Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Quản trị tài chính 1 - Quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan consumer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.55 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1
ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU VỀ CƠNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI MỘT
DOANH NGHIỆP CỤ THỂ.”

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Khánh Linh
Lớp học phần
: 2116FMGM0231
Nhóm thực hiện
: Nhóm 5

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ
nhằm thu lợi nhuận đồng thời tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp với
nhau và vấn đề tồn tại và phát triển là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: “Làm như thế nào để đứng vững trong nền kinh tế thị trường?”
Chính vì vậy, doanh nghiệp ln phải thận trọng trong mọi khâu sản xuất của mình,
hơn cả đó chính là từ khâu thu mua sản phẩm hàng hóa, nguyên liệu đến khi tiêu thụ được
sản phẩm. Hàng hóa tồn kho là một bộ phận của vốn lưu động của doanh nghiệp và nó


chiếm một tỉ trọng tương đối lớn nên việc công tác quản trị hàng tồn kho đóng một vai trị
hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó đảm bảo cho việc
duy trì lượng hàng tồn kho nhằm cung ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh nhằm nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Xuất phát từ những ý trên, nhóm đã
chọn đề tài “Quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan
consumer” trong bài thảo luận.
Bài thảo luận gồm 2 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực tế tại công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan consumer
Nội dung cung cấp các kiến thức căn bản về hàng tồn kho, quản trị hàng tồn kho, chi
phí tồn kho, mơ hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ)…Qua đó vận dụng liên hệ thực tế tại
công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan consumer
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã có nhiều cố gắng tìm hiểu đề tài một cách đầy đủ,
khách quan và khoa học, song không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong cơ và độc giả
đóng góp ý kiến để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

3


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Khái niệm

1.1.1. Khái niệm quản trị
Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự phối
hợp các hoạt động của những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát các nguồn lực của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi.
1.1.2. Khái niệm hàng tồn kho - Quản trị hàng tồn kho

 Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một phần của tài sản lưu động bao gồm tất cả nguồn lực đang được
dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ở hiện tại và trong tương lai. Hàng tồn kho không
chỉ có tồn kho thành phẩm mà cịn có tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu/
linh kiện và tồn kho công cụ dụng cụ trong sản xuất...
 Quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính
doanh nghiệp, là việc thực hiện các chức năng quản lý để lập kế hoạch, tiếp nhận, cất trữ,
vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực phục vụ
cho khách hàng đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp.
Đảm bảo hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, khơng làm cho q trình bị gián đoạn,
đảm bảo giữ hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, đảm bảo cho lượng vốn doanh
nghiệp dưới dạng hiện vật ở mức độ tối ưu. Trong các doanh nghiệp thương mại, tồn kho
chủ yếu là hàng hóa chờ tiêu thụ. Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân
chuyển của hàng tồn kho thông qua chuỗi giá trị từ việc xử lý trong sản xuất đến phân
phối.
1.2.

Phân loại hàng tồn kho
Hàng hóa tồn kho được coi là một trong những tài sản quan trọng đối với nhiều cơng
ty. Nó là một trong những tài sản đắt tiền nhất, trong nhiều cơng ty hàng hóa tồn kho
chiếm tới 40% tổng kinh phí đầu tư.
Hàng lưu kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại, khác
nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành có vai
4


trị cơng dụng khác nhau trong q trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt, tính đúng,
tính đủ giá gốc hàng tồn kho cần phân loại, sắp xếp hàng tồn kho theo tiêu thức nhất
định.

Theo sự tồn tại của hàng tồn kho các vị trí khác nhau của quá trình sản xuất kinh
doanh, hàng tồn kho được chia thành 3 loại:
+ Hàng mua đang đi trên đường
+ Hàng dự trữ tại kho
+ Hàng gửi đi bán
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ
Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào một số yếu
tố cơ bản sau:
+ Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của doanh nghiệp thường bao
gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
+ Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường
+ Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp
+ Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm
+ Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu
+ Trình độ tổ chức sản xuất à khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
+ Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...

1.4.

Vai trò của quản trị hàng tồn kho
+ Đảm bảo hàng hóa tồn kho ln đủ để bán ra thị trường, không bị gián đoạn
+ Loại trừ các rủi ro tiềm tàng của hàng tồn kho như hàng bị ứ đọng, giảm phẩm
chất, hết hạn do tồn kho quá lâu
+ Cân đối giữa các khâu Mua vào – dự trữ – sản xuất – tiêu thụ
+ Tối ưu hóa lượng hàng lưu kho nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí
đầu tư cho doanh nghiệp


1.5.

Các chi phí tồn kho
Chi phí tồn kho có liên quan trực tiếp đến giá vốn của hàng bán. Bởi vậy, các quyết
định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lý hàng tồn kho dự trữ cho
phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập.

1.5.1. Chi phí tồn kho bao gồm:
+ Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến chuẩn bị và phát đơn đặt hàng
như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh tốn... Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt
hàng tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng hóa được mua.
5


+ Chi phí bảo quản trên mỗi đơn vị hàng tồn kho (lưu kho): Chi phí này xuất hiện
khi doanh nghiệp phải giữ hàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp
hàng vào kho, chi phí thuê kho, bảo hiểm, chi phí hao hụt, chi phí lãi vay... phụ thuộc vào
khối lượng hàng hóa mua vào
1.5.2. Các chi phí khác:
+ Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: có thể xem đây là một loại chi phí cơ hội của
doanh nghiệp do hết một loại hàng hóa nào đó mà khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp
có thể xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người cung cấp
loại hàng đó nếu khơng doanh nghiệp sẽ mất một khoản doanh thu do hết hàng.
+ Chi phí mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một chi phí cơ hội và
được xác định căn cứ vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong
tương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng, khơng đáp ứng
được nhu cầu khách hàng gây ra.
+ Chi phí gián đoạn sản xuất: thiệt hại do gián đoạn sản xuất vì thiếu ngun vật
liệu. Chi phí gián đoạn được tính bằng số sản phẩm mất đi do ngưng sản xuất hoặc số tiền
mất do bỏ lỡ cơ hội tiêu thụ được sản phẩm kèm theo hình ảnh, nhãn hiệu của doanh

nghiệp bị suy giảm trơng tâm trí khách hàng.
1.6.

Mơ hình đặt hàng hiệu quả nhất (Economic Ordering Quantity – EOQ)
Mơ hình EOQ là một mơ hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng
nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là sự dự báo chính xác nhu cầu sử
dụng các loại hàng hóa trong kỳ nghiên cứu - thường là một năm. Những doanh nghiệp có
nhu cầu hàng hóa mang tính mùa vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của mình.
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng hàng năm, trên cơ sở đó
có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng.
Mục đích của những tính tốn này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức
tối thiểu.
Với:
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định
EOQ: Số lượng đặt hàng có hiệu quả
P
: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng
C
: Chi phí bảo quản trên mỗi đơn vị hàng tồn kho
Tổng chi phí tồn kho (TC) trong năm là :
6


Từ phương trình trên chúng ta có thể tính được khối lượng đặt hàng tối ưu là:

Giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho có mối quan hệ tỉ lệ nghịch. Khi số lần đặt
hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình qn thấp, dẫn tới chi phí tồn kho thấp
song chi phí đặt hàng cao. Ngược lại, khi số lần đặt hàng giảm thì khối lượng hàng trong

mỗi lần đặt cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chi phí tồn trữ hàng hóa cao hơn và chi phí
đặt hàng giảm.
Hình 1.1. cho thấy mối quan hệ giữa các chi phí thành phần và tổng chi phí với số
lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng (Q). Khi Q tăng, tổng chi phí giảm dần và đạt đến
điểm cực tiểu và sau đó bắt đầu tăng lên. Khối lượng hàng hóa tối ưu trong mỗi lần đặt
hàng (ký hiệu là Q* - là khối lượng mà tổng chi phí tồn kho ở mức tối thiểu).
Hình 1.2. trình bày mơ hình tồn kho của một doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đều
đặn khơng đổi trong năm. Số lượng tồn kho Q là lượng hàng tồn kho ở thời điểm bắt đầu
và được sử dụng với tỷ lệ khơng đổi cho đến khi khơng cịn đơn vị nào trong kho. Khi hết
hàng, doanh nghiệp lại tiếp tục đặt mua Q đơn vị hàng mới, lượng hàng tồn kho tăng đột
ngột từ 0 lên Q đơn vị và quá trình này sẽ được diễn ra liên tục.

7


Q*: Khối lượng đặt hàng
Q: Khối lượng tồn kho trung bình
R: Điểm tái đặt hàng


Xác định thời điểm đặt hàng lại
Quyết định quan trọng thứ hai liên quan đến quản trị hàng tồn kho là vấn đề khi nào
thì đặt hàng. Điểm tái đặt hàng là chỉ tiêu phản ánh mức hàng tối thiểu còn lại trong kho
để khởi phát một yêu cầu đặt hàng mới. Điểm tái đặt hàng được tính tốn đơn giản nhất
khi cả nhu cầu và thời gian mua hàng là xác định,
8





Điểm tái đặt hàng = SL hàng bán trong 1 ĐV thời gian * Thời gian mua hàng
Lượng dự trữ an toàn
Giả thiết rằng nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác định. Khi cửa hàng bán lẻ khơng
có sự ổn định về nhu cầu và thời gian mua hàng hoặc số lượng hàng mà người cung cấp
có thể đáp ứng, họ thường phải duy trì một lượng dự trữ an toàn.
Dự trữ an toàn là mức tồn kho được dự trữ ở mọi thời điểm ngay cả khi lượng tồn
kho đã được xác định theo mơ hình EOQ.

9


CHƯƠNG 2:
THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
CONSUMER
1. Giới thiệu chung về công ty:
1.1. Giới thiệu chung:
Masan Consumer là công ty con của Công ty TNHH MasanConsumer Holdings –
một cơng ty con của CTCP Tập đồn Masan (Masan Group, mã chứng khoán: MSN). Đây
là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, sản xuất kinh doanh các
sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng thực phẩm tiện lợi như mỳ ăn liền (Omachi, Kokomi,
Sagami), gia vị (nước mắm Nam Ngư, Chinsu, nước tương Chinsu), đồ uống (nước
khoáng Vĩnh Hảo), cà phê (Vinacafe).
Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà Mplaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận
1, Tp HCM
Điện thoại: (028) 62 555 660 - Fax: (028) 38 109 463
Người công bố thông tin: Trần Phương Bắc - Giám đốc Pháp chế và Tuân thủ
Website:
Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn thực phẩm, sản xuất đồ uống khơng cồn và nước
khống, bán bn đồ uống, tổng hợp, sản xuất sản phẩm từ plastic, chế biến, bảo quản thịt
và các sản phẩm từ thịt, chế biến và bảo quản rau quả, sản xuất dầu, mỡ động, thực vật,

chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, sữa và các sản phẩm từ sữa, sản
xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự, sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn
gia súc, gia cầm và thủy sản, dịch vụ ăn uống khác.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
+ 1996: Ngày 01 tháng 04 năm 1996, Masan đã thành lập một Công ty tại Nga để
nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm thực phẩm ở thị trường Đông Âu. Ngày 20 tháng 06
năm 1996, Thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến,
chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị.
+ 2000: Ngày 31 tháng 05 năm 2000, Thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp và
xuất nhập khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập
khẩu.
+ 2002: Vào năm 2002, để xâm nhập vào thị trường nội địa đầy tiềm năng, Công ty
đã chuyển hướng từ việc kinh doanh xuất khẩu sang thị trường trong nước bằng việc cho
ra đời thương hiệu “Chinsu”. Sự thành công của Chinsu là một tiếp nối thành công của
“Nam Ngư” và “Tam Thái Tử” vào năm 2007.
10


+ 2003: Ngày 01 tháng 08 năm 2003, Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ Thương mại Việt Tiến sáp nhập vào Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu
Minh Việt, sau đó Cơng ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp – Thương mại Ma
San (Công Ty), với tổng vốn điều lệ là 28.500.000.000 đồng.
+ 2009: Ngày 01 tháng 07 năm 2009, Công ty bổ sung ngành nghề kinh doanh: Sản
xuất Gia vị (khơng sản xuất tại trụ sở chính) và Sản Xuất Hương Liệu (trừ sản xuất hóa
chất cơ bản). Ngày 22 tháng 12 năm 2009, Công ty thay đổi trụ sở đến Tầng 12, Toà nhà
Kumho Asiana Plaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, Phường Bến nghé, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh.
+ 2011: Ngày 09 tháng 03 năm 2011, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng
Tiêu dùng Ma San. Ngày 15 tháng 04 năm 2011, Công ty phát hành cổ phiếu phổ thông
cho Công ty Quản Lý Đầu Tư Kohlberg Kravis Roberts (KKR) tương đương 10% vốn
điều lệ sau phát hành. Ngày 17 tháng 10 năm 2011 & ngày 04 tháng 11 năm 2011, Công

ty mua 50,25% cổ phần Cơng ty Cổ phần Vinacafé Biên Hịa.
+ 2012: Tháng 12 năm 2012, Công ty mua thêm 2,95% cổ phần của Công ty
2013: Ngày 01 tháng 02 năm 2013, Công ty mua thành công 24,9% cổ phần Công ty
Cổ phần Nước khống Vĩnh Hảo. Tháng 03 năm 2013, Cơng ty mua thêm 38,61% cổ
phần Cơng ty Cổ phần Nước khống Vĩnh Hảo, nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên
63,51%.
+ 2014: Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Công ty TNHH Một thành viên Thực phẩm
Masan – công ty con của Công ty chào mua thành công 32,8% cổ phần Công ty Cổ phần
Thực phẩm Cholimex.
+ 2015: Ngày 14 tháng 01 năm 2015, Công ty TNHH Một thành viên Thực Phẩm
Masan – công ty con của Công ty mua 99,99% cổ phẩn Cơng ty Cổ phẩn Thực phẩm
Dinh dưỡng Sài Gịn. Ngày 10 tháng 06 năm 2015, Công ty thay đổi tên thành “CÔNG
TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN”. Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Công ty
TNHH Một thành viên Masan Beverage – cơng ty con của Cơng ty hồn tất mua 65% cổ
phần Cơng ty Cổ phần Nước khống Quảng Ninh. 2016 Ngày 06 tháng 01 năm 2016 và
ngày 29 tháng 4 năm 2016, Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage – Cơng ty
con của Cơng ty hồn tất việc mua thêm 24,61% cổ phần Công ty Cổ phần Nước khoáng
Vĩnh Hảo, nâng tổng số cổ phần sở hữu tại Vĩnh Hảo lên 88,56%. Tháng 02 năm 2016,
Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage cũng nâng sở hữu cổ phần tại Vinacafe
Biên Hòa lên 60,16%. Đầu tháng 12/2016, Công ty TNHH Một thành viên Masan
Beverage nâng tiếp sở hữu cổ phần tại Vinacafe Biên Hòa lên 68,46%.
1.3. Mục tiêu của công ty:
Dẫn đầu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bán lẻ hiện đại trên tồn quốc chứ
không chỉ giới hạn ở một vài địa phương, kênh mua sắm hiện đại dự kiến sẽ chiếm 30%
toàn ngành bán lẻ vào năm 2025 và Masan có thể gia tăng quy mô này lên đến 50%. Yếu
11


tố thay đổi cuộc chơi là khi Masan không chỉ có kênh mua sắm hiện đại cho các cư dân
thành thị mà còn mang trải nghiệm tuyệt vời này đến phục vụ cả người tiêu dùng ở nông

thôn. Masan đang ở vị thế sẵn sàng cho sứ mệnh này nhờ mối quan hệ mật thiết và lâu dài
sẵn có với hơn 300.000 điểm bán lẻ truyền thống (GT). Từ chỗ đơn thuần bán sản phẩm
của Masan như hiện nay, họ sẽ trở thành một phần trong nền tảng bán lẻ của chúng tơi
thơng qua mơ hình nhượng quyền và mối quan hệ đối tác mật thiết, giúp mang đến lợi ích
cho cả hai bên và cho chính người tiêu dùng.
1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức:

2. Chiến lược hoạt động trong 3 năm gần đây từ 2018-2020:
Masan Consumer đạt lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty 780 tỷ đồng
trong Quý 1/2018, tăng khoảng 6,5 lần nhờ doanh thu và biên lợi nhuận tăng cao. Mức
tăng trưởng này đến từ việc tạo thị hiếu tiêu dùng trong phân khúc cao cấp và áp dụng các
phát kiến cho các sản phẩm mới trong ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, đồng thời,
lĩnh vực đồ uống và thịt chế biến cũng trên đà tăng trưởng tốt. Hàng tồn kho được duy trì
ở mức tối ưu là 2 đến 3 tuần, MCH đã giảm bớt các chi phí khuyến mãi và đầu tư trọng
tâm vào marketing để xây dựng các thương hiệu mạnh. Bằng việc đầu tư trọng tâm vào
marketing, MCH hiện trở thành một trong ba công ty quảng cáo lớn nhất và hiệu quả nhất
Việt Nam.
Năm 2019 là năm thứ 2 sau khi Masan Consumer tái cấu trúc thành cơng mơ hình từ "bán
hàng hóa" thành "xây dựng thương hiệu" từ cuối năm 2017, hy sinh lợi ích ngắn hạn để
tập trung nguồn lực vào tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Năm 2019 được xem là năm
thành công với doanh thu thuần của Masan consumer tăng 8,6% lên 18.845 tỷ đồng trong
năm 2019 so với mức 17.346 tỷ đồng năm 2018, nhờ vào chiến lược xây dựng thương
hiệu dựa trên sản phẩm đột phá. Động lực chính đến từ sự tăng trưởng một chữ số của
ngành hàng thực phẩm nhờ chiến lược cao cấp hóa và ra mắt sản phẩm mới, được hỗ trợ
bởi mức tăng trưởng hai chữ số của danh mục đồ uống cũng như mức tăng trưởng gần gấp
12


đôi của ngành hàng thịt chế biến, bù lại cho sự sụt giảm của ngành bia và cà phê.
EBITDA năm 2019 tăng 12,7% lên 4.695 tỷ đồng so với 4.167 tỷ đồng năm 2018. Theo

báo cáo, ngành hàng gia vị tăng 4,2% trong năm 2019 nhờ sự tăng trưởng danh mục sản
phẩm nước mắm và doanh số tăng gấp 4 lần của sản phẩm hạt nêm. Riêng hạt nêm chiếm
khoảng 4,5% tổng doanh số ngành hàng gia vị của công ty. Bên cạnh đó, các sản phẩm
cao cấp như Nam Ngư Phú Quốc, Chin Su tiếp tục đà tăng trưởng. Doanh thu ngành hàng
nước giải khát tăng 27,2% trong năm 2019 trong đó danh mục nước uống tăng lực tăng
32,5% và danh mục sản phẩm nước đóng chai tăng 15,2%. Các sản phẩm về thịt chế biến
đóng góp 96,1% tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần trong năm 2019. Lợi nhuận trước thuế
cả năm đạt 4.492 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 4.062 tỷ đồng, tăng trưởng 19,6%
so với lợi nhuận đạt được năm 2018, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công
ty mẹ đạt 4.026 tỷ đồng, EPS đạt 5.727 đồng.
Doanh thu thuần của Masan consumer trong năm 2020 tăng nhẹ 0,16% từ 18.845 tỷ đồng
lên 22.761 tỷ đồng và trong năm 2020 masan consumer thuộc top 3 trong ngành Đồ uống
– Thực phẩm với giá trị thương hiệu đạt 323,7 triệu USD. Dù gặp nhiều khó khăn do bối
cảnh dịch bệnh Covid-19, Masan Consumer đạt doanh thu tăng trưởng 32,0% lên 6.084 tỷ
đồng và EBITDA tăng trưởng 43,7% trong Quý 3/2020. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2020
và EBITDA tăng 30% nhờ MCH tăng trưởng hai chữ số trong 3 quý liên tiếp. và các công
ty thành viên cũng là những doanh nghiệp đi đầu trong các công tác hỗ trợ cộng đồng.
Hàng trăm ngàn sản phẩm thiết yếu do Masan sản xuất như mì tơm Omachi, thịt viên Heo
Cao Bồi, xúc xích Ponnie, thịt kho trứng MEATDeli, nước mắm Nam Ngư… đã được trao
tặng kịp thời cho đồng bào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Quảng Ngãi… ngay từ những ngày đầu đợt mưa lũ lịch sử diễn ra tại miền
Trung vào năm 2020. Masan sẽ tiếp tục tối đa hóa vị thế thanh khoản của mình để đảm
bảo có đủ tiền mặt trong tình hình đại dịch COVID-19 kéo dài và có thể đầu tư vào các
mảng kinh doanh chiến lược hoặc thông qua M&A. Masan consumer có niềm tin vững
chắc sẽ thực hiện được mục tiêu này nhờ quá trình nỗ lực làm việc của đội ngũ nhân lực,
những chiến lược đúng đắn và kế hoạch thực hiện bài bản của cả Tập đồn.
3. Thực trạng về hàng tồn kho của cơng ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan:
3.1. Cách sắp xếp trong kho:
Kệ chứa hàng cho nhà kho hàng tiêu dùng Masan: Kệ chứa hàng (racking) lưu trữ
pallet tốt nhất, có chi phí thấp cho mỗi m2 kho, khai thác 100% khơng gian bên trên của

kho hàng bằng nhiều loại giá kệ.
Hàng tiêu dùng Masan hiện nay được nhiều người đánh giá chất lượng cao, đó chính
là vì Cơng ty Masan ln chú trọng đến toàn bộ các khâu, từ nguyên liệu, sản xuất, đóng
gói, bảo quản và phân phối. Đảm bảo các nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng trước khi lên giá
kệ siêu thị, hoặc đến các đại lý đều đảm bảo đẹp mắt và bảo đảm nhất.

13


Trong nhà kho bao bì hay thành phẩm kệ selective là dạng kệ được sử dụng nhiều
nhất, vì đảm bảo khả năng tiếp cận hàng hóa nhanh chóng. Đối với những kho hàng cần
xuất nhập hàng thường xuyên, liên tục. Hàng hóa đa dạng chủng loại, mẫu mã, hạn sử
dụng, thì dạng kệ kho này đảm bảo lưu trữ được nhiều loại pallet khác nhau.
Thuận lợi khi sử dụng kệ kho chứa hàng trong kho tiêu dùng:
- Tiếp cận dễ dàng các mã hàng.
- Dễ dàng quản lý hàng tồn kho.
- Có thể xuất nhập nhiều hàng hố trên cùng một kệ.
- Sử dụng phù hợp với các loại xe nâng hàng hiện nay
- Kết hợp với nhiều loại pallet nhựa, pallet gỗ, pallet sắt khác nhau trên hệ thống kệ.
Lối đi xe nâng trong các dãy kệ selective racking:
- Chiều rộng lối đi là một yếu tố quan trọng đối với sức chứa hàng hóa trên hệ thống
kệ.
- Dung lượng lưu trữ có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào loại thiết bị xử lý pallet của
bạn (Tại masan có nhiều loại kệ chứa hàng khác nhau, sức chứa khác nhau, chung
quy đều phụ thuộc vào từng nhu cầu của khách hàng).
- Lối đi dành cho xe nâng hẹp khơng phải lúc nào chi phí lưu trữ bằng thấp, vì bạn
phải chọn xe nâng chuyên dụng. Khả năng va chạm giữa xe nâng, hàng hóa vào hệ
thống giá kệ là chuyện không tránh khỏi.
14



=> Chính vì vậy, nên cân nhắc, so sánh các các tiêu chí trước khi quyết định mua kệ
chứa hàng.

Khả năng xuất nhập Pallet: Selective Racking cung cấp truy cập trực tiếp tới tất cả
các pallet trong lưu trữ. Nói một cách đơn giản là xe nâng sẽ xuất/nhập hàng hóa một
cách nhanh chóng, khơng có bất kỳ trở ngại nào, vị trí nào. Rất phù hợp cho mặc hàng
tiêu dùng, nhu yếu phẩm. Vì hàng hóa dạng này có hạn sử dụng và tần suất hàng hóa
nhiều.
3.2. Cơng tác kiểm kê, kiểm soát tại kho:
Do đây là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chuyên sản xuất và kinh doanh các
loại thực phẩm, đồ uống bao gồm nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt nêm và các loại thực
phẩm đóng gói khác, ngồi ra cịn có cà phê hịa tan, ngũ cốc dinh dưỡng và đồ uống
đóng chai. Tức là có nhiều danh mục sản phẩm khác nhau nhưng cơng ty đã có phương
thức kiểm kê hiện đại theo phương thức bằng công nghệ mã vạch theo các thùng hàng sản
phẩm. Trên thực tế, toàn bộ sản phẩm hàng hóa của cơng ty được nhập về tất cả đều được
kiểm tra chất lượng đảm bảo đúng như yêu cầu kĩ thuật mới được đưa vào kho và được
kiểm tra theo quy định đề ra: đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm ngay từ đầu, kiên
quyết không nhập những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng sản phẩm
đặt ra trong thị trường, sản phẩm sau khi được hồn thiện kiểm tra kĩ càng thì doanh
nghiệp mới cho nhập kho, các hồ sơ kiểm tra chất lượng đều được lưu giữ tại phịng chất
lượng của cơng ty.
Hệ thống kiểm sốt tồn kho của cơng ty, hiện tại công ty các sử dụng phần mềm Fast
Accounting vào cơng tác tổ chức kế tốn, mọi hoạt động trong ngày đều được ghi chép và
cập nhật liên tục giúp tiết kiệm được thời gian, cơng sức trong việc tính toán lượng hàng
tồn kho
Ưu điểm: Giúp việc ghi chép sổ sách đúng thực tế, nhanh chóng, ngăn ngừa tham ơ
lãng phí, nâng cao trách nhiệm trong cơng tác quản lý hàng tồn kho trong bộ phận kho.

15



3.3. Quy định quản lý kho chung:
Quản lý thông tin hàng hóa: Mỗi mặt hàng sẽ có những mã hàng khác nhau và được
lưu trong số sách của cửa hàng. Người quản lý sẽ dựa trên thông tia từng m hàng để thiết
lập danh mục hàng hóa nhằm dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc quản lý.
- Nhập kho: Khi có yêu cầu nhập hàng, thủ kho sẽ tiếp nhận các chứng từ hành kiểm
hàng. Sau đó lập phiếu nhập kho và thực hiện các giao dịch theo đúng thủ tục. Cuối cùng
người quản lý kho sẽ cập nhật số lượng hàng hóa có trong kho đã tiến hành các giao dịch
nhập.
- Xuất kho: Căn cứ vào yêu cầu xuất kho, người quản lý kho tiếp nhận và kiểm tra
các chứng từ liên quan. Sau đó, lập phiếu xuất kho và tiến hành xuất kho theo phiếu. Bên
cạnh đó, nhân viên ở vị trí này cũng cần lập thống kê xuất kho để dễ dàng theo dõi và
kiểm soát.
- Bảo cáo tồn kho: Dựa trên chênh lệnh thực tế xuất nhập, thủ khó tiến hành thống
kê số lượng hàng hóa. Tiếp theo thủ kho sẽ lập các báo cáo nhập xuất tồn kho hàng - vật
tư hàng hóa dự trữ và báo cáo tổng hợp tồn kho cho chủ cửa hàng. Căn cứ vào các báo
cáo đó, chủ cửa hàng sẽ có thể lên kế hoạch cân đối kho chính xác và hiệu quả.
- Kiểm kê kho: Quản lý kho cần tiến hành kiểm kho theo định kỳ nhằm đối chiếu số
lượng hàng hóa thực tế với số sách. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng thất thốt hàng
hóa khơng đáng có. Lập biên bản kiểm kho sau khi hoàn thành việc kiếm kê.
3.4. Chỉ tiêu hàng tồn kho:
3.4.1. Hàng tồn kho trong 3 năm 2018-2020:
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Hàng tồn kho

2018
420.741.003.312


2019
395.247.821.242

2020
500.540.316.455

Nhờ chiến lược cao cấp hóa các sản phẩm trong ngành ngành hàng gia vị và thực
phẩm tiện lợi: “giảm tồn kho, cải thiện biên lợi nhuận” nhờ biên lợi nhuận của các sản
phẩm gia vị và nước tăng lực tăng cao hơn đã giúp bù đắp mức tăng giá của nguyên vật
liệu đầu vào. Đến năm 2020, hàng tồn kho của Masan consumer tăng đột biến một phần là
do cuối năm 2019 thì Vingroup cơng bố chuyển giao việc điều hành Vinmart, Vinmart+ và
VinEco sang cho Masan cộng với trong năm 2020 việc gặt hái được nhiều kết quả kinh
doanh vượt trội dù phải đối mặt với cơn bão covid-19.
Lượng hàng tồn kho tăng mạnh cũng do một phần các siêu thị và các trung gian phân
phối ồ ạt nhập hàng để nhận chiết khấu cao mà không tập trung bán hàng. Để giảm lượng
hàng tồn kho từ các nhà phân phối và đại lý, Masan đã phải ngừng toàn bộ các chương
16


trình khuyến mãi bao gồm các chiết khấu giảm giá cho các nhà phân phối và đại lý. Yêu
cầu các nhà phân phối tập trung đẩy nhanh lượng hàng tồn kho trước khi tiếp tục nhập
hàng từ các nhà sản xuất, việc dừng tồn bộ các chương trình khuyến mãi cũng đồng
nghĩa là Masan dừng hoạt động Marketing đẩy, khiến cho nhà phân phối và đại lý khơng
cịn mặn mà nhập hàng để nhận chiết khấu cao mà thay vào đó là tập trung bán hàng hóa
giải tỏa hàng tồn kho để thu hồi vốn.
3.4.2. Vòng quay hàng tồn kho và khả năng sinh lời:
Định nghĩa: Vòng quay hàng tồn kho là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính ra bằng cách lấy doanh thu giá vốn hàng
bán trong một kỳ nhất định chia cho giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ. Hệ số này đánh
giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn cho biết tốc độ

quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ
quay vịng hàng tồn kho thấp tức là hệ số càng cao càng tốt. Người ta so sánh hệ số vòng
quay hàng tồn kho qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu
qua từng năm.

Chỉ tiêu
Vòng quay
hàng tồn kho
(lần)
Thời gian
ln chuyển
hàng tồn kho
(ngày)

Cơng thức tính

2018
32,16

2019
40,8

2020
37,4

11,2

8,8

9,6


Qua bảng tính tốn trên, ta thấy số vịng quay hàng tồn kho của Masan consumer tăng
trong năm 2019 nhưng đến năm 2020 lại giảm cũng như thời gian luân chuyển hàng tồn
kho ngày càng được rút ngắn chứng tỏ rằng Masan consumer đang hoạt động có hiệu quả,
cho thấy doanh nghiệp đang bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều
nguyên nhân được hiểu là do trong tình hình dịch đầu năm 2020 thì mọi người bị mắc một
bệnh tâm lý đó chính là đổ xơ đi mua đồ gia dụng, thực phẩm và đó chính là cơ hội cho
Masan khiến cho trong quý 1 và 2 năm 2020 Masan có doanh thu thuần tăng cao (33,6%)
so với cùng kì năm ngối. Nhưng sau đó thì do thì mọi người cũng bị ít ảnh hưởng bởi
tâm lý hơn cộng với khả năng di chuyển từ các địa bàn đến kho của các phương tiện khó
khăn cộng khiến cho vịng quay hàng tồn kho giảm từ đó khiến thời gian luân chuyển lâu
hơn.
Khả năng sinh lời của hàng tồn kho của Masan consumer:
Chỉ tiêu

Cơng thức tính

2018

2019
17

2020


Khả năng sinh
lời của HTK

9,4


9,9

10,5

Tỷ lệ hoàn vốn hàng tồn kho (khả năng sinh lợi) đo lợi nhuận trên số tiền bạn đầu tư
vào hàng tồn kho. Về cơ bản nó trả lời những câu hỏi như “Tơi tạo ra bao nhiêu lợi nhuận
từ đầu tư vào hàng tồn kho của tôi?” hoặc “Đối với mỗi đồng đầu tư vào hàng tồn kho,
bao nhiêu đồng tôi nhận được trở lại?”. Khả năng sinh lời của HTK được so sánh với 1
khi đánh giá độ hiểu quả sử dụng HTK để tạo ra lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp, chỉ số
này lớn hơn 1 có nghĩa là HTK đang được sử dụng một cách hiệu quả. Như ở bảng trên
nêu nên tức là 1 đồng hàng tồn kho tạo ra được 9,4 đồng lợi nhuận sau thuế, tương tự như
vậy thì ở năm 2019 và 2020 là 9,9 đồng và 10,5 đồng.
3.5. Phân tích mơ hình hàng tồn kho EOQ mà doanh nghiệp áp dụng:
Áp dụng mơ hình EOQ tính lượng đặt hàng tối ưu của Công ty cổ phần hàng
tiêu dùng Masan tiêu biểu là nước tương trong năm 2018,2019 và năm 2020:
Các giả định của mơ hình EOQ như sau:
Nhu cầu về hàng tồn kho ổn định (không thay đổi).
Thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định và không thay đổi.
Công ty tiếp nhận toàn bộ số hàng đặt mua từ nhà cung ứng tại cùng một thời điểm.
Công ty không được hưởng chính sách chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp.
• Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
• Khơng có sự thiếu hụt xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng hạn, tức là nếu việc đặt





hàng sau khi xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đặt hàng được thực hiện đúng
hạn thì sẽ hồn tồn khơng có tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho dẫn đến gián đoạn sản
xuất và tiêu thụ.

Ta gọi:
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm trong mỗi năm
d: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm trong ngày
P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng
EOQ: Số lượng đặt hàng hiệu quả
C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho
TCmin: Tổng chi phí tồn kho tối thiểu
EOQ*: Lượng đặt hàng tối ưu
R: Điểm tái đặt hàng
L: Thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng (7 ngày)
n*: Số lượng đặt hàng tối ưu trong năm
T*: Khoảng thời gian dự trữ tối ưu
Muốn tính được lượng đặt hàng của cơng ty trong năm 2018, 2019, 2020 theo mơ
hình EOQ ta cần biết nhu cầu số lượng về loại sản phẩm trong mỗi quý, một ngày và chi
phí bảo quản và chi phí cho mỗi lần đặt hàng mỗi năm.
18


Theo phân tích số liệu ở bảng trên, ta giả sử có các số liệu sau:

Đơn vị: triệu lit
Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Nhu cầu số lượng sản phẩm mỗi năm (D)


30

35

40

Bảng 2.5. Nhu cầu lượng sản phẩm năm 2018, 2019, 2020
Thứ hai, xác định nhu cầu số lượng sản phẩm một ngày (d) biết mỗi năm công ty
làm việc 365 ngày.
Đơn vị: lit
Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Nhu cầu số lượng sản phẩm 1 ngày (d)

83.000

96.000

110.000

Bảng 2.6. Nhu cầu lượng sản phẩm một ngày năm 2018, 2019, 2020
Xác định chi phí đặt hàng cho một đơn hàng:
Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chi phí đặt hàng cho 1
lần đặt hàng (P)

34.445.000

16.900.000

18.400.000

Bảng 2.7. Chi phí đặt hàng cho một đơn hàng năm 2018, 2019, 2020
Chi phí bảo quản:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chi phí bảo quản mỗi
năm


900.095.000

730.080.000

601.700.500

Bảng 2.8. Chi phí bảo quản năm 2018 và 2019, 2020
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu

Năm 2018

19

Năm 2019 Năm 2020


3.000

Chi phí bảo quản (C)
(Chi phí bảo quản trên mỗi ĐV sản phẩm)

2.000

1.500

Bảng 2.9. Chi phí bảo quản trên 1 đơn vị sản phẩm năm 2018-2020
Dựa vào C, P, D vừa tính được (Theo giả định) ở trên để tính mức tồn kho tối ưu
(EOQ*), tổng chi phí tồn kho tối thiểu (TCmin), Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*),

điểm tái đặt hàng của công ty (R) và số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*). Biết
rằng giả định thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến lúc nhận được hàng (L) trong cả 3 năm là
7 ngày làm việc.
Chỉ tiêu

Cơng thức tính

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Mức tồn
kho tối
ưu
(EOQ*)

EOQ*=

830.000sp

768.000sp

990.000sp

Tổng chi
phí tồn
kho tối
thiểu

(TCmin)

TCmin =

2.490.000.000đ

Khoảng
thời gian
dự trữ tối
ưu (T*)

T*=

20

16

Điểm tái
đặt hàng
(R)

R= d x L

581.000sp

672.000sp

770.000sp

Số lần đặt

hàng tối
ưu trong
năm (n*)

n*=

18 lần

23 lần

20 lần

1.538.182.300
1.485.934.300đ
đ

18

Bảng 2.10. Lượng đặt hàng tối ưu, tổng chi phí tồn kho tối thiểu, khoảng thời gian dự trữ
tối ưu, điểm tái đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm 2018&2019&2020
20


Từ bảng phân tích trên, ta có thể thấy số lần đặt hàng trong một năm là rất nhiều,
cùng với đó là khoảng thời gian dự trữ tối ưu nằm trong khoảng từ 2-3 tuần so với năm
2016 thì từ 5-6 tuần cho thấy Masan tập trung và đa dạng hóa sản phẩm hơn trong việc
bảo quản sản phẩm vì đây có những sản phẩm đặc thù và là những đồ thực phẩm tiêu
dùng hằng ngày nên rất chú trọng đến chất lượng là trên hết.
4. Đánh giá chung về công tác quản trị hàng tồn kho của Masan consumer:
4.1. Ưu điểm:

+ Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan Consumer là cơng ty hoạt động có tuổi đời lâu
dài trong lĩnh vực bán lẻ và tạo được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Vì thế, việc thực
hiện các quy trình quản lý, kiểm sốt kho hàng diễn ra mượt mà, hạn chế tối đa các vấn đề
phát sinh, tránh vấn đề thất thốt hàng hóa.
+ Với sự phát triển cơng nghệ, thì Masan Consumer đã tận dụng nó trong quá trình quản
lý hàng tồn kho hầu như được thực hiện qua mã QR và hiện trên máy tính: thơng tin sản
phẩm theo mã, tên, đơn vị tính, giá, hình ảnh… giúp giảm nhân cơng, thời gian và có độ
chính xác cao và việc kiểm tra đánh giá dễ dàng hơn, giúp có cái nhìn tổng quan hơn.
+ Đội ngũ nhân viên dồi dào nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị tài chính, khả
năng lên kế hoạch kinh doanh tốt, việc đặt hàng sát nhu cầu thị trường từ đó dẫn đến khả
năng gây ứ đọng hàng trong kho là rất ít cùng với đó đã gắn bó với cơng ty lâu năm nên ít
có các trục trặc phát sinh.
+ Có những quy định nghiêm ngặt về bảo quản sản phẩm cũng như công tác lưu trữ và
bảo quản trong kho nhằm đạt sản phẩm có chất lượng cao, với hệ thống kệ đựng và cách
sắp xếp hợp lý làm cho nhân viên dễ dàng tìm kiếm và theo dõi tình trạng hàng hóa và
đồng thời khiến cho lượng dự trữ hàng tồn kho tương đối lớn vì vậy có thể đáp ứng nhu
cầu của khách hàng kể ra có biến động của thị trường như dịch bệnh.
+ Quản lí hàng tồn kho tại cơng ty được phân cho các cá nhân, mỗi cá nhân phụ trách một
nghành sản phẩm riêng biệt nhưng phải có sự liên kết với nhau để thuận lợi cho việc phân
công nhiệm vụ và truy cứu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
4.2. Nhược điểm:
+ Nguyên liệu chính đến sản xuất ra các sản phẩm của Masan Consumer như nước chấm,
mì, hạt nêm…phần lớn là nguyên liệu nhập từ nước ngoài do đó nếu tỉ lệ nguyên liệu trên
thị trường biến động và tỷ giá hối đối thay đổi thì ảnh hưởng đến chi phí đầu vào. Thứ
hai là các nguyên liệu này cũng khó bảo quản nên việc bảo quản cũng cần nhiều cơng
nghệ cao khiến tốn nhiều chi phí.

21



+ Một năm hàng hóa được nhập rất nhiều lần khiến cho chi phí vận chuyển kiểm kê diễn
ra thường xun và nếu khơng có chiến lược chính xác trong việc đặt hàng thì hàng tồn
kho có thể bị ứ đọng hoặc bị thiếu do nhu cầu của xã hội ngày càng thay đổi.
+ Cạnh tranh trên thị trường với những nhãn hàng khác nhau và những thông tin liên quan
đến sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng thì việc an tồn vệ sinh thực
phẩm trong việc kiểm tra chất lượng khiến tốn nhiều thời gian.
4.3. Giải pháp đề xuất:
- Tập trung phát triển chuyên sâu hơn nữa, mở rộng thêm nhiều chủng loại mẫu mã, mặt
hàng hơn nữa để khẳng định mình là cơng ty bán lẻ đứng đầu cả nước, cam kết đáp ứng
mọi nhu cầu của khách hàng.
- Áp dụng hệ thống hàng tồn kho phân loại ABC nó có tác dụng:
+ Các nguồn vốn dùng để mua hàng nhóm A cần phải nhiều hơn so với nhóm C, do đó
cần sự ưu tiên đầu tư thích đáng vào quản trị nhóm A.
+ Các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra, kiểm sốt hiện vật. Việc
thiết lập các báo cáo chính xác về nhóm A phải được thực hiện thường xuyên nhằm đảm
bảo khả năng an toàn trong sản xuất.
+ Trong dự báo nhu cầu dự trữ, chúng ta cần áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau
cho nhóm mặt hàng khác nhau, nhóm A cần được dự báo cẩn thận hơn so với các nhóm
khác.
+ Nhờ có kỹ thuật phân tích ABC trình độ của nhân viên giữ kho tăng lên không ngừng,
do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm tra, kiểm sốt từng nhóm hàng.
Ví dụ như ở bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho sau: (ta giả sử có số liệu)

Nhóm

Số lượng

Chu kì kiểm tốn

Lượng phải kiểm

tốn mỗi ngày

A (Nam ngư, Nước
tương)

1354

Mỗi tháng (25
ngày)

54,2 sp/ngày

B (Tương ớt, cà phê,
ngũ cốc)

3375

Mỗi quý (60 ngày)

56,3 sp/ngày

C (mỳ ăn liền)

8775

Nửa năm (120
ngày)

73,2 sp/ngày


22


Tổng cộng

183,7 sp/ngày

- Áp dụng mô EOQ để đặt lượng hàng tối ưu giúp xác định mức tồn kho tối đa và tối
thiểu đối với mỗi hàng hóa, và chu kì kiểm kê hàng hóa định kỳ. Từ đó đưa ra chiến lược
kinh doanh như thường xuyên đổi mới công tác quản trị để phù hợp với thị trường.
- Việc áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm là phương pháp khá
hiệu quả và chiếm nhiều lợi thế. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng có thể biết được mặt
hàng nào luân chuyển chậm để giảm lượng đặt hàng nhằm tiết kiệm chi phí và ưu tiên
những mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn hơn, có thể tham khảo một số phần mềm sau Sapo
POS giúp quét mã vạch, phần mềm BRAVO và Ecount (Trả phí); Wpro 1.4 (Trả phí); BS
Silver (Trả phí); GM – Sales (Miễn phí); Adaline (Trả phí); Phần mềm KiotViet (Trả phí).
- Trong trường hợp hàng tồn kho q nhiều thì cơng ty có thể giảm giá sản phẩm, tặng
quà kèm theo cùng các chương trình ưu đãi nhất là trong các trung tâm thương mại, bán
trên cả các sàn thương mại điện tử…

KẾT LUẬN
Số lượng hàng tồn kho càng lớn thì rủi ro phát sinh càng cao. Hàng hóa xuất ra thị trường
đúng lúc với số lượng vừa đủ là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp nhắm tới, trong đó
có Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan Consumer. Công ty cổ phần hàng tiêu dùng
Masan Consumer được coi là một công ty đi đầu trong việc phân phối, sản xuất sản phẩm
liên quan đến hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Công ty đã phát hiện và mở ra "đại dương
xanh" cho sản phẩm chất lượng cao có tác dụng phục vụ nâng cao đời sống cho người
dân. Để có được điều đó thì việc quản trị hàng tồn kho là vơ cùng quan trọng vì nó là
những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách
khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những

23


thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất
và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai
trị quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, Giáo trình Quản trị tài chính, NXB Thống kê, Hà
Nội, 2011.
[2] GS.TS Đinh Văn Sơn và TS Vũ Xuân Dũng, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB
Thống kê, 2013.
[3] Báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan năm 2018&2019&2020:
/>MKT.pdf
/>MKT.pdf
/>MKT.pdf
[4] Một số luận văn về đề tài: Quản trị hàng tồn kho tại một số doanh nghiệp cụ thể.
[5] Kinh thơng tin tài chính – kinh tế Việt Nam: />
24


BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN
NHÓM 5 – 2116FMGM0231

STT
1
2
3
4
5


Mã SV

Họ và tên

19D180089

Lê Quang Huy

19D180230

Nguyễn Thanh Huyền

19D270033

Phạm Thị Khuyên

19D270035

Bùi Khánh Linh

19D180165

Đỗ Hiền Linh

19D180237

Trần Thị Thùy Linh

Nội dung công việc

Mở đầu + Kết luận+
Phản biện
Cơ sở lý thuyết (1.1->
1.4) + Phản biện
Cơ sở lý thuyết (1.5;
1.6) + Phản biện
Giới thiệu chung về
công ty
Đánh giá chung giải
pháp

6
Thuyết trình

25

Điểm
nhóm
đánh
giá

Ký tên


×