BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
KHUYNH HƯỚNG VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIẢ
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ: LOẠI HÌNH HỌC TÁC GIẢ NHÀ
NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM
ĐÀ NẴNG – 2021
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
KHUYNH HƯỚNG VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIẢ
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ: LOẠI HÌNH HỌC TÁC GIẢ NHÀ
NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Quang Huy
Sinh viên thực hiện: Trương Thúy Liên
Lớp sinh hoạt: 20SNV1
Mã số sinh viên: 3170120172
ĐÀ NẴNG – 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài, là nền văn học có sức sống mạnh mẽ,
bền bỉ, cũng là một nền văn học có sắc màu phong phú, phản ánh chân thật tâm hồn, đời
sống dân tộc qua mỗi thời kì, mỗi giai đoạn lịch sử. Làm nên sắc màu phong phú của văn
học dân tộc là sự góp mặt của nhiều loại hình học tác giả. Trong đó, với bốn trăm năm chờ
đợi cùng với bao nhiêu tình huống khó khăn khốn quẫn, Nho giáo đã triển khai trong thực tế
với hai mẫu Nhà Nho hành đạo và ẩn dật. Cùng với sự vận động của lịch sử đến thế kỷ
XVIII một loại hình tác giả văn học thứ ba ra đời: Nhà nho tài tử sự xuất hiện và phát triển
của đội ngũ nhà nho tài tử chịu sự quy định của chính những khuynh hướng đối lập nhau
trong xã hội. Loại hình tác giả nhà nho tài tử trong văn học trung đại Việt Nam đã hình
thành những cách nghĩ, cách nhìn mới, đóng góp vào sự đa dạng trên nhiều phương diện,
khía cạnh của văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Khác
với nhà nho quân tử, nhà nho tài tử đã thể hiện được những quan điểm khác lạ hơn, cá nhân
hóa hơn, thiêng về con người tự nhiên, gần gũi hơn. Từ đây, hình thành một loại hình tác giả
nhà nho tài tử là bộ phận quan trọng, là lực lượng sáng tác không thể không nhắc đến trong
văn học trung đại Việt Nam. Tìm hiểu về loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong văn học
trung đại Việt Nam phần nào thấy được diện mạo của lực lượng sáng tác này trong văn học
trung đại với những quan điểm, cách nhìn, những chủ đề trong sáng tác của các tác giả
thông qua những tác phẩm tiêu biểu.
Chọn đề tài Loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong văn học trung đại Việt Nam,
tơi muốn góp một cái nhìn khách quan hơn và cụ thể hơn về những nét tiêu biểu và đặc sắc
của loại hình tác giả này đối với sự phát triển chung của văn học dân tộc, cũng là để có cơ
hội hiểu thêm về loại hình tác giả này và hiểu thêm về văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, với
những đặc trưng của lực lượng sáng tác nhà nho tài tử này luôn gây cho người đọc sự thích
thú, hấp dẫn người đọc, người tìm hiểu về văn học trung đại và cả văn học Việt Nam nhiều
thế hệ khác nhau và có sức sống trong dịng chảy văn học. Loại hình học tác giả sáng tác
văn học nhà nho tài tử cũng cuốn hút tôi, một người học văn, sẽ dạy văn và có nhiều tình
cảm với văn chương.
4
Trong chương trình văn học trung đại ở hai cấp trung học cơ sở và trung học phổ
thông, văn học trung đại được tìm hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau thông qua một số tác
giả, tác phẩm tiêu biểu nhưng chưa đề cập một cách cụ thể đến lực lượng sáng tác văn học,
chưa cụ thể hóa được các loại hình học tác giả trong sáng tác văn học trung đại. Tương lai là
một giáo viên môn Ngữ văn, tơi nhận thấy rằng việc tìm hiểu về loại hình học tác giả là một
điều cần thiết, ở đây tôi muốn tìm hiểu về loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong văn học
trung đại Việt Nam với những nét đặc trưng của nó sẽ giúp ích cho công tác giảng dạy văn
học ở trường phổ thông. Thực tế nghiên cứu sẽ giúp tơi có cái nhìn vừa tồn diện, vừa cụ
thể chi tiết về loại hình học tác giả này, lấy đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu, giảng dạy các
tác giả, tác phẩm trong chương trình ngữ văn ở các cấp học. Qua đó, có thể giúp các em học
sinh thấy được một cách toàn diện hơn về loại hình học tác giả văn học. Tóm lại, nhận thức
được vai trị quan trọng của lực lượng sáng tác là nhà nho tài tử trong sự phát triển của văn
học Việt Nam, niềm yêu thích đối với loại hình này và từ yêu cầu thực tế công tác, tôi chọn
đề tài này làm bài tiểu luận của mình với mong muốn có thể góp chút hiểu biết của mình
vào hiểu biết chung về văn học nước nhà và khơi gợi sự hứng thú của mọi người trong việc
tìm hiểu về loại hình tác giả nhà nho tài tử. Đồng thời cũng cho thấy được vai trò, vị trí của
loại hình tác giả này. Từ đó thấy được những đóng góp của lực lượng sáng tác này trong nền
văn học trung đại Việt Nam.
Vì những lý do trên, tơi chọn đề tài “Loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong văn
học trung đại Việt Nam” để tìm hiểu với mong muốn góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực liên
quan đến các vấn đề của loại hình học tác giả văn học này.
2. Lịch sử vấn đề:
Tìm hiểu về loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong văn học trung đại Việt Nam đã
được các nhà nghiên cứu văn học đưa ra các kết luận, các quan điểm rất nhiều. Các nhà văn
học như Trần Nho Thìn, Trần Ngọc Vương, Trần Đình Hượu đã đưa ra các khái niệm,
nguồn gốc, sự phát triển, các đặc trưng đặc điểm của thể loại này rất khái quát và rõ ràng.
Loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong văn học là một đề tài, một vấn đề mà khi
nghiên cứu sẽ đóng góp một phần vào quá trình hình thành, phát triển của nền văn học trung
đại Việt Nam.
5
3. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong văn học trung đại Việt Nam để
hiểu rõ hơn về những nét tiêu biểu, sự đặc sắc và giá trị, đóng góp, vị trí của loại hình học
tác giả này trong nền văn học trung đại Việt Nam. Thông qua khảo sát một số tác giả tiêu
biểu của loại hình tác giả này để hiểu rõ hơn về đóng góp của họ cũng như những cái hay,
cái riêng biệt trong phong cách cũng như tư tưởng quan niệm của các tác giả nhà nho tài tử.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát được một cách đầy đủ về những vấn đề liên quan đến loại hình học tác giả
nhà nho tài tử trong văn học trung đại Việt Nam và nắm được sự thể hiện của những vấn đề
đó qua các tâc giả, tác phẩm tiêu biểu.
5. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong
văn học trung đại Việt Nam và khảo sát qua một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của loại hình
này để có cái nhìn khái quát và cụ thể hơn về những khía cạnh, phương diện, đặc điểm của
loại hình tác giả này.
Phạm vi nghiên cứu là các quan điểm, các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài đã
được các nhà văn học nghiên cứu thông qua các sách, báo, bài viết, tìm hiểu những đặc
điểm về đề tài, quan niệm, nội dung, thể loại mà loại hình tác giả này hướng đến, từ đó nêu
rõ, phân tích những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của loại hình học tác giả này.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
đánh giá - khái quát, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp hệ thống – cấu trúc.
7. Đóng góp của tiểu luận:
Tiểu luận giúp có cái nhìn cụ thể hơn về loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong
văn học trung đại Việt Nam về các khía cạnh, phương diện liên quan, qua đó cho thấy sự
đặc sắc của loại hình học tác giả này so với các loại hình học tác giả giả khác. Thơng qua
những đặc trưng, nét chính của loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong văn học trung đại
Việt Nam, tìm hiểu và nêu rõ những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của loại hình này với những
nét riêng biệt về chủ đề, quan niệm,…mà loại hình học tác giả nhà nho tài tử lựa chọn.
8. Bố cục bài tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung và kết luận. Trong đó nội
dung bài tiểu luận được chia làm 2 chương cụ thể:
6
Chương 1: Các vấn đề liên quan đến loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong văn
học trung đại Việt Nam.
Chương 2: Các tác giả tiêu biểu của loại hình học nhà nho tài tử trong văn học trung
đại Việt Nam.
Trong đó ở Chương 1, tơi xin nêu lên và khái quát một số khái niệm, thuật ngữ về
loại hình tác giả và các vấn đề chính liên quan đến loại hình học tác giả nhà nho tài tử trong
văn học trung đại Việt Nam.
Chương 2, khảo sát một một số tác giả với những tác phẩm tiêu biểu của loại hình
học tác giả nhà nho tài tử trong văn học trung đại Việt Nam.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LOẠI HÌNH HỌC
NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1.
Tác giả văn học – loại hình tác giả văn học:
Theo Từ điển văn học bộ mới, khái niệm tác giả chỉ người sản xuất các sản phẩm của
sáng tạo trí tuệ (khoa học, văn nghệ, văn hóa, nghệ thuật), tính đặc thù của dạng lao động
sáng tạo này là cơ sở cho việc đề xuất các quy phạm pháp luật về quyền tác giả. Khái niệm
tác giả văn học là sự giới hạn khái niệm tác giả trong lĩnh vực văn học, tức là người làm ra
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: bài thơ, bài báo, vở kịch, quyển sách,…Tên tác giả (tên thật
hoặc bút danh) được nêu cùng tên tác phẩm. Như vậy tác giả ở phương diện này là phạm trù
xã hội học – pháp lý.
Trong nghiên cứu văn học, phạm trù tác giả văn học cũng mang những tiêu chí nêu
trên, đồng thời có thêm các đặc tính về phẩm chất thẩm mỹ do các tác phẩm của mình mang
lại. Tác giả văn học (còn gọi là nhà văn, tác gia, văn hào, thi hào,…) là người sáng tạo ra
câc giá trị văn học mới, bằng cách đó và bằng bản sắc sáng tạo độc đáo của mình, tác giả
văn học là một đơn vị, một bộ phận hợp thành q trình văn học, một “gương mặt” khơng
thể thay thế, tạo nên “diện mạo” chung một thời kì hoặc thời đại văn học. Ở phương diện
này, khái niệm tác giả tương ứng với các khái niệm “cá tính sáng tạo”, “phong cách” (phong
cách cá nhân). Trong nghiên cứu văn học sử cụ thể, chẳng những có thể nghiên cứu riêng về
từng tác giả văn học mà cịn có thể đề xuất phạm trù “loại hình tác giả” (ví dụ loại hình nho
nho hành đạo, loại hình nhà nho tài tử trong văn học trung đại Việt Nam) với tư cách những
loại hình chủ thể của hoạt động thẩm mỹ, được hình thành như những sản phẩm xã hội, lịch
7
sử, văn hóa cụ thể, trên cơ sở những dấu hiệu chung (về cách nhìn và cách lựa chọn thái độ
sống, tư thế ứng xử, quan điểm thẩm mỹ, xu hướng nghệ thuật,…) được biểu hiện ở một
loạt tác giả văn học (các tác giả được dựa vào cùng loại hình có thể ở chiều đồng đại, có thể
ở chiều lịch đại)1.
1.2.
Quan điểm về loại hình tác giả nhà nho tài tử:
Nguyễn Bách Khoa trong cơng trình Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Cơng Trứ (Tạp chí
Văn mới xuất bản, Hà Nội, 1944) lần đầu tiên dùng khái niệm “người tài tử”, “nhà nho tài
tử”. Ông viết:
“Quan niệm “cầm kỳ thi tửu” là một quan niệm tài tử. Bằng danh từ này người ta
thường chỉ thị hạng nho sĩ lơ đãng với công việc kinh bang tế thế (hành đạo) mà thiên trọng
về văn học, về sự vui sống cầu kỳ (hành lạc).. Họ không sống cho Tổ quốc, không sống vì
đạo lý. Họ sống cho họ, sống vì nghệ thuật, sống vì đẹp. Suốt đời họ chỉ tìm cái đẹp. Cái ý
vị của cuộc sống, theo quan niệm tài tử, không phải ở chỗ phụng sự mà là ở chỗ hưởng thụ,
ở uống rượu, ở làm thơ, ở gẩy đàn, ở đánh cờ, ở giăng gió, ở sơng núi. Nếu khơng biết
thưởng thức những trị chơi ấy một cách mỹ thuật thì dù có sống đến nghìn tuổi cũng như là
chết non mà thôi (thiên tuế diệc vi thương)”2 .
Tuy nhiên Trương Tửu chưa đi sâu vào khái niệm này, nhận thức của ơng cũng cịn
chưa rõ, ơng vẫn nhấn mạnh vào phẩm chất “chơi”, hứng thú với cái đẹp, và vì vậy vẫn cịn
lẫn giữa cái chơi phóng nhiệm của ẩn sĩ với cái chơi mang ý thức cá nhân. Giáo sư Trần
Đình Hượu và nhiều người khác là người kế thừa và phát triển quan niệm “nhà nho tài tử”
của Trương Tửu. Trần Đình Hượu xác định rõ ràng tính lịch sử của khái niệm “nhà nho tài
tử”, coi nhà nho tài tử như là sản phẩm của xã hội đô thị phong kiến phương Đông , vì vậy
nó gắn liền với ý thức cá nhân. Xác định nội hàm khái niệm “nhà nho tài tử”, trong đó ơng
đặc biệt nhấn mạnh phẩm chất Tài Tình bên cạnh tính chất “chơi”, yêu cái đẹp mà Trương
Tửu đã nói đến. Ơng đối lập một cách rõ ràng kiểu nhà nho tài tử với nhà nho hành đạo, và
1 [4; tr.1852]
2 [13; tr.621-622]
8
rộng hơn là nhà nho chính thống (nhà nho chính thống bao gồm nhà nho hành đạo và nhà
nho ẩn dật). Ông cho rằng nhà nho tài tử nhấn mạnh ở: Tài Tình (cái tơi cậy tài, đa tình) cịn
nhà nho chính thống thì nhấn mạnh ở Đức. Đưa “nhà nho tài tử” thành khái niệm chìa khóa
có tính thao tác luận để nghiên cứu một số hiện tượng văn học trung cận đại Việt Nam như:
Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phan Bội Châu, Tản Đà… 1Ngồi ra, cịn có Phan Ngọc nghiên
cứu về loại hình tác giả này. Tuy khác nhau về cách tiếp cận, nhưng các cơng trình nghiên
cứu đề cho rằng chính đời sống đơ thị, nền văn hóa phi cổ truyền là mấu chốt hình thành
nên loại hình nhà nho này “Có một mẫu nhà nho khác, theo chúng tôi, đối lập với mẫu
người hành đạo - ẩn dật. Đó là nhà nho tài tử. Người tài tử coi tài và tình chứ khơng phải
đạo đức làm nên giá trị con người. Đó là chỗ để họ tự phân biệt với thánh hiền” 2.
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương là người kế thừa và làm rõ hơn quan niệm của
thầy – GS. Trần Đình Hượu trong luận án tiến sĩ, sau đó xuất bản thành sách, đó là
cuốn: Loại hình tác giả văn học nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam (Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 1995). Điều băn khoăn của các nhà nghiên cứu là liệu có khả thi khi xem nhà nho tài tử
là một loại hình tồn tại độc lập với những biểu hiện như đã nêu hay có sự kết hợp, đan xen
giữa nó với hành đạo và ẩn dật. Nhà nghiên cứu Phạm Văn Hưng đề xuất kết hợp của ba
loại nhà nho trong bài viết Trần Đình Hựu với việc phân loại ba mẫu nhà nho trong văn học
Việt Nam trung cận đại. Bằng sự cẩn trọng, nghiêm túc trong tư liệu và trong những nhận
định, rút ra rằng “có ba dạng kết hợp của những mẫu nhà nho là hành đạo - ẩn dật như
trường hợp Nguyễn Trãi, ẩn dật như – tài tử như trường hợp Phạm Thái và hành đạo – tài tử
như trường hợp Nguyễn Công Trứ3. Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, nhà
nghiên cứu Đoàn Lê Giang chia nhà nho thành hai loại đối lập: nhà nho chính thống (hành
đạo và ẩn dật) và nhà nho phi chính thống “được thể hiện trong văn học thành người tài tử,
nhà nho tài tử”.
1 Đoàn Lê Giang (2015), Nhà nho tài tử: Nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học
trung cận đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2015.
2 [8; tr.252]
3 [9; tr.33]
9
Nhà nho tài tử là những nhà nho trải qua một quá trình học tập tu dưỡng dưới “cửa
khổng sân đình” như bất cứ một tri thức nào của thời đại mình. Ra đời trong một xã hội Nho
giáo làm hệ tư tưởng chính thống, nhà nho tài tử bị hấp dẫn bởi một hình tượng chính thống,
quan niệm về người “đại trượng phu”. Đại trượng phu hay người “hào kiệt” là loại nhân vật
xuất chúng vượt lên trên quần chúng cả về tầm cỡ của trí tuệ, tài năng, lẫn những hoài bão,
ước vọng to lớn. Trong một bối cảnh xã hội loạn lạc, đại trượng phu là người tính tốn
những sự nghiệp lớn.
Nhà nghiên cứu văn học Việt Nam Phan Ngọc Cũng cho rằng, vào giai đoạn văn học
thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, “Tư tưởng thị dân đòi hưởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc,
chống lại thói an bần lạc đạo xuất hiện, và trở thành xu thế chính. Các tài tử ra đời để thay
thế các quân tử, các trượng phu, là những người độc chiếm văn đàn trước đây. Các tài tử ấy
học đạo thánh hiền, nhưng suy nghĩ theo lối thị dân. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát đều tự xưng là tài tử. Con người tài tử là điển hình mới của thời đại. Con người quân
tử bị chế giễu, đạo đức sống khắc kỷ phục lễ bị mạt sát. Một trào lưu mới manh nha trong
lòng những chàng trai tài giỏi nhất thời đại1.
Nhà nho tài tử là những người có tài, cậy tài, khoe tài - nhận thức được tài năng,
nhân phẩm của mình, và họ có sự chủ động trong việc chọn cách ứng xử với thế giới bên
ngồi. Nhà nho tài tử là loại hình tác giả thích cầm, kỳ, thi, họa; sống ngồi vịng cương tỏa,
ngông nghênh “khinh thế ngạo vật”.
Nhà Nho tài tử xuất hiện trong thời điểm khá đặc biệt, khi đất nước chiến tranh loạn
lạc triền miên. Khác với nhà Nho quân tử, nhà Nho tài tử cịn có sự ảnh hưởng từ tư tưởng
Phật giáo, tư tưởng Lão trang. Ngoài ra, nhà Nho tài tử chú trọng về cá tính, tính cá nhân
nhiều hơn là cộng đồng như nhà nho quân tử.
1.3.
Nguồn gốc, ý nghĩa, đặc điểm, vị trí của loại hình nhà nho tài tử:
1.3.1.
Nguồn gốc:
1.3.1.1.
Cơ sở lịch sử - xã
hội:
1 Khổng Thị Huyền (2007), Cái ngông trong sáng tác văn chương Nguyễn Công Trứ, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
10
Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, từ thế kỉ X đến XV, đời sống tư tưởng có hiện
tượng tam giáo đồng nguyên, cả Nho – Phật – Đạo cùng tạo thành thế chân vạc trên vũ đài
chính trị, tư tưởng, văn hóa. Nhưng từ thế kỉ XV đến XIX, có thể nói rằng chỉ những tri
thức nho sĩ là người nắm giữ huyết mạch đời sống chính trị đất nước. Theo Trần Ngọc
Vương thì đến đầu thế kỉ XVIII, cũng đã xuất hiện hàng loạt nhà nho với những hành động
không thể dùng tiêu chuẩn của Nho giáo chính thống để đánh giá về họ nhưng khơng thể
khơng nhìn nhận những đóng góp của họ trong lịch sử phát triển của dân tộc.
Cần xét đến lịch sử Việt Nam từ XV – XIX, mà đặc biệt là thế kỉ XVI, kho Mạc
Đăng Dung chiếm vị ngôi vua rồi tiếp đó là tình trạng “lưỡng đầu chế” thời Lê – Trịnh và
Trịnh – Nguyễn phân tranh. Chính cục diện chính trị đó đã ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm
về tính chính thống trong việc lựa chọn minh chủ của mỗi nhà nho, và những con người tinh
túy nhất thời đại đều băn khoăn về cách xử thế. Lúc này đã thực sự xảy ra cuộc khủng
hoảng ý thức hệ khi những phạm trù tư tưởng của Nho giáo đã biến thành cơ sở cho những
tham vọng bá đồ vương của nhiều thế lực. Điển hình như khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”
nhìn qua đó tưởng như là biểu hiện của chữ Trung nhưng thực ra đó là tấm màn che đậy
tham vọng bá vương của ít thế lực chính trị.
Xuất phát từ tình hình khủng hoảng chính trị và tư tưởng ở đất nước từ thế kỉ XV, có
khơng ít những mơn sinh của Khổng sân Trình đã có những nhận định vượt xa lịch sử. Họ
khơng lựa chọn con đường quyết khoa để cầu công danh mà lựa chọn một lối hành xử gần
như khơng có trong truyền thống. Trong đó có rất nhiều con người xuất sắc của lịch sử đã
lấy mẫu người anh hùng thời loạn để làm lí tưởng phấn đấu cho mình1.
Từ thế kỉ XVII, ở nước ta đã xuất hiện “một nền kinh tế đơ thị và đời sống văn hóa,
tinh thần đơ thị, chính xã hội “thị dân” đã tạo ra văn hóa “phi cổ truyền”. Chính trong mơi
trường văn hóa ấy, nhiều cái mới đã được dịp nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Trong thời
gian này, xã hội Việt Nam vẫn là xã hội chuyên chế tập quyền theo mơ hình phương Đơng
nhưng đã bắt đầu xuất hiện những yếu tố có xu hướng phá vỡ các khn khổ của xã hội. Và
mỗi loại hình nhà nho đều có sự hậu thuẫn của một nền kinh tế nhất định. Với nhà nho tài tử
đó là sự hậu thuẫn của nền kinh tế đơ thị tuy cịn yếu ớt nhưng đã được hình thành và dần
1 Cao Thị Nguyệt, Loại hình tác giả nho, nhà nho tài tử Nguyễn Cơng Trứ.
11
lớn mạnh. Chính sự khác biệt về cơ sở kinh tế này đã tạo nên tính đặc thù của nhà nho tài
tử. Và theo Phan Ngọc, những con người tài tử lại là những người “học đạo thánh hiền
nhưng theo lối suy nghĩ thị dân”
1.3.1.2.
Cơ sở triết học:
Vì đề cao chữ tài và tình nên các nhà nho tài tử cũng có cách nhìn nhận mới về các
bậc đế vương. Các bậc đế vương khơng cịn có quyền hành sinh sát theo kiểu “quân xử thần
tử thần bất tử bất trung” với các nhà nho tài tử nữa. Giờ đây các bậc đế vương lại là cơ sở để
các nhà nho tài tử trổ tài, thậm chí họ cịn đế vương như những quân cờ trong ván cờ của
họ. Mối bận tâm của họ là thỏa mãn hoài bão của cá nhân, và sự trung thành của họ với
vương quyền là sự trung thành có điều kiện. Đó là một giao kèo giữa người tài tử và vương
quyền để người tài tử phơ diễn tài năng, thỏa mãn hồi bão và vương quyền có người để
củng cố, vững chắc. Mà người tài tử là người cậy tài nên luôn là đối tượng cho sự đề phòng
của vương quyền. Đế vương và tài tử nương tự và đề phòng nhau. Nhà nho tài tử là những
người “muốn được thể hiện hết bản thân mình và cũng muốn nếm trải các lạc thú ở đời”,
cũng từ sự chế định bởi các thiết chế chính trị và quân sự của vương quyền, các nhà nho tài
tử có xu hướng ngơng cuồng, phá phách, “đề cao triết lí hưởng lạc”1.
Ý nghĩa:
Con người tài tử là chủ thể của nền văn hố mới mang tính chất thị dân, đơ thị… So
1.3.2.
với văn hố nơng thơn và văn hóa cung đình thì nó có rất nhiều đổi thay, nhiều mới mẻ, tức
có những cái trước đây chưa có, sự thay đổi quan niệm về văn hố, văn học nghệ thuật, mà
trước đây chỉ có chức năng tun truyền, tức chức năng cơng cụ, tức giáo hố về đạo đức,
tuy chưa phải đã lấy cái đẹp làm chức năng chủ chốt, nhưng đã có ý thức nhấn mạnh đến
đặc trưng thẩm mĩ của văn hoá văn học. Ngồi ra, một số chức năng khác như giải trí,
hưởng thụ cũng được chú ý.
Chỉ với sự xuất hiện mẫu người tài tử, một nền văn học viết bằng ngôn ngữ và thể
loại dân tộc mới thực sự hình thành và nhanh chóng đạt tới giá trị cổ điển. Cùng với điều
đó, trong xã hội đã nảy sinh những cách nhìn nhận khác khơng phải thể hiện qua những
quan niệm lý luận mà qua đời sống thực tế - đối với các loại hình nghệ thuật khác nữa.
1 Cao Thị Nguyệt, Loại hình tác giả nho, nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ.
12
Nhà nho tài tử là biểu tượng, là người chứa đựng tình. Tài và tình có quan hệ với
nhau khăng khít: tình là nguồn gốc của tài, và tài, đến lượt nó, lại làm cho tình phát triển
mạnh mẽ hơn.
1.3.3.
Đặc điểm:
Con người tài tử xuất hiện trong đông đảo vào nửa sau thế kỷ XVIII và nửa đầu thế
kỷ XIX, giai đoạn mà người ta thường gọi là một cách phiếm chỉ là cuối lên đầu Nguyễn
hay Lê mạc Nguyễn sơ. Nhưng những tiền đề của nó thì được đẩy xa hơn về mặt thời gian
và sự xuất hiện muộn màng của người tài tử còn kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX. Con người
tài tử cũng là nhà nho, nhưng là thứ nho phi chính thống, nho phi nho, khác xa với con
người quân tử. Nó là sản phẩm của văn hóa đơ thị dù là một thứ đơ thị èo uột nằm trong loại
hình đơ thị Phương Đơng Trung đại. Nó là sản phẩm của tư tưởng thị dân cộng với Phật
giáo và Lão trang1. Nhà nho tài tử nằm ở tầng thượng lưu của giới tri thức. Để tự nhận và
được coi là người tài tử họ từng phải là những học trò xuất sắc – nếu khơng tồn diện thì
cũng là một số phương diện chính – của Khổng Mơn. Được số phận ưu đãi, thiên nhiên phú
cho những phẩm chất hơn người, từ thuở thiếu thời, người tài tử đã luôn tâm niệm về “tính
trội của mình” và ln lăm le sử dụng nó khi có dịp. Tài năng đó là ưu thế hàng đầu, là tiền
đề số một khiến cho một nhà nho sinh trở nên một tài tử đích thực .
Ra đời trong một xã hội có nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, nhà nho tài tử bị
hấp dẫn bởi một hình tượng chính thống, quan niệm về người “ đại trượng phu”. Đại trượng
phu hay người “hào kiệt” là loại nhân vật xuất chúng vượt lên trên quần chúng cả về tầm cỡ
của trí tuệ, tài năng lẫn những hoài bão ước vọng to lớn. Trong một bối cảnh xã hội loạn lạc
đại trượng phu là người tính tốn những sự nghiệp lớn. Chính từ đội ngũ những người đó
mà xuất hiện các ơng vua sáng nghiệp khi xã hội đã ổn định đại trượng phu là người có khả
năng “kinh bang tế thế” có thể “tả phù hữu bật” giúp hoàng đế cũng cố và tăng cường sức
mạnh của ngai vàng “tế sinh dân, yên xã tắc”. Hình ảnh những bậc “chí nhân” con người
mẫu lý tưởng của học thuyết lão Trang - và các đấng “trích tiên” - hình tượng văn học của
đạo ra thì qua tìm hiểu cũng có đóng góp vào q trình hình thành nên loại nhà nho tài tử.
1 Nguyễn Ngọc Thành, Hà Ngọc Hịa (2002), Sắc thái thị tài, triết lí hành lạc trong hát nói từ nửa cuối thế kỉ
XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72A, số 3.
13
Trong ý thức sâu xa của bất kỳ con người nào ở mọi hồn cảnh và mọi thời đại, ln
thường trực những khát vọng hạnh phúc. Những quan niệm mang tính chất lý thuyết về
hạnh phúc, về tự do ở từng cá nhân thì khác nhau tùy theo trình độ phát triển lịch sử của xã
hội, môi trường sống mà cá nhân đó thuộc về cũng như tương ứng một cách cơ bản với
những phẩm chất cá nhân để có thể nỗ lực đạt tới tự do và hạnh phúc. Trên cái nền của một
đời sống nông thôn, công xã, dĩ nhiên không nảy sinh một khát vọng mãnh liệt hướng tới
mục đích giải phóng cá nhân, khơng cho phép hình dung một thứ hạnh phúc phong phú thỏa
mãn các cảm xúc ngày càng đa dạng và phức tạp. Tuy vậy ở giai đoạn xã hội vận động phát
triển vượt thoát ra khỏi những giới hạn Trung Cổ, nhu cầu giải phóng tình cảm, giải phóng
quan hệ nam nữ thường được sử dụng như đột phá khẩu của sự giải phóng xã hội. Người tài
tử cậy tài, ý thức cao về tài năng của mình, một cách tự nhiên, có những địi hỏi thẳng thắn
về tình u và hạnh phúc. “Đa tình” trở thành đặc trưng thứ hai được người tài tử bộc lộ để
tự phân biệt mình với các mẫu nho truyền thống.
Tự thấy mình hơn người về tài năng, người tài tử cũng công khai phô ra cái tật dễ
thương: đa tình Họ cũng từng ước mơ, như các thế hệ nhà nho trung nghĩa, chính thống
trước đây. Là nhà nho, người tài tử không thể thiếu thứ tài năng cốt tử làm nên danh tiếng
của họ, đó là tài văn chương “phun châu nhả ngọc”. Họ cũng thường hiểu, thậm chí sành sỏi
các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật gây “ấn tượng” đối với người đẹp: cầm, kỳ,
thi, họa . Những người con gái đẹp thường được họ chú ý thường cũng không thể thiếu sự
hiểu biết, thiếu kỹ năng thực hành, chí ít cũng là một trong những thứ nghệ thuật ấy. Trong
mối quan hệ tài tử - giai nhân, các loại hình nghệ thuật này thường được đóng vai trị cơng
cụ giao tiếp, nói khác đi, một thứ “phương tiện mơi giới” hết sức hữu hiệu. Cũng chính nhờ
các loại nghệ thuật này mà họ có thể thể hiện bản thân mình một cách tao nhã nhất có thể
được, khiến cho cách tiếp xúc với nhau trở nên phong phú, linh hoạt, đa sắc, không bị định
hướng chỉ vào chuyện “chăn gối”, “mây mưa”.
Đem tài năng để làm tiêu chuẩn xét đoán bản thân mình và xét đốn người khác, đưa
tình u làm phần thưởng, làm một thứ “thù lao” người tài tử đã tạo ra những thứ “đối lập
không tuyên ngôn với “đức” và “tính” của Nho giáo chính thống. Chưa hết – người tài tử sẽ
còn đi xa hơn trong những khát vọng về hạnh phúc. Có người ni dưỡng hoài bão to lớn,
14
có người lăm le, người tài tử cịn khơng muốn sống một cuộc sống âm thầm, phẳng lặng. Họ
muốn được thể hiện hết bản thân mình và cũng muốn nếm trải toàn diện các lạc thú của đời
sống. Luận đề “tài mệnh tương đố” đã trừu tượng hóa tất cả những tấn bi kịch thực tế của
người tài tử. Đó không chỉ là một tiếng vọng bi thương của lịch sử. Những bậc tài tử nổi
danh nhất của thời đại đều nếm trải trong máu thịt nỗi đau xót và vị đắng cay của luận đề
này, khơng ít người trong số họ trả giá bằng chính tính mạng của mình
Vị trí:
Sự ra đời của nhà nho tài tử khẳng định tài, có ý thức về tài. Bởi thế con người tài tử
1.3.4.
rất hay khoe tài (thị tài), nó địi hỏi phải có một sự đãi ngộ xứng đáng với cái tài của nó.
Tuy nhiên nhà nho tài tử, chủ thể của nền văn hoá giai đoạn này là sản phẩm của sự
lệch chuẩn Nho giáo, của tư tưởng thị dân, của văn hố đơ thị. Nhà nho tài tử cịn tồn tại
cho đến Tản Đà và hồi quang của nó còn hiện lên lần cuối cùng ở Nguyễn Tuân, khi mà con
người cá nhân có thể đã xuất hiện và khẳng định. Con người cá nhân giai đoạn sau phát
triển được là nhờ một văn hố đơ thị hiện đại và tiền thân của nó là con người tài tử.
1.4.
Quan niệm của nhà nho tài tử:
Theo Đoàn Lê Giang trong “Nhà nho tài tử: Nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa đối với
việc nghiên cứu văn học trung cận đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2015,
tr.91-99, Đồn Lê Giang đã mở rộng những đặc tính của loại hình tác giả này so với cơng
trình của cố giáo sư Trần Đình Hựu, Phan Ngọc, Trần Ngọc Vương,… thành những phẩm
chất người tài tử khác với người quân tử, đề cao Tài, Tình, Tính, Du, Mỹ.
Tài, người qn tử thị tài, cậy tài đã được GS. Trần Đình Hượu nói đến nhiều. Tài có
nhiều thứ: tài học (như Cao Bá Quát biết đến ba trong bốn bồ chữ của thế gian), tài khoa cử,
tài kinh bang tế thế… Nhà nho tài tử có ý thức khu biệt mình với những lớp người khác
trong xã hội. Riêng sự tự ý thức đó đã nói lên sự phát triển đến một trình độ tương đối cao
của họ. Phẩm chất đầu tiên của họ là tài năng. Trong một xã hội lấy sự ổn định, khuôn phép,
nề nếp, tôn ti trật tự làm nền tảng, người ta không chấp nhận người tài. Bởi tài năng bao giờ
cũng vượt ra ngồi khn khổ, khơng chịu trói mình trong vịng cương tỏa, nên dễ vi phạm
hoặc phá vỡ cái trật tự đã trở thành khuôn vàng thước ngọc. Hơn nữa, xã hội nông nghiệp
quân chủ Nho giáo không lấy sự tiến bộ xã hội làm mục đích. Nó lấy q khứ làm tương lai,
lấy thời đại bộ lạc Nghiêu Thuấn làm lí tưởng, lấy lời cổ nhân làm phương châm sống, chỉ
15
được bắt chước chứ không được sáng tạo (thuật nhi bất tác), bởi thế, nó khơng cần tài năng,
khơng chấp nhận tài năng. Nhưng cái tài làm nên phẩm chất tài tử chính là tài hoa, tài gắn
liền với tình: tài tình.
Tình, có nhiều loại tình: tình cha con, tình anh em, tình bè bạn, tình u nước, tình
u kính quân vương…Mà “tình” ở đây là tình cảm, xúc cảm, những gì thuộc về con người
tự nhiên, thiên tính tự nhiên của con người. Đó là những gì thuộc về con người bấy lâu nay
bị kìm hãm, đè nét, tình được đối lập với tính. Tình ở đây khơng phải nói đến con người tự
nhiên, mà là con người xã hội, là tính xã hội. Nho giáo ghét tình cũng như ghét tài, bởi
người có tình, người giàu tình thì dễ xúc động, người dễ xúc động thì cũng dễ phá vỡ những
ứng xử theo phép tắc, vi phạm đến lễ. Tình là cái bản chất tự nhiên của con người. Tuy
nhiên để con người sống theo tình thì sẽ phát triển ở nó cái ý thức cá nhân, cái cá nhân, cái
kỷ. Bởi lẽ ấy mà Nho giáo đề cao sự khắc kỷ phục lễ, Nho giáo đề cao lễ, dùng lễ để ràng
buộc con người. Còn với nhà nho tài tử thì đề cao tình, đặc biệt là tình yêu, kế cả tình yêu
thể xác. Nhà nho tài tử họ sống theo phẩm chất tình của mình. Họ lấy tình để khu biệt với
các hạng người khác trong xã hội. Từ những phẩm chất về tài và tình, người tài tử đã có sự
thay đổi quan niệm về cuộc sống, quan niệm này trước hết là quan niệm thị dân, một sản
phẩm của văn hố đơ thị. Tư tưởng thị dân thật khác xa với tư tưởng của người nông dân
của làng xã và của nhà nho quân tử. Nếu sống với nhà nho quân tử là để hành đạo, là an bần
lạc đạo, nếu sống với người nơng dân làng xã là để sống sót, là đủ ăn đủ mặc, là chút thể
diện, thì với người tài tử, sống là để thực hành được cái tài trời đã phú cho mình, sống là để
cho thỏa cái tình của mình. Đó là sự hưởng thụ cuộc sống hoặc nói theo thuật ngữ của chính
họ là chơi, là hành lạc. Tình làm nên phẩm chất của người Tài tử là: hữu tình và ái tình. Hữu
tình được hiểu là có nhiều tình cảm (đa tình), nhạy cảm (Lịng đâu sẵn mới thương tâm –
Truyện Kiều). Ái tình – “Cái tình là cái chi chi/ Dẫu chi chi cũng chi chi với tình” (Nguyễn
Cơng Trứ), ái tình khơng hẳn chỉ là “sự hơn nhân” mà có khi vượt ra khỏi “ngũ luân” của
Nho gia.
Tính, là cái tâm chân thực tự nhiên sinh ra, sau đó được mở rộng ra thành khái niệm
tâm lý học, đạo đức học như Tính Thiện, Tính Ác; hay Phật học như: Phật tính, Tính
Khơng… Đối với nhà nho tài tử, Tính được nhấn mạnh ở nghĩa Tâm chân thực (thuyết Tính
16
linh của Viên Mai chẳng hạn), và với những tác giả táo bạo nhất, Tính được thể hiện thành
Tính dục như trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương,
thơ Nguyễn Công Trứ…Ở nhà nho tài tử, họ cịn khát khao được hưởng thụ tình u. Tình
yêu là nơi tình cảm, cảm xúc của con người biểu hiện tập trung nhất cả về cường độ lẫn
chiều sâu. Tình yêu là nơi biểu hiện rõ nhất của tài và tình. Bởi vậy, điều kiện đầu tiên của
tình u là tự do, người tài tử địi hỏi tình u tự do. Và sau đó là hơn nhân tự do. Nhà nho
tài tử cũng địi hỏi cả tình u thể xác. Bởi vậy, lúc này, lần đầu tiên người ta đã dám nói
đến tình dục, nói đến dâm. Tuy rằng văn cho tình dục trong hơn nhân là chính dâm và tình
dục ngồi hơn nhân là tà dâm.
Du là chơi, có nhiều cách chơi khác nhau. Nhà nho chính thống ít nói đến chơi, nếu
có thì “chơi” của họ cũng là học tập và hoàn thiện nhân cách. Khổng Tử nói: “Người qn
tử để chí ở Đạo, dựa vào Đức, theo điều Nhân, vui chơi ở lục nghệ (lễ, nhạc, xạ, ngự, thư,
số)” (Tử viết: Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ - Luận ngữ, Thuật nhi). Người ẩn sĩ
thì vui chơi trong thiên nhiên để di dưỡng tính tình. Người tài tử hay nói đến chơi, chơi là
một phương cách để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Có hai cách chơi: chơi ngao du thích chí và
hành lạc, tùy người mà có sự lựa chọn cách chơi khác nhau. Ở người tài tử hành lạc thì chơi
là một cách tận hưởng thú vui của cuộc đời. Trong khi chơi, người tài tử tự thân nhập cuộc,
chơi nghệ thuật - “cầm kỳ thi tửu”, cái chơi kết hợp với tài tình, chơi cho đẹp - như những
tuyên ngôn về chơi của Nguyễn Công Trứ:
- Trời đất cho ta một cái tài,
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
(Cầm kỳ thi tửu)
- Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy,
Nếu không chơi thiệt đấy ai bù.
Nghề chơi cũng lắm công phu.
(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)
- Chơi cho đẹp mới là chơi,
Chơi cho đài các cho người biết tay.
(Cầm kỳ thi tửu)
Mỹ, là cái đẹp. Người tài tử thích cả hai cái đẹp: mỹ cảnh và mỹ nhân. Như trong
một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc đó là Truyện Kiều của Nguyễn Du
17
Cuối cùng là sự hưởng thụ nghệ thuật. Người ta đến với nghệ thuật để hưởng thụ cái
đẹp. Trong nghệ thuật có đủ cả cảm giác, cả thiên nhiên, cả tình u. Bởi thế, nghệ thuật
khơng chỉ cịn là cơng cụ giáo hố nữa, thơ khơng chỉ để nói chí, vẫn khơng chỉ để tải đạo,
mà cịn là để chun chở cái đẹp, là chính cái đẹp. Nghệ thuật cũng bước đầu thơi làm cơng
cụ thuần túy, và có giá trị tự thân.
Có thể nhìn nhận điều này cũng ở Nguyễn Công Trứ trong bài “Bỡn cô đào già”:
“Liếc trông giá dáng mấy mười mươi
Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười
Giăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết
Hoa tàn song lại nhị cịn tươi
Chia đơi dun nọ đà hơn một
Mà nét xuân kia vẹn cả mười
Vì chút tình duyên nên đằm thắm
Khéo làm cho bận khách làng chơi”
Ở đây ngôn ngữ của một kẻ sĩ thuần túy khép mình theo tam cương ngũ thường
khơng thể hiện trong vịng cương tỏa của đạo hạnh. Tuy nhiên ở Nguyễn Công Trứ, ông
lại tung tẩy một cách thoải mái, rất dân giã, bình dân, thỏa sức bỡn cợt. Bài thơ “Bỡn cô đào
già” là để ghi lại buổi tương phùng của ông với ả đào, người mà trong một lần đi trình diễn,
ơng đã bồng bột tỏ tình với nàng giữa cánh đồng khi xưa.
Có thể nói rằng nét đặc trưng để phân biệt người tài tử với hai mẫu nhà nho truyền
thống là sự nổi bật lên ở họ hai yếu tố: thị tài và đa tình. Trong truyền thống Nho giáo đã
thiết định nên hai phương thức ứng xử cổ điển hình hay tàng, xuất hay xử, và cũng từ cái
quyết định cơ bản đó sẽ noi theo một trong hai lối sống, cũng đã được “mơ thức hóa” một
cách chi tiết. Với họ, thực sự quan trọng không phải là cảnh “hịe hoa gươm bạc, tán tỉa lọng
xanh”, khơng phải là “bảng vàng bia đá, áo mũ vinh quy” để “dương thanh danh, hiển phụ
mẫu”, hay cái khí tiết “mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”, cái danh dự của một bậc tiền
nhân “đạo cao đức trọng”, có thể thành “bảo kính thơng giám”, mà là sự cảm nhận những gì
là hạnh phúc của đời sống thế tục, hiện thực, mang đậm tính chất cảm tính, trực tiếp. Nhân
18
vật Kim Trọng trong “Truyện Kiều” được xem như là hình ảnh tiêu biểu cho mẫu nhà nho
như vậy1.
Trong tiểu luận Cái ngông trong sáng tác văn chương Nguyễn Công Trứ, Khổng Thị
Huyền có nêu: Điểm khác biệt cơ bản giữa những người tài tử với người hành đạo và người
ẩn dật là ở chỗ người tài tử coi “tài” và “tình” chứ khơng phải đạo đức làm nên giá trị của
con người. “Đó khơng chỉ là điểm để phân biệt với người thánh hiền mà cao hơn, là điều
khiến họ tự hào”. Người tài tử quan niệm “tài” theo nhiều cách. Có thể đó là tài trị nước,
cầm quân (kinh luân), có thể là tài trong học vấn. Nhưng dẫu đã có những tài năng ấy, vẫn
nhất thiết phải có thêm tài văn chương “nhả ngọc, phun châu”, rộng hơn nữa là “Cầm kỳ thi
họa” – những thứ nghệ thuật tài hoa, và tài năng đó phải gắn với “tình” nữa mới thành
người tài tử.
Người tài tử cậy tài, mơ ước không phải chỉ là công danh phú quý, mà còn lập nên
những sự nghiệp phi thường. “Võng trời đất dọc ngang ngang dọc”, “Chí làm trai Nam bắc
Đơng Tây, cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Cơng Trứ) “thay con tạo xoay cơn
khí số” (Cao Bá Quát). Họ không trăn trở, băn khoăn nhiều về “Lẽ xuất xử”, không chủ
trương tránh đời “Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ” trước các vấn đề xã hội. Ở họ, xuất hiện
hàng loạt vấn đề mới trong mối quan hệ với các bậc đế vương.
Trong điều kiện của chế độ chuyên chế, muốn có sự nghiệp tất yếu phải qua con
đường công danh, làm theo mệnh vua. “Dù kiêu ngạo, thị tài đến đâu, người tài tử cũng
không thể qua mắt đấng chí tơn mà có sự nghiệp phi thường được”. Nhưng “trí quân trạch
dân” đối với họ là để trổ tài, thử tài, chứ họ không quan tâm nhiều đến nghĩa vụ, khơng coi
đó là mục đích cuộc đời như nhà nho hành đạo. Nếu người ẩn dật đã từng có tham vọng tự
đặt mình ra ngồi sự kiểm sốt của chính quyền chun chế, tự coi mình là pháp quan trước
lịch sử, thì người tài tử ở mức cao nhất, lại muốn coi các nhà cầm quyền như những quân cờ
trong cuộc cờ thế sự của họ. Tuy nhiên, đại đa số trong họ thỏa mãn với điều kiện được các
bậc vua chúa trọng dụng, đánh giá đúng tài năng và sử dụng họ có hiệu quả. Sự trung thành
của người tài tử đối với người cầm quyền là có điều kiện, hình thành nên những giao ước,
cơng khai hay ngấm ngầm giữa người làm chúa và kẻ làm bề tôi. Ở người tài tử không quan
sát thấy một sự trung thành vô điều kiện, trung thành đến hy sinh tính mạng như ở người
1 [12; tr.134]
19
hành đạo trung nghĩa. Mối quan tâm hàng đầu của họ trong cuộc đời chính là việc làm thỏa
mãn hồi bão cá nhân.
“Đã mang tiếng ở trong trời đất.
Phải có danh gì với núi sơng”
Người tài tử thường cậy tài, trổ tài, thường bất mãn với cái có sẵn, muốn xáo trộn,
muốn hành động, phá phách trật tự. Họ cũng thường tự cao tự phụ, ngơng nghênh, vịi vĩnh,
khơng chịu yên mệnh. Cho nên chế độ chuyên chế thường sợ tài, nghi kỵ người có tài, tìm
cách ức chế họ”. Cũng nhằm mục đích củng cố địa vị thống trị, chế độ chuyên chế đề cao
đức hạnh: đích củng cố địa vị thống trị, chế độ chuyên chế đề cao đức hạnh: trung hiếu, lễ
nghĩa, phục tùng, yên mệnh và thường cơng kích, lên án kẻ Hữu tài vơ hạnh”.
Tình – yếu tố quan trọng thứ hai góp phần hồn thiện phẩm chất của người tài tử.
Tình thường song hành cùng với tài trong suốt cuộc đời của một nhà nho tài tử. Tình của
người tài tử là ái tình, luyến ai nam nữ. Vượt ra ngồi vịng lễ giáo phong kiến, nhuốm màu
sắc thị dân, người tài tử không đồng tình cổ súy thương nhau theo kiểu gừng cay muối mặn
“tương kính như tân” mà “lưng túi gió trăng” theo tiếng gọi ái tình “Dang tay người tài tử
khách thuyền qun” (Cao Bá Qt, Nhân sinh thấm thốt), tìm đối tác cho mình trong cuộc
đời hành lạc “Trót u hoa nên dang díu với tình” (Cao Bá Qt, Tự tình). Từ Cao Bá Qt
đến cho đến Nguyễn Cơng Trứ, Ngơ Thế Vinh, Nguyễn Q Tân,…đều đề cao ái tình, đề
cao những rung động thầm kín của tâm hồn mà đạo đức Nho giáo không hề trang bị1.
1.5.
Những đặc điểm chính về chủ đề, hình tượng trung tâm, thể loại,
yếu tố ngơn ngữ của loại hình học nhà nho tài tử:
1.5.1. Chủ đề:
1.5.1.1. Tư tưởng hành lạc:
Người tài tử có cái nhìn thực tại khác xa người thường, họ muốn sống một triết lý
sống của mình, sống như một con người hà
nh lạc, tận hưởng cuộc sống. Công danh là
thứ người thường tìm kiếm cịn người tài tử thích đi tìm, tìm những thú vui thanh cao trong
cuộc sống:
“Nhân sinh bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương”
1 Hà Ngọc Hòa, Thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhìn từ loại hình nhà nho tài tử, Nghiên cứu văn học số 3 – 2016.
20
(Ở đời không hành lạc
Sống ngàn năm cũng chết yểu)
(Đánh thức người đời - Nguyễn Công Trứ)
Hay những sự vui vẻ ngất ngưởng trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ cũng thể
hiện sự hành lạc trong cái mặc kệ đời của mình:
“Đạc ngựa bị vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đơi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú”
Nhiều thú vui ở đời cũng được Nguyễn Công Trứ thể hiện trong thú chơi: thú thanh
nhàn, thú nguyệt hoa, thú rượu thơ, thú say sưa, thú tổ tôm....
“Nhân trung thụy, giác tam can nhật,
Vắt chân ngồi với bạn khách cầm ca.
Cuộc tỉnh say bàn rượu chén trà,
Cơn đắc ý thùng thùng đôi tiếng trống.
Bạch tuyết thanh cao, oanh yến lộng,
Quân thiều hưởng triệt, cổ chung minh.
Này tiếng đàn tinh tính tinh tình tinh.
Thú vui thú ném ngang vành tráng sĩ.
Cõi nhân sinh thích chí”
(Thú thanh nhàn)
21
1.5.1.2. Cái đẹp:
Cái đẹp thì khơng phải là đặc quyền của người tài tử, nhưng quả thực người tài tử rất
ham thích cái đẹp, theo đuổi cái đẹp: cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong nghệ thuật, cái
đẹp của con người. Người qn tử khơng thích cái lợi, dùng Nghĩa để đối lập với lợi. Người
tài tử cũng coi thường cái lợi, nhưng dùng cái Đẹp để đối lập với lợi. Ta nghe Mộng Liên
Đường Chủ nhân nói về người tài tình, cũng tức là người tài tử trong bài tựa Truyện Kiều:
“Nghĩa là bậc thánh mới quên được tình, bậc ngu khơng hiểu tới tình, tình chung chú
vào đâu, chính là chung chú vào bọn chúng ta vậy. Cho nên phàm nhân đã ít tình, tất là
khơng có tài,chỉ nửa lòa nửa sáng, sống chết trong vòng áo mũ, trong cuộc no say, dù có gặp
cái cảnh thanh nhã như hoa thơm buổi sáng, trăng tỏa ban đêm, cũng chỉ trơ trơ như cây cỏ,
như cá chim vậy!”.
Người tài tử thích cả hai cái đẹp: mỹ cảnh và mỹ nhân. Nhà nho chính thống đối với
mỹ nhân thì vừa thích lại vừa sợ. Họ cho mỹ nhân là “vưu vật” - vật quý hiếm ở đời, nhưng
họ cũng sợ mỹ nhân vì mỹ nhân hay khiến người ta xa đạo. Nhà nho hay đồn đại mỹ nhân là
hồ ly tinh, ma quỷ hiện thành người để hại người, thậm chí làm sụp đổ cả một triều đại.
Nhưng người tài tử thì lại u q mỹ nhân, thương xót cho giai nhân, coi tài tử và giai
nhân là “cùng một lứa bên trời lận đận”, cuộc gặp gỡ tài tử giai nhân là cuộc gặp hiếm có
trên đời:
“Minh quân lương tướng tao phùng dị
Tài tử giai nhân tế ngộ nan”
(Nguyễn Cơng Trứ)1
1.5.1.3.
Tình
u,
thân
phận người phụ
nữ “hồng nhan
bạc mệnh”:
Đề tài, chủ đề mà nhà nho tài đủ hướng đến là phi chính thống so với đề tài mà nhà
nho quân tử hướng tới, những đề tài nhà nho tài tử hướng đến ở đây cịn là về tình u phụ
1 Đồn Lê Giang (2015), Nhà nho tài tử: Nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học
trung cận đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2015, tr.91-99.
22
nữ, kỷ nữ, thú vui của cá nhân. Thơ văn nhà nho qn tử chủ yếu hướng đến “chí” thì thơ
văn nhà nho quân tử chủ yếu hướng đến “tình”, vượt ra khỏi truyền thống đạo thánh văn.
Người tài tử xúc động trước số phận của những người đẹp bất hạnh, dĩ nhiên đã nói
hộ một tâm trạng chung, một mối đồng cảm chung của nhiều tầng lớp khác nữa. Hẳn không
phải trong lịch sử đến giai đoạn này mới có “hồng nhan bạc mệnh” nhưng đến giai đoạn
này, với những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội biến đổi thì những tiếng nói “đồng thanh
tương tứng, đồng khí tương cầu” mới được cất lên và nhanh chóng được quảng truyền, Với
việc tiếp cận đề tài người đẹp bất hạnh, các nhà nho tài tử đã tìm ra được đột phá khẩu quan
trọng để mở ra một ngả đường cho sự giải phóng văn học, giải phóng tư tưởng và tình cảm.
Gán sắc đẹp, tài năng với bi kịch, các tác giả mở đầu của văn học giai đoạn này đã nhanh
chóng tìm ra được sự cộng hưởng, sự đồng cảm sâu xa trước hết trong giới tri thức và sau
đó là tồn thể xã hội. Thơng qua hình tượng hồng nhan bạc mệnh người tài tử thể hiện mình
đồng thời tìm ra nhân vật “đối trọng” với chính bản thân mình. Khát vọng tình yêu, về một
thứ hạnh phúc vượt ra khuôn khổ của hôn nhân và lễ giáo1.
1.5.2. Hình tượng trung tâm:
Khái niệm “Nhà nho tài tử” là một trong những khái niệm then chốt trong các tiểu
luận về nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam. Xem xét lịch sử văn học Việt Nam giai
đoạn đang đề cập bất kỳ nhà nghiên cứu nào cũng có thể quan sát thấy một nguồn cảm hứng
mới, một chuỗi hình tượng bắt đầu từ hình tượng Khổng Minh trong Ngoại Long Cương
Vãn và khép lại bởi hình ảnh một kẻ đại trượng phu người anh hùng thư kiến trong thơ
Nguyễn Công Trứ, trương lưu hầu phú, Từ Hải trong truyện Kiều, Nguyễn Huệ trong Hoàng
Lê Nhất thống trí, kẻ tài tử đa cùng của Cao Bá Quát,... cùng một hệ nhân vật chẳng hạn với
người tiều phu núi hai hình ảnh minh quân lương tướng của văn chương chính thống. Loại
nhân vật văn học mới đó - sản phẩm sáng tạo văn chương chỉ có thể của một giai đoạn lịch
sử cụ thể xác định là thế kỉ XVIII – XIX - phản ánh một cách khá tập trung không chỉ
những đặc trưng phát triển xã hội về chính trị, kinh tế mà làm rõ rệt hơn nữa, trực tiếp hơn
nữa là những đặc trưng của sự phát triển lịch sử tư tưởng, sự biến đổi đời sống văn hóa tinh
thần nói chung của xã hội VN giai đoạn này. Điểm chung trong nội hàm khái niệm “tài tử”:
chỉ người có tài. Cái tài này có thể thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nội hàm khái niệm
1 [12; tr.81]
23
“tài tử” trong văn hóa Trung Quốc hiện đại cịn nhấn mạnh đến khía cạnh phẩm hạnh của
mỗi người.
Mẫu hình nhà nho tài tử có thể thấy một q trình từ Phạm Thái, Nguyễn Du,
Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, đến Tản Đà. Các sáng tác của họ biểu hiện xu hướng phi
chính thống, hướng đến tự do phóng khống của con người cá nhân, thị tài, đa tình, khác
với các nhà nho hành đạo hay ẩn dật coi trọng đạo đức khuôn phép. Nguyễn Công Trứ là
hiện thân đầy đủ của mẫu hình này, cũng khác với Tản Đà, người tài tử đã mang sắc thái
chuyển hoá của buổi giao thời Âu Á.
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương với nhan đề Loại hình học tác giả văn học − Nhà
nho tài tử và văn học Việt Nam (Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội 1999), từ hai đặc tính của
người tài tử là “thị tài” và “đa tình” đã chuyển sự phân tích vào nội dung văn học, khái quát
thành hai phương diện nổi bật của sự thay đổi hệ thống chủ đề - đề tài và hệ thống hình
tượng của văn học giai đoạn này.
1.5.2.1.
Người anh hùng
thời loạn − sự thể
hiện
lý
tưởng,
khát vọng sống,
nhu
cầu
giải
phóng cá nhân:
Phản ánh một logic tất yếu, một dạng vận động mang tính bi kịch của mẫu người:
thân phận người hào kiệt, người anh hùng thời loạn trong lòng chế độ chuyên chế mở rộng
quy mô tới mức tối đa, thể hiện cao nhất ở mức lý tưởng và khát vọng sống của những nhân
vật có tài năng xuất chúng của thời đại.
Có một số nhà nghiên cứu cho rằng chính sự nghiệp và cuộc đời của Nguyễn Huệ đã
gây cảm hứng cho những dòng thơ hào hùng viết về Từ Hải trong Truyện Kiều. Nhìn nhận
Từ Hải ở góc độ một nhân vật nằm trong hệ thống những “người anh hùng thời loạn”, đặt
nhân vật này trong mối liên hệ dọc với các nhân vật cùng motip của văn học thời đại. Rõ
ràng nhân vật Từ Hải không phải, không thể xếp vào loại nhân vật “người trung nghĩa” hay
“người ẩn sĩ”. Đó cũng khơng thể là hình ảnh của một võ tướng triều đình mà hiển nhiên là
24
một nhân vật phản nghịch, phi chính thống, nhưng trong truyện không hề đề cập đến một
câu nào về tôn chỉ, mục đích chung của đội quân mà Từ Hải cầm đầu. Chỉ có các yếu tố tính
cách Từ Hải và thực tế do đội quân ấy tạo nên là được phản ánh lại. Càng về sau sự tôn
trọng của Nguyễn Du đối với Từ Hải càng tăng lên. Ông gọi Từ là “anh hùng”, là “Trượng
phu”, là “Từ công”, đặt vào miệng Từ Hải ngôn ngữ của một người có tầm sống cao vượt
hẳn người bình thường, tuy chưa là khẩu khí của một vương giả nhưng chắc chắn là khẩu
khí của một người anh hùng xuất chúng. Mọi hành động của Từ Hải đều được Nguyễn Du
đề cập đến một cách trân trọng, thán phục, đến đỉnh cao nhất là cảnh:
“Thừa cơ trúc chẻ ngói tan
Binh uy từ ấy sấm ran trong ngồi
Triều đình riêng một góc trời
Gồm hai văn võ rạch đơi sơn hà
Địi phen gió táp mưa sa
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam
Phong trần mài một lưỡi gươm
Những phường giá ao túi cơm sá gì
Nghênh ngang một cõi biên thùy
Kém gì cơ quả kém gì bá vương
Trước cờ ai dám tranh cường
Năm năm hùng cứ một phương hải tần.”
Thì từ giọng kể chuyện thì Nguyễn Du đã chuyển sang giọng điệu anh hùng ca. Cả
khi tiếc thay cho Từ Hải hồ đồ để làm tiêu tan mất sự nghiệp, Nguyễn Du vẫn nuối tiếc cái
hiện tượng phi thường đó:
“Một tay gây dựng cơ đồ
…
Sao bằng riêng một biên thùy
Sức này đã dễ làm gì được nhau
Chọc trời quấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?”
Nguyễn Du nhìn nhận Từ Hải như một người anh hùng chân chính, chứ khơng phải
theo một kẻ phản nghịch như Nho giáo truyền thống. Nét nghĩa hiệp trong tính cách Từ Hải
cũng khơng chỉ có cơ sở từ quan niệm “kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” của Nho gia mà còn
và chủ yếu là sản phẩm của tư tưởng Mặc gia. Khỏi cần nói thêm trong một định hướng
đánh giá như vậy, Nguyễn Du đã đứng rất xa lập trường Nho giáo chính thống1.
1 [12; tr.105-106]
25