Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.68 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2




TRẦN THỊ PHƢƠNG LAN



THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ LƢU QUANG VŨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÝ HOÀI THU




HÀ NỘI, 2015
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng
Sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội II và các thầy cô giáo trực tiếp
giảng dạy đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
tại trƣờng.
Với tình cảm sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến


PGS.TS Lý Hoài Thu - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, trợ giúp và động viên
tôi trong thời gian nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những
ngƣời đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể
thực hiện tốt mọi công việc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Học viên


Trần Thị Phương Lan










LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa
từng đƣợc công bố trong công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc lời cam đoan của mình!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Học viên



Trần Thị Phương Lan
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
7. Những đóng góp của luận văn 9
8. Cấu trúc của luận văn 9
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ THỜI GIAN - KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
VÀ HÀNH TRÌNH THƠ CỦA LƢU QUANG VŨ 10
1.1. Khái niệm về thời gian - không gian nghệ thuật 10
1.1.1. Thời gian nghệ thuật 10
1.1.2. Không gian nghệ thuật 13
1.2. Hành trình thơ của Lƣu Quang Vũ 17
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm 17
1.2 2. Những chặng đƣờng thơ của Lƣu Quang Vũ 23
Tiểu kết 29
Chƣơng 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƢU QUANG VŨ 31
2.1. Thời gian vật lý và những tƣơng quan 31
2.1.1. Ban mai “xanh biếc”, tƣơi sáng 32
2.1.2. Buổi chiều khắc khoải, đợi chờ 35
2.1.3. Đêm tối ám ảnh, hoài nghi 39
2.2. Thời gian tâm lý 41
2.2.1. Thời gian đồng hiện 42
2.2.2. Dự cảm tƣơng lai 48
2.2.3. Nhịp độ thời gian 51
Chƣơng 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƢU QUANG

VŨ 57
3.1. Không gian thiên nhiên 57
3.1.1. Những sắc màu tƣơi sáng ấm áp 57
3.1.2. Những tín hiệu u buồn, bất an 59
3.2. Không gian cƣ trú 63
3.2.1. Những miền quê đất nƣớc 63
3.2.2. Không gian cuộc sống đời thƣờng 67
3.3. Không gian tâm tƣởng 71
3.3.1. Hoài niệm tình yêu và tuổi trẻ 71
3.3.2. Từ khoảng trời giông bão về nơi bình yên 73
3.4. Mối quan hệ thời gian - không gian nghệ thuật trong thơ Lƣu Quang Vũ 76
Tiểu kết 79
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đƣa ngƣời đọc vào một
khung thời gian - không gian nhất định. Thời gian và không gian nghệ thuật là
những hƣớng tiếp cận văn bản văn học quan trọng và hiệu quả của thi pháp
học hiện đại. Đó vừa là hình thức tồn tại của hình tƣợng, vừa là hình thức
mang tính quan niệm - thể hiện đặc điểm tƣ duy nghệ thuật và khả năng
chiếm lĩnh hiện thực của tác phẩm văn học.
Bên cạnh đó, đứng trƣớc thế giới muôn màu và hiện thực phong phú,
ngƣời nghệ sĩ phản ánh - tái hiện, sáng tạo - tƣởng tƣợng theo con mắt - tƣ
duy riêng của mình. Bởi thế, tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật nhƣ
là phƣơng tiện nghệ thuật không chỉ cho thấy cấu trúc tác phẩm mà còn giúp
nhận ra nguồn cảm hứng sáng tạo, cảm thức tồn tại của con ngƣời trƣớc cuộc
đời với bao ý nghĩa của đời sống nhân sinh. Và "cái tâm nhà thơ càng nặng

nỗi đời thì sự khắc khoải trƣớc thời gian càng lớn" [29, tr.86]; " mỗi tác giả
là cả một thế giới không gian với những hình thù, đƣờng nét, màu sắc khác
nhau" [29, tr.100].
1.2. Lƣu Quang Vũ là tác giả đa tài, thành công vang dội với kịch, song
ngƣời nghệ sĩ tài hoa cũng kí thác trong thơ đầy những khắc khoải và hi vọng,
kiếm tìm - làm thơ nhƣ ghi nhật kí, là sự trở về với tâm hồn, một tâm hồn
luôn "đắm đuối" (Vũ Quần Phƣơng). Những bài thơ luôn là ám ảnh của trí
nhớ, hoài niệm, là dự cảm về cuộc sống, về tình đời Ngay khi mới xuất hiện,
thơ Lƣu Quang Vũ đã có sức thu hút bởi nét tài hoa mà dung dị trong tứ thơ,
chất hội họa từ biểu tƣợng thơ, và nhất là bởi giọng điệu vừa trong sáng, thiết tha
vừa nồng nàn. Tập thơ đầu Hương cây - Bếp lửa (1968, in chung với Bằng Việt)
đã sớm hé lộ một hồn thơ yêu đời, yêu ngƣời trong sáng và mơ mộng.
2

Nếu ánh đèn màu rực sáng của sân khấu kịch mang lại cho Lƣu Quang
Vũ sự ngƣỡng mộ của công chúng về tài năng thì những vần thơ thầm lặng
khiến ngƣời yêu thơ xúc động khi gặp gỡ một tâm hồn nhạy cảm. Nhà thơ trẻ
luôn ý thức đi tìm, chắt lọc lấy những vẻ đẹp giản đơn nhƣng có thật nhƣ
niềm vui, nỗi buồn, niềm hy vọng giữa đời thƣờng. Lƣu Quang Vũ cũng đã
gửi gắm vào thơ những rung động và tin tƣởng. Có khi thi sĩ đã đối thoại, trò
chuyện thành thực nhƣ lời tự thú về chính mình "Luôn mắc nợ những chuyến
đi, những giấc mơ điên rồ, những ngọn lửa không có thật".
Thơ Lƣu Quang Vũ cũng ấn tƣợng bởi luôn mở ra những khung thời
gian - không gian vừa rất đỗi gần gũi, nhƣ chạm vào kỉ niệm, vừa mênh mang
những tƣởng tƣợng và khát vọng. Đó cũng là khung trời của "nỗi đam mê
cháy bỏng và những câu thơ nổi gió trong lòng" (Lƣu Khánh Thơ).
1.3. Nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết có cơ hội hiểu thêm tâm hồn
ngƣời nghệ sĩ nói riêng và con ngƣời đời thƣờng nói chung trong những
khoảnh khắc tồn tại đầy ám ảnh của kiếp ngƣời. Thơ không phản ánh hiện
thực đời sống theo cách khách quan, thơ phản ánh tâm hồn con ngƣời với

những suy tƣ trăn trở, khao khát Điều này đặc biệt phù hợp với Lƣu Quang
Vũ - một công dân ƣu tú, một nhà thơ trẻ tài năng đã tin yêu và hy vọng ở
cuộc đời theo cách riêng, nhƣng bằng tất cả sự chân thành.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Thời gian và không gian
nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những ý kiến xung quanh khái niệm thời gian và không gian nghệ thuật
Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận định, thời gian - không gian không chỉ
là biểu hiện quan niệm của tác giả về vũ trụ, nhân sinh mà còn đƣợc xử lý
"nhƣ một hình thức để kiến tạo nên tác phẩm cụ thể" [29, tr.87]. Hệ thống lí
thuyết thi pháp học hiện đại đã chỉ ra rằng "Thời gian nghệ thuật là hình thức
3

nội tại của hình tƣợng nghệ thuật" [11, tr.322]. Bên cạnh đó, không gian nghệ
thuật cũng là cách thức con ngƣời tìm thấy sự tồn tại của mình trong thế giới.
Tác phẩm nghệ thuật luôn cho thấy những điểm nhìn và cảm thức, từ đó hé
mở tƣ duy nghệ thuật và phẩm tính con ngƣời tác giả.
Theo Pospelov, “Văn học nghệ thuật thì trái lại… chủ yếu thể hiện các
quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, tức là hoạt động sống của con
ngƣời gắn liền với chuỗi cảm thụ, suy nghĩ, ý định, hành vi, sự kiện” - tức là
khẳng định sự tồn tại của yếu tố thời gian trong văn chƣơng nhƣ một hiện
tƣợng khách quan, một đặc trƣng loại hình.
Likhachev trong Thế giới bên trong của tác phẩm văn học cho rằng
thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lƣới của tác phẩm văn học,
khiến quan niệm triết học về thời gian phải phục vụ cho những nhiệm vụ nghệ
thuật của nó.
Trong Những vấn đề thi pháp Dostoievski, M.Bakhtin khi xây dựng
mô hình lí thuyết thi pháp của ông đã xem xét thế giới của nhân vật với không
gian, thời gian, mà ở đó không gian chiếm ƣu thế hơn thời gian.
Yếu tố thời gian, không gian nghệ thuật trong văn chƣơng tuy có những

điểm chung nhƣng vẫn có những nét khác biệt giữa văn xuôi và thơ ca. Vì
vậy, trong nghiên cứu thi pháp học đã có sự phân biệt. Nếu trong văn xuôi
thời gian gồm hai lớp - thời gian trần thuật và thời gian đƣợc trần thuật - thì
thời gian trong thơ ca nghiêng về thời gian tâm lí; không gian trong thơ ca
cũng không xác định dễ dàng nhƣ trong văn xuôi, có nhiều lớp, nhƣng đặc
biệt nhấn mạnh đến kiểu "không gian con ngƣời" - chuyển dịch, đổi thay, biến
hình bởi nhiều yếu tố chi phối. Theo Hoàng Trinh, "Đứng về phía kết cấu,
ngƣời ta xếp thơ vào loại phạm trù thẩm mỹ không gian - thời gian hỗn hợp".
Ở Việt Nam, Trần Đình Sử là một trong những ngƣời đầu tiên mở ra
hƣớng nghiên cứu mới cho thi pháp học. Ông đã đề cập đến yếu tố thời gian -
không gian nghệ thuật trong công trình Thi pháp thơ Tố Hữu (1987):
4

- "Khó mà hiểu đƣợc con ngƣời nếu không hiểu đƣợc không gian tồn
tại của nó" [25, tr.178].
- "Sự cảm thụ thời gian gắn liền ý thức về ý nghĩa của cuộc đời " [25,
tr.207].
- " ý thức về thời gian là ý thức về sự tồn tại của con ngƣời, phát hiện
về thời gian giúp ngƣời ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống" [25, tr.208].
Trong cuốn "Những thế giới nghệ thuật thơ" (1997), tập hợp một số
nghiên cứu, tác giả Trần Đình Sử cũng đƣa lại các bài viết về không gian và
thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều (nghiên cứu từ những năm 1983,
1991).
Hiện nay, thời gian và không gian nghệ thuật tiếp tục đƣợc quan tâm
nhƣ là một hƣớng đi quan trọng trong các nghiên cứu thi pháp học của nhiều
tác giả.
2.2. Những ý kiến đề cập đến thơ Lưu Quang Vũ
Tài năng thơ của Lƣu Quang Vũ đã sớm đƣợc biết đến ở độ tuổi đôi
mƣơi, đƣợc khẳng định bởi nhà phê bình Hoài Thanh: Một cây bút trẻ có
nhiều triển vọng. Nhƣng sau đó, trong bối cảnh đất nƣớc đang chuyển mình,

ông lại nổi danh với hàng loạt vở kịch đƣợc viết từ những quan sát đầy ƣu tƣ
mà sắc sảo. Ngƣời ta tìm lại thơ Lƣu Quang Vũ nhƣ một sự nuối tiếc tài năng,
muốn bù đắp cho cảm giác hẫng hụt trong nền nghệ thuật nƣớc nhà… sau tai
nạn đột ngột vào mùa hè năm 1988. Những ngƣời yêu mến anh đã thực sự
ngỡ ngàng và xúc động khi nhận ra cách Lƣu Quang Vũ đã gửi gắm, tin yêu,
buồn thƣơng rồi hy vọng về cuộc đời và con ngƣời trong những trang thơ.
Thơ dƣờng nhƣ mới là nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn anh - luôn thao thức,
dằn vặt, đau xót để yêu thƣơng.
Các tập thơ lần lƣợt đƣợc in sau khi nhà thơ mất: Mây trắng của đời tôi
(1989); Bầy ong trong đêm sâu (1993); Lưu Quang Vũ - Di cảo (2008); và
5

đầy đủ nhất là tuyển thơ Lưu Quang Vũ - Gió và tình yêu thổi trên đất nước
tôi (2010).
Nhiều bài viết, ý kiến đánh giá về thơ Lƣu Quang Vũ đã giúp hình
dung rõ rệt hơn về một con ngƣời tha thiết với cuộc sống, một tài năng thơ
độc đáo. Có thể kể đến một số công trình tập hợp nghiên cứu tiêu biểu:
Lưu Quang Vũ thơ và đời - do Lƣu Khánh Thơ biên soạn, xuất bản
năm 1997 - đã trình bày nhiều phƣơng diện về thơ Lƣu Quang Vũ. Ngoài
phần văn bản thơ, còn có những bài viết về ông của những ngƣời thân, bạn bè.
Qua những hồi tƣởng, phần đời nhiều biến động của Lƣu Quang Vũ đã đƣợc
giới thiệu, giúp bạn đọc hiểu hơn những tâm sự u hoài của nhà thơ trong
những năm tháng cô đơn cũng nhƣ những khát vọng nghệ thuật suốt đời của
nhà thơ.
Lưu Quang Vũ - tài năng và lao động nghệ thuật (Nhiều tác giả, Lƣu
Khánh Thơ chủ biên, xuất bản năm 2001) cũng là một công trình đầy đủ về
đời và thơ Lƣu Quang Vũ. Các tác giả đã đánh giá sức sáng tạo của ông ở cả
ba lĩnh vực Thơ – Văn xuôi – Kịch. Đối với thơ Lƣu Quang Vũ , các ý kiến
phê bình đều chung cái nhìn thiện cảm đối với cây bút có phong cách riêng,
giọng điệu riêng thiết tha mà không thiếu sự sắc sảo chính luận.

Lưu Quang Vũ - Về tác gia và tác phẩm, do Lý Hoài Thu, Lƣu Khánh
Thơ tuyển chọn và giới thiệu năm 2007, là công trình hoàn chỉnh nhất hiện
nay: tổng kết cuộc đời – sự nghiệp sáng tác – con ngƣời Lƣu Quang Vũ;
tuyển thơ đầy đủ; giới thiệu các bài nghiên cứu về Lƣu Quang Vũ ở nhiều
phƣơng diện, thuộc cả ba lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch. Trong đó, bài tổng
luận“Sức sáng tạo của một tài năng”(Lý Hoài Thu) mở đầu công trình có ý
nghĩa khái quát về hành trình sáng tác cùng sự phát triển nhận thức, đời sống
tình cảm và trong tƣ duy nghệ thuật của Lƣu Quang Vũ. Riêng về thơ, tác giả
Lý Hoài Thu đã viết về những cảm hứng lớn - đất nƣớc quê hƣơng, nhân dân
6

và dân tộc, đời tƣ và tình yêu - và về một cái tôi nhiều rung động yêu thƣơng,
trao gửi trƣớc cuộc đời của thi sĩ. Tác giả Lý Hoài Thu khẳng định Lƣu
Quang Vũ đã tạo lập đƣợc một thế giới nghệ thuật riêng qua ba tập thơ. Ở đó,
“cái tôi trữ tình luôn luôn vận động với nhiều giai điệu cảm xúc… lung linh
ẩn hiện những miền không – thời gian thấm đẫm chất thơ… ẩn chứa lớp lớp
ngôn từ giàu sắc màu hội họa, ấn tƣợng, gợi cảm nhƣng cũng giàu chất suy
tƣởng ” [30, tr.42].
Đối thoại tình yêu Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, xuất bản năm 2007,
có cách khai thác đời thơ Lƣu Quang Vũ ở góc nhìn khác. Ngoài tác phẩm,
các bài phê bình thơ, còn có những bức thƣ chan chứa ân tình và đồng điệu
giữa hai ngƣời, những câu thơ họ viết tặng nhau… Qua cách đôi vợ chồng thi
sĩ đối thoại bằng những trang thơ, ngƣời đọc nhận ra những vẻ đẹp tâm hồn
và cả khát vọng yêu thƣơng của Lƣu Quang Vũ trong cuộc đời thực.
Các nhà nghiên cứu phê bình đã có nhiều hƣớng tiếp cận tìm hiểu thơ
Lƣu Quang Vũ, tập trung ở những nội dung nhƣ:
- Cái tôi trữ tình trong thơ Lƣu Quang Vũ
Phạm Xuân Nguyên có nhận định ấn tƣợng về bản chất những khao
khát trong con ngƣời nhà thơ: "Nhƣ con tàu luôn bồn chồn ra đi. Thơ anh tất
bật, hối hả nhƣ đời anh Bởi nhƣ gió, anh phóng túng, tự do. Dám sống đúng

mình, dám nghĩ đúng mình " [30,tr.98]. Nhƣ thế, Lƣu Quang Vũ là một "tâm
hồn trở gió".
Nhìn một cách tổng quát, Hà Thị Hạnh phân tích "cái Tôi trong thơ
Lƣu Quang Vũ có quá trình phát triển khá phức tạp từ mơ mộng đến tỉnh
thức và chiêm nghiệm, từ niềm vui bồng bột tới nỗi cô đơn khắc khoải và tạm
dừng chân với hạnh phúc đời thƣờng" [30, tr.170].
Trong bài viết Nỗi lao lung của một hồn thơ mới bƣớc vào đời, Phan
Trọng Thƣởng đã phân tích hình ảnh những chú ong trong thơ Lƣu Quang Vũ
7

bằng cái nhìn cảm thông cùng nhà thơ. Theo Phan Trọng Thƣởng, có sự đồng
thân, đồng phận nào đó giữa chú ong bé nhỏ luôn ý thức chắt chiu tìm kiếm
và thi nhân. Nhà nghiên cứu cho rằng Bầy ong trong đêm sâu đã “hé lộ một
hồn thơ nhạy cảm, dễ rung động; một sự bộc bạch chân thành; một sự mở
lòng ra với bạn, với đời ” [30,tr.197].
- Những cảm hứng chính trong thơ Lƣu Quang Vũ cũng là một
hƣớng đánh giá nhiều gợi mở. Từ đây, các nhà nghiên cứu Lƣu Khánh Thơ,
Lý Hoài Thu, Vũ Quần Phƣơng, Việt Nga, Đức Bình đã quan tâm về ba
cảm hứng lớn: Dân tộc- Tình yêu- Ngƣời thân. Các ý kiến thống nhất trong
cảm hứng nào thì nhà thơ trẻ cũng thể hiện sự gắn bó sâu nặng, tinh thần trách
nhiệm trƣớc cuộc đời và dũng cảm “tuyên ngôn về một con đƣờng nghệ thuật
mới” [30, tr.164].
- Phƣơng thức thể hiện qua giọng điệu cũng đƣợc chú ý. Các nhà
nghiên cứu Hoài Thanh, Vũ Quần Phƣơng, Bích Thu, Lƣu Khánh Thơ… đều
thống nhất về chất ngọt ngào, đắm đuối trong thơ Lƣu Quang Vũ.
Việt Nga lại có cảm nhận ở một góc độ riêng - liên hệ với đời tƣ nhà
thơ để chỉ ra trong giọng điệu đắm đuối vẫn gợi lên những xót xa tê tái, thậm
chí nghi ngờ. Bởi thơ tình Lƣu Quang Vũ không chỉ có vẻ trẻ trung cuả một
chàng trai với tâm hồn sôi nổi tha thiết yêu thƣơng mà còn “có bóng dáng một
ngƣời đàn ông từng trải đã nếm nhiều cay đắng của cuộc đời” [30, tr.136].

Anh Ngọc so sánh: “Xuân Diệu cuống quýt vì thời gian, Lƣu Quang Vũ
bối rối bởi không gian, nói khác thì rất khác, nhƣng nói giống thì cũng không
kém gì hai giọt nƣớc”. Tác giả cho rằng Vườn trong phố có thể tiêu biểu cho
hồn thơ cũng nhƣ bút pháp Lƣu Quang Vũ và nhấn mạnh yếu tố giọng điệu
trong mảng thơ tình“một giọng thơ khó lẫn bởi cƣờng độ tình cảm quá mạnh
đã phá vỡ con đê khuôn sáo của từ ngữ…” [30, tr.206].
8

Các hƣớng nghiên cứu đã làm nổi bật những đặc điểm phong cách trữ
tình của thơ Lƣu Quang Vũ. Song, chƣa có công trình nghiên cứu hệ thống và
chuyên sâu về yếu tố thời gian - không gian nghệ thuật trong thơ ông. Thời
gian trong thơ thƣờng gợi sâu những tâm tình, không gian thơ vốn dung chứa
không gian tâm hồn. Hơn nữa, thơ Lƣu Quang Vũ nhiều ám ảnh và dự cảm,
giọng thơ không thuần nhất, cái tôi trữ tình nhiều khi day trở mâu thuẫn
không dễ nhận diện. Qua đề tài Thời gian và không gian nghệ thuật trong
thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi hi vọng đóng góp thêm ý kiến về một hƣớng
tiếp cận hiệu quả trong quá trình khám phá thế giới nghệ thuật của một nhà
thơ luôn khắc khoải về niềm tin và cả nỗi đau nhân thế .
3. Mục đích nghiên cứu
Qua phân tích cách chiếm lĩnh hiện thực với thời gian - không gian
nghệ thuật của thơ Lƣu Quang Vũ, luận văn chỉ ra đặc điểm thi pháp, cá tính
sáng tạo và phong cách độc đáo của nhà thơ. Từ đó, góp phần khẳng định
những đóng góp giá trị và vị thế của tác giả Lƣu Quang Vũ trong đời sống thơ
ca hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lí thuyết thi pháp học về thời gian và không gian nghệ
thuật trong văn học để tìm tòi, phát hiện những phƣơng diện độc đáo và vai trò
của yếu tố thời gian - không gian trong thế giới nghệ thuật thơ Lƣu Quang Vũ.
5. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thời gian và không gian nghệ
thuật trong thơ Lƣu Quang Vũ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu thơ Lƣu Quang Vũ dựa trên
tuyển tập đầy đủ nhất gần đây: Lưu Quang Vũ - Gió và tình yêu thổi trên đất
9

nước tôi, NXB Hội nhà văn, 2010. (Có tiến hành so sánh, đối chiếu với các
văn bản đã công bố khác).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu
sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
- Phƣơng pháp tiểu sử.
- Phƣơng pháp so sánh.
7. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần tiếp tục làm rõ vai trò của yếu tố thời gian và không gian
nghệ thuật trong thơ nhƣ là một yếu tố kiến tạo tác phẩm, là phƣơng tiện nghệ
thuật giúp biểu hiện thế giới nội cảm của nhà thơ.
- Khẳng định những sáng tạo về thời gian và không gian nghệ thuật
trong thơ Lƣu Quang Vũ.
- Khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Lƣu Quang Vũ vào
tiến trình vận động của thơ hiện đại Việt Nam.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chƣơng:
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ THỜI GIAN - KHÔNG GIAN NGHỆ
THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH THƠ CỦA LƢU QUANG VŨ
Chƣơng 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƢU

QUANG VŨ
Chƣơng 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƢU
QUANG VŨ
10

Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ THỜI GIAN - KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ
HÀNH TRÌNH THƠ CỦA LƢU QUANG VŨ
1.1. Khái niệm về thời gian - không gian nghệ thuật
1.1.1.Thời gian nghệ thuật
Thời gian là một phạm trù cơ bản của cuộc sống - thế giới tự nhiên và
con ngƣời đều tồn tại trong quá trình vận động của thời gian. Thể hiện
phƣơng thức tồn tại và triển khai thế giới, nghệ thuật có thời gian riêng. Thời
gian nghệ thuật không trùng khít cũng nhƣ không hoàn toàn tồn tại trong thời
gian vật chất. Bởi những sự kiện và tâm thế con ngƣời trong tác phẩm nghệ
thuật luôn có quá trình vận động và phát triển riêng. Văn học đƣợc xếp thuộc
loại nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tƣợng văn học đƣợc mở dần theo thời
gian, gắn liền với sự cảm thụ về thời gian.
“Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con ngƣời trong thế
giới” [18, tr.322]. Thời gian nghệ thuật đƣợc xây dựng theo cách cảm nhận
thời gian, cảm nhận phƣơng thức tồn tại giữa thế giới của con ngƣời. Phản
ánh sự cảm nhận ấy, thời gian nghệ thuật thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng tác giả.
Đó cũng là sự sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ để tạo ra một thế giới nghệ thuật có
thể trƣờng tồn trong thời gian. Nhƣ thế, thời gian nghệ thuật cũng mang đầy
tính chủ quan.
Là thời gian tâm lý, thời gian nghệ thuật đƣợc cảm nhận qua lăng kính
cảm xúc nên không nhất thiết phải theo trật tự vốn có của tự nhiên (quá khứ -
hiện tại - tƣơng lai) mà có thể “đảo ngƣợc quay về quá khứ, có thể bay vƣợt
tới tƣơng lai xa xôi, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận” [18, tr.322].
Cảm quan nghệ thuật bắt đầu từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian có

thể làm ngƣng đọng một phút giây, vĩnh hằng hóa một khoảnh khắc giữa dòng
đời vô tận, cũng có thể dồn nén khoảng cách vời vợi vào giờ khắc ngắn ngủi:
11

Khắc giờ đằng đẵng nhƣ niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
(Đoàn Thị Điểm)
Hình tƣợng thời gian mang ý nghĩa khái quát cao khi có khả năng biến
thời gian cơ học bình thƣờng thành thời gian vĩnh viễn: Trút ngàn năm trong
một phút chơi vơi - Xuân Diệu. Quá khứ, hiện tại, tƣơng lai không tách rời mà
đan cài lẫn nhau, có khi cùng hiển hiện: cái hôm qua hiện hữu trong cái hôm
nay, cái hôm nay dự báo cái ngày mai:
Cái bay không đợi cái trôi
Từ tôi phút trƣớc sang tôi phút này
(Xuân Diệu)
Thời gian đồng hiện giúp con ngƣời khắc phục cái tuyến tính - giới hạn
đơn chiều của thời gian để vƣơn tới một sự tiếp xúc đa chiều trong không
gian. Thời gian nghệ thuật đa dạng, gợi cảm đã trở thành một thuộc tính tất
yếu của hình tƣợng nghệ thuật: “Trong quá trình sáng tạo, ngƣời nghệ sĩ đã
xử lý yếu tố này nhƣ một phƣơng tiện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống
và cấu trúc tác phẩm” [29, tr.85].
Thời gian nghệ thuật không chỉ biểu hiện nội dung cảm hứng mà còn
đóng vai trò nhƣ một thao tác thuộc về hình thức nghệ thuật. Từ đó mà thời
gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học đƣợc biểu hiện bằng nhiều phƣơng
thức. Trƣớc hết, đó là những hình dung khái quát qua các trạng từ chỉ thời
gian: ngày xửa ngày xƣa, dạo ấy, hôm qua, ngày mai, mùa thu…; có khi thời
gian đƣợc gọi tên cụ thể bởi các số từ: giờ, phút, ngày, tháng, năm,…; hay chỉ
cần nhận biết dấu hiệu thời gian đặc trƣng. Thể thơ Hai - cƣ bé nhỏ của Nhật
Bản luôn tinh tế với quý ngữ chỉ mùa:
Từ bốn phƣơng trời xa

cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi- oa.
12

hay
Đất khách mƣời mùa sƣơng
về thăm quê ngoảnh lại
Ê- đô là cố hƣơng.
(Ba- sô)
Thơ ca trung đại Việt Nam đã điểm nhịp thời gian “Sen tàn cúc lại nở
hoa/ Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân” (Nguyễn Du) cho đến thơ hiện đại:
Bỗng nhận ra hƣơng ổi
Phả vào trong gió se
Sƣơng chùng chình qua ngõ
Hình nhƣ thu đã về
(Hữu Thỉnh)
Với những cá tính sáng tạo, thời gian nghệ thuật bao giờ cũng có cách
thức thể hiện mới lạ, độc đáo, tạo nên ấn tƣợng sâu sắc về dòng chảy vô thủy
vô chung của cuộc đời.
Thế giới nghệ thuật là khúc xạ của cuộc sống thực, thời gian nghệ thuật
theo đó cũng là một hiện tƣợng ƣớc lệ trong thế giới tƣởng tƣợng ấy, cho nên
không dễ xác định. Nhìn chung, thời gian nghệ thuật có thể biểu hiện qua một
số phƣơng diện: nhịp điệu thời gian, trình tự thời gian, hình tƣợng thời gian.
Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải đơn
giản chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một hình tƣợng thời gian
sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian đƣợc dùng làm hình
thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” [23, tr.77].
Ở mỗi thể loại văn học, do đặc trƣng nghệ thuật riêng nên thời gian
cũng diễn biến khác nhau. Tiểu thuyết là thể loại có sức dung chứa lớn với
khát vọng thâu tóm toàn bộ hiện thực (mô hình đại tự sự), thời gian trong tiểu

thuyết mang quảng tính. Truyện ngắn thƣờng chỉ tái hiện một đoạn đời sống.
13

Thời gian trong kịch gắn với sự vận động của sự kiện, xung đột, tính cách và
chịu khuôn khổ chặt chẽ của thời gian sân khấu. Trong thơ, thời gian nghiêng
về thời gian tâm lý, sự vận động của thời gian diễn ra theo dòng cảm xúc. Bởi
nhà thơ viết để phản ánh thế giới tâm hồn mình hơn là phản ánh thế giới
khách quan.
Thời gian đã luôn là mối âu lo của thi sĩ. Đó là cảm thức rõ ràng: Ngán
nỗi xuân đi xuân lại lại - Hồ Xuân Hƣơng; là nỗi thảng thốt: Nhân sinh ba vạn
sáu nghìn thôi/ Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi - Nguyễn Công Trứ; là sự so
sánh: Đời ngƣời ngẫm thử mà hay/ Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê -
Tản Đà,…Thời gian không chỉ đƣợc đo đếm theo độ vô tận, theo chiều vĩ mô
nhƣ nó vốn có mà còn đƣợc hình dung qua thời gian đời tƣ, thời gian tâm
trạng của đời ngƣời: Lòng tôi rộng nhƣng cuộc đời cứ chật/ Không cho dài
thời trẻ của nhân gian… Còn trời đất nhƣng chẳng còn tôi mãi/ Nên bâng
khuâng tôi tiếc cả đất trời - Xuân Diệu.
Phản ánh tâm thế tồn tại của con ngƣời nên thời gian nghệ thuật cũng
gợi nhắc không gian - nơi con ngƣời luôn cảm thấy vị trí và số phận của mình
trong đó. Thời gian nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố thuộc
cấu trúc tác phẩm, trƣớc hết là không gian nghệ thuật.
1.1.2. Không gian nghệ thuật
Bên cạnh thời gian, không gian là hình thức tồn tại của vật chất trong
thế giới, là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời giữa cuộc đời.“Trong văn học
nghệ thuật, không gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại của hình tƣợng”
[25, tr.178]. Nếu nhƣ thời gian nghệ thuật không tồn tại trong thời gian vật
chất thì không gian nghệ thuật cũng không phải là không gian vật lý. Từ điển
thuật ngữ văn học định nghĩa: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên
trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả,
trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra

14

trong một trƣờng nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính
bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách
quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộn , dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật.”
[18, tr.160].
Mỗi loại hình nghệ thuật có cách tái hiện không gian riêng. Nếu hội họa
và điêu khắc miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại thì trong việc chiếm lĩnh
không gian nghệ thuật văn học lại có ƣu thế vƣợt trội. Bằng phƣơng tiện đặc
biệt là ngôn từ, văn học có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này sang bức
tranh khác một cách nhanh chóng lạ thƣờng, dễ dàng đƣa ngƣời đọc vào
những miền không gian khác nhau.
Theo Trần Đình Sử,“Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của
nhà nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một quan niệm nhất định về
cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý,
vật chất.” [23, tr.108]. Chính vì thuộc về thế giới nghệ thuật, thế giới của
“cái nhìn và mang ý nghĩa” (Trần Đình Sử), cho nên không gian nghệ thuật
đƣợc mở ra từ một trƣờng nhìn, một cách nhìn. Điểm nhìn giúp mô hình
không gian trở nên linh động và đầy đủ, đồng thời soi chiếu phản ánh không
gian bên trong con ngƣời:
Dừng chân đứng lại: trời, non, nƣớc
Một mảnh tình riêng, ta với ta
(Bà huyện Thanh Quan)
Nhƣng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi
trên mỏm đá xòe nhƣ con bƣớm sặc sỡ… Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cƣời ầm
lên sân chơi trƣớc nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi
chơi… Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi… Tiếng chó sủa xa xa.
Những đêm tình mùa xuân đã tới. (Tô Hoài).
15


Trong Dẫn luận thi pháp học, (Trần Đình Sử) chia ra: không gian
điểm, không gian tuyến, không gian mặt phẳng - không gian khối (dựa vào vị
trí, giới hạn của sự vật); không gian bên trong - phi thời gian, không gian bên
ngoài - đổi thay (dựa vào sự biến đổi của sự vật, hiện tƣợng). Bên cạnh đó,
còn có không gian hành động và phi hành động.
Tác giả Huỳnh Nhƣ Phƣơng trong công trình Lý luận văn học vấn đề
và suy nghĩ lại phân biệt không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt, cũng
có thể là không gian mở hay không gian khép. Không gian nghệ thuật có thể
là không gian linh hoạt, đa hƣớng hoặc là không gian tĩnh tại, khép kín…
Qua không gian nghệ thuật, tác giả bộc lộ tƣ duy nghệ thuật, cá tính sáng
tạo và đánh dấu trình độ chiếm lĩnh thế giới cũng nhƣ miêu tả hồn ngƣời.
Không gian nghệ thuật cũng mang tính tƣợng trƣng, tính quan niệm.
Vẫn từ một cảnh quan thiên nhiên, môi trƣờng xã hội bao bọc xung quanh đời
sống con ngƣời, mỗi tác giả sẽ tìm thấy một thế giới mang đƣờng nét, sắc
màu riêng; mỗi trào lƣu, bộ phận văn học lại có bút pháp tạo hình không gian
khác nhau. Đó là“lâu đài” của F.Kafka, là “con đƣờng” của Lỗ Tấn. Hay nhƣ
các biểu tƣợng “cây đa, bến nƣớc, sân đình” trong thơ ca dân gian Việt Nam
gợi những hẹn hò - khác với “không gian vũ trụ” trong thơ ca bác học, nơi
con ngƣời luôn cảm thấy nhỏ bé, luôn mang một nhu cầu khám phá cái bao la,
cái ở ngoài con ngƣời:
Hữu thì trực thƣợng cô phong đỉnh
Trƣờng khiếu nhất thanh hàn thái hƣ
( Nghĩa là:
Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời )
(Không Lộ thiền sƣ)
16

Phải chăng đó cũng là khát vọng hƣớng về nơi vô thủy vô chung của
bản thể theo quan niệm Phật học:

Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên
( Nghĩa là:
Vạn dặm sông xanh, vạn dặm trời)
(Không Lộ thiền sƣ)
Thiên nhiên trong thơ ca trung đại là nơi di dƣỡng tinh thần:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Với thơ ca cách mạng, Trần Đình Sử đã phát hiện“Hình tƣợng không
gian quan trọng nhất đóng vai trò hình tƣợng xuyên suốt trong thế giới thơ Tố
Hữu là con đƣờng cách mạng” [25, tr.186].
Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực vốn
tồn tại khách quan mà nó trở thành một kí hiệu đặc biệt để diễn đạt những
phạm trù ở ngoài thời gian, hoặc để thể hiện tâm trạng của nhân vật, thậm chí
hé lộ khả năng đánh giá nhân vật về mặt đạo đức, thẩm mĩ. Chẳng hạn, bầu
trời Auterlitx trong xanh, cao vời mà Anđrây (Chiến tranh và hòa bình - Lev
Tolstoi) nhìn thấy lúc nằm ngửa mặt, bị thƣơng, giáp mặt tử thần đã thể hiện
tâm hồn và tƣ tƣởng chàng. Bầu trời ấy là không gian thức tỉnh và khao khát,
cái cao cả, cái vĩnh hằng hiện ra qua “khoảng không vô tận màu xanh biếc”,
nhƣ muốn nói lên chân lý “Ngoài bầu trời cao tận kia ra, tất cả đều là vô
nghĩa, đều là lừa dối”.
Không gian nghệ thuật trong thơ mang tính chất ít xác định. Trong tiểu
thuyết, “không gian đƣợc dễ dàng xác định bởi khuôn khổ của nội dung cốt
truyện và môi trƣờng sinh sống của nhân vật” [29, tr.101]. Theo Những vấn
đề thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa), ở văn xuôi có các loại không
17

gian: không gian bối cảnh (là không gian rộng lớn nhất mà câu chuyện xảy ra,
bao gồm: bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh xã hội, bối cảnh tâm trạng), không
gian sự kiện, không gian tâm lý, không gian kể chuyện, không gian đối thoại.

Theo tác giả Lý Hoài Thu, ở thơ “không gian nghệ thuật trở nên khó xác định
bởi sự vận động của mạch cảm xúc cùng sự biến hóa của hình tƣợng thơ đã
làm nhòe đi ranh giới giữa không gian rộng và không gian hẹp, không gian
cao và không gian thấp, không gian tĩnh và không gian động, không gian vật
thể và không gian tâm tƣởng…” [29, tr.101]. Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật
trong thơ không dễ xác định nhƣ trong văn xuôi mà có thể định hình theo
nhiều lớp, trong đó có không gian bên trong con ngƣời (không gian tâm tƣởng
- không gian tinh thần, ƣớc vọng, hồi tƣởng, tâm linh ). Đây là không gian
đặc biệt nhất, với chiều kích bí ẩn, luôn tạo ra một không quyển tinh thần đặc
trƣng cho tác phẩm trữ tình.
Tìm hiểu thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong văn
chƣơng không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các
ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm
thụ của tác giả hay giá trị phản ánh của một giai đoạn văn học. Từ đó, “cung
cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo” [18, tr.161] trong tác phẩm
văn chƣơng và phong cách tác giả. Điều này càng có ý nghĩa với địa hạt thơ
ca - nơi thi sĩ tái hiện cuộc sống qua cửa ngõ tâm tình, làm sống dậy cả thời
gian hoài niệm hay đƣa suy tƣởng đến tƣơng lai xa xôi và phác họa miền
không gian nội cảm mênh mang.
1.2. Hành trình thơ của Lƣu Quang Vũ
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm
Trong thế hệ những cây bút trẻ sáng tác từ thời chống Mỹ cứu nƣớc,
Lƣu Quang Vũ là một phong cách sáng tạo có dấu ấn khác biệt. Khi trƣởng
thành hơn trong nhận thức và tài năng nghệ thuật đã vào độ chín, Lƣu Quang
18

Vũ hƣớng ngòi bút vào những suy tƣ, trăn trở trƣớc đời sống nhân sinh. Dù
cuộc đời ngắn ngủi nhƣng sức sáng tạo mạnh mẽ và phẩm chất nghệ sĩ tài hoa
đã đƣa Lƣu Quang Vũ trở thành một hiện tƣợng nghệ thuật độc đáo của văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX.

Sinh ra trong gia đình có thiên hƣớng nghệ thuật (cha là nhà viết kịch
Lƣu Quang Thuận) và tài năng sớm đƣợc bộc lộ nhƣng Lƣu Quang Vũ không
vội vã nhận lấy những cơ may cho cuộc sống của mình (Ông từng đƣợc vào
thẳng đại học bởi thành tích học tập xuất sắc; Lƣu Quang Vũ cũng nổi lên văn
đàn khá sớm, lọt vào mắt xanh của nhiều nhà phê bình “kỹ tính” ). Mƣời bảy
tuổi, chàng trai trẻ tình nguyện đi bộ đội không hẳn do tâm lý thế hệ mà còn
bởi nguyên nhân sâu xa, trong ý thức, trong tâm hồn: Đất nƣớc mình tƣơi hoa
đẹp nắng - Ta cùng gìn giữ phải không anh (Gửi tới các anh, 1965).
Năm năm Lƣu Quang Vũ tham gia chiến đấu và làm công tác văn nghệ
quần chúng ở một đơn vị phòng không - không quân, những câu thơ mang hơi
thở tƣơi trẻ, tài hoa, giàu cảm xúc đã cất lên giữa những không khí khói lửa
của chiến sự:
Chiến hào nắng chói
Bỗng thơm mùi bƣởi, mùi chanh
Đi xa lòng vẫn nhớ
Dáng quê hƣơng trong cây lá hiền lành.
Những vần thơ đầu tiên ở Hương cây (1968) là sự hài hòa giữa vẻ đẹp
lý tƣởng và tình cảm trong trẻo trong tâm hồn nhà thơ trẻ mang áo lính. Tâm
hồn anh lính trẻ mộng mơ nhƣng không phải kiểu lãng mạn Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm (Quang Dũng) tiểu tƣ sản ngày trƣớc hay cố gắng hƣớng đến
xây dựng những không gian lý tƣởng hoành tráng chói ngời sắc đỏ… Tƣơi
nhƣ cánh nhạn lai hồng (Nguyễn Mỹ), rừng lạ ào ào lá đỏ (Nguyễn Đình
Thi)… Giữa hiện thực khốc liệt của chiến trận, nếu Hoàng Nhuận Cầm đã ấn
tƣợng khi góp một thanh âm trong ngần dìu dặt quen mà lạ:
19

Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu
Dẫu hòn bi lăn hết vòng tuổi nhỏ
Trong những chiếc ba lô kia, ai dám bảo là không có
Một hai ba giọng hát chú ve kim?

(Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu)
thì Lƣu Quang Vũ lại nhìn ra một khoảng xanh non tƣơi bất ngờ:
Dãy bàng lên búp nhỏ
Xanh nhƣ là thƣơng nhau
(Chưa bao giờ)
và giọng điệu miêu tả chan chứa mến thƣơng, quyến luyến. Nói nhƣ Nguyễn
Trọng Tạo thì “Cái thời bom đạn ầm ào, nóng bỏng mà có đƣợc một không
gian dịu mát nhƣ vậy trong thơ thật là hiếm hoi” [30, tr.199].
Nhƣng bản chất của chiến tranh là hủy diệt đối với đời sống con ngƣời.
Lƣu Quang Vũ chứng kiến những hy sinh xƣơng máu khi cuộc chiến tranh đi
vào giai đoạn tàn khốc nhất. Rời quân ngũ, ông còn phải đối mặt với hiện
thực cuộc sống hỗn độn và cuộc mƣu sinh nhọc nhằn. Bản thân thất nghiệp,
không “biên chế”, lại thêm nặng nề thất vọng bởi những đổ vỡ trong tình cảm
riêng… , Lƣu Quang Vũ đã gần nhƣ hoài nghi tất cả, những niềm tin bỗng trở
nên “viển vông, cay đắng, u buồn” và chua xót:
Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều
Rách tan cả những làn sƣơng đẹp phủ.
Những năm 71- 73 thực sự là thời kỳ gian khó, cô đơn đối với Lƣu
Quang Vũ. Ngƣời nghệ sĩ mang những hoang mang, trống trải dồn vào thơ.
Tâm hồn Lƣu Quang Vũ là những mâu thuẫn giằng xé, thất vọng và hy vọng,
hoài nghi và khao khát, vừa chấp nhận những giới hạn lại vừa muốn phá tung
số phận: Đời anh ổn định rồi anh lại muốn phá tung ra Những vần thơ với
giọng điệu cay đắng hầu nhƣ đƣơng thời không đƣợc công bố, sau này đƣợc
tập hợp chủ yếu trong tập Bầy ong trong đêm sâu (1993)…
20

Với tƣ duy thấu đáo sâu sắc, Lƣu Quang Vũ đã cảm nhận không khí
chiến trận một thời theo một cái nhìn riêng: những mất mát riêng chung đối
với mỗi phận ngƣời. Hơn thế, tƣ chất nhạy cảm còn hƣớng cảm hứng nghệ
thuật của thi sĩ quan tâm tới cách thế tồn tại của con ngƣời trong một thế giới

nhiều đổi thay:
Ta đến làm gì, ta sẽ đi đâu
Các sinh viên bàn cãi nhau
Về ý nghĩa của tồn tại
(Bài hát trong một cuốn phim cũ)
Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Lƣu Quang Vũ thƣờng đặt ra
những câu hỏi day dứt về đời sống nhân sinh và luôn thao thức những dự cảm
lo âu cho thân phận con ngƣời. Khi viết cho chính mình, thơ ông cũng có
nhiều khoảng u buồn, xám lạnh. Tuy nhiên, chính những nếm trải cay cực của
cuộc đời đã đem lại sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tƣ duy nghệ
thuật của nhà thơ.
Với bản chất luôn tha thiết với cuộc đời và con ngƣời, nhà thơ đã tìm
đƣợc cách tiếp cận hiện thực ở một góc độ khác. Tình cảm quê hƣơng, đất
nƣớc trong sáng tác của Lƣu Quang Vũ trƣởng thành hơn, hóa thành cảm
hứng mạnh mẽ về dân tộc, nhân dân. Những Việt Nam ơi, Đất nước đàn bầu,
Tiếng Việt, Bài ca trên bán đảo … đều chung một tình yêu nhiều trăn trở với
Tổ quốc.
Lƣu Quang Vũ cũng tìm đến thơ tình nhƣ một quy luật tất yếu của tâm
hồn thi sĩ nhạy cảm. Gắn bó với tình yêu trong đời thực của ông, đầy đa đoan
biến động, tình yêu trong thơ Lƣu Quang Vũ mang đủ những sắc màu, dáng
vẻ, cung bậc, từ hạnh phúc đến đau khổ, từ tin yêu đến hoài nghi thất vọng…
Lƣu Quang Vũ yêu sớm, mối tình đầu trong sáng, mê say với Tố Uyên (một
diễn viên xinh đẹp) đã trở thành thi hứng cho Vườn trong phố, Hơi ấm bàn

×