Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tiểu luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.65 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....

Tiểu luận
Văn hóa giao tiếp trong kinh
doanh của 3 miền Việt Nam


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Giao tiếp vốn là một hoạt động thiết yếu của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực
kinh doanh, giao tiếp đóng vai trị quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất
bại của một doanh nghiệp. Do vậy, để đạt được thành công trong cuộc sống và nhất là
trong lĩnh vực kinh doanh, người ta phải chú trọng đến vấn đề giao tiếp. Mỗi quốc gia có
một nền văn hóa, thói quen, văn hóa giao tiếp khác nhau. Có thể nói người Việt Nam
mang bản sắc Châu Á, nhưng lại có nhiều nét khác biệt trong giao tiếp so với các quốc
gia trong khu vực. Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh đã được hình thành từ lâu đời và
phát triển theo sự phát triển của xã hội, của thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
Tuy nhiên khi Việt Nam được chia thành 3 vùng miền khác nhau thì hầu như những nét
văn hóa trong kinh doanh đó cũng có sự khác biệt rất lớn. Văn hóa giao tiếp trong kinh
doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì nó có thể đem đến các cơ hội hoặc mất đi cơ
hội và công việc kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Để hoạt động kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp được ngày càng phát triển tốt hơn thì những người quản lý doanh
nghiệp phải hiểu rõ, chi tiết trong văn hóa giao tiếp kinh doanh ở mỗi vùng miền của Việt
Nam. Nắm bắt được những nhu cầu cần thiết như trên tiểu luận “ Văn Hóa Giao Tiếp
Kinh Doanh Ba Miền Việt Nam” đã được nhóm thực hiện để cung cấp cho người đọc
tìm hiểu được những nét khái quát, cơ bản nhất trong văn hóa giao tiếp kinh doanh của
mỗi vùng miền của Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp có được nhận thức đúng
đắn và rõ ràng hơn trong con đường phát triển sự nghiệp.


1


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
MỤC LỤC
I/ VĂN HOA GIAO TIÊP KINH DOANH Ơ VIÊT NAM
́
́
̉
̣
1. Giao Tiêp la gì?. ........................................................................................................... 01
́ ̀
1.1 Khái niệm về giao tiếp........................................................................................ 01
1.2 Vai tro, chưc năng giao tiêp ................................................................................02
̀
́
́
1.3 Các loại hình giao tiếp cơ bản ............................................................................ 02
2. Giao tiêp trong kinh doanh la gì? ..................................................................................03
́
̀
2.1 Khái niệm .......................................................................................................... 03
2.2 Tâm quan trong trong giao tiêp kinh doanh .......................................................04
̀
́
2.3 Phương tiên trong giao tiêp kinh doanh..............................................................04
̣
́
2.4 Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh .........................................................05
2.5 Phương thưc ưng xư trong giao tiêp kinh doanh.................................................08

́ ́
̉
́
3. Đặc trưng về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam ………………………………...10

II/ ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH BA MIỀN
1/ Văn hoa giao tiêp kinh doanh miên Băc ........................................................... ...........11
́
́
̀
́
2. Văn hoa giao tiêp kinh doanh miên Trung.....................................................................14
́
́
̀
3. Văn hoa giao tiêp kinh doanh miên Nam.......................................................................18
́
́
̀
III/ KÊT LUÂN........................................................................................... ....................23
́
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................24

2


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
I. VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH Ở VIỆT NAM
1. Giao tiếp là gì ?

1.1 Khái niệm giao tiếp
Trong quá trình sống và hoạt động, giữa chúng ta với người khác ln tồn tại nhiều
mối quan hệ. Đó là mối quan hệ dòng họ, huyết thống, quan hệ họ hàng, thơn xóm, quan
hệ hành chính – cơng việc, quan hệ bạn bè… Trong các mối quan hệ đó thì chỉ một số ít
là có sẵn ngay từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời (quan hệ huyết thống, họ hàng),
còn đa số các quan hệ còn lại chủ yếu được hình thành, phát triển trong quá trình chúng
ta sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ,
liên lạc đa dạng với người khác mà chúng ta thường gọi là giao tiếp.
Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã
hội giữa con người với con người hoặc giữa con người và các yếu tố xã hội khác, nhằm
thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng hoạt động chiến
lược phối hợp, tự nhận biết mình và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố trên,
giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác.
1.2 Vai trò chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống của
mỗi con người.
 Giao tiếp là tiền đề cho sự phát triển của sức khỏe và tạo mối quan hệ tốt đẹp
với những người xung quanh
Người khơng có kỹ năng giao tiếp tốt khơng thổ lộ được tâm trạng, khơng có
người hiểu nổi tâm tình của mình nên dễ rơi vào trạng thái cô đơn dù sống ngay giữa đám
đông.

3


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
Sự cô đơn, biệt lập làm cho con người dễ bị suy sụp về thể chất, tinh thần, dễ mắc phải
những căn bệnh về tim mạch, tâm thần và có thể có những ý định tiêu cực, bế tắc như tự
tử.

Con người có mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh sẽ nhận được niềm
vui, sự hỗ trợ để có một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, trong sự nghiệp và sẽ tìm thấy
được hạnh phúc cùng một tương lai luôn rộng mở.
Mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh còn mang lại tuổi thọ cho con
người: theo một số cuộc điều tra được công bố rộng rãi, nam giới ở độ tuổi 47, nếu ly dị hay
góa vợ thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều lần so với những người có cuộc sống hạnh phúc
Mối quan hệ với cuộc sống chung quanh ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chất
của con người: kinh nghiệm và các cuộc điều tra cũng chứng minh rằng nếu có sự hỗ trợ
của người thân, của xã hội bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng dễ dàng
 Giao tiếp tạo điều kiện cho con người hình thành, hồn thiện nhân cách
Qua giao tiếp, từ sự đáp ứng và phản hồi của người chung quanh, con người tiếp
nhận kiến thức về thế giới, về bản thân để hình thành nên nhân cách.
Con người tự thể hiện nhân cách, tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách bản
thân nhờ vào q trình giao tiếp. Sự hồn thiện này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời
con người.
 Giao tiếp tốt sẽ tạo các quan hệ thuận lợi cho công cuộc làm ăn, chung sống
Giao tiếp tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho công cuộc làm ăn phát triển: con người khi
có mối quan hệ tốt với những người chung quanh sẽ nhận được sự yêu thương, hỗ trợ, sẽ
có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống và dễ dàng có những bước thăng tiến trong sự
nghiệp.

4


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
Một xã hội được xây dựng trên nền tảng của mối giao tiếp chặt chẽ, tốt đẹp sẽ có
những bước phát triển mạnh mẽ. Dễ dàng nhận thấy ở một xã hội kém phát triển, mối
tương tác của các thành viên trong xã hội đó rất mờ nhạt, giao tiếp trong xã hội nhiều hạn
chế, kinh tế thường rơi vào tình trạng manh mún, cuộc sống tự cung tự cấp là chủ yếu
1.3 Các loại hình giao tiếp cơ bản

a. Theo tính chất tiếp xúc
Nếu phân loại theo tính chất tiếp xúc thì giao tiếp được chia thành 2 loại là giao
tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.
+ Giao tiếp trực tiếp:
- Các bên trực tiếp gặp gỡ, trao đổi lẫn nhau.
- Các bên tham gia giao tiếp có thể sử dụng các phương tiện phi ngơn ngữ như cử
chỉ, ánh mắt, nét mặt…
- Có thể nhanh chóng điều chỉnh quá trình giao tiếp kịp thời để đạt được mục đích.
- Trong giao tiếp trực tiếp, các bên có thể dễ dàng đốn biết được ý kiến của người
đối thoại.
+ Giao tiếp giaùn tiếp:
- Là loại giao tiếp bị chi phối bởi yếu tố khơng gian. Do khó khăn về địa lý mà ta có
thể sử dụng loại hình giao tiếp này để tiết kiệm chi phí. Ví dụ: Email, thư từ, điện
tín….
b. Phân loại theo quy cách của giao tiếp
+ Giao tiếp chính thức:

5


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
- Là giao tiếp mang tính chất cơng cụ theo chức trách quy định quy chế như hội
họp, đàm phán…các vấn đề trong giao tiếp thường được thông tin trước vì vậy
thơng tin thường có độ chính xác cao.
+ Giao tiếp khơng chính thức:
- Là hình thức giao tiếp mang tính chất cá nhân, khơng câu nệ hình thức. Hình thức
giao tiếp này giúp cho các đối tượng giao tiếp cởi mở, hiểu biết lẫn nhau.
c. Phân loại theo vị thế
- Vị thế thể hiện mối tương quan của các đối tượng trong giao tiếp. Vị thế của một
người so người khác chi phối hành động của họ trong giao tiếp như cách ứng xử, lời

nói, cử chỉ, thái độ.
- Theo vị thế, giao tiếp được chia thành: Giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế cân bằng
và giao tiếp ở thế yếu.
d. Phân loại theo số lượng người tham gia
- Giao tiếp giữa hai cá nhân. Ví dụ: Hai người giao tiếp với nhau.
- Giao tiếp giữa hai nhóm với nhau. Ví dụ: Các thành viên trong hai công ty giao tiếp,
đàm phán với nhau.
- Giao tiếp giữa một cá nhân với một nhóm. Ví dụ: Thầy giáo và các sinh viên trong lớp
học.
- Giao tiếp giữa nhiều nhóm với nhau. Ví dụ: Hai, Ba hoặc bốn nhóm trong một lớp học
thảo luận qua lại lẫn nhau.
2. Giao tiếp trong kinh doanh là gì?
2.1 Khái niệm

6


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
- Theo Thái Trí Dũng (2009): “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối
quan hệ xã hội giữa người với người,hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thỏa
mãn những nhu cầu nhất định”.
- Theo GS TS. Đoàn Thị Hồng Vân trong sách Giao tiếp trong kinh doanh (2006),
“Giao tiếp là hành vi và q trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với
nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau.”
Kết luận: Giao tiếp trong kinh doanh là quá trình và hoạt động thiết lập, chuyển tải,
duy trì và phát triển mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh.
2.2 Tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh
 Giúp xây dựng một đội ngũ hùng hậu: giao tiếp có khả năng kết nối các cá nhân,
giải quyết mâu thuẫn, giúp loại bỏ sự sợ hãi, tuyên truyền tinh thần đoàn kết và tiếp
lửa động lực thông qua ngôn ngữ trực tiếp.

 Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch: diễn giải khơng tốt có thể khiến người
khác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi các thông tin và thông điệp. Nhưng giao tiếp
tốt sẽ giúp hồn thành cơng việc thậm chí là sửa chữa lại sai lầm.
 Thúc đẩy quá trình kinh doanh: khi giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng được
nâng cấp, khách hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời, việc
kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
 Tạo ra văn hóa hịa nhập chốn cơng sở: sự động viên, chia sẻ thông qua ngôn ngữ
trực tiếp của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra mơi trường làm việc thân
thiện và thoải mái.
 Tăng tương tác với khách hàng: sự giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng sẽ là
điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt tâm lý của khách hàng hoặc đối tác một cách sâu
sắc và giúp cơng ty có thể thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu
cầu.
 Hiểu và nắm bắt được thị trường: sự tương tác với khách hàng là cơ sở để doanh
nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường. Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết tốt nhất về

7


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
thị trường và đọc được tâm lý người tiêu dùng thì các sản phẩm đến với khách hàng
sẽ trở nên dễ dàng hơn.
2.3 Phương tiện trong giao tiếp kinh doanh
Tất cả các yếu tố thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ, tình trạng tâm lý…
2.3.1 Ngơn ngữ:
- Là phương tiện chủ yếu để truyền đi thông tin của con người
+ Nội dung: ý nghĩa của lời nói, của từ ngữ
+ Tính chất của ngơn ngữ: nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu của giọng nói
+ Điệu bộ” là những cử chỉ của tay chân, vẻ mặt
2.3.2 Phi ngôn ngữ:

- Là những cách diễn đạt thông tin không lời thông qua các củ chỉ vẻ mặt, dáng điệu,
động tác…
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp người ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp.
- Tùy tính chất mối quan hệ mà các phương tiện giao tiếp sẽ có vai trò khác nhau.
2.4 Các nguyên tắc trong giao tiếp trong kinh doanh
Khơng có ngun tắc giao tiếp nào bất biến, mà phải tuỳ vào từng trường hợp. Trong
phần dưới đây là một số nguyên tắc “Đắc nhân tâm thường dùng trong giao tiếp kinh
doanh”:
 Lắng nghe


Lắng nghe ý kiến của người khác, điều này giúp chúng ta cải thiện dịch vụ… của
chúng ta trong tương lai.



Mọi người thường có ấn tượng không tốt với những ai chỉ biết giải quyết các lời
phàn nàn mà không thực sự lắng nghe những gì họ nói.



Khi bạn thực sự lắng nghe khách hàng, một cảm giác thoải mái, dễ chịu sẽ xuất
hiện trong lịng mỗi khách hàng- bởi vì sự lắng nghe chân thành là khá hiếm hoi,
thậm chí ngay cả khi bạn ở nhà và ở giữa những người thân.



Lắng nghe tạo cho khách thấy bạn tôn trọng, đánh giá cao họ và quan tâm đến họ.

8



Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam


Xin nhắc lại tên của ông/bà và đề nghị cho biết vấn đề. Câu nói này cho thấy, bạn
khơng lắng nghe, đồng thời chọc tức thêm người vốn đã có chuyện khơng hài
lịng.

 Nhớ tên khách hàng


Xưng tên cá nhân là một trong những âm thanh ngọt ngào nhất mà khách hàng
muốn được nghe từ bạn.



Việc xưng hô bằng tên riêng trong cuộc nói chuyện với khách hàng sẽ cho thấy
bạn nhìn nhận họ với tư cách một cá nhân nói riêng chứ khơng phải đối tượng
khách hàng chung chung, qua đó thể hiện sự tơn trọng của bạn với khách hàng.



Hãy dùng tên riêng của họ khi bạn nói lời chào hỏi, cảm ơn, tạm biệt.. để làm cho
bầu khơng khí trở nên nhẹ nhàng, thân thiện hơn.



Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng tên riêng của khách hàng một cách q thường
xun bởi vì nó có thể khiến khách hàng khó chịu, hãy sử dụng vào lúc đầu và lúc

kết thúc cuộc hội thoại.

 Nụ cƣời từ trái tim của bạn.


Duy trì dịch vụ khách hàng với nụ cười trên khn mặt dường như là cái gì đó hơi
rập khuôn. Tuy nhiên nếu bạn muốn khách hàng yêu thích dịch vụ của bạn, hãy
thực hiện nó với một nụ cười chân thật.



Một nụ cười chân thật sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được chào đón, an tâm
hơn và để lại trong lòng khách hàng một cảm giác nồng ấm.



Nụ cười có tác dụng to lớn như vậy, nhưng cười phải đúng lúc.

 Hãy cho khách hàng biết, họ là ngƣời quan trọng


Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự
u q nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn.



Hỏi khách hàng về những lời khuyên Khách hàng nào cũng có sẵn những ý kiến cá
nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu họ được hỏi vào thời
điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực
sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó.


9


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam


Không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách
hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của
bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có
thể.



Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn.



Hãy để cho họ nói thoả thích những cái mà họ muốn nói.

 Tơn trọng khách hàng


"Tơi có thể giúp gì cho ơng?" chứ khơng phải "ơng muốn gì".



Ln cười nói thật tâm chứ khơng đón khách bằng thái độ lạnh nhạt.




Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ.



Hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng.



Không phân biệt đối xử với khách hàng.

 Quan tâm thực sự đến khách hàng.


Em/cháu…có thể giúp gì cho anh/chú…? Bạn muốn mang lại niềm vui cho khách
hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó“



Việc này đi nguợc lại chính sách của chúng tơi”. Khách hàng khơng muốn giao
dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người phục vụ cần nhã nhặn tìm
hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể. Hãy nhớ: “đừng để khách
hàng thất vọng”.



Đó khơng phải là cơng việc của tơi. Trong trường hợp này, nên nói: “Tơi biết
người có thể giúp ông/bà giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ giới thiệu ông/bà với người
đó”.




"Tôi chỉ làm việc ở đây thôi" Câu nói rập khn này tơi thường được nghe ở hầu
hết các nhân viên phục vụ bàn sau khi món ăn đem ra không đúng yêu cầu. Bằng
vài từ tồi tệ này, một nhân viên đã cho biết nơi đó khơng có lịng nhiệt tình, hăng
hái, quan tâm tới khách và nhân viên khơng sẵn lịng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.

10


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam


81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương khơng có thiện chí giúp
đỡ hoặc khơng chú ý đến nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng muốn mua
một chiếc xe tiêu tốn ít nhiên liệu và có kích cỡ nhỏ để tiện đi trong thành phố vốn
đã rất chật chội, nhưng suốt buổi họ toàn được nghe người bán hàng "thao thao bất
tuyệt" về những thế mạnh của chiếc xe cồng kềnh.

 Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình.


Hãy để tơi giúp bạn một tay. Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn
giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thơng điệp rõ
ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách
hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau.




Thông tin cho khách các dịch vụ khác mà khách quan tâm nếu bạn có thể.

 Kiên định quan điểm


Khơng nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính
mình.



Nhưng cũng khơng được phản bác quan điểm của người khác mà đề xuất các
phương án giải quyết hợp lý.

 Đừng thích tranh biện


Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện.

 Hiểu rõ thơng điệp của ngƣời nói


Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hồn
tồn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin tưởng mang màu
sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì chúng ta nghe được.



Bạn nên gợi lại hoặc tổng hợp lại những gì người khác nói để chắc chắn mình
đang hiểu được vấn đề. Hãy nhắc lại những gì bạn cho rằng mình đang nghe được
và hỏi „Tơi có hiểu đúng bạn khơng nhỉ?‟ Nếu bạn thấy mình bị động chạm bởi

những gì người khác vừa nói thì hãy nói như vậy, sau đó hãy hỏi thêm để hiểu rõ
vấn đề: ” Có thể tơi khơng hiểu đúng ý bạn và đã cảm thấy bị xúc phạm bởi điều

11


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
bạn vừa nói. Tơi cho rằng những gì bạn vừa nói có nghĩa là XXX; có đúng ý bạn
là như vậy không?”
 Khuyên ngƣời khác


Đừng đưa ra lời khuyên trừ phi người ta hỏi bạn. Điều này có thể sẽ rất khó thực
hiện, nhất là khi chúng ta thấy rõ rằng ý tưởng của mình sẽ có lợi cho người đó.



Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện
rõ sự tơn trọng của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách
đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp
ích được cho bạn thì tơi rất vui lịng chia sẻ với bạn điều đó".

 Hãy cố hiểu ngƣời khác


Bạn hãy tìm ra một điểm tương đồng thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa
bạn và người khác.




Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối một vấn đề
nào đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia sẻ
các dự định thầm kín của mình- ví dụ như bạn có thể nói: "Dự định của tơi khi
chia sẻ với bạn về điều này chính là để giúp bạn thành công trong dự án này"

2.5 Phương thức ứng xử trong giao tiếp kinh doanh
Trên thực tế ý nghĩa của xử sự trong kinh doanh vô cùng lớn. Xử sự đúng cách tạo
điều kiện dễ dàng hơn cho Giao tiếp kinh doanh, nhưng đồng thời bản thân đó cũng là
một hình thức giao tiếp. Theo chuyên gia Ed Aasvik, giám sát viên phịng máy tính
(Computer Lab) tại đại học Boise State University, xử sự đúng cách là ngôn ngữ cơ bản
nhất của Kinh doanh. Những doanh nhân thành đạt đều hiểu rất rõ thứ ngôn ngữ này và
sử dụng nó rất hiệu quả. Để tham gia vào câu lạc bộ có tên là Kinh doanh bạn phải biết
ngơn ngữ của nó.
- Thơng điệp mà một phép xử sự đúng đắn tạo ra đó là sự tơn trọng. Khi bạn thực
sự lắng nghe và đối xử tốt với một ai đó bạn sẽ hiểu được điều gì họ đang suy nghĩ và
quan tâm. Và ngược lại, phía bên kia cũng sẽ tỏ ra tôn trọng ý kiến và cảm xúc của bạn.

12


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
Không những thế người đối diện cũng sẽ cảm thấy thư thái hơn khi nói chuyện với một
người biết phép xử sự. Họ sẽ giao tiếp cởi mở hơn, và thực tế họ có thể tiết lộ thêm thơng
tin cho bạn. Điều này là vô cùng quý giá trong kinh doanh.
- Xử sự có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì nó có thể đem đến các cơ hội kinh
doanh trong tương lai. Nếu quá lịch sự thì lại có vẻ cứng nhắc và khơng thành thật, nhưng
cịn tốt hơn rất nhiều so với bất lịch sự, thậm chí chỉ do vơ tình. Những người khiếm nhã
sẽ phải trả giá vì tự đánh mất cơ hội và cơng việc kinh doanh của mình.
- Tơn trọng thời gian của người khác; đừng nên lãng phí thời gian của người ta và
của chính bạn bởi vì người nghe khơng hồn tồn chú ý và khơng lĩnh hội hết thơng tin

bạn truyền đạt. Theo chuyên gia Ed Aasvik, bạn cũng nên áp dụng cách này trong trường
hợp để lại lời nhắn qua điện thoại. Để lại tên và số điện thoại, đi vào vấn đề một cách
ngắn ngọn, đừng giải thích dài dòng, và chắc chắn về thời gian bạn muốn đối tác gọi lại
cho bạn. Phía bên kia đọc được tin nhắn, và bạn chứng tỏ được rằng bạn tôn trọng thời
gian của họ.
- Tôn trọng không gian của người khác: cách chúng ta sử dụng khoảng không là
thứ ngôn ngữ im lặng diễn tả sự tôn trọng của ta đối với đồng nghiệp.
- Quy tắc ngón tay cái: Nếu người khác khơng thể thốt khỏi việc phải nghe cuộc
nói chuyện của bạn, tốt nhất là đừng có dùng điện thoại.
Kết luận là, đối với không gian công cộng hoặc không gian riêng, hãy luôn luôn
chú ý đến xung quanh để biết người khác cần gì. Đó là phép xử sự đơn giản nhưng đúng
mực trong kinh doanh.
- Tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của người khác: Khi bạn khơng có thời gian để
lắng nghe người khác, hãy thẳng thắn giải thích từ đầu. Nhưng khi bạn đã để cho cuộc
nói chuyện bắt đầu mà sau đấy lại ngắt lời người đối diện thì cuộc đối thoại sẽ chẳng có
gì hơn là đơi bên tỏ ra thơ lỗ với nhau..
- Ứng xử tùy từng môi trường xã hội cụ thể: Liệu trong các tình huống khác nhau
có phải xử sự khác nhau? Chắc chắn là như vậy, đặc biệt là đối với những cách thức đã
gần như trở thành tiêu chuẩn.

13


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
Theo chuyên gia Ed Aasvik, một trong những nhân tố chủ yếu để đạt được cách
thức Xử sự đúng đắn trong Kinh doanh đó là phải hiểu được rằng: Cái gì là chấp nhận
được (thậm chí là tốt) trong mơi trường này nhưng lại có thể là thơ lỗ hoặc vô lễ trong
môi trường khác.
3. Đặc trƣng về văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt Nam
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm (2006), người Việt Nam khi giao tiếp có các đặc

điểm sau:
 Thái độ giao tiếp: vừa thích giao tiếp vừa rụt rè.
Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc vào nhau và đều coi trọng mối quan hệ
giữa các thành viên trong cộng đồng. Đó là nguyên nhân dẫn đến người Việt trọng giao
tiếp, đây cũng được xem là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá con người. (Thích giao tiếp
thăm viếng nhau không phải do nhu cầu công việc mà là để thắt chặt thêm mối quan hệ,
với khách thì rất tơn trọng, hiếu khách, ln dành những thứ tốt nhất). Nhưng khi đến khu
vực ngoài cộng đồng, khi tiếp xúc tồn người lạ, tính ngự trị nổi lên thì người việt lại trở
nên rụt rè. Hai tính cách trái ngược nhau tồn tại trong một bản chất nhưng khơng hề mâu
thuẫn nhau, đó cũng là sự thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của người Việt Nam.
 Quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
Nguồn gốc văn hố nơng nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người việt tói chỗ lấy
tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống người việt có lý có
tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa cái lý cái tình thì tình vẫn được
đặt cao hơn lí.
 Đối tƣợng giao tiếp: ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá.
Người Việt Nam thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trình độ học
vấn…của đối tượng giao tiếp. Đặc tính này chẳng qua cũng là một sản phẩm nữa của tính
cộng đồng làng xã mà ra. Do tính cộng đồng người việt thấy mình tự có trách nhiệm quan
tâm tới người khác, nhưng muốn quan tâm hay thể hiện sự quan tâm đúng mực thì phải
biết rõ hồn cảnh. Ngoài ra do các mối quan hệ xã hội, người ta cần tìm hiểu để có cách
xưng hơ cho thỏa đáng. Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp.
14


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam

 Chủ thể giao tiếp: trọng danh dự
Danh dự được người Việt gắn với năng lực giao tiếp: lời nói ra để lại dấu vết, tạo
thành tiếng tăm, được lưu truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Chính vì q coi

trọng danh dự mà người Việt mắc bệnh sĩ diện. ở thơn làng, thói sĩ diện thể hiện càng rõ
ràng, trầm trọng, nhất là tục chia phần (một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp).
 Cách thức giao tiếp: ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận.
Lối giao tiếp tế nhị khiến người Việt có thói vịng vo tam quốc, khơng đi thẳng, trực
tiếp vào vấn đề như người phương Tây. Khi kết hợp với nhu cầu tìm hiểu đối tượng giao
tiếp, nó tạo ra thói quen chào hỏi của người Việt. Chính lối giao tiếp ưa tế nhị này mà
người Việt rất đắn đo, cân nhắc trong ứng xử và rồi cũng chính sự đắn đo, cân nhắc này
mà người Việt trở nên thiếu quyết đốn trong cơng việc. Để tránh nhược điểm này hay
khơng để mất lịng ai, người Việt Nam đã thay thế bằng nụ cười, cụ thể là người Việt rất
hay cười.
 Nghi thức lời nói: hệ thống xưng hơ và cách nói lịch sự rất phong phú.
Hệ thống xung hơ, thứ nhất, có tính thân mật hố (trọng tình cảm) cao. Thứ hai, có
tính xã hội hố, cộng đồng hố cao. Người Việt xưng hơ theo ngun tắc xưng khiêm hơ
tơn. Thậm chí cách nói lịch sự của người Việt Nam cũng rất phong phú, không chung
chung như của phương Tây, mỗi trường hợp khác nhau lại có một các xưng hơ cho phù
hợp. Ví dụ: cảm ơn và xin lỗi…
II. ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP KINH DOANH BA MIỀN
1. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Bắc
Ở Hà Nội, bạn sẽ không tin vào tai mình khi vào cửa hàng mà được ai đó nói lời
cảm ơn. Bởi người Hà Nội luôn sẵn sàng tâm thế bị “mắng mỏ” khi ra đường. Cũng bởi ở
miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thói quen văn hóa - lịch sử đã để lại một quan
điểm cho rằng làm nghề phục vụ là hạ cấp.

15


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
Ở Hà Nội, thậm chí có những người đi ơ tơ, áo quần sành điệu có khi ví lại mỏng
dính. Người Hà Nội thích ăn mặc có gu riêng, chứng tỏ bản thân hơn người khác. Nhà
nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu lý giải các câu chuyện trên rằng bởi Hà Nội là một

đơ thị mang tính hướng nội, nép mình nhờ sự bảo vệ của sơng Hồng.
Do Hà Nội bảo thủ nên không dễ dàng chấp nhận cái mới, rất gắn bó với những
sản phẩm đã được thị trường khẳng định. Ở đây môi trường là yếu tố quyết định, anh có
thể tài giỏi, nhưng cái anh có thể là thay đổi bản thân thích ứng với môi trường, chứ anh
không thể nào thay đổi được môi trường. Việc đi du học cũng giống như vậy, hãy thay
đổi bản thân phát triển đến mức tốt nhất có thể ở trong môi trường cũ rồi hãy nghĩ tới
chuyện thay đổi mơi trường (ra nước ngồi học tập). Từ đây dẫn đến nguyên nhân thứ 2.
Sự thích ứng nhanh và tính căn cơ của người miền Bắc. Vì mơi trường mở và
thoáng cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh lớn. Ra Bắc thì "dịch vụ" là át chủ bài. Ở
Bắc rất quen thuộc cảnh "kem đứng, cháo quát, phở xếp hàng", có thể nói doanh nghiệp
nơi đây có 1 văn hố dịch vụ phụng sự khách hàng cịn yếu kém. Những trường hợp
thành công của doanh nhân Nam ra Bắc có thể kể tới Phở 24 của Lý Quý Trung, siêu thị
Nguyễn Kim - Best Carings ...
Nói về tố chất, người miền Bắc mang đậm cốt cách của kẻ sĩ. Một giai đoạn dài
của lịch sử, đất Hà Thành không phải để buôn bán. Vùng giao thương nằm ở khu vực Phố
Hiến, Hải Phòng, Nam Định …. Đất Hà Thành là đất của người dân trọng nền khoa cử,
học thức, trọng những thứ tao nhã về tinh thần và tri thức. Từ phong cách đến cái ăn, cái
mặc, thú chơi đều ngấm chất như vậy. Nếu như ngày nay chúng ta lấy thước đo là sự tài
trí trong kinh thương để thể hiện đẳng cấp thì lúc trước, ở mảnh đất này, học thức là thứ
để mỗi người kẻ sĩ có một cái “kiêu ngầm”. Ấy là dân Bắc Kỳ. Vùng ven đất kinh thành,
dân cư buôn bán giao thương cũng không nhiều. Đất Bắc là vùng nông nghiệp lúa nước.
Những kẻ chợ chỉ gói gọn trong giao thương những vật dụng sinh hoạt phục vụ nông
nghiệp và sinh sống thông thường. Vùng buôn bán của Phố Hiến, Hải Phịng, Nam Định
phần nhiều cũng khơng phục vụ thị trường trong nước mà chủ yếu là xuất khẩu.

16


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
 Nhân sự:

Tổ chức các khóa huấn luyện chính qui hơn, "hoành tráng" hơn về các vấn đề cũng
vĩ mơ hơn. Giáo viên nói hay hơn. Lý luận phải khúc triết hùng hồn. Giáo viên phải mặc
đồ nghiêm chỉnh, veston đàng hồng. Giữ ý tứ khơng nói chuyện về chính trị khơng thì
đụng các con ơng cháu cha. Phịng nhân sự khơng khảo sát gì cả, giám đốc nhân sự quyết
định học gì thì học đó, học vào lúc sản xuất rảnh rỗi nhất. Nhân sự hay bị ép nhận con
ông này, cháu ông kia và không thể từ chối được.
 Bán hàng:
Khách hàng quan tâm đến họ được chiết khấu bao nhiêu %, nhân viên bán hàng
phải biết xưng hô đúng cách, nhũn nhặn. Mối quan hệ rất quan trọng. Nếu đã tạo được
mối quan hệ vững chắc thì n tâm khách hàng ít khi nào kiểm tra hàng cẩn thận khi
nhận. Có sai biệt chút ít với đơn đặt hàng cũng nhận. Chỉ cần phát triển những mặt hàng
có sẵn, thị trường ít có nhu cầu phát triển mặt hàng mới. Bộ phận R&D chẳng có nhiều
việc để làm. Khơng nhận đơn hàng nhỏ vì chẳng bõ cơng. Người Miền Bắc thích dùng
hàng mới lạ, độc, càng giá trị càng tốt (thậm chí càng đắt thì càng thích). Những món
hàng mới lạ thường được quan tâm thành phong trào. Cịn nhớ ngày xưa, nhà nào cũng
phải có máy khâu "5 con bướm" Trung Quốc, nồi cơm điện của Nga, xe mifa của Tiệp,
xe Dream của Thái ...
2. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Trung
Khắc hẳn với Người Miền Bắc, Người Miền trung những con người của vùng đất
khắc nghiệt đầy nắng, mưa và gió, vốn tính chịu thường chịu khó cũng làm nên những
nét rất riêng trong cách suy nghĩ, văn hóa cũng như giao tiếp kinh doanh so với các vùng
khác trong cả nước.
Trước những điều kiện không được thuận lợi cho lắm, tuy nhiên một số vùng vẫn có
điều kiện thuận lợi hơn vì vậy họ hoà đồng với thiên nhiên, nương theo thiên nhiên để
làm lợi cho mình.Với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên họ chỉ cịn cách và tìm cách
hồ với thiên nhiên. Môi trường như thế đã tác động đến cách ứng xử của họ. Vì thế nét
17


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam

đặc sắc ở đây là sự cần cù, cần mẫn, kiên nhẫn để làm giàu cho mình. Nhưng trong thế
cân bằng đó vẫn tốt lên tinh thần hồ hợp và thích nghi đến thụ động và chịu đựng, chú
trọng gìn giữ sự cân bằng đó.
Bởi vì người miền Trung sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Do đó họ
rất quý trọng người lao động, sức lao động và tình yêu lao động bởi vì của cải làm ra rất
khó khăn trước những điều kiện tự nhiên như thế.
Trong lao động người miền Trung ngồi những đặc tính là siêng năng, cần cù họ còn
rất cẩn thận, họ ghét sự dối trá, cẩu thả. Tư tưởng chính là “ tích tiểu thành đại” hay “mưa
dầm thấm lâu”. Mặc dù vậy họ chấp nhận và thích nghi với điều kiện nghèo khổ, đề cao
tiết kiệm. Họ quen sống đạm bạc, họ dùng những thứ họ tự làm ra, “tự cung tự cấp” rất
hiếm khi họ mua những thứ xa xỉ . Trong sản xuất họ dựa vào kinh nghiệm gia truyền là
nhiều. Ngày nay họ cũng hoà nhập rất nhanh, do vậy điều kiện sống cũng được nâng cao
từng ngày.
Họ có một lối sống đề cao tính cộng đồng, vị thế và nhân cách cá nhân phụ thuộc
chặt chẽ vào tập thể. Cách cư xư của họ cũng mang đậm nét truyền thống như là kính
trọng người lớn tuổi và những người có địa vị xã hội cao. Đời sống tuân theo một nguyên
tắc truyền thống, theo một chuẩn mực chung. Dựa vào đó mà đánh giá người có văn hố
hay khơng. Biểu hiện của lối sống cộng đồng ấy là: quan tâm giúp đỡ người khác, coi
trọng tình cảm, đề cao tinh thần đồn kết. Tuy khơng bằng người miền Bắc vì miền Bắc
có lịch sư phong kiến lâu đời hơn nhưng người miền Trung có đời sống tình cảm khơng
kém gì người miền Bắc.
Ý thức sống hồ thuận, giữ gìn tình làng nghĩa xóm như vậy, giúp đỡ, người khác
được coi là chuẩn mực sống, lương tâm, bổn phận, nhu cầu, lẽ sống, tình cảm sâu sắc là
nghĩa vụ thiêng liêng của họ. Bởi vì đời sống tình cảm sâu sắc nên chữ “sĩ” đối với họ
cũng được đề rất cao. Họ chú trọng giữ gìn vị thế và nhân cách ca nhân và nhân cách
cộng đồng. Ngồi ra họ có một lối sống coi trọng cái tâm và đề cao nó, chữ tín, đạo hiếu
và lễ nghĩa. Họ lấy quan hệ tình cảm để giải quyết các quan hệ khác. “Phép vua thua lệ

18



Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
làng”. Hiếu nghĩa được coi trọng trong đời sống gia đình, nó là một nhân cách bậc nhất.
Nhìn chung thì lối sống của họ được cụ thể là: lịng trung thực, sự thủy chung, tính
nhường nhịn, nhân nghĩa và lòng vị tha.
Về giao tiếp: đặc điểm dễ thấy là họ thích giao tiếp, hiếu khách nhưng lại rất rụt rè.
Họ thường xuyên đi thăm viếng. Nó là sự biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng
thắt chặt thêm quan hệ. Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, dải đất miền
Trung mang một điều kiện về tự nhiên hết sức khắc nghiệt và chịu nhiều sự ảnh hưởng
của các điều kiện khác nên ở đây sự hình thành con người về tính cách, tình cảm, lối
sống, cách cư xử, quan hệ giao tiếp chúng ta thấy rõ được phần nào đặc trưng đó. Tuy
nhiên, trong q trình giao tiếp do ảnh hưởng văn hố nơng nghiệp nên họ lấy tình cảm
làm ngun tắc ứng xử. “Một bồ cái lí khơng bằng một tí cái tình”. Họ quen ưa tìm hiểu,
quan sát và đánh giá đối tượng giao tiếp của mình. Họ rất trọng danh dự. Họ thường hay
nói thẳng nhưng trọng sự hồ thuận. Một số tỉnh nhất làở Bắc Trung Bộ, họ ưa tế nhị và ý
tứ hơn. Họ có nghi thức rất phong phú. Người miền Trung thường hay bộc lộ những suy
nghĩ của họ trong giao tiếp. Mọi khúc mắc họ giải bày ngay nhưng ở một số vùng thì lại
khác. Họ sống cũng có tơn ti trật tự rõ ràng. Nhìn chung trong lao động thì tâm lí “ăn
chắc mặc bền” vẫn là chủ yếu. Họ không quá khắt khe như người miền Bắc, cũng khơng
q phóng khống như người miền Nam.
Và có cái gì đó giống nhau trên suốt cả dải khúc ruột này ở nhiều địa phương. Ví
dụ ngay cả như chuyện cái ang. Miền bắc có cái yến là 10 ký, miền nam có cái giạ là 20
ký, miền Trung có cái ang ...khơng ai biết là mấy ký ! Chỉ hay nó thường là 30 lon sữa
bị, thật ra thì có nơi chỉ 26 lon, 28 lon, có nơi là 32 lon, 36 lon. Ngay bản thân cái lon
cũng có lon đáy bằng, lon đáy lõm. Cách đong cũng có nơi đong gạt bằng miệng lon, co
nơi lại đong vun đầy hết cỡ. Không phải chỉ chuyện cái ang đong gạo là cái thứ sát sườn
hằng ngày đã rất không thống nhất, các thứ khác cũng vậy, hầu như chẳng có cái gì làm
chuẩn. Nếu miền Bắc, miền Nam cái cân được sử dụng để cân từ rau hành đến cá, thịt thì
ở miền Trung tất cả đều được định bằng mớ. Mớ cá nục là 12 con, không cần biết con lớn
hay con nhỏ, chỉ đôi mắt "kinh nghiệm" mà định giá rồi trả. Con gà con vịt cũng vậy,


19


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
không cân mà cầm trên tay nhắc nhắc mấy cái, bóp bóp cái lườn mà theo giá rồi trả. Thế
mới có chuyện vui, một bà bán lươn khơng dùng cân mà đong lươn bằng lon. Đong một
lon lươn đầy, lấy tay gạt ngang vẫn còn một cái đầu lươn ngóc lên. Gạt lần nữa cái đầu
vẫn ngóc lên, bà bán lươn mới bảo: "Thôi , thêm cho chị cái đầu. Rẻ rồi đó !". Mấy cơ
dâu ngồi Bắc hoặc Nam về Trung, ban đầu than trời vì cách mua bán chẳng cần đo
lường này. Riết rồi đến khi quen, thấy cái cân đâm lạ lạ, ngàn đồng hành lá mà cũng cân
thì trơng nó lạnh lùng q, các bà các chị bảo thế.
Không phải chỉ chuyện cân đong đo đếm người miền Trung có cái cách chẳng
giống ai mà ngay chuyện mua bán kinh doanh "tiếp thị" của các bà, các chị, và cả các ơng
nữa, nó cũng chẳng giống ai. Một lần tôi dừng xe bên lề đường trước chợ để mua bó chè
xanh. "Bà bán con bó chè xanh". Tôi lặp lại câu ấy ba lần bà già vẫn cứ tỉnh bơ nhìn mọi
người qua lại. Một cô gái bán rau bên cạnh mới cười đứng dậy cầm bó chè đưa tơi rồi
bảo, lần sau anh mua thì dựng xe bước vào. Đứng trên xe thế này bà cụ không ưng.
Không phải chỉ mấy bà già không lấy chuyện đồng lời làm trọng, chỉ lấy chuyện bán mua
làm vui, mua bán cũng phải có trên có dưới ; ngay cả một cửa hàng trên phố cũng một cái
tính cách bất cần như vậy. Cách đây chừng hai năm, trên đường Phan Châu Trinh của
thành phố Đà Nẵng, có một dãy phố chuyên kinh doanh việc in ấn. Mọi chuyện kinh
doanh êm đẹp bỗng đâu một người trương lên tấm bảng "Đại hạ giá in thiệp mùa cưới".
Vậy là hàng loạt cửa hàng khác cũng phải treo bảng "đại hạ giá" theo. Một chủ hàng dân
Quảng Nam gốc hình như tức mình mới treo lên tấm bảng " Đại lên giá" ! Cái hay của
vấn đề chính là cái chỗ cửa hàng "đại lên giá" ấy lại đắt khách hơn các cửa hàng "đại hạ
giá" khác ! Sau khi lặp lại trật tự lề đường, tấm bảng ấy bị công an tịch thu mất chứ
không chắc đến nay cũng vẫn cịn.
Cịn nhiều lắm những chuyện trái khốy như vậy ở vùng Quảng Nam. Ví dụ như
chuyện bát đường đen, người quê gọi là đường táng. Bát đường đen thui vì chế biến bằng

phương pháp rất thủ cơng, thủ cơng đến mức có lẽ hai ngàn năm trước cũng làm đường
mía như thế chứ khơng thể lạc hậu hơn được. Thế mà người ta vẫn cứ giữ cách ép mía,
nấu đường cũ kỹ ấy, mặc cho các phương pháp chế biến mía đường của người Quảng

20


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
Ngãi ở sát nách đó đã vơ cùng tinh xảo, cho ra hàng chục sản phẩm cao cấp như đường
trắng, đường phèn…
Kể ra hàng loạt các chuyện trái khoáy của người Quảng Nam như thế thật ra cũng
dễ nhưng xâu chuỗi nó lại, khái quát nó lên nhằm nhắc nhở các doanh nghiệp khi đến làm
ăn ở vùng này cần phải lận lưng làm vốn thì quả là khó. Đó là tính cách gì vậy ? Bảo thủ,
lạc hậu ư ? Hỏng phải đâu, xin đừng quên đây là quê hương của phong trào Duy Tân,
canh tân đất nước hồi đầu thế kỷ 20. Và đây cũng là quê hương của các cuộc phá rào làm
khoán chui của những năm sau 1980 để đưa đến công cuộc đổi mới hiện nay. Đó là tính
khí khái của các ơng đồ miền Trung ư ? Có thể, cái làng ở miền Trung còn chặc chẽ lắm,
miếng thịt làng bằng sàng thịt bếp, chính cái tơi cá nhân trong cộng đồng quan trọng hơn
cái tơi cá nhân đích thực mà con người ta sẵn sàng nín nhịn, chịu thua thiệt để giữ gìn nó.
Cịn sự bảo thủ lạc hậu thì nói khơng vậy thơi chứ thật ra thì thế này, người miền Trung
còn xa lạ lắm một nền văn minh giao tiếp sang trọng, quý tộc.
Người miền Trung nói chúng chúa ghét chuyện mời mọc. Người Bắc thì cho đó là
dịn giã, đon đả, người Nam thì cho đó là nhiệt thành, lôi cuốn và sự mời mọc thường
đem lại kết quả. Người miền Trung thì thường bỏ qua cửa hàng, gian hàng nào mời mọc
"dai như đỉa".
Người miền Trung bảo: "Làm cho ai việc gì chớ bao giờ kể cơng. Ai chịu ơn cũng
mong có ngày được trả. Người ta chưa trả mà đã vội nhắc, kể công một tiếng là đổ sơng
đổ biển hết đó, là bạn trở thành thù đó.”
3. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Nam
Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị, mỗi nét, mỗi đặc trưng riêng kể cả trong

văn hóa giao tiếp. Một nhà văn hóa đã từng khái quát rằng Người Bắc “bảo thủ” , ngại
thay đổi, thường làm theo truyền thống và thói quen cịn người miền Nam năng động mà
vẫn ung dung thư thái, chân phương mà cởi mở, bộc trực mà dễ chịu.

21


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
Người Sài Gịn ln có tinh thần học hỏi, sự cần cù, nhanh nhạy và năng động
trong kinh doanh . “Chịu chơi” theo kiểu dám làm dám chịu, không bao giờ chịu bó tay là
đặc tính của cư dân Sài Gịn, từ những con người bình dị đến giới trí thức.
TP. Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là “cửa ngõ” để
Việt Nam bước ra thế giới. Nguồn kiều hối đổ về ngày càng nhiều, các dự án đầu tư nước
ngồi có hàm lượng trí tuệ cao, như dự án của Intel, đang tạo điều kiện và làm nảy nở
một tinh thần kinh doanh mới. Có thể nói, doanh nhân Sài Gịn hơm nay đã là những
cơng dân tồn cầu, họ tự tin kết nối với thế giới, am hiểu thế giới, mạnh dạn khám phá
nhiều ngành kinh doanh mới.
Tinh thần học và tự học của doanh nhân Sài Gòn được nâng cao hơn bao giờ hết.
Các lớp học về quản trị kinh doanh luôn đầy ắp học viên, kể cả những lớp học ban đêm.
Các hội thảo, tọa đàm, các doanh nhân trẻ luôn chủ động đưa ra những câu hỏi xác đáng
và sẵn sàng ngồi lại bất kể giờ nghỉ, để cùng mổ xẻ một vấn đề nào đó. Đấy là những
điều không dễ thấy ở nơi khác
Phong cách của người Sài Gịn so với cả nước khơng có gì khác lạ. Ở đâu trên
nước Việt Nam mà người dân không hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, lanh lẹ, cần cù!
Nhưng ở Sài Gòn, phong cách ấy thể hiện đậm nét, ở vài khía cạnh nào đó.
Phong cách nào phải do trời đất ban cho, nhưng thành hình do hồn cảnh bắt buộc
con người phải thích ứng, hội nhập, bằng khơng thì dễ bị đào thải. Thích ứng để tồn tại,
vươn lên. Hoàn cảnh do sinh hoạt kinh tế, với quy luật riêng.
Người Sài Gòn cũng ưa nghe tin tức, hay cịn gọi là tìm lượng thơng tin, bởi vậy
báo chí là món ăn cần thiết. Họ đọc báo để tìm hiểu tình hình chung, đặc biệt là tin tức

liên quan đến cơng việc làm ăn hằng ngày của mình. Thiếu lượng thơng tin, hóa ra lạc
hậu, thất bại trong việc làm ăn, vì tình hình ln biến động từng giờ, từng phút. Và cũng
vì ngành này liên quan đến ngành khác, người ta phải đọc báo để kiểm tra cho đầy đủ.
Ngồi quán cà phê đọc báo, chờ bạn bè, ai khơng đọc báo thì lắng nghe người đã đọc tóm
lược giùm. Giao thiệp với bạn hè, tìm bạn mới, trao đổi nhau số điện thoại, danh thiếp, ăn

22


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
uống lặt vặt, ai trả tiền cũng được, người tuy khác ngành nghề nhưng biết đâu sẽ giúp đỡ
mình chuyện gì đó. Làm quen với anh phu xích lơ, cũng là một dịp huống gì với một
thương gia. Người đang thất nghiệp cũng có thể giúp đỡ ta khi có dịp.
Làm dịch vụ mua bán lớn nhỏ cần sự sòng phẳng. Làm ăn vui vẻ, bất chấp đối tác
của mình có q khứ như thế nào, miễn là giữ chữ tín. Ai gặp khó khăn, có thể thất tín,
nhưng phải khiêm tốn xin lỗi. Giận hờn để làm lành, với một tiệc nhỏ rồi bỏ qua, nhưng
theo luật giang hồ là “bất quá tam”, nghĩa là đến lần thứ ba thì khơng khoan dung được.
Ham thích du lịch, nhất là đi chùa chiền, miếu mạo theo sự đồn đại của bạn bè. Tư
tưởng đa thần, cái gì cũng theo, cũng tin, để cầu mong phước đức. Kinh tế thị trường quả
là sự rủi may, cho nên giàu thì khơng dám khinh lờn thần thánh, nghèo thì khấn vái để
được gặp may mắn. Nét tích cực nhất của người Sài Gịn là làm điều từ thiện, theo cảm
tính, dễ thương người. Luôn giúp người khuyết tật, nạn nhân bão lụt, thiên tai, theo quan
niệm “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Hiện nay, những phong cách trên của
người Sài Gòn vẫn còn thể hiện khá rõ. Mặc dầu lúc giao thời với kinh tế thị trường, một
số người trẻ tuổi có những biểu
Nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên khi bắt đầu ra mắt thị trường đã mời khách uống
thử sản phẩm tại các trung tâm thành phố lớn. Người Sài Gòn uống thử rất nhiều, người
Hà Nội uống ít hơn, người miền Trung gần như khơng uống. Một nhà văn hóa sau đó
khái qt hóa rằng vì người miền Trung khơng bao giờ cho phép mình ăn uống “đầu
đường xó chợ”. Người Bắc “bảo thủ” hơn, ngại thay đổi, thường làm theo truyền thống

và thói quen. Họ nghĩ: “Ơng tơi, bố tơi đều làm như vậy nên tôi cũng sẽ làm như vậy”.
Người miền Nam năng động hơn cả. Nếu ra phố Sài Gòn, bạn thản nhiên khi thấy người
bán hàng, nhân viên lễ tân cúi gập người chào thì ở Hà Nội, bạn khơng tin vào tai mình
khi vào cửa hàng mà được ai đó nói lời cảm ơn. Bởi người Hà Nội luôn sẵn sàng tâm thế
bị “mắng mỏ” khi ra đường. Cũng bởi ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thói
quen văn hóa - lịch sử đã để lại một quan điểm cho rằng làm nghề phục vụ là hạ cấp.

23


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người,
với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Mỗi vùng đất đều có những điều thú
vị, mỗi nét, mỗi đặc trưng riêng kể cả trong văn hóa giao tiếp. Người Miền Nam cũng
vậy, họ có những đặc trưng như:
 Lịng Trung Thành
Lịng trung thành đối với cấp trên và công ty được người miền Nam đánh giá như một
phẩm chất cao quý.
Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những
người thâm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ
với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp
cung cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi
lần đầu tiên.
Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay. Họ ln trơng đợi tấm danh thiếp của
mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh
thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và khơng
bao giờ được nhét trong túi quần sau.
 Sự hịa thuận
Trong giao tiếp, người Miền Nam khơng muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự
thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho

những quyết định có kết quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật sự của họ bởi vì muốn duy trì sự
hịa thuận.
Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn cả tính logic, người Miền Nam
cũng thường trị chuyện xã giao để thiết lập quan hệ với bạn trước khi bàn bạc công
chuyện kinh doanh.
 Nghệ thuật chiêu đãi khách

24


×