Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài kiểm tra điều kiện môn Tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.75 KB, 9 trang )

ĐỀ KIỂM TRA Q TRÌNH MƠN TÂM LÝ Y HỌC

MƠN TÂM LÝ HỌC


ĐỀ KIỂM TRA Q TRÌNH MƠN TÂM LÝ Y HỌC
•••

ĐỀ BÀI

•••

Câu 1:
Hãy phân tích vai trị của Tâm lý học đối với người cán bộ y tế
trong hoạt động nghề nghiệp. Liên hệ với công việc của người
cán bộ y tế làm trong lĩnh vực khúc xạ nhãn khoa?

Câu 2:
Hãy tìm và sưu tầm, mơ tả cụ thể 1 câu chuyện/tình huống
hoặc tìm 1 bộ phim, video trong nước hoặc nước ngồi nói về
tâm lý của người bệnh ở chun khoa mắt. (nêu rõ nguồn trích
dẫn tài liệu tham khảo hoặc câu chuyện thực tế của mình, của
những người xung quanh ...). Gia đình, nhân viên y tế hoặc
những người xung quanh nên làm gì trong tình huống này để
giúp đỡ người bệnh?

Câu 3:
Hãy kể về 1 câu chuyện về stress ở người bệnh và chỉ rõ
nguyên nhân nào đã dẫn đến stress cho họ?

2


2


ĐỀ KIỂM TRA Q TRÌNH MƠN TÂM LÝ Y HỌC
•••

BÀI LÀM
Câu 1:
I.

Việc cung cấp kiến thức về tâm lý học giúp người cán bộ y tế trên các phương diện:

Hình thành
quan điểm duy
vật biện chứng

Điều chỉnh Phát
hànhhiện bất ổn
vi bản thântâm lý và có
hướng điều trị

Việc cung cấp kiến thức
về Tâm lý học giúp người
cán bộ y tế

Giúp đỡ bệnh
nhân gặp khó

Ứng dụng trong
cơng việc


Hồn thiện bản
thân

Có cách tiếp xúc
Hiểu rõ mối
phùlýhợp với mọi
quan hệ tâm
và cơ thể người

-

1. Bổ sung và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cho bản thân
Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về hoạt động tâm lý con người.

Tâm lý con người không phải lỡ do trời định cũng như không phải lỡ do thượng đế sinh ra. Tâm lý người chính là
q trình những thông tin, tri thức, thái độ, kỹ năng, giá trị sống, phương thức hoat động được con người tiếp
nhận từ thế giới khách quan và biến nó trở thành vốn kinh nghiệm ... để hình thành nên đời sống tinh thần của
chính mình. Nó là kết quả của q trình tự giáo dục rèn luyện tích cực hoạt động và tương tác, kết hợp với các yếu
tố như bẩm sinh, di truyền, gíao dục, tập thể ...
-

Tự điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp của bản thân.

Nhờ có được hiểu biết về tâm lý học, ta hiểu được bản thân, có thể tự điều chỉnh được hành vi, cảm xúc,… chưa
phù hợp trong các tình huống như: lo lắng, căng thẳng quá mức, suy nghĩ bi quan khi mắc bệnh, stress trong cuộc

3
3



ĐỀ KIỂM TRA Q TRÌNH MƠN TÂM LÝ Y HỌC
•••
sống,.... Tự rèn luyện các phẩm chất đạo đức, nhân cách của người cán bộ y tế để đáp ứng với các yêu cầu của
nghề nghiệp.

Nắm và hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa hoạt động tâm lý và hoạt động cơ thể.

-

Thể xác và tinh thần là một khối thống nhất. Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ não; bộ não là
trung tâm điều khiển hoạt động của các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Tâm lý và cơ thể có mối quan hệ biện
chứng với nhau cả 2 chiều tích cực và tiêu cực.
2. Ứng dụng trong công việc của bản thân

-

Giúp đỡ bệnh nhân vượt qua khó khăn tâm lý.

Tâm lý có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt khi bệnh nặng bệnh nhân thường lo âu, căng thẳng... Nhận
thấy được điều này người nhân viên y tế có thể phần nào bằng các tác động của bản thân hỗ trợ, giúp đỡ bệnh
nhân vượt qua một số khó khăn về mặt tâm lý, có được niềm tin vào người thầy thuốc và yên tâm, tuân thủ điều
trị.
-

Phát hiện những rối nhiễu về mặt tâm lý ở người bệnh và có hướng điều trị kịp thời:

Trong q trình thăm khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, việc hiểu biết các kiến thức về tâm lý y học sẽ giúp
người cán bộ y tế phát hiện được các biểu hiện, dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý ở người bệnh (khơng tập trung
chú ý được, trí nhớ giảm sút, suy nghĩ khơng rõ ràng, rối loạn cảm xúc, có hành vi bất thường ...). Nhiều khi yếu

tố tâm lý hoặc có thể là nguồn gốc của các bệnh thực thể như cao huyết áp, đau thắt ngực, loét dạ dày ... hoặc là
yếu tố làm cho bệnh tái phát. Như vậy, việc hiểu biết các kiến thức về tâm lý học giúp cho người cán bộ y tế kịp
thời phát hiện những biểu hiện bất thường về tâm lý để tư vấn, có những biện pháp điều trị phù hợp cho họ.
-

Có cách tiếp xúc phù hợp với bệnh nhân, đồng nghiệp, và cộng đồng sao cho phù hợp

Hiểu được tâm lý là gì, các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý con người có thể giúp cho người cán bộ y tế tiếp xúc phù
hợp với bệnh nhân, với đồng nghiệp vỡ với cộng đồng.
II.

Liên hệ với công việc của người cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực khúc xạ nhãn khoa

Đặc thù công việc của người làm việc trong lĩnh vực khúc xạ nhãn khoa là làm việc với những người có vấn đề về
mắt như các tật khúc xạ, các bệnh về mắt từ đó xây dựng phác đồ điều trị, cắt kính cho phù hợp. Do vậy, nhóm
đối tượng mà các chuyên viên khúc xạ nhãn khoa thường xuyên phải làm việc cùng là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên –
nhóm đối tượng dễ bị mắc tật khúc xạ do có thời gian làm việc với màn hình điện tử tương đối dài và khơng có
biện pháp chăm sóc mắt phù hợp; người già – nhóm đối tượng có những suy giảm về thị lực khi tuổi cao
Vì thế, việc nắm vững kiến thức Tâm lý học có ý nghĩa trong việc:
Giúp hiểu rõ được tâm lý người bệnh. Ví dụ như đối với trẻ nhỏ, phải hiểu được chúng có xu hướng sợ
việc khám mắt nên sẽ có hiện tượng đọc thuộc bảng đo mắt từ trước, quấy khóc khơng hợp tác với các nhân viên
khám mắt,... hay có những trẻ muốn được đeo kính nên sẽ cố tình đọc sai dù đã nhìn được rõ. Do vậy cần phải có

4
4


ĐỀ KIỂM TRA Q TRÌNH MƠN TÂM LÝ Y HỌC
•••
các biện pháp thăm khám phù hợp với các em, ví dụ như việc hỏi lại cùng 1 hàng bảng khám mắt nhưng với thứ

tự ngược lại, khám bằng những dụng cụ khác để kết quả được toàn diện hơn,…
Tiếp xúc với các bệnh nhân, đồng nghiệp, cộng đồng sao cho phù hợp. Với đặc thù các bệnh ở mắt, một
triệu chứng có thể có rất nhiều nguyên nhân xảy ra, đồng thời một nguyên nhân cũng có thể gây ra nhiều triệu
chứng, do đó người nhân viên khúc xạ nhãn khoa cần phải biết cách giải thích với người bệnh một cách hợp lý để
không gây hoang mang, đồng thời khiến họ yên tâm điều trị và thăm khám; điều này mở rộng ra với các đồng
nghiệp trong nghề và với cộng đồng, xã hội

CÂU 2:
Tình huống em trích dẫn: Bộ phim The Good Doctor Season 3 Episode 7

Phim có thể xem ở một số link sau:



/>


/>
Nhân vật:
-

Bệnh nhân: Charley

-

Bác sĩ: Morgan, Claire

5
5



ĐỀ KIỂM TRA Q TRÌNH MƠN TÂM LÝ Y HỌC
•••

(Từ trái qua phải: Bác sĩ Morgan, bệnh nhân Charley, bác sĩ Claire)

Tình huống và tâm lý bệnh nhân (Các tình huống diễn ra theo đúng trình tự):
Tình huống 1: Các bác sĩ tiếp nhận điều trị cho Charley, một cậu bé 12 tuổi chuẩn bị mất hoàn toàn thị lực 2 bên
do mắc phải một tình trạng ung thư mắt. Đáng bất ngờ khi với một cậu bé khi phải đối mặt với tình huống như
vậy sẽ trở nên lầm lì, sợ hãi và ít nói, nhưng Charley lại cho thấy sự hài hước và mạnh mẽ của bản thân và điều đó
khiến cha mẹ cậu và các bác sĩ rất tự hào.
Tâm lý bệnh nhân: Qua tình huống này, ta thấy được Charley là một cậu bé tuy nhỏ tuổi nhưng hiểu
chuyện, cậu biết rằng nếu mình trở nên lầm lì, ít nói, có ý khơng muốn hợp tác với các bác sĩ thì cũng
khơng giúp giải quyết được vấn đề, thay vào đó cậu có thái độ lạc quan với bệnh tật, khiến người nhà và
bác sĩ cảm thấy thoải mái hơn. Đây được xem như phản ứng tâm lý theo chiều hướng tích cực của bệnh
nhân khi đối mặt với bệnh tật
Tình huống 2: Tuy vậy, sau một khoảng thời gian, Claire và Morgan phát hiện Charley đã bỏ trốn khỏi bệnh
viện. Hai bác sĩ lần theo vị trí trên điện thoại của Charley thì họ phát hiện ra cậu bé ở một sân bóng. Sau đó, ta
được thấy rằng hóa ra Charley cũng có nỗi sợ của bản thân, cậu buồn rằng mình là nguyên nhân của những khó
khăn mà gia đình mình gặp phải, vì căn bệnh này mà gia đình cậu đã khơng được vui vẻ, hạnh phúc như xưa, cậu
sợ rằng nếu sau ca phẫu thuật, việc bản thân mất đi thị lực sẽ tiếp tục làm cho gia đình mình khổ sở. Hiểu được
những suy tư của Charley, bác sĩ Claire đã động viên và giúp cậu có động lực để thực hiện ca phẫu thuật này
Ta thấy rằng hóa ra Charley cũng có rất nhiều suy nghĩ và lo âu với bệnh tật của mình. Qua đó ta có thể
thấy rằng chính căn bệnh đã tác động lên tâm lý cậu bé, Charley mắc phải một căn bệnh nặng, sau khi làm
phẫu thuật cậu sẽ khơng thể nhìn được nữa, cịn nếu khơng thực hiện thì tính mạng của cậu sẽ gặp nguy
hiểm. Với một cậu bé 12 tuổi, vừa phải lo lắng cho sức khỏe của mình, lo về ca mổ, lo khơng biết ca mổ
có thành cơng hay khơng, lo về những biến cố mình có thể gặp phải hậu phẫu, vừa suy nghĩ cho gia đình
mình về những khó khăn đã phải trải qua và sẽ phải trải qua trong tương lai; chính những điều đó đã trở

6

6


ĐỀ KIỂM TRA Q TRÌNH MƠN TÂM LÝ Y HỌC
•••
thành áp lực lớn đè nén lên tâm lý của cậu. Một căn bệnh nguy hiểm không chỉ tác động lên đơi mắt của
cậu mà cịn lên cả tâm lý, để rồi nó thay đổi nhân cách cậu, cậu thu mình lại, trở nên kém tự tin, đồng thời
nhạy cảm hơn, khơng muốn tương tác với chính những người thân của mình.
Sau khi được các bác sĩ động viên, khích lệ, Charley như gỡ bỏ được khúc mắc trong lòng, cậu hiểu được
những khó khăn mà gia đình cậu gặp phải sẽ được giải quyết sau khi cậu thực hiện xong ca phẫu thuật
này, tuy rằng cậu sẽ mất đi thị lực sau đó nhưng cuộc sống sẽ bớt đi sự giày vò, khổ sở hơn hiện tại nhiều
và rồi cuộc sống cậu sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Hiểu được vấn đề khiến cậu tự tin trở lại và có động lực thực
hiện ca mổ.
Tình huống 3: Một khoảnh khắc xúc động nhất tập phim là khi Charley chuẩn bị vào phịng phẫu thuật, cậu nhìn
cha mẹ mình thật lâu, cố gắng ghi nhớ từng chi tiết về họ, từng cử chỉ trên khn mặt họ. Gia đình Charley ơm
nhau và cậu hiểu ra rằng gia đình mình rất hạnh phúc và khó khăn sẽ chỉ làm họ mạnh mẽ hơn.
Trước khi thực hiện ca phẫu thuật, Charley hiểu ra rằng gia đình là nguồn động lực và tình yêu lớn nhất
của mình, việc cậu cố gắng lưu giữ hình ảnh của họ như một dẫn chứng cho tình yêu to lớn của cậu với bố
mẹ
Việc gỡ bỏ được những khúc mắc trong lịng thơng qua cuộc nói chuyện với bác sĩ là yếu tố quan trọng
giúp cậu giảm bớt được stress, lo âu và suy nghĩ. Từ đó giúp cậu lấy lại sự tự tin, có được động lực để
thực hiện ca phẫu thuật
Cách hành động của các bác sĩ trong tình huống này:
-

Khi bệnh nhân cảm thấy áp lực thì phải về phía gia đình, người nhà phải mềm mỏng, tâm sự, nói chuyện
với bệnh nhân, giúp bệnh nhân hiểu ra vấn đề, cởi bỏ được những khúc mắc trong lịng, để họ có thể tự tin
hơn, lạc quan hơn, khi bệnh nhân thoải mái thì khả năng thực hiện thành công phẫu thuật sẽ cao hơn.

-


Bệnh nhân có xu hướng lo lắng rất nhiều trước khi phẫu thuật, họ lo về quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ
thực hiện các bước phẫu thuật như thế nào trên cơ thể mình. Họ khơng biết ca phẫu thuật có thành cơng
hay khơng, hay có để lại biến chứng gì cho bản thân khơng. Vì vậy người bác sĩ cần phải giải thích rõ quy
trình khám nghiệm cho bệnh nhân, các chi tiết đi kèm, động thời động viên để họ có tâm lý thoải mái nhất
có thể để việc phẫu thuật được thuận lợi.

CÂU 3:
Câu chuyện:
“S được sinh ra trong một gia đình trí thức, S học cao, từng tham gia thanh niên xung phong trong những năm
đầu xây dựng đất nước. Khi tương lai đang rộng mở trước mắt thì S theo bạn xấu lao vào vịng xoáy phù dung,
tiền bạc và ước mơ thời trai trẻ tiêu tan qua làn khói trắng hư ảo. Sự nghiệp đổ vỡ, gia đình lìa bỏ rồi khi biết
mình đã nhiễm HIV sau những lần sử dụng chung kim tiêm với những con nghiện khác, S đã có ý định "chết là
hết", ngày trước và ngày sau đối với S chỉ xoay quanh hai suy nghĩ ma túy và cái chết. Tình cờ nghe chuyện về S
trong một lần tiếp cận với những bệnh nhân HIV, bác sĩ Luyến muốn gặp cho được chàng trai này. Ông đã lặn lội
đến từng hang cùng ngõ hẻm, đến từng ổ chích, đến tận nhà cửa S. Khi đến nhà, ông mới phát hiện ra rằng gia
đình S chưa ai biết anh ta bị nhiễm HIV và rất lâu rồi anh ta không trở về nhà, cũng không một ai biết anh ở đâu.
Kiên trì với mục đích tìm kiếm của mình, ơng đã gặp S tại một công viên cũng là tụ điểm tiêm chích ma túy. Lần
đầu gặp ơng, S đã nhìn ơng bằng ánh mắt khơng hề thiện cảm, S những tưởng ơng đã xốy vào nỗi đau của anh

7
7


ĐỀ KIỂM TRA Q TRÌNH MƠN TÂM LÝ Y HỌC
•••
ta và tìm cách xua đuổi ơng. Nhưng bác sĩ vẫn kiên trì thuyết phục, ơng nói rằng anh cịn có một gia đình, cả một
tương lai phía trước bị nhiễm HIV như anh khơng có nghĩa là mất tất cả. S đã hỏi lại ơng bác sĩ có biết kết cục
cuối cùng của những người nhiễm HIV hay không - một cái chết bệnh tật ghê sợ, những người như S sống để làm
gì, sống để đau đớn nhìn sự kỳ thị của xã hội, sự xa lánh của những người thân? Và S đã bộc bạch lịng mình với

những nỗi lo sợ, rằng anh rất sợ sự cô độc, anh vẫn biết cuộc sống của mình hiện giờ hồn tồn vơ nghĩa. Vị bác
sĩ lắng nghe lặng im khơng nói gì, ơng chỉ hẹn ngày mai ơng trở lại... ”
Nguồn: Người bạn của những bệnh nhân AIDS – báo Nhân dân ngày 21/05/2005

Thông qua câu chuyện, ta thấy được bệnh nhân S gặp nhiều stress cũng như sang chấn tâm lý khi mắc phải căn
bệnh HIV. Nguyên nhân dẫn đến stress của S có thể đến từ nhiều yếu tố:
-

Yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất là sợ bị xã hội kỳ thị, cơ lập:


Do bản chất của căn bệnh HIV/AIDS, vì kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với
những căn bệnh truyền nhiễm khó chữa nguy hiểm, ví dụ như trước đây mọi người rất sợ và tránh xa
những người bệnh phong (hủi) hay bệnh lao vì khơng có thuốc đặc trị. Trong khi HIV/AIDS là bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây chết người, chưa có thuốc điều trị cũng như đến nay chưa có vắc
xin phịng bệnh.
Một ngun nhân khác là do HIV lây qua đường tình dục vốn bị kỳ thị như các bệnh hoa liễu. Vì thế
mọi người sợ bị lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với người bị phơi nhiễm.



Do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng không đầy đủ của người dân về HIV/AIDS: Nhiều
người vẫn cho rằng HIV là bệnh có thể lây một cách dễ dàng, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc
nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người hoạt động mại dâm tức
mới bị nhiễm HIV/AIDS, có người lại coi chỉ có người xấu mới mắc căn bệnh này, họ coi nhiễm
HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, cứ nhiễm HIV là có tội, có lỗi.



Do truyền thơng q nhấn mạnh và chú trọng trong thời gian dài đến đường lây truyền bệnh mà

khơng giải thích rõ ràng, nhất là đường khơng lây của HIV. Điều đó đã khiến mọi người sợ hãi, xa
lánh và là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

-

Do thiếu sự hỗ trợ xã hội, từ người thân, cộng đồng. Trong câu chuyện của bệnh nhân S, ta thấy rằng anh
khơng tiết lộ với gia đình về căn bệnh của mình, mọi người khơng biết anh đi đâu ở đâu, điều đó dẫn tới
việc anh khơng có sự động viên của người thân, thiếu đi sự giúp đỡ của cộng đồng, xã hội,… Tất cả
những yếu tố đó đã đẩy S ra xa, gia tăng stress và áp lực lên phía S. Khi khơng có được bàn tay giúp đỡ,
con người ta có xu hướng mặc kệ, bng xi tất cả, ta có thể thấy thơng qua trường hợp của S.

-

Những yếu tố từ phía bản thân bệnh nhân S:


Đối với S, anh đánh giá và nhận thức HIV là một căn bệnh không thể chống đỡ được, từ đó anh có ý
nghĩ về sự bng xi, xuất hiện sự lo lắng, căng thẳng. Khơng tìm được hướng giải quyết cho bản
thân, mất đi ý chí phấn đấu khiến anh chìm đắm trong nghiện ngập. Chính cách suy nghĩ tiêu cực của
S là nguyên nhân gây ra stress cho anh.



Bệnh nhân S cịn mặc cảm về bản thân, với một người có xuất thân gia đình tri thức, có thành tích học
tập và thi cử tốt, việc sơ sẩy của anh khiến anh nghĩ sẽ khơng có được sự cảm thông và tha thứ từ

8
8



ĐỀ KIỂM TRA Q TRÌNH MƠN TÂM LÝ Y HỌC
•••
cộng đồng và xã hội. Luôn giữ những suy nghĩ này trong lòng khiến áp lực đè nặng lên tâm lý, hậu
quả là dẫn đến hiện tượng stress, khơng tìm được lối thốt cho bản thân.
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng stress ở bệnh nhân HIV/AIDS nói chung và bệnh nhân S nói riêng,
vì thế để giúp đỡ họ cần có sự chung tay từ mọi người, đầu tiên là từ phía cộng đồng, bằng cách hiểu rõ những
con đường, cơ chế lây nhiễm của bệnh để có cái nhìn đúng đắn về họ, tiếp theo là từ các cán bộ y tế phải có trách
nhiệm động viên, giúp đỡ, vận động các bệnh nhân chữa bệnh, không sa đà vào các chất kích thích, đánh mất bản
thân, trở thành mắt xích nguy hiểm cho xã hội. Hiện nay đã có thuốc kháng virut PrEP dành cho những người có
nguy cơ lây nhiễm cao, giúp đỡ rất nhiều cho những người phơi nhiễm bệnh. Việc phổ cập thông tin giúp người
dân hiểu rõ, hiểu đúng về HIV/AIDS là yếu tố quan trọng để giúp các bệnh nhân có động lực chữa bệnh, tái hòa
nhập cộng đồng, như trong câu chuyện phía trên, việc bác sĩ Luyến dần dần tiếp cận bệnh nhân S và khuyên nhủ
anh là một yếu tố để giúp anh cai nghiện, chữa bệnh, trở lại với gia đình, cộng đồng sau này.

9
9



×