Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TẬP THỂ, NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.49 KB, 22 trang )

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC
HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TẬP THỂ, NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết Đảng, Nhà nước, bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp
tục nghiên cứu để đổi mới chương trình, sách giáo khoa để cùng với các yêu cầu
khác nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Đổi mới căn bản” nền giáo dục nước
nhà. Nội dung chương trình trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, nội
dung chương trình bậc THCS nói riêng hiện nay , ngoài những những nội dung
được pháp chế hóa bằng chuẩn kiến thức kỹ năng của bậc học, từng môn học bộ
Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều nội dung tích hợp (tích hợp giáo dục môi
trường, tích hợp giữa các môn học, giáo dục hòa nhập ) và một trong những nội
dung tích hợp đặc biệt quan trọng là tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các
môn học và khuyến khích các nhà trường tổ chức những tiết dạy kỹ năng sống
cho các em học sinh. Giúp các em học sinh THCS ngoài việc nắm chắc những kiế
thức của bậc học, môn học trong sách vở các em còn có những hiểu biết, những
kỹ năng sống cơ bản để thích nghi, hòa nhập tốt nhất ở các môi trường khác nhau
( nhà trường, gia đình, xã hôi ).
I.Lí do chọn đề tài.
Như trên đã nói, giáo dục “ kỹ năng sống” là một nội dung vô cùng quan
trọng trong nhiệm vụ dạy học và giáo dục hiện nay ở mọi bậc học và cấp học.
Song vấn đề đề đó hiện nay ở nhiều nhà trường vẫn còn bỏ ngỏ ,xem nhẹ và ở
trường THCS Đại Tự - Yên Lạc cũng không phải là ngoại lệ. Cá nhân tôi rất may
may mắn được tập huấn nội dung này do bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tại Đồ
Sơn Hải Phòng. Chính vì ý thức được điều đó nên tôi đã nghiên cứu và thực hiện
đề tài “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động
sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp”.
I.1 Về lí luận.
Giáo dục để hình thành kỹ năng sống cho học sinh về cơ bản cũng
giống như giáo dục để hình thành kỹ năng khác đều phải trải qua các bước . Đó là
phải bắt đầu từ việc cho học sinh tiếp cận với kiến thức lí thuyết ( qua những ngữ


liệu, đồ dùng trực quan, lời thuyết trình của thầy, thầy cô thị phạm rồi cho học
sinh làm theo để hình thành kỹ năng ). Tuy nhiên ngoài những yêu cầu ấy, giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có:
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
+ Hiểu biết khá đầy đủ và sâu sắc bản chất ,mục đích ,phương
pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
+ Những nguyện vọng, của học sinh.
+ Có năng lực tư duy tốt, tổ chức tốt được các hoạt động.
+ Gần gũi với học sinh.
+ Hợp tác tốt với đồng nghiệp
Chỉ có thế mới có thể tổ chức một buổi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
thành công.
I.2.Về thực tiễn.
Cũng như trên đã nói giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung, học sinh ở
bậc THCS nói riêng là một nội dung hết sức quan trọng và cần thiết .Tuy nhiên ở
đại đa số các nhà trường hiện nay, vấn đề đó chưa được quan tâm một cá thỏa
đáng. Thực tế ấy cho thấy, hiện nay học sinh chỉ biết học và học. Ngoài những
kiến thức và kỹ năng mà thầy cô, sách vở cung cấp qua các môn học, học sinh
không hề biết đến những khái niệm như kỹ năng sống, giá trị sống, kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng, hợp tác, những chuẩn mực ứng xử ở những
hoan cảnh, môi trường giao tiếp, môi trường sống khác nhau và kể cả nhiều
giáo viên vẫn còn mơ hồ về khái niệm kỹ năng sống, giá trị sống. Cho nên việc
giáo dục kỹ năng sống là một hoạt động giáo dục cần thiết cho học sinh THCS
hiện nay.
I.3. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu giúp các đồng nghiệp, các em hoc sinh có cách hiểu
đúng, thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của các kỹ năng sống đối với mỗi
con người chúng ta và đặc biệt là với mỗi em học sinh. Thông qua việc kết hợp
giáo dục kỹ năng sống này giúp mỗi nhà trường thực hiện thành công kế hoạch
xây dựng “ Trường học thân thiện- học sinh tích cực” và khẩu hiệu “ Mỗi ngày

đến trường là một ngày vui” .
I.4. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh trường THCS Đại Tự ( Từ khối 6- khối 9).
I.5. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thảo luận.
- Tổ chức theo nhóm .
- Hợp tác.
- Khảo sát, đánh giá
I.6. Giới hạn nghiên cứu
Trường THCS Đại Tự Yên Lạc- Vĩnh Phúc
Thời gian nghiên cứu (tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013)
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
B. NỘI DUNG
I. Các khái niệm liên quan và khái niệm kỹ năng sống.
I.1 Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là khả năng thao tác,thực hiện một hoạt động nào đó. Như viết
bảng, gõ mánh tính, dùng từ, đặt câu…. Người ta chia các kỹ năng thành hai
nhóm chính. Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
- Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc
về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một số nét tính cách (quản lý
thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ
năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo
nhóm…
- Kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên
bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về
chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân.
I.2 Khái niệm kỹ năng xã hội.
Kỹ năng xã hội là một tập hợp các kỹ năng mà cho phép chúng ta giao
tiếp tương tác và hòa nhập, thích nghi với xã hội. Như: Giao tiếp, quản lý, lãnh

đạo, khởi xướng, cộng tác…
I.3 Kỹ năng sống.
Trong cuộc sống ta thường khen hành vi của một ai đó, thí dụ : em múa rất
đẹp, bạn đá cầu rất dẻo, cậu ấy có cách nói chuện rất tự tin, và hấp dẫn…Điều
này có nghĩa chúng ta đang nói về những cá nhân ấy đã biết sử dụng kiến thức
học được vào thực hiện thành thục các nhiệm vụ khác nhau của cuộc sống. Với
kỹ năng sống cũng vậy, nếu chúng ta có đầy đủ các kiến thức trong cuộc sống,
thế nhưng chúng ta lại chưa có kỹ năng sống ( bao gồm nhiều kỹ năng) và biết sử
dụng linh hoạt các kỹ năng này thì không đảm bảo rằng bạn sẽ đưa ra quyết định
hợp lý, giao tiếp có hiệu quả hay có mối quan hệ tốt với những người khác. Vì
vậy bạn cần phải có các kỹ năng đặc biệt cho cuộc sống gọi là “ kỹ năng sống”.
Vậy kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách
có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Năng lực tâm lý xã
hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về
thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
tâm lý xã hội này. Đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với
những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Theo UNICEP, giáo dục giựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi
trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức,
thái độ, hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức ( phải làm
gì) và thái độ ( ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị
nào ) thành hành động ( làm gì, làm như thế nào).
Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên hợp quốc ( UNESCO),
kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột giáo dục đó là:
- Học để biết
- Học để làm
- Học để cùng chung sống
- Học làm người.

( Có 4 nhóm KNS với 35 KNS)
* Nhóm 1 . Nhóm kỹ năng sông với mục tiêu tác động đến “trái tim”.
- Kỹ năng quan hệ gồm:
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết
xung đột, kỹ năng chấp nhận sự khác biệt.
- Kỹ năng quan tâm gồm:
Kỹ năng quan tâm đến người khác, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng đồng cảm,
kỹ năng nuôi dưỡng quan hệ.
* Nhóm 2 . Nhóm kỹ năng sông với mục tiêu tác động đến “ cái đầu”.
- Kỹ năng tư duy gồm:
Kỹ năng học cách học, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ
năng tư duy phê phán, kỹ năng tổ chức học tập.
- Kỹ năng quản lý gồm:
Kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, kỹ năng sử
dụng nguồn lực hiệu quả, kỹ năng lưu giữ kết quả, kỹ năng linh hoạt.
* Nhóm 3. Nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “ sức khỏe”
- Kỹ năng sinh tồn gồm:
Kỹ năng lựa chọn lối sống khỏe mạnh, kỹ năng quản lý căng thẳng,
kỹ năng chống chọi bệnh tật, kỹ năng bảo toàn nhân cách.
- Kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân gồm:
Kỹ năng tự trọng, kỹ năng tự chịu trách nhiệm, kỹ năng xây dựng tính
cách, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giữ kỷ cương.
* Nhóm 4. Nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “ đôi tay”
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
- Kỹ năng làm việc gồm:
- Kỹ năng tự tạo động lực, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng thuyết
phục.
- Kỹ năng cống hiến bao gồm:
Kỹ năng làm việc thiện, nguyện phục vụ cộng đồng, kỹ năng lãnh đạo,
kỹ năng thể hiện trách nhiệm công dân, kỹ năng đóng góp vào thành công của

nhóm.
Với phạm vi, nghiên cứu của đề tài sẽ đạt được các kỹ năng như : kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân, kỹ năng linh
hoạt, kỹ năng đóng góp vào thành công của nhóm
II. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
tổng kết kinh nghiệm.
II.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Như chúng ta thấy vấn đề giáo dục kỹ năng sống ( mặc dù đã được tập
huấn) nhưng phần nhiều các nhà trường, các giáo viên vẫn coi đó là một nội dung
không quan trọng, không bắt buộc. Dẫn đến nội dung giáo dục này không có hiệu
quả.Khái niệm “ kỹ năng sống” chỉ được nhắc tới và tồn tại trên giấy ở trong giáo
án các môn học. Dạy tích hợp như thế nào, có thực hiện thường xuyên hay
không? , có tổ chức các buổi ngoại khóa để giáo dục kỹ năng sống hay không?
Hoặc có tổ chức một tiết học riêng biệt hay không? Những câu hỏi ấy rất đáng
quan tâm.
Thực trạng ấy có rất nhiều nguyên nhân như:
- Thời gian năm học mang tính pháp quy còn quá eo hẹp cho các hoạt động tập
thể ,hoạt động ngoại khóa.
- Học sinh phải học quá nhiều ( học chính, học chuyên đề , bồi dưỡng ,phụ
đạo )
- Học sinh phải tham gia quá nhiều các cuộc thi nên rất nhiều áp lực.
- Giáo viên chuyên trách công tác Đội ở các nhà trường không có.
- Kinh phí tổ chức còn eo hẹp.
- Kỹ năng sống chưa phải là một môn học hay một nội dung có quy định thời
lượng cụ thể.
- Sự thiếu hiểu biết về nội dung giáo dục này.
- Giáo viên còn ngại ,né tránh , coi đó không pahir là công việc của mình.
- Sự quan tâm chưa thỏa đáng của các nhà trường .
II.2 Những biện, giải pháp ( cách thức thực hiện).


Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
Trong số những nguyên nhân trên, hai nguyên nhân đầu tiên là quan trọng
nhất. Từ việc xác định được hai nguyên nhân cơ bản ấy tôi đưa ra một số giải
pháp sau:
II.2.1 Tham mưu với ban Giám Hiệu nhà trường để triển khai nội dung của
giáo dục kỹ năng sông đến toàn thể Hội đồng sư phạm. Từ đó để mọi người ý
thức rõ tầm quan trọng, cần thiết và cấp bách của việc giáo dục kỹ năng sống
cho mỗi học sinh.
II.2.2 Lên kế hoạch xẽ giúp chúng ta thực hiện công việc theo đúng mục tiêu
mà mình đã xác định. Trong kế hoạch đó cần đặc biệt quan tâm đến những
yếu cầu:
- Xác định mục đích tổ chức ( đã có ở phần mục đích nghiên cứu)
- Thời gian thực hiện.
Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thời gian năm học của nhà trường.
( Thời gian phải đủ độ dài để thu được kết quả như mong muốn. ( Thời gian ở
đây từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013). Cụ thể ở đây thực hiện lồng
với chương trình: sinh hoạt đầu tuần, khai giảng năm học mới, mít tinh kỷ
niệm ngày 26/3 và chương trình “ Ai thông minh nhất” của nhà trường.
- Nội dung phải mới,hấp dẫn. Tránh đơn điệu, nhàm chán. ( Xây dựng kịch
bản và chạy thử trước khi thực hiện)
- Công tác chuẩn bị:
+ Hệ thống câu hỏi.
+ Những tình huống
+ Đáp án
+ Ban Giám khảo.
+ Kinh phí.
+ Các CSVC , đồ dùng, vật liệu khác
+ Xây dựng cách trao thưởng sao cho thú vị và độc đáo
( Phải hết sức cẩn thận và chu đáo. Những vấn đề trên sẽ được trình
bày cụ thể ở phần sau)

III. Các hoạt động cụ thể:
III.1 Giáo dục kỹ năng sống thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần
* Kế hoạch thực hiện theo chủ đề từng tháng
Thực
hiện
lồng
vào
sinh
hoạt
đầu
tuần(

Nội dung – chủ đề Người thực hiện Người chỉ
đạo
Đánh
giá
( Nhữ
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
tuần
cuối
của
các
tháng)
ng kỹ
năng
sống
đã đạt
được
thông
qua

hoạt
động )

9
An toàn giao thông
* Các câu hỏi và đáp án trả
lời?
Câu 1.
Em hiểu thế nào là “An
toàn giao thông”?.
Đ/a: An toàn giao thông là
mọi người tham gia giao
thông đều chấp hành luật
giao thông để tạo ra sự an
toàn cho mình, cho mọi
người.
Câu 2.
Hiện tượng mất an toàn
giao thông mà em thường
thấy hàng ngày trên đường
đến trường là hiện tượng
gì? Tại sao lại có hiện
tượng đó? Nêu cách khắc
phục
Đ/a : Hiện tượng học sinh
đi hàng 3 hàng 4 trên
đường. Nguyên nhân là do
các bạn thiếu ý thức khi
tham gia giao thông gây
ảnh hưởng đến mình và

người khác. Khắc phục
bằng cách tham gia, góp ý,
nhắc nhở các bạn về những
tác hại của hình vi đó với
chính mình và với người
khác. Mỗi khu dân cư cử
một vài bạn theo dõi , nhắc
Học sinh toàn
trường
Phó Hiệu
trưởng +
TPT Đội
- Giao
tiếp -
Hợp
tác
- Giải
quyết
vấn đề
- Giữ
kỷ
cương
- Xây
dựng
tính
cách
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
nhở hàng ngày, hàng tuần.

10

Tình bạn
Câu 1. Bạn suy nghĩ gì về
tình bạn trong nhà trường
hiện nay?
Đ/a : Tình bạn, tình thầy trò
trong nhà trường vẫn là một
trong những tình cảm đẹp
nhất của mỗi người học
sinh. Bạn sẽ giúp ta rất
nhiều trong học tập cũng
như trong cuộc sống. Tuy
nhiên cũng có khi bạn lại
cho chúng ta phải phiền
lòng.
Câu 2.
Theo các bạn vấn đề rất bức
xúc được nhiều người quan
tâm hiện nay về tình bạn
của học sinh chúng ta là gì?
Bạn suy nghĩ gì về điều đó?
Đ/a : Vấn đề được toàn xã
hội quan tâm với học sinh
hiện nay là “ Bạo lực học
đường”. Bạo lực học đường
đã làm mất đi tình bạn- thứ
tình cảm trong sáng, đẹp đẽ
nhất của tuổi học trò. Và
chính nó đã làm cho không
ít thầy cô, không ít gia đình
và toàn xã hội phải phiền

lòng.
Câu 3.
Bạn suy nghĩ gì về mối
quan hệ giữa bạn nam và
bạn nữ?
Đ/a : Nhìn chung rất tốt.
Tuy nhiên cũng có vài
trường hợp đã đi quá xa
Học sinh toàn
trường
Phó Hiệu
trưởng +
TPT Đội +
( Nguyễn
Thùy Linh -
Liên đội
trưởng kiêm
dẫn chương
trình)
- Ứng
xử
- Giao
tiếp
- Hợp
tác
- Tự
chịu
trách
nhiệm
- Tự

trọng
- Xây
dựng
tính
cách
- Xã

- Chia
sẻ
- Giải
quyết
vấn đề
- Tư
duy
phê
phán
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
giới hạn dẫn đến ảnh hưởng
đến học tập, thầy cô và gia
đình. Và “đem vào” tình
bạn cả những thứ quan hệ,
những biểu hiện thiếu lành
mạnh.
11
( Tôn sư trọng đạo)
Câu 1. Bạn hãy cho biết vì
sao trong các trường học
của chúng ta đều có khẩu
hiệu “ Tôn sư trọng đạo”
Đ/a : Sư: nghĩa là thầy; đạo

nghĩa là đạo lí ; Tôn và
trọn: nghĩa tôn trọng, đề
cao. Nghĩa của cả câu là:
Phải tôn trọng đề cao đạo lí
thầy và trò. Cha ông ta từng
có câu: “ Không thầy đố
mày làm nê” hay “ Mồng
một tết cha, mồng hai tết
mẹ, mồng ba tết thầy”.
Câu 2. Bạn nghĩ gì về quan
hệ giữa thầy và trò hiện
nay?
Đ/a: Ngày nay, chúng ta
đang sống ở một thời đại,
một xã hội dâ chủ, hiện đại
và văn minh. Tình thầy - trò
mang một mầu sắc mới.
Tuy nhiên nó vẫn là thứ
tình cảm đẹp đẽ và thiêng
liêng nhất.

Học sinh toàn
trường
Phó Hiệu
trưởng +
TPT Đội +
( Nguyễn
Thùy Linh -
Liên đội
trưởng kiêm

dẫn chương
trình)
- Giao
tiếp -
Hợp
tác
- Giải
quyết
vấn đề
- Xây
dựng
tính
cách
- Quan
tâm
đến
người
khác
Anh bộ đội cụ Hồ
Câu 1.
Bạn hãy đọc một hai đoạn
thơ bạn thích nhất về anh
bộ đội cụ Hồ
( Gợi ý: Đồng chí – Chính

- Giao
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
12
Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe
không kính – Phạm Tiến

Duật, Anh giải phóng quân
– Tố Hữu )
Câu 2.
Bạn hãy giải thích ý nghĩa
của cuộc thi “ Hành quân
bằng điểm số”
Đ/a: Đây là cuộc thi do
Đoàn , Đội phát động trong
các nhà trường – một trong
những cuộc thi có ý nghĩa
nhất đối với mỗi học sinh.
Nếu xưa kia các anh bộ đội
hành quân không mệt mỏi
để rèn luyện, chiến đấu bảo
vệ Đất nước, quê hương thì
ngày hôm nay chúng ta
cũng “ hành quân” để gặt
hái được thật nhiều những
điểm cao. Đó chính là
những món quà vô giá tặng
cho thầy cô, cha mẹ và
cũng là tiếp bước chân
những người anh hùng.
Học sinh toàn
trường
Phó Hiệu
trưởng +
TPT Đội +
( Nguyễn
Thùy Linh -

Liên đội
trưởng kiêm
dẫn chương
trình)
tiếp -
Hợp
tác
- Giải
quyết
vấn đề
- Xây
dựng
tính
cách
- Quan
tâm
đến
người
khác
.
- Đặt
mục
tiêu
- Xã
hội
- Tự
tạo
động
lực.
3 Sẽ có một hoạt động riêng (

được trình bày sau).
4 + 5
Lịch sử và lãnh tụ
Câu 1.
Bạn hãy thuật lại ngắn gọn
diễn biến cuộc tiến công
nổi dậy giải phóng Miền
Nam thống nhất đất nước
màu xuân năm 1975).
Đ/a : Cuộc tiến công và nổi
dậy mùa xuân năm 1975
được chia thành 3 chiến
dịch:
- Chiến dịch Tây Nguyên
(từ ngày 4 tháng 3 đến ngày
24-3-1975).

Học sinh toàn
Phó Hiệu
trưởng + TPT
Đội + Lê Thị
Hồng Giang
– GV lịch sử
( Nguyễn
Thùy Linh -
- Giao
tiếp -
Hợp
tác
- Giải

quyết
vấn đề
- Quản
lý cảm
xúc
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
(ngày 25-3 và 29-3-1975).
- Chiến dịch Hồ Chí Minh
(từ ngày 26 tháng 4 đến
ngày 30- 4-1975).
Vào hồi 11 giờ 30 phút ngỳ
30/4 1975 lá cờ đỏ sao vàng
tung bay trên nóc dinh độc
lập. Ngày 02/5/ 1975 Miền
Nam chính thức độc lập
hoàn toàn.
Câu 2. Bạn hãy kể một câu
chuyện nào bạn thích nhất
về Bác và nêu ý nghĩa của
câu chuyện đó.
Gợi ý: Hs có thể chọn kể
một câu chuyền mình thích
về Bác và nêu được ý
nghĩa).
- Toàn trường hát bài “ Như
có Bác trong ngày vui đại
thắng”
trường
Liên đội

trưởng kiêm
dẫn chương
trình)
- Xây
dựng
tính
cách
- Quan
tâm
đến
người
khác
.
- Đặt
mục
tiêu
- Xã
hội
- Tự
tạo
động
lực.
III.2. Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động tập thể ngày 26/3.
III.2.1 Công tác chuẩn bị.
a) Tiến hành điều tra
Dùng phiếu “kiểm tra thái độ” để đánh giá được thực trạng và nguyện vọng
“ được thay đổi” những hình thức, nội dung cũ ( đã thực hiện nhiều lần, không
còn hấp dẫn )

Trường THCS Đại Tự

* PHIẾU ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ:
Hãy đánh dấu (x) vào cột thích hoặc không thích và “ muốn thay đổi” hay
“không muốn thay đổi” vào các ô tương ứng của tờ phiếu này.
Những hình thức sinh hoạt tập
thể, hoạt động NGLL
Thích Không
thích
Muốn
thay đổi
Không
muốn
thay đổi
VD : Thi “ Ai thông minh thất”
Hái hoa dân chủ
Thi văn nghệ
Thi báo tường
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
Những hình thức khác mới
mẻ,hấp dẫn hơn.
Họ tên
Lớp:

Tôi đã phát cho ½ số học sinh = 190 của toàn trường và kết quả thu được :
172 học sinh đều muốn có những hình thức tổ chức các hoạt động NGLL , sinh
hoạt tập thể mới mẻ hơn và muốn thay đổi những hoạt động cũ. Từ kết quả đó tôi
đã tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống lồng với các hoạt động kỷ
niệm 26/3 với trò chơi “ Hành trình giao thông”
*.Chương trình hoạt động cụ thể:
I). Thành phần tham gia:
- Giám khảo:

Phùng Đức Chính: - TPT Đội.
Nguyễn Thị Sáu: - Phó TPT – Đội
Nguyễn Thị Hương – Gv môn GDCD.
Nguyễn Duy Tĩnh- Gv môn GDCD
- Dẫn chương trình: Nguyễn Văn Thuận.
- Chỉ đạo chương trình: Dương Quang Thắng
- Học sinh chia thành 4 đội ,mỗi đôi 6 học sinh ( gồm
cả 4 khối )
II) Cơ sở vật chất và các vật dụng cần thiết:
- xe đạp 16 cái
- Thùng đựng nước : 4 cái
- Chai lavi nhỏ : 4 chai
- Sân trường đã được kẻ vẽ, thiết kế theo kịch bản.
III) Hệ thống câu hỏi và đáp án

Tên
chặng
đường
Số
câu
hỏi
Nôi dung hỏi Đáp án Thời
gian
trả lời
Chặng
1-
Xuất
phát
( Đổ
xăng)

1
Mỗi thành viên trong
từng đội dùng tay của mình
bốc nước từ chậu nước đổ
vào la vi của tổ mình.
Tổ nào đổ đầy trước tổ đó
được xuất phát trước.
5
phút
Chặng Nếu trên đường đi học - Sẽ hỏi thăm tình hình sức
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
2-
Tăng
tốc
1
về em gặp một vụ tai nạn
giao thông ( một người đi
xe máy đâm vào một ông
già gãy chân khi đó người
điều khiển xe máy vẫn còn
đứng đó em sẽ làm như thế
nào?)
khỏe của hai người. Sau
đó báo cho cơ quan y tế
hoặc công an nơi gần nhất
để giải quyết.
2 phút
2 Pháp luật Việt Nam quy
định công dân bao nhiêu
tuổi mới được điều khiển

xe gắn máy
Công dân đủ 18 tuổi
2 phút
Chặng
3– Về
đích
1
Nếu trên đường đi học
em gặp một cụ già ăn mày (
đang rất đói) chìa tay ra để
xin ăn hoặc xin tiền trong
túi em chỉ có số tiền đủ cho
một món quà sáng em sẽ
làm thế nào?
Đ/a : Học sinh có thể có
nhiều cách trả lời nhưng
phương án hay nhất là sẽ
mua một món quà ăn sáng
và sẻ một nửa cho cụ già.
Vì nếu không cho thì sẽ là
người vô cảm, nếu cho tất
thì cụ già sẽ không lấy.
Làm như vậy cụ già sẽ
cảm thấy mình được đồng
cảm, dễ đón nhận.
2 phút
2
Mỗi đội cử ra 4 người dùng
04 chiếc xe đạp đi qua một
đoạn đường dài 10m rộng

20cm
Đội nào có số người vượt
qua nhiều nhất nhanh nhất
sẽ dành chiến thắng
15
phút
IV. Thể lệ chơi:
Hành trình được chia thành 3 chặng:
- Chặng 1: - Xuất phát - Đổ xăng:
Đặt bốn thùng nước cách bốn chai lavi = 5 mét. Yêu cấu các thành
viên của 4 đội dùng hai bàn tay của mình bốc nước từ thùng đổ vào chai, đội nào
múc đầy trước đội đó sẽ được xuất phát trước đến chặng thứ hai.
- Chặng thứ hai – Tăng tốc.
Với hai câu hỏi trên, đội nào có câu trả lời trước và đúng sẽ được xuất phát
trước. Nếu câu trả lời không thỏa đáng thì đội đó sẽ phải dừng lại ( 5 phút). Nếu
trả lời đúng, sau 2 phút 3 đội còn lại sẽ nghe hiệu lệnh của trọng tài hô “ Xuất
phát” thì cùng nhau xuất phát tới chặng tiếp theo.
- Chặng thứ 3 – về đích.
Sau khi trả lời câu hỏi và bốn người chơi của 4 đội mỗi người điều khiển một
chiếc se đạp. Bằng sự khóe léo của mình phải qua đoạn đường quy định ( ở trên).
Nếu để chân chạm đất hoặc để bánh xe xượt khỏi đường kẻ dọc hai bên sẽ phải
quay lại từ đầu.Đội nào có số người về đích nhiều nhất, sớm nhất sẽ vô địch.
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
* Trao giải
Lâu nay chúng ta vẫn sử dụng cách trao giải quen thuộc ( giải nhất ,
nhì , ba ) cách trao giải này chưa hay, chưa tạo ra sự động viên , hứng thú cho
các đội và cho cổ động viên. Chúng ta nên xấy dựng giải , ngoài những giải như
kể trên là các giải, chẳng hạn:
+ Cổ động viên nhiệt tình nhất.
+ Đội nặng cân nhất.

+ Đội có ngoại hình đẹp nhất
+ Đội chậm nhất nhưng kiên trì nhất
để tất cả các đội đều được giải mà vẫn tôn vinh được các đội đạt giải cao.
Sau khi trao giải người dẫn chương trình có thể hỏi các đội chơi những câu hỏi
mang tính kiểm tra kết quả ( kiểm tra thành quả của mình ) bằng những câu hỏi
như:
-Em có suy nghĩ gì sau khi được tham gia hoạt động này?
-Em có muốn được tham gia những hoạt động tương tự như thế này nữa không?
-Em nhận được những gì từ trò chơi này?
Câu hỏi cuối cùng này vô cùng quan trọng . Những câu trả lời của các em
thường sẽ là:
+ Được vui chơi reo hò thỏa thích.
+ Được giao lưu với bạn bè.
+ Được thể hiện mình trước đám đông.
Từ đó chúng ta hướng đến cho các em những kỹ năng sống qua hoạt động . Đó là
các kỹ năng:
+ Giao tiếp.
+ Hợp tác.
+ Tự nhận thức
+ Kỹ năng xã hội
+ Kỹ năng sức khỏe
+ Kỹ năng đặt mục tiêu
+ Kỹ năng linh hoạt
+ Kỹ năng đóng góp vào thành công của nhóm.

V.Kết quả thu được
Về phía thầy cô giáo Về phía học sinh
- Được tiếp cận và có quá trình nghiên
cứu , thực hiện những kỹ năng sống cần
giáo dục cho học sinh.

- Được vui chơi , hoạt động thoải mái .
- Được tiếp cận với một cách làm mới, - Xua đi những mệt mỏi, căng thẳng
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
hấp dẫn hơn mà vẫn mang lại hiệu quả
giáo dục .
trong học tập
Được giao tiếp, giao lưu với bạn bè,
thầy cô.
- Được sống trong bầu không khí vui
tươi và thân thiện.
- Được hình thành những kỹ năng sống
mà qua các môn học không có
Phần C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận.
Như trên đã nói, học sinh ngày nay đang rất thiếu hoạt động ngoài giờ,
hoạt động xã hội, tập thể và đặc biệt là được giáo dục kỹ năng sống Các em
đang thiếu đi những kỹ năng sống tối giản mà mỗi con người ai sinh ra cũng phải
trải qua nhưng vì sức ép của học tập đã làm cho các em ngày càng thiếu đi những
kỹ năng ấy. Sáng kiến kinh nghiệm này, với thời lượng có hạn chưa thể bao quát
hết những kỹ năng sống cần hình thành cho các em học sinh. Tuy nhiên qua sáng
kiến kinh nghiệm này cá nhân tôi có một mong muốn được chia sẻ với đồng
nghiệp những kỹ năng sống quan trọng mà chúng ta cần giáo dục cho học sinh và
giáo dục bằng cách nào cho hiệu quả. Những thành công mà chúng ta thu được
không phải là những con số mà là sự thay đổi ( theo chiều hướng tốt đẹp hơn )
trong cuộc sống, trong học tập của mỗi em học sinh.
Đây là một vấn đề mới nhưng lại rất quan trọng và được nhiều người quan
tâm. Thiết nghĩ nếu mỗi thầy cô, mỗi nhà trường thực hiện tốt giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh sẽ giúp các em tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống.
- Kiến nghị. Các cơ quan quản lý cấp trên nghiến cứu thời gian năm học để các
nhà trường, các giáo viên có nhiều thời gian hơn cho hoạt động giáo dục kỹ

năng sống, giá trị sống cho học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Đại Tự, ngày 18 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
MỤC LỤC
Trang Tên chương,phần Ghi chú
1 A. Đặt vấn đề
1 1. Lí do chọn đề tài
3 B. Nội dung
3 I.1 Các khái niệm liên quan và khái niệm kỹ năng
sống
5 II. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp
đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
5 II.1 Thực trạng
5 II.2.2 Những giải pháp
6 III. Các hoạt động cụ thể
6 III.1 Giáo dục kỹ năng sống thông qua các buổi
sinh hoạt đầu tuần
11 III.2 Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động
tập thể ngày 26/3
15 C. Kết luận và kiến nghị
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Nhiệm vụ năm học 2012- 2013 của Sở, Phòng .
3. Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh

trung học của hai tác giả
GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - ( Vụ giáo dục trung học)
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa ( Vụ giáo dục trung học)
4. Sách giáo khoa lịch sử lớp 9 – NXB.GD
5. Sách giáo khoa GDCD lớp 7

Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CẤP TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC,
SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC,
SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỔI MỚI TRONG GIẢNG DẠY
Tên nội dung đổi mới:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các
hoạt động sinh hoạt ập thể, ngoài giờ lên lớp ở
trường THCS Đại Tự
Tổ bộ môn: Kỹ năng sống
Người thực hiện: Dương Quang Thắng
Chức vụ : Phó Hiệu Trưởng.

Đại Tự, năm 2014
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự
Dương Quang Thắng THCS Đại Tự

×