Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

skkn thi pháp văn học trung đại việt nam với việc đọc- hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.18 KB, 32 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
- Thi pháp là toàn bộ hệ thống các hình thức nghệ thuật (phương thức: tự
sự, trữ tình, kịch; phương tiện: ngôn ngữ, từ vựng, cú pháp, ngữ âm, hình tượng;
thủ pháp: ẩn dụ, hoán dụ, biểu tượng…) có chức năng biểu đạt tư tưởng, giá trị
đặc sắc của sáng tác văn học.
Thi pháp nhìn văn học dưới góc độ sáng tạo nghệ thuật - tức là các yếu tố
tạo nên cái đẹp cho văn học. Mà tác phẩm văn học là một sáng tạo thẩm mỹ,
việc nghiên cứu thi pháp văn học sẽ giúp người đọc nâng cao khả năng cảm thụ
một tác phẩm văn học.
Khái niệm Thi pháp không phải là mới song đối với học sinh trong nhà
trường phổ thông dường như đó vẫn là một vấn đề khá lạ lẫm. Các em được
hướng dẫn tìm hiểu, khám phá những giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác
phẩm hoặc tác giả nhưng chưa được cung cấp một cái nhìn khái quát và toàn
diện về toàn bộ hệ thống các hình thức nghệ thuật (thi pháp) của một tác giả hay
một thại đại, một giai đoạn văn học…Việc nắm bắt đặc trưng thi pháp của một
giai đoạn văn học, một hệ thống tác phẩm, hoặc tác giả của các em vẫn còn lúng
túng và chưa đầy đủ.
- Trong toàn bộ tiến trình VHVN, Văn học trung đại là một trong những
chặng đường đầu tiên của bộ phận văn học viết. Đây là chặng đường văn học
khá dài (khoảng 10 thế kỉ), phát triển phức tạp và đạt được nhiều thành tựu
phong phú, góp phần quan trọng vào sự phát triển của chặng đường Văn học
hiện đại sau này.
- Soi chiếu vào Sách giáo khoa Ngữ văn THPT, văn học Trung đại chiểm
2/3 chương trình Ngữ văn 10 và chiếm gần 1/2 chương trình ngữ văn 11. Thực
tế này một lẫn nữa khẳng định vị trí quan trọng của Văn học trung đại đối với
học sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên, từ thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy,
người viết nhận thấy đối với học sinh THPT việc tìm hiểu và giãi mã các tác
phẩm trung đại vẫn là một khó khăn lớn đối với các em bởi khoảng cách về văn
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn


1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
hoá, tư tưởng, quan niệm, ngôn ngữ…Do đó, giúp HS nắm vững đặc trưng của
thi pháp văn học trung đại sẽ cung cấp cho các em có chìa khoá để giải mã các
tác phẩm trung đại trong chương trình cũng như mở ra cánh cửa của văn học
trung đại nhiều bí ẩn nhưng cũng đầy mới mẻ.
Xuất phát từ cơ sở lí luận về thi pháp văn học cũng như thực tiễn kinh
nghiệm giảng dạy văn học trung đại trong nhà trường PT nói trên, người viết lựa
chọn đề tài: Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam với việc đọc - hiểu các tác
phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT như một hướng khai thác và
nghiên cứu trong quá trình giảng dạy.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu và thực hiện đề tài này trong quá trình giảng dạy ở trường PT,
người viết sẽ cung cấp cho học sinh một cái nhìn bao quát và toàn diện về đặc
trưng thi pháp của văn học trung đại Việt Nam. Từ việc nắm vững lý thuyết
chung đó, học sinh có thể vận dụng để tìm hiểu và giải mã sâu sắc một tác phẩm
hoặc một nhóm tác phẩm trung đại cụ thể trong chương trình.
- Thực hiện đề tài Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam với việc đọc -
hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT , người viết sẽ
tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Tìm hiểu chung về thi pháp Văn học trung đại trên các phương
diện: thi pháp thể loại, thi pháp hình tượng nghệ thuật, thi pháp nhân vật, thi
pháp ngôn ngữ (có kèm theo phân tích ví dụ cụ thể để học sinh hiểu rõ hơn vấn
đề nghiên cứu).
+ Vận dụng thi pháp trung đại vào các bài tập cụ thể: phân tích một số
tác phẩm trung đại tiêu biểu trong chương trình ngữ văn 10 và 11.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Cụ thể như
thi pháp thể loại, thi pháp nhân vật, thi pháp hình tượng, thi pháp ngôn ngữ của
văn học trung đại Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Bám sát vào các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả
Trung đại trong nhà trường phổ thông (chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp đọc - hiểu văn bản.
1.5. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm.
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của đề tài gồm
năm phần chính sau đây:
I. Khái niệm chung về thi pháp văn học trung đại
II. Những đặc điểm tư tưởng, văn hoá thời trung đại - Tiền đề của thi
pháp VHTĐVN.
III. Đặc điểm Thi pháp văn học trung đại.
IV. Vận dụng làm bài tập.
V. Kết quả thực nghiệm.
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm chung về thi pháp và thi pháp văn học trung đại
Thi pháp là toàn bộ hệ thống các hình thức nghệ thuật (phương thức: tự
sự, trữ tình, kịch; phương tiện: ngôn ngữ, từ vựng, cú pháp, ngữ âm, hình tượng;
thủ pháp: ẩn dụ, hoán dụ, biểu tượng…) có chức năng biểu đạt tư tưởng, giá trị
đặc sắc của sáng tác văn học.
Thi pháp có nhiều cấp độ:
Xét từ chỉnh thể văn học có: thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả, thi pháp

trào lưu, thi pháp văn học một thời đại, một thời kì lịch sử, thi pháp văn học dân
tộc.
Xét từ các phương tiện, phương thức nghệ thuật có: thi pháp thể loại, thi
pháp phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp ngôn ngữ, thi pháp không gian, thời
gian…
Ở đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu thi pháp từ cấp độ chỉnh thể
văn học, cụ thể là thi pháp văn học một thời đại: Thi pháp văn học trung đại Việt
Nam.
Thi pháp văn học trung đại là nói đến toàn bộ những hình thức nghệ
thuật: phương thức, phương tiện, thủ pháp nghệ thuật…biểu hiện đời sống, tạo
nên giá trị tư tưởng đặc sắc cho các sáng tác trung đại.
II. Những đặc điểm tư tưởng, văn hoá thời trung đại - Tiền đề của thi pháp
VHTĐVN.
1. Quan niệm về thời gian, không gian.
a. Quan niệm về thời gian
- Thời trung đại quan niệm thời gian chu kì, tuần hoàn.
+ Thời gian vũ trụ là một vòng tròn lặp lại, mùa này qua mùa khác lại tới,
năm này qua năm khác tới, tựa như một sự xoay vần vĩnh viễn.(Vì người xưa
sống đời sống nông nghiệp nên gắn với các mùa: xuân, hạ, thu, đông. Các mùa
đó cứ lặp đi lặp lại theo một chu kì.) Điều này được thể hiện khá rõ trong thơ
của các nhà thơ trung đại. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết:
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng
Thời gian của ngày (hoàng hôn) hôm nay cũng giống thời gian đó của
ngày mai, nó mang tính lặp lại, bền vững, không thay đổi. Thời gian của năm
(mùa) cũng vĩnh viễn bởi nó ra đi rồi lại quay trở lại:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
(Tự tình - Hồ Xuân Hương)

Hay trong bài thơ “Cáo tật thị chúng”, Mãn Giác thiền sư cũng viết:
Xuân qua, trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa tươi
Hai câu thơ nói về quy luật của tự nhiên: mùa xuân qua hoa cỏ úa tàn, khi
xuân đến hoa cỏ lại tươi tốt. Mãn Giác thiền sư đã dùng hình ảnh hoa rụng, hoa
nở là để nói về sự sống tuần hoàn theo vòng tuần hoàn, luân hồi của thời gian.
+ Lịch sử như một quá trình xoay vòng tròn, một sự xoay vần vĩnh cửu
của chừng ấy hình thức chính trị theo một trình tự nhất định. Sở dĩ có quan niệm
này bởi trong thời trung đại, hình thái lịch sử xã hội phong kiến kéo quá dài,
triều đại này suy sụp thì triều đại khác lại thay thế và hưng thịnh. Vì thế, nói đến
lịch sử là nói đến sự thay thế triều đại, sự hưng vong thành bại của những con
người xuất chúng.
 Tượng trưng có ý nghĩa sâu sắc cho quan niệm của người trung đại về thời
gian là cái bánh xe. Chiếc bánh xe vũ trụ vận động vĩnh viễn, đó là vòng tuần
hoàn lặp đi lặp lại.Vì quan niệm thời gian là một vòng tuần hoàn vĩnh cửu nên
con người luôn bình thản, lạc quan, không chút lo âu, vội vã.
- So sánh: Quan niệm đó khác hẳn với quan niệm của con người hiện đại.
Người hiện đại quan niệm tuyến tính về thời gian. Thời gian như một véctơ, trôi
một chiều, trôi đi là mãi mãi không bao giờ trở lại và nó sẽ bào mòn đi tất cả. Vì
thế con người hiện đại luôn bị ám ảnh bởi thời gian. Họ thường lo lắng, hốt
hoảng, vội vã trước dòng chảy của thời gian, thậm chí chạy đua với thời gian.
Thi sĩ Xuân Diệu hơn một lần giục giã:
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi.
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
5
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Một điều lưu ý là trong thời trung đại có quan niệm “thời gian như bóng
câu qua cửa sổ” song đó không phải là thời gian một đi không trở lại như thời
hiện đại mà chỉ là thời gian trôi nhanh trong sự tuần hoàn mà thôi.

b. Quan niệm về không gian
- Thời trung đại quan niệm không gian được cảm nhận theo chiều dọc, có
cao có thấp, có trên có dưới.
+ Không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian ý thức được sắp xếp
theo chiều dọc thành tôn ti, trật tự. Những gì thuộc về không gian cao được coi
là cao quý, tốt đẹp. Ngược lại, những gì thuộc về không gian thấp đều bị coi là
thấp hèn, thô lỗ.
 Từ quan niệm đó tạo thành các phạm trù đối lập: trời – đất, thần – quỷ,
thượng – hạ…
- Bên cạnh quan niệm về không gian được cảm nhận theo chiều dọc, thời
trung đại còn quan niệm không gian theo chiều ngang với vũ trụ vĩ mô và vi mô.
Không gian vũ trụ được cảm nhận như những vòng tròn đồng tâm: thiên nhiên
(đại vũ trụ) hoà đồng với con người (tiểu vũ trụ), và có sự liên thông thành ba
thế giới: trời – đất (trần gian) – địa phủ. Tả người phải lấy vẻ đẹp của trời đất
(Thuý Kiều, Thuý Vân). Và các nhân vật dễ dàng đi lại trong 3 không gian ấy:
Truyền kì mạn lục, Truyện Kiều…
2. Quan niệm về con người
- Quan niệm vũ trụ được cảm nhận theo chiều dọc (cao - thấp, trên -
dưới) đã ảnh hưởng tới quan niệm không gian xã hội với con người đẳng cấp.
Con người được phân theo vị trí: quý tộc – bình dân; theo phẩm chất: cao
thượng - thấp hèn. Ví dụ, thời trung đại con người được phân theo vị trí từ cao
xuống thấp như: Hoàng đế → Vương → Công → Hầu → Bá → Tử → Nam.
Hoặc dựa trên nhân cách, phẩm chất, trí tuệ, năng lực làm, Nho giáo chia thành
hai loại người: quân tử (người có phẩm chất tốt đẹp, có trí tuệ hơn người và có
khả năng hành đạo giúp đời) và tiểu nhân (kẻ ti tiện về nhân cách, kém cỏi về trí
tuệ và không có năng lực làm).
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
6
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Bên cạnh đó, quan niệm không gian theo chiều ngang, vũ trụ được cảm

nhận trong sự đồng tâm đã tác động đến quan niệm con người được đặt trong
cái chung, ít thể hiện cá tính.
+ Con người hiện lên với một kiểu mẫu có sẵn, cá tính được “khuôn
đúc”. Chẳng hạn người con gái vẹn toàn phải có: công, dung, ngôn, hạnh; người
nam tử phải có: trung, hiếu, tiết, nghĩa. Quan niệm này có thể thấy rõ qua các
hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên trong truyện thơ của
Nguyễn Đình Chiểu:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình
+ Từ quan niệm đặt con người trong cái chung, con người trong thời trung
đại đề cao tinh thần hi sinh vì cộng đồng, trách nhiệm chung với cả cộng đồng.
Đó là quan niệm vua – tôi, cha – con. Ý thức về trách nhiệm với nhân dân, hay
đó là ý thức về việc lập công danh của người nam tử.
- Từ quan niệm thời gian là một vòng tuần hoàn, lặp đi lặp lại, bất biến đã
ảnh hưởng tới quan niệm con người được nhìn nhận trong sự tĩnh tại chứ
không phát triển. Con người thời trung đại không phát triển mà chỉ chuyển từ
tuổi này sang tuổi khác.“Thời trung cổ người ta xem đứa bé như người lớn còn
bé, không đặt ra sự hình thành tính cách, trẻ em được xem như người bạn tự
nhiên của người lớn” (Các phạm trù văn hoá trung cổ). Từ đó, con người cũng
không có sự phát triển tính cách, người ta không chú ý nhiều tới sự tác động của
hoàn cảnh, nếu có thì hoàn cảnh cũng không có vai trò tác động làm thay đổi
tính cách con người mà nó chỉ tô đậm, làm rõ thêm cho tính cách ban đầu.
Chẳng hạn như nhân vật Vũ Nương (Truyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ) được giới thiệu ngay từ đầu truyện là người hiếu thảo, nhan sắc, nết
na, thuỳ mị, thuỷ chung. Những phẩm chất đó càng được sáng tỏ hơn trong mối
quan hệ với mẹ chồng, với chồng, với con khi người chồng đi lính. Khi phải tìm
đến cái chết, khi đã sang thế giới khác và hiển linh gặp lại chồng con, Vũ Nương
đã khẳng định tấm lòng thuỷ chung ngời sáng của mình.
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
7

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Một phần quan niệm về thời gian lặp lại, bất biến cũng ảnh hưởng tới
quan niệm con người trọng đức hơn trọng tài. Bởi đức là một yếu tố có tính
bền vững hơn tài. Đức đã trở thành bản chất, phẩm chất đặc biệt của con người,
đặc biệt là con người vùng văn hoá nông nghiệp với lối sống cộng đồng, coi
trọng tình nghĩa. Quan niệm của người phương Đông là quan niệm đức trị, quan
niệm “khiêm nhi bất kiêu”:
Tài, đức thì cho lại có nhân
Tài thì kém đức một vài phân
(Nguyễn Trãi)
3. Quan niệm về cái đẹp.
- Từ quan niệm về thời gian chu kì, tuần hoàn, không có sự diễn tiến đã
ảnh hưởng đến quan niệm về cái đẹp thời trung đại: Thời hoàng kim thuộc về
quá khứ, cái đẹp là khuôn mẫu của tiền nhân.
+ Người trung đại quan niệm thời xưa là một lí tưởng không thể nào đạt
tới, là “thế kỉ vàng” của nhân loại. Tầm mắt của họ không nhìn về tương lai mà
quay lại quá khứ, sống để sáng tạo khuôn mẫu đã có từ quá khứ ấy  Điều này
thể hiện ở văn chương trung đại với tâm lí sùng cổ, chuộng những gì của nước
ngoài, đặc biệt là Trung Hoa với sự tồn tại lâu đời, có những khuôn mẫu đã trở
thành mực thước. Đồng thời từ đó cũng dẫn đến quan niệm “thuật nhi bất tác”
(làm theo mà không sáng tạo), sáng tạo trong khuôn mẫu có sẵn. Biểu hiện cụ
thể như: văn học trung đại Việt Nam đã tiếp thu những thể loại văn học Trung
Quốc như phú (đời Hán), thơ (đời Đường), từ (đời Tống), tiểu thuyết (đời Minh
– Thanh). Bên cạnh đó, chúng ta còn viện dẫn nhiều điển cố, thi liệu Hán học
trong thơ ca.
- Xuất phát từ quan niệm không gian vũ trụ theo chiều dọc có cao - thấp,
không gian xã hội có đẳng cấp sang – hèn dẫn đến quan niệm cái đẹp thường là
những cái cao cả, tao nhã, cái đời thường, bình dị không thuộc phạm trù cái
đẹp. Do đó, văn chương hướng tới vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ, của chí, của
đạo. Từ đó hình thành quan niệm về chức năng văn chương: “thi dĩ ngôn chí”,

Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
“văn dĩ tải đạo” và “phong, hoa tuyết, nguyệt”, “sơn thuỷ hữu tình”, “tùng, cúc,
trúc, mai” trở thành những thi đề quen thuộc của thơ ca trung đại.
- Từ quan niệm không gian được cảm nhận trong sự đồng tâm, con người
trong cái chung, ít thể hiện cá tính, bản sắc riêng, thời trung đại quan niệm cái
đẹp là sự hài hoà. Điều này thể hiện ở cảm quan đối xứng, song hành bởi sự đối
xứng bao giờ cũng tạo nên nét cân bằng, hài hoà cho tạo vật. Chẳng hạn như
nghệ thuật tứ bình, nghệ thuật song hành thời trung đại. Nói đến cây cối phải nói
đến: tùng, cúc, trúc, mai; nói đến tài năng của con người phải nói đến: cầm – kì
– thi - hoạ; nói đến bốn thú vui phải nói đến: ngư - tiều – canh - mục…Quan
niệm đó cũng thể hiện qua hình thức câu văn, câu thơ đối xứng. Chẳng hạn thể
cáo, phú, hịch…thường sử dụng những câu văn biền ngẫu.
III. Đặc điểm Thi pháp văn học trung đại.
1. Thi pháp thể loại.
 Đối với văn học trung đại, vấn đề phong cách thể loại giữ vai trò quan trọng.
Hầu hết tên các tác phẩm thời trung đại đều gắn với tên thể loại: Thiên đô
chiếu, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, BĐ giang phú, Thượng kinh kí sự,
Truyện Kiều…
a. Quá trình phát triển của thể loại VHTĐ
- Từ thế kỉ X  XIV: chủ yếu tiếp thu thể loại VHTQ (hịch, cáo, chiếu,
biểu, phú, thơ đường luật…)
- Từ thế kỉ XV: Dân tộc hoá thơ Đường luật để có thơ Nôm Đường luật.
- Thế kỉ XVIII  XIX: thể loại nội sinh phát triển: ngâm khúc, truyện
thơ, hát nói
b. Phân loại các thể loại của VHTĐ
- Các thể loại văn học chức năng (hay còn gọi là văn học hành chức - thực
hiện những chức năng ngoài văn học). Gồm:
+ Văn học thực hiện chức năng hành chính – xã hội: hịch, cáo, chiếu,

biểu, thư…
+ VH thực hiện chức năng lễ nghi, tôn giáo: văn tế (lễ nghi), kệ - còn gọi
là thơ Thiền (tôn giáo)
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
9
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
+ Vh thực hiện chức năng sử học: những truyện ghi chép về lịch sử (Đại
việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư…)
- Các thể loại VH nghệ thuật. Gồm:
+ Các thể thơ trữ tình: Thơ tự tình (HXH), Ngâm khúc, hát nói.
+ Các thể loại truyện: truyện văn xuôi chữ Hán (truyện thần linh, truyện
truyền kì, tiểu thuyết chương hồi), truyện thơ Nôm.
+ Các thể loại kí: kí sự (Thượng kinh kí sự), tuỳ bút (Vũ trung tuỳ bút -
Phạm Đình Hổ).
c. Các thể loại của VHTĐ có tính quy phạm chặt chẽ
- Tính quy phạm về kết cấu: Mỗi thể loại văn học trung đại có những
quy định chặt chẽ về kết cấu. Những quy định này thường được các tác giả tuân
thủ một cách nghiêm ngặt khi sáng tác. Ví dụ:
+ Thể cáo, tiêu biểu là Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi được kết cấu
theo bốn phần:
Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa.
Phần 2: Vạch rõ tội ác của quân xâm lược
Phần 3: Thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ, tất thắng của cuộc khởi
nghĩa.
Phần 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
+ Một thể loại nữa có kết cấu chặt chẽ đến mức có thể mô hình hóa, đó là
thể thơ Đường luật. Có hai cách chia kết cấu một bài thơ Đường luật:
Thứ nhất: theo kết cấu khai, thừa, chuyển, hợp đối với thơ tứ tuyệt và kết
cấu đề, thực, luận, kết đối với thơ bát cú.
Thứ 2: là kết cấu bài thơ Đường luật theo mô hình Kim Thánh Thán đề

xuất thì có thể chia làm hai. Bài thơ bát cú thì bốn câu trên được gọi là tiền giải,
bốn câu sau gọi là hậu giải. Không cứ bát cú mà bài tứ tuyệt cũng có khi chia
thành hai phần như thế. Ví dụ: Bài “Độc Tiểu Thanh kí” – Nguyễn Du, có thể
chia 2 phần: Bốn câu đầu: Khóc người, thương người (thể hiện lòng nhân đạo
bao la); bốn câu sau: Khóc mình thương mình (thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc).
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
10
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Tính quy phạm về lời văn: Nhiều thể loại thường dùng những lời văn
đối xứng:
+ Văn vần: Thơ Đường luật quy đinh cặp câu 3 -4, Cặp câu 5 – 6 phải đối
xứng với nhau.
+ Văn biền ngẫu: phú, cáo, chiếu …thường sử dụng những câu văn đối
xứng.
+ Văn xuôi: các bài kí, bài tựa, bài luận…có khi cũng dùng những lời văn
đối xứng
(Đối trong một câu - tiểu đối; đối 2 câu - đối ngẫu; xét về nội dung ý nghĩa có
đối tương đồng và đối tương phản. Tác dụng của đối: tăng âm hưởng, nhịp điệu,
sự mượt mà; đồng thời góp phần nhấn mạnh ý hoặc nổi bật ý).
2. Thi pháp hình tượng nghệ thuật
a. Thiên về những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ.
- Xuất phát từ quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là khuôn mẫu của tiền nhân,
dẫn đến tính quy phạm chi phối cả trong tư duy, cả trong hình tượng nghệ thuật.
Do đó, tính ước lệ như một đặc điểm nổi bật của văn học trung đại. VHTĐ hình
thành những hệ thống ước lệ để phản ánh, biểu đạt thế giới, xã hội, con người.
- Các loại hệ thống hình tượng ước lệ trong VHTĐ:
+ Hệ thống hình tượng ước lệ về thiên nhiên: phong, hoa, tuyết, nguyệt, tùng,
cúc, trúc, mai, sơn thuỷ hữu tình
Viết về mùa thu bao giờ cũng gắn liền với các hình ảnh như:
- Ngô đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng tri thu
(Một lá ngô đồng rụng
Thiên hạ biết thu sang)
- Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
- Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
+ Hệ thống hình tượng ước lệ về cuộc sống: ngư, tiều, canh, mục…
- Lom khom dưới núi tiều vài chú
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
11
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
- Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
+ Hệ thống hình tượng ước lệ về chia ly, xa cách: hoàng hôn, dòng sông, con
đò…
- Song sa vò võ phương trời
Nay hoàng hôn, đã lại mai hôn hoàng.
- Buồn trông cửa bể chiều hôm.
- Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.
b. Hình tượng nghệ thuật có sự sáng tạo trong ước lệ.
- Các hình tượng nghệ thuật được xây dựng nên vẫn giữ tính ước lệ
nhưng trong ước lệ đã có sự sáng tạo riêng của tác giả.
- Phân tích ví dụ: bài thơ “Tùng” của Nguyễn Trãi.
+ Yếu tố ước lệ của bài thơ:
• Sử dụng hình tượng tùng để chỉ người quân tử.
• Những phẩm chất của cây tùng cũng chính là những phẩm chất của
người quân tử:
Một mình lạt thuở ba đông
 người quân tử có thể vượt qua những thử thách, khó khăn của hoàn cảnh.

Tài đống lương cao ắt cả dùng.
 người quân tử có tài năng, phẩm chất, có thể giữ vị trí quan trọng trong triều
đình, quốc gia.
Cội rễ bền, dời chẳng động.
 bản lĩnh, ý chí của người quân tử trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không
thay đổi.
Dành còn để trợ dân này.
 tấm lòng ái quốc ưu dân của người quân tử.
+ Yếu tố sáng tạo của Nguyễn Trãi.
• Qua hình tượng cây tùng để nói về chính mình (về chủ thể trữ tình).
Qua đó, ta thấy được cuộc đời (cuộc đời nhiều thăng trầm và nhà thơ đã vượt
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
12
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
qua tất cả) và phẩm chất (ý thức được tài năng của mình và suốt đời sống với lý
tưởng vì dân) của Nguyễn Trãi.
• Nghệ thuật: hình thức đối thoại nhưng thực chất là độc thoại (giống
văn học hiện đại: chủ thể trữ tình phân thân để tự đối thoại: Việt Bắc, Đây thôn
Vĩ Dạ, Tiếng hát con tàu…).
- Đống lương tài có mấy bằng mày
- Dành còn để trợ dân này.
c. Hình tượng nghệ thuật có sự phá vỡ tính ước lệ.
- Với những hình tượng nghệ thuật này, tác giả có cách nhìn riêng dẫn đến
có sự sáng tạo riêng và thể hiện được cá tính của mình.
+ Ví dụ: hình tượng thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương đều mang vẻ
đẹp hình thể, tự nhiên, trần thế của người phụ nữ (quả mít, động Hương tích, đèo
Ba dội, cái quạt…), tạo ra hệ thống hình tượng mang tính chất “phạm thượng”.
Hồ Xuân Hương là người đi trước trong việc lấy con người là chuẩn mực cho
cái đẹp, không phải chờ đến thơ hiện đại sau này.
- Những hình tượng nghệ thuật phá vỡ tính ước lệ còn là những hình

tượng giản dị, gần gũi, mộc mạc, phản ánh trực tiếp hiện thực đời sống:
- Ao quan thả gửi đôi bè muống
Đất bụt ươm nhờ một lảnh mùng.
- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo…
* Tóm lại: Hình tượng nghệ thuật trong VHTĐ thiên về tính tượng trưng, ước lệ.
Tuy nhiên, ở một số tác giả tài năng, cá tính họ đã có sự sáng tạo hình tượng
nghệ thuật trong tính ước lệ, thậm chí phá vỡ ước lệ để tạo nên dấu ấn độc đáo
trong sáng tác của mình, tạo sự phong phú cũng như sự phát triển cho VHTĐ.
3. Thi pháp nhân vật
a. Nhân vật phân theo loại
- Hệ thống nhân vật được phân loại thành 2 tuyến khá rõ ràngthiện – ác,
tốt - xấu  tạo nên tính đơn nhất, một chiều trong xây dựng nhân vật.
Ví dụ: Truyện LụcVân Tiên, nhân vật đại diện co cái thiện: Lục Vân
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
13
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Tiêm, Kiều Nguyệt Nga, ông ngư, ông tiều, mục đồng, Hớn Minh, Tử Trực
Nhân vật đại diện cho cái ác: Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, cha con Võ Thế Loan…
 Giống kiểu nhân vật trong truyện cổ tích. Hay nói cách khác, ở điểm này, văn
học trung đại mang dấu vết của Truyện cổ tích.
- Tuy nhiên ở những tác giả tài năng, có tính đa diện khi xây dựng nhân
vật (càng về sau nhân vật càng có tính cách đa diện)
Ví dụ : Truyện Kiều - Nguyễn Du
+ Kiểu nhân vật theo loại: Tốt (Thuý Kiều, Ktrọng, Từ Hải…) >< xấu (MGS,
Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư…).
+ Kiểu nhân vật đa diện: Thuý Kiều, ngoài những phẩm chất tốt đẹp như hiếu
thảo, Thuỷ chung, giàu đức hi sinh…thì vẫn có những tật xấu như lấy chuông
vàng khánh bạc nhà Hoạn thư bỏ trốn (Phật tiền sẵn có mọi đồ kim ngân / Bên
mình giắt để hộ thân), tham tiền mắc mưu Hồ Tôn Hiến dẫn đến cái chết của Từ

Hải (Nàng thời thật dạ tin người / lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu), Hoạn Thư
ngoài những cái xấu như ghen tuông, đánh đập tra tấn Kiều rất dã man nhưng
khi biết Kiều bỏ trốn đã không cho người đuổi theo nàng (Nghĩ cho khi gác viết
Kinh / Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo) ; Thúc Sinh lúc đầu cũng yêu Kiều
say đắm (Trước còn giăng gió sau ra đá vàng) nhưng khi bị Hoạn Thư đánh
ghen thì tỏ ra nhu nhược, không dám đấu tranh cho tình yêu của mình (Liệu mà
cao chạy xa bay / Ái ân ta có chừng này mà thôi).
 đây là yếu tố tiến bộ của nhân vật trong VHTĐ.
b. Hướng về con người chung hơn là con người cá thể, ít thể hiện cái Tôi cá
nhân.
- VHTĐ chú ý xây dựng mối quan hệ giữa con người cá nhân với cộng
đồng. con người trong thời trung đại đề cao tinh thần hi sinh vì cộng đồng, trách
nhiệm chung với cả cộng đồng. Đó là quan niệm vua – tôi, cha – con:
Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời, áo cha (Nguyễn Trãi)
Hay đó là ý thức về việc lập công danh của người nam tử: “Nam nhi vị
liễu công danh trái / Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”…
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
14
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
(Thần thoại chú trọng mối quan hệ con người với tự nhiên, sử thi chú trọng mối
quan hệ con người với lịch sử, VHHĐ chú trọng xây dựng con người trong quan
hệ với chung và riêng).
- Tuy nhiên, ở các tác giả tài năng và cá tính có xuất hiện con người cá
nhân:
+ Sáng tác của Nguyễn Trãi có con người cá nhân: có sở thích cá nhân
(Ông này đã có thú ông này), có bản lĩnh cá nhân (Sự thế dữ lành ai hỏi đến/
bảo rằng ông đã điếc hai tai), ý thức về tài năng cá nhân (tùng), những từ ngữ,
hình ảnh thể hiện con người cá nhân (ông này, các đại từ “cô, độc, nhất”…)
+ Ở Hồ Xuân Hương cũng có ý thức về cá nhân: bi kịch cá nhân (Tự

tình), khát vọng cá nhân (Mời trầu, Tự tình), ý thức tài năng cá nhân (Đề đền
Sầm Nghi Đống, Mắng học trò dốt…)
+ Nguyễn Công Trứ cũng ý thức sâu sắc về tài năng cá nhân thể hiện qua
lối sống ngất ngưởng, “ngông” (đó là biêu hiện của sự khác người, khác đời,
đồng thời cũng là hơn người, hơn đời).
+ Con người cá nhân của Nguyễn Du - Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều,
Tú Xương – Thương vợ, các bài thơ viết về chủ đề thi cử…).
c. Thể hiện con người hành động hơn là con người cảm nghĩ.
- Con người được khắc hoạ chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoai, hành động,
cử chỉ mà ít đi sâu miêu tả tâm trạng (so sánh với kiểu nhân vật trong Truyện cổ
tích: chỉ có con người hành động, không có con người cá tính). Ví dụ các nhân
vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử trực, Vũ Nương…
- Nhân vật ít có sự phát triển tính cách. Các sự kiện chỉ góp phần làm nổi
bật nét tính cách đã được định hình từ trước. Ví dụ tính cách Vũ Nương, Kiều
Nguyệt Nga đều được ổn định với tấm lòng thuỷ chung son sắc, Lục Vân Tiên
với tính cách nghĩa hiệp…
- Tuy nhiên, ở một số tác giả tài năng và càng về cuối của VHTĐ càng
xuất hiện nhân vật với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, con
người tính cách.
Ví dụ sự thể hiện tâm lí của Thuý Kiều trong đoạn trích Trao duyên, Kiều
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
15
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
ở lầu Ngưng Bích, Nỗi thương mình.
d. Hướng về con người nhân cách hơn là con người tài năng.
- Xuất phát từ quan niệm người xưa trọng đức hơn trọng tài dẫn đến việc
VHTĐ hướng nhiều về con người nhân cách. Trong sáng tác văn học thời này
người ta ít nói đến tài năng (quan niệm của Khổng Tử: người quân tử “khiêm
nhi bất kiêu”) mà đề cao khía cạnh phẩm chất, nhân cách, đề cao cái tâm của
con người. Chẳng hạn như:

+ Con người sống theo nguyên tắc tỏ lòng: nhân vật trữ tình trong Thuật
hoài, Cảm hoài, Thuý Kiều trong Truyện Kiều, Lục Vân tiên, Kiều Nguyệt
Nga…
+ Con người nêu gương sáng: thơ văn Nguyễn Trãi,…
- Ở các tác giả tài năng có sự thể hiện con người tài năng, đặc biệt là từ
thế kỉ XVIII. Chẳng hạn nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Công
Trứ, Hồ Xuân Hương.
4. Thi pháp ngôn ngữ
a. Tính chất song ngữ với những yếu tố ngôn ngữ Hán và yếu tố ngôn ngữ Nôm.
- Ngôn ngữ của VHTĐ có tính chất song ngữ với sự kết hợp hài hoà của
yếu tố Hán và yếu tố Nôm về ngôn ngữ.
* Yếu tố ngôn ngữ Hán được thể hiện thông qua cách dùng những điển
tích, điển cố và thi liệu Hán học. Những yếu tố ngôn ngữ Hán được sử dụng
trong văn học trung đại với những trường hợp sau:
- Thể hiện những gì nghiêng về cái cao cả, tao nhã
Chẳng hạn trong lời của Thuý Kiều, khi nói với Thúc Sinh tác giả sử dụng
nhiều yếu tố ngôn ngữ Hán vì Thúc Sinh là một chàng thư sinh cũng có học
thức, đồng thời tạo tính trang nhã:
Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai lại chẳng phụ lòng cố nhân
Nhưng khi nói về Hoạn Thư - một người đàn bà tinh ma, khôn ngoan thì
lời Kiều lại xuất hiện nhiều yếu tố Nôm mà không dùng thi liệu Hán:
Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
16
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu.
Mưu sâu cùng trả nghĩa sâu cho vừa.
- Thể hiện sắc thái cổ kính, cổ xưa, vĩnh hằng

Ví dụ: Trong bài “Chiều hôm nhớ nhà”, Bà Huyện Thanh Quan có viết:
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Từ những hình ảnh, sự vật cụ thể mà tác giả lại sử dụng những từ Hán -
Việt khiến cho những con người, sự vật ấy như đã có từ xưa cũ, thiên cổ, thành
vĩnh hằng. Từ đó, một nỗi nhớ cụ thể trước mắt được đẩy thành nỗi nhớ muôn
đời và vĩnh hằng. Và ngược lại nỗi nhớ từ vĩnh hằng, muôn thuở đã dồn vào nỗi
nhớ cụ thể của tác giả hôm nay.
- Khi cần thể hiện tính chất hàm súc, cô đọng người ta cũng hay dùng
những điển cố, thi liệu Hán học.
Chẳng hạn, kết thúc bài Thu vịnh, Nguyễn Khuyến hạ bút với một điển
cố:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Sử dụng điển cố “ông Đào” (Tức Đào Tiềm) thể hiện nỗi thẹn về nhân
cách, về tài năng của Nguyễn Khuyên so với Đào Tiềm  cái thẹn này làm cho
con người trở lên lớn lao, cao cả hơn.
* Yếu tố ngôn ngữ Nôm được thể hiện thông qua cách sử dụng ngôn ngữ
đời sống, thi liệu văn học dân gian. Yếu tố ngôn ngữ Nôm được sử dụng trong
VHTĐ với những trường hợp sau:
- Thể hiện những gì nghiêng về sự bình dị, mộc mạc.
Chẳng hạn tái hiện lại một cuộc sống của một lão nông tri điền, Nguyễn
Trãi viết:
Ao cạn, vớt bèo cấy muống
Đìa thanh, phát cỏ ương sen
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
17
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Thể hiện những gì nghiêng về sắc thái cụ thể, sinh động. Điều này được
bộc lộ rõ khi tác giả sử dụng các từ láy (láy âm, láy vần, láy toàn phần).

Ví dụ:
Hương cách, gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.
Trong 2 câu thơ trên, những yếu tố ngôn ngữ Hán như: hương cách, gác
vân, bãi tuyết, nguyệt rất dễ khiến câu thơ rơi vào công thức, ước lệ. Hai yếu tố
ngôn ngữ Nôm là hai từ láy “lạnh lạnh, chênh chênh” khiến cảnh hiện lên chân
thực, cụ thể, sinh động chứ không còn ước lệ, công thức nữa.
- Yếu tố ngôn ngữ Nôm còn được sử dụng trong những trường hợp thể
hiện sự gần gũi, thân mật, đậm đà chất dân tộc.
+ Chẳng hạn trong thơ Nguyễn Trãi. Trong tập “Quốc âm thi tập”,
những từ chỉ quan hệ họ hàng, thân tộc hầu như Nguyễn Trãi không sử dụng từ
Hán - Việt mà chỉ sử dụng từ thuần Việt, tạo sự gần gũi, chân thành, ruột thịt:
- Nuôi con mới biết lòng cha mẹ
Thấy loạn thì hay đời Thuấn, Nghiêu.
- Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời, áo cha.
+ Thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhiều ngôn ngữ đời sống.
Ông chẳng hay ông tuổi đã già.
Năm lăm ông cũng lão đây mà.
* Đôi khi, sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố ngôn ngữ Hán với yếu tố ngôn
ngữ Nôm tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.
- Chẳng hạn khi các tác giả tạo nên sự kết hợp giữa cái thanh cao, tao nhã
với cái bình dị, mộc mạc:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
(Chữ in nghiêng là yếu tố ngôn ngữ Hán, chữ gạch chân là yếu tố ngôn ngữ
Nôm).
- Hoặc khi tạo sự kết hợp giữa cái hàm súc, cô đọng, biểu tượng với cái cụ
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
18

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
thể, sinh động.
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
 Sự kết hợp giữa yếu tố ngôn ngữ Hán với các yếu tố ngôn ngữ Nôm, giữa bút
pháp ước lệ với nét bút cụ thể đã tạo ra bức tranh cảnh chiều hôm vừa như thuộc
về dĩ vãng vừa như đang diễn ra trong thực tại, sinh động ở trước mắt.
b. Tính chất cô đọng, hàm súc với việc ưa “đúc chữ” và tính trang nhã với việc
hay dùng uyển ngữ.
* Ngôn ngữ trong VHTĐ ưa sự “đúc chữ”. Thể hiện rõ nhất trong thơ Đường
luật.
- Thơ Đường luật sử dụng nhiều thực từ hơn hư từ. Đặc biệt hay sử dụng
những chữ có vai trò nhãn tự, nhãn cú, thần cú, thần tự
- Ví dụ: nhãn tự
Vô vi cư điện các
Xứ xứ ắt đao binh.
(Quốc tộ - Đỗ pháp Thuận)
Từ “vô vi” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện quan điểm trị quốc: dùng đức
để cảm hoá thì đất nước, cuộc sống của nhân dân sẽ ấm no, hạnh phúc, chiến
tranh tự nó sẽ chấm dứt.
- Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
 Ở đây cùng nghĩa là “khóc” nhưng tác giả lại sử dụng từ “khấp” chứ không
dùng từ “khốc”, Bởi “khốc” là khóc to thành tiếng và có nước mắt, còn “khốc”
là khóc thầm, khóc không thành tiếng, nước mắt không chảy ra ngoài mà chảy
ngược vào trong. “Khấp” là tiếng khóc tri âm giữa những người tri kỉ chứ không
phải khóc xót thương thông thường như “khốc”. Vì vậy có thể nói “Khấp” là
nhãn tự của bài thơ thể hiện niềm khát khao tìm kiếm người tri âm tri kỉ của đại
thi hào Nguyễn Du, đồng thời cũng cho thấy được nỗi cô đơn, cô độc, không
người thấu hiểu của nhà thơ trong thực tại.

Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
19
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
* Ngôn ngữ VHTĐ cũng hay dùng uyển ngữ. Biểu hiện cụ thể như sau:
- Dùng cách nói nhẹ, nói tránh thay cho lối nói trực diện có thể bị coi là
thô lỗ, sỗ sàng. Bởi thời trung đại quan niệm “văn phải lệ” (tức văn phải trau
chuốt, mài giũa), “từ phải mĩ” (tức từ phải hay, phải đẹp).
Ví dụ trong đoạn trích “Trao duyên”, Thuý Kiều hay dùng các uyển ngữ:
- Giữa đường đứt gánh tương tư
- Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
Hay trong “Truyện Lục Vân Tiên” có câu:
Lá vàng còn ở trên cây
Lá xanh đã rụng trời hay chăng trời.
- Làm cho lời đẹp một cách trau chuốt, mượt mà:
Chẳng hạn trong “Truyện Kiều”, Từ Hải khen tài thơ của Thuý Kiều, Nguyễn
Du viết:
Khen tài nhả ngọc, phun châu
Lời lời châu ngọc, hàng hành gấm thêu.
IV. Vận dụng làm bài tập.
Bài tập 1. Đặc điểm thơ Nôm Đường luật? Phương pháp phân tích thơ Nôm
Đường luật? Vận dụng phương pháp đó để phân tích bài thơ Nôm Đường luật
“Cảnh ngày hè” - Nguyễn Trãi.
* Gợi ý
* Đặc điểm thơ Nôm Đường luật
- Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca trung đại Việt
Nam. Dân tộc hoá từ thể loại thơ Đường luật của Trung Quốc
- Đặc điểm của thơ Nôm Đường luật, nói một cách ngắn gọn và bản chất
nhất là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật”. Hai yếu
tố này vừa hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm vừa có

tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thể loại. Mỗi
một yếu tố có những giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau.
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
20
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
“Yếu tố Nôm” là những gì thuộc về dân tộc; thứ hai là dân dã, bình dị
(Nôm là đọc biến âm của Nam và Nôm còn được hiểu là nôm na, dân dã).
“Yếu tố Đường luật” là những gì tiếp thu từ nước ngoài và tao nhã, ước
lệ.
“Yếu tố Nôm” được biểu hiện ở các mặt đề tài, chủ đề là hướng tới những
vấn đề của đất nước, dân tộc; biểu hiện về mặt ngôn ngữ là chữ Nôm, từ Việt,
ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống; về hình ảnh là những hình ảnh
chân thực, bình dị, dân dã; về câu thơ là những câu năm chữ, sáu chữ đan xen
bài thất ngôn; về nhịp điệu là cách ngắt nhịp 3/4 trong câu thơ bảy chữ (lẻ trước,
chẵn sau), khác với cách ngắt nhịp 2/3, 4/3 (chẵn trước, lẻ sau quen thuộc của
thơ Đường luật).
“Yếu tố Đường luật” trong thơ Nôm Đường luật biểu hiện về mặt đề tài,
chủ đề là hướng tới những quan niệm, những phạm trù Nho giáo, Đạo giáo…;
về ngôn ngữ là những từ Hán Việt, điển cố, thi liệu Hán học, sự “đúc chữ”, trau
chuốt trong dùng từ; về hình ảnh là những hình ảnh tao nhã, mĩ lệ, ước lệ; về câu
thơ, về nhịp điệu …là những quy định chặt chẽ mang tính quy phạm của thơ luật
Đường về luật bằng trắc, niêm, đối.
* Phương pháp phân tích thơ Nôm Đường luật
- Một bài thơ Nôm Đường luật thường có cả hai yếu tố Nôm và yếu tố
Đường luật (tất nhiên mức độ đậm nhạt của hai yếu tố này không giống nhau ở
từng bài). Vì vậy trước hết, người giảng cần xác định biểu hiện của yếu tố Nôm
và yếu tố Đường luật trong bài thơ.
- Tiếp đó, người giảng thơ Nôm Đường luật cần thấy được giá trị biểu đạt,
biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố Nôm hay yếu tố Đường luật, đồng thời
thấy được sự hoà quyện, xuyên thấm của hai yếu tố đó làm nên giá trị đặc sắc

chung cho cả bài thơ.
* Vận dụng phân tích bài: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43) -
Nguyễn Trãi
- Cảnh ngày hè là bài thứ 43 thuộc nhóm thơ Bảo kính cảnh giới (gương
báu răn mình) trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Vì vậy bài thơ này là tấm
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
21
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
“gương báu răn mình” nhưng qua đó ta thấy được cuộc sống, tâm sự của tác giả,
thấy ngời sáng tâm hồn và lí tưởng của thi sĩ Ức Trai.
- Ngay từ câu thơ đầu tiên chúng ta đã thấy sự xuất hiện của “yếu tố
Nôm” qua việc sử dụng câu thơ thất ngôn trong bài thất ngôn và cách ngắt nhịp
3/4 (lẻ trước, chẵn sau) tạo nên những sắc thái riêng và giá trị biểu cảm của câu
thơ, bài thơ:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ chỉ có sáu chữ khác hẳn với thơ luật Đường hoàn chỉnh đã tập
trung lột tả được hình ảnh nhân vật trữ tình đang trong thời gian rảnh rỗi, tâm
hồn thư thái, đang “hóng mát”. Song với con người “thân” không nhàn mà
“tâm” cũng không nhàn thì thời khắc đó quả là rất hiếm hoi. Và trong phút hiếm
hoi ấy, Nguyễn Trãi đã hoà nhập tâm hồn mình với thiên nhiên tạo vật.
- Khi viết về thiên nhiên, các nhà thơ xưa thường sử dụng bút pháp vịnh
thì ở đây Nguyễn Trái lại thiên về bút pháp tả. Dưới ngòi bút của thi nhân, cảnh
ngày hè hiện lên thật sống động.
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Trong ba câu thơ này ta thấy sự kết hợp của cả hai “yếu tố Nôm” và “yếu
tố Đường luật”. Hàng loạt các từ Hán Việt và hình ảnh có tính ước lệ, tượng
trưng xuất hiện: hoè, thạch lựu, liên gợi lên vẻ đẹp tao nhã. Song với những
động từ thuần Việt: đùn đùn, phun, tiễn, kết hợp với những tính từ chỉ màu sắc:

lục, đỏ, hồng khiến cho cảnh vật hiện lên cụ thể, sinh động. Những động từ
mạnh đã gợi lên một sức sống mãnh liệt, đang thôi thúc tự bên trong, đang ứa
căng, tràn đầy, không kìm lại được, phải “phun” ra, “đùn” lên hết lớp này đến
lớp khác. Màu xanh lục tràn đầy sức sống của hoè, màu đỏ rực như những tia
lửa của những bông hoa lựu, màu hồng phớt của sen…tất cả các khoe sắc màu
để tôn lên vẻ đẹp rực rỡ sống động của bức tranh ngày hè. Thêm vào đó, cách
ngắt nhịp 3/4 ở hai câu sau không theo cách ngắt nhịp của thơ Đường luật đã tập
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
22
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
trung được sự chú ý của người đọc, làm nổi bật hơn cảnh vật vào thời điểm mùa
hè.
Như vậy sự kết hợp của yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật khiến bức
tranh mùa hè hiện lên vừa mang vẻ đẹp tao nhã lại vừa sinh động, tràn đầy sức
sống như hiện hữu rõ nét trước mắt người đọc. Qua đó, ta thấy được sự giao cảm
mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ trước cảnh vật.
- Không chỉ có màu sắc, đường nét, hình ảnh, bức tranh mùa hè còn rộn rã
âm thanh:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Nếu ba câu trên xuất hiện những hình ảnh ước lệ thì hai câu này ta thấy
những âm thanh bình dị, gần gũi của cuộc sống: đó là tiếng “lao xao” của một
chợ cá làng chài, là tiếng ve “dắng dỏi” ngân lên như tiếng đàn gợi lên cuộc
sống no đủ, sung túc, thanh bình của những người dân lao động. Hai từ láy
thuần Việt: “lao xao”, “dắng dỏi” càng làm không khí ngày hè thêm rộ rã tươi
vui. Song bên cạnh yếu tố Nôm nói trên, hai câu thơ còn thấy xuất hiện các từ
Hán Việt: ngư phủ, cầm, tịch dương khiến bức tranh không trở lên lám láp, thô
ráp. Và qua đó, ta không chỉ thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước thiên
nhiên mà còn thấy một tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.
- Chứng kiến cuộc sống no đủ, thanh bình của cư dân làng chài, Nguyễn

Trãi bật lên ao ước:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Câu thơ thứ 7 sử dụng điển cố “Ngu cầm” – cây đàn mà vua Thuấn gảy
lên khúc Nam phong để ca ngợi cuộc sống sung túc, no đủ của người dân Trung
Quốc, Nguyễn Trãi muốn bộc lộ niềm ao ước có được chiếc đàn của vua Thuấn
để gảy lên khúc ca ca ngợi cảnh sống thanh bình của nhân dân mình. Câu thơ kết
là một câu lục ngôn, ngắn gọn, thể hiện sự dồ nén cảm xúc của cả bài. Qua câu
thơ ta thấy, Điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên, tạo vật
mà chính là ở con người, ở nhân dân. Nguyễn Trãi luôn mong cho dân được ấm
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
23
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
no, giàu đủ: “dân giàu đủ”, nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, ở
tất cả mọi nơi: “khắp đòi phương”. Đó chính là tấm lòng ái quốc, ưu dân luôn
thường trực, canh cánh trong trái tim, tâm hồn Nguyễn Trãi.
Tóm lại, sự hoà quyện, đan cài của hai yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật
khiến bức tranh cảnh ngày hè vừa bình dị, mộc mạc, gần gũi nhưng không thô
ráp, tao nhã nhưng không công thức, sáo mòn và cụ thể , sống động. Hơn nữa,
sự kết hợp hai yếu tố đó còn góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng Ức
Trai: vừa là một thi nhân nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa là
một con người nặng lòng ưu dân, ái quốc.
Bài tập 2. Phân tính tính ước lệ, sáng tạo trong ước lệ và sự phá vỡ tính ước lệ
trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
* Đặt vấn đề:
- Văn học trung đại Việt Nam bên cạnh tính ước lệ là một đặc trưng nổi
bật, còn có sự sáng tạo trong ước lệ và phá vỡ tính ước lệ tạo nên sự đặc sắc cho
các sáng tác. Trong đó, phải kể đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
- Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm ba bài: Thu vịnh, Thu điếu,
Thu ẩm. Đây là chùm thi phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Khuyến như nhà phê

bình Xuân Diệu đã nhận định: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học
Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất
là ba bài thơ thu”. Chùm thơ không chỉ tái hiện bức tranh làng cảnh Việt Nam
mà còn chất chứa bao nỗi niềm tâm sự thời cuộc của nhà thơ.
* Phân tích tính ước lệ trong chùm thơ thu
- Thứ nhất là về thi đề: mùa thu là một đề tài quen thuộc trong thi ca cổ
kim. Nó là nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của các thi nhân xưa. Viết về
mùa thu ta không thể không kể đến Thu hứng của Đỗ Phủ, đến những câu thơ
bất hủ của Vương Bột (Lạc hà dữ cô lộ tề phi – Thu thuỷ cộng trường thiên nhất
sắc), đến những câu thơ miêu tả cảnh chia tay giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều
trong cảnh rừng thu (Người lên ngựa, kẻ chia bào - Rừng phong thu đã nhuốm
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
24
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
màu quan san) Chọn đề tài có tính ước lệ nhưng Nguyễn Khuyến đã đem lại
điều gì độc đáo cho thi ca?
- Thứ hai: về âm hưởng của cả ba bài thơ này đền mang âm hưởng chung
rất dễ nhận ra của các bài thơ viết về mùa thu xưa nay, đó là âm hưởng buồn
man mác, bâng khuâng với rất nhiều căn cớ, nguồn cơn.
- Thứ ba: Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến đã sử dụng những hình
tượng, hình ảnh có tính ước lệ tượng trưng của thi ca cổ. Nói đến mùa thu không
thể thiếu các hình ảnh: thu thiên (trời thu), thu thuỷ (nước thu), thu nguyệt (trăng
thu), thu hoa (hoa mùa thu), thu điểu (chim mùa thu), thu sương (sương thu), thu
diệp (lá mùa thu), thảo đường (nhà cỏ), ngư ông (ông chài), tuý ông (người uống
rượu) Tất cả các hình ảnh này đều xuất hiện trong ba bài thơ thu.
- Thứ 4: tính ước lệ, quy phạm của chùm thơ thu còn phải kể đến việc tác
giả sử dụng thành thạo những quy định của thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường
luật từ niêm, đối, luật bằng trắc, tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ, mực
thước, cổ điển.
Tuy nhiên, tính ước lệ không phải là vấn đề cơ bản của ba bài thơ này.

Vấn đề cơ bản làm nên nét riêng đặc sắc cho chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến
là sự sáng tạo trong ước lệ và phá vỡ tính ước lệ thể hiện cá tính trong sáng tạo.
* Sự sáng tạo trong ước lệ và phá vỡ tính ước lệ trong chùm thơ thu
- Thứ nhất: Nguyễn Khuyến có sự sáng tạo ngay từ thi đề: mùa thu. Thơ
cổ viết về mùa thu thường dựng lại một bức tranh mùa thu có tính khái quát, phổ
quát. Trong chùm thơ thu của mình, Nguyễn Khuyến đã tái hiện bức tranh mùa
thu rất đặc trưng của mùa thu vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chân thực, cụ thể và sinh
động, không lẫn với bất kì bức tranh thu nào khác. Đó là những không gian, thời
gian rất đỗi gần gũi, thân quen với bất kì người dân nào ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ.
- Thứ hai: Âm hưởng của các bài thơ cổ viết về mùa thu là nỗi buồn
chung chung, khó định hình thì trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến mang
âm hưởng buồn, tĩnh lặng, chứa đựng một tâm sự rất riêng - tâm sự thời thế.
Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn
25

×