Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Những bí ẩn vũ trụ khiến khoa học bó tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 16 trang )

Những bí ẩn vũ trụ khiến khoa học "bó tay"
Đó là những câu hỏi lớn về Trái đất, vũ trụ, các hành tinh mà loài người chưa tìm
ra lời giải…
Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa những bí mật. Một vài những bí ẩn này đã được con người
khám phá như các hành tinh, ngôi sao, lực hút Trái đất… nhưng nếu đem so sánh với
những thắc mắc của các nhà nghiên cứu khoa học thì số lượng ấy vẫn chẳng đáng là
bao.
Dưới đây là một vài câu hỏi hóc búa liên quan tới vũ trụ mà con người vẫn đang "vắt óc
suy nghĩ" để tìm kiếm lời giải đáp cuối cùng…
1. Vũ trụ được làm từ gì?
Những công bố nghiên cứu khoa học về hệ Mặt trời, dải Ngân Hà khiến không ít người
tin tưởng vào sự hiểu biết của con người về vũ trụ bao la rộng lớn. Nhưng có một sự
thật đáng ngạc nhiên rằng, chúng ta mới chỉ tìm ra khoảng 5% thành phần cấu thành
nên không gian huyền bí ngoài Trái đất kia.
Trên thực tế, tất cả những thành phần vũ trụ mà con người nhận thức được chính là
các dạng vật chất “sáng”. Chúng bao gồm các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa
học, tập hợp các phân tử, nguyên tử và hệ thống hạt nhỏ hơn cấu thành nên chúng
như proton, electron, neutron… Tất cả chính là thành tố cấu thành nên Trái đất của ta,
song lại chỉ chiếm 1/20 những gì tạo nên vũ trụ.
Câu hỏi được đặt ra là 95% còn lại của vũ trụ là gì? Con người biết tới sự tồn tại của
chúng song không thể nhìn hay nghiên cứu cụ thể, trực tiếp bởi những thành phần này
vô hình. Chúng là vật chất “tối” - chiếm 25% vũ trụ và năng lượng “tối” - chiếm 70%
vũ trụ.
Cụ thể, vật chất “tối” không phát quang và được coi là có mặt xung quanh các thiên hà
và cụm thiên hà. Giới chuyên gia gọi chúng là những “chiếc áo choàng vô hình”. Con
người chỉ biết tới sự tồn tại của chúng vì đo được khối lượng và lực hấp dẫn chúng tác
động lên các vật chất “sáng”.
Năng lượng “tối” thậm chí còn bí ẩn hơn. Chúng được cho là loại năng lượng tồn tại
trong vũ trụ, có khả năng gia tốc các thiên hà tiến gần lại với nhau hay cách xa nhau
hơn. Tuy nhiên, một lý thuyết chính xác về vấn đề này vẫn chưa ra đời và giới khoa học
vẫn đang “bó tay” trước câu hỏi này.


2. Con người có cô đơn trong vũ trụ hay không?
Kể từ khi khoa học vũ trụ ra đời và phát triển, một câu hỏi luôn đau đáu thường trực đối
với cả xã hội loài người, đó là liệu có ai bên ngoài Trái đất hay không? Con người đã
phóng tàu vũ trụ, thám hiểm không ít hành tinh để kiếm tìm sự sống khác, nhưng cho
tới nay, câu hỏi trên vẫn chưa có lời đáp.
Liệu có bao nhiêu Trái đất trong vũ trụ này?
Rất nhiều giả thuyết được đưa ra hiện nay để làm định hướng cho công tác nghiên
cứu. Điển hình là thuyết đa vũ trụ, xuất phát từ thuật ngữ cùng tên của William James
năm 1895. Theo đó, người ta cho rằng, có rất nhiều vũ trụ song song cùng với không
gian mà chúng ta đang sống.
Mô hình thuyết đa vũ trụ
Từ lý thuyết này, nghiên cứu hiện đại ngày nay phần lớn đều cho rằng, con người có
những "người hàng xóm" ở những hành tinh, vũ trụ khác. Năm 2011, để trả lời chính
xác câu hỏi nêu trên, một số nhà khoa học của Mỹ đã sử dụng công nghệ tân tiến nhất
để phát sóng radio ra ngoài vũ trụ.
Sóng này truyền đi nếu được người ngoài hành tinh phát hiện, họ sẽ gửi lại những
sóng hồi đáp tới Trái đất. Theo họ, với phương pháp này, trong vòng 20 năm, chúng ta
có thể xác định được liệu có tồn tại những nền văn minh ngoài hành tinh hay không.
Liệu con người có cô đơn trong vũ trụ này?
3. Bên trong lỗ đen là gì?
Lỗ đen là phần không gian còn lại của các ngôi sao tự hủy diệt dưới lực hấp dẫn của
mình. Nó được mệnh danh là hung thần trong vũ trụ, có thể “nuốt chửng” mọi hành tinh,
thiên thể và cả ánh sáng nếu chẳng may nằm trên đường chân trời của nó.
Vậy bên trong lỗ đen vũ trụ thực chất là gì thì chưa ai có được câu trả lời. Chúng ta chỉ
biết rằng, hố đen có sức hút cực lớn và bất cứ hành tinh nào khi bị hút vào lỗ đen cũng
sẽ biến mất không còn một dấu vết.
Nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải cho hiện tượng trên. Nghiên cứu mới nhất năm
2013 đăng trên tạp chí New Scientist cho rằng, lỗ đen không phá hủy các hành tinh,
thiên thể mà nó hút vào.
Hố đen phải chăng là cánh cổng dẫn đường tới các vũ trụ khác?

Lỗ đen thực chất là một cánh cổng không gian, đưa ra mọi thứ bị cuốn vào tới một vũ
trụ khác vũ trụ nơi chúng ta đang sống. Cũng theo đó, nhiều khả năng lỗ đen có thể là
một đầu mối nghiên cứu cho mơ ước du hành vượt không gian, thời gian của loài
người.
4. Làm thế nào để tận dụng được nhiều hơn năng lượng từ Mặt trời?
Loài người đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng thường trực khi các nguồn nhiên
liệu hóa thạch dần cạn kiệt. Công cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế vẫn đang
được nghiên cứu và năng lượng Mặt trời luôn được xem là cứu cánh tuyệt vời.
Tuy nhiên, có một thực tế là năng lượng Mặt trời hiện nay chưa được tận dụng đúng
mức. Mặc dù có sự phát triển khoa học kỹ thuật xong hiệu suất của pin Mặt trời vẫn
chưa thực sự cao, chỉ khoảng 16%. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên nên không phải
vùng đất nào trên Trái đất cũng có khả năng sử dụng năng lượng Mặt trời tốt.
Hiệu suất pin Mặt trời hiện nay không thực sự cao
Câu hỏi khác được đưa ra là liệu con người có sở hữu được nguồn năng lượng vô hạn
và dồi dào này để giải quyết tình trạng khó khăn trên Trái đất được không? Và hiện tại,
các nhà khoa học vẫn đang miệt mài đi tìm lời giải cho bài toán hóc búa đó.
Vũ trụ, trong tiềm thức của những cư dân Trái đất, in đậm dấu ấn của bầu trời
đêm lung linh những vì sao và vằng vặc ánh trăng rằm. Nhưng không chỉ có vậy,
vũ trụ bao la còn ẩn chứa rất nhiều điều kỳ diệu mà cũng vô cùng huyền bí. Dưới
đây là nhóm 10 bí ẩn lớn nhất của vũ trụ theo bình chọn của trang askmen.com.
1. Tinh vân

Thành phần cơ bản tạo nên tinh vân là những khối bụi, khí và plasma khổng lồ. Với
chiều rộng có thể lên đến hàng năm ánh sáng, những "đám mây dơ dáy" này như
những dải ngân hà trôi giạt trong vũ trụ, kéo theo những hành tinh và tinh cầu "con
cháu" bám vào những góc cạnh đang nguội dần đi của chúng. Bằng kính viễn vọng loại
lớn, người ta có thể quan sát được những tinh vân nằm rải rác trong vũ trụ. Hình dạng
của chúng rất đa dạng: hình đầu ngựa, hình con cua hay hình trụ. Còn có "tinh vân tối"
- được mệnh danh là "kẻ thô lỗ" - là đám mây khí trôi giạt vô định và có những chỗ dày
đặc đến mức che khuất hoàn toàn ánh sáng ở phía sau chúng.


2. Sao băng

Khi những tinh cầu hết năng lượng, chúng không kết thúc theo kiểu lập loè sáng rồi tắt
lịm; mà ngược lại, chúng tạo nên những vụ nổ cực lớn, làm bắn ra tầng tầng lớp lớp khí
vào rất xa trong vũ trụ. Thật may mắn cho cư dân Trái đất chúng ta được chiêm
ngưỡng hiện tượng kỳ thú này từ một khoảng cách rất an toàn.

Sau đó, những lớp khí này lại tập hợp lại, tạo nên những tinh cầu mới trong chu trình
sinh tử kéo tới dài hàng tỷ năm. Khi đó, từ cách xa hàng tỷ dặm, các nhà thiên văn học
của chúng ta sẽ chỉ cần làm một việc đơn giản là kiểm tra sự xuất hiện của một ngôi
sao băng khác trong Hệ mặt trời ở Dải Ngân hà.

3. Vi sóng vũ trụ

Trong quá trình nghiên cứu vũ trụ, các nhà khoa học đã phát hiện ra cái gọi là vi sóng
vũ trụ, nhưng không thể giải thích được sự tồn tại của hiện tượng này. Một giả thuyết
cho rằng vi sóng vũ trụ là bức xạ còn sót lại từ một vụ nổ cực lớn dẫn đến sự hình
thành vũ trụ, xảy ra từ rất lâu, được đặt tên là Big Bang (Vụ nổ Lớn). Như vậy, câu hỏi
về vi sóng vũ trụ lại trở về câu hỏi về hiện tượng vốn được xem là cốt lõi sự hình thành
của vũ trụ.

4. Năng lượng tối

Chỉ cách đây không lâu, giới khoa học mới phát hiện ra vũ trụ đang mở rộng. Nghiên
cứu sâu hơn cho thấy tốc độ mở rộng của vụ trụ nhanh chậm theo từng thời kỳ. Lời giải
thích duy nhất có thể cho hiện tượng này là một dạng năng lượng thần bí, vô hình mà
người ta gọi là "năng lượng tối". Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, có một từ
trường không đều trải rộng trong vũ trụ, ở một số nơi, tốc độ mở rộng của từ trường
này chậm hơn ở những nơi khác, dẫn đến hiện tượng vũ trụ mở rộng với tốc độ không

giống nhau.

Mô hình vũ trụ đang mở rộng khiến một số người cho rằng "ngày tàn của vũ trụ" có thể
đến nhanh hơn dự kiến. Người ta đặt tên cho nó là Big Freeze (Vụ đóng băng lớn), tức
là nếu vũ trụ cứ tiếp tục mở rộng, mọi vật sẽ ngày càng tách xa nhau cho đến lúc trôi
vào vô định.

5. Vật chất tối

Nảy ra ý tưởng thống kê vũ trụ, một số nhà khoa học trên thế giới đã bắt tay vào việc
tính toán tổng trọng lượng của vũ trụ. Nhưng khi họ đã tập hợp đủ số liệu về trọng
lượng của tất cả những gì có trong vũ trụ, kể cả Hành tinh Xanh của chúng ta, kết quả
của phép cộng ấy lại không hề tăng lên. Sau đó, một nhà vật lý học thiên thể người
Thuỵ Sĩ tên là Fritz Zwicky đưa ra giả thuyết rằng phần lớn vũ trụ được tạo thành bởi
một loại chất bí ẩn không thể nhìn thấy hoặc đo đếm bằng những công nghệ mà con
người đang sở hữu. Nhà khoa học này gọi chất bí ẩn đó là "vật chất tối".

6. Neutrino

Bên trong những tinh cầu nóng, sức nóng và áp suất khiến tất cả các loại phân tử bay
vòng quanh và va chạm vào nhau. Từ "bát súp tinh cầu" đó đã bắn ra thứ nhỏ nhất
trong số những thứ đã được nhân loại biết đến - đó là neutrino. Thoát ra từ tinh cầu,
neutrino phát tán khắp nơi trong vũ trụ. Với hàng tỷ tinh cầu có trong vũ trụ thì cũng có
vô số neutrino đang bay lượn trong vũ trụ.

7. Chuẩn tinh

Chuẩn tinh là một trong những thứ mạnh nhất trong vũ trụ, bao gồm những hố đen
khổng lồ nằm ở trung tâm của một số trong những thiên hà già nhất viền quanh vũ trụ.
Rất nhiều thiên thể bị hút vào đó và vỡ thành những mảnh nhỏ li ti, giải phóng ra một

lượng năng lượng khổng lồ. Khối năng lượng này dần dầnthâm nhập vào không gian
và hàng tỷ năm sau được tìm thấy trên Trái đất như là sóng vô tuyến.

8. Tinh cầu neutron

Khi một tinh cầu chết đi, nó sẽ đổ ập vào phía trong, làm bắn ra các electron và proton.
Ở khoảng cách quá nhỏ, các electron và proton lại hợp lại với nhau tạo thành các
neutron. Quá trình đó có thể mô tả như việc nén một vật khổng lồ như Trái đất của
chúng ta thành một quả bóng có đường kính chỉ khoảng 160 km. Có thể nói các tinh
cầu neutron này là vật thể đậm đặc nhất trong vũ trụ.

9. Ẩn tinh
Không thể được nhìn thấy bằng mắt thường, ẩn tinh là "họ hàng" gần của tinh cầu
neutron. Những tinh cầu chết này quay tròn với tốc độ ngoài sức tưởng tượng và phát
ra lượng phóng xạ khổng lồ. Chúng có từ trường mạnh gấp một nghìn tỷ lần từ trường
của Trái đất.

10. Hố đen

Hố đen không phải là "sản phẩm" của các tác giả viết truyện khoa học viễn tưởng. Đó
là những tinh cầu già, đã nguội rất nhiều và dày đặc và thu nhỏ một cách đáng kinh
ngạc đến mức mà lực hấp dẫn của chúng có thể hút bất cứ thứ gì xung quanh, kể cả
ánh sáng. Theo một số nhà khoa học, tên gọi "hố đen" có thể chưa chính xác khi bất cứ
tia sáng nào xuất hiện gần nó cũng bị hút vào. Họ đề xuất tên gọi khác "ôn hòa" hơn là
"hố vô hình”.

×