Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÈ TÀI: TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.13 KB, 100 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
-----------------------***-----------------------

HOÀNG THỊ IN

TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên
Minh – tỉnh Hà Giang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội - 2018


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
-----------------------***-----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh
tỉnh Hà Giang)

Tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Ngành đào tạo:
Lớp:
Niên khóa:


Giảng viên hướng dẫn:

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, khơng gian lận, khơng
sao chép từ các tài liệu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa
luận tốt nghiệp

Hà nội, ngày … tháng … năm 2018
NGƯỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin phép được gửi lời cảm ơn tới tồn thể các thầy cơ trong bộ
mơn Xã Hội Học nói riêng và các thầy cơ trong Khoa Lý Luận Chính Trị - Xã
Hội nói chung đã chỉ bảo giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức
kinh nghiệm, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận.
Để hồn thành khóa luận : “Tập quán trong sản xuất và sinh hoạt của
người dân tộc thiểu số tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang”
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn nhất đến cơ Trần Thanh
Hương - người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức,
phương pháp, kinh nghiệm q báu, cảm ơn cơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện tối đa trong suốt thời gian vừa qua để tơi có thể hồn thành được
nghiên cứu này.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới cán bộ, phòng ban chức năng
của UBND xã Mậu Long và người dân trong xã đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong q trình điều tra và thu thập số liệu thực địa.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của bản thân nhưng khóa luận khó
tránh được những thiếu sót, tơi mong nhận được những ý kiến đóng góp q
báu của thầy cơ và bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 00 tháng 00 năm 2018
Sinh viên


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có một lịch sử phát
triển, bản sắc văn hóa riêng. Phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc
thiểu số là một bức tranh rực rỡ sắc màu, các mảng khối đậm đà kết lại hài
hịa và vơ cùng sinh động, phản ánh sự tơn vinh giá trị con người, tình u
thương, sự gắn kết con người trong cộng đồng dân tộc. Thông qua điều tra 25
hộ gia đình người dân tộc Tày và 30 hộ gia đình người dân tộc Giáy bằng
bảng hỏi, thực hiện 10 phỏng vấn sâu, kết quả nghiên cứu cho thấy tập quán
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong sinh hoạt, trong ma chay-cúng
bái và sinh đẻ của người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy còn theo thói
quen truyền thống. Trong sản xuất nơng nghiệp, loại cây trồng chính là lúa và
ngơ, hình thức làm là ruộng bậc thang, vận chuyển lúa bằng xe máy, công cụ
sản xuất là cuốc, dao, liềm, máy cày,…Người dân chăn ni trâu, bị để phục
vụ sản xuất là chủ yếu. Trong sinh hoạt, người dân sử dụng nước khe để ăn,
uống, phần lớn người dân đều dùng nước đun sôi để uống, bên cạnh đó cũng
có một số hộ gia đình cịn thói quen sử dụng nước lã. Đa số người dân đều sử
dụng nhà vệ sinh thô sơ, không hợp vệ sinh tiêu chuẩn. Về ma chay, cúng bái
và sinh đẻ người dân còn nhiều điều kiêng kỵ, người dân tộc Tày và người

dân tộc Giáy có một đặc điểm đó là có tính cộng đồng cao trong ma chay và
sinh đẻ, tạo nên tập quán riêng có của người dân tộc. Nhìn chung, tập quán
sản xuất và sinh hoạt của người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy ở xã Mậu
Long có sự thay đổi để phù hợp với đời sống kinh tế xã hội, nhưng về cơ bản
vẫn giữ những yếu tố truyền thống ông cha để lại.
Từ khóa: Tập quán, sản xuất, sinh hoạt, dân tộc Tày, dân tộc Giáy.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN........................................................................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................................vi
DANH MỤC HỘP......................................................................................................................vii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU................................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề..........................................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2

1.2.1

Mục tiêu chung................................................................................................................2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể................................................................................................................2


1.3

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.........................................................3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................3

1.3.2

Khách thể nghiên cứu...................................................................................................3

1.3.3

Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................4
2.1

Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu..............................................................4

2.1.1

Lý thuyết hành động xã hội Max Weber..............................................................4

2.1.2

Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý....................................................................................5


2.2

Các nghiên cứu liên quan...........................................................................................7

2.2.1

Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động sản xuất của người dân tộc...........7

2.2.2

Các nghiên cứu liên quan đến tập quán sinh hoạt của người dân tộc..........10

2.3

Các khái niệm liên quan đến đề tài......................................................................13

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................15
3.1

Chọn điểm nghiên cứu...............................................................................................15

3.2

Phương pháp thu thập thông tin.............................................................................16

3.2.1

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp............................................................16

3.2.2


Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp..............................................................16


3.3.3

Phương pháp phân tích và xử lí số liệu..............................................................16

3.4

Khung phân tích............................................................................................................17

PHẦN 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU.................................................................................18
4.1.

Tập quán trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tộc
..............................................................................................................................................18

4.1.1. Tập quán trồng trọt của người dân tộc................................................................18
4.1.2. Tập quán chăn nuôi của người dân tộc...............................................................30
4.2.

Tập quán sinh hoạt của người dân tộc................................................................36

4.2.1. Tập quán sử dụng nguồn nước uống của người dân tộc.............................36
4.2.2. Nhà vệ sinh sử dụng của người dân tộc.............................................................40
4.3.

Tập quán trong các hoạt động ma chay – cúng bái và sinh đẻ của
người dân tộc..................................................................................................................44


4.3.1. Tập quán trong ma chay của người dân tộc.....................................................44
4.3.2. Tập quán trong cúng bái của người dân tộc.....................................................49
4.3.3. Tập quán trong sinh đẻ của người dân tộc........................................................51
KẾT LUẬN....................................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................58
PHỤ LỤC........................................................................................................................................60


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Loại cây trồng.................................................................................18
Bảng 4.2: Thời gian trồng lúa..........................................................................21
Bảng 4.3: Hình thức canh tác lúa....................................................................22
Bảng 4.4: Cơng cụ sản xuất của các gia đình dân tộc.....................................23
Bảng 4.5: Phương tiện vận chuyển lúa từ ruộng về nhà.................................25
Bảng 4.6: Sự tương trợ, giúp đỡ nhau của người dân trong sản xuất..............28
Bảng 4.7: Loại vật nuôi...................................................................................31
Bảng 4.8: Tập quán chăn nuôi của người dân tộc Tày và Giáy......................33
Bảng 4.9: Thời gian tiêm phòng......................................................................35
Bảng 4.10: Tiêm phòng cho gia súc................................................................36
Bảng 4.11: Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt............................................37
Bảng 4.12: Cách thức sử dụng nước uống của người dân...............................38
Bảng 4.13: Cách bảo vệ nguồn nước...............................................................40
Bảng 4.14: Quan niệm về nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc.................41
Bảng 4.15: Loại nhà vệ sinh sử dụng của người dân tộc................................42
Bảng 4.16: Thời gian tổ chức tang ma............................................................45
Bảng 4.17: Những kiêng kỵ trong tang ma.....................................................47
Bảng 4.18: Tập quán cúng bái khi ốm đau của người dân tộc........................49
Bảng 4.19: Nơi sinh đẻ....................................................................................51
Bảng 4.20: Vật dụng cắt rốn của người dân tộc..............................................52

Bảng 4.21: Những kiêng kỵ sau khi sinh đẻ....................................................53


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Lý do cây lúa nước và cây ngơ là cây trồng chính...........................19
Hộp 4.2: Lý do người dân có tập quán trồng một vụ trong năm.....................20
Hộp 4.3: Lý do không trồng lúa nước vào mùa khô của người dân tộc..........21
Hộp 4.4: Lý do dùng máy tuốt lúa của người dân...........................................24
Hộp 4.5: Lý do dùng xe máy làm phương tiện vận chuyển lúa......................26
Hộp 4.6: Lý do không đổi cơng ở khâu bừa của người dân............................28
Hộp 4.7: Tính cộng đồng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp...................29
Hộp 4.8: Mục đích ni trâu, bị.....................................................................32
Hộp 4.9: Hình thức ni trâu bị của người dân..............................................33
Hộp 4.10: Thức ăn ni trâu, bị của người dân..............................................34
Hộp 4.11: Lý do người dân sử dụng nước khe để ăn uống.............................37
Hộp 4.12: Lý do sử dụng nước uống đun sôi của người dân..........................39
Hộp 4.13: Lý do không làm nhà vệ sinh tiêu chuẩn........................................43
Hộp 4.14: Các bước trong tang ma.................................................................45
Hộp 4.15: Tổ chức tang ma.............................................................................47
Hộp 4.16: Cúng bái khi ốm đau của người dân tộc.........................................50
Hộp 4.17: Nguyên nhân đẻ tại nhà..................................................................51
Hộp 4.18: Giúp đỡ nhau trong sinh đẻ............................................................54


PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có một lịch sử phát
triển, bản sắc văn hóa riêng. Do những đặc điểm lịch sử, các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam thường cư trú ở vùng miền núi và biên giới, nơi có vị trí đặc biệt
quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đồng bào các dân

tộc thiểu số đã góp phần rất lớn vào cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập của
toàn dân tộc. Ngày nay, trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đời sống các dân tộc thiểu số đã có những bước tiến mới (Vũ Trường
Giang, 2016).
Phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số là một bức tranh
rực rỡ sắc màu, các mảng khối đậm đà kết lại hài hịa và vơ cùng sinh động,
phản ánh sự tơn vinh giá trị con người, tình u thương, sự gắn kết con người
trong cộng đồng dân tộc. Các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở khu vực biên
giới đất liền, miền núi và trung du đã tạo nên rất nhiều nét văn hóa độc đáo
trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất dựng xây đất nước. Một
trong số đó là những phong tục tập quán ở các cộng đồng này – những thói
quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường
ngày được mọi người công nhận và làm theo, truyền từ đời này sang đời khác
(Đào Nam Sơn, 2016).
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tổng dân số người dân
tộc Giáy trên cả nước là 58.617, dân tộc Tày là 1.626.392, cư trú ở các tỉnh
Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng (Tổng cục thống kê, 2010). Người
dân tộc thiểu số làm ruộng nước là chính, họ có nhiều kinh nghiệm canh tác
lúa nước trên những ruộng bậc thang. Ngoài ra họ cịn làm thêm nương rẫy
trồng ngơ, các loại cây có củ và rau xanh. Đồng bào ni nhiều trâu, lợn, gà,
vịt, có truyền thống dùng trâu để kéo cày, kéo gỗ. Sản xuất nơng nghiệp mang
tính phong tục tập quán cao, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bên cạnh
1


đó, tập quán sinh hoạt hàng ngày của người dân tộc thiểu số cịn theo thói
quen, nhận thức cịn hạn chế như đi vệ sinh ngoài trời, uống nước lã, cúng bái
khi ốm đau vẫn cịn duy trì (Đỗ Phượng, 2006).
Văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, do được hình thành từ lâu đời
nên đều có hai mặt. Ngồi những giá trị tốt đẹp cịn có những hạn chế, lạc hậu

gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của đồng bào (Vi Hoàng, 2008).
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, một số dân tộc thiểu số vẫn
cịn tồn tại những thói quen, tập qn truyền thống. Ở xã Mậu Long đời sống
của người dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn, phương thức sản xuất, canh
tác, chăn ni, chuồng trại cịn thơ sơ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất còn gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa các tập quán sinh hoạt hàng ngày
cũng như việc ma chay – cúng bái, sinh đẻ cần phải thay đổi để cuộc sống
được tốt đẹp hơn. Vậy tập quán trong sản xuất và sinh hoạt của người dân tộc
Giáy và người dân tộc Tày diễn ra như thế nào? Xuất phát từ những điều này
tôi đã chọn đề tài “Tập quán trong sản xuất và sinh hoạt của người dân tộc
thiếu số” (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang) để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tập quán trong sản xuất và sinh hoạt của người dân tộc
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tập quán trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân
tộc tại xã Mậu Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Tìm hiểu tập quán trong sinh hoạt hàng ngày của người dân tộc tại xã
Mậu Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Tìm hiểu tập quán trong các hoạt động ma chay – cúng bái và sinh đẻ
của người dân tộc tại xã Mậu Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

2


1.3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tập quán trong sản xuất và sinh hoạt của người
dân tộc

1.3.2 Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình người dân tộc Giáy và dân tộc Tày tại xã Mậu Long,
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu tập quán trong sản xuất và
sinh hoạt của người dân tộc Giáy, tập quán trong hoạt động ma chay và sinh
đẻ thông qua các hộ gia đình người dân tộc Giáy và dân tộc Tày.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Mậu Long, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các hộ gia đình dân tộc thiểu số từ năm
2000 trở lại đây để tìm hiểu tập quán trong sản xuất và sinh hoạt của người
dân tộc Tày và dân tộc Giáy.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu
2.1.1 Lý thuyết hành động xã hội Max Weber
Max Weber (1864 - 1920) là nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học
bách khoa toàn thư người Đức.
Theo Max Weber: Hành động xã hội được chủ thể gắn cho nó một ý
nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì
vậy định hướng tới người khác trong trong đường lối, q trình của nó.
Max Weber đã nhấn mạnh động cơ bên trong chủ thể như nguyên nhân
của hành động, một hành động mà một cá nhân khơng nghĩ về nó thì khơng
thể là một hành động xã hội. Mọi sự hành động khơng tính đến sự tồn tại và
những phản ánh có thể có từ người khác thì khơng phải là hành động xã hội.
Hành động khơng phải là kết quả của q trình suy nghĩ có ý thức thì khơng
phải là hành động xã hội. Có thể thấy hành động xã hội ln gắn với tính tíc

cực của cá nhân. Tính tích cực này bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như:
Nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể. Ơng cũng chỉ ra rằng khi con
người hành động ln có nội dung, ý nghĩa chủ quan. Do đó chúng phải thâm
nhập vào thế giới tình cảm, thế giới suy nghĩ nếu muốn giải thích hành động
xã hội của người đó.
Theo ông con người hành động còn bị chi phối bởi thế giới nội tâm như
tư duy, tình cảm. Con người khơng chỉ hành động khi có lợi mà cịn vì cái mà
người ta gọi là ý nghĩa. Để nghiên cứu hành động xã hội ông xây dựng một hệ
thống kiểu mẫu hành động xã hội gồm 4 loại:
+ Hành động duy lý công cụ: Là hành động thực hiện sự cân nhắc, tính
tốn lựa chọn cơng cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất.
+ Hành động duy lý - giá trị: Là hành động thực hiện vì mục đích tự thân.

4


+ Hành động duy cảm (cảm xúc): Là hành động do trạng thái cảm xúc
hoặc tình cảm bộc phát gây ra mà khơng có sự cân nhắc xem xét, phân tích
mối quan hệ giữa cơng cụ, phương tiện và mục đích hành động.
+ Hành động duy lý - truyền thống: Là hành động tuân thủ những thói
quen, nghi lễ, phong tục, tập quán từ đời này sang đời khác.
Trong xã hội thì các loại hành động này ln có sự đan xen, không tách
rời một cách minh bạch cho từng hành động của mỗi chủ thể. Trong hành
động của con người có hành động vì sự cân nhắc, mục đích có hành động
mang lại yếu tố mục đích tự thân, hay hành động theo cảm xúc hoặc tuân thủ
theo thói quen lễ nghi truyền thống. Trong quá trình hành động con người
tương tác với nhau, con người luôn suy nghĩ lựa chọn phương án tốt nhất để
hành động và biểu đạt nó ta có thể nhận ra ý nghĩa của nó. Mỗi hành động xã
hội đều có động cơ thúc đẩy để giải thích cho hành động xã hội (Lê Ngọc
Hùng, 2008).

Vận dụng lý thuyết hành động xã hội của Max Weber vào đề tài cho
thấy các cá nhân có thể lựa chọn cho mình một loại hành động cụ thể nhất
định. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, người
dân tộc có thể bị chi phối bởi hành động duy lý – truyền thống. Có thể thấy rõ
trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp và trong sinh hoạt hàng ngày họ hành
động theo những thói quen từ đời này sang đời khác. Bên cạnh đó người dân
tộc cũng có thể bị chi phối bởi hành động duy lý công cụ, tức là các tập qn
ấy được thực hiện trên sự cân nhắc, tính tốn sao cho có hiệu quả nhất.
2.1.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa hợp lý trong xa hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế,
nhân học và tâm lý hành vi thế kỷ XVIII – XIX. Đại diện tiêu biểu như:
George Hommans, Peter Blau, George Simmel, Max Weber.
Một số nhà triết học đã cho rằng, bản chất của con người là vị kỷ, ln
tìm đến sự hài lòng, thỏa mãn và lảng tránh nỗi đau khổ. Một số nhà kinh tế

5


học cổ điển nhấn mạnh, vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, động cơ
lợi nhuận khi con người phải ra quyết định lựa chọn hành động.
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng, con người ln hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực
một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Thuyết lựa
chọn duy lý địi hỏi phải phân tích hành động xã hội của nó, bao gồm các cá
nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của nó, các khả năng lựa chọn
và sản phẩm đầu ra của các đặc điểm lựa chọn khác.
Thuyết lựa chọn hợp lý được xây dựng, phát triển để xem xét hoạt động
chức năng của hệ thống và thiết chế kinh tế, xã hội. Và được dùng làm
phương pháp tiếp cận hành động của cá nhân, của nhóm và cả chức năng của
cả hệ thống cũng như các mối liên hệ chức năng giữa các cá nhân, nhóm và

hệ thống. Trên thực tế, thuyết lựa chọn hợp lý với các biến thể của nó chủ yếu
được triển khai trên nhiều cấp độ từ hành động xã hội của các cá nhân đến
chức năng hệ thống xã hội và mối tương tác giữa cá nhân, nhóm, thiết chế và
hệ thống xã hội.Thiết chế xã hội là tổ chức nhất định của hoạt động xã hội và
các quan hệ xã hội, được thực thi bằng hệ thống phối hợp của những quy
chuẩn về hành vi, chuẩn mực và giá trị, được định hướng một cách hợp lý,
một tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trị và nhóm vận động
xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội. Một xã hội muốn tồn tại và phát
triển bình thường phải được hình thành trên những mơ hình hành vi, những
khn mẫu, khn phép chung để từ đó mỗi thành viên trong xã hội có thể soi
vào đó mà hành động cho phù hợp. Khơng thể nói sự tồn tại và phát triển của
một xã hội mà lại khơng có thiết chế, tức là một xã hội khơng có kỷ cương,
quy tắc hành động, khơng có chuẩn mực, giá trị và sự duy trì, kiểm sốt việc
thực hiện các kỷ cương, quy tắc đó. Những mơ hình hành vi của con người
được “thiết chế hóa” do những nhu cầu khách quan của các lĩnh vực hoạt
động xã hội khác nhau quy định. Hơn nữa nó cịn là một hệ thống các quan hệ

6


xã hội đã được xác lập ổn định trong xã hội, được định hình theo thời gian.
Trong các mối quan hệ tương tác giữa các vai trò, một số ứng xử nào đó của
con người được lặp đi lặp lại, rồi dần dần thành tập quán và cuối cùng trở
thành những chuẩn mực mà mọi thành viên đều thừa nhận và tuân thủ. Do cái
gì tạo nên trật tự xã hội đó chính là sự lựa chọn hợp lý, sự trao đổi xã hội có
khả năng tạo dựng và duy trì sự ổn định, trật tự xã hội (Lê Ngọc Hùng, 2008).
Vận dụng lý thuyết vào đề tài cho thấy người dân tộc trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt hàng ngày dựa vào các yếu tố điều
kiện kinh tế, phong tục tập quán. Các hộ gia đình dân tộc lựa chọn phương
thức sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên cũng như hoạt

động sinh hoạt hàng ngày. Cho nên người dân tộc cho rằng đó là phương thức
hoạt động hợp lý nhất đối với đời sống của họ. Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế
cao dựa trên những phương thức canh tác hợp lý mà họ đã lựa chọn.
2.2 Các nghiên cứu liên quan
2.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động sản xuất của người dân tộc
Sản xuất nông nghiệp là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của người
dân tộc thiểu số. Theo tác giả Vũ Dũng (2008) thì đối với các dân tộc thiểu số
sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, hoa màu và một số cây có giá trị
kinh tế khác có vai trị quyết định đời sống của họ. Tùy theo từng dân tộc, địa
bàn sinh sống, tập quán canh tác và cách thức sản xuất của các dân tộc có
nhiều nét tương đồng và có những điểm khác biệt. Có hai loại hình sản xuất
chính của các dân tộc thiểu số là làm ruộng lúa nước và nương rẫy. Ông chỉ ra
cách thức sản xuất của một số dân tộc thiểu số như: Dân tộc Thái, từ lâu
người Thái đã biết dùng cày và sức kéo (trâu, bò) vào việc canh tác; dân tộc
Mường, biết làm ruộng từ lâu đời và sống định canh, định cư. Kỹ thuật canh
tác của người Mường còn khá thấp, sau khi gặp người ta thường cày vỡ,
chuẩn bị cho vụ sau. Một số nơi đưa trâu xuống giẫm ruộng cho chất cỏ và
nhuyễn đất, sau đó bừa rồi cấy. Công cụ lao động như cày, bừa của người
7


Mường cịn thơ sơ. Nương rẫy cũng có vị trí quan trọng trong sản xuất của
người Mường, tuy diện tích nương rẫy khơng nhiều nhưng thường gia đình
nào cũng có; dân tộc Dao, sống chính bằng nơng nghiệp, hình thức sản xuất
chủ yếu là nương rẫy du canh. Ruộng bậc thang và ruộng nước chỉ chiếm tỷ lệ
rất nhỏ. Từ lâu người Dao đã biết sử dụng kỹ thuật xen canh, thường bên cạnh
cây lúa có ngơ hay đậu. Trên nương có thể trồng các loại rau như rau cải, dưa,
bầu bí…Ngồi ra cịn có các khác như dân tộc Tày, Nùng, H’Mơng (Vũ
Dũng, 2008).
Cùng với hướng nghiên cứu đó tác giả Nguyễn Công Thảo (2016) cho

thấy rằng ở vùng Đơng Bắc nương rẫy là loại hình canh tác phổ biến và chính.
Các cây trồng chính trên nương bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn, đậu. Theo tác
giả, người dân ở đây chỉ trồng được 1 vụ một năm do phụ thuộc việc tưới tiêu
vào nước mưa. Việc bón phân, phun thuốc trước đây hầu như không phổ biến.
Các giống cây trồng mang tính địa phương, do người dân tự bảo quản, lưu
giữ. Năng suất lúa nương vì thế khá thấp, dưới 10 tạ/1ha. Thời điểm phát
nương, gieo trồng thường bắt đầu từ tháng 2 - 3, thời điểm đầu xuân, thời tiết
mát mẻ. Đây cũng là lựa chọn để cây trồng được tưới kịp thời khi mùa mưa
đến. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các cư dân vùng cao vật ni chính bao
gồm lợn, trâu, ngựa, bị. Trâu, bị vừa góp phần cung cấp sức kéo, nguồn thực
phẩm khi gia đình tổ chức các sự kiện lớn, vừa là một dạng “tài sản” dự trữ,
biểu tượng cho điều kiện kinh tế của một hộ gia đình (Nguyễn Cơng Thảo,
2016). Từ nghiên cứu trên ta thấy, ở vùng Đông Bắc cây trồng chủ yếu là lúa,
ngô, khoai, sắn và người dân chỉ trồng được một vụ trong năm do phụ thuộc
vào thiên nhiên. Người dân chủ yếu ni trâu, bị để phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp.
Ở một nghiên cứu khác của Nguyễn Khánh Bích Trâm (1993) đã chỉ ra
rằng do cư trú chủ yếu ở vùng núi cao, có độ dốc lớn sản xuất chính của đồng
bào các dân tộc thiểu số là canh tác nương rẫy. Sản xuất lương thực chỉ ở mức

8


khiêm tốn, cịn các khả năng chăn ni, làm vườn, sản xuất thủ công chỉ ở
mức độ tự cấp tự túc là chính. Có thể nói sản xuất để đáp ứng nhu cầu mưu
sinh hàng ngày và để tồn tại vẫn là mục tiêu hàng đầu của các dân tộc. Chăn
nuôi chủ yếu để phục vụ cho các ngày lễ tết, những khi gia đình có cơng việc
quan trọng (cưới xin, ma chay, làm nhà…). Các nghề phụ chủ yếu làm ra các
nông cụ phục vụ sản xuất và cuộc sống gia đình hoặc để trao đổi lấy hàng hố
khác của các dân tộc khác. Bên cạnh đó tác giả Vũ Dũng (2011) cho biết, mặc

dù, sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Bắc hiện nay đã có những thay đổi
nhất định theo chiều hướng tích cực, song về cơ bản vẫn là nền sản xuất tự
cung, tự cấp. Đồng bào vẫn chưa thoát ra được cách thức sản xuất truyền
thống đã tồn tại nhiều đời nay. Việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng của
đồng bào các dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn. Việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa hiệu quả do ruộng bậc thang, hẹp về
chiều ngang, nương có độ dốc cao, nên đất bị xói mòn, bạc màu… Mặt khác,
do đồng bào thiếu vốn mua phân bón để cải tạo đất, thuốc trừ sâu để phịng
trừ sâu bệnh.
Bên cạnh đó hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
và các nhu yếu phẩm đời sống cũng phần lớn dựa vào các nguồn tài ngun
sẵn có lấy từ rừng núi, sơng, suối. Do đó theo tác giả Nguyễn Thị Hằng
(2016) chính vì cuộc sống lệ thuộc vào thiên nhiên, mà sự đoàn kết, tương trợ
nhau trở thành một nhu cầu tất yếu của người dân tộc thiểu số. Việc cư trú
liền kề giữa anh em trong gia đình, dịng họ và co cụm thành một làng sẽ tạo
sức mạnh giúp ứng phó dễ hơn với môi trường tự nhiên và sinh tồn phụ thuộc
vào thiên nhiên, bảo vệ mùa màng, cùng nhau chống thú dữ và cùng nhau săn
bắt thú rừng. Có thể nói, tính cố kết cộng đồng cịn được cụ thể hóa thành
truyền thống hợp tác, tương trợ, liên kết trong lao động sản xuất giữa những
người trong cùng dòng họ, thân tộc, làng xóm láng giềng, và hơn nữa, mặc dù
không phải thân tộc, nhưng người dân tộc thiểu số có một ý thức tương trợ, hỗ

9


trợ, bảo vệ nhau. Một trong những hoạt động tương trợ điển hình trong sản
xuất là làm đổi cơng theo từng cơng việc của mùa vụ và được duy trì từ mùa
vụ này qua mùa vụ khác, nhất là khi có việc đồng áng và dịp thu hoạch lúa
hay cày ruộng, phát nương. Hình thức giúp đỡ này hồn tồn mang tính tự
nguyện khơng phải áp lực từ cộng đồng hay dư luận xã hội. Việc đoàn kết,

giúp đỡ lẫn nhau thường dựa trên một số cơ sở nhờ quan hệ thân tộc, láng
giềng, ở gần nhà nhau, nhưng thậm chí giữa làng này và làng khác. Có thể
thấy, qua nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng người dân ln có sự tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
Qua đó ta thấy, tập quán sản xuất nông nghiệp của người dân tộc thiểu
số là canh tác nương rẫy và làm ruộng bậc thang. Công cụ chủ yếu là cuốc,
cào, dao, cày và bừa, việc áp dụng máy móc vào sản xuất cịn rất hạn chế do
điều kiện tự nhiên, địa hình sinh sống. Cũng giống như các dân tộc thiểu số
khác, dân tộc Giáy cũng làm ruộng bậc thang với vốn kinh nghiệm được
truyền từ đời này sang đời khác. Trong sản xuất có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau giữa họ hàng và làng xóm láng giềng như đổi cơng trong các khâu cấy,
cày và gặt.
2.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến tập quán sinh hoạt của người dân tộc
Phần lớn người dân tộc thiểu số khơng có hố xí hợp vệ sinh, nước sinh
hoạt và ăn uống chủ yếu là nước suối hoặc nước khe.Tác giả Hoàng Thái Sơn
(2009) cho thấy người dân có thói quen ni gia súc dưới gầm nhà sàn và gần
nhà, sử dụng nước sông, nước suối hoặc nước khe trong sinh hoạt và ăn uống,
ít tắm giặt, khơng sử dụng hố xí. Những phong tục, tập quán, thói quen trên
rất chung và phổ biến, đã và đang ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của
cộng đồng. Ông chỉ ra rằng phân người và gia súc là yếu tố truyền nhiễm chủ
yếu của nhiều bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, đặc biệt là các bệnh đường
ruột. Sử dụng các hố xí khơng hợp vệ sinh hoặc khơng có hố xí gây ơ nhiễm
mơi trường tạo nguy cơ mắc bệnh hệ tiêu hóa khác như lỵ trực khuẩn, thương

10


hàn, viêm gan A, giun sán,... các bệnh này góp phần gây suy dinh dưỡng và
thiếu máu do thiếu sắt, làm kém sự phát triển và tử vong ở trẻ em và làm giảm
sức khỏe cho người lớn cũng như cộng đồng dân cư. Người chết bởi những

bệnh liên quan đến tiêu chảy chủ yếu là trẻ em. Nguyên nhân quan trọng gây
ô nhiễm nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của người dân miền núi phía Bắc là
do tập quán thả rông gia súc, chất thải (phân) không được xử lý. Qua nghiên
cứu của tác giả Hoàng Thái Sơn, ta thấy, người dân có thói quen khơng sử
dụng hố xí do đó nó là ngun nhân chính dẫn đến việc mắc các bệnh về
đường ruột, tiêu hóa.
Trong một nghiên cứu khác của Đào Huy Khuê và Trịnh Hữu Vách
(2007) đã chỉ ra rằng hiểu biết của người dân tộc thiểu số còn rất hạn chế so
với người Kinh-Hoa về tên các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, kỹ thuật xây dựng
nhà tiêu, tác hại của phân người lên sức khỏe, rửa tay và rửa tay bằng xà
phòng trước khi ăn, sau khi đại, tiểu tiện. Cộng đồng dân tộc thiểu số có rất ít
nhà tiêu hợp vệ sinh, nhất là nhà tiêu đạt tiêu chuẩn về xây dựng, sử dụng và
bảo quản theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT của bộ y tế ban hành ngày
11/3/2005. Đa số người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây
Nguyên, Nam Trung bộ, Đông Bắc đại tiện bừa bãi ra môi trường xung
quanh. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất thấp
ở miền núi và ở các dân tộc thiểu số là: tập quán không sử dụng nhà tiêu hoặc
nhà tiêu hợp vệ sinh đã tồn tại từ lâu đời; hiểu biết của người dân còn hạn chế
về tác hại của phân người, loại nhà tiêu, kỹ thuật xây dựng, bảo quản, sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh; người dân học vấn thấp, hộ nghèo; ít có điều kiện tiếp
cận với nhà tiêu hợp vệ sinh; nhiều địa phương chưa làm tốt công tác xã hội
hóa về vệ sinh mơi trường; các chương trình dự án đầu tư kinh phí cho lĩnh
vực vệ sinh mơi trường cịn thấp.
Cùng với hướng nghiên cứu đó tác giả Phùng Đức Tùng và cộng sự
(2017) cho thấy đa số các nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ sử dụng nhà xí

11


hợp vệ sinh rất thấp. Minh chứng cho thấy, trung bình 27,9% số hộ dân tộc

thiểu số có nhà xí hợp vệ sinh, thấp hơn nhiều so với số liệu thống kê trung
bình của cả nước (71,9%). Bên cạnh đó tỷ lệ phụ nữ đến các cơ sở y tế để
khám thai chưa cao và chưa phổ biến ở một số dân tộc và tập quán sinh con
tại nhà rất phổ biến ở các dân tộc thiểu số, tính chung trên tất cả các dân tộc
thiểu số, mới có khoảng 64,0% các ca sinh được thực hiện ở các cơ sở y tế.
Trong khi đó vẫn cịn đến một nửa các dân tộc thiểu số lựa chọn sinh con tại
nhà là phương pháp chủ yếu. Nguyên nhân là do khoảng cách từ nhà đến các
cơ sở y tế xa, các dân tộc thiểu số thường phân bố ở khu vực miền núi, cao
nguyên, hạ tầng cơ sở thiếu và yếu, giao thơng đi lại khó khăn.
Bên cạnh đó trong bài viết của tác giả Đồng Thị Thùy Trang (2012) đã
chỉ ra rằng người Giáy thường ở nhà sàn, nhà sàn của người Giáy thường có 5
đến 7 gian. Xung quanh nhà sàn được bưng kín bằng phên tre hoặc nứa đan.
Nhà có điều kiện kinh tế dùng ván gỗ thưng, mái lợp ngói máng (cịn gọi là
ngói âm dương). Bên phải ngôi nhà là chuồng trại chăn nuôi gia súc lớn như:
trâu, bò, dê, ngựa. Gầm sàn còn dành một khu chuồng chăn nuôi gà, vịt. Tập
tục sinh đẻ của người Giáy cũng mang nhiều nét đặc trưng riêng. Trong thời
gian mang thai, người phụ nữ phải kiêng rất nhiều thứ như: khi đun bếp
không được cho ngọn cây củi vào trước vì sợ đẻ ngược, gần đến tháng sinh,
người ta làm Lễ cúng Mụ (Mè pang) để chính thức đặt Mụ cho đứa trẻ. Người
Giáy có tục đẻ ngồi trong buồng, người phục vụ và cắt rốn đứa trẻ thường là
bà ngoại. Nếu bà ngoại khơng làm được thì thường nhờ người có kinh nghiệm
trong xóm giúp đỡ. Rốn trẻ được cắt bằng que nứa vót sắc và được hơ qua
trên lửa.
Từ các nghiên cứu trên ta thấy, phần lớn các dân tộc thiểu số đều
không sử dụng hố xí hoặc sử dụng hố xí khơng hợp vệ sinh. Người dân tộc
thiểu số cịn có thói quen ni gia súc dưới gầm nhà sàn làm ảnh hưởng đến

12



sức khỏe cũng như môi trường vệ sinh. Tập quán đẻ tại nhà còn phổ biến do
cơ sở y tế xa, giao thơng đi lại khó khăn.
2.3 Các khái niệm liên quan đến đề tài
 Khái niệm phong tục tập quán
Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời
được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo (Trần Ngọc Thêm, 1997).
Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc
và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng
(Phạm Quang Tiến và Nguyễn Thị Hồi, 2010).
Theo Từ điển triết học giản yếu, tập quán là “phương thức hành vi theo
kiểu mẫu sẵn có, được lặp lại trong một tập đoàn xã hội, một xã hội nhất định,
trong một thời kỳ lịch sử lâu dài, và là thói quen, truyền thống của các thành
viên trong xã hội ấy. Tập quán là hình thức xưa nhất để truyền thụ kinh
nghiệm xã hội (kinh nghiệm lao động, các hình thức quan hệ xã hội, quan hệ
đạo đức…được mọi người công nhận) từ thế hệ này sang thế hệ khác và từ xã
hội đến cá nhân; tập quán cũng là hình thức đơn giản nhất để thực hiện sự
kiểm soát xã hội, khuyến khích hay cấm đốn một hành vi nào đó. Những tập
quán tương đối bền vững của một xã hội nhất định và có ý nghĩa về mặt đạo
đức hợp thành phong tục của xã hội ấy. Trong quá trình phát triển lịch sử,
những tập quán lỗi thời được thay thế bằng những tập quán mới, tạo điều kiện
hình thành ra những quan hệ xã hội mới, tiến bộ” (Nguyễn Như Quỳnh và
cộng sự, 2013).
Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ định nghĩa tập quán
như sau: “Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản
xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận

13



và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng (Nguyễn Như Quỳnh và
cộng sự, 2013).
Vì vậy, trong đề tài này tôi sử dụng khái niệm tập quán là thói quen đã
thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày,
được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước
chung của cộng đồng. Tập quán trong sản xuất và sinh hoạt được tiếp cận như
là một thiết chế xã hội bao gồm các giá trị, chuẩn mực được cộng đồng đặt ra
tuân thủ và chấp nhận theo thời gian.
 Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản (Bách khoa toàn thư).
 Khái niệm sinh hoạt
Sinh hoạt: Những hoạt động thuộc về đời sống hằng ngày của một người
hay một cộng đồng người. Sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần.
Tập quán sinh hoạt phản ánh đời sống văn hóa, cuộc sống hằng ngày
của mỗi dân tộc. Trong tập quán sinh hoạt bao gồm ăn uống, nhà ở, đi lại,
trang phục, nước uống, nhà vệ sinh,…(Đào Nam Sơn, 2016).
Trong đề tài này khái niệm sinh hoạt bao gồm sử dụng nguồn nước, sử
dụng nhà vệ sinh, tập quán trong tang ma và sinh đẻ của người dân tộc Tày và
người dân tộc Giáy.
 Dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số
trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 4,
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001).
14



PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và phát triển kinh tế - xã hội,
Quốc phòng – an ninh năm 2017, Mậu Long là một xã được thành lập từ ngày
1/3/1997, chia tách bởi các xã Mậu Duệ, Ngọc Long và Ngam La huyện Yên
Minh, cách trung tâm huyện 32km về phía Đơng Nam, có diện tích: 6.734,29
ha. Xã Mậu Long là một xã nghèo của huyện Yên Minh, có 11 dân tộc anh em
sinh sống trên 18 thơn với tổng số hộ là 1.128 hộ, 6.117 khẩu, trong đó dân
tộc Giáy là 225 hộ, dân tộc Tày là 61 hộ. Với vị trí địa lý và khí hậu không
thuận lợi nên việc giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội với các xã trong
huyện và các vùng lân cận cịn gặp nhiều khó khăn (UBND xã Mậu Long,
2017).
Phần lớn người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp thuần nông canh tác
lúa, ngô, trồng khoai, sắn. Năm 2017, diện trồng lúa của toàn xã là 196ha,
năng suất bình quân đạt 57,6 tạ/ha và sản lượng đạt 1.128.9 tấn. Diện tích
trồng ngơ là 634,8ha, năng suất bình quân đạt 38,56 tạ/ha, sản lượng đạt
2.447,7 tấn (UBND xã Mậu Long, 2017). Ngồi ra cịn chăn ni gia súc như
trâu bị phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ,
kinh tế tự cung tự cấp nếu có đem ra trao đổi trên thị trường thì cũng rất ít. Do
đó, con người ở nơi đây luôn giúp đỡ, liên kết với nhau trong sản xuất mỗi khi
đến mùa vụ. Ngày nay với sự phát triển của kinh tế, trình độ khoa học kỹ
thuật thì người dân ở địa phương hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn theo lối
truyền thống, phong tục tập quán, chưa ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Trong chăn ni cịn chăn theo kiểu chăn thả, chưa biết cách vệ sinh
chuồng trại. Cũng như trong đời sống sinh hoạt người dân vẫn cịn thói quen
uống nước lã, tỷ lệ hộ gia đình chưa có nhà tắm, nhà vệ sinh cao. Ngun
nhân là do trình độ dân trí của người dân cịn thấp, phương tiện truyền thơng
15



đại chúng như đài phát thanh ở xã chưa có dẫn đến việc tiếp cận thơng tin hạn
chế. Do đó tôi chọn xã Mậu Long là địa điểm nghiên cứu vì nó có tính đại
diện cao.
3.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn: tài liệu,
các báo cáo của địa phương, internet, sách báo, tạp chí chun ngành,...nhằm
tìm hiểu các thơng tin liên quan đến tập quán trong sản xuất và sinh hoạt hàng
ngày của người dân tộc thiểu số.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên dựa
trên danh sách các hộ gia đình dân tộc Giáy và dân tộc Tày. Trong tổng số 61
hộ gia đình người dân tộc Tày chọn 25 hộ gia đình người dân tộc Tày và trong
tổng số 225 hộ gia đình người dân tộc Giáy chọn 30 hộ gia đình người dân tộc
Giáy nhằm tìm hiểu về tập quán trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, tập
quán trong hoạt động ma chay, sinh đẻ của hai nhóm dân tộc. Đề tài sử dụng
bảng hỏi điều tra 55 mẫu để thu thập thơng tin. Nội dung bảng hỏi tìm hiểu tập
qn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong sinh hoạt hàng ngày và trong
ma chay, cúng bái, sinh đẻ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài thực hiện 10 phỏng vấn sâu, trong đó:
+ 5 phỏng vấn sâu đối với các hộ gia đình dân tộc Tày (cụ thể là chủ hộ)
để tìm hiểu tập quán trong hoạt động sản xuất nông ngiệp và sinh hoạt, tập
quán trong hoạt động ma chay, sinh đẻ của người dân tộc.
+ 5 phỏng vấn sâu đối với các hộ gia đình người dân tộc Giáy (cụ thể là
chủ hộ) để tìm hiểu tập quán trong hoạt động sản xuất nông ngiệp và sinh
hoạt, tập quán trong hoạt động ma chay, sinh đẻ.
3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu


16


×