĐV trong chăn ni?







 Khái niệm tập tính động vật:
Tập tính động vật là những hoạt động của động vật mà chúng ta có
thể quan sát được. Một số tập tính mang tính tự động. Ví dụ như các

phản xạ: Phản xạ rụt chân
Tập tính động vật thường là kết quả của một sự lựa chọn của con vật,
sau khi con vật xem xét tất cả những kích thích bên ngồi và bên
trong. Những yếu tố bên trong và bên ngoài là lí do khiến cho con vật
thực hiện một kiểu tập tính nhất định, và cũng khiến con vật ngừng
việc thực hiện tập tính. Những yếu tố này ảnh hưởng đến động cơ của
con vật trong việc thể hiện tập tính.
Ví dụ về tập tính đến từ sự KÍCH THÍCH BÊN TRONG
Sự trải nghiệm. Thí dụ, một nhóm bê chạy vào một chuồng quây mới,
chúng có thể sẽ chạy loanh quanh và thăm dị trong một khoảng thời
gian sau đó. Nếu chúng cảm thấy mơi trường mới này nguy hiểm,
chúng có thể sẽ đứng tụm lại với nhau, đặc biệt là những trải nghiệm
trước đó đã dạy cho chúng biết một điều gì đó khơng dễ chịu có thể
theo sau sự mới mẻ này.
 Ứng dụng để đánh giá phúc lợi động vật trong chăn ni:

Tập tính cho thấy ĐV đánh giá mtrường sống của chúng như thông qua:
Những lựa chọn của con vật, Phản ứng với một loạt các tác nhân kích
thích












Những biểu hiện tập tính phản ánh cảm xúc và động cơ, thể hiện
PLĐV
+ Sử dụng các chỉ tiêu tập tính để xác định những nhân tố quan
trọng đối với ĐV
Mục đích chính của khoa học PLĐV là hình thành sự hiểu biết khách
quan về phúc lợi của các cá thể động vật.
T ập tính thường có liên quan đến cảm giác của động vật, vì sự lựa
chọn và phản ứng của chúng với các tác nhân kích thích khác nhau
cho chúng ta biết được trạng thái tinh thần của chúng.
Khơng thể xác định được chính xác động vật cảm nhận với môi
trường xung quanh chúng như thế nào, chúng cảm nhận sự đau đớn ra
sao, chúng cảm thấy thế nào khi bị cách ly, hoặc bị nhốt khơng có
khơng gian để di chuyển tự do.
Thậm chí chúng ta cũng khơng thể chắc chắn là những người khác có
cảm nhận về mọi thứ giống như mình hay khơng Nhưng với người
khác thì chúng ta có thể giao tiếp bằng ngơn ngữ. Với động vật,
chúng ta phải sử dụng những dấu hiệu khác, cụ thể là những dấu hiệu
về hành vi, để giúp chúng ta có thể hiểu được động vật cảm nhận như
thế nào.

Bởi vậy đánh giá tập tính thường được sử dụng như là các chỉ số đánh
giá PLĐV.
 Các chỉ tiêu để đánh giá tập tính trong khoa học pldv:
1. Quan sát tập tính
2. Sự lựa chọn và sở thích
3. Hoạt động mà một con vật sẽ làm để có được một nguồn lợi.
4. Hoạt động mà một con vật sẽ làm để thốt khỏi những kích
thích khó chịu
5. Những sai khác với tập tính bình thường



Câu 4: Có người kết luận rằng: “chỉ có vật nuôi thả rông mới được
đảm bảo PLĐV tốt, trái lại con vật ni nhốt thì ln có PLĐV tồi”.
Câu nói trên đúng hay sai? Tại sao?
 câu nói trên sai vì khơng phải bất cứ con vật nào được thả rơng cũng
có pldv tốt và ngược lại những con vật nào ni nhốt cũng ln có
pldv tồi.
 Chúng ta đề cập về khái niệm pldv: đó là trạng thái của con vật liên
quan đến nỗ lực của nó để thích ứng với mơi trường.
 Với ví dụ đơn giản với con vật được thả rơng nó được tự do thể hiện
hết các tập tính của nó tuy nhiên trong tự nhiên lồi vật nào cũng có
những kẻ tù nhất định và điều đó tạo nên stress khơng kể có những sự
cạnh tranh trong bầy đàn hoặc việc khơng tìm kiếm được nguồn thức
an làm cho con vật bị đói khát.điều nay cũng thể hiện phúc lợi đông
vật tồi
 Đối với những con vật được nuôi nhốt nếu chúng ta thực hiện đúng
tương đối theo nguyên tắc ‘5 không’ và tôn trọng tập tính riêng của
chúng thì có khi pldv cịn tốt hơn khi để chúng tự tồn tại ở trong tự
nhiên
Vd: những lồi mèo hoang tơn tại ở ngồi mơi trường khơng
phải con vật nào cũng tự tìm kiếm được đồ ăn,lúc mưa bão tìm
được chỗ trú ngụ và khi ốm đau có thể tự khỏi được,so với
những con mèo được ni nhốt thì pldv tồi thể hiện rõ hơn hẳn.
Câu 5: Đánh giá PLĐV trong chăn nuôi căn cứ vào tình trạng bệnh tật
và sức sản xuất? Năng suất cao có phải là ln phải ánh tình trạng
PLĐV tốt hay không? Tại sao?
A, Đánh giá phúc lợi động vật trong chăn ni căn cứ vào tình trạng
bệnh tật và sức sản xuất:
 Bệnh tật: có liên hệ chặt chẽ với phúc lợi ĐV. Nếu con vật mắc bệnh,
nhiều trong số 5 Khơng có thể đã bị tổn hại. Ví dụ: động vật có thể bị



làm tổn thương, không thể ăn cỏ hoặc săn mồi, cũng như bị đau. Hậu
quả làm cho động vật yếu, dễ mắc bệnh - một vòng luẩn quẩn
 Sức sản xuất: phúc lợi động vật tồi cũng ảnh hưởng đến sức sản
xuất: cơ thể thường khơng có khả năng duy trì đáp ứng trước tác động
của những yếu tố stress nghiêm trọng và kéo dài. Tình trạng này
khiến động vật dễ mắc bệnh hơn, năng lượng tiêu hao sẽ làm giảm
sức sản xuất có thể (ví dụ: giảm tốc độ sinh trưởng, giảm sản lượng
sữa, tỷ lệ thụ thai). Hơn nữa nhiều thí nghiệm đã cho thấy rằng PLDV
tồi ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của con vật,làm nó bị stress
trong thời gian dài sẽ dấn đến bệnh tật và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến
năng suất.
 Do vậy, nếu con vật rơi vào tình trạng bệnh tật và sức sản xuất giảm,
thì có thể con vật đã phải chịu đựng PLĐV tồi. Dựa vào tình trạng của
con vật có thể đánh giá được mức độ PLĐV của con vật, và tìm ra
phương hướng giải quyết.
B, Năng suất cao ln phản ánh tình trạng PLDV tốt sai vì: mức độ bệnh
tật và sức sản xuất là chỉ số quan trọng cho PLDv tuy nhiên sức xản xuất
cao không nhất thiết là PLDV tốt
 Mức độ bệnh và sức sản xuất có thể rất thiết thực để đánh giá PLĐV
tuy nhiên, nhiều động vật vẫn có sức sản xuất (sinh sản) tốt do đặc
điểm di truyền nhưng có thể chúng phải chịu đựng về tinh thần.
Vd : 1.như hiện tượng q ở bị sữa: do đặc điểm di truyền thì bò sữa
vẫn cho ra lượng sữa nhiều như các con bị bình thường khác tuy nhiên
chúng phải chịu tâm trạng xấu vì khơng thực hiện được những bản năng
vốn có của mh
2. Hay một thí nghiệm khác với những con gà đẻ trứng chúng vẫn cho
năng suất trứng cao mặc dù phải chiu tâm lý xấu vì nhốt trong chuồng



Qua hai ví dụ trên cho thấy việc năng suất cao khơng hồn tồn đánh giá
phúc lợi động vật tốt.
Câu 6: Đánh giá PLĐV trong chăn nuôi căn cứ vào các chỉ số sinh lý
Đánh giá PLDV căn cứ vào các chỉ số sinh lý:
 Một sự thay đổi về PLĐV gây ra một sự thay đổi trong trạng thái tâm
sinh lý của mỗi cá thể.
 Một con vật đáp ứng lại những thay đổi trạng thái như thế bằng nhiều
cách, bao gồm một loạt các đáp ứng sinh lý
 Do vậy có một cách đánh giá phúc lợi là đo lại những đáp ứng sinh lý
này. Tuy nhiên, sự thay đổi về phúc lợi cũng có thể khơng gây nên
vấn đề gì về sinh lý mà có thể phát hiện được.
 Một sự thay đổi về phúc lợi sẽ kích hoạt một chuỗi các phản ứng sinh
lý thơng qua các đường tổng hợp của hệ thần kinh trung ương (CNS)
 Có hai loại phản ứng sinh lý cơ bản:
+ Sự hoạt hoá hệ thần kinh tự động
+ Sự hoạt hoá hệ thần kinh nội tiết
 Hệ thần kinh tự động có hai phần:
 + Hệ giao cảm-tuỷ thượng thận
 + Hệ thần kinh phó giao cảm
Dùng hệ thần kinh tự động để đánh giá phúc lợi động vật vì:
 phản ứng của hệ thần kinh tự động mang tính tức thì và tồn tại trong
một thời gian ngắn, chúng được coi là một thước đo tốt về sự thay đổi
cấp tính của phúc lợi. Tuy nhiên, kích thích liên tục hệ thần kinh tự
động có thể gây ra những sự thay đổi bệnh lý trong một vài mô bào,
điều này có thể được dùng như là một thước đo sự thay đổi mãn tính
của phúc lợi.Bởi vì khi đo bất kỳ một thay đổi nào, điều quan trọng là
sử dụng các mức ranh giới thích hợp và hiểu ý nghĩa của các chỉ số
ranh giới này.



 Các phản ứng của hệ thần kinh tự động có thể được xác định trực tiếp
hay gián tiếp. Đo trực tiếp thông qua những thay đổi về:
 nhịp tim,
 huyết áp,
 mức catecholamine, và nhịp thở
 Đo gián tiếp phản ứng của hệ thần kinh tự động thông qua những thay
đổi về:
 Sự thích ứng và các enzym của tuyến trên thận.Những kỹ
thuật được dùng để đo phản ứng của hệ thần kinh tự động
có cả thuận lợi và bất lợi.
Nói tóm lại: Sự đánh giá phản ứng của hệ thần kinh tự động có xu hướng
trở thành thước đo tình trạng phúc lợi tức thì của cá thể.Tuy nhiên,
những thay đổi mãn tính trong hệ thần kinh tự động do kích thích kéo
dài có thể là một thước đo sự thay đổi phúc lợi mãn tính.
Câu 7: Nêu những vấn đề PLĐV chủ yếu trong quá trình vận
chuyển và biện pháp khắc phục? PLĐV trong quá trình vận chuyển
có khác biệt gì so với các vấn đề PLĐV trong q trình chăn ni.
A, Một số các vấn đề PLĐV tiềm tàng cho bất kì loại vật ni nào trong
q trình vận chuyển là:
• Mệt mỏi khi lên / xuống xe;
• Thời gian vận chuyển kéo dài. Có thể các con vật bị kiệt sức sau một
hành trình dài.
 Bị tress do nóng và lạnh
 Bị thương do các cạnh sắc nhọn hay các phần lồi lõm của xe cộ,
sàn xe trơn, động vật không được tách ra bởi các ngăn và lái xe cẩu
thả;
 Đói, mất nước và khát trong các hành trình dài
 Mật độ quá nhiều hay quá tiêu chuẩn trên xe.



 Say xe khi vận chuyển.
B, Một số biện pháp:
• Hạn chế thời gian đi lại: Ở Mỹ, Luật 28 giờ, ban hành năm 1873,
qui định các gia súc vận chuyển giữa các bang quá 28 tiếng thì
phải xuống xe tối thiểu 5 tiếng để nghỉ ngơi và ăn uống. Hành trình
có thể vượt q 36 giờ nếu được chủ gia súc hay người áp tải yêu
cầu.
• Cải tiến các phương tiện vận chuyển: VD về các yêu cầu của 1 xe
đạt chuẩn: Sàn khơng trơn đủ chắc để có thể chịu được trọng
lượng vật nuôi trên xe khi vận chuyển. Có đủ khơng gian và có chỗ
để đầu để con vật có thể đứng thẳng theo tư thế tự nhiên. Thơng
khí đầy đủ,….
• Đào tạo nhân lực: Người lái xe phải hiểu: Các yêu cầu đặc thù cho
từng loài vật ni, về khơng gian, ảnh hưởng của khí hậu, dấu hiệu
động vật bị stress,….
C, PLĐV trong quá trình chăn nuôi chủ yếu tập trung vào nguồn dinh
dưỡng thức ăn và 5 khơng.
Cịn trong vận chuyển. Giáo sư Webster, Đại học Bristol, Anh, cho rằng
số vật nuôi bị chết khi đến đích do bị stress nhiệt nhiều hơn bất cứ một
nguyên nhân nào khác. Bằng chứng cho điều này còn chưa được rõ ràng.
Bài học quan trọng mà chúng ta cần hiểu là stress nhiệt có thể làm chết
rất nhiều vật ni và chúng ta cần làm mọi cách có thể được để ngăn
chặn nó.
Trong những vấn đề động vật phải đối mặt khi vận chuyển thì tìm cách
để con vật không bị stress, đảm bảo PLĐV là vấn đề rất quan trọng,
cũng là khác biệt so với PLĐV trong chăn nuôi.
Câu 8: Nêu những vấn đề PLĐV chủ yếu tại nơi giết mổ? PLĐV tại
nơi giết mổ có gì khác biệt so với PLĐV trong q trình chăn ni.



A, Vấn đề PLĐV tại nơi giết mổ:
Cá thể động vật có thể trải qua sự sợ hãi, đau đớn và căng thẳng trong
quá trình giết mổ. Nhiều quốc gia đã nỗ lực kiểm sốt qui trình giết mổ
để thử và giảm mức độ gây sợ hãi, đau đớn và căng thẳng cho động vật.
Nhưng cũng còn nhiều nước khác khơng hề có những kiểm sốt này,
hoặc chỉ mới bắt đầu xem xét vấn đề này là một trong những mối quan
tâm đối với xã hội và pháp lý.
• Giết mổ tại nhà: Một số lồi vật ni sẽ bị giết tại nhà nơi chúng
được nuôi dưỡng. Ưu điểm của hệ thống này là động vật không bị
stress vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc đến nhà máy giết mổ. Tuy
nhiên, các tiêu chuẩn và đào tạo cho các lò giết mổ nông hộ là
những phạm vi chứa đựng tiềm ẩn liên quan. Trong khi các nhà
máy giết mổ thương mại có thể đầu tư các thiết bị, nhân cơng và
đào tạo để đạt được kỹ năng 'thực hành tốt nhất‘ thì giết mổ động
vật tại các trang trại tự phát nhỏ lẻ có rất ít hoặc khơng được đào
tạo. Hình thức giết mổ này cũng thường khơng thuận lợi cho việc
cải tiến các kỹ thuật, một vài trong số đó có thể cải thiện rất lớn về
WF cho động vật, cũng như giảm bớt căng thẳng và an toàn cho
người giết mổ.
• Giết mổ tập trung: Đối với hầu hết các loài động vật ở các nước
phát triển, và một số lượng lớn hầu như tất cả các vùng trên thế
giới, con vật được vận chuyển trước khi giết mổ: Ở nhiều nước sự
vận chuyển này được thực hiện với các phương tiện hiện có, xe tải,
máy kéo, tàu thuyền, toa xe và tàu hỏa - mà thường các phương
tiện này được bố trí lại cho phù hợp với vai trị vận chuyển này, vì
chúng cịn phải phục vụ một số mục đích khác. Kết quả củaviệc
này là rất nhiều lồi động vật được vận chuyển trong phương tiện
khơng phù hợp, thường là trên chặng đường dài trên đường khó đi,
trong điều kiện chật hẹp làm cho con vật có thể trở nên kiệt sức,



mất nước, quá nóng hoặc cắn xé lẫn nhau. Ngay cả với các phương
tiện vận chuyển chuyên dụng dành cho các lồi khác nhau, những
vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra nếu đường xá khó khăn, vận
chuyển đường dài, mật độ cao, Lên xuống xe không cẩn thận, hoặc
Con vật đánh nhau hoặc bị kiệt sức bởi cuộc hành trình.
• Trong q trình giết mổ: Động vật có nguy cơ stress cao khi bị
nhốt tập trung trước khi giết mổ, tiếp xúc giữa con vật sống và con
vật chết, trong lúc cố định, trong lúc được kích ngất hay hình thức
giết: cắt tiết hay giết bằng khí.
B, sự khác biệt với trong chăn nuôi: PLĐV ở nơi giết mổ đảm bảo con
vật chết nhanh, còn PLĐV trong chăn nuôi đảm bảo con vật sống khỏe.
Câu 9: Tại sao nói rằng cải thiện PLĐV, đặc biệt là trong quá trình
vận chuyển và giết mổ ĐV sẽ giúp nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm, cho vd cụ thể?
Cải thiện PLĐV, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển và giết mổ ĐV sẽ
làm giảm stress với con vật, mà stress là nguyên nhân quan trọng trong
việc làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm của động vật.
VD1: Năng suất:
VD2: Chất lượng thịt bị giảm có thể do bị stress trong q trình vận
chuyển và tại lị mổ. Thịt bị bị Thẫm màu, Cứng và Khơ (DFD) là hậu
quả của stress trước giết mổ, do việc giảm glycogen dự trữ trong cơ. Kết
quả là, trong cơ bắp tại thời điểm giết mổ có ít axit lactic hơn bình
thường, làm cho độ pH của thịt cao hơn so với bình thường. Sự biến đổi
bình thường của thịt sau động vật sau giết mổ không xảy ra, làm cho thịt
bị thẫm, cứng và khô. Thịt DFD này thường rắn dai và ăn khơng ngon.
Ngồi ra, pH cao làm cho thịt dễ bị hỏng do sự phát triển của vi khuẩn.
Thịt bò DFD là một dấu hiệu chỉ thị của sự stress, chấn thương, bệnh



hay bị mệt mỏi ở gia súc trước khi bị giết mổ, và chất lượng kém còn
ảnh hưởng xấu đến người sản xuất.
Câu 10: Những vấn đề căn bản về PLĐV của thú cưng? Nguyên
nhân và giải pháp?Tập quán ăn thịt chó (mèo) tại một số nước châu
Á có phải là vi phạm PLĐV hay không? Tại sao?
A, Những vấn đề căn bản về PLDV của thú cưng
 Ở nhiều nước, thú cưng có mối quan hệ đặc biệt với con người, và
ngược lại, con người coi chúng là đặc biệt hay thậm chí gần như một
con người, một thành viên trong gia đình.
 Đối với thú cưng vấn đề cơ bản liên quan đến PLDV vẫn là tiêu
chuẩn “5 không” và trách nhiệm của chủ nhân đối với chúng
 Những vấn đề về phúc lợi động vật thường gặp trong chuỗi cung cấp:
giảm chi phí sẽ thường xuyên ảnh hưởng đến phúc lợi. Vì vậy, quan
trọng là luật pháp và giấy phép được sử dụng để kiểm sốt tồn bộ
chuỗi cung cấp. Ngoài ra, giáo dục tạo áp lực để người mua yêu cầu
bắt buộc rằng thú cưng được cung cấp từ những nguồn thân thiện với
PLĐV. Nếu chúng được bán với giá cao, nên có một số khuyến khích
kinh tế để người kinh doanh thực hiện việc này. Một số tổ chức bảo
vệ động vật đang đấu tranh chống lại những tình trạng tồi tệ thường
thấy trong “xưởng sản xuất chó con”.
 Nhân giống và trình diễn chó: lien quan đến lợi nhuận cũng như là sở
thích và địa vị, Nhân giống chọn lọc có thể gây ra dị tật di truyền
hoặc bệnh quan trọng.Những tiêu chuẩn thời trang và giống có thể
khuyến khích việc cắt bỏ phần cơ thể vì mục đích thẩm mỹ
 Vấn đề tiến bô chữa trị cho thú y và phúc lợi đv( vd như hiến tạng
mèo)
I. Nguyên nhân và giải pháp:
 Nguyên nhân:



 Những nguyên nhân chính được xoay quanh chủ yếu liên quan đến
vấn đề chó mèo vơ chủ và hàng loạt các hệ lụy xung quanh nó: Chó
mèo vơ chủ có thể gây ra:
 Gây tổn thương trực tiếp cho con người, thú cưng
hoặc vật nuôi khác
 Gây tổn thương gián tiếp do tai nạn giao thông
 Lây truyền bệnh cho người và thú cưng khác
 Ô nhiễm do phân, nước tiểu...
 Gây khó chịu, ví dụ tiếng ồn
 Tình trạng thiếu thức ăn và nước uống
 Đặc biệt là tình trạng bệnh dại đang tăng cao ở nhiều khu vực gây
thiệt hại về người và động vật cũng như kinh phí về vaccine
 Chính sách “khơng giết”: Có thể là “nhất thời” khi tổ chức từ thiện
ủng hộ chính sách ‘khơng giết’, trong đó khơng con vật nào đưa vào
nơi nuôi nhốt của họ bị giết. Trong khi điều này xem là { tưởng đạo
đức, nó chỉ thực tế nếu có nguồn vơ hạn về khơng gian, nhân lực và tài
chính. Thực tế, với hầu hết các quốc gia, chúng ta sẽ xem xét liệu chính
sách khơng giết là khơng thực tế - đặc biệt nếu nó có thể gây ra sự chịu
đựng nhiều hơn của con vật dưới sự chăm sóc của các hội về phúc lợi
động vật? Thậm chí trong những nơi áp dụng tốt nhất chính sách này,
chó có thể chịu đựng stress do cũi nhốt. Đây là vấn đề rất khó, nhưng
quan trọng là hành động và hoạt động của tất cả các bên liên quan đến
phúc lợi của động vật sẽ được đánh bằng bộ tiêu chuẩn tương tự như
dùng với các tổ chức khác.
 Giải pháp:
 Trách nhiệm của chủ nhân:
 Khi xem xét tất cả các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến chó, mèo
trong xã hội hiện nay, chủ yếu nguyên nhân là do chủ nhân không
thực hiện trách nhiệm của mình. Vì vậy, nâng cao trách nhiệm của













người nuôi thú cưng qua hệ thống giáo dục và luật pháp là quan
trọng, nhưng không dễ dàng.
Ý thức trách nhiệm của chủ nhân thường đánh giá qua việc người chủ
ni giữ con vật. Rõ ràng, họ có trách nhiệm ni và chăm sóc con
vật một cách thích hợp, ví dụ, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp, có
nơi ở và ngủ cho con vật cảm thấy thoải mái, chữa trị khi nó bị ốm, bị
thương, có thái độ của con người đối xử với con vật...Ngồi ra cịn
trách nhiệm làm giảm nguy cơ gây ra do vật cưng cho các con vật
khác và cho con người
 Cần chú ý đến mức độ của vấn đề:
Quần thể thú vô chủ lớn là vấn đề chính, và sẽ trở nên tồi tệ hơn khi
dân số cũng tăng. Có quá nhiều chó mèo và cần phải đưa ra giải pháp:
 Biện pháp kiểm sốt nhân giống và nhờ đó giảm tình
trạng gia tăng số lượng trong tương lai
 Biện pháp làm giảm số lượng hiện nay
Đối mặt với thực tế về con số, rất khó để tìm ra cách giải quyết mà
khơng liên quan đến việc giết bớt có chọn lọc
 Chi phí về tài chính:

V ấn đề do chó vơ chủ gây ra lớn hơn so với mèo vô chủ, và ở nhiều
nước như Anh, chính phủ có trách nhiệm và dành ra khoản ngân sách
để kiểm soát vấn đề này. Ước lượng chi phí để giải quyết vấn đề do
chó mèo vơ chủ là thơng tin cần thiết để thuyết phục Chính phủ về
việc sử dụng tài chính hiệu quả trong chương trình kiểm sốt thú vơ
chủ: điều quan trọng cần chỉ ra là khoản tài chính này có thể giúp
thực hiện tốt chương trình. Chi phí cho chương trình khác nhau tùy
thuộc vào mỗi nước và tình trạng trong khu vực.
Áp lực tăng lên ở những nơi bệnh dại lưu hành: Ở những khu vực có
bệnh dại lưu hành, chi phí tăng thêm do vaccine và chữa trị sau phơi
nhiễm có thể rất lớn. Tiền dùng cho thuốc men có thể bị hạn chế và
khơng sẵn có ở nhiều nơi.


 Ngồi ra, con người sợ hãi về bệnh vì triệu chứng tồi tệ và có thể dẫn
đến cái chết. Sự sợ hãi này ảnh hưởng tới thái độ của cộng đồng đến
chó mèo vơ chủ. Vì vậy, điều quan trọng là mỗi chương trình kiểm
sốt đều bao gồm tiêm phòng vaccine và nhận dạng những động vật
này; cộng đồng do đó được đảm bảo những chó có nhận dạng an tồn
với bệnh dại và vết cắn của chúng có thể khơng cần chữa trị phịng
bệnh dại.
 Tổ chức tiêm phịng dại đối với chó mèo vơ chủ:
 Chương trình kiểm sốt thú vơ chủ là một phần trong kiểm sốt
bệnh dại
• Khơng cần phải tiêm 100% thú vơ chủ điều nay là khơng cần thiết
• Đăng ký chó có chủ: Việc khuyến khích chủ nhân của con vật có trách
nhiệm hoặc trách nhiệm cộng đồng giúp chương trình tiêm phịng
vaccine thực hiện được
• Tiêm là phương pháp hiệu quả nhất
• Uống trong một số trường hợp: tùy vào khu vực và mức độ của chó

từng vùng sinh thái mà người ta có thể dung mồi trong khơng khí có
chứa vaccine dại.tuy nhiên tiêm phịng rẻ và có hiệu quả cao hơn nên
thường được sử dụng
• Có thể kết hợp với tẩy giun
 Giải pháp của chính quyền- giết hang loạt:
 Vấn đề liên quan đến chó mèo vơ chủ thúc đẩy cơ quan chức năng
phải đưa ra biện pháp giải quyết tức thời. Thường là giết đồng loạt,
đôi khi sử dụng phương pháp không nhân đạo như đầu độc, dìm
nước, chích điện, hơi ngạt và bỏ đói. Đầu độc có thể gây cái chết đau
đớn kéo dài và rất bạo lực.
 Thú cưng và trẻ em có thể khơng may tiếp xúc với chất độc. Bất kỳ
chương trình kiểm sốt nào rõ ràng đều phải tính đến vấn đề này
trong khi muốn loại bỏ chó mèo vơ chủ. Các bên liên quan bao gồm


cả động vật, các bậc phụ huynh, con cái họ và những người yêu động
vật.
 Chương trình giết hàng loạt bỏ qua các bên liên quan này. Một số
người trong cộng đồng sẽ muốn cứu con vật và giấu chúng khỏi bị bắt
giữ. Tuy nhiên, sự tranh luận lớn nhất chống lại việc giết đồng loạt
chính là do biện pháp này khơng có hiệu quả lâu dài vì (• Mật độ ĐV
mà mtrường sống cụ thể có thể chấp nhận liên quan tới nguồn thức ăn
• Giết số lượng lớn chó sẽ làm tăng tỷ lệ
tương đối thức ăn cho những con sống sót
– Tăng tỷ lệ giao phối và sống sót
– Thu hút chó từ các vùng khác)
 Biện pháp nhân đạo “mối lien hệ”
• ‘Mối liên hệ’ mạnh mẽ giữa ngược đãi con vật và bạo lực với con
người: có mối liên hệ lớn giữa việc trẻ em ngược đãi con vật (và
thậm chí trẻ em chứng kiến con vật bị ngược đãi) với nguy cơ chúng

sẽ trở nên bạo lực với con người trong cuộc sống sau này. Bằng
chứng căn cứ vào những nghiên cứu về những tên giết người hàng
loạt ở Mỹ, rất nhiều trong số chúng có tiền sử về hành động bạo lực
với động vật.
• Có thể giúp giảm bạo lực xã hội
 Hướng dẫn của WHO/WSPA năm 1990:
 Nghiên cứu quần thể là nhân tố thiết yếu:
 Đánh giá chính xác về số lượng chó, mèo là cần thiết trước khi phát
triển một chương trình kiểm sốt.
 Khi chương trình trong q trình thực hiện, cần theo dõi sự tiến bộ
bằng các điều tra lặp lại. Các ước tính dẫn liệu về số lượng thường
khơng chính xác. Vì vậy, điều cần thiết là phương pháp học sử dụng
đưa ra kết quả đáng tin cậy. Nó cho phép đưa ra sự so sánh với các
điều tra trong tương lai ở cùng thành phố, hay so sánh với các chương
trình khác cùng địa điểm.
 Luật pháp:


 Pháp luật là nhân tố chính cần thiết đối với bất kỳ chương trình kiểm
sốt nào. Những luật đưa ra cần hỗ trợ các quy ước liên quan đến
trách nhiệm của người chủ thú cưng. Nói chung với bất kỳ luật nào,
khi đưa ra phải thực tế, có tính thực hành và rõ ràng. Nếu luật không
thực tế, chúng sẽ dễ dàng bị bỏ qua bởi hầu hết xã hội đều không hy
vọng thỏa mãn yêu cầu. Dự thảo luật khơng tốt sẽ gây khó hiểu khi áp
dụng. Nhân tố cần thiết tiếp theo là luật có đủ tính bắt buộc. Ai sẽ có
trách nhiệm? Là cảnh sát hay cơ quan khác? Nếu là cảnh sát, họ có
hiểu về các điều của luật hay không? Nhiều hành động thô bạo với
con vật trong việc kiểm soát số lượng chủ yếu là kết quả của việc lờ
đi hơn là đòi hỏi cụ thể một tác động thô bạo. Tuy nhiên, điều này
không thường xuyên diễn ra, các chế tài phù hợp cần phải được đặt

ra. Nhưng, thay vì trừng phạt họ, giáo dục con người hành động phù
hợp trong tương lai nên ưu tiên áp dụng trong một số trường hợp.
 Đăng kí và nhận dạng:
 Nhận dạng là yêu cầu cơ bản để áp chế hiệu quả, để đảm bảo rằng chủ
nhân thực hiện đúng trách nhiệm.
 Nhận dạng vĩnh viễn của chủ nhân con vật, liên kết với số liệu hiệu
quả, đưa ra phương pháp hiệu quả nhất để đạt được nó. Các vi chíp có
thể được gắn dưới da chó hoặc mèo, hoặc tai xăm số nhận dạng nhất
định.
 Trong những chương trình kiểm sốt thú hoang trước, có cách khác
để đánh dấu động vật có chủ và vơ chủ. Ở nhiều nước, chó bắt về
ngồi đường phố được giữ trong chuồng. Thơng thường, chó được
giữ trong một khoảng thời gian (thường dao động từ 3 đến 10 ngày)
trong trường hợp chủ nhân đến và xác nhận chó. Sau thời gian đó, chó
có thể bị xử lý hủy hoặc đề nghị cho về nhà.
 Nếu đăng ký và nhận dạng là bắt buộc thì thơng tin về chó có thể biết
từ ngày đầu tiên. Nếu chó có chủ, chủ nhân sẽ được tìm thấy nhanh












chóng và nhận lại chó (với chi phí nhất định), tránh phải mất thời gian

nhốt.
Nếu chó bị bỏ mặc, chủ nhân sẽ bị tìm kiếm và xử lý thích hợp.Hành
động vô trách nhiệm lặp lại sẽ bị nhận ra và xử lý nặng hơn. Nếu
khơng có chủ, chó có thể được đưa vào chương trình trở lại nhà từ
ngày thứ 1, vì thế giảm chi phí trong việc giữ chó.
Với mèo hoang thường không áp dụng theo cách tương tự, và ở
nhiều nơi các tổ chức bảo vệ động vật xử lý chúng bằng cách bắt, tập
trung, phóng thích, nhốt, đưa trở lại nhà hoặc giết tùy thuộc vào quy
định của họ. Ở những nước có bệnh dại lưu hành, tiêm phịng vaccine
hàng năm có thể bắt buộc. Khơng có nhận dạng phù hợp, những yêu
cầu này khó mà bắt buộc được.
 Thu gom rác thải:
Chúng ta đã thảo luận rằng quy mô đàn thú vô chủ phụ thuộc vào
lượng thức ăn sẵn có. Rác thải cũng là nơi chứa mầm bệnh, các nhân
tố lây truyền (như chuột) vì vậy quan trọng cho sức khỏe con người là
xử lý một cách thích hợp. Vệ sinh kém xung quanh lị mổ hoặc chợ
bán thực phẩm cho con người cũng là những mối nguy quan trọng.
Nếu việc thu gom rác thải có hệ thống hơn ở khu vực có chương trình
triệt sản và phóng thích, rõ ràng là số lượng đàn ở mức cân bằng sẽ
giảm xuống. Trong chu trình này, việc giết bỏ có chọn lọc có thể cần
thiết để tránh nạn đói và bệnh tật trong tương lai.
 Triệt sản động vật có chủ:
Giảm khả năng sinh sản chó mèo có chủ và vơ chủ là một phần cần
thiết của bất kỳ chương trình kiểm sốt thú hoang. Lợi ích của triệt
sản thường bị bổ qua, vì vậy giáo dục là rất quan trọng.
Triệt sản là một phần quan trọng trong chương trình. Tất cả chó mèo
đưa trở lại nhà từ nơi tập trung nên được triệt sản trước. Cũng nên có
khả năng hỗ trợ chủ nhân một khoản về kinh tế khi thú cưng của họ
được triệt sản – có thể 50% khoản phí đăng ký là 1 ví dụ. Những lợi
ích của triệt sản bao gồm:



1. Kiểm sốt số lượng – giảm số lượng chó mèo con
không mong muốn
2. Giảm sự hung hăng của con đực
3. Giảm việc đánh dấu lãnh thổ và nước tiểu
4. Giảm tình trạng đi lang thang
5. Giảm biểu hiện động dục của chó cái
6. Giảm tỷ lệ u vú của chó cái nếu tiến hành triệt sản
trước chu kỳ đầu tiên.
 Triệt sản chó mèo vơ chủ:
 Tất cả chó mèo nên được triệt sản trước khi trả về nhà. Nếu chủ nhân
mới được kỳ vọng là sẽ đưa động vật đi triệt sản, thì khơng nhiều
người sẵn sàng làm việc này. Ví dụ: nơi chó mèo con được đưa về
nhà từ trung tâm từ thiện ở Mỹ, với yêu cầu sẽ triệt sản con vật miễn
phí sau đó, chỉ 50% người nhận nuôi mới hợp tác. Triệt sản sớm vì
vậy là cần thiết (ví dụ triệt sản chó mèo con ở khoảng 6 tuần tuổi).
 Kiểm soát chợ/cửa hàng thú cưng:
 Tồn bộ mục đích của giáo dục là khuyến khích tinh thần trách nhiệm
của chủ nhân. Người bn bán chia sẻ phần trách nhiệm giáo dục chủ
nhân tương lai. Bán chó mèo con ở chợ bên đường dựa vào nhân tố
cảm xúc để thúc đẩy việc bán hàng, do vậy hấp dẫn người mua theo
sở thích nhất thời hơn là cân nhắc đến hành động có trách nhiệm lâu
dài. Chỉ có đầu ra của việc bán hàng là kiểm soát trách nhiệm người
chủ nên được thực hiện, và nó có thể địi hỏi chứng chỉ phù hợp và
luật pháp
 Giáo dục:đẩy mạnh sở hữu có trách nhiệm:
 Giáo dục vẫn là một thách thức lớn nhất. Tất cả các cơ quan có vai trị
thực thi, bao gồm:
1. Chính quyền

2. Các nhóm cộng đồng
3. Trường học
4. Các hội bảo vệ động vật
5. Bác sỹ thú y tư












6. Cơ quan thừa hành pháp luật về động vật
Điều quan trọng là tất cả các cơ quan, tổ chức trên đưa ra thông điệp
chung, và sử dụng nguồn tài liệu phù hợp cho người được giáo dục.
 Chương trình triệt sản và thả động vật :
Những chương trình này phổ biến ở những điều kiện nhất định mà ở
đó có đàn động vật vơ chủ lớn tương đối, và ở nơi mà thức ăn sẵn có
tạo điều kiện cho sự tồn tại, sinh sản của đàn. Việc bắt giữ, triệt sản,
tiêm vaccine phịng dại, nhận diện và phóng thích động vật về khu
vực cũ đảm bảo rằng một số lượng lớn khơng kiểm sốt được thay thế
bằng nhóm nhỏ hơn, được phịng vaccine và khơng nhân giống. Điều
này thỏa mãn về sinh thái và ngăn ngừa sự di cư bên trong.
Nguồn thức ăn đảm bảo là yêu cầu cần thiết của chương trình, nếu
khơng con vật sẽ chết đói. Cơ quan chức năng có thể đảm bảo nguồn
cung cấp thức ăn, nhưng trong nhiều trường hợp nó được thực hiện

bởi các tổ chức phúc lợi ĐV hoặc cộng đồng dân cư. Nếu kiểm soát
rác thải hiệu quả cũng được thực hiện, quy mơ đàn cố định sẽ giảm
Chương trình triệt sản và phóng thích đặt ra một số vấn đề cần quan
tâm, cả về sự thành công về mặt sức khỏe cộng đồng cũng như về mặt
PLĐV. Trong khu vực có số lượng cao như thành phố lớn hay thị trấn,
nơi mà những chương trình này phổ biến, cơ quan chức năng và tổ
chức PLĐV thực hiện nhiều hoạt động thường không bắt một số
lượng động vật đủ yêu cầu để làm thay đổi số lượng. Nguồn lực cho
những chương trình này cũng thường bị thiếu. Mặc dù con vật được
phịng vaccine trước khi thả ra, thường khơng có chương trình tái
tiêm phịng. Con vật có thể vẫn gây nguy hiểm do hung hãn, và tiếp
tục gây ô nhiễm mơi trường và gây tai nạn giao thơng.
Tình trạng này không phù hợp với phúc lợi của con vật. Chúng khơng
có nguồn thức ăn đảm bảo, chỗ ở và chăm sóc thú y, ngay cả khi
chúng là những con vật “cộng đồng”. Chúng có thể bị thương do tai
nạn giao thông (đặc biệt ở những khu vực đông đúc dân cư), và chịu
đựng vết thương do đánh nhau, chết đói và ngược đãi bởi con người.


 Chương trình triệt sản và giải phóng nói chung khơng giải quyết
được một trong những ngun nhân chính của tình trạng tiếp tục tăng
số lượng – sự vơ trách nhiệm của người chủ và bỏ rơi con vật. Giáo
dục và tăng cường áp dụng pháp luật là cần thiết để giải quyết vấn đề
phức tạp này tận gốc.
 Chương trình triệt sản và thả động vật :
 Điều quan trọng là những chương trình này là một phần của giải pháp
cam kết hợp tác. Sẽ vơ ích cho hội bảo vệ động vật cung cấp kinh phí
cho một chương trình ở thành phố mà ở đó cơ quan chức năng vẫn bắt
và giết thú vô chủ – những con vật dễ bắt nhất là những con bị triệt
sản và như vậy khơng thu được lợi ích với mức chi phí và nỗ lực đáng

kể. Một điều cần thiết nữa là cộng đồng địa phương đồng tình với
chương trình vì khơng có sự hỗ trợ của họ nó sẽ thất bại. Thực tế,
trách nhiệm rất cao của cộng đồng là một yêu cầu, vừa đảm bảo rằng
hầu hết động vật trong vùng được bắt giữ và triệt sản, vừa quan tâm
đến những con được thả ra sau đó. Giải pháp sẽ chỉ thành cơng nếu
một số lượng lớn chó mèo trong khu vực nhất định được triệt sản.
Thất bại khi tiến hành điều này (do thiếu nguồn lực, hoặc cố gắng xử
l{ với khu vực quá lớn) sẽ đe dọa sự thành cơng của chương trình.
Q trình bao gồm:
• Việc bắt giữ ban đầu
• Chuyển đến nơi ni giữ/nơi tiến hành phẫu thuật
• Ni nhốt
• Gây mê và phẫu thuật
• Chăm sóc hậu phẫu
• Chuyển đi và phóng thích Tất cả giai đoạn trên có khả năng gây stress
và nên được bố trí theo cách bảo đảm phúc lợi
Gây mê và trợ tử có chọn lọc :


 Trợ tử– thường dùng cho cá
thể ĐV, như một hành động
nhân từ
 Loại thải chọn lọc – giết theo phương pháp nhân đạo vì lợi ích của
quần thể (ĐV) hoặc cộng đồng (người)
Phân loại chó và đưa vào nơi ni nhốt :
Những động vât thuộc nhóm này cần được loại bỏ :
 Những con nguy hiểm cho sức khỏe con người (ví dụ bị bệnh dại,
hoặc đặc biệt hung dữ với con người): là những chó nên bị giết
một cách nhân đạo ngay lập tức.
 Gây nguy hiểm cho sức khỏe của những chó khác trong chuồng

ni: Nếu có các dụng cụ bảo đảm phù hợp và cung cấp y tế đầy
đủ sẵn có, có thể những con chó này được chăm sóc. Nhưng trong
thực tế, sự bảo đảm là khơng thể vì nguồn lực hạn chế. Vì vậy
nhóm này cũng nên bị loại bỏ.
 Bị thương nghiêm trọng hoặc bệnh không chữa được: Những con
vật này nên xem xét đến dùng gây chết nhân đạo. Nếu khơng thì
khó có khả năng chúng sẽ tìm được nhà ở mới, vì thế lưu lại trong
chuồng ni cả đời. Chi phí và các nguồn lực khác vẫn sẽ đáp ứng
cho chúng trong khi có thể sử dụng tốt hơn trong việc tìm nhà ở
cho những con chó khỏe mạnh.
 Tập quan ăn thịt chó mèo ở một số nước châu á và phúc
lợi động vật :
 Ở nền văn hóa phương Tây, mọi người có xu hướng coi chó thật sự
là con vật cưng, trong nhiều trường hợp chó được coi như thành
viên gia đình. Mặc dù nhiều người ăn thịt, một số có thể nghĩ là sai
về đạo đức khi ăn thịt chó, vì chúng là người bạn chia sẻ.
 Tuy nhiên chúng ta nên quan tâm đến vấn đề đa văn hóa ở cac
nước khác nhau.ví dụ như : Ở một số nước, mọi người có thể có


những tranh cãi tương tự về không ăn thịt ngựa, nhưng đây là việc
rất bình thường ở một số vùng của châu Âu. Ở phía Tây, người ta
thường thích ăn thịt bị nhưng với người theo đạo Hindu thì bị là
con vật linh thiêng. Người theo đạo Do Thái (Juda) và đạo Hồi
cũng có những con vật nhất định mà họ bị cấm khơng được ăn. Vì
thế là với người đến từ phương Tây, ăn thịt chó là sai?
 Nếu vấn đề PLĐV thật sự thấy ở cách mà chó bị nhốt và giết, thì
nên cân nhắc đến sự hợp lý trong vận hành lị mổ. Điều này là có
thể và dẫn đến thái độ với việc ăn thịt chó trở nên khơng quan
trọng. Cấm ăn thịt chó (nếu có thể và địi hỏi được) có thể đẩy việc

thực hiện một cách không công khai và như thế PLĐV càng tệ
hơn? Và tại sao chó nên được đối xử khác với lợn, gà hoặc bò?
Câu 11 : Những vấn đề căn bản về PLĐV đối với động vật cày
kéo? Nguyên nhân và giải pháp?
 Những vấn đề căn bản về PLĐV đối với động vật cày kéo và
giải trí
1. Động vật lao tác:
•Thể trạng kém vì chúng có thể được sử dụng vừa để lấy sữa vừa
lao tác. Hơn nữa, bê con có thể yếu vì sữa cịn lại cho chúng rất ít
•Bị q do móng khơng phù hợp cho lao tác trên nền cứng và việc
bảo vệ móng gặp khó khăn.
•Tổn thương do gơng gỗ.
•Bị đói (chất lượng/số lượng thức ăn kém) và khát (mất nước).
 Nguyên nhân và giải pháp đối với động vật lao tác:
a. Nguyên nhân:
 Động vật lao tác được sử dụng cho những mục đích sau:
• Kéo dụng cụ nơng nghiệp trong khâu chuẩn bị đất canh tác và các
khâu khác, bao gồm cả dùng voi kéo
• Kéo xe
• Cung cấp năng lượng cho máy móc, như máy bơm nước, máy
nghiền thân và hạt cây













• Vận chuyển người và hàng trên lưng (pack animals)
• Chăn gia súc, canh gác, săn bắn (chó)
 Vì vậy trong quá trình làm việc sẽ gặp phải các vấn đề sau:
Làm việc quá tải/nghỉ ngơi không hợp lý: Đây là vấn đề phổ
biến, đặc biệt khi con vật là nguồn thu nhập duy nhất. Đôi khi con
vật bị cho thuê trong thời gian mùa vụ cao điểm, như là mùa làm
đất.
Tải nặng và kỹ thuật chất hàng không đúng: Quá tải cũng là
vấn đề thường gặp, là kết quả của thiếu hiểu biết. Trọng lượng có
thể chở và thời gian lao tác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như là giống lồi, tình trạng con vật, nhiệt độ và yên thồ. Vị trí tốt
của hàng thồ làm giảm tổn thương, và sử dụng hiệu quả năng
lượng của con vật. Hàng nên đặt trên vai, sau u lưng, và phân bố
đều hai bên.
Trang bị không phù hợp: Nếu trang bị thiết kế không tốt động
vật sẽ phải sử dụng nhiều năng lượng hơn cần thiết và lao tác
không hiệu quả. Nếu trang bị và con vật không ăn khớp sẽ gây đau
đớn. Ví dụ, gơng gỗ truyền thống có thể gây vết thương ở cổ và
các vết chai ở đó. Với gơng đơn cho 2 con, cử động tự do là khơng
thể, và khơng phù hợp với kích thước của mỗi con vật, đặc biệt là
khi dùng cho nhiều loài với nhau hoặc khi gong được buộc cố định
vào sừng con vật.
Cách điều khiển thô bạo: Đánh, vặn đuôi và quất bằng vật sắc
gây đau cấp tính, tổn thương, và mối quan hệ xấu giữa người và
động vật. Cách tốt nhất là dỡ hang xuống và tìm hiểu l{ do tại sao
con vật không thể kéo hàng (quá nặng, đồi dốc, bị què)
Làm việc khi sức khỏe kém hoặc quá non: Nếu con vật bị cho

thuê, sẽ không được chịu trách nhiệm. Nếu con vật là nguồn thu
duy nhất của chủ nhân, họ sẽ không cho con vật ngừng lao động.
Lưng biến dạng là hậu quả của việc lao động khi còn quá non.


×