Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chiều tối Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.82 KB, 7 trang )

Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

CHIỀU TỐI
- Hồ Chí MinhI. MỞ BÀI
Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, người chèo lái con thuyền cách mạng
Việt Nam đi đến thành công. Nhưng nhắc đến Người, ta còn nghĩ đến một là một nhà văn,
nhà thơ lớn để lại một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí
Minh rất phong phú và được chia thành ba mảng: thơ, truyện kí và văn chính luận nhưng
thành cơng nhất là ở mảng thơ ca. Trong sự nghiệp sáng tác của Người, ta không thể không
nhắc đến tập thơ “Nhật ký trong tù” mà trong đó “Chiều tối” được đánh giá là một trong
những bài thơ hay nhất trong tập thơ.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
- Hoàn cảnh ra đời: Tháng 8/1942, Hồ Chí Minh lấy tư cách là đại biểu Việt Nam
sang Trung Quốc dự hội nghị để tranh thủ sự viện trợ của bạn bè quốc tế cho cách mạng
trong nước. Sau nửa tháng đi bộ, khi vừa tới thị trấn Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị
chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ và phải trải qua "mười bốn trăng tê tái gông
cùm", bị áp giải qua 18 nhà lao:
Quảng Tây giải khắp mười ba huyện
Mười tám nhà lao đã ở qua
Mặc dù tình cảnh vơ cùng đau khổ nhưng Người vẫn sáng tác được trên 130 bài thơ,
ghi chép trong một cuốn sổ tay và được đặt tên là “Ngục trung nhật kí”. Tập thơ được sáng
tác vào khoảng thời gian từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Bài thơ “Chiều tối”
(Mộ) là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thứ 31 trong tập thơ. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên
trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu năm 1942.
- Đề tài: Bài thơ “Chiều tối” ngay từ nhan đề đã thể hiện một quãng thời gian, một
đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa nay, đó là viết về thiên nhiên cảnh vật vào lúc chiều tối,
hồng hơn. Đây cũng là khoảng thời gian dễ gây cảm xúc, tâm trạng cho lòng người, đặc
biệt là với những kẻ xa nhà lữ thứ, bởi đó là thời điểm người ta thường được sum họp đầm


ấm bên gia đình. Chỉ riêng trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều bài
thơ viết về thời điểm này trong ngày như: Xế chiều, Hồng hơn, Cảnh chiều hôm…
2. Hai câu thơ đầu:
- Bức tranh thiên nhiên: Hai câu thơ đầu là bức tranh chiều tối mơi miền sơn cước.
Cảnh chiều buồn vắng, con người cảm thấy sự cô đơn thấm đẫm lên bức tranh thiên nhiên
cảnh vật. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả bằng hai nét vẽ đậm là cánh chim và chịm
mây.
+ Hình ảnh cánh chim: Thơ ca xưa nay khi miêu tả bức tranh cảnh vật chiều tối
thường mượn hình ảnh cánh chim chiều. Trong ca dao có câu:
1


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Chim bay về núi tối rồi
Trong thơ bà Huyện Thanh Quan:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm khách sương sa khách bước dồn
Đại thi hào Nguyễn Du cũng miêu tả cánh chim chiều bay về rừng núi vào lúc chiều
tối:
Chim hơm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành
Thậm chí, đến thơ ca hiện đại Huy Cận cũng miêu tả hình ảnh cánh chim chiều:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Chiều tối là lúc vũ trụ bước vào trạng thái nghỉ ngơi, con chim sau một ngày bay
lượn giờ đã mỏi cánh và muốn tìm về tổ ấm. Nhưng nếu cánh chim chiều trong thơ cổ bay
về chốn xa xăm, vô định: Chúng điểu cao phi tận/Cô vân độc khứ nhàn (Chim bầy bay đã

ngút ngàn/Mây cơi cũng thích lang thang một mình) thì cánh chim trong thơ Hồ Chí Minh
lại tìm về với tổ ấm, sự sống khiến bức tranh thiên nhiên vì thế trở lên có hồn và đầm ấm
hơn.
+ Hình ảnh chịm mây: Trong bức tranh cảnh vật chiều tối cịn có hình ảnh đám mây
chiều. Tuy nhiên trước hết cần khẳng định câu thơ dịch chưa sát so với nguyên tác, chưa
diễn đạt được đó là đám mây cô đơn lẻ loi. Bản dịch thơ đã bỏ mất chữ “cô” đầy tâm trạng
và bỏ qua mất từ láy “mạn mạn” miêu tả sự nhẹ nhàng, lơ lửng của đám mây chiều. Có thể
nói với hai hình ảnh cánh chim và chòm mây tác giả đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên buổi
chiều nơi rừng núi rất đẹp, buồn và gợi cảm.
- Nghệ thuật miêu tả: Hai câu thơ đầu sử dụng ngôn từ hàm súc với các biện pháp
nghệ thuật quen thuộc trong thơ cổ phương Đông.
+ Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, lấy ít gợi nhiều: Chỉ với hai nét phác họa là cánh
chim, chòm mây mà đã không chỉ gợi bức tranh cảnh chiều đẹp, gợi cảm mà còn gợi được
cái hồn của cảnh vật buồn vắng, ảm đạm, hiu hắt và có phần đơn chiếc.
+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: Với hai nét vẽ động, miêu tả chuyển động của cánh
chim và chòm mây là chim bay, mây trôi đã làm nổi bật thêm trạng thái tĩnh và sự buồn
vắng của bức tranh cảnh vật lúc chiều tối.
+ Tả cảnh ngụ tình: Một trong những đặc sắc nghệ thuật nổi bật của hai câu thơ là ở
chỗ có sự gắn bó giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Qua bức tranh cảnh vật để thấy được tâm
trạng nhà thơ được thể hiện một cách kín đáo. Sự mỏi mệt của cánh chim cịn là sự mỏi
mệt của người tù sau một ngày phải lê bước ở trên đường. Trong cái cô đơn, lẻ loi của
chịm mây cũng có tâm trạng của người tù là tâm trạng của kẻ xa nhà lữ thứ. Buổi chiều là
2


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

khi người ta được sum họp gia đình cịn người tù phải một mình lẻ loi nơi đất khách, quê

người.
+ Nghệ thuật đối lập: Đối lập giữa hình ảnh cánh chim nhỏ bé với bầu trời chiều gợi
lên cái mênh mơng, bát ngát, thống đãng của bầu trời nhưng cũng nhấn mạnh thêm sự nhỏ
bé, đơn chiếc của hình ảnh cánh chim chiều, do đó càng nhấn mạnh tâm trạng buồn, cô đơn
của người tù.
- Vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh: Thơng qua bức tranh cảnh vật chúng
ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh. Trong hồn cảnh đau khổ
phải trải qua một ngày dài đi bộ để chuyển lao mà chặng đường chuyển lao của một ngày
được Bác ghi lại:
Năm mươi ba cây số một ngày
Dãi nắng dầm mưa rách hết giày
Lại cịn bị giải đi trong tình thế chân xiềng tay xích, phía sau là một tên lính áp giải
và chờ đợi phía trước có thể chỉ là cảnh:
Lại nỗi thâu đêm khơng chỗ ngủ
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai
Vậy mà người tù Hồ Chí Minh vẫn khơng hề nản lịng, trái lại qn cả hồn cảnh,
vượt lên thực tại đau khổ để quan sát, say sưa, chan hòa với thiên nhiên tạo vật và cảm
nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên vào lúc chiều tối. Điều đó thể hiện tấm lịng u thiên
nhiên, gắn bó tha thiết với thiên nhiên của Người.
3. Hai câu thơ sau:
Từ hai câu đầu đến hai câu thơ sau có sự thay đổi bất ngờ, có lẽ vẽ vì thơ tứ tuyệt
thường bất ngờ ở câu chuyển. Khơng có sự khích lệ nào của thiên nhiên, khơng có một
cảnh bình minh ửng hồng, khơng có một núi rừng với hương Hoa ngan ngát nhưng ý thơ
vẫn chuyển từ bức tranh cảnh vật ảm đạm, hiu hắt, buồn vắng sang bức tranh cuộc sống
con người ấm áp và đầy sức sống.
- Bức tranh đời sống con người: Nếu như ở hai câu thơ đầu bức tranh thiên nhiên
được gợi lên từ hình từ hai hình ảnh cánh chim, chịm mây thì ở hai câu thơ này bức tranh
đời sống con người được gợi lên từ hai hình ảnh là cơ gái và lị than:
+ Hình ảnh cơ gái: Trung tâm của bức tranh là hình ảnh một cơ gái đang say ngơ để
chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Cô gái đang làm việc một cách cần mẫn, chăm chỉ và nhịp

nhàng, nhóm lị than xay ngơ và ngơ vừa xay xong cũng là lúc lò than đã rực hồng. Biện
pháp nghệ thuật lặp vòng lặp cụm từ “ma bao túc” ở cuối câu thơ thứ ba và đầu câu thơ thứ
tư góp phần nhấn mạnh những vòng quay nhịp nhàng, đều đặn của cối xay ngô, cũng tô
đậm thêm sự chăm chỉ, cần mẫn và khỏe khoắn của hình ảnh cơ gái xay ngơ.
- Hình ảnh lị than: Bên cạnh hình ảnh cơ gái là hình ảnh lị than đã rực hồng. Hình
ảnh lị than đã làm ấm và sáng lên bức tranh cảnh vật chiều tối nơi rừng núi, xua tan bớt cái
ảnh đạm, hiu hắt của cảnh chiều. Cách sử dụng từ “hồng” rất có ý nghĩa. Thậm chí, nhà thơ
3


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Hồng Trung Thơng nhận xét “Một từ hồng mà đã cân lại với 27 từ cịn lại”. Ngồi ra,
cũng có ý kiến khác cho rằng từ “hồng” là “thi nhãn”, là “nhãn tự. Nó đã làm nổi bật hình
ảnh lị than trong bức tranh cảnh vật lúc chiều tối, là nghệ thuật dùng ánh sáng để miêu tả
bóng tối bởi vì trong ngun tác nhà thơ khơng dùng từ tối mà vẫn khiến người đọc cảm
nhận được trời đã tối hẳn, vì trời có tối thì lị than mới rực hồng lên như thế. Hình ảnh lị
than vừa tả được sự vận động về thời gian vừa soi tỏ hình ảnh thiếu nữ trẻ trung, khỏe
khoắn khiến bức tranh buổi chiều tối có thêm sinh khí. Hơn nữa, bếp than đỏ rực còn gợi
sự sum họp đầm ấm của gia đình sau một ngày lao động vất vả, cũng là một chi tiết làm
cho bài thơ bỗng trở nên có linh hồn và sức sống mới.
- Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của người tù HCM: Hai câu thơ miêu tả bức tranh
đời sống con người đã giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của
người tù Hồ Chí Minh.
+ Ở bài thơ này ta lại bắt gặp sự chuyển vận quen thuộc trong thơ của Người, đó là
sự vận động từ bóng tối đến sự sống, ánh sáng. Từ bức tranh cảnh chiều ảm đạm, buồn
vắng chuyển sang bức tranh sinh hoạt của con người ấm áp, đầy ánh sáng. Cùng với sự vận
động của hình tượng thơ là sự vận động mạnh mẽ của tư tưởng. Nếu như hai câu thơ đầu là

cảnh buồn, người cơ đơn, lẻ loi thì đến hai câu thơ sau hình ảnh bếp than hồng và khung
cảnh đầm ấm của gia đình trong bữa cơm chiều đã sưởi ấm lịng người tù tha hương. Đó là
niềm vui rất nhân bản mà khơng dễ gì có được ở mỗi con người. Sự chuyển vận quen thuộc
này trong thơ Hồ Chí Minh thể hiện rõ tinh thần lạc quan, sự tin sự tin tưởng của nhà thơ
vào một tương lai tốt đẹp. Nhiều bài thơ khác trong "Nhật ký trong tù" cũng thể hiện rõ
điều đó. Người tù Hồ Chí Minh hầu như ít khi cảm thấy cơ đơn mà tâm hồn ln ln gắn
bó với nhịp sống, làm chủ hoàn cảnh và lạc quan yêu đời. Trong cảnh hồng hơn gió rét
căm, vượt lên gian khổ. Người xúc động hướng tới một tiếng chuông chùa, một tiếng sáo
mục đồng mà mạnh bước:
"Gió sắc tựa gươm mài đá núi,
Rét như dùi nhọn chích cành cây
Chùa xa chng giục người nhanh bước,
Trẻ dẫn trâu về tiếng sáo bay".
(Nam Trân dịch)
Có lúc trong cảnh bị cùm trói "Thừa cơ rét rệp xơng vào đánh" mà Người vẫn "thốt
ngục" tìm được một chút niềm vui nâng đỡ tâm hồn mình: "Oanh sớm, mừng nghe hót
xóm gần" (Đêm ngủ ở Long Tuyền). Điều đó cho thấy, sự sống và tự do là khát vọng của
Người. Thiên nhiên và con người hiện diện trong thơ Bác bằng những nét vẽ đẹp, bình dị,
đáng yêu, đó là sự sống mà Bác gắn bó, mến yêu suốt đời.
+ Hai câu thơ sau cũng thể hiện rõ tinh thần nhân đạo cao cả. Người tù Hồ Chí Minh
dường như qn hết hồn cảnh đau khổ của mình để quan tâm và gắn bó với cuộc sống của
nhân dân lao động. Có lẽ vì thế mà người khơng tìm đến một hình ảnh thiếu nữ khuê các
4


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

mà tìm đến miêu tả hình ảnh một cơ gái lao động và hơn nữa người không chỉ quan tâm

tâm đến người lao động nước mình mà quan tâm đến cuộc sống của nhân dân lao động
nước người. Thế mới biết tấm lòng nhân ái bao la của Người đạt đến tầm quốc tế và nhân
loại.
III. KẾT LUẬN
“Chiều tối” là bài thơ hay vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại. Tính chất cổ điển
khơng chỉ thể hiện ở thể thơ tứ tuyệt đường luật, viết bằng chữ Hán mà cịn cổ điển ở tinh
thần và tính hàm súc đúng theo lý luận thơ ca phương Đông là ý tại ngôn ngoại, thể hiện
qua các biện pháp nghệ thuật truyền thống như lấy động tả tĩnh, lấy điểm vẽ diện, tả cảnh
ngụ tình. Hình ảnh thơ đậm nét tượng trưng ước lệ, cảm hứng tự nhiên phong phú thể hiện
sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên. Bài thơ mang màu sắc hiện đại ở bút pháp tả thực
chân thực, hình ảnh mộc mạc, mạch thơ vận động theo hướng tích cực từ bóng tối đến ánh
sáng, từ tàn lụi đến sự sống, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo, cơ đơn đến ấm áp tình đời, tthể
hiện rõ tinh thần lạc quan cách mạng. Hình ảnh con người hiện lên trong bài thơ không
phải là là ẩn sĩ ẩn dật lánh đời mà chan chứa tình đời, tình người. Bài thơ là bức tranh cảnh
vật con người nơi miền sơn cước vào lúc chiều tối và thông qua bức tranh thiên nhiên ta
cảm nhận được một tình yêu thiên nhiên, tạo vật, tình yêu cuộc sống cũng như ý chí và
nghị lực phi thường, vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của người tù chiến sĩ Hồ Chí Minh. Chất
trữ tình của thơ ca cổ điển kết hợp với chất thép của một nhà thơ chiến sĩ đã tạo nên sức
hấp dẫn riêng bài thơ.
LUYỆN ĐỀ
Đề số 1: Tính chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn vào vấn đề: Tính chất cổ điển và hiện đại
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
- Hồn cảnh ra đời:
- Giải thích
+ Cổ điển: Nói đến màu sắc cổ điển trong thơ là nói đến những yếu tố về nội dung
và thi pháp có sự ảnh hưởng rõ nét của thơ phương Đông – chủ yếu là thơ Đường Trung

Quốc, vốn được coi là mẫu mực về đề tài, thể loại, bút pháp, thi liệu.
+ Hiện đại: Là những yếu tố nội dung, nghệ thuật chịu ảnh hưởng của văn hóa, văn
học phương Tây, biểu hiện ở: tính chất dân chủ của đề tài, hình tượng thơ luôn vận động
5


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

khỏe khoắn hướng về ánh sáng và tương lai, chủ thể trữ tình hịa hợp với thiên nhiên
nhưng khơng là ẩn sỹ mà là chiến sỹ.
2. Phân tích, chứng minh
2.1. Hai câu đầu: Phân tích hai câu thơ đầu làm nổi bật các yếu tố cổ điển và hiện đại.
* Cổ điển:
- Thể thơ tứ tuyệt, lời ít ý nhiều, để lại nhiều dư ba.
- Đề tài: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con người lúc chiều
tối. Đây là đề tài quen thuộc của thơ ca cổ (dẫn chứng).
- Hình ảnh thơ: tác phẩm sử dụng những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ với ý nghĩa
tượng trưng tạo nên tính chất hàm súc cho bài thơ. Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, lấy động
tả tĩnh:
+ Hình ảnh cánh chim: biểu tượng cho khơng gian lẫn thời gian, là tín hiệu cho buổi
hồng hơn.
+ Hình ảnh chịm mây: biểu tượng cho khơng gian cao rộng của bầu trời.
- Nghệ thuật đối lập:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: chỉ bằng vài nét chấm phá mà ghi lại linh hồn của tạo vật và
gợi được nỗi niềm của nhà thơ.
- Có sự hịa hợp giữa con người với tự nhiên. Hình ảnh con người hiện lên vớp phong thái
nhàn tản, ung dung.
* Hiện đại:

- Hình ảnh cánh chim khơng mất hút vào bầu trời vơ tận như thơ cổ mà tìm về tổ ấm.
- Hình ảnh thơ cánh chim, chịm mây là những hình ảnh của hiện thực.
+ Cánh chim mỏi: chữ “mỏi” thể hiện sự cảm nhận rất sâu cái bên trong của sự vật. Đó là
cánh chim bay theo cái nhịp điệu bất tận của cuộc sống. Đó là cánh chim của tự do, của
ước mơ sum họp. Đấy cũng là niềm khao khát của người tù.
+ Chịm mây cơ đơn trơi chậm chạp giữa bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị
giải đi trên đường xa vạn dặm chưa biết đâu là điểm dừng.
2.2. Hai câu sau: Phân tích hai câu thơ đầu làm nổi bật các yếu tố cổ điển và hiện đại.
* Cổ điển:
- Lấy sáng tả tối. Không dùng từ tối nào mà vẫn giúp người đọc cảm nhận được trời đã tối
hẳn.
* Hiện đại
- Hình ảnh thơ giản dị mà chứa đựng được những tình cảm rất đỗi đời thường:
+ Hình ảnh người con gái xóm núi xay ngơ tối là hình ảnh của con người lao động,
hiện lên sinh động, khỏe khoắn, tích cực, là trung tâm của bức tranh Chiều tối.
+ Sự rực hồng của bếp lửa, hình ảnh này đã xua tan đi bóng tối, giá rét, mang đến
cho người tù niềm vui của sự sống, của hơi ấm.
6


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

- Hình ảnh con người trong bức tranh thiên nhiên không phải là một ẩn sĩ mà là một chiến
sĩ, có phong thái của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, ln làm chủ hồn cảnh.
- Sự vận động của tứ thơ: đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui thể hiện
được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Bác.
3. Bình luận
- Bài thơ “Chiều tối” vừa mang màu sắc cổ điển của thơ ca phương Đông vừa mang những

yếu tố rất hiện đại cả về nội dung và nghệ thuật.
- Lí giải:
+ Lí giải tính chất cổ điển: Bác vốn xuất thân từ một gia đình Nho học. Ơng ngoại
và phụ thân của Bác vốn là những bậc túc nho nổi tiếng đương thời nên người con ưu tú
của gia đình, con người Việt Nam đẹp nhất ấy đã tiếp thu, kết tinh được vẻ đẹp truyền
thống của nền văn hóa cổ phương Đơng. Với tâm hồn phong phú, trí tuệ anh minh, lại giỏi
chữ Hán và am hiểu sâu sắc thơ Đường, thơ Người vì thế đậm đà chất cổ điển. Điều đó
được thể hiện: giàu cảm hứng với thiên nhiên, bút pháp chấm phá như ghi lấy linh hồn của
tạo vật, ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc ý tại ngơn ngoại.
+ Lí giải về tính chất hiện đại: Bên cạnh đó, đã sống và làm việc, tiếp xúc với văn
minh phương Tây, hồn thơ ấy rất sáng tạo và hiện đại, biểu hiện ở: tính chất dân chủ của đề
tài, hình tượng thơ ln vận động khỏe khoắn hướng về ánh sáng và tương lai, chủ thể trữ
tình hịa hợp với thiên nhiên nhưng không là ẩn sỹ mà là chiến sỹ.
Điều đáng nói là chất cổ điển và hiện đại ln hài hịa trong thơ của Hồ Chí Minh
mà bài thơ Chiều tối là một sáng tác tiêu biểu.
- Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách người tù Hồ Chí Minh:
+ Yêu thiên nhiên, u cuộc sống.
+ Đồng cảm, chia sẻ với mn lồi, đặc biệt là nỗi vất vả của những con người lao
động. Đó là tinh thần nhân đạo và cúng là tình cảm quốc tế vơ sản trong sáng.
+ Tâm hồn lạc quan, giàu nghị lực.
=> Đó là một tâm hồn nghệ sĩ mà rất chiến sĩ.
III. KẾT BÀI
- Khẳng định vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hài hòa đã góp phần làm nên thành cơng của bài
thơ “Chiều tối” và phong cách thơ của Hồ Chí Minh.
- Qua đó đã làm tốt lên hình tượng nhân vật trữ tình: Người vừa có tâm hồn thi sĩ vừa có
cốt cách của người chiến sĩ. Bác có tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và
nghị lực phi thường.

7




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×