Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận cấu trúc thông thường của văn bản tư vấn pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.87 KB, 19 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
ĐỀ TÀI: CẤU TRÚC THÔNG THƯỜNG CỦA VĂN BẢN TƯ VẤN
PHÁP LUẬT

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 3/2022


2
1.Khái quát về tư vấn pháp luật bằng văn bản:
Điều 28 Luật luật sư định nghĩa: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa
ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của họ”. Như vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử
đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Trong hoạt động tư vấn pháp luật, luật sư phải soạn thảo rất nhiều văn bản khác
nhau. Nếu tính trong mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng thì những văn bản sau thường
được sử dụng: thư chào phí, thư tư vấn, thư yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung, thư yêu
cầu tính phí,... Thư tư vấn pháp lý là một trong những văn bản không thể thiếu đối với luật
sư nói riêng và nhiều người cơng tác trong lĩnh vực tư vấn pháp luật nói chung.
NỘI DUNG CẦN XÁC ĐỊNH TRƯỚC KHI VIẾT VĂN BẢN TƯ VẤN PHÁP
LUẬT:



Thư tư vấn đó có tính chất chính thức (formal) hay khơng chính thức (informal)?



Bạn có cần phải soạn thảo thư theo một cấu trúc nhất định hay khơng?



Bạn có cần phải sử dụng một ngôn ngữ nhất định hay không?



Bạn nên sử dụng một phong cách viết (style) nào?



Cách thức hiệu quả nhất để đạt được mục dích của bạn là gì?
CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG TƯ VẤN

PHÁP LUẬT


Tư vấn phải chính xác



Tư vấn phải phù hợp với vấn đề khách hàng quan tâm




Tư vấn phải được cân nhắc kỹ lưỡng


3


Văn bản tư vấn phải rõ ràng, sáng sủa



Tư vấn phải đầy đủ, trọn vẹn



Ngôn ngữ tư vấn phải chắc chắn



Vấn đề cần tư vấn phải được giải thích cụ thể



Việc đưa ra ý kiến pháp lý phải thật sự khách quan, khơng thiên vị



Ngơn ngữ tư vấn phải có sức thuyết phục




Sử dụng ngôn từ (các khái niệm pháp lý) một cách chính xác



Nội dung tư vấn có thể phải đơn giản, dễ hiểu đối với những người không có trình
độ chun mơn



Nội dung tư vấn phải thống nhất
VAI TRỊ CỦA TƯ VẤN PHÁP LUẬT

 Đóng vai trị quan trọng vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết của
người dân về quyền và nghĩa vụ công dân cũng như ý thức chấp hành pháp luật cho
người dân.
 Góp phần giảm bớt thời gian khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; từ đó
giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt
động xét xử. Giúp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức và hoạt động của các cơ quan
nhà nước.
 Trong quá trình tư vấn pháp luật, nhận thấy được những bất cập từ các quy định
pháp luật sẽ đưa ra những kiến nghị, đề xuất kịp thời để hoàn chỉnh, bổ sung hệ
thống pháp luật. Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ
pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công dân.
2. Cấu trúc thông thường của văn bản tư vấn pháp luật:


4
Văn bản tư vấn pháp luật có mục đích cung cấp thông tin và đưa ra lời khuyên cho
khách hàng về chủ đề hoặc một câu hỏi có bản chất pháp lý. Văn bản tư vấn có hai loại:
thư tư vấn (bản ghi nhớ) khơng chính thức và ý kiến pháp lý chính thức. Cả hai hình thức

này giống nhau đều là ý kiến pháp lý và người soạn thảo phải chịu trách nhiệm về văn bản
của mình trước khách hàng, Tuy nhiên, bản ghi nhớ hay thư tư vấn khơng chính thức chỉ
đưa ra ý kiến để khách hàng tham khảo cịn thư tư vấn chính thức thể hiện kiến pháp lý
chính thức của tư vấn viên đối với một vấn đề và có thể được sử dụng rộng rãi.
Nhìn chung một văn bản tư vấn thì bao gồm các phần sau:
- Phần mở đầu.
- Mơ tả tóm tắt sự việc và nêu các tài liệu mà khách hàng cung cấp hay cịn gọi là
phần mơ tả bối cảnh.
- Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng hoặc các phương tiện giải thích bổ
trợ hay cịn gọi là phần cơ sở pháp lý.
- Xác định các vấn đề luật sư được yêu cầu tư vấn.
- Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp vả lời khuyên của luật sư.
- Phần kết thúc.
2.1. Phần mở đầu:
Cũng giống như những thư tín thơng thường dùng trong giao dịch, phần mở đầu của
thư tư vấn bao gồm giấy tiêu đề, họ tên. địa chỉ người nhận, đối tượng của thư tư vấn và
ngày tháng.
Nếu khách hàng là tổ chức thì cần lưu ý kiểm tra người nhận chính xác để đảm bảo
rằng thư được gửi cho đúng đối tượng chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ.


5
Ngoài phần tiêu đề, một nội dung khác rất quan trọng khi soạn mở đầu ý kiến pháp
lý là khẳng định phạm vi tư vấn. Lưu ý về vấn đề thời điểm yêu cầu tư vấn của khách hàng
đối chiếu với vấn đề thời hiệu.
2.2. Mô tả sự việc
Trong phần này, thông thường luật sư phải liệt kê các tài liệu mà khách hàng cung
cấp và tóm tắt sự việc dựa trên những thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp. Khi mơ
tả tóm tắt sự việc, cần lưu ý chắt lọc để loại bỏ những chi tiết rườm rà và chi nêu những sự
kiện có ý nghĩa pháp lý.

Cách mô tả khoa học nhất là sử dụng bảng sơ đồ theo dòng thời gian và dòng sự kiện
để xác minh lại với khách hàng.
Việc gợi lại sự việc và liệt kê các tài liệu mà khách hàng cung cấp mang nhiều ý
nghĩa. Thứ nhất, nó giúp khách hàng có một cái nhìn tồn diện về tồn bộ câu chuyện. Thứ
hai, ý kiến pháp lý của luật sư phải dựa trên các sự kiện mà khách hàng cung cấp, nếu
khách hàng cung cấp thơng tin sai hoặc thiếu có thể làm cho ý kiến pháp lý bị sai lệch.
2.3. Xác định các vấn đề luật sư được yêu cầu tư vấn .
Thực ra. ngay trong phần mở đầu khi khẳng định phạm vi tư vấn đã cho thấy vấn đề
mà luật sư được yêu cầu tư vấn. Tuy nhiên, trong mục này, cần diễn đạt yêu cầu của khách
hàng dưới dạng câu hỏi pháp lý cụ thể. Nên nêu các câu hỏi pháp lý cụ thể vì phần phân
tích sự việc tiếp theo chính là câu trả lời của tư vấn viên đối với các câu hỏi pháp lý ở trên.
2.4. Liệt kê các tài liệu khách hàng cung cấp
Phần này cần Liệt kê các tài liệu luật sư đã được khách hàng cung cấp liên quan đến
vấn đề cần tư vấn mà luật sư đã kiểm tra để đưa ra câu trả lời của mình nhằm bảo lưu việc
giới hạn phạm vi tư vấn. Ngoài ra, nội dung liệt kê còn thể hiện cho khách hàng thấy được
luật sư đã xem xét một cách nghiêm túc, đầy đủ và toàn diện các tài liệu mà họ cung cấp.


6
Lưu ý ghi đúng tên, số, ngày tháng của từng tài liệu và phải sắp xếp thứ tự liệt kê
phù hợp. Trong trường hợp có q nhiều tài liệu thì có thể phân nhóm để liệt kê, ví dụ: tài
liệu của khách hàng, tài liệu của cơ quan nhà nước, tài liệu người liên quan…
2.5. Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng hoặc các phương tiện giải
thích bổ trợ
Trong mục này, luật sư liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để giải
quyết vụ việc của khách hàng. Mục đích của việc liệt kê tài liệu này nhằm chỉ cho khách
hàng thấy căn cứ pháp lý mà luật sư dựa vào đó để đưa ra ý kiến. Ngoài việc liệt kê các văn
bản pháp luật, cùng nên kể thêm các phương tiện giải thích bổ trợ. Chẳng hạn, liên quan
đến mỗi vấn đề khách hàng hỏi mà luật pháp không rõ ràng, luật sư thường gửi công văn
hỏi ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơng văn trả lời được xem như một trong

các căn cứ pháp lý cho ý kiến của luật sư.
Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, việc liệt kê văn bản quy phạm pháp luật không phải là
yêu cầu tuyệt đối trong tất cả các thư tư vấn. Một số văn phòng luật sư chọn cách chú thích
mỗi khi cần viện dẫn căn cứ pháp luật.
Quả thực, nếu số lượng văn bán quá nhiều mà lại lựa chọn cách liệt kê sẽ
dan đến sự mất cân đối về hình thức giữa phần này với các phần cịn lại của
thư. Vì vậy. tuỳ thuộc vào từng hồn cảnh, luật sư lựa chọn cách thức diễn
đạt cho phù hợp.
2.6. Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp và lời khuyên
Đây là nội dung chính và quan trọng nhất của thư tư vấn. Để có thể đi để câu trả lời
hoặc đề xuất giải pháp, luật sư phải suy nghĩ, lập luận, áp dụng các quy tắc pháp lý vào
trường hợp cụ thể của khách hàng.


7
Cuối cùng, phải viết ra những lập luận đó theo một trình tự logic. Khi trả lời hoặc
đưa ra giải pháp cho khách hàng, luật sư cần giải thích lý do tại sao mình lại đề xuất như
vậy. Sau khi phân tích các khía cạnh pháp lý của vụ việc, luật sư cần đưa ra kết luận
khuyến nghị hay giải pháp.
Thơng thường, để giúp khách hàng có thể dễ nắm bắt nhất thì thường đưa phần kết
luận trước phần lập luận, phân tích khi kết luận là rõ ràng và có lợi cho khách hàng. Tuy
nhiên, khi phần kết luận tỏ ra chưa chắc chắn hoặc bất lợi cho khách hàng thì nên phân tích
lập luận trước rồi mới đưa ra kết luận.
2.7. Phần kết thúc


Tư vấn viên tóm tắt lại các vấn đề đã trình bày và sự liên quan giữa các vấn đề với
nhau




Giải thích những sự kiện thực tế nào cịn chưa rõ



Giải thích bất kỳ lỗ hổng hay mâu thuẫn nào trong luật



Khẳng định thiện chí cung cấp thông tin hoặc trả lời các câu hỏi bổ sung nếu được
yêu cầu hoặc khi cần thiết. Thường thấy trong các thư tư vấn những câu như: Chúng
tôi rất mong nhận được hồi âm của Ông về vấn đề này và ln sẵn sàng trao đổi với
Ơng những thông tin cần thiết.



Chào cuối thư



Không đưa ra các ý kiến mới khơng được trình bày ở phần nội dung.

3. Ví dụ: Mẫu thư tư vấn về chia di sản của người chết theo căn cứ pháp lý

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV




8



Địa chỉ:



Điện thoại:



Email:

Số: …/03-2017-TV Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm
2017
Kính gửi: BÀ TRẦN THỊ XUÂN
Địa chỉ: Số 69, đường X, phường Y, quận Z, thành phố H

Kính thưa bà,
Trước hết, chúng tơi xin chân thành cảm ơn bà đã quan tâm đến dịch vụ của công ty chúng
tôi.
Đối với yêu cầu của bà, sau khi nghiên cứu và thảo luận, chúng tôi xin được gửi bà thư tư
vấn được đính kèm bên dưới.
Trong trường hợp có thắc mắc hoặc cần trao đổi thêm, đừng ngại liên lạc với chúng tơi để
chúng tơi có thể giải đáp thắc mắc kịp thời.
Trân trọng.

Đại diện Công ty Luật TNHH MTV
Luật sư: Nguyễn Văn Nguyên



9

I.Bối cảnh thư tư vấn
Trước khi đi vào những ý kiến tư vấn về vấn đề chia tài sản của chồng bà, chúng tơi
cần chắc chắn chúng tơi hiểu chính xác những thơng tin bà đã cung cấp. Vui lịng
liên hệ lại với chúng tơi nếu có bất kỳ sai sót nào hoặc có thêm thơng tin bổ sung vụ
việc.

Ơng Nguyễn Văn Huy và bà Trần Thị Xuân là vợ chồng hợp pháp, sinh ra 3 người
con là Nguyễn Văn Đăng (sinh năm 1990), Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1995 – mất
khả năng lao động), Nguyễn Thị Cúc (sinh năm 2000).
Đăng ký kết hôn hợp pháp với cô Dương Thị Dung và sinh ra 2 người con là
Nguyễn Văn Quân (2011) và Nguyễn Thị My (2012).
Trong quá trình cố gắng làm việc, Ông Huy và Bà Xuân đã tạo lập được nhiều tài
sản và đứng tên cả hai vợ chồng, bao gồm: một căn nhà trị giá 800 triệu Đồng; cùng
nắm giữ 60% phần vốn góp trong cơng ty cổ phần LMS (được biết theo tổ chức định
giá thì 100% phần vốn góp của cơng ty LMS có giá trị bằng 2 tỷ đồng và trong tổng
60% vốn góp, ơng Huy góp 30% triệu bằng tiền mặt, bà Xuân góp 30% triệu còn lại
bằng số vàng được đứng tên bà). Tài sản riêng của ông Huy là 1 sổ tiết kiệm trị giá
600 triệu đồng (số tiền này do ông Huy trúng vé số kiến thiết trước khi lấy bà Xuân).
Năm 2013, Đăng bị tai nạn giao thông đột ngột qua đời và không để lại di chúc.
Đăng để lại khối tài sản trị giá 4 tỷ đồng. Đây là tài sản riêng của Đăng. Trong khối
di sản này, ông Huy đã hoàn thành thủ tục và được chia 1/5 số di sản, tức 800 triệu
đồng.


10
Năm 2017, Ơng Huy phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối và qua đời, không để
lại di chúc.
Được biết, vào thời điểm ông Huy chết, bà Xuân và ông Huy vẫn là vợ chồng hợp

pháp. Các con ông là những người con hiếu thuận, hết lịng chăm sóc, phụng dưỡng
bố mẹ, khơng có bất cứ hành động bạc đãi nào đối với ông Huy.
Ba mẹ ông Huy đã qua đời vào năm 2000.
Ơng Huy khơng có con riêng trong q trình sinh sống.
Trước khi chết, ơng Huy khơng để lại bất cứ khoản nợ nào.
Với những thông tin trên, bà Xuân muốn được biết:
1. Chia phần di sản khơng có di chúc do ơng Huy để lại.
2. Thủ tục chia di sản do ông Huy để lại.
II. Căn cứ pháp lý
1. Tài liệu khách hàng cung cấp


Giấy đăng ký kết hôn của ông Nguyễn Văn Huy và bà Trần Thị Xuân;



Khai sinh của các con: Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị
Cúc;



Giấy chứng tử của ông Nguyễn Văn Huy;



Giấy tờ nhà đất của căn nhà tại địa chỉ số 69, đường X, phường Y, quận Z, thành
phố H;




Sổ Cổ đông tại Công ty cổ phần LMS do ông Nguyễn Văn Huy đứng tên;



Giấy tờ do bà Xuân đứng tên của số vàng góp trong 60% cố phần tại Công ty cổ
phần LMS;


11


Sổ tiết kiệm đứng tên ông Huy.

2. Văn bản pháp lý

III.



Bộ luật Dân sự 2015;



Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2015;



Luật Công chứng 2014;




Luật Doanh nghiệp 2014;

-

Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp

Ý KIẾN TƯ VẤN
Ơng Huy chết vào ngày 31/12/2017, vì thế, để giải quyết vụ việc này, chúng tôi sử
dụng các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản liên quan có hiệu lực
trước ngày 01/01/2015.

1.

Chia phần di sản khơng có di chúc do ơng Huy để lại
Căn cứ theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015: Những trường hợp thừa kế
theo pháp luật bao gồm:


Trường hợp thứ nhất: Khơng có di chúc.



Trường hợp thứ hai: Có di chúc nhưng di chúc khơng hợp pháp. Di chúc khơng hợp
pháp sẽ khơng có hiệu lực pháp luật, rơi vào trường hợp vi phạm điều kiện chung
của giao dịch dân sự theo Điều 177 và điều kiện về di chúc hợp pháp theo Điều 630
Bộ luật Dân sự 2015.




Trường hợp thứ ba: Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc
khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.


12


Trường hợp thứ tư: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà
khơng có quyền hưởng di sản.



Trường hợp thứ năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc
mà từ chối nhận di sản.



Trường hợp thứ sáu: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

Theo thông tin bà cung cấp, ông Huy chết mà không để lại di chúc. Căn cứ vào
Khoản 1 Điều 650 như trên, những người chết mà khơng để lại di chúc, tồn bộ di
sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này, di sản
của ông Huy cũng sẽ được chia theo pháp luật.
Cụ thể như sau:
 Xác định những người được hưởng di sản:
Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, những người có quyền thừa
kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Việc xác định người thừa
kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi
dưỡng. Căn cứ Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế

theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết. Về quan hệ thừa kế giữa vợ – chồng, khi một trong hai
mất thì người cịn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế. Về quan hệ thừa kế giữa cha
đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại.
Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có quan hệ chăm
sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và


13
còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha
nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột –
em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh,
chị, em ruột mình.
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người
chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bẳng nhau. Những
người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không cịn ai ở hàng thừa
kế trước do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ vào Điều Điều 653 BLDS năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con
nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651, 652

của Bộ luật này”.
Con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di
sản (cháu được thừa kế thế vị)
Theo những quy định trên cùng thông tin mà bà cung cấp, bà Xuân– là vợ hợp pháp
của ơng Huy, các con, ngồi anh Nguyễn Văn Đăng, tất cả đều còn sống.


14
Trong lúc ơng Huy cịn sống, ba người con đều sống hiếu thuận, khơng hề có bất cứ
hành vi hay dấu hiệu bạc đãi nào đối với ông, nên không có ai bị pháp luật truất
quyền thừa kế. Ba mẹ ông Huy đã qua đời vào năm 2000, tức là trước thời điểm ơng
Huy mất.
Vì vậy, những người được nhận di sản sẽ bao gồm: Bà Xuân, anh Đăng, anh Minh
và anh Cúc. Tuy nhiên, anh Đăng qua đời trước ông Huy nên hai cháu: Quân và My
sẽ được chia đều phần di sản mà đáng ra anh Đăng được nhận theo quy định về thừa
kế thế vị
 Xác định tổng di sản mà ông Huy để lại:
Điều 213 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau
trong

việc

chiếm

hữu,

sử


dụng,

định

đoạt

tài

sản

chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản

chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định
của

Tòa

án.

5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của
pháp luật về hơn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo
chế độ tài sản này".
Với quy định của điều luật trên, trong thời gian hôn nhân, vợ chồng cùng tạo nên
một khối tài sản, gọi là tài sản chung vợ chồng. Đối với khối tài sản chung này, mỗi
người đều có quyền, bao gồm quyền chiếm hữu và sử dụng, ngang nhau. Như vậy,

nói một cách đơn giản nhất, với khối tài sản này, ông bà mỗi người sẽ được hưởng
một nửa và có tồn quyền sở hữu.


15
Căn cứ vào điều 650 Luật Dân sự 2015 có quy định như đã nêu.
Căn cứ vào điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài
sản chung với người khác.
Như vậy, dựa trên những quy định nêu trên, tổng di sản của ông Huy bao gồm:


Phần thừa kế 15 trong tổng di sản do anh Đăng để lại trị giá: 800.000.000 VNĐ
(Tám trăm triệu đồng chẵn);



1

/2 phần tài sản chung của ông Huy và bà Xuân gồm: căn nhà trị giá 800.000.000

VNĐ (Tám trăm triệu đồng chẵn) và phần góp vốn 60% trong Công ty Cổ phần
LMS. Phần di sản trong tổng tài sản chung này trị giá: 1.000.000.000đ (Một tỷ
đồng chẵn);


Tài sản riêng của ông Huy – một quyển sổ tiết kiệm trị giá: 600.000.000đ (Sáu
trăm triệu đồng chẵn).

Tổng di sản ông Huy để lại: 2.400.000.000 (Hai tỷ bốn trăm triệu đồng chẵn).

2. Thủ tục chia di sản:
2.1. Những hồ sơ cần phải chuẩn bị để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa
kế
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế bao gồm:


Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;



Giấy chứng tử của người để lại di sản;



Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ
tiết kiệm, Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận cổ phần,…;


16


Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu;



Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân;




Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế theo pháp luật với
người để lại di sản trường hợp khơng có di chúc: hộ khẩu, giấy khai sinh, tờ khai
nhân khẩu.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bà có thể đến nộp và yêu cầu công chứng tại Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi bà thường trú.
2.2. Thủ tục thực hiện khai nhận thừa kế
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công
chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường
trú trước đây của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, khơng có khiếu nại, tố
cáo gì thì cơ quan cơng chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể
lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng) hoặc
Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng). Đối với di sản là nhà
đất, sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục
đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phịng tài
ngun và mơi trường cấp huyện nơi có đất.
Sau khi hồn tất các thủ tục nêu trên, bà và các con cũng như những đồng thừa kế
khác có thể nhận phần thừa kế của mình.
IV. KẾT LUẬN
Với những phân tích ở trên, chúng tơi xin tóm gọn tất cả thơng tin để bà và gia đình
được rõ như sau:
Về những người được nhận di sản, bao gồm:


17
1. Bà – Trần Thị Xuân;
2. Em Nguyễn Văn Minh;
3. Em Nguyễn Thị Cúc;
4. Cháu Nguyễn Văn Quân;
5. Cháu Nguyễn Thị My.

Về phần di sản mỗi người được hưởng:
Theo quy định của pháp luật, tổng di sản của ông Huy sẽ được chia đều cho tất cả
những người được hưởng thừa kế. Cụ thể, bà Xuân, hai em Minh và Cúc, mỗi người
sẽ được nhận một suất thừa kế trị giá 600.000.000 VNĐ (Sáu trăm triệu đồng chẵn),
riêng hai cháu Nguyễn Văn Quân và Nguyễn Thị My, mỗi cháu sẽ được nhận 1/2 suất
thừa kế, tức 300.000.000 VNĐ (Ba trăm triệu đồng chẵn).
Về thủ tục nhận thừa kế:
Bà cần lập Hồ sơ khai nhận thừa kế với những giấy tờ kể trên, đến nộp tại Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi thường trú và chờ hồ sơ được công chứng.
Trên đây là ý kiến của chúng tôi liên quan đến vấn đề mà bà yêu cầu. Nếu có bất kỳ
thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ lại để được tư vấn rõ hơn.
Một lần nữa, xin cảm ơn bà đã sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi.
Trân trọng.


18
Nơi nhận:

CƠNG TY LUẬT TNHH MTV LUMISA



Như trên;



Lưu
phịng.

Giám đốc

văn
Luật sư LUMISA

4. Danh mục tài liệu tham khảo

1. TS. Phan Chí Hiếu, ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga(Chủ biên), Giáo trình kỹ
năng tư vấn pháp luật, Học viện Tư pháp( 2012), NXBCAND.
2. />%C4%83n%20b%E1%BA%A3n%20t%C6%B0%20v%E1%BA%A5n
%20do,%C4%91%E1%BB%81%20c%C6%B0%C6%A1ng%20hay%20d
%C3%A0n%20%C3%BD.
3. />

19



×