Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

chủ đề vùng đồng bằng sông cửu long theo cv 5512 có bổ sung theo công văn mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.3 KB, 30 trang )

Trường THCS

1

Mơn: Địa lí 9

BÀI 35+36: CHỦ ĐỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
Tuần 22,23,24
Ngày dạy: 17 – 02 – 2022
Tiết 40+41+42
Ngày soạn: 13 – 02 – 2022
Dự kiến tiết dạy: Tiết 40: Bài 35: vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tiết 41: Bài 36: vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Tiết 42: Luyện tập, vận dụng.
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề này, giúp HS:
1. Kiến thức
− Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát
triển kinh tế xã hội vùng.

− Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận
lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội.

− Trình bày được đặc điểm dân cư và tác động tới sự phát triển của vùng. Trình bày
được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.Phân tích được những thế mạnh và hạn
chế trong phát triển kinh tế của vùng. Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế bền
vững trong hiện tại và tương lai.

− Liệt kê được các trung tâm kinh tế của vùng. Trình bày được vùng kinh tế trọng
điểm: vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Dạy bổ sung vào bài 36 - SGK Địa lí 9
hiện hành).



− Tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp ứng phó đối với vùng.Trình
bày được vấn đề đơ thị: điều kiện hình thành, lịch sử, vai trị của đơ thị.Trình bày
được văn minh châu thổ sông Cửu Long. (Dạy bổ sung vào bài 35, mục II- SGK
Địa lí 9 hiện hành).( Lồng ghép vào chủ đề Vùng đồng bằng sông Cửu Long).
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được
giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực;
giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng. Phân
tích lược đồ tự nhiên, kinh tế của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

2

Mơn: Địa lí 9

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó với biến đổi khí hậu của vùng.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Thông cảm, sẻ chia với những khó khăn đang gặp phải của vùng đồng bằng
sơng Cửu Long, đồng thời trân trọng những gì mình đang có.
- Chăm chỉ: hồn thành nội dung giáo viên giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bài giảng ppt. Máy tính.
- Một số tranh ảnh, video thuộc vùng .
- Sách giáo khoa, vở ghi bài. Thiết bị điện tử khai thác kiến thức. (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (10 phút)
a) Mục đích: Tạo hứng thú tìm hiểu vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Định hướng nội
dung chủ đề của vùng..
b) Nội dung:
- GV cho HS xem đoạn video />- Yêu cầu HS ghi tên địa danh được nhắc đến trong đoạn video.
c) Sản phẩm: câu trả lời miệng của học sinh: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu
Giang, An Giang, Kiên Giang.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ như mục nội dung. Hoạt động theo bàn.
Bước 2: HS lắng nghe video và ghi ra nháp, thảo luận (cặp đôi) để bổ sung cho nhau.
Bước 3: Hết video giáo viên gọi theo bàn. HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS
khác nhận xét).
Bước 4: GV đánh giá, cho điểm bàn ghi đúng nhất. Sau đó, dẫn dắt và giới thiệu về chủ
đề vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn lãnh thổ (10 phút)
a) Mục đích:
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

3


Mơn: Địa lí 9

- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.
b) Nội dung: trị chơi: Cặp đơi hồn hảo: Dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác
lược đồ tự nhiên Vùng đồng bằng sông Cửu Long để hồn thành bảng thơng tin theo cặp
bàn:
Thơng tin vùng đồng bằng sơng Cửu Long

Tiêu chí
Diện tích vùng
Tiếp giáp các vùng, nước
Gồm các tỉnh thành
Ý nghĩa của vị trí
c) Sản phẩm: Hồn thành bảng thơng tin.
Tiêu chí
Diện tích vùng

Thơng tin vùng đồng bằng sông Cửu Long
339 734 km2

Tiếp giáp các vùng, nước

Đông Nam Bộ, Vịnh Thái Lan (biển Đông), Cam-pu-chia.

Gồm các tỉnh thành

13 tỉnh, thành phố (Atlat trang 29)


Ý nghĩa của vị trí

Phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển..
Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông
Mê Kông.

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý,
đánh giá thái độ học tập của HS.
Bước 3: Đại diện HS lên bảng xác định và trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ
sung.
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

4

Mơn: Địa lí 9

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
*Vị trí địa lí:
- Nằm ở phía Nam của nước ta
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp Campuchia

+ Phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan
+ Phía Đơng và Đơng Nam giáp biển Đơng
+ Phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ.
* Giới hạn:
- - Diện tích: 39734 km2
- Gồm 13 tỉnh thành phố.
->Ý nghĩa:
+ Thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế trên biển và trên đất liền.
2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đơng Nam
Bộ (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm cơ bản về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên mang lại.
b) Nội dung: Trò chơi: Vượt chướng ngại vật.

 Ghép các ý ở bên phải và bên trái sao cho hợp lí về điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên.
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Ghép ý
Tài nguyên

Đáp án

Năm học: 2021 – 2022


Đặc điểm
Giáo viên:


Trường THCS

5

Mơn: Địa lí 9

1.Đất

1-e

a.Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau
chiếm diện tích lớn.

2.Rừng

2- a

b.Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong
phú. Nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác
hải sản.

3.Khí hậu

3-c

c.Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa dồi dào.


4.Nước

4–g

d. Thấp và bằng phẳng

5.Biển và hải đảo

5–b

e. Diện tích gần 4 triệu ha. Đất phù sa ngọt:1,2 triệu
ha; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha.

6.Địa hình

6–d

g. Sơng Mê Cơng đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống
kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa
sông, ven biển rộng lớn,...

- Thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên: Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: đồng bằng rộng, đất phù sau châu thổ,
khí hậu cận xích đạo nóng, ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dạng.
Khó khăn: Lũ lụt, khô hạn, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, là 1 trong 3 đồng bằng chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về biến đổi khí hậu …
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: Thảo luận theo nhóm đơi.Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp;

GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS.
Bước 3: Đại diện một số HS đọc kết quả của nhóm; HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và hỏi thêm

- Vai trị của sơng Mê Cơng đối vợi sự phát triển của vùng?
(Lưu vực sơng Mê Cơng ở Việt Nam có diện tích khoảng 71.000 km2, chiếm hơn 8%
diện tích tồn lưu vực và 20% diện tích Việt Nam. Mê Cơng là con sông dài thứ 12
trên thế giới và lớn thứ 10 về tổng lượng dòng chảy (hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m3,
lưu lượng trung bình khoảng 15.000 m³/s). Vai trò cung cấp nước, bồi đắp phù sa,
cung cấp thủy sản, tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phát triển du lịch).

- Em hãy đề xuất giải pháp để khắc phục khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng
đồng bằng sơng Cửu Long?
(- Nhiều diện tích đất phèn, đất mặn (cần cải tạo sử dụng tốt đất phèn, đất mặn)
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

6

Mơn: Địa lí 9

+ Cải tạo bằng cách thau chua rửa mặn, chọn lọc và lai tạo các loại giống cây trồng
thích ứng với tính chất chua mặn của đất.
+ Lũ lụt phải tìm cách sống chung với lũ, xây dựng dự án thoát nước ra biển trong mùa
lũ…
+ Sống chung với lũ bằng cách xây dựng các cụm dân cư vượt lũ ở nơi có điều kiện, làm

nhà nổi, tăng cường khai thác thuỷ sản trong mùa lũ.
- Mùa khô thiếu nước làm tăng nguy cơ nhiễm phèn, nhiễm mặn phải tăng cường các
biện pháp thuỷ lợi..)
Chuẩn kiến thức.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
*Đặc điểm :
- Địa hình thấp, bằng phẳng.
- Khí hậu : cận xích đạo
- Nguồn đất, nước, sinh vật rất phong phú.
* Thuận lợi : phát triển nông nhiệp (sản xuất lương thực, thực phẩm) và phát triển tổng
hợp kinh tế biển.
* Khó khăn :
+ Diện tích đất phèn, đất mặn lớn.
+ Lũ lụt, khô hạn. Xâm nhập mặn.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư (6 phút)
Chú ý: Nhắc học sinh đặc điểm xã hội tìm hiểu ở nhà.
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm dân cư của vùng.
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của dân cư đối với sự phát triển của vùng.
b) Nội dung: Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các
câu hỏi.
c) Sản phẩm: Hoàn thành sơ đồ.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK và phân tích bảng số liệu để hồn thành sơ
đồ:
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:



Trường THCS

7

Mơn: Địa lí 9

- Dân số:
- Thành phần dân tộc:

Khó khăn

Thuận lợi:

Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi
ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, mở rộng về tình hình di cư đang là nỗi lo của vùng và
chuẩn kiến thức.
III. Đặc điểm dân cư

- Đặc điểm :
+ Số dân : 17,3 triệu người (đứng thứ 3 trong 7 vùng). (Năm 2019)
+ Thành phần dân tộc : Người Kinh, Khơ – me, Chăm, Hoa.
- Thuận lợi : Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, có kinh nghiệm sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa.
- Khó khăn : Tỉ suất di cư cao nhất cả nước. Năm 2019 : 39,9%. Chất lượng lao động
chưa cao.

2.4. Hoạt động 4: Tình hình phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long
(25 phút)

a) Mục đích:
-Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long.
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

8

Mơn: Địa lí 9

- Phân tích được những thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng.
- Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế bền vững trong hiện tại và tương lai.
b) Nội dung:
Học sinh tìm hiểu kiến thức trong sách HDH/ 23-25 và phân tích bảng số liệu ở vùng
đồng bằng sơng Cửu Long để hoàn thành phiếu học tập.
Hoàn thành bảng sau và đưa ra ít nhất một câu hỏi phản biện cho nhóm của bạn.
Nhóm A: ngành nơng nghiệp:
Tiêu chí

Thơng tin

Thế mạnh
Tình hình phát triển
Đề xuất giải pháp
Nhóm B: cơng nghiệp
Tiêu chí


Thơng tin

Thế mạnh
Tình hình phát triển
Đề xuất giải pháp
Nhóm C: ngành dịch vụ:
Tiêu chí

Thơng tin

Thé mạnh
Tình hình phát triển
Đề xuất giải pháp
c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng kiến thức.
Thế mạnh

+ Đất phù sa sơng màu mỡ
+ Diện tích đồng bằng lớn nhất nước
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Nguồn nước dồi dào
+ Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm
+ Công nghiệp chế biến đang phát triển mạnh, vốn, chính sách…

Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS


9

Mơn: Địa lí 9

Tình hình phát + Lúa: Diện tích và sản lượng lớn nhất nước (trên 50%)
triển
+ Nhiều cây ăn quả có giá trị.
+ Ni trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước.
+ Đàn vịt lớn nhất.
Đề xuất giải Thâm canh. Đảm bảo thủy lợi.Gắn với phát triển công nghiệp chế
pháp
biến. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật, nâng cao giá trị.
Nhóm B: cơng nghiệp
Tiêu chí

Thơng tin

Thế mạnh

+ Nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp
+ Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm
+ Thị trường, vốn, chính sách, cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh

Tình hình phát + Các ngành chính: Chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây
triển
dụng, cơ khí
+ Trung tâm: Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho…
Đề xuất giải Ứng dụng công nghệ mới, chuyên mơn hóa, tăng vốn.
pháp
Nhóm C: ngành dịch vụ:

Tiêu chí

Thơng tin

Thế mạnh

+ Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm
+ Thị trường, vốn, chính sách, cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh

Tình
triển

hình

phát + Xuất nhập khẩu nơng sản
+ Giao thơng vận tải: Đường bộ và đường thủy. Các cảng như
Kiên Lương, Cần Thơ.
+ Du lịch sinh thái (sông nước, miệt vườn, hải đảo)

Đề xuất giải pháp

Phát triển bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng theo chiều sâu, tìm
kiếm thị trường.

d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong
quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…
Năm học: 2021 – 2022
Giáo viên:



Trường THCS

10

Mơn: Địa lí 9

Bước 3: Đại diện nhóm bàn trình bày trước lớp; nhóm bàn khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung hỏi thêm:
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm đối
với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sơng Cửu Long:


Tăng giá trị sản phẩm nơng nghiệp



Xuất khẩu nhiều nơng sản, ổn định sản xuất



Nâng cao đời sống nhân dân



Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nơng thơn, phục vụ sản xuất nơng nghiệp




Tạo điều kiện cho hàng hóa nơng nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong và nước
ngồi.



và chuẩn kiến thức.

IV.Tình hình phát triển kinh tế
1.Nơng nghiệp

− Là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta.
− Vai trị
+ Đảm bảo an tồn lương thực cho cả nước.
+ Xuất khẩu nông sản lớn nhất.
- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
- Chăn nuôi:Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
- Nuôi trồng và khai thác thủy sản chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản của cả
nước.
- Nghề rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.
2.Công nghiệp

− Bắt đầu phát triển.
− Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí
nơng nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

− Đứng đầu là ngành công nghiệp chế biến lương thực.
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:



Trường THCS

11

Mơn: Địa lí 9

3.Dịch vụ
- Đang bắt đầu phát triển.
- Gồm: xuất khẩu nông sản, vận tải thủy, du lịch sinh thái.
2.5. Hoạt động 5: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế (5 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được các trung tâm kinh tế của vùng địng bằng sơng Cửu Long.
- Kể tên các tỉnh, thành phố và trình bày được vai trò vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng
bằng sơng Cửu Long.
b) Nội dung: Học sinh tìm hiểu kiến thức trong sách địa lí 9 và quan sát màn hình máy
chiếu để trả lời các câu hỏi:
- Dựa vào H3 hãy xác định trên lược đồ các trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông
Cửu Long?Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm?
- Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lơn
nhất vùng?
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: Học sinh quan sát lược lược đồ, đọc sgk133 thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
Bước 3: Đại diện học sinh trình bày, HS khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
V. Các trung tâm kinh tế
Trung tâm kinh tế: TP Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
3. Hoạt động: Luyện tập (40 phút)

a) Mục đích:
- Trình bày về biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng sơng Cửu Long: tác động, giải
pháp ứng phó.
- Trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Vấn đề đô thị của vùng.
- Văn minh châu thổ sông Cửu Long.
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

12

Mơn: Địa lí 9

b) Nội dung: Giáo viên chia lớp làm 4 tổ mỗi tổ về nhà sưu tầm tài liệu và hồn thành
bảng thơng tin kiến thức sau:
- Tổ 1: vấn đề biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nội dung

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tác động của biến đổi khí hậu
Đề xuất giải pháp ứng phó
Liên hệ bản thân
- Tổ 2: Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long
Nội dung
Thời gian thành lập

Gồm các tỉnh, thành phố
Diện tích, dân số
Vai trị
- Tổ 3: Vấn đề đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long
Nội dung
Điều kiện hình thành đơ thị

Đơ thị thường được hiểu là các thành phố, thị xã hay thị trấn.
Theo Bách khoa tồn thư Việt Nam, đơ thị là không gian cư trú
của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những
khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
Nói chung, ở Việt Nam, đơ thị được phân làm 6 loại: đô thị loại
đặc biệt, loại I, II, III, IV, V. Các thành phố hay thị xã ở Việt
Nam thường khơng phải là đơ thị hồn tồn mà cịn một phần
ngoại thị là vùng nơng thơn. Thậm chí, có nhiều đơ thị, phần
ngoại thị cịn rộng hơn rất nhiều so với nội thành. Xét về nguồn
gốc, phần lớn đô thị Việt Nam là do nhà nước sản sinh ra.
Đô thị đồng bằng Sông Cửu Long nằm trên miền đất thấp
trũng là đô thị sông nước, đô thị sinh thái.

Lịch sử hình thành và phát Lịch sử phát triển đơ thị của vùng đồng bằng sông Cửu Long là
triển đô thị
q trình thích nghi với sơng, biển và ngập lụt.
Đơ thị vùng đồng bằng sơng Cửu Long cịn non trẻ và chậm
phát triển.
Đô thị của vùng là đô thị nông nghiệp và có tiềm năng phát
triển lớn.
Hiện nay, vùng ĐBSCL có 174 đơ thị gồm: 1 đơ thị trực thuộc

Năm học: 2021 – 2022


Giáo viên:


Trường THCS

13

Mơn: Địa lí 9

Trung ương, 2 đơ thị loại I thuộc tỉnh, 12 đô thị loại II, 09 đô
thị loại III, 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V. Tỷ lệ đơ thị
hóa tồn vùng đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015. Khu
vực đô thị có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng; bộ
mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại và có bản sắc.
Vai trị của đơ thị đối với sự Các đô thị trung tâm vùng được tổ chức phân bố để trở thành
phát triển kinh tế - xã hội
hạt nhân, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của từng
tỉnh, trên tồn vùng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh tại
biên giới Tây Nam tổ quốc.
Một số đô thị cổ đại và hiện Trước năm 1975 có thành phố Mỹ Tho và Cần Thơ.
đại ở vùng đồng bằng sông
Hiện nay:1 thành phố đô thị loại I trực thuộc trung ương: Cần
Cửu Long
Thơ.
2 thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh:
Mỹ Tho (thuộc tỉnh Tiền Giang)
Long Xuyên (thuộc tỉnh An Giang)
12 đô thị loại II, gồm 12 thành phố trực thuộc tỉnh.


- Tổ 4: Văn minh châu thổ sơng Cửu Long
Nội dung
Q trình hình thành và phát triển châu thổ
Chế độ nước của sông Cửu Long
(Mê Cơng)
Q trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ,
chế ngự các dịng sơng
Văn minh châu thổ sơng Cửu Long
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. HS hỏi và đáp ngắn gọn.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét.
Bước 4: GV chốt lại kiến thức của bài.

1. Vấn đề biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
2. Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

14

Mơn: Địa lí 9

3. Vấn đề đơ thị ở đồng bằng sông Cửu Long
4. Văn minh châu thổ sông Cửu Long

4. Hoạt động: Vận dụng (5 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng đồng bằng sông Cửu Long.
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm theo sở thích và năng lực của mình.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hãy thiết kế một sản phẩm (video, sơ đồ tư duy, bài báo …)
về địa lí vùng đồng bằng sơng Cửu Long theo 5 đề mục đã học.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà. Thời gian 1 tuần.
Bước 4: Kết luận nhận định: giáo viên chấm sản phẩm học sinh ở nhà và trả kết quả
trong một tuần.
Rút kinh nghiệm

Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

15

Mơn: Địa lí 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn minh châu thổ Sơng Cửu Long
Địa mạo địa hình
Tam giác châu sơng Mê Kơng là đồng bằng bồi tích do hạ lưu sơng Mê Kơng và chín
đường rẽ của nó chảy vào biển Đơng mà hình thành nên, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam,
diện tích gần 40 ngàn kilơmét vng. Chiều cao trung bình so với mực nước biển khơng

đến 2 mét, nhiều dịng sơng và ao đầm. 60-70% dân số làm nông nghiệp ở miền nam Việt
Nam tập trung ở chỗ đó, là chỗ sản xuất lúa gạo chủ yếu ở Việt Nam, cũng là một trong
những khu sản xuất gạo nổi tiếng ở Đông Nam Á. Sông Mê Kông về phía dưới Phnơm
Pênh chia thành hai nhánh, ở trong nước Việt Nam gọi là sông Tiền và sông Hậu, hai
sông này đem tam giác châu chia thành ba phần, về phía nam sơng Hậu là bán đảo Cà
Mau, bởi vì ứ tích bùn và cát của sơng Mê Kơng cho nên bán đảo mỗi năm kéo dài 60 80 mét hướng về ven biển phía tây nam. Bãi biển ở phía tây bán đảo đủ dài tạo
thành rừng ngập mặn đặc biệt chỉ có ở miền nhiệt đới, bên trong vùng đất có
nhiều ruộng lúa nước và rừng rậm nhiệt đới. Ở giữa sông Tiền và sông Hậu là đồng bằng
màu mỡ và bằng phẳng, kênh mương dày đặc như mạng nhện. Bộ phận về phía bắc sơng
Tiền chia ra, phía tây là Đồng Tháp Mười, thực tế là vùng ao đầm, mùa mưa tạo thành
một bãi nước rộng lớn bao la, chiều sâu của nước là từ 3 mét trở xuống, mùa khô cạn
nước cũng đến đầu gối, sản xuất nhiều củ sen và lúa nước nổi, phía đông là đồng bằng
Đồng Nai.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù
sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo
sự hình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp
của sơng và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn
dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như
vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu (khu vực ngã
ba Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) ở bán đảo Cà Mau.
Thuỷ văn
Tam giác châu sơng Mê Kơng có lượng nước chảy vào biển trung bình nhiều năm là 475
tỉ mét khối. Trữ lượng lí thuyết thuỷ năng ở lưu vực sông Mê Kông là 58 triệu kilowatt,
thuỷ năng được khai phát ước tính là 37 triệu kilowatt, lượng phát điện hằng năm là 180
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS


16

Mơn: Địa lí 9

tỉ kilowatt giờ, trong đó 33% ở Campuchia và 51% ở Lào. Thuỷ năng chưa khai phát
khơng đến 1%.
Dịng chảy ở lưu vực tam giác châu sơng Mê Kơng đến từ mưa, bởi vì ảnh hưởng gió
mùa khơng thay đổi hằng năm, cho nên đường tiến trình mức nước chủ yếu từ một năm
thuỷ văn trước đến một năm thuỷ văn sau hầu như không thay đổi, chênh lệch giữa mức
nước cao và mức nước thấp khơng lớn.
Về phía tây, Đồng bằng sơng Cửu Long được giới hạn bởi sông Châu Đốc và kênh Vĩnh
Tế một dòng kênh nhân tạo chảy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia, nhận nước
sông Hậu Giang qua sông Châu Đốc tại Thành phố Châu Đốc đổ nước ra Vịnh Thái Lan,
giới hạn một vùng đất thấp ngập nước theo mùa gọi là Tứ giác Long Xuyên.
Ở khu vực giữa hai dòng sông Hậu và sông Tiền, Đồng bằng sông Cửu Long được giới
hạn đầu nguồn bởi các dòng kênh nối ngang tại 2 huyện thị đầu nguồn Tân Châu và An
Phú của tỉnh An Giang như kênh Vĩnh An,...
Các sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ, Soài Rạp mặc dù thuộc hệ thống sơng Sài Gịn-Đồng
Nai, là hệ thống sơng thuộc địa bàn Miền Đơng Nam Bộ, nhưng chúng là những dịng
sơng cuối cùng nhận nước từ sơng Mekong về phía đơng, đồng thời một trong số chúng
(sơng Sồi Rạp) là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh phía đơng Đồng bằng sông Cửu Long
là Long An và Tiền Giang với tỉnh thành phía tây của Miền Đơng Nam Bộ là Thành phố
Hồ Chí Minh, nên lưu vực các sơng rạch này (chính là địa bàn tỉnh Long An) cũng là địa
bàn ranh giới tận cùng phía đơng của Đồng bằng sơng Cửu Long với Miền Đồng Nam
Nghề trồng lúa nước gắn liền với lịch sử khai thác và phát triển ĐBSCL. Với một
đồng bằng phẳng, có chế độ ngập lũ hàng năm, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên
việc trồng lúa nước là hình thức sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên của khu vực
này. Đây được xem là vựa lúa lớn nhất nước với sản lượng lương thực hàng năm lên đến
hàng triệu tấn, không những bảo đảm cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn cho xuất

khẩu. Ở vùng châu thổ này, diện tích lúa gia tăng theo đà khai thông, mở rộng hệ thống
kênh rạch. Kênh rạch đi đến đâu ruộng lúa mở rộng đến đó. Các điểm quần cư mới cũng
mọc lên theo.
Lúa gạo là sản phẩm nổi bật nhất của vùng sông nước này. Cây lúa gắn với hệ sinh thái tự
nhiên, nơi trồng lúa của cư dân là trung tâm thu hút các dân tộc cùng nhau xây dựng nên
nền văn hóa lúa nước trên đơi bờ từ thượng lưu đến hạ lưu sơng Mekong và từ đó lan tỏa
ra khắp Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

17

Mơn: Địa lí 9

Đặc biệt ở vùng trũng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười có 2 loại lúa mà chỉ ở
ĐBSCL mới có. Đó là lúa trời và lúa nổi. Con người ở đây đã biết khai thác lúa trời một
cách thông minh
Cùng với việc trồng lúa, ngay từ những ngày đầu khai khẩn vùng đất mới này, cư dân
ĐBSCL đã biết lập vườn trồng cây ăn trái. Những vùng đất phù sa có nước ngọt ven sông
Tiền, sông Hậu là địa bàn của các vườn tược, người ta gọi đó là miệt vườn hay văn minh
miệt vườn. Trong vườn, nông dân đồng bằng sông Cửu Long trồng các loại cây khác
nhau, từ các loại cây ăn quả như cau, dừa, chuối, cam, quýt, chanh, bưởi, mãng cầu,
thơm, nhãn…đến những loại cây lấy gỗ hoặc vật liệu làm nhà như dầu (thủy mai), sao,
tre…và cả những loại cây thuốc. Ngồi những cây chính, người ta cịn trồng xen một số
loại cây khác hoặc trồng kiểu vườn tạp. Một số nơi trong các nhà vườn, trên cao là dừa,

rồi đến cây ăn trái, kết hợp với các thùng ong, trồng nấm, rau xanh, chuồng heo, dưới
mương là tôm càng xanh, cá.
Chợ nổi không chỉ là nơi buôn bán, mua sắm, mà cịn là nơi giao lưu văn hóa, tạo
nên nét đẹp truyền thống của vùng quê sông nước Cần Thơ. Sức hút của chợ nổi Cái
Răng đối với khách thập phương khơng chỉ là nét văn hóa độc đáo của chợ nổi, mà cịn là
tấm lịng khống đạt, rộng mở, hiếu khách hiếm có của những người dân sông nước miền
Tây.
Ngày 8-7-2016, chợ nổi Cái Răng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơng nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Đây được xem là một điểm du lịch hấp dẫn mà
du khách, đặc biệt là người nước ngồi thích khám phá và trải nghiệm. Mỗi du khách đến
nơi đây đều bị hấp dẫn và quyến rũ bởi các loại trái cây thơm ngon, được trải nghiệm
hình thức du lịch đặc trưng của miền sông nước mà không phải nơi nào cũng có.
Biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL ĐBSCL nằm ở cuối dịng chảy của sơng Mekong
trước khi đổ ra Biển Đông và một phần nhỏ ra Vịnh Thái Lan. Đây là một vùng đất thấp
và bằng phẳng, cao độ trung bình phổ biến từ 1 đến 2 m so với mực nước biển, được bồi
tụ bởi phù sa của sơng Mekong. Vùng đồng bằng có diện tích gần 4 triệu ha (39.734
km2), trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700 ngàn ha đất nuôi
trồng thủy sản. Vùng đất này là nơi cư trú và sản xuất của hơn 18 triệu dân và được xem
là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp 55% sản lượng gạo (trong đó đóng góp 90%
lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới), hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70%
lượng trái cây cho cả nước.
-Lũ lụt, hạn hán ngày một khó lường.

Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS


18

Mơn: Địa lí 9

+ Số trận mưa giảm nhưng lượng mưa ở mỗi trận lại tăng nên khiến tình trạng ngập lụt
diễn ra nhiều nơi. Sau mỗi đợt mưa là nắng kéo dài dẫn đến khô hạn, nước mặn xâm nhập
sâu làm cho nhiều nơi không đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt.
+ Đại diện sở Tài nguyên và mơi trường tỉnh Bến Tre thì cho hay tình trạng nước biển
dâng khiến nước mặn xâm nhập càng sâu vào nội đồng.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL
Tác động đến sản xuất và đời sống
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, ở ĐBSCL, ước tính hàng trăm ngàn hecta đất bị
ngập, hàng triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao. Sản lượng lương
thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe doạ tới an ninh lương thực của quốc gia. Diện tích canh
tác nơng nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy
sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Cá nước ngọt dự kiến sẽ suy giảm
vì diện tích đất đồng bằng và dịng sơng nhiễm mặn gia tăng. Ngược lại, cá nước mặn, lợ
sẽ phát triển. Diện tích ni tơm, sị và hải sản khác có thể sẽ gia tăng trong tương lai.
Các vùng tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật hoang dã, khoáng sản (than bùn, cát đá xây
dựng...) sẽ bị xâm lấn. Nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo sẽ là đối tượng
chịu nhiều tổn thương nặng nề do thiếu nguồn dinh dưỡng, thiếu khả năng tài chính, thiếu
điều kiện tiếp cận thơng tin để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của thời tiết và khí
hậu. Dự kiến sẽ có sự dịch chuyển dịng di cư của nông dân ở các vùng ven biển bị tác
động nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các đơ thị vùng phía bắc và phía
tây (như Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Tân An...). Điều này
khiến các quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ là một thử thách, môi trường đô thị
sẽ bị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số. Thực tế cho thấy, mùa khô năm 2016, mặn
đã xâm nhập sâu đến 90 km vào các tỉnh/thành ven biển ở ĐBSCL, với diện tích khoảng
300.000 ha. Nếu tình trạng hạn - mặn tiếp tục diễn ra như năm 2016 thì diện tích các
vùng trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, làm giảm năng suất và sản lượng. Như vậy, việc

chọn tạo và sử dụng các loại giống lúa chịu mặn là khả năng phải nghĩ tới trong hiện tại
và tương lai.
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng như nêu trên đối với cây lúa, nuôi trồng thủy sản…, khi mực
nước biển dâng còn làm hệ thống đê biển hiện tại có nguy cơ tràn và vỡ ngay cả khi
khơng có các trận bão lớn. Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao làm chế độ dòng chảy
ven bờ thay đổi sẽ gây xói lở bờ. Đối với hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao, mực nước
biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

19

Mơn: Địa lí 9

sơng dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ
tăng thêm, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sơng ở các tỉnh phía bắc, đê bao và bờ bao
ở các tỉnh phía nam. Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các lồi
sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia
tăng các loại “thiên địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn
xoắn lá ở ĐBSCL diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh,
tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ canh tác
lúa, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng
suất, sản lượng.
Ảnh hưởng đến quang hợp và năng suất cây trồng
Những thay đổi về cường độ và thời gian có nắng, thiếu nước, gia tăng lượng khí
CO2 (dự kiến tăng từ 350 ppm đến 700 ppm) và nhiệt độ (dự kiến gia tăng thêm

10C) trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới việc tạo chất khô của toàn cây và sản phẩm
thu hoạch. Gia tăng nhiệt độ và cường độ ánh sáng làm gia tăng quang hợp nhưng đồng
thời cũng làm gia tăng hơ hấp. Nhóm cây C3 (lúa, đậu nành, cây ăn trái, cây cho củ…)
được hưởng lợi nhiều nhất khi tăng gấp đôi lượng CO2 và nhiệt độ, năng suất chất khơ
tồn cây có thể gia tăng 20-30%. Tuy nhiên, những diễn biến này chỉ xảy ra khi có đủ
nước tưới trong suốt mùa trồng. Nhóm cây C4 (mía, bắp…), trong điều kiện CO2 hiện
nay (350 ppm), ở ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, nhóm này có quang hợp và sử dụng
nước hữu hiệu hơn nhóm C3. Ở cường độ ánh sáng cao, hơ hấp ánh sáng trở nên không
đáng kể. Như vậy, năng suất chất khơ của thực vật nhóm C4 cao hơn C3 ở cường độ ánh
sáng cao. Nhưng do nhiệt độ tối hảo của quang hợp ở nhóm C4 thấp hơn nhiệt độ tối hảo
của hô hấp, nên khi gia tăng nhiệt độ, chất bột sẽ bị mất nhiều hơn. Do vậy, năng suất các
loại cây trồng cũng có sự thay đổi trước những diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu.
Ảnh hưởng đến cỏ dại, sâu bệnh và đa dạng sinh học
Cỏ dại đa số thuộc nhóm C3, nên sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khi nhiệt độ
tăng thêm 10C và CO2 tăng gấp đôi, xâm nhập cỏ dại cũng sẽ trầm trọng trong
tương lai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, gia tăng nhiệt độ giúp côn trùng rút ngắn chu kỳ
sinh trưởng, gia tăng mức sinh nở và mật số nhanh chóng. Rầy nâu hại lúa có thể mãnh
liệt hơn và nhiều dịng kháng thuốc có cơ hội bộc phát hơn. Dịch rầy thường xảy ra vào
mùa hè, nhưng trong tương lai có thể xảy ra vào mùa mưa khi nhiệt độ và độ ẩm giảm.
Nạn cào cào, châu chấu có thể cũng trở nên trầm trọng hơn. Biến đổi khí hậu và nước
biển dâng sẽ tác động lên toàn bộ hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm của vùng ĐBSCL. Vấn
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

20


Mơn: Địa lí 9

đề này làm thay đổi cán cân thực phẩm trong sinh quyển, làm mất tính đa dạng sinh học,
đất và rừng bị suy kiệt: nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh
Thượng, Láng Sen, Trà Sư, Hà Tiên, Vồ Dơi, Bãi Bồi, Đất Mũi, Lung Ngọc Hoàng sẽ bị
đe dọa ảnh hưởng, sự bền vững trở nên mong manh hơn, một số sinh vật có thể bị tiêu
diệt, nhưng cũng sẽ có một số côn trùng (như muỗi) sẽ gia tăng số lượng, đa dạng sinh
học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và khô hạn, tăng thêm
nguy cơ diệt chủng đối với động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Các
loại thực vật hàng niên dễ đáp ứng với môi trường mới và có thời gian tái cấu trúc di
truyền đáp ứng môi trường mới nhanh hơn thực vật đa niên nên thời gian tạo lồi mới
ngắn hơn sẽ góp phần vào sự đa dạng sinh học. Thay đổi thuỷ tính của các dịng sơng,
nước biển dâng cao và nước mặn xâm nhập nhiều trong tương lai được dự đoán là sẽ ảnh
hưởng lên động, thực vật của vùng duyên hải. Các loài cây chịu mặn sẽ phát triển tốt hơn
và rừng lấn ra biển. Ngược lại, các thực vật cần sống trong nước ngọt một thời gian như
cây Tràm hay nước lợ như Dừa nước, cây Bần sẽ bị suy thối nếu mùa khơ hạn kéo dài và
nhiễm mặn gia tăng, chúng có khuynh hướng phát triển vào phía nội địa, và như vậy bờ
sông vùng gần biển sẽ bị xói lở nhiều hơn trong tương lai.
Cập nhật địa bàn tác động chính của biến đổi khí hậu đến các huyện, thị xã, thành
phố ở tỉnh An Giang
Huyện/tp

Biểu hiện
-

TP. Long
Xuyên, Châu
Thành và
Chợ Mới


-

Gia tăng cường độ, tần suất
mùa nước nổi tại các điểm tài
nguyên du lịch, các điểm vui
chơi giải trí

Tác động của BĐKH
-

Ảnh hưởng đến số lượng
khách đến tham quan, ngày lưu
trú, doanh thu du lịch

-

Ảnh hưởng đấn việc làm và
sinh kế người dân

Gia tăng tình trạng xói mịn
đất các khu du lịch ven sông các
cơ sở lưu trú

-

Suy giảm nguồn nước mặt,
nước ngầm

-


Hạn hán trong mùa khô, biến
động bất thường mùa mưa

-

Hư hại nhà cửa, cơ sở hạ
tầng du lịch và cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch, tài nguyên du
lịch
Gia tăng tình trạng thiếu
nước sinh hoạt

Đề xuất một số giải pháp
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

21

Mơn: Địa lí 9

Để đối phó với tình trạng diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết, ĐBSCL đã tìm ra
nhiều phương cách khác nhau để sống thích nghi, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ mùa
màng và tài sản; sống chung với lũ, phát triển kinh tế trong mùa lũ ở ÐBSCL (Nuôi
trồng, khai thác và chế biến các loại thủy sản; trồng và sơ chế nấm rơm xuất khẩu; đan
lục bình, thu hoạch bơng điên điển, rau bồn bồn; sản xuất dụng cụ đánh bắt thủy sản, du
lịch sinh thái mùa lũ, v.v.)

Qua thực tiễn, người nông dân đang chuyển dần qua cách sống và sản xuất nơng nghiệp
phù hợp với hồn cảnh mới dưới điều kiện khí hậu ngày một thay đổi nhanh hơn.
1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long:
+Biểu hiện: Lũ lụt, hạn hán ngày một khó lường, xói mịn đất. Suy giảm nguồn nước mặt,
nước ngầm,…
-Tác động:
+ Tác động đến sản xuất và đời sống.
+ Ảnh hưởng đến doanh thu du lịch, việc làm, hư hại nhà cửa.
+ Gia tăng tình trạng thiếu nước sinh hoạt,..
Đề xuất giải pháp ứng phó:
- Các biện pháp bảo vệ mùa màng và tài sản
- Sống chung với lũ, phát triển kinh tế trong mùa lũ ở ÐBSCL : Nuôi trồng, khai thác và
chế biến các loại thủy sản; trồng và sơ chế nấm rơm xuất khẩu; đan lục bình, thu hoạch
bơng điên điển; sản xuất dụng cụ đánh bắt thủy sản, du lịch sinh thái mùa lũ, v.v.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế động lực
của vùng Tây Nam Bộ, gồm 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà
Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009. Tính đến năm 2011, vùng kinh tế này có diện
tích tự nhiên là 2 triệu ha, dân số trên 8,2 triệu người, chiếm khoảng 1/2 dân số của vùng
ĐBSCL. Toàn vùng rộng 20.003 km² chiếm 6% diện tích cả nước, chiếm 21,4% diện tích
các vùng kinh tế trọng điểm với dân số năm 2019 khoảng 17,2 triệu người bằng 7,9% dân
số cả nước và bằng 15,7% dân số các vùng kinh tế trọng điểm. Đây là vùng có nền kinh
tế lớn thứ 4 cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển
kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các thành phố: Cần Thơ, Long
Xuyên, Rạch Giá và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009 bằng Quyết định số
492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009.
Năm học: 2021 – 2022


Giáo viên:


Trường THCS

22

Mơn: Địa lí 9

Theo Quyết định này, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về
sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu
nơng thủy sản của cả nước. Ngồi ra, vùng kinh tế này cịn đóng vai trị quan trọng trong
chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao
thương với khu vực. tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển
Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du
lịch với khu vực.
Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung, vùng kinh tế trọng điểm nói riêng, là một trong
những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất
lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn.
Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho
phát triển kinh tế và du lịch.
Hệ thống đô thị trong vùng khá phát triển, trong đó có thành phố Cần Thơ là thành phố
trực thuộc Trung ương. Cơ sở hạ tầng đã từng bước hoàn thiện, đã, đang và sẽ tạo sức hút
mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Theo đề án đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản
xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nơng
thủy sản của cả nước. Ngồi ra, vùng kinh tế này cịn đóng vai trị quan trọng trong

chuyển giao cơng nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó, thành
phố đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) và Thành
phố Cần Thơ đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng, với vị trí và tiềm
năng du lịch thì Phú Quốc đang là đầu tàu của vùng trong phát triển ngành dịch vụ chất
lượng cao.

Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

23

Mơn: Địa lí 9

Mơ hình sống chung với biến đổi khí hậu của người dân vùng ĐBSCL

Xây dựng kế hoạch hành động thích nghi với biến đổi khí hậu vừa mang tính cấp bách
trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm giữ được sự phát triển bền vững kinh tế
- xã hội cũng như môi trường. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở ĐBSCL là vấn đề
nghiêm trọng mà các cơ quan hoạch định chính sách, các chuyên gia quy hoạch, giới
khoa học và người dân phải nhận thức được. Các kịch bản và tình huống tác động cần
phải được tiếp tục phân tích để có các dữ liệu thuyết phục và khoa học hơn. đề xuất và
thử nghiệm các mơ hình thích nghi với hoàn cảnh mới: các kiểu kiến trúc nhà, ngoại
cảnh, các trang thiết bị phòng tránh thiên tai ở mức cộng đồng; nghiên cứu, chọn tạo các
giống cây trồng và vật ni có khả năng chịu đựng ngưỡng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt
hơn, điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp; xây dựng quy chuẩn

xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong
tương lai; lồng ghép các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng và duy trì mạng lưới thơng tin, nâng cấp hệ
thống cảnh báo thời tiết - thiên tai; tăng cường hợp tác quốc tế và quốc gia, thường xuyên
trao đổi, chia sẻ thông tin trong và ngoài nước.
PHỤ LỤC : Cách phân loại đơ thị theo vị trí, chức năng và tiêu chuẩn
Đơ thị loại đặc biệt: phải đảm bảo các tiêu chuẩn: thủ đô hoặc đô thị với chức năng là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học - kĩ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu
mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước; quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và
hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân 15.000 người/km2 trở lên;
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


Trường THCS

24

Mơn: Địa lí 9

Đơ thị loại I: Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc
cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công
nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trị thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước; Cơ cấu và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết
này.
Quy mô dân số: Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mơ dân số tồn đô
thị đạt từ 1.000.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên; đô thị

là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mơ
dân số tồn đơ thị đạt từ 500.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 200.000 người
trở lên.
Mật độ dân số tồn đơ thị đạt từ 2.000 người/km 2 trở lên; khu vực nội thành tính
trên diện tích đất xây dựng đơ thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tồn đơ thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành
đạt từ 85% trở lên.
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn
quy định.
Đến ngày 23 tháng 7 năm 2020, Việt Nam có 22 đơ thị loại I, bao gồm:
Đơ thị loại II: Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên
ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế,
khoa học và cơng nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thơng, có vai trị
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh; Cơ cấu và
trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn theo quy định
Quy mơ dân số tồn đơ thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ
100.000 người trở lên.
Mật độ dân số tồn đơ thị đạt từ 1.800 người/km 2 trở lên; khu vực nội thành tính
trên diện tích đất xây dựng đơ thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp tồn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành
đạt từ 80% trở lên.
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn
quy định.
Đến ngày 2 tháng 2 năm 2021, cả nước có 32 đơ thị loại II, đều là các thành phố
thuộc tỉnh, bao gồm: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hịa, ng Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc
Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan
Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng
Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh
Long, Tuyên Quang.
Năm học: 2021 – 2022


Giáo viên:


Trường THCS

25

Mơn: Địa lí 9

Đơ thị loại III: Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chun
ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và cơng
nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thơng, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, vùng liên tỉnh; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Quy mơ dân số tồn đơ thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị
đạt từ 50.000 người trở lên.
Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km 2 trở lên; khu vực nội thành, nội
thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp tồn đơ thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành,
nội thị đạt từ 75% trở lên.
Trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn
quy định.
Đơ thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh (hoặc một thị trấn và khu
vực phụ cận nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn).
Đến ngày 2 tháng 3 năm 2021, cả nước có 48 đô thị loại III, gồm:
+ 29 thành phố: Yên Bái, Điện Biên Phủ, Hịa Bình, Sóc Trăng, Hội An, Hưng
Yên, Kon Tum, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây
Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sơng Cơng, Sầm Sơn, Phúc n, Hà Tiên, Đồng Xồi, Chí
Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Dĩ An, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn.

+ 19 thị xã: Sơn Tây, Cửa Lị, Phú Thọ, Bỉm Sơn, Gị Cơng, La Gi, Bến Cát, Tân
Uyên, Sông Cầu, Phổ Yên, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng n, Kỳ Anh, Bình
Minh, Đơng Triều, Phú Mỹ, An Nhơn.
Đơ thị loại Iv: Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên
ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế,
khoa học và cơng nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thơng, có vai trị
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện; Cơ cấu và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định.
Quy mơ dân số tồn đơ thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có)
đạt từ 20.000 người trở lên.
Mật độ dân số tồn đơ thị đạt từ 1.200 người/km 2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có)
tính trên diện tích đất xây dựng đơ thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp tồn đơ thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu
có) đạt từ 70% trở lên.
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn
quy định.
Năm học: 2021 – 2022

Giáo viên:


×