HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
-------------------------
TIỂU LUẬN
MƠN: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Đề tài: VĂN HĨA GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT XƯA VÀ
NAY
Giảng viên: Bùi Thị Như Ngọc
Sinh viên: Bùi Đức Anh
Mã số sinh viên: 2052010002
Lớp : Ngôn Ngữ Anh K40
Hà Nội, tháng 03 năm 2022
0
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
1. Khái niệm “Gia đình”......................................................................................4
2. Khái niệm “Gia đình” xét từ góc độ Văn hóa học.........................................4
3. Khái niệm “Văn hóa gia đình”........................................................................6
4. Văn hóa gia đình theo truyền thống Việt Nam..............................................8
4.1. Quan niệm về gia đình truyền thống Việt Nam.........................................8
4.2. Bản sắc gia đình truyền thống Việt Nam..................................................9
4.3. Những chức năng của gia đình người Việt.............................................11
5. Văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại............................................................13
5.1. Những biến chuyển mới của gia đình người Việt hiện nay...................13
5.2. Thực trạng hiện nay và liên hệ thực tiễn................................................15
6. Giải pháp xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay..........................18
KẾT LUẬN............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là
đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Nhiều thập kỷ qua,
cơ cấu xã hội có sự biến đổi, nhưng tổ chức của gia đình khơng biến đổi nhiều. Gia
đình là tế bào của xã hội, do đó, văn hóa gia đình đóng vai trị quan trọng trong vấn
đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Đó là nơi lưu giữ và
chuyển giao các giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong
nền văn hóa của mỗi dân tộc đều có văn hóa gia đình. Ở Việt Nam, trong bối cảnh
đất nước đổi mới và tồn cầu hóa hiện nay, gia đình ln có một vị trí và vai trị
quan trọng trong việc bảo vệ và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói đến văn hóa của một dân tộc cần phải
nói đến văn hóa gia đình của dân tộc đó. Vậy văn hóa gia đình là gì? Văn hóa gia
đình Việt Nam hiện nay như thế nào? Làm thế nào để phát huy những giá trị truyền
thống tốt đẹp để xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại? Em đã chọn đề tài “Văn
hóa gia đình người Việt xưa và nay” nhằm trả lời cho những câu hỏi này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài viết nêu lên một số vấn đề cụ thể về văn hóa gia đình nói chung và văn
hóa gia đình Việt Nam hiện nay nói riêng. Trên cơ sở đó, bài viết đặt vấn đề xây
dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại theo hướng vừa kế thừa và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với
những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động, phát triển
tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực
sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Văn hóa của các gia đình Việt Nam nói chung
Phạm vi nghiên cứu: Đặc điểm của văn hóa gia đình người Việt trước đây
cũng như những biến chuyển mới trong thời kì hội nhập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu; từ đó đưa ra
được những nhận xét, đánh giá về nét đẹp truyền thống và hiện đại của gia đình
người Việt, phân tích những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến những thành viên
trong gia đình; nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc cũng như xây dựng giá trị
văn hóa gia đình trong thời kì đổi mới.
3
NỘI DUNG
1. Khái niệm “Gia đình”
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên
cơ sở dịng máu, bắt đầu có từ thời đại thị tộc mẫu hệ; trong thời đại phong kiến
thường có cha, mẹ, con, cháu, có khi có cả chắt nữa; trong thời đại tư bản thường
chỉ có vợ chồng và con cái”.
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, khơng phụ thuộc vào cách kiếm
sống, gia đình ln tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các
thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với
khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia
đình lồi người với cuộc sống lứa đơi của động vật, gia đình lồi người ln ln
bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người.
Gia đình ở lồi người ln bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá
trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ
gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình lồi người.
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học,
tâm lý, văn hóa, kinh tế, khiến cho nó khơng giống với bất kỳ một nhóm xã hội
nào.
Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia
đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên
cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.
2. Khái niệm “Gia đình” xét từ góc độ Văn hóa học
Hiện đang có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình (từ các góc độ của
Luật học, Kinh tế học, Văn hóa học, Xã hội học...). Những định nghĩa đó có khi rất
khác nhau. Chẳng hạn có một số định nghĩa sau: “Gia đình là cộng đồng người
4
cùng chung sống sinh hoạt chung dưới một mái nhà, làm thành đơn vị nhỏ nhất của
xã hội (còn được gọi là tế bào xã hội) gắn bó với nhau bằng quan hệ hơn nhân và
dịng máu”; “Gia đình là một xã hội thu nhỏ bao gồm một hay nhiều thế hệ khác
nhau sống và hoạt động bên nhau một cách có tổ chức, nguyên tắc thành văn hay
bất thành văn. Sự hòa thuận được đảm bảo bởi sự ấm cúng, cảm giác an tồn và
tình u thương”; “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn
nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng
buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được Nhà
nước thừa nhận và bảo vệ”. Ở các định nghĩa trên, khi nói về gia đình người ta
nhấn mạnh đến một nhóm xã hội, nhóm tâm lý – tình cảm đặc thù với các mối
quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thỏa
mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng.
Một số tác giả khi xem xét gia đình thì nhấn mạnh tới khía cạnh văn hóa.
Chẳng hạn, theo Ngơ Đức Thịnh thì gia đình, gia tộc, dịng họ là các hình thức
cộng đồng huyết thống, một kiểu tập hợp, liên kết sớm nhất của con người. Tương
ứng với cộng đồng này từ lâu đã hình thành các dạng thức văn hóa đặc thù, mà
người xưa thường gọi là gia phong, tức là “nếp nhà”. Tùy theo mỗi địa phương,
mỗi tộc người, thậm chí tùy theo truyền thống của mỗi gia đình mà có những sắc
thái riêng về gia phong, thể hiện qua cách tổ chức gia đình (phụ hệ hay mẫu hệ),
nghề nghiệp, học vấn, quan hệ và chuẩn mực ứng xử, cách thức giáo dục. Gia đình
là một hiện tượng mang tính tổng thể, một cơ cấu đa diện mang tính sinh học, kinh
tế, xã hội và văn hóa. Do vậy, khi quan tâm tới gia đình về phương diện văn hóa,
gia phong, thì cũng khơng thể tách rời những đặc tính xã hội và kinh tế của nó.
Từ góc độ Văn hóa học, có thể cho rằng: Gia đình là một nhóm xã hội được
hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan
hệ hơn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại…) cùng chung sống;
là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người; là mơi trường văn hóa đầu tiên giáo
5
dục nếp sống và hình thành nhân cách; là nơi hội tụ, chọn lọc và sáng tạo văn hóa
của con người và xã hội lồi người.
Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào gia đình có khỏe mạnh thì xã hội mới
lành mạnh. Nếu tế bào gia đình lỏng lẻo, khơng đảm đương tốt các vai trị và chức
năng của mình, thì xã hội có nguy cơ xáo trộn cả về đời sống vật chất lẫn đời sống
tinh thần. Sự khỏe mạnh của tế bào gia đình bao gồm cả sự khỏe mạnh về văn hóa.
Gia đình là một thực thể xã hội, sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận.
Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của
gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ
bản của gia đình vẫn cịn giữ ngun giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia
đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.
3. Khái niệm “Văn hóa gia đình”
Ngay từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, đã có một vài cuốn sách đề cập
đến văn hóa gia đình. Tuy nhiên, khi nhắc đến văn hóa gia đình, các tác giả thường
khơng đưa ra định nghĩa về khái niệm văn hóa gia đình, mà chủ yếu đi sâu mơ tả
những biểu hiện cụ thể của nó.
Lâu nay chúng ta thường nhắc đến các khái niệm văn hóa cộng đồng, văn
hóa tộc người, văn hóa làng, văn hóa đơ thị và cả văn hóa nhân loại. Mỗi cộng
đồng người đều có một kiểu văn hóa, bao gồm tồn bộ hệ giá trị, chuẩn mực, thị
hiếu, đặc tính riêng của cộng đồng người đó. Gia đình là một cộng đồng người thu
nhỏ. Vì thế, chúng ta có thể nói đến văn hóa gia đình. Vậy văn hóa gia đình là gì?
Có thể nói, văn hố gia đình là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam.
Đó là hệ thống những giá trị chuẩn mực đặc thù, có chức năng kiểm soát, điều
hành hành vi và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình
với xã hội. Từ nhận thức này, chúng ta thấy có sự khác biệt giữa văn hóa gia đình
và gia đình văn hóa. Nếu gia đình văn hóa là gia đình được xã hội thừa nhận đã đạt
6
được tiêu chuẩn nào đó về văn hóa theo quy ước, thì văn hóa gia đình là văn hóa
trong cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và giữa gia đình với
xã hội.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, văn hóa gia đình chính là gia phong
(nếp nhà). Văn hóa gia đình được thể hiện ở thuần phong, mỹ tục, nếp sống, tác
phong của các thành viên trong gia đình; được thể hiện ở sự ứng dụng những tri
thức khoa học, y học, giáo dục học, tâm lý học, thẩm mỹ... để tổ chức gia đình,
giáo dục con người, nhất là về mặt tinh thần. Văn hóa gia đình cịn được biểu hiện
ở sự hiếu thuận của con cháu đối với cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên; biểu hiện ở sự nêu
gương về nhân cách văn hóa trong gia đình và ở truyền thống gia phong của gia
đình, dịng họ. Trên thực tế, gia đình khơng chỉ là một hiện tượng văn hóa, mà cịn
là một giá trị văn hóa thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, lý tưởng sống của con
người. “Gia đình được coi là giá trị tinh thần vô cùng quý báu của nhân loại, cần
được giữ gìn và phát huy”. Gia đình là một hiện tượng văn hóa và là một giá trị
văn hóa. Tất cả các quan hệ và họat động sống của các thành viên trong gia đình
đều biểu hiện đặc trưng văn hóa của con người.
Hệ thống giá trị văn hóa của gia đình khi đã hình thành có vai trị chi phối,
điều tiết các quan hệ gia đình, chi phối các phương thức ứng xử của các thành viên
gia đình. Hệ thống giá trị đó là cơ sở tồn tại của gia đình và giữ cho đời sống gia
đình bền vững và an sinh hạnh phúc. Như vậy, gia đình khơng chỉ là một nhóm xã
hội đặc thù, mà còn là một thực thể sinh học - văn hóa, một thiết chế xã hội - văn
hóa. “Gia đình ngay từ đầu là một tồn tại văn hóa, một thực thể văn hóa tất nhiên
trong mối liên hệ khăng khít với những yếu tố sinh học và giới tính. Ở những trình
độ phát triển thấp của con người, đã là như thế, ở trình độ phát triển cao hơn, lại
càng như thế”.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể quan niệm về văn hóa gia đình như sau:
7
Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực điều tiết mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, phản ánh
bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, các tộc người, các
dân tộc và các khu vực khác nhau được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài
của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường
tự nhiên và xã hội.
4. Văn hóa gia đình theo truyền thống Việt Nam
4.1. Quan niệm về gia đình truyền thống Việt Nam
Từ lâu truyền thống Việt Nam đã dành cho gia đình một chỗ đứng quan
trọng không chỉ trong công việc xây dựng xã hội quốc gia, mà cả trong việc đào
tạo con người nữa. Truyền thống văn hóa Việt Nam coi gia đình là con đường phải
qua nếu các cá nhân muốn thành đạt và được kính trọng ngồi xã hội. Tư tưởng
này đã ăn sâu trong quan niệm thăng tiến xã hôi của con người Việt Nam: muốn ổn
định thiên hạ thì phải có khả năng trị quốc; muốn trị được quốc điều trước tiên là
phải tề gia. Phần quan trọng nhất trong văn hóa làm người Việt Nam là phải tuân
thủ gia đạo. Đạo là con đường dẫn từ khởi điểm tới đích điểm. Gia đạo chính là
những nguyên tắc cơ bản và ổn định, những bổn phận phải làm và những điều phải
tránh trong sinh hoạt gia đình. Đây chính là cái khung tiêu chuẩn của đạo lý con
người. Những điều nầy được chỉ dạy cho mọi thành viên trong gia đình. Khi mọi
người một mực trung thành tuân giữ, người ta gọi là người có gia giáo. Một cách
đơn giản, gia giáo là sự chỉ dạy cách ăn nết ở trong gia đình, ngồi xã hội, nơi làng
nước. Thường những lời chỉ dạy nầy xuất phát từ kinh nghiệm sống của người
trước về cách cư xử, phép tắc, thói tục; các kinh nghiệm này đã được xã hội hóa.
Người lớn trong gia đình đóng vai trị làm gương sáng, chỉ dạy cho trẻ nhỏ. Một
gia đình có gia giáo là gia đình có nề nếp, tơn ti trật tự, kính trên nhường dưới.
8
Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo của Trung Hoa, nên gia đình
Việt Nam truyền thống cũng ảnh hưởng “lễ” của Nho giáo. Lễ - một trong năm đức
tính giữ gia đình, quốc gia an khang bình trị - có ảnh hưởng tới đối nhân xử thế, tới
những mối quan hệ, giao dịch. Mỗi người sống trong xã hội ít nhiều gì cũng phải
tn theo những quy ước, những tục lệ của xã hội ấy trong việc giao tiếp liên hệ
với mọi người chung quanh, từ thân đến sơ, từ ông bà cha mẹ đến bạn bè con cháu.
Dân tộc ta từ xưa đến nay vẫn tôn trọng lễ giáo. Xin đừng hiểu “lễ” là những tập
tục ràng buộc của gia tộc, cũng đừng hiểu rằng “lễ” là những lễ nghi xưa cũ, càng
không phải là lễ nghi của Tàu. Phạm Cơn Sơn cắt nghĩa: “Lễ là tình trạng kiến văn
của một hành vi quan trọng trong mọi xã hội, mọi tư tưởng tiến bộ đã có từ khi con
người được khai hóa.” Học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần nhận định: “Lễ, theo
Á đơng, chẳng những có ý nghĩa là tự trị, tự chủ, mà cũng có nghĩa là nhân nữa.
Nói tắt một lời, thì “tất cả thuật xử thế của người Á đông, đều ở trong một chữ lễ.”
4.2. Bản sắc gia đình truyền thống Việt Nam
Để có một cái nhìn tương đối chính xác và tổng quát, chúng ta nhìn vào các
yếu tố ảnh hưởng của Nho giáo trên gia đình Việt Nam. Sau hàng ngàn năm Bắc
thuộc, với ý đồ đồng hóa người Việt Nam như là một bộ phận, Trung Hoa ln tìm
mọi cách để tẩy não di sản Bách Việt từ trong cơ cấu xã hội đến nếp sống, nếp nghĩ
của người dân Việt Nam. Hệ thống giáo dục con người và xã hội của Nho giáo là
một phương tiện để thực hiện cho ý đồ nầy. Thậm chí có nơi và có thời hệ thống
giáo dục Nho giáo đã trở thành mực thước, tiêu chuẩn và lối sống của người Việt,
từ thượng từng cơ sở tới sinh hoạt cơ bản của người dân, từ ngồi xã hội đến trong
tình cảm gia đình. Quan niệm xã hội trọng nam, khinh nữ (nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vô), quan niệm nhất vua, nhì thầy, thứ ba mới tới cha mẹ (quân, sư, phụ),
tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, đã hun đúc nên nề nếp và gia phong, gia
đạo của người Việt Nam. Một cách khái quát, dưới ba góc độ: đời sống nông
9
nghiệp, hệ thống luân lý và quan điểm nhân văn, chúng ta có thể nhận ra các yếu tố
nho giáo ảnh hưởng đến bản sắc gia đình Việt Nam như thế nào.
Dưới góc độ kinh tế, hơn 80% Người Việt Nam gắn liền và chọn nông
nghiệp làm kinh tế chủ yếu. Đời sống của họ có lo toan bận bịu với ngày mùa
nhưng cũng thanh thản để tổ chức hội hè, đình đám, và lễ nhạc. Quan niệm gia
đình đơng con là phúc đức của ông bà, cũng đã xuất phát từ thực tiễn của cuộc
sống nông nghiệp. Sinh con là để có người lo việc đồng áng, và lập gia đình để có
người phụ giúp nơng trang.
Hệ thống ln lý Nho giáo đã ăn sâu và trở thành chuẩn mức của các cách cư
xử giữa người với người. Nền luân lý gia đình và xã hội Việt Nam đặt nặng trên
tình tương thân tương trợ, trên trật tự chung, trên quyền lợi gia đình và tập thể, trên
khế ước và giao kèo, trên hy sinh, hiếu hòa và lấy gia đình làm quan trọng nhất.
Những mẫu số chung giá trị của truyền thống văn hóa Việt Nam ấy đã va chạm
khơng ít với mơi trường mới, lối sống và cấu trúc thành thị mới trong thời cận và
hiện đại; trong đó, hệ thống gía trị đặt nền tảng trên bình đẳng, tinh thần dân chủ,
tự do cá nhân, luật lệ, thụ hưởng, cá nhân là quan trọng.
Xã hội Việt Nam nhìn nhận gia đình là một thực thể nền tảng của xã hội.
Tinh thần Nho giáo với tư tưởng, học thuật, nếp sống, phong tục đã chi phối và trở
thành nền tảng cho việc xây dựng xã hội, quốc gia Việt Nam. Xã hội là một đại gia
đình, trong đó vua là thiên tử, và có sứ mạng truyền mệnh trời xuống cho toàn dân.
Vua coi dân như con đẻ, và cai trị dân bằng Nhân và Đức. Xã hội Việt Nam được
chi phối bởi nhân trị thay cho pháp trị. Mỗi người, mỗi giai cấp sống đúng với
Danh của mình.
Tinh thần Việt Nam ảnh hưởng bởi Nho giáo thật khác xa với tinh thần xã
hội Âu Mỹ. Nơi đây, chữ hiếu, chữ trung, khơng cịn là đạo đức và tiêu chuẩn hàng
đầu để đánh giá một con người. Tình cảm và hạnh phúc con người trong xã hội
mới là căn bản; nam nữ bình đẳng trước pháp luật. Xã hội có luật pháp chi phối
10
mọi thành phần và mọi ứng xử, bảo đảm quyền lợi đồng đều, ngay cả quyền được
ly hôn và quyền của cha mẹ cũng bị giới hạn.
4.3. Những chức năng của gia đình người Việt
4.3.1. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm lý-tình cảm
Nhờ vào quan hệ hơn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình
có tình u thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi
để mỗi được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình
cảm, cân bằng tâm lý, giải tỏa ức chế... từ các quan hệ xã hội.
Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìu
mến, ấm áp. Trong gia đình, người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan,
truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết u kính,
vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau... Ở đó,
mỗi người cảm nhận được sự gần gũi, thân thương từ khoảng sân, mái nhà, chiếc
giường... đến những quan hệ họ hàng thân thiết.
Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dịng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ
và có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều
đó sẻ tạo nên sợi dây vơ hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong
gia đình, dịng họ, thân tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình
thành trong làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đất
nước, con người.
4.3.2. Chức năng sinh sản, tái sản xuất con người
Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành
vi sinh sản vẫn cịn được duy trì. Theo dịng văn hóa, ở mỗi thời đại, việc sinh sản
của gia đình có những hệ quả nhận thức khác nhau về giới tính, số lượng con
người. Mặt khác, sự sinh sản trong gia đình giúp cho việc xác định nguồn cội của
11
con người, từ đó tránh nạn quần hơn, góp phần tạo nên tơn ty gia đình, trật tự xã
hội, đảm bảo các điều kiện cơ bản cho nòi giống phát triển.
Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên trong
gia
đình vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản để bảo vệ nịi giống người, là cơ sở,
nền tảng cho mỗi người tham gia vào đời sống xã hội vì sự phát triển.
4.3.3. Chức năng ni dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách
Gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân cách cho
mỗi con người trong xã hội. Từ “trường học” đầu tiên này, mỗi cá nhân được
những người thầy thân yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỷ năng sống để
có thể thích ứng, hòa nhập vào đời sống cộng đồng. Nêu gương là cách giáo dục
tốt nhất trong gia đình (cha mẹ thương yêu chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau;
cha mẹ, ông bà vừa yêu quý vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu), giữa gia
đình với họ hàng, với láng giềng, với cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện,
sống chan hịa, ghét thói gian tham, điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu
một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ
đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Gia đình cũng như một xã hội thu
nhỏ, với mỗi thành viên là một tính cách khác nhau. Việc va chạm với những tính
cách khác nhau sẽ là một cách giúp trẻ em học cách hòa hợp với cộng đồng.
4.3.4. Chức năng kinh tế
Đây là chức năng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình,
góp phần vào sự phát triển tồn xã hội. Lao động của mỗi thành viên gia đình hoặc
hoạt động kinh tế của gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sống
vật chất (ăn, ở, đi lại) lẫn nhu cầu tinh thần (học hành, tiếp cận thơng tin, vui chơi
giải trí). Gia đình cịn là đơn vị tiêu dùng, việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịch
12
vụ trong xã hội đã tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát
triển.
5. Văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại
5.1. Những biến chuyển mới của gia đình người Việt hiện nay
Gia đình Việt Nam đang trong bước chuyển đổi từ truyền thống sang hiện
đại trên nhiều phương diện và xu hướng khác nhau. Đó là sự chuyển đổi hết sức
phức tạp và trong xã hội còn tồn tại những quan niệm khác nhau về giá trị, chuẩn
mực trong các mối quan hệ gia đình.
Trong xã hội truyền thống Việt Nam, tư tưởng của giai cấp thống trị là tư
tưởng thống trị; quan niệm Nho giáo đặt nền tảng cho hệ giá trị thời đó. Trong xã
hội truyền thống; sự hịa thuận, vợ phục tùng chồng, con cái phải nhất nhất nghe
theo lời cha mẹ, sự chung thủy tuyệt đối của vợ đối với chồng... là những giá trị mà
nhiều tác phẩm văn học, nhiều câu chuyện cổ tích đã ra sức cổ vũ và khẳng định.
Tuy nhiên, dưới sự phát triển và cầu tiến về mặt văn hóa của Việt Nam, những giá
trị ấy đã khơng cịn tồn tại nhiều như trước.
Ngày nay, văn hóa gia đình Việt Nam đã có sự thay đổi nhất định. Chẳng
hạn, vợ chồng đều bình đẳng trước pháp luật. Trước đây, người đàn ông vẫn được
coi là trụ cột của gia đình, cịn người phụ nữ ln chỉ là người đóng vai trị chính
trong việc nội trợ và ni dạy con cái, ít có quyền quyết định những vấn đề lớn
trong gia đình. Ngày nay, hầu hết phụ nữ đều có cơng ăn việc làm, khơng phải phụ
thuộc vào chồng, được học tập, tham gia các công tác xã hội, làm chủ gia đình. Họ
có tiếng nói nhất định trong gia đình, kể cả những vấn đề quan trọng nhất như việc
lo công ăn việc làm, cưới xin cho con cái. Bên cạnh sự quan tâm đến nhau, mỗi
người chồng, người vợ đều có những mối quan tâm khác. Nếu trong xã hội cũ, sự
hòa thuận, sự đầm ấm sum họp là một giá trị, thì hiện nay sự thành đạt cá nhân
được bổ sung thêm và trở thành một giá trị.
13
Thực tế hiện nay cho thấy, trong các gia đình đang có nhiều thay đổi trong
quan hệ vợ chồng, từ cách ứng xử, sự phân công lao động đến giải quyết cơng việc
gia đình. Ngun nhân một phần do có sự độc lập về kinh tế của người vợ, một
phần do trình độ văn hóa, nhận thức được tăng lên. Cùng với q trình mở rộng
sinh hoạt dân chủ ngồi xã hội, ở nhiều gia đình, người chồng có sự thông cảm với
vợ trong việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ. Họ tôn trọng ý kiến của nhau và
sẵn sàng chia sẻ mọi công việc trong nhà. Hơn nữa, ở các gia đình hiện nay, xu
hướng cá nhân hóa và sự tôn trọng tự do cá nhân đã được đề cao hơn, mức độ độc
lập cá nhân được coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình. Tính
độc lập cá nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển, tạo nên phong
cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng, khiến cho mỗi người đều có bản sắc
riêng. Điều này cũng cho thấy rằng nhận thức về xã hội của người phụ nữ nói
chung đã thay đổi.
Nếu như ở gia đình thời trước, người ta thường đòi hỏi sự chi phối của cha
mẹ trong hôn nhân của con cái, quyết định việc chọn bạn đời cho con cái thì bây
giờ, con cái có quyền chủ động chọn bạn đời, chủ động tìm hiểu và tiến tới hơn
nhân. Vợ chồng lấy tình u làm cơ sở bàn bạc trong mọi việc, tôn trọng ý kiến
con cái. Vấn đề mơn đăng hộ đối khơng cịn theo quan niệm nặng nề như trước đây
nữa, mà thay vào đó là những tiêu chí riêng như hợp nhau về lối sống, quan niệm,
nhận thức, tâm sinh lý...Có thể nói, mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng trong
gia đình hiện nay đang trở thành một nét tiêu biểu của văn hóa gia đình mới: bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, yêu thương đùm bọc nhau, cùng nhau chia sẻ trách
nhiệm với gia đình, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
Ngoài mối quan hệ giữa vợ chồng, những quan niệm về con cái cũng dần
được thay đổi. Nếu như trước kia, bố mẹ luôn là người có tiếng nói rất quan trọng,
thể hiện rất rõ quyền uy đối với con cái, con cái chỉ biết nghe và chịu sự chi phối
rất rõ nét thì ngày nay, con cái đã được đối thoại với cha mẹ, được trao đổi, thảo
14
luận nhiều vấn đề trong cuộc sống. Con cái có thể nói lên những nguyện vọng,
những chính kiến riêng của mình. Cha mẹ khơng chỉ đơn thuần là những người bề
trên dạy bảo con cái mà hơn thế, trong rất nhiều gia đình, đặc biệt là những gia
đình thành thị và trí thức, cha mẹ cịn là những người bạn sẵn sàng chia sẻ tâm tư,
tình cảm với con cái.
Quan niệm về con cái cũng khác trước. Trước đây, người ta thường nghĩ
đơng con là có phúc nên việc có nhiều con là bình thường. Nhưng ngày nay, xu thế
các ông bố bà mẹ chỉ muốn sinh ít, số lượng con chủ yếu là một hoặc hai con. Chủ
yếu họ đánh giá cao sự nuôi dạy con cái thế nào cho tốt chứ không phải số lượng
thành viên trong gia đình.
Quan niệm về con trai cũng dần dần thay đổi. Nếu như trước kia, việc có con
trai là nhân tố quan trọng trong gia đình, nhiều gia đình quan niệm phải nhất thiết
có con trai. Ngày nay, quan niệm này đã bắt đầu có sự thay đổi. Con gái cũng được
đánh giá cao trong gia đình. Nhiều gia đình khi phân chia tài sản vẫn chia đều cho
con cái không phân biệt trai gái. Tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng dần giảm nhẹ,
nhiều người cho rằng vấn đề ở đây là việc con cái trưởng thành ra sao chứ không
phải việc con trai hay con gái.
Sự thay đổi về giá trị văn hóa gia đình ngày nay có nhiều biểu hiện đáng
mừng, song bên cạnh đó nhiều sự thay đổi đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Đặc biệt là những biểu hiện của tình trạng suy thối đạo đức gia đình.
5.2. Thực trạng hiện nay và liên hệ thực tiễn
Sự đơ thị hóa tăng nhanh làm cho quan hệ xã hội của các thành viên gia đình
và của các gia đình ngày càng rộng hơn, đồng thời làm thu hẹp lại các quan hệ họ
tộc, láng giềng. Ở một bộ phận khơng nhỏ, văn hóa gia đình khơng cịn giữ vị trí
định hướng và ổn định gia đình, mà thay vào đó là kinh tế. Nhận thức về giá trị của
các thế hệ trong mỗi gia đình đang có biểu hiện lệch pha; điều đó làm cho văn hóa
15
gia đình thiếu ổn định và thống nhất. Bởi vậy, hạnh phúc gia đình trở nên mỏng
manh, cấu trúc gia đình dễ bị đỗ vỡ hơn. Đó là những sự thách thức của thời đại
đối với cấu trúc gia đình hiện nay.
Mặt trái của biến đổi xã hội và giao lưu văn hóa, thơng tin cũng ảnh hưởng
rất lớn đến văn hóa gia đình hiện nay. Một trong những điểm dễ nhận thấy trong xã
hội hiện đại là mở ra nhiều kênh làm ăn kinh tế cho mọi cá thể. Nếu trước đây, mỗi
người chỉ biết đến một số lượng ít ỏi cơng việc của mình theo sự phân cơng của
Nhà nước; thì ngày nay, ngồi lĩnh vực cơng việc cụ thể của mình, mọi người có
điều kiện để tham gia các hoạt động làm ăn khác, và những áp lực công việc đương
nhiên sẽ làm giảm đi một cách đáng kể về thời gian và tâm lực của cá nhân dành
cho gia đình. Ngồi ra, sự xuất hiện nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, nhiều tụ điểm
hưởng thụ cũng khiến người ta dành ít hơn thời gian và sự quan tâm đối với gia
đình. Thay vì hết giờ làm việc, trở về chăm lo cho gia đình, thì rất nhiều người
người chồng, người vợ đã dành thời gian cho sân chơi thể thao hoặc tiệc tùng ở các
quán nhậu. Một số ngôi nhà được xây cất sang trọng, đẹp đẽ trở nên lãng phí vì nó
chỉ cịn giá trị như chỗ nghỉ trọ qua đêm. Những việc khác diễn ra trong không
gian ấy họ không biết đến, và ở đó con cái họ có thể làm bất cứ việc gì chúng
muốn. Cùng với những tiến bộ trong quan niệm về bình đẳng giới, loại bỏ những
tập tục, chuẩn mực lạc hậu trong xã hội, các thành viên trong gia đình, đặc biệt là
phụ nữ, được phát triển và nâng cao vị thế xã hội hơn. Tuy nhiên, trên thực tế hiện
nay, có khơng ít phụ nữ vì hăng say và bận bịu với các mối quan hệ công sở, đối
tác, cũng thường xuyên vắng nhà bởi những chuyến công tác dài ngày, những
chuyến du lịch, hoặc đi sớm về muộn. Họ cũng dành thời gian, tâm huyết cho
những buổi tiệc tùng, sân chơi thể thao, siêu thị, sàn nhảy... Điều đó cũng cho thấy
một hiện tượng đáng lo ngại đang diễn ra trong các gia đình hiện nay. Đó là sau
thời gian làm việc, các thành viên thường tham gia vào các hoạt động giải trí bên
16
ngồi khn khổ gia đình, khiến cho gia đình khơng cịn là một tổ ấm theo đúng
nghĩa của nó.
Cùng với sự phát triển kinh tế gia đình là chế độ sinh hoạt độc lập. Nếu như
trước đây, không gian sinh hoạt gia đình chủ yếu trải theo chiều rộng, trên một mặt
bằng, thì ngày nay, với sự chật hẹp của đất đai, khơng gian sinh hoạt của các gia
đình chuyển dần sang chiều cao, mỗi người một phòng riêng, sự tự do cá nhân của
họ được tôn trọng trong quan niệm của nhiều gia đình nhằm giáo dục ý thức tự lập,
độc lập cho con cái. Tuy nhiên, cũng chính sự tơn trọng “tự do cá nhân” đó đã làm
cho mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa bố mẹ với con cái trong gia đình ngày
càng trở nên lỏng lẻo, xa cách hơn.
Theo Báo cáo năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2010 ở
48/63 tỉnh thành có 14.512.898 hộ gia đình thì có đến 60% hộ gia đình hạt nhân,
hộ gia đình 3 thế hệ chỉ còn 2.675.673, chiếm gần 20%, hộ đơn thân tăng từ
395.462 (năm 2006) lên 514.528 (năm 2010). Thực tế trên cho thấy, xu hướng độc
lập của các hộ gia đình trẻ đang ngày một gia tăng; điều đó cũng đồng nghĩa với xu
hướng tự do của cá nhân con cái với gia đình và bố mẹ. Ở nơng thơn, xu hướng
này được lý giải là tách hộ để được chia đất; cịn ở đơ thị, đó là do sự phân tầng
của những ngôi nhà hộp, do tách hộ để giảm bớt tiền điện, hoặc do nhận thức về lối
sống hiện đại.
Điều quan trọng hiện nay là làm rõ một số vấn đề như gia đình cần kết thừa
và phát huy truyền thống gì, tiếp thu tính hiện đại nào? Cha mẹ thường dạy con
theo bản năng, kinh nghiệm học được từ thế hệ trước hoặc từ báo sách; vì vậy nhìn
chung sự giáo dục này khơng được nhất qn và toàn diện trong khi xã hội phát
triển đa dạng trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Cũng cần thấy rõ những biểu
hiện tiêu cực hiện nay của gia đình: Sự bận rộn của các thành viên gia đình trong
các hoạt động kinh tế và xã hội làm giam sút thời gian sinh hoạt tập thể của gia
đình. Vấn đề chăm sóc và giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ cũng bị ảnh
17
hưởng nghiêm trọng. Những quan niệm về hôn nhân, gia đình hiện nay cũng đang
dần thay đổi do hồn cảnh xã hội tác động. Chủ nghĩa gia trưởng, thói coi thường
phụ nữ, nạn bạo lực, xung đột trong gia đình vẫn tồn tại ở cả thành thị và nơng
thơn. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng khơng đăng ký kết hơn,
quan hệ tình dục trước hơn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại
những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng hơn
nhân với người nước ngồi ngày càng nhiều và sau hơn nhân nhiều phụ nữ di cư
theo chồng sinh sống ở nước ngoài cũng đặt ra mối quan tâm lo lắng của tồn xã
hội. Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có
biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè,
mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột
giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang
đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng
ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động.
Từ thực tế trên, chúng ta thấy việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của
gia đình truyền thống trong cơng tác xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế
phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết
của toàn xã hội.
6. Giải pháp xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo nhiều cơ
hội và điều kiện cho sự phát triển của văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa gia
đình nói riêng. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng tác động tiêu
cực tới các giá trị văn hóa gia đình. Vì vậy, điều quan trọng hiện nay chính là làm
rõ một số vấn đề như gia đình cần kế thừa và phát huy truyền thống gì, tiếp thu tính
hiện đại nào? Do đó, cơng tác xây dựng văn hóa gia đình và phong trào xây dựng
gia đình văn hóa trong giai đoạn mới cần tập trung vào một số nội dung sau:
18
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào xây dựng gia
đình văn hóa, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức đồn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị và
tầm quan trọng của văn hóa gia đình và cơng tác xây dựng gia đình văn hóa; coi
đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự phát triển
bền vững kinh tế – xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy và chính quyền
các cấp phải đưa nội dung cơng tác xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa
vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chương trình kế hoạch công tác hằng
năm của các bộ, ngành, địa phương.
Thứ hai, tiếp tục giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của
gia đình trong xã hội phát triển, từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong
việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Giáo dục
văn hóa gia đình là xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý
theo nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, có tinh thần yêu
nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí
vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, đồn kết với nhân dân thế
giới… có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước.
Thứ ba, chú trọng các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phong
trào xây dựng gia đình văn hóa và nội dung các tiêu chí cơng nhận danh hiệu gia
đình văn hóa, tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất
phong trào và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa
phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, cơng tác bình xét
danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên
19
nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo
được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các mơ
hình gia đình văn hóa trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị
mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới,
đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình. Đây cũng là
một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng của phong trào xây
dựng gia đình văn hóa.
Thứ tư, phải có sự đầu tư về kinh phí, nguồn lực cho phong trào xây dựng
gia đình văn hóa kết hợp với phương châm xã hội hóa, tạo nền tảng cho sự phát
triển chung của toàn xã hội. Thường xuyên tổng kết, sơ kết phong trào xây dựng
gia đình văn hóa, đánh giá kết quả phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa từng giai
đoạn kết hợp với các phong trào khác để đạt được hiệu quả thiết thực, đồng thời rút
ra được những bài học kinh nghiệm từ việc tổ chức thành cơng Hội nghị biểu
dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc các cấp và Hội nghị toàn quốc (tổ chức
tại Hà Nội vào quý III năm 2007) nhằm tơn vinh, nhân rộng điển hình các gia đình
văn hóa tiêu biểu xuất sắc để nêu gương cho toàn xã hội. Đồng thời đưa hoạt động
này thành định kỳ thường xuyên của các cấp từ trung ương đến địa phương.
Thứ năm, phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức văn
hóa gia đình và nội dung cơng tác xây dựng gia đình văn hóa cho cán bộ chỉ đạo
hướng dẫn phong trào xây dựng gia đình văn hóa các cấp, nhằm trang bị kiến thức
xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại để cập nhật trước yêu cầu
đổi mới của thời đại và có định hướng hướng dẫn nhân dân thực hiện lâu dài
20
KẾT LUẬN
Hiện nay, không chỉ trong các xã hội mới mà người Việt Nam và gia đình
Việt Nam đang hội nhập tại Âu - Mỹ, mà ngay trong nếp sống và sinh hoạt của các
thành thị tại Việt nam, không ít người thành cơng và đi dần vào giịng chính. Ngồi
xã hội họ thành cơng; trong nội thất họ cũng bảo tồn được các giá trị văn hóa gia
đình. Con cái họ được dẫn dắt hòa nhập vào nền giáo dục của xã hội mới, của thời
mới; đồng thời, cũng còn giữ lại được nề nếp gia phong, gia lễ cần thiết. Bên cạnh
những gia đình thành cơng này, cịn có vơ số những gia đình đang bị chao đảo và
khó khăn. Đối với họ, thật khơng dễ dàng gì để hành xử và dắt dìu gia đình đi bằng
an giữa hai nền văn hóa cổ truyền và tân thời, lắm khi đối kháng nhau gay gắt.
Nhiều gia đình co rút lại để tìm sự an tồn trong tập qn, phong tục, nếp sống và
sở thích, trong khi giịng chảy xã hội vẫn mạnh mẽ trôi đi. Đặc biệt các chức năng
gia đình truyền thống khó tồn tại nếu khơng được điều chỉnh để phù hợp và phát
triển theo xu thế của thời đại và mơi trường.
Gia đình là nơi tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái được bày tỏ. Gia
đình cũng là nơi chồng vợ và mọi thành viên đón nhận và trao ban lịng trân trọng
u thương. Chúng ta hãnh diện đã có một di sản tốt dẹp về gia đình truyền thống
Việt Nam; nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm thăng hoa các vẻ đẹp gia đình, bằng
những thích nghi hội nhập với những thay đồi thời đại, không chỉ để tốn tại, mà là
tồn tại một cách mạnh mẽ.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Thêm, “Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam” (1996), NXB
TPHCM
2. Phạm Cơn Sơn, “Văn Hóa Phong Tục Việt Nam ABC” (2002), NXB Văn
Hóa Dân Tộc
3. Báo Gia đình và xã hội điện tử, “Chức năng của gia đình” (2009),
giadinh.net.vn
4. Lê Thi, “Gia đình Việt Nam ngày nay” (1996), NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
5. Lê Thi, “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” (2002), NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Chu Xuân Diên, “Cơ sở Văn hóa Việt Nam” (2002), NXB Đại học Quốc
gia, TP. Hồ Chí Minh.
7. Cổng thơng tin điện tử Hà Nam, “Văn hóa Gia đình truyền thống và hiện
đại” (2021), svhttdl.hanam.gov.vn/
8. Bách khoa toàn thư mở wikipedia, “Gia đình” (2011), wikipedia.org
9. Nguyễn Lê Hiểu Mai, “Gia đình Việt Nam hiện may từ góc nhìn văn hóa”,
vanhoanghean.com.vn
22