Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Dự án sự đói thông tin thời sự của lứa tuổi học sinh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.82 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
*****************

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022 - 2023

DỰ ÁN
“SỰ “ĐĨI” THƠNG TIN THỜI SỰ CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH
HIỆN NAY”

Lĩnh vực của dự án: 2 - Khoa học xã hội và hành vi
Thực hiện: Ngô Hà Ân
Đỗ Huyền Trang
Lớp: 12A1


Hải Phòng, tháng 11 năm 2022

2



MỤC LỤC
MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ
THUYẾT KHOA HỌC
1. Câu hỏi nghiên cứu
3
2. Vấn đề nghiên cứu


3. Giả thuyết khoa học
3
4. Tính mới, tính sáng tạo của vấn đề nghiên cứu
5. Ý nghĩa, lợi ích của vấn đề nghiên cứu
3
III. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
5
IV. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng hiện nay
7
3. Nguyên nhân
8
4. Hệ thống giải pháp
8
V. KẾT LUẬN
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Trang
1
2

3

3


4

6

9
10


I.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nếu lịch sử là quá khứ thì các thơng tin thời sự về vấn đề
chính trị-xã hội là hiện tại và tương lai. Mỗi ngày, có đến hàng
trăm, hàng nghìn sự việc xảy ra xung quanh chúng ta thuộc
nhiều khía cạnh khác nhau như tin tức về chính trị, ngoại giao,
tài chính, văn hố, giáo dục… Việc kịp thời nắm bắt các thông
tin thời sự mang ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi đó sẽ là những
tin tức hữu hiệu giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt và thích
ứng với những biến động, những thay đổi trong cuộc sống. Nếu
khơng nắm được thì khơng những chúng ta trở thành người kém
hiểu biết mà cịn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng
như: hành động sai trái, vi phạm pháp luật,…
Tuy nhiên, theo Báo cáo nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam
được Hội đồng Anh công bố tháng 4/2020 cho thấy, thanh niên
trẻ Việt Nam, trong độ tuổi từ 15-20 không thường xuyên cập
nhật các thông tin thời sự trong và ngoài nước. Báo cáo chỉ rõ
các vấn đề mà lứa tuổi học sinh Việt Nam đang quan tâm hàng
đầu, trong đó các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị của
đất nước chiếm con số khá nhỏ.
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của giới trẻ Việt Nam đến
các khía cạnh của cuộc sống.


2


Một đất nước muốn phát triển, giàu mạnh thì phải có một thế
hệ trẻ có kiến thức, am hiểu vấn đề thời cuộc và không ngại thể
hiện, lên tiếng trước các vấn đề quan trọng của đất nước. Vì
vậy, việc giáo dục và nâng cao khuynh hướng tiếp nhận thông
tin thời sự ở lứa tuổi học sinh là vô cùng cần thiết, giúp học sinh
có nhận thức và vốn hiểu biết đúng đắn về các thông tin thời sự
đang diễn biến thường nhật trong cuộc sống hôm nay.
Xuất phát từ những căn cứ trên, đồng thời với mong muốn
kêu gọi, tạo nên một cộng đồng học sinh am hiểu những tin tức
thời sự, góp phần làm phong phú hơn vốn tri thức của bản thân
cũng như tiếp cận gần hơn với những vấn đề thiết thực của
cuộc sống, chúng em đã lựa chọn đề tài: “Sự đói thơng tin thời
sự của lứa tuổi học sinh.”
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
– GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1. Câu hỏi nghiên cứu
- Với việc tiếp cận thông tin thời sự của học sinh đã có
cơng trình nghiên cứu nào chưa ?
- Khi được trang bị kiến thức về việc tiếp cận thơng tin thời
sự thì học sinh sẽ áp dụng như thế nào? Hiệu quả khi được
trang bị kiến thức này ra sao?
2. Vấn đề nghiên cứu
Hệ thống giải pháp cho việc tiếp cận thông tin thời sự đảm
bảo cho việc tiếp cận với thông tin của học sinh được chính xác,
kịp thời, hiệu quả.
3



3. Giả thuyết khoa học
Đề tài nghiên cứu các giải pháp cho việc tiếp cận thông tin
thời sự là để học sinh tiếp cận được nguồn thơng tin đa dạng,
có thể áp dụng cho nhiều học sinh.
4. Tính mới, tính sáng tạo của vấn đề nghiên cứu
Thời đại công nghệ 4.0 phát triển đã tạo cơ hội tiếp cận
thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức truyền thơng khơng
chỉ có báo chí, ti vi mà ngày nay hầu hết đều đang sử dụng
mạng xã hội để tiếp cận với thế giới bên ngồi. Tuy nhiên, hiện
nay có thể thấy giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là lứa tuổi học sinh,
đang có sự thiếu trầm trọng những kiến thức, những tin tức sự
kiện chính trị nóng bỏng đã và đang diễn ra trong nước cũng
như quốc tế. Dưới góc nhìn của một học sinh, chúng em nhận
thấy rõ vấn đề mà các bạn cùng trang lứa đang gặp phải, đó là
việc xa rời với những thông tin liên quan đến đời sống hàng
ngày. Vì thế, chúng em muốn góp một phần nào đó giúp các
bạn tìm ra giải pháp để có thể tiếp nhận thông tin thời sự một
cách thật hứng thú.
5. Ý nghĩa và lợi ích của vấn đề nghiên cứu
Đề tài khai thác được việc nắm bắt các thông tin thời sự ở
học sinh THPT hiện nay. Từ đó, đưa ra một cái nhìn tồn cảnh
về vấn đề được nghiên cứu. Đề tài giúp học sinh có được những
kiến thức, kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho mục tiêu nâng cao
vốn hiểu biết. Khi xác định được mục tiêu cần đạt được, học
sinh sẽ tự xây dựng cho bản thân một thói quen thường xuyên
cập nhật và chọn lựa thơng tin thời sự chính thống, chính xác.
III. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu

1.1. Xác định đề tài nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến cuộc thi KHKT của
Sở GD&ĐT Hải Phòng, của Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Bàn bạc lựa chọn vấn đề cần nghiên cứu từ thực
tiễn của bản thân và các bạn học sinh trong học tập,
trong cuộc sống hàng ngày.
- Tham khảo ý kiến của thầy cô giáo, gia đình, bạn bè,
nhà trường.

4


- Thống nhất lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sự “đói” thơng
tin thời sự của lứa tuổi học sinh hiện nay”.
- Xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
- Lập kế hoạch nghiên cứu.
- Lựa chọn người hướng dẫn.
- Phân cơng nhiệm vụ trong nhóm nghiên cứu.
1.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu đề tài bao gồm:
- Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu và lịch sử vấn đề
nghiên cứu.
        - Câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu.
        - Các nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
        - Các nguồn tài liệu và các phương pháp nghiên cứu.
        - Dự kiến dàn ý đề tài nghiên cứu.
        - Kế hoạch nghiên cứu.
1.3. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh, bài viết liên quan đến đề
tài nghiên cứu
- Sưu tầm tư liệu, hình ảnh, các bài viết trên sách, báo, tạp

chí, mạng internet,..
- Tìm hiểu thực tế việc nguồn thơng tin mà học sinh tiếp
cận…
1.4. Xử lí tài liệu, thơng tin thực tế, tiến hành thực
nghiệm.
- Các thành viên trao đổi về những thơng tin thu thập được
để xử lí, phân loại, lựa chọn thông tin cho đề tài.
- Trên cơ sở các thông tin lựa chọn, xin ý kiến của các
thầy, cô giáo bộ môn Giáo dục Công dân, Văn học, Tốn học,
Tin học và giáo viên hướng dẫn góp ý để tiến hành nghiên cứu.
- Thử nghiệm
1.5. Viết kết quả nghiên cứu
- Viết đề cương, bổ sung, chỉnh sửa.
- Hoàn chỉnh bài viết.
1.6. Báo cáo kết quả nghiên cứu
- Viết bản đề cương báo cáo tổng kết đề tài theo tinh thần
và dạng của bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài cơ đọng và
rút ngắn hơn.
- Trình bày báo cáo và trả lời các câu hỏi.
5


2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu lí thuyết được thực hiện bằng cách phân tích
tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan .
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Là phương pháp thu thập
thông tin cần thiết từ những tài liệu, webside, các cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra, khảo sát tại hiện trường: Quan sát
từ thực tiễn, khách quan, đi thực tế, phỏng vấn làm minh chứng
cho việc nghiên cứu từ đó tìm ra giải pháp làm tăng sự hứng
thú cho những người tham gia vào dự án.
- Phương pháp thống kê tài liệu, số liệu: Chúng em dùng
để tổng hợp, phân tích các mẫu sản phẩm trong bài nghiên cứu.
Chủ yếu là tài liệu khi khảo sát thực tế kết hợp với số liệu từ các
báo cáo, cơng trình nghiên cứu trước để chọn lọc phục vụ cho
việc làm đề tài.
- Những thông tin cũng được chúng em và cô giáo hướng
dẫn thu thập qua quan sát, phỏng vấn, điều tra theo phiếu thực
địa. Câu hỏi đã được soạn thảo sẵn để lấy ý kiến của các bạn
học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.3. Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu, thơng tin.
- Phương pháp thống kê: Tất cả các số liệu tập hợp , tính
tốn được xử lí bằng phần mềm Excel, phương pháp phân tích
chủ yếu thống kê, mơ tả, so sánh từ đó phân tích rút ra những
nhận định về các kết quả đánh giá thực tiễn và những đề xuất
khuyến khích, khuyễn cáo, đề nghị giải pháp cho những năm
tiếp theo.
- Phương pháp xử lí số liệu: Các số liệu được thu thập từ
thực địa cũng như các số liệu thu thập từ báo cáo, nghiên cứu
trước đây được tổng hợp lại và chọn lọc những thông tin cần
thiết cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến chuyên
gia trong lĩnh vực tuyển sinh để đánh giá thực trạng cũng như
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tác dụng của sản phẩm
sáng tạo.
2.4. Phương pháp thực nghiệm.
6



Nghiên cứu trên việc làm khảo sát và buổi thảo luận tại
lớp 12A1 về vấn đề: “Sự “đói” thơng tin thời sự của lứa tuổi học
sinh hiện nay”.
IV. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
Có thể thấy, thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước, là trụ cột của
nước nhà; chính vì thế, việc nắm bắt các thông tin thời sự là điều vô cùng cần
thiết. Điều này khơng chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn giúp sức vào sự
nghiệp xây dựng nước nhà với khát vọng phát triển đất nước ta giàu mạnh sánh
vai cùng các cường quốc năm châu.
Một thực trạng hiện nay là giới trẻ quan tâm nhiều hơn về các câu chuyện
của các ngôi sao lớn, một bộ phim, một bài hát nổi tiếng hơn là những vấn đề
chính trị biến động xung quanh mình. Họ sẵn sàng lao vào những cuộc tranh
luận bảo vệ cho thần tượng nhưng dường như im bặt trước những vấn đề chính
trị-xã hội nóng bỏng. Một số lại rơi vào những tranh cãi chính trị mà khơng hề
có lấy một nền tảng kiến thức thời sự chính trị cơ bản. Đó thực sự là điều đáng
lo ngại.
Đứng trước thực tế đó, việc nghiên cứu vấn đề “sự “đói” thơng tin thời
sự” là nhằm tạo nên một báo cáo hoàn chỉnh về một trong những thực trạng
đáng quan tâm ở giới trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh, ngoài ra qua đề tài này
giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc khai thác và
xử lí các thơng tin đó một cách hiệu quả nhất.
2. Thực trạng
THƠNG TIN KHẢO SÁT
Thời gian khảo sát: Tháng 10 năm 2022
1. Đối tượng: học sinh THPT
2. Số lượng: 480 người
3. Phạm vi: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

4. Mục tiêu: Tìm hiểu về việc khai thác thông tin thời sự của học sinh
5. Kết quả khảo sát: Đa số học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Tiêu chí

Thường xuyên cập
nhật tin tức thời sự

Thi thoảng mới Không quan tâm
cập nhật tin tức tới tin tức thời sự
thời sự
Tỉ lệ (%)
18,6%
33,2%
48,2%
- Đối với những học sinh có sự quan tâm đến các thơng tin thời sự:
Tiêu chí
Mạng xã hội
Các trang
Truyền hình
Khác
7


báo mạng
Tỉ lệ (%)
91,4%
20,8%
5,2%
- Đối với những học sinh không có sự quan tâm
thơng tin thời sự:

Tiêu chí
Khơng có
Khơng
Khơng có
hứng thú liên quan, thời gian
với thơng
khơng
tìm hiểu,
tin thời
cần thiết quan tâm
sự
với việc
đến
học tập
Tỉ lệ (%)
85,8%
67,4%
54,2%

2,8%
đến các
Cách
truyền tải
thông tin
thời sự
khô khan
72,9%

Khảo sát học sinh khối 11, 12 trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm về việc khai thác, tiếp nhận thơng tin.

Có thể thấy rõ sự tiếp nhận thông tin thời sự ở trường
THPT được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm có tiếp cận thơng tin thời sự: các bạn học sinh chủ
động tiếp thu thông tin thời sự chiếm tỷ lệ thấp. Hầu hết những
học sinh được khảo sát nằm trong nhớm này đều tiếp nhận
thông tin qua các trang mạng xã hội bởi tính nhanh, gọn, hấp
hẫn của thơng tin. Đối tượng khảo sát là học sinh, lứa tuổi còn
8


trẻ, năng động, sáng tạo và ưa thích những điều mới mẻ. Và
những thông tin trên mạng xã hội đáp ứng đủ những u cầu
trên.
- Nhóm khơng tiếp cận thơng tin thời sự: chủ yếu các bạn
học sinh nằm trong nhóm này. Đa số các bạn bị thu hút bởi
những vấn đề thiên về sở thích cá nhân. Họ khơng nhận thức
được vai trị của việc tiếp cận thơng tin thời sự hay cách thức
truyền đạt thông tin đến học sinh cịn khơ khan, thiếu sự hấp
dẫn, khơi dậy sự tị mị.
3. Ngun nhân dẫn đến việc ít quan tâm đến các thông
tin thời sự:
- Yếu tố xuất phát từ chính học sinh
+ Khơng để tâm, coi nhẹ việc tìm hiểu, xem xét những thông
tin thời sự trong nước, quốc tế.
+ Nhiều học sinh mang tư tưởng: chính trị là thứ khơng ảnh
hưởng trực tiếp, tức khắc đến lợi ích bản thân nên chưa cần
quan tâm vội. Mình khơng có khả năng tiếp thu luồng thơng tin
đó hay chính trị là việc to tát. Một số có tư duy rằng quan tâm
cũng khơng thay đổi được gì, vì hệ thống nhà nước là có sắp đặt
theo “mơ hình” COCC.

+ Sự ham tìm tịi ở học sinh càng ngày càng ít dần, phụ thuộc
quá nhiều vào tài nguyên mạng dẫn đễn thụ động.
- Yếu tố tác động từ đời sống, sinh hoạt
+ Cuộc sống khá bận rộn, các bạn dành nhiều thời gian ở
trường học, tối phải về hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài mới
nên khơng có thời gian để ý tới thông tin thời sự.
+ Công nghệ phát triển, các bạn bị cuốn vào những điều mới lạ,
kích thích sự tò mò như người nổi tiếng, những vụ việc, xung
đột được tung lên mạng… Các bạn quên đi việc cần phải tìm
hiểu về các thơng tin thời sự.
+ Hiện nay có rất nhiều tin rác, nhiều bạn e ngại khi tiếp cận
với các nguồn thơng tin, khơng cịn hứng thú, các bạn gặp khó
khăn trong việc tiếp cận.
- Yếu tố từ cách truyền đạt thông tin thời sự
+ Những nội dung chính trị trong nước trên các phương tiện
truyền thông lại được thể hiện chưa thực sự hấp dẫn, theo đúng
cách khiến giới trẻ chú ý. Các thông tin ấy thường khơ khan,
cịn phân tích chính trị hóa rất khó hưởng ứng.
4. Nghiên cứu giải pháp
- Đối với bản thân
9


+ Tập thói quen theo dõi những trang web giáo dục, chính trị
chính thống đã được kiểm duyệt như Quốc hội, VTV24h, Thơng
tin Chính Phủ… vì khi học sinh đã theo dõi và tương tác, các bài
viết cập nhật tin tức và tình hình thế giới sẽ xuất hiện trên
tường của học sinh. Thói quen bắt gặp thường xuyên vào các
bài báo ấy sẽ hình thành một ý thức tiềm ẩn về sự tò mò, hoặc
tạo niềm hứng thú cho học sinh khi quan tâm đến những sự

kiện chính trị của nước nhà vì nó cũng hấp dẫn khơng kém,
đồng thời khi ấy, các bài báo lá cải mật độ xuất hiện sẽ giảm
dần đi.
+ Không chỉ sử dụng mạng xã hội, học sinh cũng nên dành một
chút thời gian mỗi ngày để tiếp cận với các phương tiện truyền
thông truyền thống như báo giấy, tạp chí hay tin tức thời sự
trên tivi. Điều này học sinh có thể làm khi đang trên đường đến
trường, khi giải lao... Đó là phương pháp đọc, nhìn, nghe, ngẫm
các vấn đề khá hiệu quả, các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp
của con người được sự dụng, ứng dụng trong tiếp cận thông tin,
tin tức, đáp ứng đầy đủ hơn so với việc tiếp cận thông tin một
chiều từ mạng xã hội.
- Đối với nhà trường, gia đình
Cha mẹ và nhà trường cũng cần giáo dục con em trong việc
hình thành nhận thức, tư duy tiếp cận những thơng tin mang
tính chất thời sự. Thay vì chỉ bắt ép con cái, học sinh tập trung
vào việc học quá nhiều, hằng ngày phải “vật lộn” với những con
số, bài vở khiến chúng áp lực, mệt mỏi tinh thần thậm chí sau
này ra ngồi xã hội, lại trở thành những người chỉ giỏi về lý
thuyết sng chứ thực tiễn lại mù mịt khơng biết gì, cha mẹ,
nhà trường cần khuyến khích con em mình tiếp cận với thế giới
bên ngoài để hiểu biết, cũng như có những kinh nghiệm ứng
dụng thực tế. Một trong những biện pháp hay nhất là thường
xuyên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khố để học sinh có cơ
hội giao lưu, trị chuyện và nắm bắt những thơng tin, tình hình
cơ bản của đời sống ngày nay. Bên cạnh đó, việc ứng dụng thực
tiễn vào các mơn học chính thống trong nhà trường cũng là một
đề xuất hiệu quả.
- Đối với cách truyền tải thông tin


10


Các nhà đầu tư ứng dụng mạng xã hội, những nhà viết báo,
cổng thông tin đưa tin tức cũng phải xem xét về hình thức đưa
ra thơng tin tiếp cận cho giới trẻ. Xu hướng của giới trẻ ngày
nay, chúng thích những cái mới, nhanh nhạy với cái mới, vì vậy
một bài báo dài lê thê về những sự kiện chính trị ắt hẳn sẽ
khơng thể khiến người đọc có đủ kiên nhẫn và hứng thú đọc hết
được. Chính vì vậy, việc đổi mới hình thức và ngơn từ chuẩn
mực sao cho phù hợp với đặc điểm của giới trẻ trong thời đại
ngày nay cần phải được quan tâm và đầu tư kí lưỡng. Điển hình,
phương pháp Gen Z hố trong việc đưa tin tức đời sống hằng
ngày, những vấn đề nóng bỏng, sự kiện có tính chất xã hội
được nhà đài VTV ứng dụng đã nhận được sự ủng hộ, quan tâm
và thích thú của giới trẻ. Điều này có ảnh hưởng rất tốt đến
nhận thức, vì giới trẻ được tiếp cận thông tin mới nhanh hơn,
hiện đại hơn, đặc biệt khi ngày nay, giới trẻ vô cùng áp lực và
bận rộn chạy đua với nghề nghiệp, sinh tồn trong xã hội.
V. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu trên mạng Internet, các tài liệu tham
khảo, chúng em đã hoàn thành đề tài trên, về cơ bản, đề tài trên đã đưa ra được
các giải pháp cho việc khai thác và nắm bắt thông tin thời sự ở lứa tuổi học sinh.
Từ đó thấy rằng việc áp dụng các giải pháp cho việc tuyên truyền học sinh nên
có những sự quan tâm đến thời cuộc là rất cần thiết đối với chúng ta. Hệ thống
giải pháp đem lại nhiều kiến thức bổ ích và có thể áp dụng rộng rãi cho mọi đối
tượng, góp phần thay đổi nhận thức của học sinh theo hướng tồn diện và tích
cực hơn.
Sau hơn 1 tháng nghiên cứu (từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2022) và tiến
hành đưa ra giải pháp, chúng em đã thử nghiệm và áp dụng các biện pháp trên

bằng cách tuyên truyền cho số lượng 300 học sinh về vấn đề cách nhận biết và
nắm bắt thông tin, kết quả đạt được có tính chất khả quan hơn so với lúc trước
khi thực hiện đề tài nghiên cứu:
Tiêu chí
Hiểu được vai trị, tầm quan trọng của việc
hiểu biết và nắm bắt thông tin thời sự.
Biết khai thác và xử lí các thơng tin một
cách khoa học dựa trên yếu tố đề xuất.

11

Số lượng
300

Tỉ lệ
90%

300

85%


Như vậy việc nghiên cứu của đề tài này là rất thiết thực và thực tế. Việc
trang bị kiến thức về việc nhận biết thông tin thời sự sẽ giúp học sinh THPT nói
chung và học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng hình thành tư duy logic
và chuẩn xác, và là một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại.
Tuy vậy, do thời gian nghiên cứu và trình độ cịn hạn chế nên khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý của các thầy
và các cô cùng các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Trước khi kết thúc đề tài, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ

Nguyễn Thị Ngọc Diệp - người đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài. Chúng em xin cảm ơn đến thầy cô, các bạn đã giúp đỡ
chúng em rất nhiều trong thời gian qua.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tác giả British Council. “Báo cáo nghiên cứu thế hệ trẻ Việt
Nam.” Trang “britishcouncil.vn” (2020).
2. Tác giả Trần Quốc Duy. “Xu hướng tiếp nhận thông tin của
công chúng hiện nay”. Tiểu luận (2015).
3. Tác giả Thanh Hải. “Nâng cao văn hố chính trị cho giới trẻ
Việt Nam”. Trang “quochoi.vn” (2018).
4. Tác giả Cẩm Huệ. “Người trẻ có thờ ơ với thời cuộc?”. Báo
Vĩnh Long (2019)
5. Tác giả Phạm Thị Liên. “Hoạt động sử dụng mạng Internet
của học sinh THPT nông thôn”. Luận văn thạc sĩ xã hội học
(2016).

12



×