Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn “Bà lão lòa” của Vũ Trọng Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.94 KB, 21 trang )

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC

Chuyên đề: Không gian và thời gian nghệ thuật
trong truyện ngắn “Bà lão lòa” của Vũ Trọng
Phụng

ĐÀ NẴNG – 2021


BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC

Chuyên đề: Không gian và thời gian nghệ thuật
trong truyện ngắn “Bà lão lòa” của Vũ Trọng
Phụng

ĐÀ NẴNG – 2021


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng độc đáo trong nền văn học Việt Nam. Với 27 năm cuộc đời
và 10 năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã để lại trong kho tàn Việt Nam một khối lượng tác phẩm
đồ sộ, với nội dung tư tưởng mang giá trị tố cáo xã hội trước Cách mạng mạnh mẽ và nghệ thuật
sắc sảo tài hoa. Nhà văn Vũ Trọng Phụng nổi tiếng với tiểu thuyết Giơng tố, Số đỏ,…có những
tác phẩm đã được đưa vào chương trình giáo dục, sách giáo khoa nhưng người ta chưa nói nhiều


đến các truyện ngắn của ơng, vì vậy nghiên cứu truyện ngắn “Bà lão lòa” của Vũ Trọng Phụng
góp phần khẳng định thêm tư tưởng, nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật, tài năng nghệ thuật của
nhà văn. Trong truyện ngắn, ơng nghiêng về những khái cạnh tình cảm, đạo đức, nhân sinh,
nhân tình thế thái, tâm lí con người, khát vọng đời thường,… trong cái xã hội đen tối đảo điên
của xã hội lúc bấy giờ. Truyện ngắn “Bà lão lòa” cũng vậy, tác giả phác họa một bức tranh của
bối cảnh xã hội nghèo đói, với những người nơng dân cực khổ, vì cái nghèo cái đói ám ảnh nên
họ dần tha hóa đi những đức tính tốt đẹp, họ trở nên bội bạc, ích kỉ, vơ lương tâm và tàn nhẫn.
Bên cạnh đó là một phong cách nghệ thuật rất tài ba và tinh tế, đặc biệt là không gian và thời
gian nghệ thuật được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn và hợp lí trong tác phẩm. Hiểu biết thêm về
phong cách nghệ thuật của tác giả là điều cần thiết để có cái nhìn tồn vẹn về một tài năng lớn
của trào lưu hiện thực văn học Việt Nam.
Không gian và thời gian nghệ thuật là hình thức mang tính quan niệm. Nó phản ánh một kiểu tư
duy, một cách cảm nhận đời sống của nhà văn trước con người và hiện thực. Tìm hiểu các đặc
trưng cũng như cách thức tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật là một việc làm cần thiết
và quan trọng để từ đó thấy được cái nhìn, quan niệm, cách đánh giá của nhà văn về con người
và đời sống. “Không gian và thời gian là hai bề của sự vật, là kích thước của sự sống, tái hiện
sự sống làm sao không dựng cái khung không gian và thời gian lên được để chứa đựng sự vật,
để cho sự vật có chỗ sống, sinh sơi, nảy nở” (Huy Cận). Thời gian và không gian trong “Bà lão
lòa” cũng như mọi hiện tượng của thế giới khách quan, khi đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng
tư tưởng, tình cảm, được nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo thấm
đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn “Bà
lão lòa” của Vũ Trọng Phụng để tìm hiểu. nghiên cứu và với mong muốn góp phần nhỏ bé vào
lĩnh vực nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng.
2. Lịch sử vấn đề:
Cho đến nay, đã có rất nhiều tiểu luận, luận văn, cơng trình nghiên cứu, các tác giả, các nhà văn
học trong và ngoài nước, các sách vở, tài liệu, bài báo khoa học nghiên cứu về không gian – thời
gian nghệ thuật cũng như nghiên cứu về truyện ngắn, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Vũ
Trọng Phụng đã là cái tên quen thuộc với những tiểu thuyết rất nổi tiếng và đưa vào trong sách
giáo khoa. Nhưng theo như tìm hiểu, truyện ngắn “Bà lõa lịa” vẫn cịn rất ít những cơng trình

nghiên cứu cụ thể về nó, đặc biệt là không gian – thời gian nghệ thuật đã được tác giả sử dụng
4


đầy tinh tế và đặc sắc trong tác phẩm này. Tơi chọn đề tài này để góp phần vào cơn trình nghiên
cứu về phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu khơng gian – thời gian nghệ thuật trong một tác phẩm cụ thể giúp hiểu hơn về
những yếu tố tạo nên một thế giới nghệ thuật trong đứa con tinh thần của nhà văn. Thơng qua
phân tích một cách cụ thể và rõ nét về không gian – thời gian trong truyện ngắn “Bà lão lòa”
thấy được nét đặc biệt, phong cách nghệ thuật, sự tài hoa của Vũ Trọng Phụng gửi gắm vào
trong tác phẩm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát được một cách đầy đủ về những vấn đề liên quan đến không gian – thời gian nghệ
thuật để căn cứ vào đó đi sâu vào tìm hiểu và phân tích một cách cụ thể không gian – thời gian
nghệ thuật trong truyện ngắn “Bà lão lòa” của Vũ Trọng Phụng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là không gian – thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn
“Bà lão lòa” của Vũ Trọng Phụng.
Phạm vi nghiên cứu là các quan điểm, các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài đã được các nhà
nghiên cứu văn học thông qua các sách, báo, bài viết và tìm hiểu khơng gian – thời gian nghệ
thuật đã được Vũ Trọng Phụng sử dụng và kết hợp tài tình để tạo nên truyện ngắn “Bà lão lịa”.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học văn học như phân tích tổng hợp, đánh giá - khái quát, phân loại, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp hệ
thống – cấu trúc.
7. Đóng góp của tiểu luận:
Tiểu luận giúp có cái nhìn khái quát cũng như cụ thể hơn về không gian - thời gian nghệ thuật
trong văn học, đặc biệt là trong một tác phẩm văn học. Thông qua những khái niệm, lí thuyết đã
tìm hiểu được, đi sâu vào phân tích khơng gian – thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn “Bà lõa
lòa” của Vũ Trọng Phụng để thấy được những nét đặc trưng, sự tài hoa của ông trong phong

cách nghệ thuật. Tiểu luận với đề tài này, góp phần tìm hiểu khái qt về những nét tiêu biểu của
không gian – thời gian nghệ thuật cũng như hiểu rõ hơn về phong cách văn chương của Vũ
Trọng Phụng.
8. Bố cục bài tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung và kết luận. Trong đó nội dung bài tiểu
luận được chia làm 2 chương cụ thể:
Chương 1: Khái quát chung về không gian và thời gian nghệ thuật trong văn học.
Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật được Vũ Trọng Phụng sử dụng trong truyện ngắn
“Bà lão lòa”.

5


Ở chương 1, tôi xin nêu lên một vài khái niệm, cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài và ở chương
2, vận dụng lí thuyết đã tìm hiểu và khái quát để áp dụng và phân tích cụ thể vào tác phẩm “Bà
lão lòa” của Vũ Trọng Phụng.

NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN VẬT LÝ:
Trong triết học, người ta xem thời gian và không gian là hình thức (phương thức) tồn tại của vật
chất. Khơng một vật chất nào có thể tồn tại ngồi khơng gian và thời gian. Vật chất nói chung,
con người cũng vậy, ln ln phải tồn tại, thể hiện tính xác định của mình trong thế giới khách
thể bốn chiều (ba chiều không gian và một chiều thời gian). Ở mơi trường, khơng gian nào con
người cũng phải thích nghi với nó và phải di động linh hoạt trước sự biến đổi của thời gian.
Điều đặc biệt, thời gian và khơng gian có mối quan hệ biện chứng với nhau, khơng thể có thời
gian mà khơng có khơng gian và ngược lại. Thời gian là một đại lượng để xác định quá trình tồn
tại, vận động và phát triển của mọi sự vật, sự việc trong thế giới tự nhiên. Một tính chất đặc biệt
của thời gian đó là quy luật vận động chỉ theo một chiều tuyến tính và mang tính khách quan.

Nhà vật lí thuyết hiện đại S.W Hawking đã nói một cách hình tượng: “Mũi tên của thời gian”
bao giờ cũng chỉ có một hướng: quá khứ – hiện tại – tương lai. Cùng với thời gian, khơng gian
cũng là hình thức tồn tại của thế giới vật chất. Trong đó, các vật thể có độ dài và độ lớn khác
nhau, ln đan xen hài hịa. Nếu tính chất đặc biệt của thời gian là tính quá trình thì khơng gian
lại là tính cấu trúc. Thời gian và khơng gian trong thế giới tự nhiên, có thể đo đếm, ngắm nhìn,
thậm chí cảm nhận được một cách trực tiếp nhưng đó chưa phải là thời gian và khơng gian nghệ
thuật.
1.2.
KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT:
Trong từ điển tiếng Việt, không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. Khơng
một vật chất nào có thể tồn tại ngồi thời gian và khơng gian. Không gian nghệ thuật và thời
gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghê thuật (Thi pháp học).
1.2.1. Quan niệm không gian nghệ thuật:
Không gian nghệ thuật là một thế giới nghệ thuật trong đó có con người và bối cảnh, có sự kiện
được tác giả chủ ý xây dựng theo cá tính của mình. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì khơng
gian nghệ thuật là “Hình thức bên trong của hiện tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của
nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra
trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ tồn bộ
quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần,
rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không
gian, nên mang tính chủ quan. Ngồi khơng gian vật thể, có khơng gian tâm tưởng”. Do vậy,
khơng gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, khơng quy được vào khơng gian địa lí hay vật
lý. Khơng gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mơ hình hoá các mối liên hệ của
1.1.

6


bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật trong tác
phẩm là sự kết hợp các tiểu không gian, tạo thành mơ hình khơng gian của thế giới nghệ thuật,

đó có thể là mơ hình khơng gian điểm (địa điểm) như quảng trường, chiến tranh, chiến trường,
ngôi nhà,… ; không gian tuyến (khơng gian chỉ có chiều dài, khơng liên quan đến chiều rộng)
như không gian con đường, đường đời; khơng gian phẳng (khơng gian khối) có hướng vươn ra
chiều thẳng đứng; không gian tâm lý, không gian nhân vật, khơng gian thực, khơng gian ảo,..
Khơng gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới – dùng để mơ hình hố các
phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng. Không gian nghệ thuật có thể
mang tính cản trở, để mơ hình hố các kiểu tính cách con người. Khơng gian nghệ thuật có thể
là khơng có tính cản trở như trong cổ tích làm cho ước mơ, cơng lí được thực hiện dễ dàng.
Ngôn ngữ của không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Các cặp phạm trù cao – thấp, xa
– gần, rộng – hẹp, cong – thẳng, bên này – bên kia, vững chắc – bập bênh, ngay - lệch… đều
được dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Không gian nghệ
thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngơn ngữ tượng trưng,
mà cịn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn
học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình
của các hiện tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm
biểu hiện con người và quan niệm về cuộc sống.
1.2.2. Quan niệm thời gian nghệ thuật:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là “hình
thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như khơng gian
nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất
định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua
thời gian nghệ thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật,
một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật”. Khác với thời gian khách quan được đo
bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt
tới tương lai xa xơi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát thành vô tận. Thời
gian thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới không tách rời với chuỗi biến cố cốt
truyện. Nó phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai
đoạn phát triển, thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người
trong thế giới, đồng thời thể hiện ý đồ của tác giả trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận
động. Vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật có tính hai mặt cơ bản, đó là: quan

niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm. Nhà lý luận Nga Đ.X. Likhachôp
cho rằng: “thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể và đồng thời là công cụ phản ánh văn học.
Văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới trong hình thức
hết sức đa dạng của thời gian”. Trong tác phẩm văn chương, thời gian chỉ trở thành nghệ thuật
khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, vào mơi trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và
những biến động của tâm tư, tình cảm của con người. Thời gian nghệ thuật là hình thức của hình
7


tượng nghệ thuật thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ… Nó được nhận biết
nhờ các mối quan hệ giữa các biến cố, có thể là quan hệ nhân quả, quan hệ tâm lý hoặc liên
tưởng. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm, cách
hiểu thời gian của tác giả. Tóm lại, khơng gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai
khái niệm luôn đi song hành với nhau, tạo ra tính cấu trúc và tính q trình của tác phẩm, là yếu
tố mở ra thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Thời gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Tác phẩm cần một lượng thời gian để mở
ra trước mắt người đọc. Tuy nhiên, thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian thực tại.
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với
độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Có
nhiều loại thời gian: thời gian vũ trụ, thời gian lịch sử, thời gian xã hội, thời gian tâm lí, thời
gian thần thoại,…Mỗi thời gian có độ đo riêng: năm, tháng, phút, giây, mùa, thế kỷ, thời đại,…
Đơn vị thời gian càng nhỏ thì người ta có dịp nhìn sâu vào thực tại, đơn vị thời gian càng lớn thì
đem lại cái nhìn bao quát.
1.2.3. Thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật:
Trong lí luận hiện đại, người ta phân biệt ra thời gian trần thuật (thời gian của truyện kể) và thời
gian được trần thuật (thời gian của câu chuyện, thời gian văn bản). Thời gian nghệ thuật đích
thức là thời gian phối trí giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Thời gian trần
thuật thì khơng đảo ngược được, không đút đoạn, chỉ đứng ở thời gian hiện tại với sự phối trí
của người kể. Giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật thì thời gian trần thuật
thường ngắn hơn thời gian được trần thuật, tuy nhiên có lúc thời gian được trần thuật ít hơn thời

gian trần thuật. Đấy là lúc tác giả dừng lại miêu tả thiên nhiên, tâm trạng nhân vật, thời gian
dường như ngừng trơi nhưng thời gian kể chuyện thì cứ trôi đi. Sự so le giữa thời gian trần thuật
và thời gian được trần thuật sẽ cho thấy kĩ thuật cũng như dụng ý nghệ thuật củ nhà văn. Các kỹ
thuật thời gian thường được dùng đến là đảo thuật (quay về quá khứ), dự thuật (hướng đến
tương lai), lược thuật (kể nhanh, kể tóm lược). khuếch thuật (kể chậm, kể tỉ mỉ), tĩnh thuật
(dừng lại để bình luận, miểu tả),…
1.2.3.1.
Thời gian được trần thuật:
Thời gian được trần thuật là thời gian của các sự kiện được miêu tả. Thời gian được trần thuật
biểu hiện ở nhiều phương diện. Trước hết là các trạng từ chỉ thời gian “ngày xửa ngày xưa”,
“dạo ấy”, “cách đây không lâu” cùng các từ chỉ các đoạn thời gian, chỉ cách tính thời gian. Thời
gian được trần thuật biểu hiện bằng các dấu hiệu chỉ thời gian như tuổi trẻ, tuổi già, xuân, hạ,
thu, đông, bằng tiếng đỗ quyên kêu, bằng tiếng chuông chùa, bằng phiên chợ, bằng ngày kỷ
niệm,… Nhìn chung thời gian được trần thuật là một hiện tượng vô hạn, liên tục. Người nghệ sĩ
có thể miêu tả một đời, một thế hệ hay một ngày, một phút giây trong đời hoặc tái hiện những
năm tháng không thể nào quên.
Bản thân thời gian là một đối tượng của sự cảm nhận, một chủ đề, đề tài của văn học. Thời gian
trần thuật ở đây có thể là thời gian quá khứ, thời gian quay về với những hồi ức, kỉ niệm của
8


nhân vật. Khi con người bị cách ly khỏi cuộc sống xã hội như bị tống giam trong ngục tối hay
mất thị giác, con người hầu như không ý thức được thời gian. Thời gian nghệ thuật này gọi là
thời gian không thời gian, thời gian hầu như không vận động mà ngưng động, bất biến. Có một
loại thời gian khơng thể dùng dụng cụ vật lí để đo, đếm. Đó là thời gian tâm lí, vì nó được cảm
nhận bằng tình cảm, cảm xúc của con tim, bằng lăng kính chủ quan của chủ thể, đối tượng tiếp
nhận. Có khi thời gian được trần thuật là thời gian tương lai hay mở ra viễn cảnh tương lai. Nó
cho thấy niềm lạc quan yêu đời, niềm tin vào một tương lai tươi sáng tốt đẹp của nhân vật hay
của chính tác giả. Thời gian tương lai cũng mang mà sắc u tối, tuyệt vọng khi nhân vật đang cô
đơn, bế tắc, sầu muộn. Bên cạnh đó, thời gian trần thuật cịn có thể chứa đựng ba thời q khứ,

hiện tại và tương lai. Quá khứ và hiện tại đan xen cịn là biểu hiện của thời gian hồi tưởng, hồi
niệm quá khứ. Ở đây con ngườu như muốn níu kéo, tiếc nuối quá khứ bởi quá khứ kia còn để lại
ấn tượng đẹp hay sâu sắc trong hiện tại. Còn hiện tại, con người đang thất vọng, u uất, đau khổ
và báo trước một tương lai mờ mịt. Tuy nhiên, thời gian hồi tưởng có khi là hồi tưởng về kỉ
niệm đau khổ để con người sống đẹp, sống đứng hơn ở thực tại. Ở đây, thời gian hồi tưởng như
gợi lên một thành quả mà con người đã lựa chọn, đã giải quyết một cách sáng suốt, đúng đắn.
Những khoảng thời gian xa cách nhau được các tác giả tái hiện đồng thời với nhau, đan cài vào
nhau, đấy là tại một thời điểm cả ba sự kiện xảy ra, người ta gọi là thời gian đồng hiện.
1.2.3.2.
Thời gian trần thuật:
Được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, văn chương là loại nghệ thuật thời gian àm bản thân thời
gian là một đối tượng của sự cảm nhận, một chủ đề, đề tài của văn học. Người ta có thể miêu tả
một đời người, một thế hệ hoặc một ngày, một phút giây trong đời hoặc tái hiện những năm
tháng không thể quên. Tương quan giữa chuỗi biến cố thời gian và sự cảm nhận thời gian tạo
thành cấu trúc thời gian miêu tả. Thời gian được miêu tả là một hiện tượng vô hạn, liên tục
nhưng thời gian miêu tả thì có mở đầu, kết thúc. Thời gian trần thuật (hay thời gian miêu tả) có
thể là thời gian theo tiến trình khách quan chẳng hạn như thời gian trong một lớp kịch: các nhân
vật đối thoại, hành động hoàn toàn phù hợp với thời gian khách quan. Thời gian trần thuật
khơng có nhịp độ riêng, nhanh, chậm hay ngừng trôi là những khái niệm quy ước, tương đối,
đấy là cảm giác chủ quan của con người. Tuy nhiên, ta có thể nhận ra nhịp độ thời gian có lúc
nhanh hay chậm, đều đặn êm đềm hay biến động căng thẳng. Nhịp độ thời gian sự kiện bao
gồm sự kiện xã hội và sự kiện trong cuộc đời nhân vật – là tương quan giữa độ dài thực tế và
thời gian trần thuật của các sự kiện trong tác phẩm, là khoảng cách, mật độ yếu tố được miêu tả
ít hay nhiều. Đây là một đặc thù trong văn chương vì thời gian trong văn chương biến hóa, uyển
chuyển khơn lường. Nhà văn có ép mỏng hay kéo căng thời gian thì cũng là dụng ý. Thời gian
trong văn chương không nhất thiết phải thể hiện nhữ thật, trực tiếp. Việc dồn nén nhiều sự kiện
có độ dài thời gian lớn trong một khoản h khắc trần thuật hoặc trải dài một hoạt động vốn diễn
ra nhanh trong cả đoạn trần thuật chi tiết kéo dài thường tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất
định cho nghệ thuật. Nhịp điệu thời gian nhân vật bao gồm nhịp điệu thể hiện qua hành động và
nhịp điệu trong tâm tưởng, tư duy thường phù hợp với nhịp điệu thời gian sự kiện. Thời gian

9


trần thuật cịn thể hiện điểm nhìn thời gian, cách hiểu thời gian của tác giả và tự nó là một tín
hiệu thẩm mỹ, có hiệu lực thẩm mỹ riêng.
1.3.
MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÔNG GIAN – THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM VĂN
HỌC:
Bakhtin nêu “Mỗi thể loại văn học có một bộ khơng gian – thời gian, theo đó có thể phân loại
tác phẩm. Loại tác phẩm có thể vay mượn motip của kiểu khơng gian – thời gian có trước để tạo
nên những kết hợp mới…Ví dụ các cặp motip như gặp gỡ - chia tay, đánh mất – bắt được, đi tìm
– tìm thấy,… có thể tham gia vào cốt truyện của tiểu thuyết thuộc các loại khác nhau, thuộc thời
đại khác nhau hoặc tác phẩm thể loại khác như là các yếu tố tạo thành. Motip gặp gỡ hầu như là
yếu tố thắt nút của bất cứ cốt truyện nào. Gặp gỡ có thể là bất ngờ hay sắp đặt, mong muốn hay
không mong muốn, buồn hay vui hoặc cả hai. Trong không gian – thời gian này có thế ưu thế
thuộc thời gian hay khơng gian “cùng lúc ấy” hay “tại cùng chỗ ấy”, chỉ trong điều kiện ấy mới
gặp được nhau. Motip này mang đậm giá trị cảm xúc. Motip con đường là không – thời gian
quan trọng và giàu sự kiện nhất. Con đường là nơi gặp gỡ, nơi xảy ra sự kiện, nơi làm quen,…
Con đường chạy quanh nhiều tuyến cốt truyện, gắn bó thế giới thành một khối. “Đó là điểm thắt
chặt và hồn thành các sự kiện”. Motip con đường có thể gắn với không – thời gian tiểu sử,
nhưng cũng thường được bổ sung các motip khủng hoảng và thất bại trong cuộc đời nhân vật.
Motip này có các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, thường là hàm ẩn, đặc điểm nổi bật của nó là các
khung thời gian đã mịn. Nó có thể ngắn như ánh chớp được đưa vào motip kéo dài, có thể được
trộn trong tiến trình dồn nén của thời gian tiểu sử dài. Có thể kết luận hai bình diện quan trọng
nhất đối với cấu tạo thế giới nghệ thuật – thời gian và không gian khơng chỉ gắn bó với nhau mà
cịn hịa trộn thành chỉnh thể và sự hịa trộn ấy có thuộc tính thể loại.

Chương 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ĐƯỢC
VŨ TRỌNG PHỤNG SỬ DỤNG TRONG TRUYỆN NGẮN “BÀ LÃO LÒA”:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG:

2.1.1. Cuộc đời Vũ Trọng Phụng:
Ông sinh năm 1912, mất năm 1939, quê ở tỉnh Hưng Yên, nhưng được sinh ra và lớn lên tại Hà
Nội. Vốn xuất thân trong một gia đình nghèo, lại mồ cơi cha từ lúc mới 7 tháng tuổi, mẹ tần tảo
nuôi ăn học. Năm 16 tuổi, sau khi đỗ bằng tiểu học, ông phải thôi học để đi làm kiếm sống. Sau
hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goddard, ông bị đuổi và thất nghiệp. Ít lâu sau,
ơng đánh máy chữ cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai năm sau lại bị đuổi. Từ đó ơng chuyển hẳn
sang làm báo, viết văn chun nghiệp. Ơng ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời. Sự ra đi của Vũ
Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống khơng dễ gì khỏa lấp.
2.1.2. Sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng:
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo, một cây bút phóng sự với nhiều bài tiêu biểu vào đầu
thế kỉ 20.
Năm 1930, ơng có bài đăng trên Ngọ báo, bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng lúc này
tên tuổi ông chưa thực sự được chú ý trong giới văn học Việt Nam. Mãi đến 1931, vở kịnh
2.1.

10


Khơng một tiếng vang ra đời, thì mới bắt đầu gây được sự chú ý của bạn đọc. Năm 1934, Vũ
Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phịng
tuần báo. Năm 1936, khi mà tiểu thuyết đang được thời nở rộ, thì cũng trong vịng 4 năm, ơng
cho ra đời 4 tác phẩm và cả 4 đều thu hút sự chú ý đặc biệt của cơng chúng. Đó là tiểu
thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó
Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật,
câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày. Không chỉ nổi tiếng với những tác
phẩm văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “nhà văn mở
đầu cho nghề phóng sự của nước ta”. Phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật
Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời.
Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây.
Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30

truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng
Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính
trị, xã hội, văn hóa.
Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, các
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt
Nam trước cách mạng tháng 8 – một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những
trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát.
2.2.
VÀI NÉT VỀ TRUYỆN NGẮN “BÀ LÃO LÒA”:
Đặc sắc của truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nằm ở chủ đề, yếu tố hoạt kê, trào phúng, giá trị nhân
đạo, và các kỹ thuật thi pháp khác là điểm nhìn/ người kể chuyện, thời gian - không gian, nhân
vật, cách kết thúc truyện kể và kỹ thuật kể chuyện. Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng có nhiều chủ
đề nhưng lặp đi lặp lại trong nhiều truyện của ơng đó là sự ám ảnh trước cái vô nhân, lạnh lùng
của nhân sinh. Truyện ngắn “Bà lão lòa” là một tác phẩm đặc trưng cho chủ đề đó, truyện kể
một bà lão lịa già nua, tha phương, bệnh tật (tên nhân vật không cụ thể, rõ ràng mà phiếm chỉ)
trong khoảng thời gian cơ cực khi sống nhờ ở nhà một đứa cháu họ trong khung cảnh nghèo
nàn, thiếu thốn, bị đối xử nhẫn tâm và cái chết ở cái kết truyện đầy thương xót của bà lão. Theo
dịng hồi ức của bà, bà lão từng là một người giàu có và giúp người trong cảnh lâm nguy, nhưng
khi bà hoạn nạn thì khơng ai cứu giúp vì hồn cảnh nghèo đói, gia đình đứa cháu họ cũng vì cái
nghèo ám ảnh mà đối xử dửng dưng với bà, đặc biệt là vợ của đứa cháu họ. Qua tác phẩm, nhà
văn hãi hùng trước sự tàn ác, nhẫn tâm, lạnh lùng, khơ hạn lịng thương, tình đồng loại của con
người, sự man trá, giả dối đầy chua cay của nhân sinh.
2.3.
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “BÀ LÃO LỊA”:
2.3.1. Khơng gian hiện thực:

11


Không gian làm nên chất liệu nghệ thuật trong truyện ngắn “Bà lão lịa” chính là khơng gian

hiện thực, là toàn bộ bức tranh nhân gian hiện thực trần trụi với sự hiện diện của bà lão lịa, gia
đình bác đánh giậm và khung cảnh thiên nhiên nơi làng quê.
2.3.1.1.
Không gian nhà ở:
“Trước túp lều tranh xiêu vẹo như chỉ cịn chờ một trận gió to là đổ ụp xuống, cái sân đầy
những bã mía, lá khơ, một mâm cơm bát đàn đũa mộc trong để đĩa cá rô kho chuối với đĩa cá
đen sịt đen sì” ở đây, ở ngôi nhà tồi tàn này diễn ra cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà lão
loà khi sống cùng với gia đình đứa cháu họ. Khơng gian nhà ở đã giúp Vũ Trọng Phụng khai
thác triệt để những điều diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Nếu như cái làng nơi bà
lão đang sống là một bối cảnh của xã hội nghèo đói thì gia đình đứa cháu họ của bà là một tiêu
biểu cho xã hội thu nhỏ của cái nghèo, cái đói ám ảnh từ ngày này sang ngày khác, từng năm
từng tháng cực khổ, thiếu thốn, chồng thì đánh giậm, vợ mị cua bắt ốc và có hai đứa con nhỏ,
sống khơng đủ ăn. Với không gian này, tác giả dẫn dắt người đọc đến hồn cảnh của bà lão và
cả gia đình đứa cháu họ đang sống, những bữa cơm ăn không no và thơng qua các cuộc trị
chuyện, đối thoại của các nhân vật trong bữa cơm đã phát họa ra được đời sống cũng như tâm lí
nhân vật, sự bất lực của bác đánh giậm và sự vô tâm, lạnh lùng của người vợ, sự nhường nhịn
của thằng con trai lớn khi nhường cơm cho em và cả sự tủi nhục của bà lão. Nhà ở là tổ ấm của
mỗi người nhưng đối với bà lão, không gian nhà ở của bác đánh giậm với mỗi bữa được một
lưng cơm cùng những câu nói xỉa xói, độc địa của bác gái là những ngày tháng cô cực và buồn
tủi. Không gian nhà ở trong truyện đã tái hiện một bức tranh đời thường nghèo đói túng thiếu
lúc bấy giờ, sự cực nhọc dẫn đến sự vơ lương tâm, ích kỉ của con người. Khi con người không
đủ cái ăn cái mặc, không đủ điều kiện để chăm lo cuộc sống hằng ngày, sức chịu đựng và lịng
u thương cũng bị rủ bỏ.
2.3.1.2.
Khơng gian bối cảnh thiên nhiên:
“Mặt trời sắp lặn, còn xiên qua lũy tre xanh, tầu lá chuối mà rọi ánh sáng đỏ đó vào gian nhà.
Dưới những đám mây thiên hình vạn trạng mầu cá vàng chăng dọc chăng ngang phủ kín một
bầu trời, một đàn sếu xếp hàng chữ nhân bay từ Bắc về Nam, vươn cổ kêu oang oác. Trên mấy
ngọn tre gió thổi ngả nghiêng, dăm ba con chèo bẻo tung tăng chuyền cành này sang càng
khác, cịn đua nhau hót như muốn cất giọng chào mặt trời truớc khi vào tổ”; “Bà lão lòa ngồi

trầm ngâm chống tay lên trán, nhân hôm ấy chiều trời êm ả, gió thổi hây hây, chim kêu xào xạc
mà một mảnh đời dĩ vãng như một luồng chớp nhống” khơng gian thật yên bình và thơ mộng,
nhưng trong xã hội nghèo đói lúc ấy, ai cũng lo lắng cho cái ăn cái mặc, cuộc sống bộn bề đầy
lo toan, cảnh vật thật đẹp, nhưng lịng người đang hồi niệm và đầy những khắc khoải. Trong
cái bối cảnh thiên nhiên hiện thực này, cuốn phim của quá khứ trải dài ra trong tâm trí bà.
Vũ Trọng Phụng lại phác họa lên một không gian thiên nhiên“Một ngày kia, trời tháng ba nắng
gay gắt, bà lão lòa dưới gốc cây gạo, ngồi từ sáng đến quá trưa, bụng đã đói mềm mà chẳng
thấy nguời khách đi đường nào vứt cho lấy một đồng trinh. Trên cành cây, thỉnh thoảng lộp độp
12


rơi xuống đường đê một vài bông hoa gạo, mỗi khi quạ cái tha mồi về tổ cho con lại đập cánh
sập sè vươn cổ kêu: quà! quà...! như gợi một mối thương cho người ngồi dưới gốc” tác giả đã
vẽ nên một không gian đầy oi bức và ở trong khung cảnh ấy, hình ảnh bà lão hiện lên đầy
thương xót dưới gốc cây gạo trong thời tiết nắng gắt; “Xa xa, trong cánh đồng bát ngát một
màu xanh, mấy người làm ruộng nhễ nhại mồ hôi, chẳng ai buồn nói chuyện với ai. Một đàn
chim vành khuyên trong bụi rậm kia đang chuyền cành này sang cành khác cũng khơng con nào
kêu hót, kiếm ăn một cách rất lặng lẽ. Phong cảnh dường như mệt mỏi. Những tiếng vang động
đều bị sức nóng mặt trời át mất hẳn đi. Trên con đường cái quan, thỉnh thoảng thấy tiếng một
cái xe hơi như một mũi tên bay, vo vo chạy qua rồi biến mất vào trong đám bụi mù xa tít,... bốn
bề im lặng như tờ”, cảnh vật thiên nhiên dường như cũng mệt nhọc như chính bà lão đang ngồi
dưới gốc cây đói khát vì từ sáng đến quá trưa bà đã chưa ăn được gì. Vũ Trọng Phụng đã miêu
tả bức tranh cảnh vật thiên nhiên rộng mở đang bao trùm lấy bà lão già nua mù lịa ấy, thiên
nhiên cũng xót thương cho bà và lặng lẽ, mệt mỏi. Vậy mà, trong cái thời tiết khắc nghiệt ấy, bà
lão phải ngồi dưới gốc cây gạo, dưới cái nóng oi bức để xin tiền người qua đường, vợ bác đánh
giậm thấy bà lão khơng xin được địng nào cũng chẳng đối hồi mà bỏ mặc đi. Lịng người sao
thật nhẫn tâm và vô cảm!
Vào buổi chiều ấy, khung cảnh thiên nhiên khơng cịn nóng gắt mà đầy âm u “Bỗng trên trời
mây kéo đen nghịt tối sầm hẳn lại, rồi nổi một cơn giơng”; “Bên ngồi mấy hạt mưa bắt đầu
ném vào mái tranh lộp độp rồi trời đổ cơn xuống rào ràọ. Dần dần mưa càng to, gió càng

mạnh, mỗi lần một luồng gió thổi trên không nghe ào ào là một lần nước đổ như trút xuống
sân”; “Tiếng sấm động ù ù, mỗi khi chớp nhống chớp nhồng nó lại nom rõ thấy giữa những
vũng bong bóng phập phồng, những dây nước rịng rịng từ mái tranh rỏ xuống. Rồi thỉnh
thoảng lại đánh "đoành" một cái, những tiếng sét vang trời đánh nhịp, hòa theo với tiếng mưa
rả rích, tiếng sấm hục hặc, nổi sơi...” trong bối cảnh thiên nhiên dữ dội này, một thân một mình
bà lão đang ở ngồi đầu đê chống cự, khơng một ai quan tâm dến tình hình của bà ngồi thằng
con trai lớn của bác đánh giậm, họ khơng quan tâm hoặc họ cố tình khơng quan tâm vì cái
nghèo đói nó cứ ám ảnh dai dẳng khơng sao thoát được mà lại thêm một phần ăn của bà lão
trong khi vợ chồng và các con của họ đều ăn không đủ no và thiếu thốn cực cùng. Mặc kệ bà lão
lịa đang sống chết ngồi đầu đê kia, gia đình bác đánh giậm vẫn ngồi ăn tối một cách thản
nhiên.
“Sáng hôm sau, ánh sáng mặt trời xé những đám mây bay tan tác, chiếu xuống, trông lại càng
tươi càng đẹp”; “những đám cỏ bấy lâu phơi nắng xám cả màu, sau một trận mưa rào đã trông
thấy ngay cái vẻ tươi tốt. Trên mấy cây bàng, một đàn chim sâu, con ngửa cổ uống nước, con
đập cánh rũ lơng, kêu hót vang tai. Vệ đường lống thống thấy cành cây rơi rải rác...”;
“Phong cảnh trơng có vẻ khoan khoái. Cái khoan khoái của phong cảnh sau trận mưa rào cũng
như cái khoan khoái của người sau khi tắm gội”, đối ngược lại cái khung cảnh mưa to vào chiều
tối hôm trước là một buổi sáng rực rỡ, sau cơn mưa trời lại sáng, cảnh vật và con người đều tươi
tỉnh hẳn lên và như có thêm nhựa sống dâng trào, nhưng bà lão lịa đã chết vì trận mưa vừa qua,
13


xác của bà đã bị gió thổi xuống ruộng và quạ mổ nát. Cái chết của bà thật đau đớn và thương
xót, khơng ai đối hồi đến bà lão, sự vô lương tâm của vợ chồng bác đánh giậm thật cay nghiệt.
Con người trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường, cảnh vật thiên nhiên tươi tốt nhưng trong cái
không gian cảnh vật ấy là cái xác của bà lão lòa, bà đã ra đi một cách đầy đau thương.
Bối cảnh thiên nhiên trải dài trong truyện ngắn vừa thực, vừa đẹp, vừa buồn. Trong cái nền thiên
nhiên đã được Vũ Trọng Phụng tạo nên ấy là hình ảnh bà lão đầy thảm thương.
2.3.2. Không gian sự kiện:
Văn chương thiên về miêu tả quá trình đời sống, sự vận động, tái hiện các hành động của nhân

vật. Vì thế, khơng gian trong văn chương luôn gắn liền với những sự kiện, những biến cố xảy ra
trong đời nhân vật, gây ra những sự kiện khác theo quan hệ nhân quả và tạo thành chuỗi sự kiện.
Nhưng trong chuỗi sự kiện đó, chỉ có một vài sự kiện quan trọng chi phối cuộc sống nhân vật.
Trong các tác phẩm văn chương, các tác giả tạo ra sự kiện gây tình huống cho nhân vật bộc lộ
tính cách, tâm trạng. Khơng gian sự kiện có thể vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa khái quát. Có được
điều đó là do xuất phát từ quan điểm nghệ thuật, cách nhìn của nhà văn về nhân vật.
Vào buổi chiều mưa gió, khi bác đánh giậm kêu thằng con chạy ra đê dắt bà lão về thì vợ bác
đánh giậm suy nghĩ trong đầu và nhớ lại những ngày cơm ăn không đủ lại thêm miệng ăn, bác ta
không muốn chịu khổ nữa, không chấp nhận nuôi thêm bà lão một ngày nào nữa “Mặc kệ bà
ấy! để bà ấy chết quách đi cho rảnh mắt...!”. Bác gái quặn mình đau đớn và kêu la lên, bác
đánh giậm và đứa con trai lo chăm sóc bác mà qn mất bà lão cịn ở ngồi đê. Bác gái là cố
tình vờ bị đau bụng hay thực sự bác đau? Qua bối cảnh thiên nhiên mưa to gió lớn, nhà văn đã
cho nhân vật bộc lộ những tâm tư tình cảm, bác gái vẫn ln khơng muốn nuôi bà lão. Khi
thằng con trai chợt nghĩ đến bà nó ở ngồi đê và hỏi bác đánh giậm, nó nói có khi bà lão đã chết
rét rồi thì mặc dù bác rùng mình nhưng bác vẫn tự dối lương tâm và cho rằng bà lão sẽ không
sao và thản nhiên dọn cơm cho cả nhà ăn mà khơng có ý định ra đê dắt bà về. Trong bữa cơm,
bác gái ăn bốn năm lưng cơm, mặc dù hai đứa con vẫn nhắc đi nhắc lại về bà những cả vợ
chồng bác đánh giậm vẫn làm lơ, nuôi bà lão lịa đã ba bốn năm nay, bác đánh giậm có lẽ đã
cũng thấy nản lòng rồi. Tác giả đã tạo dựng lên khơng gian trời mưa gió ấy để vợ chồng đứa
cháu họ bộc bạch nhân cách và tâm lí, sau cùng là dẫn đến cái chết ở kết truyện đầy bi ai.
2.3.3. Khơng gian tâm lí:
Khơng gian tâm lí mở ra một không gian rộng lớn của thế giới nội tâm, chiều sâu suy tư và cảm
xúc của con người. Khơng gian tâm lí thường gắn với thời gian hồi tưởng, với những trăn trở
dằn vặt trong lòng nhân vật. Nó có thể là bão táp dữ dội như nung nấu như thiêu đốt tâm can
hay chỉ là ngọn lửa đang âm thầm le lói khi con người khơng bằng lịng đủ dù miễn cưỡng chấp
nhận thực tại. Tóm lại, khơng gian tâm lí thường được biểu hiện qua những dòng hồi ức, những
tâm trạng vui buồn, những ước mơ mộng mị, những ám ảnh cuộc đời,…nhân vật không trực
tiếp thổ lộ, mà chỉ hồi tưởng lại hay nghĩ trong tâm trí của mình. Để làm được điều này, các tác
giả hướng ngịi bút của mình vào “thế giới bên trong” của nhân vật.
2.3.3.1.

Không gian tâm tưởng:
14


Không gian tâm lý tâm tưởng là không gian tưởng tượng, đó là những cái đã qua mà người ta
nhớ lại. Nó xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của người kể chuyện. Đó là khơng
gian mà khi đứng ở thì hiện tại nhân vật quay ngược tìm lại trong ký ức những gì mình đã trải
qua. Nó là chất keo dính quá khứ và hiện tại, các chiều không gian bị kéo căng, co dãn, dồn nén.
Ký ức như một thước phim quay chậm lần lượt hiện ra trong tâm trí của các nhân vật.
Khơng gian tâm tưởng trong truyện ngắn “Bà lão lòa” của Vũ Trọng Phụng xuất phát từ những
vùng không gian cảm quan chủ quan của nhân vật. Nó đưa nhân vật đi từ trạng thái này sang
trạng thái khác, tạo sự sinh động và cũng chính nhân vật tự chiêm ngưỡng chính mình, tự nhìn
lại bản thân mình được thể hiện một cách tự nhiên nhất. Tác giả ở đây không điều khiển và cố
gắng kiểm sốt nhân vật, ơng để nhân vật tự do trong không gian tâm tưởng, nhân vật tự phát
triển.
Không gian tâm tưởng được nhà văn miêu tả “trong trí nhớ bà hiện ra” để dẫn dắt nhân vật vào
thế giới khơng gian nghệ thuật của miền kí ức, của bao kỉ niệm, của những hạnh phúc buồn vui
cơ cực. Cùng với không gian nhà ở của bác đánh giậm ở hiện thực là không gian nhà ở thiếu
thốn, rách nát của bác nhiêu B trong cuốn phim kí ức“Trong gian nhà lụp xụp, thằng cu lớn, cái
đĩ con ngồi mã la mã lệnh với thằng cu mới đẻ, cuộn tròn trong cái tã nâu, nằm ngay cùng
giường cái xác mẹ nó”, lại là một xã hội thu nhỏ của cái nghèo đói. Nhà ở đã chưa đựng biết
bao những việc, những sự kiện trong đời đầy khó khăn của con người, cái chết, bệnh tật không ở
đâu xa mà tồn tại trong chính những căn nhà. Trái với không gian nhà ở nghèo khổ ở nhà bác
nhiêu, bà lão đã từng là một người giàu có trong làng “Ngồi cổng, một ơng lão ăn mày lụ khụ
đến ăn xin. Con vện con vàng đang nằm trong sân bỗng nhảy xổ ra cắn xa xả. Tiếng một bà
ngồi trên sập gụ bên trong quát thằng nhỏ ra mắng chó, giắt ông lão ăn mày vào thết một lưng
cơm”, cũng là không gian nhà ở nơi bà lão sống, nhưng lúc này bà là một người giàu có trong
làng, hồn cảnh và điều kiện của bà đủ để giúp những người khó khăn, cực nhục. Bà đã cứu
giúp biết bao người trong cảnh lâm nguy, làm việc thiện mà giờ đây với đơi mắt mù lịa, già nua
và khơng cịn gì, bà phải sống trong cảnh cơ cực.

Thước phim kí ức không những tái hiện lại không gian nhà ở của bác nhiêu B mà còn là một
cảnh khác ở giữa chợ, bà lão lòa cũng đã từng giúp đỡ một người phụ nữ trong cơn hoạn
nạn“Giữa chợ gần chỗ hàng gà, hàng cá, mùi hôi tanh xông lên nhức đầu, một đám đông xúm
quanh một người đàn bà ăn mặc rách rưới, tay ôm đứa bé chừng bốn năm tháng”, trong khung
cảnh này hiện ra một người phụ nữ đang bán đi đứa con máu mủ của mình vì chồng đang đau
bệnh ở nhà phải chạy chữa thuốc thang, đối với người phụ nữ lam lũ ấy, mất con thì sẽ cịn sinh
đứa khác chớ để chồng chết thì người phụ nữ ấy và đứa con rồi cũng chết. Nhưng trong hoàn
cảnh nguy cấp ấy, bà lão lại một lần xuất hiện và dang tay cứu giúp. Biết bao nhiêu người đã
mang ơn bà, nhưng đến khi bà gặp cảnh gian truân thì ai cũng thờ ơ mà lờ đi và giờ đây mà mù
lòa và ăn gửi nằm nhờ đầy cực khổ.

15


Tác giả cũng đã gợi lại không gian quá khứ trong tâm trí của vợ bác đánh giậm “hiện ra lần
lượt trong trí bác những ngày trở trời trái gió, những ngày lửa hạ chang chang, ruộng khô đồng
nứt, kiếm chẳng ra tiền, hai đứa bé bị nheo bị nhóc, một niêu cơm ngô chia khắp cả nhà, bụng
mẹ đã chẳng được no, cịn lấy đâu ra sữa ni con...Mà bà lão lịa kia thì, ngày kiếm được một
vài xu cũng như ngày không kiếm được đồng nào, chẳng nhịn được bao giờ, cứ đến bữa là ngồi
vào mâm, chìa bát ra cho thằng cu sới.” để qua đây, vợ bác đánh giậm bộc lộ những tâm tư, suy
nghĩ, sự ích kỉ mà bấy lâu nay, những ngày tháng khi cho bà lão lịa nương nhờ gia đình bác và
bác phải chịu đựng.
2.3.3.2.
Khơng gian tâm lí nhân vật:
Gắn với khơng gian tâm tưởng đó là khơng gian tâm lí nhân vật, giúp người đọc hiểu rõ hơn về
tính cách, tâm trạng của nhân vật qua những băn khoăn trắc trở, suy nghĩ, tâm tư tình cảm trong
đời sống nội tâm “Về đến nhà, sung sướng thay đã thấy bác trai ngồi phì phèo thổi lửa làm cơm
dưới bếp. Nghĩ thầm hẳn bố nó hơm nay được mẻ phát tài, bác ta rửa chân tay xong, vào hú hí
ngay với con” qua chi tiết này, thấy những vui vẻ hạnh phúc đời thường của người nông dân
nghèo khổ thật giản dị và mộc mạc, người vợ về thấy chồng đang thổi lửa nấu cơm, và nghĩ

rằng hơm đó làm được nhiều tiền hơn mọi ngày là lòng đã trào dâng sự sung sướng; “bác gái
ngồi ơm con một góc giường cau mày ngẫm nghĩ: thật vậy! Ba bốn năm nay, bác ta đã nhịn như
nhịn cơm sống ấy rồi, quá lắm thì khơng chịu được. Mặc kệ bà ấy! để bà ấy chết quách đi cho
rảnh mắt...!” qua độc thoại nội tâm nhân vật, đi sâu vào tâm lí nhân vật, vợ bác đánh giậm đã
bộc lộ những tâm tư suy nghĩ ba bốn năm bà lão lòa ở nhờ nhà bác, để người đọc thấy được sự
ích kỉ của bác “Không, không! Không thể thế được...! Bà lão ấy chỉ là một bà cô... mà lại là cô
họ một người chồng, có lẽ nào báo hại mãi nhau...?” bác ta khơng cịn tình cảm tương thân
tương ái của con người vì cái nghèo cái đói cứ bám lấy gia đình bác, vừa đáng trách lại vừa
đáng thương! Chỉ có thằng con trai lớn nhớ đến bà “Chợt nghĩ đến bà nó ở ngồi đầu đê khơng
biết ra sao, quay lại nhìn thì bố nó vẫn lúi húi dọn cơm, nét mặt thản nhiên như không, thằng cu
phụng phịu nét mặt…” là một đứa trẻ, nhường cơm cho em ăn, thằng bé cũng thương bà lão khi
thấy ba mẹ nó thản nhiên như khơng có chuyện gì, khơng lo lắng gì trong khi bà lão lịa đang ở
ngồi đầu đê mưa to gió lớn, “Nghĩ đến cái chết của bà lão lịa ở ngồi đầu đê - tình cháu đối
với cơ - bác đánh giậm rùng mình, rợn tóc gáy” khi nghe đứa con nhắc đến bà, trong lòng bác
đánh giậm cũng hoảng hốt nhưng lại tự trấn án rằng bà lão sẽ khơng sao và lờ đi.
Khơng gian tâm lí nhân vật đã phác họa nên tính cách rõ ràng của từng nhân vật tham gia vào
tác phẩm của tác giả, thơng qua đó người đọc có thể hiểu rõ hơn về thế giới sâu bên trong của
nhân vật.
2.4.
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “BÀ LÃO LÒA”:
2.4.1. Thời gian được trần thuật:
Thời gian được trần thuật trong Bà lão lịa chỉ ngắn ngủi từ “buổi chiều hơm ấy” đến “đã được
nửa tháng nay”, tác giả chỉ dùng nửa tháng từ cái buổi chiều trong mâm cơm ăn với những lời
cay nghiệt của bác gái và quyết định cho bà lão ra đầu đê để xin tiền đến lúc bà lão ngồi xin
16


được nửa tháng và chết trong một đêm mưa gió. Nhưng trong khoảng thời gian hiện thực đó, Vũ
Trọng Phụng đã đan xen với thời gian quá khứ, với những hồi ức để tái hiện lại một hoàn cảnh,
một số phận, một cuộc đời đáng thương của lão.

2.4.1.1.
Thời gian hiện thực:
Thời gian hiện thực được tác giả sử dụng để nói lên hồn cảnh cơ cực và đầy tủi nhục của bà lão
lòa đang chịu đựng, sống nhờ nhà đứa cháu họ với những bữa cơm không đủ no, nước mắt chan
đầy cơm với những trái cà thiu và những lời chì chiết của bác gái, sự nhẫn nhịn để tiếp tục sống.
Hiện thực khắc nghiệt cho thấy sự ích kỉ, bội bạc, vô lương tâm của con người trong cái nghèo
đói. Khoảng thời gian xin ăn của bà lão dưới cái nắng gắt, mồ hơi nhễ nhại và đói, khơng xin
được tiền thì lại về bị bác gái xỉa xói thậm tệ. Và cái buổi chiều mưa gió ấy, bà lão đã phải ngồi
dưới cái cơn mưa ấy và chết, gió thổi cái xác của bà bay xuống giữa xuống và bị quạ mổ nát
nhừ, cái chết của bà cũng thật tội nghiệp và hẩm hiu.
Thời gian hiện thực là thời gian của thực tại, của cái nghèo rách đói của gia đình bác đánh giậm
mà cịn phải cưu mang thêm một bà lão mù lịa, để qua đó thấy được sự ích kỉ, vơ lương tâm,
bội bạc, thờ ơ của con người trong cái thiếu thốn.
Thời gian ở hiện thực cứ thế tiếp diễn với những tình huống, những sự kiện lần lượt xảy ra trong
một tháng rưỡi trước lúc chết của bà lão.
2.4.1.2.
Thời gian hồi tưởng:
Trong diễn tiến cuộc đời cơ cực của bà lão tội nghiệp chịu cảnh tật nguyền sống nhờ nhục nhã
“trong trí bà lại thấy hiện” bà lão nhớ về quãng thời gian ở quá khứ, bỗng xuất hiện ba câu
chuyện nhỏ về những hành động nhân đức của một người phụ nữ : thấy người ăn mày lụ khụ
đến xin ăn bị mấy con chó “nhảy xổ ra cắn xa xả”, bà đã “qt thằng nhỏ ra mắng chó, dắt
ơng ăn mày vào thết một lưng cơm”; trước gia cảnh bác nhiêu B, vợ chết, nhà bị hỏa hoạn, đàn
con nheo nhóc, đói kém, bà đã “cởi hầu bao, lấy ra một cuộn giấy bạc” đem cho; và cuối cùng
trước cảnh đau xót của một người phụ nữ phải bán con để mong cứu chồng bệnh liệt giường liệt
chiếu đã hơn nửa tháng, bà cũng đã cho năm đồng về lo thuốc men cho chồng mà không phải
bán con. Đến cuối cùng Vũ Trọng Phụng mới cho ta biết hóa ra đó chính là bà lão lịa tội nghiệp
bây giờ. Ba câu chuyện nhỏ của quá khứ, của những điều đã qua về sự phúc đức để góp phần
làm rõ một nghịch lí: bà đã từng rất tử tế với người khơng ruột thịt thân thích, bà đã từng động
lịng trắc ẩn trước bao số phận vật vờ tận đáy cuộc đời; song giờ đây, người thân thích ruột rà
khơng mảy may động lịng xót xa cho thân già tật nguyền cơ độc của bà, nhẫn tâm tàn tệ với bà

hơn cả với người dưng nước lã, đay nghiến chà đạp lên thân phận sống nhờ đầy nghịch cảnh bà
đang phải chịu. Quay ngược lại quang thời gian quá khứ để tâm tưởng Vũ Trọng Phụng đã dựng
lên sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và thực tại, giữa thiện tâm và ác tâm, giữa vị tha và ích kỉ để
phê phán sự bội bạc, bất nhân của người đời và tố cáo cái nghèo làm nhân cách con người dần
thảm hại như nó, nêu bật được tình cảm, thái độ của ông dành cho dành cho cuộc đời, cho kiếp
người. Hồi tưởng lại ba câu chuyện giúp người trong quá khứ thời gian lúc đó đảo ngược để
nhân vật sống lại những ngày của hồi ức.
17


Thời gian tâm trạng:
“Bà lão lòa ngồi trầm ngâm chống tay lên trán” bà lão suy nghĩ, lúc này thời gian trôi qua một
cách chậm rãi để đi sâu vào tâm hồn nhân vật hay lúc bác gái nghĩ “thật vậy! Ba bốn năm nay,
bác ta đã nhịn như nhịn cơm sống ấy rồi, q lắm thì khơng chịu được. Mặc kệ bà ấy! để bà ấy
chết quách đi cho rảnh mắt...!” thời gian lúc này như ngừng trôi để nhân vật bộc lộ bao nhiêu
tâm tư tình cảm đã dồn nén. “Rồi hiện ra lần lượt trong trí bác những ngày trở trời trái gió”,
từng kí ức nghèo đói thiếu thốn lần lượt hiện ra trong tâm trí của vợ bác đánh giậm để dẫn đến
cảm giác uất ức mà bấy lâu nay bác đã phải nhẫn nhục; “Nghĩ đến cái chết của bà lão lịa ở
ngồi đầu đê - tình cháu đối với cơ - bác đánh giậm rùng mình, rợn tóc gáỵ” khoảng thời gian
lặng trơi để bác đánh giậm chợt nhớ đến người cơ của mình, lòng tuy cũng áy náy nhưng bác đã
lờ đi lương tâm của mình và khơng có ý định đối hồi đến người cơ mù lịa của mình.
Thời gian tâm trạng trong Bà lão lòa chủ yếu là những lúc các nhân vật suy nghĩ về những việc,
những điều ở quá khứ, những suy nghĩ tâm tư tình cảm, thế giới nội tâm đã ẩn chứa sâu bên
trong, lúc có cơ hội sẽ thể hiện và bộc phát, qua thời gian tâm trạng tác giả đã cuốn người đọc
vào tính cách đặc trưng của từng nhân vật để hiểu rõ hơn về bản chất của họ. Với những suy
nghĩ tâm trí của nhân vật, tác giả đã vẽ nên chân dung bác đánh giậm là một người cũng vì cái
đói cái nghèo mà đành thờ ơ đi người đã giúp đỡ mình, vơ lương tâm, cịn người vợ là một
người độc địa, nhẫn tâm, ích kỉ.
2.4.1.4.
Thời gian đan xen:

Thời gian hồi tưởng và thời gian hiện thực được đan cài vào nhau rất linh hoạt, tự nhiên, cho
người đọc những ấn tượng về sự chân thực của chuyện được kể, kéo họ lại gần với thế giới nghệ
thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện. Mặt khác, sự đan cài vào nhau là
một cách thức tạo sự ln phiên điểm nhìn, góp phần làm cho nhân vật (nhất là thế giới nội tâm
của nó) được xem xét dưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn, góp phần tạo
dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật hiện đại.
Truyện ngắn Bà lão lòa tái hiện cho ta ngay từ đầu thời khắc tăm tối, ê chề trong phận sống nhờ
của nhân vật cùng tên - là người cô họ của bác đánh giậm. Lần hồi sau đó, tác giả đưa ta trở về
với q khứ khi bà lão cịn giàu có, bà đã “giúp đỡ kẻ nghèo khó; trong họ ngồi làng, nhiều
người đã được nhờ bà” thế nhưng “đến khi gặp bà bước khốn cùng thì chẳng ai thương
cả”. Tác giả cũng cho ta biết rằng ngày trước bác đánh giậm “đã nhiều phen ngửa tay nhận lấy
đồng tiền cứu giúp của bà” nên bây giờ “đành cắn răng, vuốt bụng, nhắm mắt” nuôi bà trong
lúc hoạn nạn với nỗi niềm biết bao “xót ruột khi bà lão lịa lị rị ngồi vào mâm, cướp cơm của
vợ, của con nhà bác”. Quay ngược thời gian như vậy, nhà văn đã cho ta một cái nhìn tồn diện
hơn về cuộc đời bà lão lịa; đồng thời ơng cũng nhấn mạnh thái độ lên án, phê phán đối với cuộc
đời này. Một quá khứ tử tế, ăn ở phúc đức nhưng đổi lại chỉ là một hiện thực cay đắng : con trai
ăn chơi, phá của đến nỗi “bán ruộng, cầm nhà” khiến bà thành tật nguyền, nghèo khổ và đứa
cháu họ vô ơn bạc nghĩa đối xử với ân nhân của mình khơng ra gì. Hiện tại bà cụ chẳng gặp
lành dù ngày trước đã ăn ở rất hiền lành, hiện tại người ta vong ân dù quá khứ vốn chịu nhiều ơn
2.4.1.3.

18


cứu giúp của bà – những đối nghịch thời gian đi kèm với nghịch lí cuộc đời khiến câu chuyện
cứ ám ảnh chúng ta mãi. Tác phẩm đã đưa ra hiện thực tha hóa hoặc bi đát rồi giúp người đọc đi
tìm ngun nhân trong q khứ. Khơng đi theo thời gian tuyến tính, những câu chuyện ngược
dịng, đan xen hơm nay – ngày trước khiến người đọc có thêm nhiều suy nghĩ.
2.4.2. Thời gian trần thuật:
Tác giả chỉ trần thuật về một tháng rưỡi cuối cùng của bà lão lịa sống trên cuộc đời với những

sự kiện, tình tiết xoay quanh các nhân vật. Nhưng dưới ngòi bút của tác giả, với các kĩ thuật thời
gian được dùng nhuần nhuyễn và hợp lí của tác giả, thời gian trần thuật ở đây là một đời người,
một cuộc sống, một số phận của một bà lão lòa. Từ lúc giàu có đến khi đứa con trai ăn chơi phá
hoại để lại bà với hai bàn tay trắng, mất tất cả, khơng một ai nương tựa và khóc vì thương con
đến lòa cả hai mắt và cuộc sống tủi nhục khi nương nhờ nhà đứa cháu họ với những bữa cơm
không no, những lời mắng nhiếc xỉa xói của vợ đứa cháu họ, rồi đùn đẩy bà ra ngoài đầu đê để
xin tiền hằng ngày dưới cái thời tiết oi bức gắt gỏng, cuối cùng là sự lạnh nhạt thờ ơ của vợ
chồng đứa cháu họ dẫn đến cái chết thương tâm của bà lão, chết khơng tồn thây.
2.4.3. Các kĩ thuật thời gian được dùng trong “Bà lão lòa”:
Vũ Trọng Phụng đã sử dụng đảo thuật, quay về với những hồi ức quá khứ, thời gian tâm tưởng;
lược thuật “76 tuổi đầu, mỗi bữa thất thểu ăn một lưng cơm, bà lão lòa ở nhờ một đứa cháu
họ, thật đã lắm phen cực nhục”, “Hai mươi năm về trước, bà lão lịa này cịn là người có của
trong làng. Con trai bà nó chơi, nó phá, nó bán ruộng, cầm nhà rồi nó bỏ bà nó đi, chẳng biết
đi đâu, lịng mẹ đối với con tuy có giận mà vẫn có thương, bà khóc lóc một mình đến nỗi lịa cả
mắt” để giới thiệu, khái quát qua cuộc đời của bà lão trước khi ở nhờ nhà bác đánh giậm,
nguyên nhân dẫn đến mù lịa và hồn cảnh túng thiếu, khơng nơi nương tựa khơng ai giúp đỡ.
Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng tĩnh thuật để bộc lộ tâm lí nhân vật cũng như miêu tả thiên
nhiên.
2.5.
MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÔNG GIAN – THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGẮN
“BÀ LÃO LỊA”:
Khơng gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một thế
giới nghệ thuật hoàn chỉnh cùng các yếu tố khác. Vào thời gian, khơng gian ấy thì sự kiện mới
diễn ra theo đúng trình tự và hợp lí. Trong truyện ngắn Bà lão lòa Vũ Trọng Phụng đã sử dụng
hai yếu tố này một cách chặt chẽ và đầy thuyết phúc. Khơng gian của cái sự cái nghèo đói của
xã hội lúc bấy giờ cùng với thời gian bà lão từ một người giàu có trong làng đến mấ hết tất cả và
bị lòa, bị đối xử tệ bạc khi ở nhờ nhà bách đánh giậm thì mới xảy ra những sự kiện, tình huống
tạo nên cốt truyện cho tác phẩm. Tại khơng gian và thời gian hợp lí ấy, lúc bà lão cịn giàu thì
mới có thể cứu giúp người, cứu giúp người phụ nữ với đứa con, cứu giúp bác nhiêu B. Khơng
gian mưa gió vào lúc thời gian bà lão đang ở ngoài đầu đê xin tiền người qua đường, bị bỏ rơi

cơ quạnh thì mới xảy ra cái chết ở cuối câu chuyện, tạo nên cái bi kịch của tác phẩm.

KẾT LUẬN
19


Qua cơ sở lí thuyết, các khái niệm từ các giáo trình, tài liệu, sách vở để nắm bắt và hiểu rõ hơn
về các vấn đề liên quan đến không gian và thời gian nghệ thuật trong một tác phẩm văn học.
Thơng qua đó, đề tài đi sâu vào phân tích khơng gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong
truyện gắn “Bà lão lào” của Vũ Trọng Phụng. Tìm hiểu về không gian – thời gian nghệ thuật, đề
tài đã khái quát và cụ thể hóa về yếu tố tạo nên thế giới nghệ thuật của một tác phẩm, qua đó thể
hiện sự tinh tế, tài hoa và quan điểm, phong cách nghệ thuật của tác giả Vũ Trọng Phụng. Với
cách xử lí và sử dụng khơng gian – thời gian một cách tài tình trong “Bà lão lịa”, tác phẩm đã
nêu lên được những tính cách của nhân vật, cái nhìn với con người ở xã hội lúc bấy giờ, sự vô
tâm đến tàn nhẫn khi con người đối diện với cái nghèo, cái đói. Đề tài mà tơi nghiên cứu này
một phần cũng đóng góp nho nhỏ vào cơng trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật trong
truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng.
Đề tài đã nêu lên được các khái niệm cơ bản liên quan đến không gian – thời gian nghệ thuật
trong tác phẩm và phân tích cụ thể trong truyện ngắn “Bà lão lòa” của Vũ Trọng Phụng. Qua đề
tài này, ta cũng hiểu rõ về quan niệm, hướng văn chương của tác giả đối với hiện thực, với con
người, xã hội. Sử dụng không gian nghệ thuật đa dạng kết hợp với thời nghệ thuật hiện tại, quá
khứ đan xen để làm rõ hoàn cảnh đối lập lúc giàu có và nghèo hèn của bà lão lòa, thời gian tâm
trạng nhân vật với những tâm tư suy nghĩ, tác giả đã hoàn thiện bức tranh xã hội nghèo đói với
khơng gian nhỏ hơn là khơng gian nhà ở của gia đình bác đánh giậm như một xã hội thu nhỏ, ở
đó cái đói cái nghèo đã tha hóa con người, làm con người trở nên có một lối sống ích kỉ, tàn
nhẫn, vơ lương tâm, bội bạc đến tàn nhẫn, độc ác. Không gian và thời gian nghệ thuật đã được
Vũ Trọng Phụng sử dụng một cách tối đa và đặc sắc để đan xen, giải thích ngun nhân, hồn
cảnh ở hiện tại, xây dựng nên các sự kiện, tình huống truyện.
-------Hết------


TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.
Phan Cự Đệ, Nhà văn Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2007.
Nguyễn Minh Hải, “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn của
Nam Cao”, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Ngữ văn, Đại học Cần Thơ, 2019.
Vũ Thị Hạnh, “Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học sư phạm Hà Nội 2, 2013.
Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá, Từ điển văn học (Bộ
mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2003.
Nguyễn Thị Ánh Loan, Nguyễn Vân Anh, Tống Quang Khả, Lê Thị Diễm, “Thi pháp
thời gian nghệ thuật”, Thư viện văn mẫu, 2018, nguồn
/>%A3t.html
20


10. Phạm Hồng Lan, “Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 193011.

12.
13.
14.

15.

1945”, Tóm tắt luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009.
Lê Xuân Mậu, “Không gian thời gian trong sáng tác văn học”, Tuần báo văn nghệ TP.Hồ
Chí Minh số 378, 2015, nguồn
/>Đào Thanh Nga, “Đặc điểm truyện ngắn Vũ Trọng Phụng”, Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Vinh, 2007.
Trần Đình Sử, “Giáo trình lí luận văn học tập II Tác phẩm – thể loại văn học, Nxb. Đại
học Sư phạm, Đà Nẵng, 2008.
“Bà lão lòa, truyện ngắn Vũ Trọng Phụng”, SachHayOnline.com, nguồn
/>“Nhà văn Vũ Trọng Phụng: tiểu sử, cuộc đời và những tuyển tập truyện ngắn của ông”, Hội
nhà văn, 05/10/2019, nguồn
/>
21



×