TIỂU LUẬN
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT
QUẢN TRỊ
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 4
I) Lý do chọn đề tài 4
II) Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
III) Giới hạn – phạm vi nghiên cứu 5
IV) Phương pháp nghiên cứu 5
V) Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
Phần 2: NỘI DUNG 7
I) Bối cảnh lịch sử 7
1. Những vấn đề về tổ chức và quản trị trước thế kỷ 18 7
2. Hai sự kiện quan trọng trước thế kỷ 20 8
II) Những tư tưởng quản trị quan trọng nửa đầu thế kỷ 20 9
1. Lý thuyết quản trị khoa học 9
1.1/ Tác giả 9
1.2/ Học thuyết 10
1.3/ Đánh giá 12
1.4/ Ứng dụng 13
2. Lý thuyết quản trị hành chính 14
2.1/ Max Weber 14
2.2/ Henri Fayol 15
2.3/ Đánh giá 18
3. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị 19
3.1/ Hoàn cảnh ra đời 19
3.2/ Học thuyết 20
4. Lý thuyết định lượng trong quản trị 23
4.1/ Tác giả 23
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
3
4.2/ Học thuyết 23
4.3/ Đánh giá 27
5. Trường phái hội nhập trong quản trị 27
5.1/ Hoàn cảnh ra đời 27
5.2/ Nội dung 28
5.2.1) Phương pháp quản trị quá trình 28
5.2.2) Phương pháp tình huống ngẫu nhiên 30
III) Một số lý thuyết quản trị hiện đại 32
1. Trường phái quản trị Tây Âu 32
1.1/ Mô hình 7-S 32
1.2/ Thuyết quản trị sáng tạo 34
1.3/ Một số quan điểm của Peter Drucker 34
1.4/ Nhận xét 37
2. Trường phái quản trị châu Á 38
2.1/ Thuyết KAIZEN 38
2.2/ Thuyết Z 39
IV) Kết luận 41
Phần 3: TỔNG KẾT 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
4
Phần 1
MỞ ĐẦU
I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, quản trị là một lĩnh vực rất được nhiều người quan tâm. Nó không
chỉ tồn tại ở những tổ chức, công ty có quy mô lớn mà còn hiện diện ngay trong
cuộc sống hàng ngày, hết sức phổ biến và vô cùng cần thiết. Để tồn tại trong xã
hội, không ai có thể sống riêng lẻ một mình mà cần sự giúp đỡ, hợp tác từ mọi
người. Từ chính những nhu cầu đó, quản trị đã hình thành và phát triển, tạo ra sự
thống nhất, giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Quản trị là một lĩnh vực khoa học. Nó hình thành nên cơ sở lý thuyết về quản
trị tổ chức, tích lũy nhiều năm và kế thừa kết quả của nhiều môn khoa học khác
như: toán học, kinh tế học,….Để giải quyết vấn đề quản trị, chúng ta cần phải sử
dụng những suy luận khoa học chứ không phải là ý kiến chủ quan của cá nhân.
Bên cạnh đó, tính linh hoạt áp dụng của mỗi người quản trị trong thực tiễn đời
sống là khác nhau, thể hiện mặt nghệ thuật của quản trị. Nói tóm lại, quản trị là
một lĩnh vực rất thú vị, nó là sự kết hợp tuyệt vời của cả khoa học và nghệ thuật.
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, đã có rất nhiều học thuyết quản trị ra
đời, từ những tư tưởng sơ khai, cổ điển thời F.Taylor đến những tư tưởng hiện đại
ngày nay, mỗi học thuyết có những đúc kết, giải thích hiện tượng và dự đoán
tương lai khác nhau nhưng vẫn nhằm vào mục đích thống nhất hành động để đạt
kết quả tối ưu. Vì thế, việc tiếp thu những lý thuyết quản trị qua các thời kì là hết
sức cần thiết. Thông qua đó chúng ta sẽ học được những bài học kinh nghiệm, vận
dụng linh hoạt những học thuyết đó trong thực tiễn và tránh những sai lầm không
đáng có.
Nhận thức được sự tác động mạnh mẽ của quản trị, các lý thuyết quản trị và
sự ứng dụng của chúng vào trong thực tế, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu vấn
đề: “Sự phát triển của các học thuyết quản trị”.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
5
II) MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Nắm rõ nội dung chính, quan điểm của từng tư tưởng
Vận dụng linh hoạt vào thực tế.
2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá ưu, khuyết điểm của từng tư tưởng
quản trị
Đưa ra những ví dụ, phân tích lợi ích và trường hợp áp dụng.
III) GIỚI HẠN – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Sơ lược bối cảnh về quản trị trước thế kỉ 18
Trường phái quản trị nửa đầu thế kỉ 20 gồm: Quản trị khoa học,
Quản trị hành chính, Tâm lý xã hội, Quản trị định lượng, Hội nhập
trong quản trị.
Trường phái quản trị hiện đại: Tây Âu và Châu Á
IV) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu những nguồn tài liệu trong sách
giáo khoa và mạng Internet về các học thuyết.
2. Quan sát, tổng kết từ thực tiễn: Đưa ra ví dụ, dẫn chứng minh họa
cho từng học thuyết, những tình huống thực tế.
3. So sánh: Phân tích ưu, khuyết đối chiếu giữa những học thuyết hay
giữa từng thời kì với nhau.
V) TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu nhóm tác giả tìm thấy tiểu luận của sinh
viên Nguyễn Thị Mỹ Ngọc
với đề tài: Các lý thuyết quản trị
(*)
. Đề tài này tập
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
6
trung nghiên cứu các tư tưởng quản trị nửa đầu thế kỉ 20, có nhận xét về đóng
góp, hạn chế và đưa ra ví dụ minh họa.
Đánh giá chung:
Với đề tài: “ Sự phát triển của các học thuyết quản trị”, nhóm tác giả
một phần kế thừa những nghiên cứu đã có, làm tiền đề phân tích, bổ
sung, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.
Cái mới của đề tài này so với tiểu luận của sinh viên Nguyễn Thị Mỹ
Ngọc là phạm vi nghiên cứu rộng hơn. Nhóm tác giả có bổ sung thêm
trường phái hội nhập trong quản trị (quản trị tiến trình, quản trị theo
tình huống) và trường phái quản trị hiện đại. Từ đó cung cấp một cái
nhìn tổng quát hơn về sự phát triển, tiến bộ qua từng giai đoạn của các
học thuyết. Bên cạnh đó, đề tài này còn so sánh giữa các học thuyết
cũng như từng giai đoạn thời kì với nhau.
(*): tham khảo 201929.html
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
7
Phần 2
NỘI DUNG
I) BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1. Những vấn đề về tổ chức và quản trị trước thế kỷ 18
Các hoạt động quản trị hay còn gọi là những hoạt động lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo, kiểm soát đã có từ hàng nghìn năm nay. Trước Công Nguyên,
những kim tự tháp ở Ai Cập (1930) và Vạn lý trường thành ở Trung Quốc (1944) là
những bằng chứng xác thực về những dự án có quy mô lớn tiêu biểu cho hoạt động
quản trị. Việc sử dụng hàng chục nghìn nhân công để thực hiện các công trình vĩ đại
đó tất yếu phải cần người quản lý. Những người đó có trách nhiệm hoạch định
những gì phải làm, tổ chức con người và vật liệu để thực hiện kế hoạch đó, lãnh đạo
và hướng dẫn công nhân và áp dụng một số biện pháp kiểm soát để đảm bảo mọi
việc được thực hiện đúng kế hoạch. Ngoài ra, người Babylon đã biết vận dụng mức
lương tối thiểu vào năm 1950 trước Công Nguyên, còn người Hy-Lạp để lại những
bằng chứng cho thấy họ có nhận thức rất sâu về những nguyên tắc quản lý về hệ
thống kiểu hội đồng, tòa án, ủy hội.
Một ví dụ khác khá rõ ràng trong quản lý đến từ thành phố Venice của Ý
trong những năm 1400. Người dân Venice đã phát triển một hình thức sơ khai của
doanh nghiệp và tiến hành nhiều hoạt động không khác mấy so với tổ chức ngày
nay. Tại các xưởng chế tạo vũ khí của thành Venice, những chiếc tàu chiến được
neo dọc các con kênh và tại mỗi điểm dừng, nguyên vật liệu và thiết bị lắp đặt lại
được đưa lên tàu. Dường như không quá khi nói đấy cũng giống như việc các chiếc
xe hơi được “thả” dọc các dây chuyền sản xuất để các linh kiện được lắp ráp vào xe.
Ngoài ra, dân Venice cũng có một nhà kho và hệ thống kiểm kê để kiểm soát hàng
trong kho, chức năng nhân sự để quản lý lực lượng lao động và một hệ thống kế
toán để theo dõi doanh thu và chi phí.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
8
2. Hai sự kiện quan trọng
Những ví dụ trong quá khứ đã chứng tỏ các tổ chức đã tồn tại khoảng vài
nghìn năm và công việc quản lý cũng được thực hiện trong khoảng thời gian tương
đương. Tuy nhiên hai sự kiện xảy ra trước thế kỷ 20 đã đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc thúc đẩy việc nghiên cứu hoạt động quản trị.
Học thuyết kinh tế cổ điển của Adam Smith năm 1776
Trong tác phẩm The Wealth of Nations, Adam Smith đã chỉ ra những lợi thế
kinh tế mà các tổ chức hay một xã hội có thể đạt được từ sự phân công lao động, tức
là phân chia các công việc tổng thể thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và lặp đi lặp lại.
Ông đã đi đến kết luận rằng phân công lao động sẽ làm tăng năng suất nhờ tăng kỹ
năng cũng như sự khéo léo của từng công nhân và tiết kiệm được thời gian mất đi
trong việc thay đổi thao tác, và bằng các phát minh ra máy móc tiết kiệm sức lao
động. Trong thế giới hiện nay, rất nhiều ví dụ đã chứng minh cho học thuyết của
Adam Smith như các bác sĩ trong một ca phẫu thuật đảm nhiệm các thao tác khác
nhau theo thứ tự, các nhân viên làm việc trong nhà bếp đảm nhiệm các khâu chuẩn
bị thức ăn hoặc rõ ràng nhất là trong một đội bóng, các cầu thủ chơi ở các vị trí khác
nhau thì thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhưng họ đều phối hợp với nhau để đạt
được kết quả tốt nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đầu thế kỷ 18
Đóng góp chủ yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp là thay thế sức người
bằng sức máy và kết quả là đã làm cho việc sản xuất hàng hóa diễn ra tại các công
xưởng kinh tế thay vì tại gia đình. Các công xưởng này hoạt đông chủ yếu nhờ máy
móc chạy nên rất cần kỹ năng quản trị của con người. Do đó, nhà quản trị là người
sẽ dự đoán và quyết định nhu cầu nguyên vật liệu cần cho sản xuất, phân công
nhiệm vụ cho công nhân, điều phối các hoạt động hàng ngày, phối hợp các thao tác
khác nhau, đảm bảo máy móc luôn hoạt động tốt và duy trì các tiêu chuẩn công
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
9
việc, tìm kiếm thị trường thành phẩm, v.v… Thế nhưng, hoàn cảnh sản xuất mới
cũng chưa có tác động lớn đến sự phát triển của lý thuyết quản lý, vì trong giai đoạn
đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, chức năng của người sở hữu và chức năng
của người quản lý chưa đuợc phân biệt rõ rệt.
Sản xuất kinh doanh phát triển càng mạnh thì chức năng của người sở hữu và
chức năng của người quản lý đuợc phân biệt ngày càng rõ rệt, đặc biệt trong các
công ty cổ phần. Nhu cầu về một học thuyết quản trị chính thức nhằm hướng dẫn
các nhà quản trị trong việc vận hành các tổ chức là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, mãi
đến đầu những năm 1900, những bước đi đầu tiên cho việc phát triển một lý thuyết
như vậy mới xuất hiện.
Theo các bằng chứng nêu trên, lịch sử quản trị học có thể được tóm tắt bởi 4
cột mốc quan trọng sau:
Trước Công Nguyên: tư tưởng hoạt động quản lý còn sơ khai, gắn liền với
triết học và tôn giáo
Thế kỉ 14: sự phát triển của thương mại thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
quản trị
Thế kỉ 18: cuộc cách mạng công nghiệp là tiền đề xuất hiện lý thuyết quản trị
Sau thế kỉ 18: sự xuất hiện của nhà quản trị chuyên nghiệp đánh dấu sự ra
đời của các học thuyết quản trị. Đặc biệt là đầu thế kỉ 20, Taylor là người đã
đặt nền móng đầu tiên cho quản trị học hiện đại
II) NHỮNG TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ QUAN TRỌNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ 20
1. Lý thuyết quản trị khoa học
1.1/ Tác giả
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
10
Frederick Winslow Taylor (F. W. Taylor)
sinh năm 1856, trong một gia đình giàu có ở
Philadelphia, Pennsylvania. Sau khi tốt nghiệp, Taylor
học tại trường ĐH Luật Harvard.
Sự nghiệp của Taylor tiến triển vào năm 1878
khi ông trở thành một người lao động ở cửa hàng máy
tại Midvale Steel Works. Tại Midvale, Taylor được
thăng chức thành quản đốc, giám đốc nghiên cứu, và
cuối cùng là kỹ sư trưởng của công trình.
1.2/ Học thuyết
a) Hoàn cảnh ra đời
Taylor - một kỹ sư cơ khí tại nhà máy thép Midvale & Bethlehem- luôn cảm
thấy lo lắng về năng suất kém của công nhân. Những người công nhân làm cùng
một việc nhưng lại sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, vừa làm vừa nghỉ ngơi.
Taylor tin rằng năng suất của những người công nhân đó chỉ bằng một phần ba so
với khả năng anh ta có thể làm được. Lúc đó chưa có khái niệm về tiêu chuẩn làm
việc, công nhân không quan tâm đến khả năng và năng khiếu cần có để thực hiện
công việc. Nhà quản trị và công nhân lại thường xuyên xung đột. Taylor đã phải
mất hơn hai thập kỉ theo đuổi một cách nhiệt tình triết lý “cách tốt nhất” cho mỗi
công việc cần thực hiện. Kinh nghiệm làm việc ở nhà máy Midvale đã giúp Taylor
xác định được những nguyên tắc định hướng rõ ràng để nâng cao hiệu suất sản xuất.
b) Nội dung
Quản lý theo khoa học (còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor - Taylorism,
Phương pháp Taylor - Taylor system, Luật phối hợp cổ điển - Classical Perspective)
là lý thuyết quản lý dựa trên quá trình phân tích, tổng hợp các quy trình công việc
Frederick Winslow Taylor
(29/31856 – 21/3/1915)
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
11
nhằm nâng cao năng suất lao động (hợp lý hóa lao động). Những ý tưởng cốt lõi của
lý thuyết được phát triển trong thập niên 1880 – 1890, được xuất bản lần đầu tiên
trong cuốn “Quản lý ở nhà máy” (1903) và “Những nguyên lý quản lý theo khoa
học” (1911). Taylor tin rằng các quyết định dựa trên kinh nghiệm truyền thống và
quy tắc theo kinh nghiệm (rule of thumb) nên được thay thế bằng cách khai thác
chuỗi thao tác chính xác sau khi nghiên cứu cẩn thận các cá nhân trong quá trình
làm việc.
* Bốn nguyên tắc quản trị của Taylor
1. Phát triển một phương pháp khoa học cho từng phần công việc của mỗi cá
nhân thay cho những phương pháp dực trên kinh nghiệm cũ kỹ.
Ví dụ: Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của
công nhân viên với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công
nghệ phù hợp (chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần
công việc. Định mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động
tác).
2. Lựa chọn, đào tạo, huấn luyện, phát triển đội ngũ công nhân một cách khoa
học. (Trước đây, những người công nhân lựa chọn công việc của họ và tự
đào tạo theo cách tốt nhất mà họ có thể).
Ví dụ: Lựa chọn công nhân viên thành thạo từng việc, thay cho công nhân
viên “vạn năng” (biết nhiều việc song không thành thục). Các thao tác được
tiêu chuẩn hoá cùng với các thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn
hoá và môi trường làm việc thuận lợi. Mỗi công nhân được gắn chặt với một
vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hoá cao độ.
3. Hợp tác chân thành với công nhân để đảm bảo tất cả các công việc được thực
hiện theo đúng các nguyên tắc khoa học.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
12
Ví dụ: Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp
lệ về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực
của công nhân.
4. Phân chia công việc và trách nhiệm giữa người quản trị và công nhân. Các
nhà quản trị thực hiện tất cả các công việc phù hợp với họ thay vì để công
nhân làm hết.
Ví dụ: Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý. Cấp cao tập
trung vào chức năng hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp
dưới làm chức năng điều hành cụ thể. Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức
năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục.
1.3/ Đánh giá
Ưu điểm
Tối ưu hóa quá trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức
lao động).
Tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công
chuyên môn hóa (đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng
quản lý)
Cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản
phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất).
Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp, tạo
được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX
cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy.
Khuyết điểm
Định mức lao động ngặt nghèo đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực.
Công nhân bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất, làm việc như người máy biết
nói. Tâm sinh lý của họ bị biến dạng, nhân cách khủng khoảng.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
13
Việc ứng dụng quản lý theo khoa học đôi khi gặp thất bại bởi hai khó khăn
cố hữu:
Nó không kể đến sự khác biệt cá nhân, đó là việc cách thức làm việc
hiệu quả nhất cho người này có thể lại kém hiệu quả cho người kia;
Nó không xét tới thực tế là những lợi ích kinh tế của người lao động
và nhà quản lý là hiếm khi trùng nhau,
Tuy nhiên, tương tự nhiều thành tựu khác của khoa học - kỹ thuật, vấn đề là
ở người sử dụng với mục đích nào. Chính vì thế, trong khi Lênin phê phán đó là
“khoa học vắt mồ hôi công nhân”, ông vẫn đánh giá rất cao như một phương pháp
tổ chức lao động tạo được năng suất cao, cần được vận dụng trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó điều kiện lao động được cải thiện và lợi nhuận từ
lao động thặng dư được sử dụng để nâng cao mức sống vật chất, tinh thần toàn xã
hội.
1.4/ Ứng dụng
Những nguyên tắc của Taylor nhanh chóng lan truyền khắp nước Mỹ và sau
đó là Pháp, Đức, Nga, Nhật và đã thúc đẩy những người khác học và phát triển các
phương pháp của quản trị bằng khoa học. Những người kế thừa nổi tiếng nhất của
ông là Frank và Lillian Gilberth.
Frank và vợ ông – bà Lillian là một nhà tâm lý học, đã học được cách loại bỏ
những thao tác thừa. Hai người đã cùng thí nghiệm với những thiết kế và sử dụng
những công cụ thích hợp để tối ưu hóa hiệu quả công việc.
Frank có lẽ nổi tiếng nhất là thí nghiệm về việc lát gạch. Ông đã phân tích
cẩn thận công việc lát gạch của những người công nhân, ông đã giảm những thao
tác thừa trong việc lát những viên gạch bên ngoài từ 18 xuống còn 5, và việc lát
những viên gạch bên trong từ 18 xuống còn 2. Bằng việc áp dụng những biện pháp
kỹ thuật của ông, năng suất công nhân tăng cao hơn và giảm thiểu mệt mỏi sau một
ngày làm việc.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
14
Gilberth cũng thiết kế một hệ thống phân loại để dán nhãn 17 hoạt động cơ
bản bằng tay (như tìm kiếm, cầm giữ). Hệ thống này cho phép Gilberth có thể biết
được một cách chính xác những cử động tay của công nhân.
Những hướng dẫn của Taylor và những người khác đưa ra đến nay vẫn được
sử dụng trong công tác tổ chức. Khi các nhà quản trị tiến hành phân tìch các nhiệm
vụ cơ bản cần phải thực hiện, sử dụng nghiên cứu thời gian và thao tác để loại bỏ
những thao thác thừa, thuê những công nhân có tay nghề cao đáp ứng được công
việc…chính là họ đang áp dụng quản trị bằng phương pháp khoa học.
2. Học thuyết quản trị hành chính
Hai nhà nghiên cứu nổi bật nhất của trường phái quản trị hành chính là Henri
Fayol và Max Weber.
2.1. Max Weber
2.1.1/ Tác giả
Maximilian Carl Emil Weber (1864-1920)
là nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người
Đức, ông được nhìn nhận là một trong bốn người
sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đương
đại.
Các công trình nghiên cứu chính của Weber
tập trung vào việc hợp lý hóa ngành xã hội học tôn
giáo và chính quyền học, nhưng ông cũng đóng góp
đáng kể cho ngành kinh tế học. Tác phẩm nổi tiếng
nhất của ông là “Đạo đức Kháng Cách và tinh thần
chủ nghĩa tư bản”, đánh dấu sự khởi đầu của một loạt khảo cứu của ông về ngành
xã hội học tôn giáo.
Max Weber
(21/4/1864-14/6/1920)
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
15
2.1.2/ Học thuyết
Weber có nhiều đóng góp vào lý thuyết quản trị thông qua việc phát triển
một tổ chức quan liêu bàn giấy. Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa là hệ
thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công, phân nhiệm chính
xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. Cơ sở tư tưởng
của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp pháp và hợp lý, ngày nay thuật ngữ “quan
liêu” gợi lên hình ảnh một tổ chức cứng nhắc, lỗi thời, bị chìm ngập trong thủ tục
hành chánh phiền hà và nó hoàn toàn xa lạ với tư tưởng ban đầu của Weber.
* Những đặc tính về chủ nghĩa quan liêu của Weber là:
Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ và
được hợp pháp hóa như nhiệm vụ chính thức.
Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ nằm dưới
một chức vụ khác cao hơn.
Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn luyện
và kinh nghiệm.
Các hành vi hành chánh và các quyết định phải thành văn bản.
Quản trị phải tách rời sở hữu.
Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công bằng và
được áp dụng thống nhất cho mọi người.
2.2. Henri Fayol
2.2.1/ Tác giả
Henri Fayol (1841 – 1925) sinh ra ở Pháp. Ông là
người đặt nền móng cho lý thuyết cổ điển. Đối tượng
nghiên cứu của Fayol là tổng thể xí nghiệp đặc biệt
Henri Fayol
(29/7/1841 – 19/11/1925)
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
16
là lý luận tổ chức xí nghiệp. Tác phẩm nổi tiếng của ông là “Quản trị công nghiệp
và quản trị tổng quát” (1916)
2.2.2/ Học thuyết
a) Hoàn cảnh ra đời
Fayol tiến hành nghiên cứu cùng thời điểm với Taylor. Nhưng trong khi
Taylor tập trung vào việc quản trị ở cấp thấp nhất trong tổ chức và sử dụng phương
pháp khoa học thì Fayol lại tập trung trực tiếp vào tất cả các họat động của tất cả
các nhà quản trị. Fayol viết ra từ kinh nghiệm bản thân với tư cách là người thực
hành vì ông là giám đốc điều hành của một công ty khai thác mỏ rất lớn ở Pháp.
b) Nội dung
Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ
chức quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ
máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành
công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu
nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử
dụng. Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới
thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất. Tư tưởng quản lý đó phù hợp với hệ
thống kinh doanh hiện đại, và từ những nguyên lý đó (trong công nghiệp) có thể vận
dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác.
Chức năng quản lý chỉ tác động đến con người, là sự quản lý của tổ chức xã
hội đối với con người (không phải là trực tiếp tác động đến nguyên liệu, thiết bị…).
Với quan niệm đó, thực chất thuyết Fayol là lý thuyết về tổ chức xã hội. Cũng qua
đó, Fayol phân biệt rõ lãnh đạo với quản lý, trong đó quản lý chỉ là một công cụ bảo
đảm sự lãnh đạo nhằm đạt được mục đích của cả tổ chức; và do đó hoạt động chủ
yếu của người lãnh đạo là phát huy cao tác dụng của quản lý, thông qua hoạt động
quản lý để thúc đẩy các hoạt động của tổ chức.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
17
* Các chức năng quản lý
Chức năng hoạch định: (dự đoán, lập kế hoạch) được coi là nội dung hàng
đầu, cơ bản nhất. Tuy vậy, ông cũng chỉ ra tính tương đối của công cụ kế
hoạch, không thể dự đoán đầy đủ và chính xác mọi biến động, cần phải xử lý
linh hoạt sáng tạo.
Chức năng tổ chức: bao gồm tổ chức sản xuất (các công đoạn, các khâu
trong hoạt động) và tổ chức bộ máy quản lý (cơ cấu, cơ chế, các quan hệ
chức năng, nhân sự).
Chức năng điều khiển: là tác động lên động cơ và hành vi của cấp dưới để họ
phục tùng và thực hiện các quyết định quản lý; vừa có tính kỷ luật cao vừa
phát huy được tính chủ động, sáng tạo.
Chức năng phối hợp: là kết nối, liên hợp, điều hòa tất cả các hoạt động và
các lực lượng, đảm bảo cho các hoạt động diễn ra hài hòa, gắn bó trong một
thể thống nhất, tạo ra tổng hợp lực và sự cân đối.
Chức năng kiểm tra: là nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động để kịp thời
phát hiện vấn đề cần điều chỉnh, sửa đổi đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã
đề ra, quy rõ trách nhiệm.
Fayol cho rằng hoạt động quản trị là một hoạt động chung đối với nỗ lực của
con người trong kinh doanh, trong chính phủ và thậm chí trong gia đình. Sau đó,
ông đã tiếp tục phát triển 14 nguyên tắc quản trị-những nguyên tắc căn bản của
quản trị có thể áp dụng trong tất cả công việc của tổ chức.
* 14 nguyên tắc quản trị của Fayol
1. Phân công lao động: Chuyên môn hóa làm gia tăng sản lượng đầu ra thông
qua việc nâng cao hiệu suất của người lao động.
2. Quyền hạn và trách nhiệm: Các nhà quản trị phải có nhiệm vụ đưa ra mệnh
lệnh. Quyền hạn tạo cho họ quyền này.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
18
3. Kỷ luật: Nhân viên phải tuân thủ và tôn trọng những nguyên tắc do tổ chức
đề ra.
4. Thống nhất mệnh lệnh: Mọi nhân viên chỉ nhận mệnh lệnh từ một người cấp
trên duy nhất.
5. Thống nhất định hướng: Tổ chức phải có một kế hoạch hành động duy nhất
để định hướng các nhà quản trị và nhân viên.
6. Lợi ích cá nhân đặt dưới lợi ích chung: Lợi ích của bất kì nhân viên hay một
nhóm nhân viên nào không được đặt trên lợi ích của cả tổ chức.
7. Trả lương: Công nhân phải được trả lương công bằng tương xứng với lao
động của họ.
8. Mức độ Tập trung hóa: Mức độ trong đó cấp dưới tham gia vào quá trình ra
quyết định.
9. Dây chuyền quyền lực: Đường quyền hạn từ cấp quản trị cao nhất đến những
cấp thấp nhất trong dây chuyền quyền lực hình thang.
10. Trật tự: Con người và nguyên vật liệu cần được sắp xếp đúng chỗ, đúng lúc.
11. Công bằng: Quản trị viên phải đối xử tốt và công bằng đối với cấp dưới.
12. Ổn định nhân sự: Nhà quản trị phải có được những kế hoạch nhân nhân sự
hợp lý và đảm bảo luôn có đủ người bổ sung vào các chỗ trống.
13. Tự chủ và sáng tạo: Nhân viên được phép phát triển và triển khai những kế
hoạch sẽ có nỗ lực cao trong công việc.
14. Tinh thần đồng đội: Khuyến khích tinh thần đồng đội từ đó tạo nên sự hòa
hợp thống nhất bên trong tổ chức.
Trong 14 nguyên tắc đó, nguyên tắc 4 (thống nhất chỉ huy) và nguyên tắc 9 (hệ
thống cấp bậc) được coi là hai nguyên tắc quyết định, phản ánh thực chất của
thuyết quản lý Fayol.
2.2.3/ Đánh giá
Ưu điểm
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
19
Tạo được kỷ cương trong tổ chức.
Cùng với thuyết Taylor, thuyết này đã đề ra được hàng loạt vấn đề quan
trọng của quản lý (như chức năng, nguyên tắc, phương pháp), vừa chú trọng
việc hợp lý hóa lao động vừa quan tâm cao đến hiệu lực quản lý, điều hành.
Fayol mô tả được hoạt động quản trị như một hệ thống chức năng tổng thể
bao gồm các hoạt động hoạch định, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm
soát.
Khuyết điểm
Chưa chú trọng đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường lao động
Chưa đề cập đến mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp (với khách hàng,
với thị trường, với đối thủ cạnh tranh và với Nhà nước).
Quan điểm quản trị cứng rắn.
Tóm lại, nhiều luận điểm cơ bản của các thuyết thuộc trường phái cổ điển
vẫn mang giá trị lâu dài, được các thuyết tiếp sau bổ sung và nâng cao về tính xã hội
và yếu tố con người cũng như về các mối quan hệ với bên ngoài tổ chức.Với thuyết
này, Fayol đã được coi là người đặt nền móng cho lý luận quản lý cổ điển, là
“Taylor của châu Âu” và là “người cha thực sự của lý thuyết quản lý hiện đại”
(trong xã hội công nghiệp).
3. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị
3.1/ Hoàn cảnh ra đời
Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị, còn gọi là lý thuyết tác phong, là
những quan điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan
hệ xã hội của con người trong công việc. Lý thuyết này cho rằng, hiệu quả của quản
trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
20
yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, xã hội của
con người.
Lý thuyết này bắt đầu xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 30, được phát triển mạnh bởi
các nhà tâm lý học trong thập niên 60, và hiện nay vẫn còn được nghiên cứu tại
nhiều nước phát triển nhằm tìm ra những hiểu biết đầy đủ về tâm lý phức tạp của
con người, một yếu tố quan trọng để quản trị
3.2/ Học thuyết
Trường phái này có các tác giả sau:
- Robert Owen (1771 - 1858): là kỹ nghệ gia người Anh, là người đầu tiên nói đến
nhân lực trong tổ chức. Ông chỉ trích các nhà công nghiệp bỏ tiền ra phát triển máy
móc nhưng lại không chú ý đến sự phát triển nhân viên của doanh nghiệp.
- Hugo Munsterberg (1863 - 1916): nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong môi trường
tổ chức, ông được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học công nghiệp. Ông cho rằng
năng suất lao động sẽ cao hơn nếu công việc giao phó cho họ được nghiên cứu phân
tích chu đáo, và hợp với những kỹ năng cũng như tâm lý của họ.
- Mary Parker Follett (1863 - 1933): là nhà nghiên cứu quản trị ngay từ những năm
20 đã chú ý đến tâm lý trong quản trị, bà có nhiều đóng góp có giá trị về nhóm lao
động và quan hệ xã hội trong quản trị.
- Abraham Maslow (1908 - 1970): là nhà tâm lý học đã xây dựng một lý thuyết về
nhu cầu của con người gồm 5 cấp bậc được xếp từ thấp lên cao theo thứ tự: (1) nhu
cầu vật chất, (2) nhu cầu an toàn, (3) nhu cầu xã hội, (4) nhu cầu được tôn trọng và
(5) nhu cầu tự hoàn thiện.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
21
T
T
ự
ự
t
t
h
h
ể
ể
h
h
i
i
ệ
ệ
n
n
Đ
Đ
ý
ý
ợ
ợ
c
c
t
t
ô
ô
n
n
t
t
r
r
ọ
ọ
n
n
g
g
N
N
h
h
u
u
c
c
ầ
ầ
u
u
x
x
ã
ã
h
h
ộ
ộ
i
i
N
N
h
h
u
u
c
c
ầ
ầ
u
u
a
a
n
n
t
t
o
o
à
à
n
n
N
N
h
h
u
u
c
c
ầ
ầ
u
u
s
s
i
i
n
n
h
h
l
l
ý
ý
- Elton Mayo (1880 - 1949): Ông cho rằng sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của con
người như muốn được người khác quan tâm, kính trọng, muốn có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp chung, muốn làm việc trong bầu không khí thân thiện giữa các
đồng sự, v.v có ảnh hưởng lớn đến năng suất và thành quả lao động của con
người.
Quan điểm cơ bản của lý thuyết này cũng giống như quan điểm của lý thuyết
quản trị khoa học. Họ cho rằng sự quản trị hữu hiệu tùy thuộc vào năng suất lao
động của con người làm việc trong tập thể. Tuy nhiên, khác với ý kiến của lý thuyết
quản trị khoa học, lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng
mạnh đối với năng suất của lao động.
Từ nhận thức đó, các nhà lý thuyết tâm lý quản trị cho rằng các nhà quản trị
nên thay đổi quan niệm về công nhân. Họ không phải là những con người thụ động,
thích được chỉ huy, thích được giao việc cụ thể. Trái lại, họ sẽ làm việc tốt hơn,
năng suất cao hơn, phát huy sáng kiến nhiều hơn, nếu được đối xử như những con
người trưởng thành, được tự chủ động trong công việc. Ngoài ra, nhà quản trị phải
cải thiện các mối quan hệ con người trong tổ chức, từ mối quan hệ giữa thủ trưởng
với nhân viên, đến mối quan hệ giữa các đồng sự ngang hàng, vì con người sẽ làm
việc tốt hơn trong một môi trường quan hệ thân thiện.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
22
- D. Mc. Gregor (1906 - 1964): Mc. Gregor cho rằng các nhà quản trị trước đây đã
tiến hành các cách thức quản trị trên những giả thuyết sai lầm về tác phong và hành
vi của con người. Những giả thiết đó cho rằng, phần đông mọi người đều không
thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm, và hầu hết mọi người
làm việc vì lợi ích vật chất, và như vậy các nhà quản trị đã xây dựng những bộ máy
tổ chức với quyền hành tập trung đặt ra nhiều quy tắc thủ tục, đồng thời với một hệ
thống kiểm tra giám sát chặt chẽ. Gregor gọi những giả thiết đó là X, và đề nghị
một giả thuyết khác mà ông gọi là Y. Thuyết Y cho rằng con người sẽ thích thú với
công việc nếu được những thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều điều hơn cho tổ
chức. Mc Gregor cho rằng thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra thì nhà quản trị
nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động.
Thuyết X Thuyết Y
- Con người không thích làm việc, ít
khát vọng.
- Tìm cách trốn việc, lảng tránh công
việc.
- Khi làm việc phải giám sát chặt chẽ.
- Con người muốn bị điều khiển.
- Làm việc là 1 bản năng như vui
chơi, giải trí.
- Mỗi người đều tự điều khiển, kiểm
soát bản thân.
- Con người sẽ gắn bó với tổ chức
nếu được khen ngợi, thưởng xứng
đáng, kịp thời.
- Con người có óc sáng tạo, khéo
léo.
* Tư tưởng chính của nhóm tâm lý xã hội:
- Doanh nghiệp là một hệ thống xã hội.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
23
- Khi động viên không chỉ bằng yếu tố vật chất mà còn phải quan tâm đến
những nhu cầu xã hội.
- Tập thể ảnh hưởng trên tác phong cá nhân
- Lãnh đạo không chỉ là quyền hành do tổ chức, mà còn do các yếu tố tâm lý
xã hội của tổ chức chi phối.
Hạn chế
- Quá chú ý đến yếu tố xã hội - Khái niệm “con người xã hội” chỉ có thể bổ
sung cho khái niệm “con người kinh tế”chứ không thể thay thế.
- Lý thuyết này coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín mà không
quan tâm đến yếu tố ngoại lai.
4. Lý thuyết định lượng trong quản trị
4.1/ Tác giả
Những tác giả tiêu biểu cho lý thuyết này có thể kể đến Robert McNamara và
Charles Tex Thornton.
4.2/ Học thuyết
a) Hoàn cảnh ra đời
Thế chiến thứ II đặt ra nhiều vấn đề mới cho quản trị. Nước Anh đã thành
lập một đội nghiên cứu hành quân để chống lại quân Đức. Kết thúc thế chiến thứ II,
các nhà công nghiệp Mỹ ngày càng quan tâm và áp dụng các kỹ thuật định lượng
vào việc nghiên cứu, nhằm tăng tính chính xác của các quyết định quản trị. Trong
bối cảnh đó, một lý thuyết mới ra đời: lý thuyết định lượng về quản trị. Lý thuyết
này được gọi với nhiều tên khác nhau: lý thuyết hệ thống, lý thuyết định lượng về
quản trị, lý thuyết khoa học quản trị. Tất cả tên gọi này nhằm để biểu đạt ý nghĩa về
lý thuyết quản trị mới này được xây dựng trên nhận thức cơ bản rằng: “Quản trị là
quyết định” và muốn việc quản trị có hiệu quả, các quyết định phải đúng đắn.
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
24
b) Nội dung
Do sự bùng nổ của cách mạng thông tin, xã hội loài người có những chuyển
biến mang tính cách mạng mạnh mẽ, dẫn đến những sự thay đổi mang tính cách
mạng trong việc đưa khoa học kỹ thuật vào quá trình lao động. Cùng với những trào
lưu này, trường phái quản trị định lượng với cơ sở là lý thuyết quyết định, đã áp
dụng thành công thống kê vào quá trình làm quyết định và đặc biệt là sự phát triển
của môi trường toán kinh tế với sự trợ giúp đắc lực của máy tính điện tử.
Khác xa với quan điềm của hai trường phái quản trị khoa học và tâm lý xã
hội xem năng suất lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của
quá trình lao động, lý thuyết định lượng về quản trị nhấn mạnh và đề cao tính đúng
đắn trong các quyết định của nhà quản trị. Lý thuyết này dựa trên suy đoán là tất cả
các vấn đề đều có thể giải quyết bằng mô hình toán.
* Các đặc tính chủ yếu của học thuyết này:
- Chú trọng đến việc làm quyết định vì cho rằng quá trình phân tích làm quyết
định đã bao hàm những hành vi quản trị.
- Quan tâm đến các yếu tố khoa học- kỹ thuật hơn yếu tố tâm lý xã hội.
- Sử dụng các mô hình toán kinh tế để giải quyết các vấn đề quản trị.
- Định lượng hóa các yếu tố có liên quan và áp dụng các phép tính toán học và
xác suất thống kê.
- Coi máy tính là công cụ cơ bản trong việc giải quyết các mô hình và các bài
toán quản trị.
- Tìm kiếm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín.
Các lý thuyết gia cổ điển khi phân tích khảo sát các yếu tố biệt lập nhau và
nghĩ rằng sau khi tổng hợp chúng lại sẽ có thể hiểu được toàn cục sự vật. Tuy nhiên,
điều này chỉ dúng khi không có hoặc có rất ít sự tương tác giữa các yếu tố có tính
chất tuyến tính (có thể tái tạo cái toàn thể bằng cách cộng các yếu tố tạo thành).
Sự phát triển của các học thuyết quản trị
25
Theo lý thuyết định lượng, hệ thống là phức hợp của các yếu tố: tạo thành một tổng
thể, có mối quan hệ tương tác và tác động lẫn nhau để đạt mục tiêu.
Doanh nghiệp:
- Là một hệ thống mở có liên hệ với môi trường (khách hàng, nhà cung cấp,
đối thủ cạnh tranh…).
- Mục tiêu: tạo ra lợi nhuận.
Hệ thống doanh nghiệp bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ tương tác: phân hệ
công nghệ, phân hệ nhân sự, phân hệ tài chính, phân hệ tổ chức, phân hệ quản trị,
phân hệ kiểm tra… Những yếu tố đầu vào: vật tư, nhân công, vốn… qua quá trình
biến đổi sẽ trở thành những sản phẩm hay dịch vụ. Sự thành công của hệ thống
doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào mối quan hệ với môi trường. Những sản
phẩm, dịch vụ ở đầu ra nếu có lợi nhuận sẽ bù đắp những chi phí đã bỏ ra ở yếu tố
đầu vào, nếu dư thừa để đầu tư phát triển và cải thiện đời sống nhân viên. Nếu
không đủ để bù đắp chi phí, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ và khó có thể tồn tại.
Trường phái định lượng trong quản trị tiếp cận trên 3 hướng cơ bản là quản
trị khoa học, quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống thông tin.
Quản trị khoa học
Một trong những áp dụng chính của trường phái này là quản trị khoa học.
Chúng ta cần phân biệt quản trị khoa học ở đây với trường phái khoa học quản trị
của Taylor ra đời đầu thế kỷ này. Quản trị khoa học là áp dụng những mô hình toán
học và xác suất thống kê dưới sự trợ giúp của máy tính điện tử vào quá trình ra
quyết định. Khoa học quản trị có nguồn gốc sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi kỹ
thuật chiến tranh phát triển mạnh, nhu cầu ứng dụng các kiến thức định lượng và tối
ưu hoá ngày càng bức thiết. Hơn nữa các quá trình sản xuất ngày càng phức tạp
hơn so với phương pháp quản trị truyền thống. Sự liên kết giữa các phương pháp tổ
chức sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp vũ khí với sản xuất dân dụng là tiền đề để
xuất hiện khảo hướng này.