Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật ở đảng bộ công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình 623 trong giai đoạn hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.35 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1.1. Lý do lựa chọn đề án...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề án..................................................................................................3
1.3. Nhiệm vụ của đề án.................................................................................................3
1.4. Giới hạn của đề án...................................................................................................4
Phần 2. NỘI DUNG...............................................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
VÀ KỶ LUẬT........................................................................................................................5
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị
của cơng tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật.....................................................................5
1.1.1. Về công tác kiểm tra, giám sát.....................................................................5
1.1.2. Về công tác kỷ luật.......................................................................................7
1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trị của công tác kiểm tra,
giám sát và kỷ luật..........................................................................................................8
1.3. Ý nghĩa thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đối với việc nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.............................................................11
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT Ở
ĐẢNG BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 623.................14
2.1. Khái quát đặc điểm tình hình chung.....................................................................14
2.2. Về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình
623 từ năm 2011 - 2015...............................................................................................15
2.3. Đặc điểm tình hình cơng tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ Cơng ty cổ phần cơ khí
xây dựng cơng trình 623...............................................................................................16
2.4. Thực trạng cơng tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng ở Đảng bộ
Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623 nhiệm kỳ 2011-2015......................16
2.4.1. Những kết quả đạt được về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát.................16
2.4.2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.........................................19
2.4.3. Kết quả thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra
Công ty.................................................................................................................23
2.4.4. Đánh giá ưu, khuyết điểm nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.....................28


Chương 3. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.............32
3.1. Mục tiêu................................................................................................................32
3.2. Quan điểm............................................................................................................32
3.3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án..............................................................33
3.3.1. Nhiệm vụ....................................................................................................33


2
3.3.2. Giải pháp thực hiện đề án.........................................................................35
3.4. Kinh phí thực hiện đề án......................................................................................39
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................40
3.1. Kết luận.................................................................................................................40
3.2. Kiến nghị...............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................1


1

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề án
Qua mỗi thời kỳ cách mạng, nội dung lãnh đạo và phương thức lãnh
đạo của Đảng đều có sự đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả lãnh
đạo, thể hiện trong việc khơng ngừng hồn thiện quan điểm, ngun tắc,
phương pháp công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng. Trong điều
kiện Đảng cầm quyền, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các
tổ chức đảng và đảng viên trong hệ thống chính trị về chấp hành và thể chế
hóa chủ trương, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Đảng bằng hệ thống
quy chế, quy định, quy trình thực hiện cụ thể để thực hiện Điều lệ Đảng là đòi
hỏi tất yếu và mang tính khách quan. Tuy nhiên, cho đến trước Đại hội X của
Đảng, Ban Chấp hành Trung ương qua các nhiệm kỳ chưa có nghị quyết

chun đề về cơng tác kiểm tra, giám sát; hoạt động kiểm tra, giám sát của
cấp ủy, các tổ chức đảng và Ủy ban kiểm tra các cấp còn vướng mắc, lúng
túng, bất cập do thiếu các văn bản quy định cụ thể, chi tiết trong thực hiện các
nhiệm vụ và trong xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ kiểm tra.
Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, từ thực tế
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta khẳng định: “Cơng tác kiểm tra có vị
trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng” 1 vì lãnh
đạo khơng chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ, mà lãnh đạo còn là kiểm tra,
giám sát cà cách tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo đường
lối, chính sách được xác định đúng, được quán triệt và thực hiện thắng lợi
trong thực tiễn. Đó là vấn đề có tính ngun tắc, vừa là chức năng lãnh đạo,
vừa là trách nhiệm, nội dung, phương pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng.
Thực tiễn lãnh đạo của Đảng ta từ khi thành lập đến nay đã khẳng định
kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng; lãnh đạo phải có kiểm tra;
“lãnh đạo mà khơng kiểm tra thì coi như khơng có lãnh đạo”.
Qua gần 30 năm đổi mới, Đảng ta đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm,
trong đó có bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát là: “Đảng phải
1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.150.


2

tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định
của Đảng để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm,
khuyết điểm; kiểm tra, giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ,
đảng viên, xây dựng tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên

ngày càng trong sạch, vững mạnh. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của
mặt trận, các Đồn thể và của các cơ quan thơng tin đại chúng”2.
Điều lệ Đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
thông qua đã tiếp tục khẳng định vai trị, vị trí cơng tác kiểm tra, giám sát của
Đảng và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, trước hết là của cấp
uỷ các cấp được quy định tại Điều 30 Điều lệ Đảng.
Qua thực tiễn, Đảng ta đã kết luận: công tác kiểm tra là “một bộ phận
quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng” 3, là “một khâu quan trọng
của tổ chức thực hiện”, là “biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan
liêu”4. “Có giám sát tốt mới có thể đánh giá đúng, lựa chọn đúng và đặc biệt
là kịp thời ngăn ngừa sai phạm; đó cũng là phương thức quan trọng để bảo vệ
cán bộ, bảo đảm Đảng và Nhà nước có đội ngũ cán bộ, cơng chức đủ phẩm
chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, được nhân dân tin yêu”5.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát
trong công tác xây dựng Đảng, gắn với thực tiễn lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị ở Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623, trong những năm
qua, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng
trình 623 và các cấp uỷ cơ sở luôn quan tâm, lãnh đạo triển khai và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát đã được Điều lệ Đảng quy
định. Qua đó, cơng tác kiểm tra, giám sát đã đạt được những kết quả tích cực,
góp phần quan trọng vào cơng tác lãnh đạo của Cơng ty cổ phần cơ khí xây

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.278.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982, tr.122.
4
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb CTQG, Hà Nội, 1987, tr.137.
5
Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr.246,
247.
2

3


3

dựng cơng trình 623 hồn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng đảng
bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay, cơng tác
kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623
vẫn cịn những hạn chế như nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng và
đảng viên chưa ngang tầm với vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra,
giám sát. Chất lượng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật chưa
cao; thiếu tính chủ động, kịp thời trong xem xét, xử lý, nhất là đội ngũ cán bộ
làm công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật ở cơ sở, chưa đáp ứng được u
cầu trong tình hình mới. Chính vì thế, việc tìm hiểu đánh giá thực trạng, chỉ ra
những nguyên nhân hạn chế, yếu kém, đúc kết kinh nghiệm bước đầu về công
tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật ở Đảng bộ Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng
cơng trình 623 và đề ra những giải pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay là rất
cần thiết và cấp bách.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra, giám sát và kỷ luật ở Đảng bộ Công ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng
trình 623 trong giai đoạn hiện nay” làm đề án tốt nghiệp cuối khoá
1.2. Mục tiêu của đề án
Trên cơ sở nắm vững những vấn đề lý luận về công tác kiểm tra, giám
sát và kỷ luật của Đảng, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của
cơ sở; từ đó rút ra những vấn đề bức xúc, đề ra một số giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật ở Đảng bộ trong
thời gian tới.
1.3. Nhiệm vụ của đề án
Làm rõ những vấn đề về lý luận – thực tiễn và tính cấp thiết của công

tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật; phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân
của những kết quả đạt được và chưa được cũng như những kinh nghiệm rút ra
trong thời gian qua; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đề xuất những giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng bộ
Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623 trong giai đoạn hiện nay.


4

1.4. Giới hạn của đề án
Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật ở Đảng
bộ Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực tiễn hoạt động công
tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật ở Đảng bộ Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng
cơng trình 623, nhiệm kỳ 2011-2015 và định hướng cơng tác kiểm tra, giám
sát và kỷ luật ở Đảng bộ, nhiệm kỳ 2015-2020.


5

Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vị trí, vai trị của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
1.1.1. Về công tác kiểm tra, giám sát
Lênin luôn coi công tác kiểm tra, kiểm sốt là một cơng cụ hữu hiệu và là
một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng đối với tổ chức đảng, cơ quan nhà
nước. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì người cộng sản phải nắm
chắc công cụ kiểm tra, kiểm sốt, coi đó như là: "những nhiệm vụ đã trở thành tự

nhiên đối với những người xã hội chủ nghĩa sau khi đã giành được chính quyền"6.
Người nhấn mạnh, mọi ý kiến và sự chỉ dẫn mặc dù rất quan trọng, nhưng không
thể thiếu được việc tổ chức kiểm tra, giám sát trong thực tiễn để biến lời nói thành
hành động: "Khơng có chế độ kế tốn và kiểm sốt trong sự sản xuất và phân phối
sản phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt" 7 và nếu
buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát "thì chính quyền của những người lao
động, nền tự do của họ, sẽ khơng thể nào duy trì được và nhất định họ sẽ phải
sống trở lại dưới ách của chủ nghĩa tư bản"8.
Theo Lênin, Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo toàn bộ hệ thống
chính trị và các lĩnh vực, thì khi đường lối, chính sách đã được xác định,
phương hướng đã được thơng qua thì việc: Lựa chọn người, thiết lập chế độ
trách nhiệm cá nhân đối với công việc đang làm, kiểm tra cơng việc thực tế,
mấu chốt của tồn bộ cơng tác, của tồn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn
ở đấy và chỉ có ở đấy. Nếu như các cán bộ lãnh đạo và các cơ quan của Đảng
và Nhà nước chỉ "bù đầu, bù tai" vào những cơng việc vụn vặt, chìm đắm
trong "cái biển" giấy tờ và "cái vũng lầy chủ nghĩa quan liêu mà quên mất
nhiệm vụ trọng tâm: Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh...
nếu khơng thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn"9.
VI. Lê nin: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t 36, tr 298.
VI. Lê nin: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t 36, tr 255.
8
VI. Lê nin: toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t 36, tr 224.
9
VI. Lê nin: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t 44, tr 449.
6
7


6


 Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của Lênin.
Theo Người, khi mục đích, nhiệm vụ chính trị đã được xác định, nghị quyết
đã được thơng qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu. Điều
cốt yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các nghị quyết, chỉ thị sang việc
lựa chọn người lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện. Đó là vấn đề then chốt
đối với đảng cầm quyền: tìm người, kiểm tra cơng việc - tất cả là ở đó. Sự
đúng đắn, chính xác của các quyết định của Đảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó công tác kiểm tra, giám sát là yếu tố rất quan trọng. Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ: "Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách mới đúng…" 10. Nếu
khơng biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là "nồi vng úp vung
trịn", khơng ăn khớp gì hết. Song, "khi đã có chính sách đúng, thì sự thành
cơng hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa
chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng
mấy cũng vơ ích"11 và Người đã nhắc nhở: "Có kiểm tra mới huy động được
tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và
khuyết điểm của mỗi cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời"12.
Kiểm tra, giám sát không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng
đội ngũ cán bộ, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, giúp đỡ sửa chữa, mà còn
khơi dậy được tính tích cực, sức mạnh to lớn của nhân dân, củng cố uy tín của
Đảng trước quần chúng. Đối với một Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo
xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cơng tác kiểm tra, giám sát càng có tác dụng và
tầm quan trọng đặc biệt. Tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng,
ngày 29 tháng 7 năm 1964, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Công việc của
Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn hồn thành tốt mọi việc, thì tồn
thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách
của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp uỷ đảng phải tăng cường cơng
tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán
bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt
cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ
Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr 307.

Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr 307.
12
Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr 636.
10
11


7

chức"13 Người coi kiểm tra, giám sát như một phương tiện, một liều thuốc đặc
hiệu chống lại căn bệnh: "Nghị quyết một đường, thi hành một nẻo" 14 và bệnh
tham nhũng, quan liêu, giấy tờ,…
1.1.2. Về công tác kỷ luật
Đảng điều chỉnh hành vi của các tổ chức đảng, đảng viên bằng Điều lệ,
kỷ luật của Đảng. Buông lỏng kỷ luật, sớm hay muộn Đảng sẽ bị suy yếu, tan
rã. Trong tác phẩm Bệnh ấu trĩ tả khuynh, Lênin đã khẳng định: "Những
người bơnsêvích sẽ khơng giữ vững được chính quyền, tơi khơng nói được tới
hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng khơng được nữa, nếu Đảng
ta khơng có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thực sự" 15. Như vậy,
Lênin quan niệm: kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt. Theo Người, trong Đảng
vẫn còn những tính xấu như: nhu nhược, tản mạn, chủ nghĩa cá nhân, quan
liêu, tham nhũng,... Vì vậy, "để chống lại những tính xấu đó, để làm cho giai
cấp vơ sản có thể thực hiện được một cách đúng đắn vai trò tổ chức của nó
(và đó là vai trị chính của nó), một cách có kết quả và thắng lợi thì chính
đảng của giai cấp vô sản phải thực hiện được, trong nội bộ của mình, một chế
độ tập trung chặt chẽ và một kỷ luật nghiêm ngặt"16. Vi phạm kỷ luật - cũng
có nghĩa là phản bội lại Đảng. "Kẻ nào làm yếu - dù chỉ là chút ít - kỷ luật sắt
trong Đảng của giai cấp vô sản (nhất là trong thời kỳ chun chính của nó) là
thực tế giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản". Trong q trình
phát triển, do tác động của hồn cảnh bên ngoài và sự thiếu tự giác tu dưỡng,

rèn luyện nên một số tổ chức đảng, đảng viên khơng cịn giữ được vai trò tiên
phong, gương mẫu và lãnh đạo nên việc thường xuyên củng cố tổ chức, xử lý
các trường hợp vi phạm là điều bình thường, hợp quy luật, đặc biệt vào những
thời điểm có tính bước ngoặt. Đảng chỉ có thể tồn tại, phát triển và giữ vững
được vai trò lãnh đạo một khi Đảng thường xuyên siết chặt kỷ luật, kể cả
dùng biện pháp mạnh mẽ mà Lênin gọi là thanh Đảng.
Hồ Chí Minh đã khẳng định: kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt, nghĩa là
nghiêm túc và tự giác, ai ai cũng phải phục tùng kỷ luật và chịu các hình thức
kỷ luật nếu có khuyết điểm, sai lầm.
Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 14, tr 362.
Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr 308.
15
VI. Lê nin: toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t 41, tr 6.
16
VI. Lê nin: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t 41, tr 34.
13
14


8

Về vấn đề thi hành kỷ luật, tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ tính dân
chủ, lịng bao dung, độ lượng sâu sắc. Người chỉ rõ người đời ai cũng có
khuyết điểm, nhưng chúng ta khơng sợ sai lầm, khuyết điểm, chỉ sợ khơng
chịu khó cố gắng sửa chữa và cũng chỉ sợ người lãnh đạo khơng biết tìm cách
đúng để giúp cán bộ sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm. Mọi vi phạm kỷ
luật đảng đều phải được xem xét, nếu đến mức phải thi hành kỷ luật thì xử lý
thích đáng, khơng có "vùng cấm", khơng được che đậy, thiên lệch, nể nang.
Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Nơi nào sai lầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa
chữa. Kiên quyết chống thói nể nang và che giấu, chống thói "trước mặt thì

nể, kể lể sau lưng"17. Kỷ luật đảng phải được thi hành từ trên xuống dưới, mọi
người đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Thưởng phạt phải nghiêm minh,
chớ vì ưa mà thưởng, ghét mà phạt. Người còn chỉ rõ: "Sửa chữa sai lầm, cố
nhiên cần dùng cách giải thích thuyết phục, cảm hố, dạy bảo. Song không
phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất
luật khơng xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá
hoại. Vì vậy, hồn tồn khơng dùng xử phạt là khơng đúng. Mà chút gì cũng
dùng đến xử phạt cũng không đúng"14.
1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trị của
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986)
tiếp tục khẳng định các quan điểm về kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng mà
Đại hội Đảng lần thứ V đã chỉ ra, đồng thời nhấn mạnh: "Kiểm tra là một
chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, là một khâu quan trọng của tổ chức
thực hiện. Đó cũng là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu.
Mọi tổ chức, từ cơ quan của Đảng, Nhà nước đến đoàn thể quần chúng, mọi
lĩnh vực hoạt động từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
khơng có ngoại lệ, đều phải đặt dưới sự kiểm tra của tổ chức đảng có thẩm
quyền. Trung ương Đảng và các cấp uỷ đảng phải nắm chắc công tác kiểm
tra, sử dụng kết quả kiểm tra vào việc chỉ đạo thực hiện các nghị quyết. Mỗi
cấp uỷ, trong từng thời gian, đều phải có chương trình kiểm tra, tập trung vào
những công tác chủ yếu, những đơn vị trọng điểm; sử dụng và phát huy vai
17

Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 5, tr 308.


9

trò của uỷ ban kiểm tra và các ban của Đảng, kết hợp chặt chẽ kiểm tra của

Đảng với thanh tra của Nhà nước và kiểm tra của quần chúng; kiểm tra phải
đi tới kết luận rõ ràng và xử lý đúng đắn".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6 năm 1991)
diễn ra trong bối cảnh có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, nhất là bối
cảnh quốc tế, những thời cơ và thách thức lớn đan xen nhau. Đảng đứng trước
hai tình huống: tiếp tục giữ vững vị thế của đảng cầm quyền; hoặc là biến
chất, đổi màu, mất quyền lãnh đạo như các Đảng Cộng sản ở các nước Đông
Âu và Liên Xô cũ. Trong bối cảnh đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí, vai
trị của cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; khẳng định sự kiên định,
trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Để đảm đương được vai
trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải
thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ chun mơn,
phẩm chất chính trị, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống
nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt đảng.
Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,
chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến
đấu cao... Trong xây dựng Đảng, phải coi trọng các mặt cơng tác, trong đó có
cơng tác kiểm tra và giám sát, phát huy đến mức cao nhất hiệu quả của cơng
tác kiểm tra và giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Báo cáo chính trị tại Đại
hội lần thứ VII yêu cầu: "Tổ chức tốt việc kiểm tra thực hiện các quyết định
của Đảng,... Tăng quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp, chú trọng kiểm tra
việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kiểm tra tư cách
đảng viên kể cả cấp uỷ viên cùng cấp, xem xét và xử lý kỷ luật đảng viên và
các tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 7 năm 1996)
đã khẳng định: "Cơng tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ
hoạt động lãnh đạo của Đảng. Kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm
vụ của toàn Đảng, các tổ chức đảng, trước hết là các cấp uỷ đảng và các ban

thường vụ cấp uỷ, cần tự mình tiến hành kiểm tra và sử dụng các ban để tổ


10

chức thường xuyên việc kiểm tra. Củng cố, kiện toàn bộ máy kiểm tra các
cấp, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm tra về đường lối, quan điểm,
pháp luật, kinh tế, về nghiệp vụ và phong cách làm việc. Xây dựng đội ngũ
cán bộ kiểm tra có phẩm chất chính trị tốt, cơng tâm, trong sạch, đủ năng lực,
kể cả năng lực kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng".
Trong q trình thực hiện cơng tác kiểm tra, Bộ Chính trị (khố VIII)
đã ra Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 14 tháng 2 năm 1998 về tăng cường công
tác kiểm tra của Đảng, đặc biệt nhấn mạnh: Kiểm tra là một trong những chức
năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây
dựng Đảng. Các cấp uỷ đảng và người đứng đầu cấp uỷ có trách nhiệm lãnh
đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,…
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4 năm 2001)
thẳng thắn nhận định: "… Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn
lúng túng, chưa đi sâu làm rõ đặc điểm và yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng
trong điều kiện đảng cầm quyền... Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc
thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn yếu" 18 và
nhấn mạnh phải: "Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp uỷ, của uỷ ban
kiểm tra các cấp, tập trung vào các nội dung chủ yếu: thực hiện các nghị
quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chấp hành nguyên tắc
tập trung dân chủ và quy chế làm việc; củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn
luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Các cấp uỷ đảng lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; về kỷ luật, quy định rõ: "Tổ chức
đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý cơng minh, chính xác, kịp

thời" và nhấn mạnh: "Xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Điều lệ Đảng
những cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào lợi dụng
chức quyền để tham nhũng".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4 năm 2006) trên
cơ sở tổng kết và nghiên cứu lý luận đã bổ sung chức năng, nhiệm vụ giám sát
của các tổ chức đảng vào Điều lệ Đảng và khẳng định: Kiểm tra, giám sát là
18

Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 138,139.


11

những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác
kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của
Đảng. Đây là một bước tiến trong nghiên cứu lý luận về khoa học kiểm tra
đảng, tạo cơ sở vững chắc, căn cứ pháp lý để các tổ chức đảng tiến hành cơng
tác giám sát…
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1 năm 2011)
tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị, tác dụng của cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ
luật đảng do Đại hội lần thứ X đề ra, đồng thời nhấn mạnh việc "đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát". Văn kiện Đại hội chỉ rõ: "Các
cấp uỷ, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng" 19 và nhấn mạnh cần tập trung
kiểm tra, giám sát một số lĩnh vực, đối tượng, nội dung cụ thể. Đồng thời, yêu
cầu "Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải phối hợp chặt chẽ với công
tác thanh tra của Chính phủ, cơng tác giám sát của Quốc hội và các cơ quan
hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng
chức năng và thẩm quyền của mỗi cơ quan. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
và hoạt động của hệ thống uỷ ban kiểm tra các cấp. Hoàn thiện quy chế phối hợp

giữa uỷ ban kiểm tra đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật
trong việc xem xét khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên".     
Tóm lại, quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Đảng Cộng sản Việt
Nam là luôn khẳng định: kiểm tra, giám sát là một tất yếu, là nhu cầu không
thể thiếu đối với hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên, là chức năng
lãnh đạo, đồng thời là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng, biện
pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu, nạn tham nhũng và công tác
kiểm tra, giám sát có vị trí cực kỳ quan trọng trong tồn bộ hoạt động lãnh
đạo của Đảng. Giữ gìn kỷ luật là nhiệm vụ của toàn Đảng.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đối với
việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Thực tiễn hoạt động công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng trong
những năm qua đã chứng minh rõ vị trí, vai trị, tác dụng của công tác kiểm
tra, giám sát và kỷ luật đảng và trong bối cảnh hiện nay, một lần nữa càng
19

Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 262,263.


12

khẳng định vị trí, vai trị cực kỳ quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và
kỷ luật trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Một là, thực tiễn đã chứng minh kiểm tra, giám sát là những chức năng
lãnh đạo của Đảng, cùng với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
qua từng giai đoạn cách mạng, công tác kiểm tra, giám sát cũng được đổi mới
phù hợp. Chức năng lãnh đạo của kiểm tra, giám sát được đan xen ngay trong
quy trình lãnh đạo của Đảng từ khâu kiểm tra, giám sát tính đúng đắn của
đường lối, nghị quyết đến việc kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện...
Không kiểm tra, giám sát coi như không lãnh đạo.

Hai là, thực tiễn đã chỉ rõ công tác kiểm tra, giám sát là một trong
những phương thức lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh
chính trị, nghị quyết, bằng cơng tác kiểm tra, giám sát và bằng tổ chức thực
hiện thông qua tổ chức đảng và đảng viên.
Ba là, công tác kiểm tra, giám sát là một nhiệm vụ quan trọng trong
công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Thông qua công tác kiểm
tra, giám sát chẳng những đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống mà còn
phát hiện những vấn đề bất cập, xa thực tiễn của nghị quyết, chính sách để bổ
sung, hồn thiện kịp thời. Đặc biệt, cơng tác kiểm tra, giám sát là một biện
pháp hữu hiệu phòng, chống tiêu cực và vi phạm của cán bộ, đảng viên, là
một trong những phương thức phòng ngừa tham nhũng hiệu quả trong Đảng.
Nhiệm vụ cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là kiểm tra, giám
sát việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy
định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiểm tra khi có dấu hiệu
vi phạm, giải quyết đơn thư tố cáo,... Đối tượng kiểm tra, giám sát là tổ chức
đảng và đảng viên, chính trong q trình thực hiện nhiệm vụ này, có thể dự
báo tham nhũng xảy ra để phòng ngừa và ngăn chặn. Đồng thời, kiểm tra,
giám sát còn là một trong những phương thức phát hiện nhanh và hiệu quả
các vụ tham nhũng. Thơng qua cơng tác giám sát có thể phát hiện được các
dấu hiệu tham nhũng, sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để tiến
hành kiểm tra, kết luận và xử lý.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng góp phần thiết thực xây
dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, luôn là một tổ chức chặt chẽ,


13

thống nhất ý chí và hành động. Qua cơng tác kiểm tra, giám sát góp phần
nâng cao vai trị gương mẫu của đảng viên, trong đó có đối tượng là cán bộ,
đảng viên đang giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước và hệ

thống chính trị, làm cho họ ln có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ
cương, kỷ luật, khơng quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh
phịng, chống quan liêu, tham nhũng và các tiêu cực khác.
Bốn là, thực tiễn cũng cho thấy kỷ luật sắt là sức mạnh của Đảng, nhờ
có kỷ luật mà Đảng ta ln giữ được kỷ cương, đoàn kết, thống nhất, trong
sạch, vững mạnh, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà dân tộc và nhân dân tin
tưởng giao phó trong từng giai đoạn cách mạng. Chính việc giữ gìn chấp hành
kỷ luật và xử lý "cơng minh, chính xác, kịp thời" những tổ chức đảng và đảng
viên có vi phạm đã làm cho kỷ luật của Đảng ta thật sự là kỷ luật tự giác và
nghiêm minh, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, đóng góp tích cực trong thời gian
qua, hiện nay nhiều vấn đề lý luận về kiểm tra, giám sát của một đảng duy
nhất cầm quyền lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu
rộng chưa được làm sáng tỏ; việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ
luật của một số cấp uỷ, tổ chức đảng còn yếu, chất lượng và hiệu quả kiểm
tra, giám sát chưa cao; nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức
đảng chậm được phát hiện; khơng ít tổ chức cơ sở đảng yếu kém nhưng chưa
kịp thời xem xét, xử lý, dẫn đến nhiều nơi công tác kiểm tra, giám sát chưa
thật sự góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.


14

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
VÀ KỶ LUẬT Ở ĐẢNG BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY
DỰNG CƠNG TRÌNH 623
2.1. Khái qt đặc điểm tình hình chung
Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623 là doanh nghiệp nhà
nước, được thành lập theo quyết định 494/QĐ/TCCB-LĐ ngày 23/3/1993 và

1590/QĐ/TCCB-LĐ ngày 01/10/1994 của Bộ giao thông vận tải. Là thành
viên liên kết của Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 6 (CIENCO 6)
thuộc Bộ giao thông vận tải.
Với đội ngũ cán bộ và công nhân viên lành nghề giàu kinh nghiệm
chuyên môn, được trang bị máy móc và phương tiện thi cơng hiện đại - sẵn
sàng đảm nhiệm tất cả các hạng mục trong xây dựng bao gồm:
- Xây dựng các công trình giao thơng (cầu đường, sân bay, bến cảng...)
- Thi cơng các cơng trình cơ sở hạ tầng.
- Thi cơng xây dựng các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp
- Nhận thầu san lấp – nạo vét – bồi đắp mặt bằng cơng trình – thi cơng
các loại nền móng cơng trình.
- Kinh doanh bất động sản, thiết kế cơng trình giao thơng, khai thác
khống sản, sản xuất sắt, thép, gang, sản xuất máy sản xuất và vật liệu xây dựng.
- Xây dựng được dây tải điện và trạm biến áp <= 35KV...
Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623 là một trong những
cơng ty xây cơng trình giao thơng lớn trong ngành giao thơng ở nước ta trực
thuộc Bộ giao thông. Hàng năm công ty đã hồn thành rất nhiều cơng trình và
đặt chỉ tiêu đề ra. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm nhiều cấp bậc
trình độ khác nhau từ trung cấp đến đại học và trên đại học công ty luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ đề ra. Với nhiệm vụ hàng năm rất to lớn là phải hoàn
thành một khối lượng cơng trình rất nhiều nên nhiệm vụ của cán bộ công nhân
viên, đặc biệt là bộ máy tổ chức của cơng ty là hết sức nặng nề, địi hỏi bộ
máy tổ chức của công ty phải chặt chẽ để điều hành công ty.


15

2.2. Về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí
xây dựng cơng trình 623 từ năm 2011 - 2015
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với tất cả

các đơn vị sản xuất kinh doanh. Để có được kết quả sản xuất kinh doanh tốt
cần phải có một sự phân phối hợp đồng bộ ăn khớp, hiệu quả khoa học giữa
tất cả các khâu các bộ phận của công ty với nhau. Đặc biệt Cơng ty cổ phần
cơ khí xây dựng cơng trình 623 là một cơng ty xây dựng cơng trình giao
thơng càng địi hỏi cơng ty cần phải có một đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có
trình độ tay nghề phải cao để hoàn thành tốt các cơng trình lớn.
Kết quả sản xuất kinh doanh của cơng ty trong những năm gần đây cho
thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng vững bước đi lên.
Ngồi nhiệm vụ chính là thi cơng xây lắp cơng ty cịn mở rộng kinh doanh
các lĩnh vực khác như: Kinh doanh bất động sản, thiết kế cơng trình giao
thơng, khai thác khống sản, sản xuất sắt, thép, gang, sản xuất máy sản xuất
và vật liệu xây dựng. Đây là lĩnh vực mới nhưng công ty đã cố gắng phát triển
kinh doanh và đạt được những thành tích nhất định.
Kết quả từ năm 2011 – 2015
TT

Danh mục
Tổng giá trị SXKD

2011

2012

2013

2014

2015

31.03

9

123.46
3

97.767

93.448

79.533

398%

79%

96%

85%

121.67
7

93.021

89.629

77.996

93% 98.55%


95.1%

96%

98%

Tốc độ tăng trưởng %
Xây lắp
Tỷ trọng
Sản xuất khác
Tỷ trọng
Dịch vụ kinh doanh nhà
Kinh doanh vật tư

28.94
2
2.097

1.786

4.746

3.891

1.537

7%

1.45%


4.48%

4%

2%

1.281

1.514

1.128

656

531

726

271

216

930

515

Nhìn vào các số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất kinh doanh hàng năm
tăng lên khơng đều có năm sau thấp hơn năm trước, điều đó chứng tỏ cơng ty
hoạt động kinh doanh chưa đều. Chẳng hạn năm 2012 tốc độ tăng trưởng đạt
398% sau đó sang năm 2013 tốc độ chỉ cịn 79%, cơng ty đạt tỷ lệ rất cao

trong lĩnh vực xây lắp bởi dễ hiểu đây là công ty xây dựng của yếu nhận các


16

cơng trình xây dựng do đó hàng năm đạt tỷ trọng rất cao trong lĩnh vực này cụ
thể năm 2011 công ty chỉ đạt 28.942 triệu nhưng sang năm 2012 đã vượt lên
con số 121.667 triệu. Điều này cho thấy thời kỳ này cơng ty nhận rất nhiều
cơng trình xây dựng do vậy đã đạt được một chỉ tiêu rất khả quan. Tuy nhiên
con số đó khơng giữ vững được cho các năm tiếp theo nhưng cũng chứng tỏ
trong lĩnh vực xây lắp công ty vẫn là số 1 để đem lại hiệu quả cho công ty.
Tuy nhiên cũng không thể kể đến lĩnh vực công ty mở dịch vụ kinh doanh nhà
và kinh doanh vật tư. Mỗi năm hai dịch vụ này cũng đóng góp một phần kinh
tế khơng nhỏ cho công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cơng ty.
Có được kết quả như vậy là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công
nhân viên của công ty, họ đã vượt qua mọi khó khăn từ ban đầu để vươn lên
đạt kết quả như ngày hơm nay.
2.3. Đặc điểm tình hình cơng tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ
Công ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623
Đảng bộ Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623 có 4 chi bộ
trực thuộc, chi bộ văn phịng, chi bộ 1, chi bộ 2, chi bộ chi nhánh 623. Đảng
số trong tồn Đảng bộ Cơng ty là 37 đảng viên; Ban chấp hành Đảng bộ Công
ty gồm 10 đồng chí, trong đó có 2 đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ (Bí thư
và 01 Phó Bí thư).
Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Công ty hiện nay: Tổng số Uỷ viên Uỷ ban
Kiểm tra 03 đồng chí.
2.4. Thực trạng cơng tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
trong Đảng ở Đảng bộ Cơng ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623
nhiệm kỳ 2011-2015
2.4.1. Những kết quả đạt được về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát

2.4.1.1. Việc triển khai, quán triệt nghị quyết, chỉ thị và những quy định
về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng
Từ sau Đại hội Đảng bộ Công ty (nhiệm kỳ 2011 - 2015), Công ty và
các TCCSĐ trực thuộc đã triển khai, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ,
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và tập trung quán triệt sâu những nội dung về
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và tăng cường kỷ
luật trong Đảng. Tổ chức 03 Hội nghị quán triệt Điều lệ Đảng (khoá XI), Quy


17

định số 45-QĐ/TW ngày 01/11/2011 về thi hành Điều lệ Đảng; Quy định số
46-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Hướng dẫn thực
hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong
Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI”; Quy định số 47-QĐ/TW,
ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên
không được làm; Quy định 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về
xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Hướng dẫn 09-HD/UBKTTW, ngày
06/6/2013 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện một số điều của Quy
định 181-QĐ/ TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên
vi phạm; Quyết định 1319-QĐ/UBKTTW, ngày 10/6/2013 của Ủy ban Kiểm
tra Trung ương về ban hành Quy định về phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm,
quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiện vi phạm
cho cán bộ chủ chốt của huyện, xã...và có kế hoạch triển khai đầy đủ các quyết
định, quy định kèm theo hướng dẫn thực hiện của Trung ương về công tác
kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng với nhiều hình thức; đồng
thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc quán triệt đến 100% tổ chức
cơ sở đảng với trên 98% đảng viên được tham gia học tập, các nghị quyết,
quyết định, quy định của Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; về
những điều đảng viên không được làm; về chế độ kiểm tra, giám sát công tác

cán bộ; quy chế chất vấn trong Đảng; về tăng cường tuyên truyền, phổ biến
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng với các tổ chức đảng, ban ngành có
liên quan... đều được triển khai, quán triệt kịp thời. Nhìn chung, các cấp uỷ đã
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ  việc xây dựng kế hoạch và kịp thời tổ
chức quán triệt học tập các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, hướng
dẫn của Trung ương, Thành ủy đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức,
hành động và xác định đầy đủ trách nhiệm trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức
đảng và cán bộ, đảng viên.
2.4.1.2. Việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kế
hoạch của để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát


18

Sau Đại hội Đảng bộ Công ty cổ phần cơ khí xây dựng cơng trình 623,
Cơng ty đã ban hành Quy chế làm việc, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn
và chế độ làm việc của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường
trực Công ty. Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm cá nhân của các đồng chí
cấp ủy viên,  Ban Thường vụ Cơng ty đã ban hành các quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn và phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Cơng ty theo
dõi, phụ trách. Để tăng cường kỷ luật trong Đảng, Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ Công ty đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo liên quan
đến công tác kiểm tra, giám sát như: thực hiện việc kê khai tài sản; thực hiện
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; việc
“tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phịng, chống tham nhũng,
lãng phí”; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Công ty, Quy định chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Cơng ty, chương
trình kiểm tra tồn khóa, hằng năm; Quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm

vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng giữa Ủy ban Kiểm tra Công ty
với các ban tham mưu của Công ty, một số tổ chức đảng, đơn vị có liên
quan…. Chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Công ty xây dựng các kế hoạch, hướng dẫn
nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức cơ sở đảng triển khai và tổ chức thực hiện
có hiệu quả các nghị quyết, quy định. Bên cạnh đó các TCCSĐ trực thuộc đã
vận dụng, cụ thể hoá các văn bản của cấp uỷ cấp trên để lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ ở cấp mình.
2.4.1.3. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức, bộ máy Ủy ban
Kiểm tra và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra         
 
Trong nhiệm kỳ, Công ty và các TCCSĐ trực thuộc luôn quan tâm đến
việc củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Ủy ban Kiểm tra cơ bản đủ
biên chế và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát; chỉ
đạo bổ sung kịp thời những nơi còn khuyết ủy viên Ủy ban Kiểm tra. Đối với
cấp cơ sở, 100% tổ chức cơ sở đảng đã bầu đủ số lượng Ủy ban Kiểm tra
nhiệm kỳ 2011 -2015 và có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp uỷ
và Ủy ban Kiểm tra cấp uỷ cơ sở sau đại hội. Đối với Ủy ban Kiểm tra Công
ty, Ban Thường vụ Công ty đã phê duyệt biên chế cơ quan Ủy ban Kiểm tra
và xác nhận quy hoạch Ủy viên Ủy ban Kiểm tra và các chức danh lãnh đạo



×