Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Tài liệu ôn HSG Lịch sử 9 (Phần Việt Nam chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.9 KB, 61 trang )

BÀI 14
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI.
1. Nguyên nhân.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng đất nước
bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, các ngành như: công, nông, thương nghiệp đều bị
tàn phá nặng nề, nợ nước ngoài tăng, các khoản đầu tư ở Nga mất trắng…Thêm vào đó
cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản ngày càng gây khó khăn cho nền kinh tế
Pháp.
Để bù đắp lại những thiệt hại to lớn do chiến tranh gây ra và nhằm củng cố lại địa vị kinh tế
của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa với quy mô
lớn và tốc độ nhanh, trong đó có thuộc địa Đơng Dương, chủ yếu ở Việt Nam.

2. Mục đích
+ Khai thác nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam.
+ Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt
+ Biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp. Làm sao để bóc lột được nhiều nhất
và kiếm lời được nhiều nhất.

3. Những điểm mới trong cuộc KTTD lần 2
- Đầu tư vốn mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam.
- Chú trọng đầu tư khai thác các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác mỏ, trước hết là mỏ than.
- Phát triển thương nghiệp, trước hết là ngoại thương có sự tăng tiến hơn trước
- Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ công cuộc khai thác và vận chuyển ngun vật
liệu, lưu thơng hàng hóa trong và ngồi nước.
- Lập Ngân hàng Đơng Dương để nắm quyền chỉ huy kinh tế. Thi hành các biện pháp tăng
thuế nặng nên ngân sách Đơng Dương.

4. Tóm tắt nội dung Chương trình KTTD lần 2 ở Việt Nam
*KINH TẾ
( Mở bài: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước thắng trận, nhưng chịu nhiều thiệt hại


bởi chiến tranh. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục vị thế của nước Pháp
trong thế giới tư bản chủ nghĩa, Chính phủ Pháp vừa tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa
tăng cường đầu tư khai thác các nước thuộc địa, trước hết là châu Phi và Đông Dương.
Ở Đông Dương (Việt Nam), chương trình KTTĐ 2 của Pháp do tồn quyền Đơng Dương Anbe
Xarô vạch ra, thực hiện trong những năm 1919-1929. Nội dung cơ bản chương trình khai thác với
trọng tâm là Kinh tế như sau:)

- Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế. Trong vòng 6 năm (1924
- 1929) vốn đầu tư vào Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) lên 4 tỉ phrăng (tăng lên 6 lần so
với 20 năm trước), vào các ngành kinh tế nhiều nhất là nông nghiệp:
- Nông nghiệp: là ngành bỏ vốn nhiều nhất lên đến 400 triệu Phrăng, chủ yếu cho đồn điền,
nhất là cao su. Diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn héc-ta năm 1918, đến 1930 tăng lên
78.620 héc-ta. Nhiều công ty mới ra đời như công ty Đất Đỏ, công ty Misơlanh..
- Công nghiệp: Pháp tập trung khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than. Nhiều công ty khai mỏ
được thành lập như công ty than Hạ Long, Đông Triều…; đầu tư thêm vào việc khai thác
kẽm, thiếc, sắt; sản xuất tơ, sợi, gỗ, diêm, đường, xay xát...
- Thương nghiệp: thực dân Pháp tiến hành chính sách độc chiếm thị trường. Ngoại thương


có bước phát triển hơn trước chiến tranh nhưng hàng chủ yếu xuất nhập sang Pháp. Giao
lưu nội địa được đẩy mạnh. Chính sách bảo hộ mậu dịch được siết chặt, đánh thuế nặng
hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản.
- Giao thông vận tải được đầu tư và phát triển cả đường bộ, đường sắt, đường thủy nhằm
phục vụ công cuộc khai thác và các mục đích quân sự. Các tuyến đường sắt mới được xây
dựng như tuyến Đồng Đăng - Na Sầm (1922) tuyến Vinh - Đông Hà (1927); xây dựng và
phát triển các cảng biển như Hải Phòng, Sài Gịn, Đà Nẵng, Bến Thủy, Hịn Gai….
- Tài chính, Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương,
phát hành tiền giấy, cho vay lãi.
- Pháp cịn tăng cường thủ đoạn bóc lột nhân dân ta bằng cách đánh thuế ruộng đất, thuế
thân và các thứ thuế khác. Năm 1930, ngân sách do thu thuế tăng 3 lần so với năm 1912.

Nhận xét (Kết bài): Pháp du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đồng
thời vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, làm cho nền kinh tế ở Việt Nam có bước biến
đổi mới, nhưng vẫn bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp: hạn chế phát triển công
nghiệp nặng.
- Việt Nam thành một thị trường độc chiếm và phụ thuộc vào Pháp.
- Xã hội Việt Nam ngày càng phân hóa sâu sắc hơn. Bên cạnh giai cấp cũ (địa chủ phong
kiến, nông dân) xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản) với
những lợi ích riêng và thái độ chính trị khác nhau.
* Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Việt Nam sau CTTG1:
- Là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp
* CHÍNH TRỊ, VĂN HĨA, GIÁO DỤC (Các thủ đoạn của Pháp)
- Về chính trị:
+ Chúng thực hiện chính sách chia để trị: Chia cả nước thành ba kì với ba chế độ khác
nhau; chia rẽ các dân tộc đa số và thiểu số, giữa các tôn giáo; triệt để lợi dụng bộ máy
cường hào của giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn để bảo vệ sự thống trị của chúng.
+ Chúng thi hành một số cải cách chính trị - hành chính để đối phó với biến động ở Đơng
Dương như: Lập Viện Dân biểu Trung Kì (2/1926). Viện dân biểu Bắc Kì (4/1926).
- Về văn hóa, giáo dục:
+ Chúng thi hành chính sách văn hóa nơ dịch, ra sức khuyến khích các hoạt động mê tín,
các tệ nạn xã hội.
+ Trường học được mở hết sức nhỏ giọt, chủ yếu là các trường tiểu học, các trường trung
học chỉ có ở thành phố. Các trường đại học và cao đẳng ở hà Nội, thực chất là trường
chuyên nghiệp nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác.
+ Nhà cầm quyền Pháp sử dụng báo chí để tuyên truyền và gieo rắc ảo tưởng hịa bình, hợp
tác với đế quốc và tay sai.
* Nhận xét:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách cai trị của Pháp ở VN không hề thay đổi,
chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay sai. Mục
đích của các thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục đều nhằm phục vụ cho sự thống trị của
Pháp ở Đơng Dương.

- Chính sách cai trị hà khắc cùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù đã làm cho mâu thuẫn xã
hội ngày càng gay gắt hơn, tác động trực tiếp đến sự bùng nổ và phát triển của một phong
trào cách mạng mới ở nước ta.
- Tuy nhiên, hệ quả ngoài ý muốn của thực dân Pháp là sự phát triển của tầng lớp viên chức,
học sinh, sinh viên, tiểu tư sản, nhà văn, nhà báo cùng với những trào lưu tư tưởng , khoa


học, kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật phương Tây có điều kiện tràn vào Việt NAm. Sự ra đời
của các giai cấp mới góp phần tạo cơ sở xã hội cho phong trào dân tộc, dân chủ, phát triển ở
nước ta trong những năm 1919 - 1930.
* Đặc điểm nổi bật nhất chính trị, văn hóa giáo dục Việt Nam sau CTTG1:
- Thực hiện chính sách nơ dịch, đồi trụy để phục vụ đắc lực cho quá trình khai thác thuộc
địa.
- Thực hiện chính sách mị dân nhằm lừa bịp nhân dân ta.
- Với mục đích tạo ra lực lượng tay sai phục vụ cho quá trình thống trị và khai thác , nô
dịch các tầng lớp nhân dân Đông Dương.

5. Vì sao Pháp đầu tư vào nơng nghiệp (chủ yếu là trồng cao su), khai thác
mỏ(chủ yếu là than)?
- Vì bỏ ít vốn mà thu hồi vốn lại nhanh và lãi cao.
- Ở VN nơng nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển: tự nhiên, nhân cơng
- Bóc lột theo kiểu PK.
- Vì thị trường thế giới lúc bấy giờ rất cần cao su, than đá: sản xuất ôtô phát triển...
- Các ngành trên không ảnh hưởng đến sự phát triển của cơng nghiệp chính quốc.

6. Vì sao Pháp khơng đầu tư vào cơng nghiệp nặng?
- Vì bỏ vốn nhiều mà thu hồi vốn lại chậm.
- Muốn phát triển cơng nghiệp nặng phải có cơng nhân kĩ thuật. Muốn có cơng nhân kĩ
thuật phải mở trường đào tạo, điều này trái với chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân
Pháp.

- Chúng muốn làm cho nền kinh tế nước ta lạc hậu, không muốn cho kinh tế nước ta phát
triển mà phải phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
- Bản chất của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

7. Tác động đến nền kinh tế Việt Nam
- Về tính chất nền kinh tế: Cuộc khai thác lần thứ hai, nền kinh tế tư bản thực dân tiếp tục
được mở rộng và trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, thực dân Pháp khơng du nhập hồn chỉnh phương
thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam, mà duy trì quan hệ phong kiến, kết hợp hai phương
thức bóc lột và tư bản thu nhiều lợi nhuận. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn mang tính chất
thực dân nửa phong kiến.
- Về cơ cấu ngành kinh tế:
+ Trong quá trình đầu tư vốn và khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cũng có đầu tư kĩ thuật,
phát triển một số ngành công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương và giao
lưu nội địa được đẩy mạnh.
+ Như vậy, cơ cấu ngành kinh tế VN có sự chuyển biến ít nhiều, song chỉ phát triển ở những
ngành có sẵn nguyên liệu, nhân lực và thị trường. Ngành công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp nặng không được phát triển, nền kinh tế Việt Nam phổ biến vẫn trong tình trạng lạc
hậu, nghèo nàn, ngày càng bị cột chặt vào kinh tế chính quốc và Đơng Dương vẫn là thị
trường độc chiếm của Pháp.
- Về cơ cấu vùng kinh tế, thành phần kinh tế:
+ Do thực dân Pháp tập trung nguồn vốn, kĩ thuật, nhân lực vào một số vùng kinh tế, làm
xuất hiện một số vùng mới như đồn điền, vùng mỏ, khu công nghiệp ở các thành thị. Từ chỗ
chủ yếu chỉ có thành phần kinh tế tiểu nông, xuất hiện thêm thành phần tư bản nhà nước,
tiểu thương, tiểu chủ.


=> Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là một nên kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém
phát triể và phụ thuộc vào kinh tế Pháp


8. Tác động, chuyển biến về các giai cấp trong xã hội VN.
- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc:
bên cạnh những giai cấp cũ, nay xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới. Mỗi tầng lớp, giai
cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng
khác nhau:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa thành ba bộ phận địa chủ, trung đại chủ và
đại địa chủ. Bộ phận đại địa chủ thường được Pháp sử dụng trong bộ máy cai trị; chúng đẩy
mạnh bóc lột về kinh tế và tăng cường kìm kẹp, đàn áp về chính trị đối với nơng dân. Một
bộ phận tiểu, trung địa chủ có ý thức chống đế quốc và tay sai, họ sẽ tham gia vào phong
trào yêu nước khi có điều kiện.
+ Giai cấp nơng dân chiếm đại đa số trong xã hội VN (khoảng 90%), bị bần cùng khơng lối
thốt. Mâu thuẫn giữa nơng dân với đế quốc Pháp và tay sai rất gay gắt. Đây chính là động
lực to lớn của cách mạng.
+ Giai cấp tiểu tư sản ra đời gồm chủ xưởng, những người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh
viên, trí thức… tăng nhanh về số lượng, có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và
tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu
tư tưởng văn hóa tiến bộ bên ngoài, nên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập,
tự do của dân tộc…
+ Giai cấp tư sản hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành hai bộ phận
tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc
nên câu kết chặt chẽ về chính trị với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh
doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến,
nhưng thái độ chính trị khơng kiên định, dễ thỏa hiệp.
+ Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của pháp và phát triển nhanh
trong cuộc khai thác lần thứ hai. Giai cấp cơng nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: bị
ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); có quan hệ tự nhiên gắn bó
với nơng dân; kế thừa truyền thống u nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. Đây là giai
cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng.
- Đặc biệt, giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đó tiếp thu ảnh hưởng của
phong trào cách mạng thế giới, nhất là của chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng tháng Mười

Nga.
- Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu
trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách
mạng nước ta.
Chính sách khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ I của Pháp đã làm các giai cấp ở
Việt Nam phân hố nhanh chóng và sâu sắc hơn.

9. Ý nghĩa sự chuyển biến giai cấp trong XH
(Có thể lấy đây làm kết bài cho phần 9. Tác động chuyển biến về xã hội)

- Sự phân hóa xã hội nhất là sự xuất hiện của giai cấp mới như : công nhân, tư sản và tiểu tư
sản đã làm cho xã hội VN có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại. Đồng thời còn
tạo ra cơ sở xã hội cho phong trào yêu nước những năm 1919 - 1930 phát triển theo các
khuynh hướng cứu nước mới.
- Các hệ tư tưởng tư sản và vô sản truyền bá về VN được các giai cấp mới tiếp thu, sử dụng
làm vũ khí đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhờ đsom phong trào yêu nước và cách mạng


những năm 1919-1930 phát triển với hai khuynh hướng là khuynh hướng vô sản và tư sản.
- Do những biến đổi về kinh tế và giai cấp xã hội cùng những tác động của trào lưu cách
mạng thế giới, nhất là cách mạng tháng Mười Nga đã kết thúc đẩy phong trào dân tộc, dân
chủ ở VN ngày càng phát triển.

10. Các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN
Do tác động về kinh tế và những biến đổi sâu sắc về xã hội trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho xã hội VN nảy sinh hai mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn dân tộc, giữa dân tộc VN với thực dân Pháp. Đây là mâu thuẩn cơ bản nhất và
là vấn đề cần phải giải quyết nhất và đây chính là nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc.
- Mâu thuẫn giai cấp, giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến

Hai mâu thuẫn này vừa là nguồn gốc vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy mọi phong
trào yêu nước chống thực dân, phong kiến ở nước ta.
* Có các mâu thuẫn vì:
- Thực dân Pháp thống trị và khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở VN đã chà đạp lên độc lập, chủ
quyền của dân tộc Việt Nam.
- Trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN làm cho các giai cấp và tầng
lớp nhân dân Việt Nam bị đẩy vào con đường khốn khổ (trừ những phần từ làm tay sai cho
Pháp).
- Địa chủ phong kiến, nhất là đại địa chủ dựa vào Pháp để bóc lột nơng dân, làm cho đời
sống nông dân vốn đã khốn khổ lại càng thêm khốn khổ

11.Vì sao giai cấp cơng nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ?
- Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và
chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm
1929 có hơn 22 vạn)
- Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, lao động tập trung có kỉ luật, có kĩ thuật.
- Ngồi những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp cơng nhân Việt Nam cịn
có những đặc điểm riêng :
+ Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, nên có tinh thần cách mạng cao nhất.
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nơng dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc.
+ Vừa lớn lên, giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác – Lênin, ảnh
hưởng cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp cơng nhân Việt Nam sớm
trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy, giai cấp cơng nhân hồn
tồn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

12. So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 11914) với cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở VN.
Cuộc khai thác lần thứ nhất


Cuộc khai thác lần thứ hai


Hồn Sau khi thực hiện xong việc bình Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914cảnh
định về quân sự, Pháp bắt đầu khai 1918), Pháp tiếp tục khai thác thuộc địa lần
lịch sử thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 2 ở Việt Nam.
1914)
Mục
đích

- Khai thác nguồn tài nguyên Giống lần 1
phong phú.
- Bóc lột nguồn nhân cơng rẻ mạt
- Biến VN thành thị trường tiêu
thụ hàng hóa của Pháp

Nội
dung

Pháp đầu tư vào các ngành kinh tế:
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp
đoạt ruộng đất ; lập đồn điền.
- Công nghiệp: chủ yếu là khai
thác mỏ, nhất là mỏ than .
Ngoài ra bắt đầu hình thành cơ sở
cơng nghiệp tiêu dùng.
- Thương nghiệp: Độc quyền xuất
nhập khẩu. Hàng hóa Pháp ở thị
trường VN chiếm 37% số lượng

hàng nhập khẩu. Tổng số vốn của
Pháp đầu tư vào VN gần 1 tỉ
đồng..
- Giao thông vận tải: Chú ý phát
triển phục vụ công cuộc khai thác
và mục đích qn sự.

Quy mơ khai thác gấp nhiều lần so với lần
thứ nhất:
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng
đất ; lập đồn điền cao su. (là ngành bỏ vốn
nhiều nhất lên đến 400 triệu Phrăng, chủ yếu cho
đồn điền, nhất là cao su. Diện tích trồng cao su
tăng từ 15 ngàn héc-ta năm 1918, đến 1930 tăng
lên 78.620 héc-ta. Nhiều công ty mới ra đời như
công ty Đất Đỏ, công ty Misơlanh..)

- Công nghiệp: chủ yếu là khai thác than đá,
sản lượng khai thác tăng gấp nhiều lần so
với trước chiến tranh. Ngồi ra Pháp cịn
chú ý đến công nghiệp tiêu dùng, đặc biệt là
công nghiệp chế biến.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường
Việt Nam,đánh thuế nặng hàng hóa nhập từ
Nhật bản, Trung Quốc. Tăng thuế đối với
hàng hóa nội địa.
- Giao thơng vận tải: Được đầu tư phát triển
thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được
nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng – Na Sầm,
Vinh – Đông Hà.


Hệ
quả

Làm cho kinh tế VN bị què quặt, Càng làm cho kinh tế nước ta bị cột chặt
ngày càng lệ thuộc vào chính vào kinh tế của nước Pháp. Đơng Dương trở
quốc.
thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Tác
động

- Phương thức sản xuất tư bản bắt
đầu nhu nhập vào VN tồn tại cùng
phương thức sản xuất phong kiến
- Xã hội VN đắt đầu sự phân hóa
giai cấp

- Phương thức sản xuất tư bản được nhu
nhập vào VN. Hình thái kinh tế chuyển đổi
rõ rệt từ hình thái phong kiến chuyển sang
hình thái tư bản chủ nghĩa.
- Xã hội VN có sự phân hóa giai cấp rõ rệt.

BÀI 15
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 - 1925)


I. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ PHONG

TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI TỚI VIỆT NAM.
1. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917
- Cuộc cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là cuộc cách mạng vô sản mà cịn là cách
mạng giải phóng dân tộc, thắng lợi đó đã xóa bỏ ách thống trị của phong kiến và tư sản
Nga, thành lập chính quyền Xơ Viết của nhân dân lao động (công - nông - binh). Vì vậy, mở
ra trước mắt các dân tộc bị áp bức “thời đại giải phóng dân tộc”.
- Các mạng tháng Mười Nga làm cho phong trào cách mạng ở phương Tây và phong trào
giải phóng dân tộc ở phương Đơng có mối quan hệ mật thiết với nhau chì cùng chống một
kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Ái Quốc.
Nhờ cách mạng tháng Mười mà NAQ đã tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con
đường cứu nước đúng đắn, con đường cách mạng theo khuynh hướng vơ sản.
2. Sự hình thành trật tự thế giới mới - Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn
- Tháng 6/1919, các nước đế quốc thắng trận trong CTTG I đã tổ chức hội nghị ở Véc-xai
(Pháp) để phân chia lại thế giới, thiết lập một trật tự thế giới mới. Thực chất, đây là sự phân
chia khu vực cai trị, bóc lột của các nước đế quốc. Theo đó Việt Nam tiếp tục là thuộc địa
của thực dân Pháp.
- Thay mặt cho những người VN yêu nước ở Pháp, NAQ trình trước Hội nghị bản Yêu sách
địi Chính phủ Pháp và các nước dự hội Nghị thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền
bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Mặc dù bản u sách đó khơng được chấp
nhận nhưng đó là địn tấn cơng trực diện đầu tiên của những người Việt Nam yêu nước đối
với các nước đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng, tạo tiếng vang lớn tại Pháp và
Việt Nam.
3. Quốc tế Cộng sản ra đời và hoạt động.
- Sau thắng lợi của Cách mạng T10 Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá
rộng rãi tạo điều kiện cho phong trào cách mạng ở các nước phát triển mạnh. Nhiều tổ chức
và các đảng cộng sản lần lượt thành lập ở các nước trên thế giới. Trước yêu cầu mới của sự
nghiệp cách mạng, tháng 3/1919 Quốc tế Cộng sản thành lập ở Mát-xcơ-va.
- Những văn kiện quan trọng được soạn thảo để trình trong Đại hội lần thứ hai (1920) đăng
trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp nhất là Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa

của Lênin đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Luận cương
đã giúp NAQ xác định con đường đấu tranh đúng đắn cho nhân dân Việt Nam.
- Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1924), NAQ đã trình bày quan điểm của
mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, về vai trị của giai cấp cơng dân ở các
nước thuộc địa, góp phần hình thành lý luận giải phóng dân tộc để truyền bá về Việt Nam,
chuẩn bị điều kiện về chính trị tư tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản VN.
- Được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và ĐCS Liên Xô, nhiều cán bộ cách mạng của VN
được học tập lý luận Mác - Lê-nin và truyền bá về VN, qua đó chuẩn bị những điều kiện
cần thiết cho sự ra đời của ĐCS VN.
4. Sự ra đời của ĐCS Pháp và một số ĐCS ở các nước Châu Á.
- Tháng 12/1920, tại Đại hội thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (ĐH Tua), NAQ đã bỏ phiếu
gia nhập Quốc Tế Cộng sản, tham gia sáng lập ĐCS Pháp và trở thành người cộng sản VN
đầu tiên. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của NAQ từ người yêu
nước thành người cộng sản.


- Sự ra đời của ĐCS Pháp tạo điều kiện để gắn kết phong trào cách mạng VN với phong
trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân VN đi theo con đường cách mạng vơ sản.
- Tiếp đó, một số Đảng Cộng sản ở châu Á được thành lập: ĐCS Indonesia (5/1920), ĐCS
Nhật Bản (7/2921), đặc biệt là ĐCS Trung Quốc (7/1921) đã tạo điều kiện thuận lợi cho
nhiều hoạt động cách mạng và việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào cách mạng VN.
=> Những biến đổi của tình hình thế giới sau CTTG I đã ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng
thuộc địa nói chung và đối với phong trào dân tộc dân chủ ở VN nói riêng, tạo điều kiện để
hình thành một khuynh hướng cách mạng mới ở VN đó là khuynh hướng vơ sản. Vì: Cách
mạng tháng 10 Nga là cuộc cách mạng vơ sản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi;
Quốc tế thứ ba là tổ chức quốc tế bảo vệ cho giai cấp vô sản thế giưới; Các Đảng Cộng sản
các nước thành lập để lãnh đạp phong trào đấu tranh của các nước theo con đường vô sản.
( Bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ:
- Đất nước bị xâm lược => giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
- Cuộc khủng hoảng về đường lối => yêu cầu tìm kiếm con đường cứu nước mới

- Chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Tư tưởng dân chủ tư sản, vô sản được du nhập vào VN.)

II. PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ CÔNG KHAI (1919-1925)
(Khuynh hướng dân chủ tư sản)
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta
phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đơng với nhiều
hình thức đấu tranh sơi nổi và phong phú..
Trong giai đoạn này, giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản đã lãnh đạo phong trào chống
thực dân Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

1. Phong trào dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản dân tộc.(1919-1925)
- Về mục tiêu: Hoạt động của giai cấp tư sản VN chỉ chủ trương cải cách chế độ mà không
chủ trương đánh đổ chế độ thực thống trị của thực dân phong kiến. Cuộc đấu tranh của tư
sản VN chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện làm ăn trong khn khổ chế độ thuộc địa, địi các
quyền lợi về kinh tế là chủ yếu. Mũi nhọn cuộc đấu tranh cũng mới chỉ nhằm vào bộ phận
tư sản Hoa kiều hoặc một công ty tư bản Pháp, chưa dám chống lại toàn bộ ách cai trị của
chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.
- Về tính chất: Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Giai cấp tư sản ra đời sau CTTG I, phân hóa thành hai bộ phận tư sản mại bản và tư sản
dân tộc . Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về
chính trị với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít
nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến, nhưng thái độ không kiên
định.
- Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh muốn vươn lên giành vị
trí khá hơn trong nền kinh tế VN. Năm 1919, tư sản VN mở cuộc vận động chấn hưng nội
hóa, bài trừ ngoại hóa. Năm 1923, họ đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc
quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.
- Giai cấp tư sản dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Năm 1923, một số tư sản và
đại địa chủ ở Nam Kì thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng, rồi đưa ra một số

khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, nhằm gây áp lực với
Pháp, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp khi được chúng ban phát cho ít quyền lợi. Năm
1927, thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.
=> Nhận xét: Hoạt động của tư sản VN chủ yếu diễn ra trong khuôn khổ cả lương. Đấu
tranh dân chủ công khai, khi Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì họ thỏa hiệp với chúng


nên đã bị phong trào quần chúng vượt qua. Mặc dù vậy, cũng đóng góp rất lớn vào phong
trào dân tộc dân chủ. Phong trào văn hoá tiến bộ đã khích lệ lịng u nước, đấu tranh giành
độc lập, dân chủ của nhân dân và thanh niên, đồng thời truyền bá những trào lưu tư tưởng
cách mạng mới, góp phần đưa phong trào yêu nước dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.

2. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản. (1919-1925)
- Về mục tiêu đấu tranh: Đòi các quyền tự do dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, mở
đường giành độc lập dân tộc.
- Về tính chất: Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Tầng lớp tiểu tư sản gồm chủ xưởng nhỏ, những người bn bán nhỏ, học sinh, sinh viên,
trí thức… tăng nhanh về số lượng, có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay
sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh
vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Tầng lớp tiểu tư sản trí thức đã tập hợp những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hưng
Nam, VN nghĩa đoàn, Đảng Thanh Niên…
- Họ xuất bản những tờ báo tiến bộ như “An Nam Trẻ”, “Người nhà quê”, “Chuông rè”.
Một số nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã… Đã phát hành
nhiều loại sách tiến bộ.
- Tháng 6/1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu), mở màn cho
thời đại đấu tranh mới của dân tộc “như cánh én báo hiệu mùa xuân”
- Hoạt động tiêu biểu của tiểu tư sản Việt nam là cuộc đấu tranh đòi cầm quyền Pháp thả
Phan Bội Châu (1925) và tổ chức đám tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh (1926)
=> Nhận xét: Phong trào giải phóng dân tộc , dân chủ của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam

trong những năm 1919 - 1926 là cuộc đấu tranh dân chủ cơng khai, đã xuất hiện những
hình thức đấu tranh rất phong phú như: mít tinh biểu tình, bãi thị, bãi khóa, báo chí tun
truyền…
Đây là một phong trào yêu nước rộng lớn của tiểu Tư sản trí thức Việt Nam. Phong trào dân
tộc, dân chủ của giai cấp tiểu tư sản VN trong những năm 1919-1925 đã chuẩn bị cho sự ra
đời của các tổ chức cách mạng trong những năm tiếp theo.

3. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước theo
khuynh hướng tư sản ở VN.
* Nguyên nhân thất bại:
- Giai cấp tư sản VN rất nhỏ yếu về kinh tế, lại chưa có một đường lối chính trị đúng đắn và
một phương pháp khoa học
- Ngọn cờ tư tưởng tư sản tuy đối với người Việt Nam còn mới mẻ, nhưng đối với thế giới
đã lỗi thời, không đủ khả năng tập hợp lực lượng nhân dân tham gia trong các cuộc đấu
tranh chống đế quốc và tay sai.
- Tổ chức chính trị của tư sản VN cịn lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng, ít chú ý đến
đào tạo đảng viên và tuyên truyền trong quần chúng, thiếu phương pháp cách mạng thích
hợp nên khơng đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.
- Về nguyên nhân khách quan: Thực dân Pháp đang mạnh về quân sự, đã củng cố nền thống
trị ở Đông Dương, so sánh lực lượng khơng có lợi cho cách mạng.
* Ý nghĩa:
- Góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, chí khí quật cường của dân tộc VN, góp
phần bồi đắp chủ nghĩa yêu nước VN
- Góp phần khảo nghiệm và chứng tỏ con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản là
không thể thành công, độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa tư bản.


- Góp phần đào tạo và rèn luyện thêm đội ngũ những nhà yêu nước cho phong trao cách
mạng Vn về sau, nhất là đội ngũ thanh niên, học sinh, sinh viên. Để lại những bài học kinh
nghiệm quý báu về sử dụng lực lượng, thời cơ cách mạng, hình thức đấu tranh.


III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN (1919-1925)
1. Phong trào đấu tranh của cơng nhân (1919-1925)
- Hồn cảnh lịch sử:
+ Sau CTTG I, giai cấp công nhân ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Họ bị tư
sản, thực dân, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Đời sống của công nhân vô cùng khổ cực
nên công nhân VN đã sớm đấu tranh chống áp bức.
+ Ngay sau khi ra đời, công nhân VN đã sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vơ
sản, nên nhanh chóng vươn lên thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh
hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
+ Các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp trên các tàu Pháp ghé vào Hải Phòng
(1919), Sài Gòn (1920) và các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở các
cảng lớn (1921), đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam hăng hái đấu tranh.
- Mục đích đấu tranh:
- Địi tăng lương, giảm giờ làm, địi quyền lợi về kinh tế.
- Các phong trào đấu tranh:
+ Những năm đầu sau CTTG I, tuy các cuộc đấu tranh của cơng nhân cịn lẻ tẻ và tự phát,
nhưng đã cho thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào
chính trị cao hơn về sau.
+ Mở đầu là cuộc bãi công của công nhân và viên chức các cơ sở cơng thương của tư nhân
ở Bắc Kì vào năm 1922 địi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
+ Năm 1924 có các cuộc bãi cơng của cơng nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát ở Nam
Định, Hà Nội, Hải Dương.
+ Tháng 8/ 1925, thợ máy xưởng Ba son tại cảng Sài Gịn đã bãi cơng khơng chịu sửa chữa
chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang tham gia đàn áp phong
trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Cuộc bãi công với yêu sách địi tăng lương 20%.
Kết quả: Cuộc bãi cơng thắng lợi, đánh dấu bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục
đích chính trị rõ ràng.
- Nhận xét: Phong trào có bước phát triển mới so với trước. Tuy nhiên, phong trào vẫn dừng
lại ở trình độ tự phát, còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước.

(+ Năm 1926 đến 1927, Nổ ra 27 cuộc đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền Cao
su Cam Tiêm (Đồng Nai) và Phú Riềng (Bình Phước)...
+ Năm 1928 đến 1929, Phong trào vơ sản hóa đã thúc đẩy phong trào cơng nhân tiếp tục phát triển, và sau đó là sự xuất hiện của
3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
- Nhận xét: Các cuộc đấu tranh đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung, chứng tỏ trình độ giác ngộ của cơng nhân đã
nâng lên. Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng. Chuẩn bị
những điều kiện cho sự ra đời của ĐCS VN)

* Cuộc bãi cơng của cơng nhân ở xưởng đóng tầu Ba Son (8/1925) đánh dấu bước tiến
mới vì:
(mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân VN)
- 8/1925, cơng nhân xưởng Ba Son ở Sài Gịn đã bãi cơng ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính
sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
- Nếu như các cuộc đấu tranh của cơng nhân trước đó chủ yếu vì mục đích kinh tế, thiếu tổ
chức lãnh đạo, mang tính tự phát thì cuộc bãi cơng của cơng nhân Ba Son là cuộc đấu tranh
đầu tiên có tổ chức, lãnh đạo thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, đấu tranh khơng chỉ nhằm
mục đích kinh tế mà cịn vì mục tiêu chính trị. Đây là một bước chuyển quan trọng của giai


cấp công nhân Việt Nam, chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác . Họ đã tỏ
rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản.
- Từ cuộc bãi công Ba Son (8/1925), giai cấp công nhân Việt Nam bước vào đấu tranh tự
giác.

2. Ý nghĩa của phong trào công nhân Việt Nam đối với sự ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam.
- Phong trào công nhân là cơ sở để tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận giải phóng dân
tộc của Nguyễn Ái Quốc. Giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ rệt vai trò và sứ mệnh
lịch sử của giai cấp mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Sự phát triển của phong trào cơng nhân VN, có ảnh hưởng to lớn đến phong trào yêu

nước, trong đó giai cấp cơng nhân có vai trị trung tâm và trở thành lực lượng chính trị độc
lập, thu hút các lực lượng xã hội khác. Qua đó, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh
hướng vô sản.
- Sự phát triển của phong trào cơng nhân nói riêng, có ảnh hưởng to lớn đến phong trào yêu
nước nói chung đặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. Yêu cầu đó tác
động vào các tổ chức hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên và Tân Việt cách mạng Đảng,
dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hóa tích cực trong các tổ chức này, hình thành
nên ba tổ chức cộng sản ở VN, và cuối cùng là sự thống nhất các tổ chức đó thành Đảng
Cộng Sản Việt Nam.


BÀI 16
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TỪ
1919 - 1925
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An).
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước và lớn lên trên mảnh đất quê hương có
truyền thống yêu nước quận cường, đấu tranh bất khuất. Người chứng kiến sự thất bại hàng
loạt phong trào yêu nước và được tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng đương thời. Vì vậy, từ
rất sớm, NAQ sớm có lịng u nước.
Tuy NAQ rất khâm phục tinh thần đấu tranh chống Pháp của các bậc tiền bối nhưng
NAQ không tán thành con đường cứu nước của họ vì con đường cứu nước đó khơng phù
hợp với hồn cảnh đất nước, thậm trí đã thất bại. Vì vậy, NAQ quyết trí ra đi tìm đường cứu
nước, nhằm tìm con đường cứu nước hữu hiệu hơn

1. NAQ ở Pháp (1917 - 1923)
Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng
tiền bối, NAQ đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới hữu hiệu hơn. Nhưng khác với
thế hệ thanh niên đầu thế kỉ hướng về Nhật Bản, NAQ quyết định sang phương Tây, đến
nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp
đồng bào mình”.

- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Ba, rời bến cảng Nhà Rồng ra nước ngồi
tìm đường cứu nước.
- Tháng 7/1911, Nguyễn Tất Thành từ Anh đến cảng Mác-xây (Pháp). Từ năm 1911 đến
1917, Người đã đi qua nhiều châu lục Á, Phi, Mĩ, Âu nhất là ba nước phát triển Mĩ, Anh,
Pháp và làm nhiều nghề khác nhau. Qua tìm hiểu và hoạt động thực tiễn, Người đã rút ra kết
luận: “ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động
cũng bị áp bức, bóc lột nặng nề..”
- Đầu tháng 12/1917, Người từ Luân Đôn trở lại Pari, tại đây, hoạt động đầu tiên của Người
là đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền VN sớm được hồi hương trở về với gia đình.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp vì đây là tổ chức tiến bộ duy nhất ở Pháp lúc
đó và tham gia thành lập Hội những người VN yêu nước tại Pháp.
- Tháng 6/1919, nhân dịp các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội
nghị Véc-xai, NAQ thay mặt nhóm người VN yêu nước tại Pháp, lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam để tố cáo chính sách
thực dân của Pháp và địi chính phủ Pháp và các nước tham dự hội nghị thừa nhận các
quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng về quyền tự quyết của dân tộc VN. Bản yêu sách
không được Hội nghị chấp nhận. Điều đó chứng tỏ các nước đế quốc sẽ không thực hiện
những quyền tự quyết của các dân tộc như lời tuyên bố trong Chương trình 114 điểm của
Tổng thống Mĩ Uyn-xơn, đó chỉ là trị lừa bịp. Nguyễn Ái Quốc đã kết luận: “muốn được
giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
- Giữa tháng 7/1920, nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan ngôn
luận của Đảng Xã hội Pháp. Bản Luận cương đã giúp NAQ khẳng định con đường giành
độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam : “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo
con đường cách mạng Vơ sản”.
- Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), NAQ bỏ
phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng Sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự


kiện đó đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ

nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
+ Năm 1921, NAQ cùng với một số người yêu nước của các nước trong khối thuộc địa
Pháp thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa” ở Pari nhằm tập hợp những người dân thuộc địa
sống trên đất Pháp, nghiên cứu tình hình chính trị của thuộc địa để soi sáng cho cuộc đấu
tranh vì quyền lợi của nhân dân các nước thuộc địa. Cơ quan ngôn luận của hội là báo
“Người cùng khổ” do chính Người làm chủ biên kiêm chủ bút.
+ Những năm hoạt động ở Pháp (1921-1923), Người còn viết bài báo: Nhân đạo (Đảng
Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (Liên đoàn lao động Pháp) và đặc biệt viết cuốn “Bản
án chế độ thực dân Pháp” (1925).
+ Tháng 6/1923, NAQ bí mật sang Liên Xơ dự Đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và
được bầu vào Ban chấp hành. Người ở tại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập vừa viết bài
cho báo “Sự thật” của ĐCS Liên Xô, tạp chí “Thư tín quốc tế” của Quốc tế Cộng sản. Tại
ĐH lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, NAQ đã trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến
lược của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế
quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trị và sức mạnh to lớn của giai
cấp nơng dân ở các nước thuộc địa
- Việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN đã kết thúc hành trình tìm
đường cứu nước, mở đầu giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế
kỉ XX.
* Ý nghĩa:
- Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
- Tạo ra sự chuyển biến của NAQ, từ một người VN yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản
quốc tế.
- Gắn cuộc đấu tranh của nhân dân VN với phong trào đấu tranh tiến bộ của nhân dân tồn
thế giới.

2. NAQ ở Liên Xơ (1923 -1924).
- NAQ xây dựng và truyền bá lí luận giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách
mạng vô sản:
+ Tháng 6/1923, NAQ bí mật sang Liên Xơ dự Đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và

được bầu vào Ban chấp hành. Người ở tại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập vừa viết bài
cho báo “Sự thật” của ĐCS Liên Xơ, tạp chí “Thư tín quốc tế” của Quốc tế Cộng sản. Tại
ĐH lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, NAQ đã trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến
lược của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế
quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai
cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
+ Thành lập cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo Thanh
niên, ngày 21/6/1925 số báo đầu tiên được xuất bản để tuyên truyền tư tưởng cách mạng
cho quần chúng.
+ Đầu năm 1927, những bài giảng của Người trong các lớp đào tạo tiến bộ ở Quảng Châu
được tập hợp thành cuốn “Đường Kách Mệnh”, vạch ra những phương hướng cơ bản của
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Đào tạo cán bộ, chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Ngày 11/11/1924, NAQ đến Quảng Châu (TQ), lựa chọn một số thanh niên trong tâm xã
để tổ chức thành nhóm Cộng Sản đồn (2/1925).

3. NAQ ở Trung Quốc (1924 -1925).


+ Tháng 6/1925, NAQ thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và
lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc. Hội có tổ chức chặt chẽ từ
cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ đến cấp cơ sở là chi bộ. Đến năm 1929, Hội có 1700
hội viên, có cả cơ sở Việt Kiều ở Xiêm. Đây là một tổ chức cách mạng có khuynh hướng
cộng sản.
+ Tại Quảng Châu, NAQ mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Từ năm 1925 -1927, đào
tạo được 75 học viên. Phần lớn số học viên sau khi học xong “bí mật về nước truyền bá lí
luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”. Một số người được gửi sang học tại trường
Đại học Phương Đông (Liên Xô) hoặc trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
(Đọc SGK để bổ sung thêm)
4. Con đường cứu nước của NAQ – những điểm khác so với lớp người đi trước

- Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã chọn con đường cứu nước là sang Nhật,
vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị(1868) làm cho Nhật thoát khỏi số phận một
nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á, với hy vọng là một nước
đồng văn, đồng chủng thì ơng sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật để đuổi Pháp nhưng thất
bại.
- Hướng đi của NAQ lại khác, Người sang phương Tây, nơi được mệnh danh là nơi có tư
tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển. Cách đi
của Người là đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, giác ngộ họ, đoàn kết họ đứng dậy đấu
tranh. Người đề cao học tập, nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm các cuộc cách mạng mới nhất
của thời đại. cuối cùng, người bắt gặp Cách mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa MácLênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường CMVS.
- Người nhận thức rõ muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp, Người sang Pháp để tìm hiểu:
Nước Pháp có thực sự: “tự do, bình đẳng, bác ái” hay khơng? Nhân Pháp sống thế nào?
5. Vì sao Nguyễn Ái Quốc, trong quá trình tìm đường cứu nước (1911-1920) đã lựa chọn
con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản?
- Do tác động của bối cảnh thời đại:
+ CNTB đã chuyển hẳn sang CNĐQ, trong lịng nó tồn tại những mâu thuẫn gay gắt...
+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa Mác -Lênin trở thành hiện thực và
được truyền bá khắp nơi..., dẫn đến sự ra đời của các Đảng cộng sản và Quốc tế Cộng sản...
=> Thời đại đó giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lý luận và thực tiễn để lựa chọn con
đường cứu nước đúng đắn...
- Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam: Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra
sôi nổi, liên tục, sử dụng nhiều vũ khí tư tưởng khác nhau (phong kiến, dân chủ tư sản)
nhưng kết quả đều thất bại…. Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra một con đường
cứu nước mới….
- Do nhãn quan chính trị và trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc:
+ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy những hạn chế trong phong trào cứu nước của các vị tiền
bối... Vì vậy, dù khâm phục nhưng Người không tán thành ...
+ Người đã tiến hành khảo sát thực tiễn và tìm hiểu lí luận ở nhiều nước, rút ra được những
kết luận về bạn và thù, nhìn thấy hạn chế của các cuộc Cách mạng Tư sản ...
-Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc

và vấn đề thuộc địacủa Lênin, Người đã phát hiện ra khuynh hướng cứu nước mới, khuynh
hướng vô sản.

6. Công lao, vai trò của NAQ (1911-1930)
- NAQ đã xây dựng lí luận giải phóng dân tộc để tun truyền cho giai cấp công nhân và


các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Lí luận giải phóng dân tộc của Người là ngọn cờ hướng
đạo cho phong trào cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời, thúc đẩy phong
trào dân tộc phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Là sự chuẩn bị điều kiện về tư
tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng và đặt cơ sở cho Cương lĩnh chính trị của Đảng sau
này.
- NAQ đã trực tiếp đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam qua các lớp huấn luyện chính trị,
Người đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
- Việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức quá độ để tiến tới
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam về sau.


BÀI 17
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN
RA ĐỜI
1. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 - 1927)
* Phong trào công nhân
- Về tổ chức: Từ sau khi Hội VN Cách mạng Thanh niên được thành lập (1925), tại nhiều
nhà máy, xí nghiệp, Hội đã thể hiện vai trị lãnh đạo. Nhờ đó, phong trào công nhân ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Công hội Nam Kì bắt liên lạc với Tổng liên đồn lao động Pháp
để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với phong trào công nhân.
- Trong hai năm 1926-1927, liên tiếp bùng nổ nhiều cuộc bãi công của công nhân, học sinh
học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn

điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng.
- Năm 1928, sau khi có chủ trương “vơ sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Vn Cách mạng
Thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân
để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp cơng nhân, làm
cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, mang tính chất thống
nhất trong tồn quốc.
- Trong hai năm 1928-1929, có khoảng 40 cuộc bãi cơng của cơng nhân nổ ra từ Bắc chí
Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị, tiêu biểu là bãi công ở các nhà máy xi măng
Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm Bến Thủy, nhà máy xe lửa Trường Thi,
nhà máy sửa chữa ô tô A-vi-a Hà Nội, nhà máy Ba Son (Sài Gòn), đồn điền cao su Phú
Riềng.
- Các cuộc đấu tranh đó đều mang tính chất chính trị, khẩu hiệu đấu tranh có sự kết hợp cả
kinh tế và chính trị; có sự liên kết của cơng nhân nhiều nhà máy, nhiều địa phương, nhiều
ngành kinh tế thành phong trào chung. Tình hình đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công
nhân đã được nâng lên rõ rệt.
* Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác.
- Cùng với phong trào công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ,
học sinh diễn ra ở nhiều nơi, kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả
nước, trong đó có giai cấp cơng nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

2. Tân Việt Cách mạng Đảng
- Hoàn cảnh ra đời: Một số sinh viên trường Cao Đẳng Sư phạm Đơng Dương và nhóm tù
chính trị cũ ở Trung Kì đã thành lập Hội Phục Việt. 7/1928 Hội đã đổi thành Tân Việt Cách
mạng Đảng
- Mục đích: Lãnh đạo quần chúng trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế
giới để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng bác ái.
- Thành phần: Những tri thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước
- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Trung Kì
- Hoạt động: Đảng Tân Việt hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên phát triển mạnh nên các đảng viên Đảng Tân Việt chịu ảnh hưởng của Nguyễn Ái

Quốc, tác phẩm Đường Kách Mệnh được coi như kim chỉ nam của hội viên Đảng Tân Việt.
Một số đảng viên trẻ gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số đảng viên cịn
lại thì ở lại tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, cịn một
số khác thì chủ trương thành lập Liên đoàn Quốc gia.

3. Việt Nam Quốc dân Đảng. (khuynh hướng theo con đường dân chủ tư sản)


* Sự thành lập
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trào lưu dân chủ tư sản tiếp tục ảnh hưởng vào VN, đặc
biệt là tư tưởng cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung
Sơn đã tác động đến một bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản VN.
- Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái
Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm đã thành lập VN Quốc dân Đảng.
Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc VN.
- Tơn chỉ mục đích: Lúc mới thành lập chưa có đường lối rõ ràng mà chỉ nêu chung chung
“trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Năm 1929, trong bản Chương
trình hành động của Đảng nêu nguyên tắc tư tưởng là “Tự do - Bình đẳng - Bác Ái”,
Chương trình gồm bốn thời kì, thời kì cuối cùng là bất hợp tác với Chính phủ Pháp và triều
đình nhà Nguyễn; cổ động bãi cơng, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân
quyền.
- Phương pháp đấu tranh: Bằng bạo lực “Cách mạng bằng sắt và máu”, lực lượng dựa vào
binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
- Thành phần đảng viên: Gồm trí thức, học sinh, giáo viên, cơng chức, những người làm
nghề tự do, một số thân hào ở nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp,
ít chú trọng đến cơ sở trong quần chúng.
- Tổ chức và địa bàn: Chưa bao giờ có tổ chức hồn chỉnh, thiếu cơ sở xã hội; hoạt động
chủ yếu ở một số tỉnh Bắc Kì, ít cơ sở ở Trung Kì và Nam Kì.
* Hoạt động
- Tháng 2/1929, tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu (chuyên tuyển phu phen binh lính) Ba-danh. Cuối

cùng bị thực dân Pháp khủng bố, lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất nặng nề,
hàng loạt đảng viên bị bắt, các cơ sở Đảng bị tan vỡ.
- Trước tình thế đó, một bộ phận lãnh đạo của Đảng quyết định khởi nghĩa với tư tưởng
“nếu may ra thì thành cơng, nếu khơng may cũng thành nhân”. Ngày 9/2/1930, cuộc khởi
nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ (tìm hiểu thêm ở SGK/tr.66), sau đó là Hải Dương, Thái Bình, kể cả ở
Hà Nội nhưng trung tâm là Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại, kéo theo sự thất
bại hồn tồn của Việt Nam Quốc dân Đảng. Sự kiện này cũng chấm dứt vai trò lịch sử của
giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc.

4. Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên.
* Hoàn cảnh ra đời.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều thanh niên trí thức, tiểu tư sản yêu nước sang
Trung Quốc hoạt động cứu nước, tuy nhiên họ chưa có phương hướng chính trị đúng đắn, vì
thế họ rất cần được trang thiết bị về lý luận cách mạng.
- Ngày 11/11/1924, NAQ về đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người mở lớp huấn luyện cho
những thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước Việt Nam có mặt tại Quảng Châu về con
đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
- NAQ đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản
đoàn (2/1925). Tháng 6/1925, Người đã thành lập Hội VN cách mạng Thanh niên nhằm tổ
chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai để tự giải
phóng Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ, có trụ sở tại Quảng Châu.
* Mục đích:
- Làm cuộc cách mạng dân tộc (đánh đổ thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở ) rồi sau
đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và giành độc lập cho xứ sở ) rồi sau
làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”.


Chương trình của Hội: Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, lập các đoàn thể quần chúng;
huy động lực lượng quần chúng đập tan bọn thực dân Pháp, giành lấy chính quyền khi có cơ
hội tốt; lập chính phủ cơng, nơng, binh; thực hiện chính sách kinh tế mới; bãi bỏ tư bản tư

nhân; đồn kết vơ sản quốc tế và lập xã hội cộng sản.
* Về tổ chức:
- Hội có năm cấp: Tổng bộ, Kì bộ (Xứ bộ), Tỉnh bộ, Huyện bộ và Chi bộ. Tổng bộ là cơ
quan cao nhất Hội.
Như vậy, mặc dù Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên chưa phải là một Đảng cộng sản,
nhưng đã là một đồn thể cách mạng có xu hướng mác xít. Đường lối chính trị, chương
trình hành động, điều lệ của Hội đã thể hiện rõ lập trương, quan điểm cách mạng của giai
cấp công nhân. Hội là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.
* Hoạt động:
- Tại Quảng Châu (TQ), NAQ mở lớp huấn luyện đào tạo thanh niên thành các chiến sĩ cách
mạng. Sau khi dự các lớp huấn luyện này một số tiếp tục học ở Trường đại học Phương
Đông (Liên Xô), một số khác tiếp tục học ở trường Quân sự Hoàng Phố, còn phần lớn trở
về nước xây dựng chức hội và tuyên truyền lý luận giải phóng dân tộc trong nhân dân.
- Hội thành lập cơ quan ngôn luận là báo Thanh niên, số báo đầu tiên ra ngày 21/6/1925.
Đầu năm 1927, tác phẩm “Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản. Báo
Thanh niên và tác phẩm “Đường Kách Mệnh” đã trang bị lý luận giải phóng dân tộc cho
cán bộ Hội.
- Năm 1928, Hội tổ chức phong trào “Vơ sản hóa” đưa hội viên vào các hầm mỏ, nhà máy,
xí nghiệp, đồn điền… hoạt động để phát triển hội viên , tổ chức và tuyên truyền cách mạng,
nâng cao ý thức chính trị cho cơng nhân. Nhờ đó, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ
hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc cả nước.
- Năm 1929, diễn ra các cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản trong
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, dẫn đến sự ra đời của An Nam Cộng sản Đảng và
Đông Dương Cộng sản Đảng.
( * Khi phong trào phát triển mạnh mẽ, yêu cầu phải có chính Đảng của giai cấp vơ sản . Vai trị của Hội VNCMTN
khơng cịn phù hợp nữa.
Từ đó, Hội VNCMTN phân hóa như sau:
- Một số thành viên của hội ở Nam Kì và Quảng Châu (TQ) tiến tới thành lập An Nam CSĐ. (8/1929)
- Một số thành viên của hội ở Bắc Kì tiến tới thành lập Đông Dương CSĐ (6/1929)
- Đến năm 1930, cả hai tổ chức Đông Dương CSĐ và An Nam CSĐ cùng với Đơng Dương CSĐ Liên Đồn hợp

nhất lại thành ĐCSVN)

* Vai trị của Hội đối với cách mạng VN
- Có vai trò truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận giải phóng dân tộc vào phong trào
cách mạng Việt Nam, làm cho cách mạng giải phóng dân tộc phát triển theo con đường cách
mạng vô sản.
- Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam,
tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản VN.
- Trực tiếp chuẩn bị điều kiện về chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản VN
đầu năm 1930.

5. Sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ VN trong những năm 19281929 đã đặt ra cho cách mạng Việt Nam yêu cầu gì?
- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ, đặc biệt là phong trào của công
nhân và nông dân theo con đường cách mạng vơ sản địi hỏi phải có một Đảng cộng sản để
tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân cùng các lực


lượng yêu nước cách mạng khác chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân
tộc.

6. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam trong năm 1929.
- Khi phong trào phát triển mạnh mẽ, u cầu phải có chính Đảng của giai cấp vơ sản . Vai
trị của Hội VNCMTN khơng cịn phù hợp nữa.
Từ đó, Hội VNCMTN phân hóa như sau:
+ Một số thành viên của hội ở Nam Kì và Quảng Châu (TQ) tiến tới thành lập An Nam
CSĐ. (8/1929)
+ Một số thành viên của hội ở Bắc Kì tiến tới thành lập Đông Dương CSĐ (6/1929)
+ Đến năm 1930, cả hai tổ chức Đông Dương CSĐ và An Nam CSĐ cùng với Đơng
Dương CSĐ Liên Đồn hợp nhất lại thành ĐCSVN.
* Thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng:

+ Tháng 5/1929, tại ĐH toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,
đồn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng cộng sản, song không được chấp nhận. Họ về
nước, kêu gọi nhân dân cách mạng ủng hộ chủ trương thành lập đảng cộng sản.
+ Ngày 17/6/1929, tại số nhà 312 Khâm Thiên (Hà Nội), đại biểu các cơ sở cộng sản Bắc Kì
quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo
Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
* Thành lập An Nam Cộng sản Đảng:
+ Tháng 8/1929, những hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên ở Tổng bộ (tại
Trung Quốc) và Kì bộ Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
+ Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. Đến tháng 11/1929, An Nam Cộng sản Đảng
họp Đại hội để thông qua đường lối chính trị và Chấp hành trung ương của Đảng.
* Thành lập Đơng Dương Cộng sản Liên đồn:
+ Sự ra đời của Đông Dương (tháng 6/1929) và An Nam Cộng sản Đảng (8/1929) đã tác
động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng Đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách
mạng Đảng, từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội VN Cách mạng Thanh niên, cùng tách ta để
thành lập Đơng Dương Cộng sản Liên đồn (9/1929). Như vậy, đến tháng 9/1929 ở Việt
Nam đã có ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời.
- Nhận xét: Trong một thời gian ngắn, ba tổ chức Cộng sản ra đời cho thấy khuynh hướng
vô sản trở thành khuynh hướng tất yếu và khách quan.
Tuy nhiên, ba tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng đã gây ra
tổn hại đến phong trào, và đặt ra một vấn đề cần phải thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành
một Đảng.
* Ý nghĩa:
- Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng
dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Các tổ chức cộng sản đều tích cực
lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng, làm cho phong trào phát triển mạnh hơn,
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

7. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của

cách mạng Việt Nam.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc
địa lần thứ hai ở Việt Nam. Dưới tác động của cuộc khai thác, nền kinh tế, xã hội Việt Nam
có nhiều chuyển biến. Trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới, nhất là giai cấp
công nhân, đây là cơ sở xã hội để tiếp thu khuynh hướng cách mạng vô sản vào nước ta.


- Từ năm 1921 - 1927, Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá lí luận cách mạng giải phóng
dân tộc về nước, mở các lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng vvaf thành lập Hội VN Cách
mạng Thanh niên… chuẩn bị điều kiện về chính trị tư tưởng cà tổ chức cho sự ra đời của
chính đảng vơ sản ở Việt Nam.
- Từ 1919 - 1929, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, mang tính chính trị,
có sự liên kết nhiều ngành , nhiều địa phương. thành lập cơng hội bí mật (1920). Năm 1929,
Cơng hội Nam Kì bí mật liên lạc với Tổng liên đồn lao động Pháp.
- Trong những năm 1926 -1929, chủ nghĩa Mác - Lênin và lí luận giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc được truyền bá rộng khắp, cách mạng Việt NAm phát triển mạnh mẽ,
phong trào công nhân đứng ở vị trí tiên phong. Phong trào cơng nhân phát triển ngày càng
cao dẫn đến yêu cầu cần có đảng cộng sản lãnh đạo, yêu cầu đó tác động đến Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh Niên và Tân Việt Cách mạng đảng khiến các tổ chức này phân hóa thành
ba tổ chức cộng sản (Đông Dương cộng sản Đảng (2/1929), An Nam cộng sản Đảng
(8/1929), Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
- Như vậy, sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở VN năm 1929 là xu thế khách quan của cách
mạng Việt Nam, tích cực hoạt động lãnh đạo quần chúng đấu tranh. tuy nhiên, các tổ chức
đó hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng và làm cho phong trào cách mạng trước nguy
cơ bị chia rẽ lớn. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

8. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920 - 1927.
* NAQ đã xác định một con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
- Sau khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối

thế kỉ XIX (phong trào cần vương, phong trào đấu tranh tự vệ của nông dân), phong trào
yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX (phong trào Đông Du, Đông
Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân…) đều lần lượt thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là
thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Phong trào
yêu nước và cách mạng Việt Nam “trong tình hình đen tối khơng có đường ra”.
- Sau khoảng 10 năm tìm đường cứu nước (1911-1920), qua quá trình khảo sát và lựa chọn
đường lối cứu nước, NAQ đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đã xác định con đường
giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vơ sản. Việc tìm thấy con đường cách mạng vơ sản
đã giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước cho nhân dân VN.
* Truyền bá lí luận cách mạng, chuẩn bị điều kiện thành lập ĐCS VN.
- Trong những năm 20 của thế kỉ XX, NAQ đã xây dựng và truyền bá lý luận giải phóng
dân tộc theo con đường cách mạng vô sản vào VN.
- Nội dung lí luận đó được trình bày qua những bài viết cho các báo “Người cùng khổ” của
Hội liên hiệp thuộc địa; “Nhân đạo” của ĐCS Pháp; “Đời sống cơng nhân” của Tổng Liên
đồn lao động Pháp; “Sự thật” của ĐCS Liên Xơ; Tạp chí “Thư tín Quốc tế” của Quốc tế
Cộng sản; tuần báo “Thanh niên” của Hội VN Cách mạng Thanh niên. Những tham luận
của Người đọc tại Đại hội Quốc tế nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, đặc biệt
qua các tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách Mệnh”.
- Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của NAQ là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên
yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX đang đi tìm chân lý, là ngọn cờ hướng đạo phong trào
cách mạng Việt Nam trước khi ĐCS ra đời, là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra
đời của Đảng, đồng thời đặt cơ sở để hình thành nên cương lĩnh chính trị của Đảng sau này.
* Đào tạo cán bộ cho cách mạng và chuẩn bị về mặt tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.


- Cưới năm 1924, NAQ đến Quảng Châu (TQ). Người tìm hiểu tổ chức Tâm tâm xã, chọn
một số thanh niên tích cực thành lập Cộng sản đồn (2/1925). Tháng 6/1925, thành lập Hội
VN Cách mạng Thanh niên (HVNCMTN), ra tờ báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của
Hội. Đây là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, một tổ chức quá độ để tiến

lên thành lập ĐCS, một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời
của Đảng. Hội có hệ thống tổ chức chặt chẽ, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ. Đến
năm 1929, Hội có khoảng 1700 hội viên.
- Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạo một đội ngũ cán bộ. Từ năm 1925 đến 1927,
NAQ đã đào tạo một đội ngũ cán bộ. Từ năm 1925-1927, NAQ đã đào tạo được 75 người,
đa số là thanh niên, học sinh trí thức yêu nước. Họ “học làm cách mạng, học hoạt động bí
mật”, rồi bí mật về nước hoạt động, tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân
dân. Một số sang học trường Đại học phương Đông Matxcova (Liên Xơ). hoặc vào trường
Qn sự Hồng Phố (TQ).

9. So sánh giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với Tân Việt cách
mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng về chủ trương, tổ chức và phương
thức hành động
Chủ trương

Tổ chức

Phương
hoạt động

thức

Hội
Việt
Nam
Cách
mạng
thanh
niên


Đào tạo những hạt giống cách
mạng, truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin vào Việt Nam, góp
phần kết hợp với phong trào
công nhân và phong trào yêu
nước tạo ra điều kiện cho Việt
Nam thành lập Đảng cộng sản.
hội chủ trương “ vơ sản hóa”
đưa hội viên vào các nhà máy,
hầm mỏ, đồn điền để cùng
sống và hoạt động với công
nhân.

Đây là tổ chức trung gian
để tiến tới thành lập Đảng
cộng sản. hội có cơ sở hầu
khắp trong cả nước.

Mở nhiều lớp
huấn luyện chính
trị để đào tạo cán
bộ.Xuất
bản
sách, báo để
tuyên truyền, cử
hội viên đi học
các lớp chính trị à
các trường đại
học ở nước ngồi
(Liên Xơ).


Tân
Việt
cách
mạng
Đảng

Tập hợp những tri thức trẻ và
thanh niên tiểu tư sản yêu
nước, lúc đầu chưa có lập
trường giai cấp rõ rệt, nhưng
sau chịu ảnh hưởng của Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh
niên.

Nội bộ Tân Việt đã diễn ra
một cuộc đấu tranh giữa
hai khuynh hướng tư
tưởng: vô sản và tư sản.
Cuối cùng, xu hướng cách
mạng theo quan điểm vô
sản chiếm ưu thế. Một số
Đảng viên ưu tú chuyển
sang Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên.

Tích cực hoạt
động chuẩn bị
tiến tới thành lập
một chính đảng

kiểu mới theo chủ
nghĩa
MácLênin.


Việt
Nam
Quốc
dân
Đảng

Hoạt động theo xu hướng cách
mạng dân chủ tư sản, tiêu biểu
cho bộ phận tư sản dân tộc
Việt Nam nhằm đánh đuổi
giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

Bao gồm sinh viên,học Bạo động khởi
sinh, công chức, tư sản lớp nghĩa.
dưới, người làm nghề tự
do, nông dân khá giả,
thanh hào, địa chủ,hạ sĩ
quan người Việt trong
quân đội Pháp.

10 (Tham khảo). Tại sao một số hội viên của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh
niên lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?
- Do những yêu cầu của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân VN:
+ Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta đặc biệt là
phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ.

+ Các tổ chức yêu nước theo xu hướng vơ sản hóa lúc đó như Hội VN Cách mạng Thanh
niên và Tân Việt Cách mạng đảng khơng cịn đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng
đang ngày càng dâng cao.
+ Hồn cảnh đó, cần phải thành lập một chính đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai
cấp công nhân, nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống
đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc.
- Phong trào công nhân, nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác phát
triển mạnh mẽ đã tác động đến các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, từ
đó giúp hội viên nhận thức được Hội VN Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo
cách mạng nữa, yêu cầu cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản. Vì vậy, đã đưa đến
cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản.
- Tháng 3/1929, những hội viên tiên tiến của Hội VN Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì
(trong đó có các đồng chí Ngơ Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh) thành lập Chi bộ Cộng sản
đầu tiên tại số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội), tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một đảng
cộng sản thay cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Đó là điều kiện chín muồi để đi đến thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam, là nguyên nhân
để đưa tới sự tan rã của các tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt, đưa
đến sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên (3/1929) và sau đó là ba tổ chức cộng sản ở Việt
Nam : Đông Dương Cộng Sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng Sản Đảng (8/1929), Đơng
Dương Cộng sản Liên Đồn (9/1929) và sau đó đã được Nguyễn Ái Quốc thống nhất thành
Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu tháng 1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc).

(Khởi nghĩa Yên Bái học ở phần II/SGK-68)


BÀI 18
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
1. Sự ra đời của ĐCSVN (Vì sao phải tổ chức hội nghị thành lập Đảng)
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế tất yếu của cách mạng VN. Các tổ
chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở Đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp tổ

chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào công nhân
kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu thuế, với phong trào bãi
khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương tạo một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc
dân chủ khắp cả nước. Hồn cảnh đó đặt ra u cầu phải có một chính đảng cộng sản lãnh
đạo.
- Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản nói trên lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với
nhau. Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu cấp thiết
của cách mạng VN lúc này là phải có một chính đảng thống nhất cả nước.
- Với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, NAQ đã chủ động đứng ra triệu tập và
chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam. Hội nghị bắt đầu họp từ ngày
6/1/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, TQ). Đại biểu của hội nghị ngồi NAQ là đại biểu
của Quốc tế Cộng sản, cịn có đại biểu của hai tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản
Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
- Hội nghị đã nhất trí với ý kiến của NAQ là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một
đảng duy nhất lấy tên là ĐCSVN. Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của ĐCSVN do NAQ soạn thảo; NAQ ra lời kêu
gọi nhân dịp thành lập Đảng.
- Hội nghị bầu Ban chấp hành Trung ương Lâm thời. Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của
Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng Cộng sản VN. Hội
nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như một Đại hội.

2. Nội dung hội nghị. (Nội dung cương lĩnh chính trị)
1. Nguyễn Ái Quốc phân tích tình hình thế giới và trong nước, phê bình những hành động
thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản, đề nghị các tổ chức cộng sản đoàn kết thống nhất
lại thành một đảng duy nhất. Hội nghị họp từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930 tại Cửu Long
(Hương Cảng - Trung Quốc).
2. Các đại biểu đã nhất trí bỏ mọi thành kiến, xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất
các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam.
3. Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Chính cương vắn tắt, Sách lược

vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng) do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Cương lĩnh của Đảng nêu là:
+ Việt Nam trước tiên làm cách mạng tư sản dân quyền (sau này gọi là cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân), sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng đó nối
tiếp nhau.
+ Tính chất: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành “tư sản dân quyền
cách mạng (cách mạng dân tộc) và thổ địa cách mạng (cách mạng ruộng đất) để đi tới xã
hội cộng sản.
+ Nhiệm vụ: của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản
cách mạng.


+ Mục tiêu: Làm cho nước VN được độc lập tự do; thành lập chính phủ cơng nơng binh, tổ
chức quân đội công nông, tịch thu sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế
quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
+ Lực lượng cách mạng: là công nhân, nơng dân, tiểu tư sản, trí thức, đối với phú nơng,
trung, tiểu địa chủ thì phải lợi dụng hoặc trung lập; phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức
và giai cấp vô sản thế giới.
+ Lãnh đạo: cách mạng là ĐCSVN - đội tiên phong của giai cấp vô sản VN, lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng chính trị.
+ Quan hệ quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vơ sản thế giới,
đồn kết với các dân tộc thuộc địa và giai cấp công nhân trên thế giới.
- Nhận xét:
+ Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN không chỉ đúng với chủ nghĩa
Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng VN là nước thuộc địa, mà còn thể hiện sự vận dụng
sáng tạo quan điểm đó vào hồn cảnh, đáp ứng được nguyện vọng độc lập tự do của nhân
dân VN. Đây là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
+ Chính vì sự đúng đắn và sáng tạo đó, nên ngay khi mới ra đời, Đảng đã quy tụ được lực
lượng và sức mạnh toàn dân tộc, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt

Nam, làm dấy lên cao trào cách mạng mang quy mơ cả nước nhưng có tính thống nhất cao,
lơi cuốn đơng đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết
liệt.
4. NAQ thay mặt những người tham dự hội nghị ra lời kêu gọi đồng bào và nhân dân cả
nước đứng lên cùng với ĐCS để chống đế quốc, chống phong kiến.
=> Sau Hội nghị thống nhất, Đơng Dương Cộng sản liên đồn xiin gia nhập Đảng Cộng sản
Việt Nam. Ngày 23-3-1930, yêu cầu đó được chấp nhận, Đến đây, Đảng Cộng sản Việt Nam
mới là Đảng thống nhất của ba tổ chức cộng sản.

3. Nguyên nhân thành công của Hội nghị.
- Giữa đại biểu các tổ chức cộng sản khơng có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều có xu hướng vơ
sản, đều tuân theo điều lệ của Quốc tế Cộng sản.
- Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn của cách mạng lúc đó.
- Do sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản và uy tín cao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

4. Ý nghĩa thành lập ĐCS VN
+ Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân VN trong thời
đại mới, Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa CN Mác – phong trào công nhân và phong
trào yêu nước VN.
+ Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN.
+ Khẳng định cách mạng VN thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối là ĐCS VN; một đảng có
đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo.
+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu, đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển
nhảy vọt về sau của cách mạng VN.
Ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã được chấp nhận gia nhập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất có ý nghĩa, giá trị như một Đại hội thành lập Đảng vì đã thơng qua được
đường lối cách mạng Việt Nam.
Đó là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, là bước ngoặt vĩ đại của
giai cấp công nhân, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối GPDT.



5.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử ?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tháng 1/1930 không phải do ý muốn chủ quan của một cá
nhân, một nhóm người, mà là kết quả của một quá trình kết hợp, tác động, chuyển hóa lẫn
nhau giữa ba yếu tố: chủ nghĩa Mac Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở
Việt Nam.
- Quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra trong suốt khoảng thời gian từ
sau chiến tranh thế giới thứ I đến đầu năm 1930 với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa 3
yếu tố nói trên .
- Từ năm 1919 đến 1925, chủ nghĩa Mac Lenin do Nguyễn Ái Quốc truyền bá đã bắt đầu
thâm nhập vào một bộ phận tiên tiến trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước,
đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta phát triển lên một bước mới.
- Ngược lại, sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã tạo ra những
cơ sở xã hội và tư tưởng để chủ nghĩa Mac Lenin có thể ăn sâu, bám rễ vào mảnh đất Việt
Nam.
- Từ năm 1926 trở đi, với sự ra đời và những hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác Lênin đã được truyền bá trực tiếp, sâu rộng, có hệ thống
vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và đưa tới sự chuyển hóa
sâu sắc trong phong trào yêu nước vào những năm 1928 – 1929.
- Sự tiến triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã làm nảy sinh nhu cầu
phải có sự lãnh đạo hiệu quả hơn của một tổ chức chính trị cao hơn về chất lượng so với
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Trước yêu cầu khách quan đó, 3 tổ chức cộng sản đã ra đời.
- Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản vào cuối năm 1929 đã tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác
Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước kết hợp với nhau đến độ chín muồi
nhất, đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1930).
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự nỗ lực, hy sinh phấn đấu của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, trong đó cơng lao vĩ
đại nhất thuộc về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Người dày công chuẩn bị điều kiện để thành

lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

6. ĐCSVN ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng VN
- Đảng ra đời là kết quả sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước của nhân dân ta vào những năm 20 của thế kỉ XX. Đó là một tất yếu
lịch sử.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng tạo
ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, có tác động to lớn đối với thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
- Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách
mạng vì:
+ Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối của cách
mạng Việt Nam, từ nay, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai
cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Trước năm 1920, phong trào yêu nước
của nhân dân ta diễn ra liên tục, sôi nổi và quyết liệt song đều thất bại vì khủng hoảng về
giai cấp lãnh đạo và đường lối cách mạng. Đảng ra đời đã vạch ra được đường lối cách
mạng đúng đắn là : trước làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi sau tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
+ Đảng ra đời đã xây dựng được lực lượng mới cho cách mạng, chủ yếu là liên minh công


×