Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Bài thảo luận bảo hiểm nhân thọ Manulife

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.47 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: BẢO HIỂM

Đề tài:

Lý thuyết và thực trạng về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam:
Cơng ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife

Nhóm thực hiện: 4
Giảng viên hướng dẫn: Đàm Thu Huyền
Lớp học phần: 2163FMGM2311

Hà Nội, Tháng 10 năm 2021

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Ở mỗi quốc gia, trong mọi thời kỳ, con người luôn được coi là lực lượng sản xuất
chủ yếu, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng trong cuộc sống
hằng ngày cũng như lao động sản xuất, những rủi ro luôn luôn tồn tại và ảnh hưởng đến

2


cuộc sống con người. Vì vậy, vấn đề mà bất kì xã hội nào, thời kì nào cũng quan tâm đó
là làm thế nào để khắc phục được hậu quả rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống con


người. Thực tế, đã có nhiều biện pháp được áp dụng, như phịng tránh, cứu trợ, tiết
kiệm,… nhưng bảo hiểm ln được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất. Các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… cũng là bảo hiểm
con người nhưng đối tượng và phạm vi còn hạn hẹp, mức trợ cấp thấp. Bảo hiểm nhân
thọ là một trong những loại hình bảo hiển thương mại, là hình thức bổ sung cho bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho mọi thành viên trong
xã hội trước những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sự giảm sút hoặc
mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia.
Vậy để thực hiện được nhu cầu của đơng đảo nhân dân thì cơng ty bảo hiểm nhân
thọ manulife đã đưa ra những dịch vụ gì? Với giá cả bao nhiêu? Họ thu lại được bao
nhiêu? Lợi nhuận của họ tăng hay giảm trong những năm qua? Họ có gặp những khó
khăn gì từ các biến đổi về thể chế và mơi trường kinh doanh? Để tìm ra được những câu
tả lời cho những câu hỏi trên và nhận thấy tính cần thiết cần tìm hiểu vấn đề, nhóm
chúng em đã đi đến việc chọn đề tài tiểu luận “Lý thuyết và thực trạng về bảo hiểm
nhân thọ tại Việt Nam: Công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife”.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHẦN LÝ THUYẾT

1. Khái quát chung về bảo hiểm nhân thọ.
3


Theo Khoản 1 - Điều 12 - Luật kinh doanh bảo hiểm về khái niệm bảo hiểm nhân
thọ là gì: "Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.:
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm được công ty bảo hiểm cung cấp nhằm bảo vệ
người tham gia bảo hiểm trước rủi ro về sức khỏe, tính mạng bằng cách chi trả, bồi

thường khi các sự kiện liên bảo hiểm xảy ra.

2. Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ :
Bảo hiểm nhân thọ là một loại nghiệp vụ bảo hiểm cho người được bảo hiểm sống
hoặc chết. Chính vì vậy mà bảo hiểm nhân thọ mang những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe con người không xác định được giá trị.
Thứ hai: sự kiện bảo hiểm khơng khơng hồn tồn gắn liền với rủi ro.
Thứ ba: chỉ công ty bảo hiểm nhân thọ mới được cung cấp. Bảo hiểm nhân thọ là
bảo hiểm con người đây là thuộc tính cơ bản nhất của bảo hiểm thọ các loại bảo hiểm
khác không khác.
Thứ tư: đây là loại hợp đồng dài hạn và thường mang tính tiết kiệm.
Thứ năm: bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng với các điều khoản mẫu nên yêu cầu
rất cao về tính linh hoạt và tính minh bạch.

3. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ :
Theo phạm vi bảo hiểm, có 7 loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản:
Bảo hiểm trọn đời : Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp
người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
Hiện nay các cơng ty bảo hiểm nhân thọ ít triển khai thêm mới sản phẩm bảo hiểm trọn
đời.
Bảo hiểm sinh kỳ : Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người
được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả
tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn
được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

4


Bảo hiểm tử kỳ : Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người
được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải

trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn
được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm hỗn hợp : Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm
sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ. Đây là một trong những sản phẩm bảo hiểm chủ lực của các
công ty bảo hiểm tại Việt Nam.
Bảo hiểm trả tiền định kỳ : Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho
trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh
nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm liên kết đầu tư : Bảo hiểm liên kết đầu tư là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
khơng chia lãi, phí và quyền lợi bảo hiểm tách riêng thành hai phần đó là phần bảo hiểm
và phần đầu tư. Hai sản phẩm tiêu biểu nhất của dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư
là bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.
Bảo hiểm hưu trí : Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người
được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

4. Phí bảo hiểm nhân thọ :
Theo như khảo sát, mức phí bảo hiểm tối thiểu của các sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ trên thị trường hiện nay như sau:
Mức phí đóng bảo hiểm nhân thọ thấp nhất dành cho đối tượng trẻ em hiện nay
khoảng 5 triệu đồng/năm.
Mức phí bảo hiểm nhân thọ cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên từ 5 - 7 triệu
đồng/năm.

5


Các sản phẩm bảo hiểm hưu trí có mức phí tham gia tối thiểu lớn hơn nhiều so với
các sản phẩm khác, thường rơi vào khoảng 7 - 8 triệu đồng/năm, đặc biệt độ tuổi càng

cao thì phí bảo hiểm càng cao.

5. Dự phịng phí bảo hiểm nhân thọ :
Trong bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm là con nợ của những người được bảo
hiểm tại mọi thời điểm trước khi kết thúc hợp đồng. Do đó, cơng ty bảo hiểm bắt buộc
phải lập ra 1 quỹ dự trữ để đảm bảo cho việc thực hiện các cam kết của mình quỹ dự trữ
này cịn được gọi là quỹ dự phịng. Có thể thấy được tính cần thiết của việc lập dự
phịng qua những phân tích sau:
Trong bảo hiểm tử vong: Rủi ro tăng lên theo độ tuổi, nhưng vì lý do thương mại,
cơng ty bảo hiểm thu phí bình qn (bằng nhau giữa các lần đóng phí).
Trong bảo hiểm cho trường hợp sống: công ty bảo hiểm phải đưa phần phí thuần
(phí được tính chỉ dựa trên 2 giả định là tỷ lệ tử vong và lãi suất kỹ thuật) vào dự trữ để
có thể thực hiện các cam kết của mình vào thời điểm đáo hạn hợp đồng.
Trong bảo hiểm nhân thọ, có rất nhiều các quỹ dự phịng phải lập ra:
Dự phịng tốn học

Dự phịng rủi ro

Dự phòng tổn thất phải trả

Dự phòng rủi ro tăng

Dự phòng cam kết chia lãi

Dự phòng giảm giá tài sản
hiện có.

Trong đó, dự phịng tốn học là cơ bản và quan trọng nhất. Nó gắn liền với việc
tính tốn phí bảo hiểm và thực hiện cam kết của công ty bảo hiểm.
CHƯƠNG 2: PHẦN THỰC TRẠNG

1. Khái quát về thị trường bảo hiểm tại Việt Nam trong 5 năm gần đây.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của lĩnh vực bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ
tại VN.
Phần đông mọi người biết rằng bảo hiểm nhân thọ mới xuất hiện tại Việt Nam từ
năm 1996, nhưng thực tế bảo hiểm nhân thọ đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu dưới nhiều

6


hình thức khác nhau. Trước năm 1945, ở miền Bắc, những người làm việc cho Pháp đã
được bảo hiểm và một số gia đình đã được hưởng quyền lợi bảo hiểm của các hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ này từ các công ty bảo hiểm nhân thọ của Pháp.
Năm 1987, Bảo Việt đã có đề án triển khai bảo hiểm nhân thọ, nhưng đến tận năm
1996 mới chính thức thực hiện và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được phát hành.
Cùng thời điểm đó, các Văn phịng Đại diện của những công ty bảo hiểm nhân thọ danh
tiếng thế giới như Manulife (Canada),Prudential (Anh Quốc), AIA (khi đó cịn thuộc
Tập đồn AIG Hoa Kỳ, nay là thuộc Tập đồn AIA ở Hồng Kơng) … lần lượt xuất hiện
tại Việt Nam để nghiên cứu thị trường, triển khai thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ
và tiến hành kinh doanh tại Việt Nam.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển kể từ
đó. Như vậy, chúng ta có thể thấy ngành bảo hiểm nói chung, và bảo hiểm nhân thọ nói
riêng, có một lịch sử hình thành từ rất lâu, ra đời nhằm phục vụ nhu cầu an tồn tài
chính của con người, ngày càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Tại các nước phát triển, tỷ lệ tham gia bảo hiểm cũng như bảo hiểm nhân thọ của người
dân đạt trên 90%, góp phần rất lớn vào việc đảm bảo an sinh xã hội.
Bảo Việt Nhân Thọ là đơn vị tiên phong, đặt nền móng đầu tiên xây dựng bảo
hiểm nhân thọ trên nước ta. Bảo Việt Nhân Thọ đã trở thành một trong những địa chỉ uy
tín hàng đầu, được đơng đảo người dân lựa chọn để bảo vệ bản thân, gia đình thân yêu
trước những biến cố bất ngờ và xây dựng kế hoạch tài chính tương lai vẹn tồn, khoa
học.Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thị trường

bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất
lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp.
Sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng là một nhân tố thúc
đẩy sự hình thành và phát triển của khung pháp lý cho thị trường bảo hiểm nói chung và
bảo hiểm nhân thọ nói riêng, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm
đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000.
1.2. Khái quát về thị trường bảo hiểm tại Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Hiện tại, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 69 doanh nghiệp bao gồm: 31
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài
và 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 17 doanh nghiệp

7


môi giới bảo hiểm (tăng thêm 02 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 01 doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 04 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm so với năm 2015).
Doanh thu bảo hiểm duy trì mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trưởng trung
bình 5 năm từ 2016 đến 2020 ở mức khoảng 22%, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ tăng
trưởng trung bình 13%, bảo hiểm nhân thọ tăng trung bình 28%. Năm 2015, doanh thu
phí bảo hiểm đạt 70.252 tỷ đồng (bảo hiểm phi nhân thọ đạt 32.142 tỷ đồng, bảo hiểm
nhân thọ đạt 38.110 tỷ đồng) thì đến năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm đã tăng
hơn gấp đơi (tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2019 đạt 159.761 tỷ đồng, trong đó
doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 52.842 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ đạt 106.919 tỷ
đồng).
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng vững mạnh. Năm
2015, tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm là 202.558 tỷ đồng, tổng dự phòng nghiệp
vụ 119.540 tỷ đồng; đến năm 2019 tổng tài sản đạt 454.379 tỷ đồng, tổng dự phòng
nghiệp vụ là 285.965 tỷ đồng.
Ngành bảo hiểm thực sự đã trở thành tấm lá chắn kinh tế cho nền kinh tế - xã hội,
có vai trị rất quan trọng giúp ổn định kinh tế - xã hội. Điều này được minh chứng qua

con số hàng chục nghìn tỷ đồng hàng năm mà ngành bảo hiểm chi trả tiền bồi thường và
quyền lợi bảo hiểm cho các cá nhân, doanh nghiệp gặp rủi ro, góp phần ổn định ngân
sách nhà nước.
Ngành bảo hiểm đã góp phần đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài, các dự án được tài trợ của nước ngoài góp phần thu hút vốn FDI và
ODA. Ngồi ra, ngành bảo hiểm tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn đầu tư trở lại nền
kinh tế. Năm 2015, ngành bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế 160.466 tỷ đồng và con số
này tăng lên 376.555 tỷ đồng vào năm 2019, tạo ra công ăn việc làm cho hơn 1 triệu
người lao động (bao gồm cán bộ nhân viên và đại lý bảo hiểm).
Năm 2020, thị trường bảo hiểm toàn cầu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch
Covid-19 khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua bị đứt gãy.
Ước tính, quy mơ thị trường bảo hiểm toàn cầu hết năm 2020 đạt 6.1 ngàn tỷ USD giảm
2,8% so với năm 2019. Tuy nhiên đà giảm này chủ yếu đến từ bảo hiểm Nhân thọ với
mức giảm khoảng 6,0% so với năm 2019.
Thế nhưng tại Việt Nam điều đáng ngạc nhiên là ngành Bảo hiểm lại có mức tăng
trưởng “trong mơ” trong khi nhiều ngành khác đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực

8


từ dịch Covid-19… Theo công bố mới nhất từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm
năm 2020 ước đạt 184.662 tỷ đồng (tăng 15% so với 2019). Trong đó, doanh thu phí bảo
hiểm lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 57.102 tỷ đồng (tăng 8% so với 2019), lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ ước đạt 127.560 tỷ đồng (tăng 19,6%).
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tích cực tái đầu tư trở lại nền kinh tế, đóng góp vào
sự phát triển nền kinh tế xã hội. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 460.457 tỷ đồng (tăng
22% so với cùng kỳ 2019), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt
51.308 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 409.149 tỷ đồng (tăng
23,5%).
2. Giới thiệu về công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife và bảo hiểm nhân thọ của

Manulife .
2.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển.
Manulife bắt đầu mở rộng ra quốc tế vào năm 1893 với các hoạt động tại vùng
biển Caribbean, sau đó nhanh chóng được đưa vào châu Á vào năm 1897 và Hoa Kỳ
vào năm 1903.
Hiện nay, Manulife Financial là một tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu phục vụ
hàng triệu khách hàng ở 22 quốc gia và lãnh thổ trên khắp thế giới. Tại Canada,
Manulife Financial là Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ lớn nhất về quy mô tài sản và là
công ty xếp thứ nhì về tổng số phí bảo hiểm. Tại Mỹ, Manulife Financial là công ty dẫn
đầu trong thị trường bảo hiểm doanh nghiệp và cá nhân, các sản phẩm hưu trí tập
thể.Tại Châu Á, tất cả các cơng ty bảo hiểm của Manulife, dẫn đầu là hai công ty tại
Việt Nam và Thượng Hải – Trung Quốc, đã đạt kỷ lục về doanh thu, sự thành công này
là do đóng góp rất lớn của đội ngũ đại lý bảo hiểm.
Là thành viên của Manulife Financial, bảo hiểm Manulife Việt Nam tự hào là
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngồi đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ năm 1999
và sở hữu tịa nhà trụ sở riêng có với giá trị đầu tư hơn 10 triệu USD. Với bề dày kinh
nghiệm và uy tín tồn cầu.

9


Manulife Việt Nam hiện đang cung cấp một danh mục các sản phẩm đa dạng từ
sản phẩm bảo hiểm truyền thống đến sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ, giáo dục, liên kết
đầu tư, hưu trí… cho hơn 800.000 khách hàng thông qua đội ngũ đại lý hùng hậu và
chuyên nghiệp tại 61 văn phòng trên 45 tỉnh thành cả nước. Bên cạnh kênh phân phối
truyền thống qua đại lý, Manulife Việt Nam đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng
việc cùng các đối tác ngân hàng triển khai kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân
hàng (bancassurance) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
Ngoài ra, Manulife Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy nhất phối
hợp với Trung Ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chương trình bảo hiểm

vi mơ dành cho phụ nữ có thu nhập thấp với mong muốn cùng Chính phủ phổ cập bảo
hiểm nhân thọ đến các gia đình Việt Nam, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã
hội, xóa đói giảm nghèo và tạo ý thức tiết kiệm cho người dân.
2.2. Kênh hợp tác qua Ngân hàng.
Kênh Hợp tác qua ngân hàng của Manulife Việt Nam được thành lập vào năm
2009, với tầm nhìn trở thành "Kênh Hợp tác phân phối bảo hiểm qua ngân hàng tốt nhất
thị trường, luôn lấy khách hàng làm tâm điểm và không ngừng gia tăng lợi ích cho tất
cả các bên liên quan".
Đây hiện là một trong những kênh phân phối chiến lược của Tập đoàn Manulife,
đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo xu thế của thị trường bảo hiểm khu vực và thế
giới, thông qua việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, tận dụng các thế mạnh sẵn có của
cơng ty bảo hiểm và đối tác ngân hàng, cũng như áp dụng công nghệ số vào hoạt động
kinh doanh.
Chỉ sau một thời gian ngắn phát triển, Manulife Việt Nam hiện tự hào đang dẫn
đầu thị trường bancassurance thơng qua các mơ hình hợp tác thành công với những
ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, từ việc xây dựng và đồng thuận trên chiến lược phát
triển dài hạn cho đến năng lực triển khai chi tiết kế hoạch và hoạt động kinh doanh. Bên
cạnh đó, một lực lượng quản lý và chuyên viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp, cùng
danh mục sản phẩm đa dạng và không ngừng mở rộng cũng là những thế mạnh nổi bật
của kênh, giúp cung cấp các gói sản phẩm tài chính linh hoạt và chất lượng dịch vụ hiệu

10


quả tới các khách hàng trên toàn quốc.
2.3. Các sản phẩm bảo hiểm của Manulife.
Sản phẩm bảo hiểm của Manulife rất phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhu
cầu của nhiều đối tượng khách hàng như: Kết hôn, mua nhà, có con nhỏ, nghỉ hưu.
2.3.1. Bảo Hiểm Nhân Thọ: Trọn đời, Tử kỳ.
Bảo hiểm Nhân thọ Manulife được thiết kế giúp nâng tầm cuộc sống của bạn và

gia đình theo cách bạn mong muốn. Một cuộc sống được bảo vệ tồn diện từ sức khỏe
đến tài chính và tương lai của con bạn trước những rủi ro bất biến trong cuộc sống.
Song hành cùng bạn thực hiện kế hoạch lớn, Tốt hơn mỗi ngày trong cuộc đời. Bảo
hiểm Nhân thọ Manulife tự hào mang đến những giải pháp đa dạng và linh hoạt phù
hợp với mọi nhu cầu của bạn.
2.3.2. Bảo Hiểm Sức Khỏe: Bảo hiểm Sức khỏe, Bệnh hiểm nghèo.
Đây chính là lúc bạn cần sự giúp đỡ nhiều nhất. Với mong muốn đồng hành cùng
bạn để vun đắp một cuộc sống khỏe mạnh dài lâu,. Bảo hiểm sức khỏe Manulife sẽ san
sẻ gánh nặng để bạn hoàn toàn yên tâm điều trị và an tâm tận hưởng cuộc sống, tăng
cường sức khỏe. Bảo hiểm sức khỏe Manulife sẽ là một giải pháp bảo vệ toàn diện
ngay từ giai đoạn đầu tiên khi có rủi ro bệnh hiểm nghèo xảy ra, giúp bạn an tâm điều
trị mà không vướng bận âu lo.
2.3.3. Bảo Hiểm Tiết Kiệm: Bảo hiểm giáo dục, Bảo hiểm Hưu trí, Các chỉ số lãi
suất.
Tại Manulife, có dịch vụ để hỗ trợ được các chi phí giáo dục lâu dài, cha mẹ cần
có kế hoạch dự phịng tài chính hợp lý và bền vững, đảm bảo việc học tập của con được
diễn ra dù bất kỳ hồn cảnh nào. Vì thế, bảo hiểm giáo dục là lựa chọn tốt nhất hiện nay
giúp cha mẹ dự phịng tài chính và chuẩn bị kế hoạch học vấn cho tương lai của con.
Nói một cách khác, Bảo hiểm giáo dục Manulife sẽ lên kế hoạch tiết kiệm hiệu quả.
2.3.4. Sản Phẩm Đầu Tư: Bảo hiểm đầu tư, Quỹ mở Manulife, Giá Đơn Vị Quỹ
Manulife.
Bảo hiểm đầu tư Manulife được xem là một giải pháp đầu tư chuyên nghiệp, đáp
ứng các nguyện vọng giúp khách hàng lựa chọn một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu
quả . Được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia tài chính với tầm nhìn chiến lược, khả
năng kiểm sốt rủi ro, Bảo hiểm đầu tư Manulife không chỉ giúp bạn gia tăng tài sản mà

11


cịn chuẩn bị sẵn một nguồn tài chính vững vàng phịng khi biến cố xảy ra với gia đình

bạn, giúp kế hoạch đầu tư của bạn phát triển an toàn và bền vững.
2.3.5. Sản Phẩm Bổ Trợ
Với danh mục sản phẩm bổ trợ đa dạng, đáp ứng các nhu cầu từ bảo hiểm sức
khỏe, bệnh hiểm nghèo, tai nạn cho tới tử vong và thương tật, Manulife giúp bảo vệ
trọn vẹn cho những kế hoạch và hoài bão trong hiện tại và tương lai.
- Sống khỏe mỗi ngày: Chăm sóc sức khỏe với những quyền lợi và ưu đãi vượt
trội.
- Bảo hiểm bệnh lý nghiêm trọng: Giảm bớt nỗi lo viện phí, giúp NĐBH an tâm
điều trị khi khơng may mắc bệnh lý nghiêm trọng.
- Bảo hiểm trợ cấp y tế: San sẻ gánh nặng y tế với trợ cấp thiết thực khi nằm viện.
- Bảo hiểm tử vong, thương tật do tai nạn: Bảo vệ toàn diện trước rủi ro khi gặp
thương tật hoặc tử vong với quyền lợi bảo hiểm lên đến 300% Số tiền bảo hiểm.
- Bảo hiểm Tử Vong hoặc Thương Tật Toàn Bộ Vĩnh Viễn: Khách hàng tham gia
gói bổ trợ này sẽ được chi trả 100% số tiền bảo hiểm nếu không may tử vong hoặc
thương tật tồn bộ vĩnh viễn.
- Nhóm Bảo Hiểm Hỗ Trợ Đóng Phí: Giảm bớt nỗi lo viện phí, giúp NĐBH an
tâm điều trị khi không may mắc 1 trong 49 bệnh lý nghiêm trọng
2.5.Thị phần và đối thủ cạnh tranh:
Thị phần của các cơng ty bảo hiểm có sự xáo trộn mạnh trong những năm trở lại
đây. Hiện ở mảng bảo hiểm nhân thọ, những cơng ty có thị phần lớn nhất là BaoViet
Life, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và AIA.
Cơng ty chứng khốn BIDV (BSC) mới đây đã có báo cáo cập nhật về ngành bảo
hiểm Việt Nam. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 6 tháng đầu năm đạt hơn 66.800
tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ. Bảo hiểm phi nhân thọ cũng tăng trưởng trên 10%
trong 6 tháng đầu năm 2021 với tổng doanh thu phí đạt gần 30.000 tỷ đồng.
Báo cáo cũng cho thấy "cuộc chiến" giành thị phần đang rất gay gắt giữa các công
ty bảo hiểm ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
Ở mảng bảo hiểm nhân thọ, BaoViet Life vẫn là hãng có thị phần lớn nhất, chiếm
20,8% thị trường. Tiếp theo lần lượt là Manulife (19%), Prudential (16%), Dai-ichi Life
(12,1%) và AIA (10,8%),…


12


Nhìn chung, trong 5 năm qua, những "ơng lớn" trên thị trường bảo hiểm nhân thọ
vẫn là những cái tên quen thuộc nói trên. Tuy nhiên, thị phần của các cơng ty bảo hiểm
nước ngồi đang tăng nhanh và dần chiếm lĩnh thị trường.
Theo BSC, thị phần của BaoViet Life đã giảm khoảng 0,9% trong 6 tháng đầu
năm 2021 và giảm 6% trong 5 năm qua. Ngoài ra, thị phần của Prudential sụt mạnh
10,7% trong 5 năm qua xuống còn 16%.
Trong khi đó, ngược lại, thị phần của Manulife tăng vọt 6,9% lên 19%, AIA tăng
1,5% lên 10,8% và Dai-ichi Life tăng 1,6% lên 12,1%.Ngoài ra, đáng chú ý, một số
công ty nhỏ bất ngờ tăng thị phần đáng kể 5 năm qua như FWD, MB Ageas, Sun Life,


3. Phân tích thực trạng:
3.1. Kết quả kinh doanh:
Căn cứ vào báo cáo tài chính của cơng ty bảo hiểm Manulife, ta có bảng Tóm tắt
kết quả kinh doanh của Cơng ty Bảo hiểm Manulife trong giai đoạn 2016 - 2020.

(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tiêu chí
1.Tổng
Tài
sản/Nguồn vốn
2.Doanh thu
Trong đó, DT
thuần từ hoạt
động kinh doanh

bảo hiểm
3.Chi phí

2016

2017

2018

2019

2020

17.435

26.337

36.365

44.136

61.910

7487

10.066

13.118

17.526


25.134

6016

7983

10.857

14.771

19.701

(7023)

(11.312)

(15.840)

(16.266)

(27.177)

13


Trong đó, chi
phí cho hoạt (4488)
động kinh doanh
bảo hiểm

4.Lợi nhuận (lỗ) 463
kế tốn trước
thuế
5.Chi phí thuế
(73)
TNDN
hiện
hành
6. Chi phí (thuế (18)
TNDN hỗn lại)
7.Lợi nhuận (lỗ) 372
sau thuế TNDN

(8145)

(11.047)

(10.481)

(19.677)

(1245)

(2722)

1.260

(2043)

252


545

(246)

401

(993)

(2173)

1014

(1642)

Nhìn về tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2016-2020 thơng
qua các tiêu chí trên, ta thấy được một số điểm nổi bật:
Về Tổng Tài sản: Tổng Tài sản của Manulife Việt Nam tăng đều qua các năm, đạt
17.435 tỉ đồng năm 2016, cuối giai đoạn đã tăng vọt lên 61.910 tỉ đồng vào năm 2020.
Mặc dù những khó khăn do dịch bệnh Covid - 19 cuối năm 2019 và năm 2020, nhưng
doanh nghiệp này vẫn duy trì tổng tài sản tăng 2,6% tương đương 44.475 tỉ đồng.
Về doanh thu: Mức độ tăng trưởng của doanh thu trong giai đoạn này thấp hơn so
với tốc độ tăng trưởng của Tổng Tài sản, doanh thu tăng 17.647 tỉ đồng, tức là tăng
trưởng 2,4%. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm chiếm tỉ
trọng cao nhất, chứng tỏ công ty luôn tập trung các nguồn lực tài sản cho hoạt động
chính của mình. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng đều trong các
năm, và mức tăng trưởng đến cuối năm 2020 là 2,3% so với năm 2016.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không ổn định, có năm đạt lợi nhuận tốt, có
năm lỗ, điển hình năm 2018 lỗ 2.173 tỉ đồng, mức lỗ cao nhất trong cả giai đoạn này. Vì
để đảm bảo cho khả năng chi trả các quyền lợi của khách hàng trong tương lai, doanh

nghiệp đã trích lập thêm khoản dự phòng trong năm 2018 là 7.288 tỉ đồng, dẫn đến
khoản lỗ sau thuế trên, vì khoản trích lập này chiếm tới 2/3 chi phí hoạt động của
Manulife. Tuy nhiên,về phía cơng ty khẳng định, kết quả này khơng ảnh hưởng đến sự
an tồn tài chính của cơng ty.
Ta có bảng tổng hợp Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2016 - 2020 này.

14


(Đơn vị: %)
Năm
Chỉ tiêu
1.Cơ cấu tài sản
+ TSDH/TổngTS
+ TSNH/TổngTS
2.Cơ cấu nguồn
vốn
+ Nợ/TổngNV
+ Vốn chủ/Tổng
NV
3. Khả năng thanh
toán nhanh
TSNH/Nợ
ngắn
hạn (lần)
4. Tỉ suất lợi nhuận
+ LNST/Doanh thu
thuần từ hoạt động
kinh doanh bảo

hiểm.
+ LNST/Vốn CSH

2016

2017

2018

2019

2020

79,67
20,33

75,17
24,83

66,15
33.85

65,81
34,19

70,97
29,03

84,35
15,65


78,61
21,39

80,02
19,98

81,32
18,68

83,85
16,15

2,56

3,57

4,97

4,44

3,61

6,19

(12,44)

(20,05)

6,86


(8,33)

13,64

(17,63)

(30,11)

12,30

(16,41)

Với Manulife Việt Nam, trong cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn luôn chiếm tỉ trọng
lớn trong Tổng Tài sản, khá an toàn cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, khi
nhìn về cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy, doanh nghiệp năm nào cũng sử dụng nợ vay xấp
xỉ mức 80% trên tổng nguồn vốn. Qua các năm, nợ dài hạn luôn chiếm tỉ trọng cao để tài
trợ cho tài sản dài hạn, nên độ an tồn tài chính vẫn ổn định, và sử dụng nợ vay là nguồn
tài trợ khuếch đại được doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp cũng duy trì nợ ngắn hạn ở mức vừa phải, vừa đủ thanh toán cho các khoản mục
trong ngắn hạn, khả năng thanh tốn của doanh nghiệp ( TSNH/Nợ ngắn hạn) ln đạt
trên 2,5 lần trong giai đoạn này, cho thấy khả năng thanh tốn nhanh của doanh nghiệp
ln trên mức tiêu chuẩn.
Tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng biến động theo mức
lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên, nhìn về cả chặng đường, doanh nghiệp này vẫn luôn giữ
vững được vị thế dẫn đầu thị trường về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới
với danh mục khách hàng hơn 1,2 triệu người (2020).
3.2. Quá trình phát triển của Manulife Việt Năm từ năm 2016 - 2020
Năm 2016 - 2017


15


Trong hai năm 2016 và 2017 Nam với kết quả kinh doanh vượt trội là một năm
rất ấn tượng của Manulife Việt . Tổng doanh thu đạt 7.487 tỷ đồng ( 2016) 10.066 tỷ
đồng(2017) , trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt đạt 6.050 tỷ đồng (2016) 8.014
tỷ đồng(2017), tăng 37% so với năm trước. Công ty đã trích lập quỹ dự phịng thêm
2.000 tỷ đồng để đảm bảo quyền lợi vững chắc hơn cho khách hàng (Nếu khơng trích
lập quỹ này, lợi nhuận rịng của Manulife sẽ là 1.000 tỷ đồng). Tổng giá trị tài sản quản
lý đạt 17.434 tỷ đồng (2016) 26.337 tỷ đồng (2017) , tăng 32% so với năm trước. Đặc
biệt, Manulife Việt Nam đạt mức lợi nhuận sau thuế cao với 372 tỷ đồng.
Góp phần vào sự tăng trưởng của Manulife Việt Nam trong năm 2016 và 2017 là
triết lý “Khách hàng là trọng tâm” cùng chiến lược kinh doanh nhất quán của Công ty
trong việc phát triển đội ngũ đại lý chuyên nghiệp về cả chất lượng và số lượng, đa
dạng hóa danh mục sản phẩm, mở rộng kênh phân phối bảo hiểm qua đối tác và tăng
cường nhận biết thương hiệu Manulife trên thị trường thông qua những chiến dịch tiếp
thị quy mơ và chun nghiệp trên tồn quốc.
Với những thành tựu và đóng góp tích cực cho sự phát triển của thị trường bảo
hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam đã vinh dự được trao tặng nhiều danh hiệu và giải
thưởng uy tín trong năm 2016 như: Danh hiệu “Top 10 sản phẩm dịch vụ xuất sắc vì
người tiêu dùng”; Giải thưởng "Best Life Insurance Company Vietnam 2016 và 2017";
Chứng nhận “Doanh nghiệp xuất sắc" về chỉ số hài lòng khách hàng (theo chuẩn CS1:
2016 - Customer Satisfaction Index); Giải thưởng Rồng Vàng với danh hiệu “Dịch vụ
bảo hiểm nhân thọ tốt nhất".

Chứng nhận “Doanh nghiệp xuất sắc” về chỉ số hài lịng

khách hàng; Giải thưởng “Thương hiệu Gia đình Tin dùng năm 2017”; Danh hiệu “Top
10 Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ uy tín nhất năm 2017”;...
Năm 2018 - 2019

Năm 2018 là một năm rất ấn tượng của Manulife Việt Nam. Tổng doanh thu đạt
13.118 tỷ đồng; trong đó doanh thu phí bảo hiểm thuần đạt 10.857 tỷ đồng, lần lượt
tăng 31% và 36% so với năm 2017. Tổng giá trị tài sản quản lý đạt 34.083 tỷ đồng, tăng
38% so với năm 2017.

16


Cùng với đó năm 2019, Manulife Việt Nam cũng đã đạt nhiều thành tựu kinh
doanh ấn tượng đồng thời cũng đánh dấu 20 năm phát triển và phục vụ khách hàng của
Manulife tại Việt Nam. Tăng doanh thu đạt 17,526 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo
hiểm thuần đạt 14.771 tỷ đồng, lần lượt tăng 34 % và 36 % so với năm 2018, đưa
Manulife Việt Nam vươn lên vị trí dẫn đầu thị phần bảo hiểm về doanh thu khoai thác
phí mới tại thị trường Việt Nam. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.260 tỷ đồng Manulife Việt
Nam cũng cho thấy tiềm lực về tài chính vững mạnh với tổng giá trị tài sản đang được
Công ty TNHH Quản Lý Quỹ Manulife Investment (Việt Nam) quản lý 45.000 tỷ đồng,
tăng 34% so với năm 2018.
Thực hiện Mục tiêu lớn "Trở thành công ty bảo hiểm dẫn đầu về số hố, đặt khách
hàng làm trung tâm”. Ngồi ra, Manulife Việt Nam cũng phát triển chương trình chăm
sóc khách hàng và tặng thường trên nền tảng Ứng dụng ManulifeMOVE, nhằm khuyến
khích thói quen vận động vì một cộng đồng Sống khỏe mạnh và năng động. Bên cạnh
đó, Manulife Việt Nam cũng đồng hành cùng các chương trình cổ vũ lối sống tích cực
qua các sự kiện chạy Tiarathon hay các sự kiện chạy bộ vì cộng đồng.
Những sáng kiến đột phá này giúp Manulife Việt Nam phục vụ khách hàng tốt
hơn, mang lại sự hài lòng cao hơn và được ghi nhận bằng Chỉ số đo lường sự hài lòng
của khách hàng 53% dẫn đầu thị trường cùng những giải thưởng uy tín danh giá.
Đặc biệt, Manulife Việt Nam đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số hóa và tiếp tục
thúc đẩy sự đơn giản hóa đồng thời cải tiến sản phẩm, dịch vụ và quy trình để nâng tầm
trải nghiệm khách hàng. Một trong những giải pháp tự động của Manulife là ứng dụng
eClaims, cho phép khách hàng có thể nộp yêu cầu bồi thường trực tuyến mọi lúc mọi

nơi, trong vòng 1 phút, và gần như ngay lập tức nhận được phản hồi về kết quả bồi
thường từ Manulife Việt Nam.
Năm 2020
Năm 2020 là năm đầy thử thách với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Dù vậy,
bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, Manulife Việt Nam đã đạt được những thành tích
vơ cùng ấn tượng. Khả năng phục hồi mạnh mẽ của Việt Nam đã giúp nền kinh tế đạt

17


được những thành tựu tăng trưởng tích cực trong giai đoạn bình thường mới so với
nhiều nước láng giềng.
Manulife tiếp tục dẫn đầu thị trường về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác
mới với danh mục khách hàng hơn 1,2 triệu người. Điều này thể hiện thông qua kết quả
kinh doanh với tổng doanh thu đạt 25.134 tỷ đồng, tăng trưởng 43,4%; trong đó doanh
thu phí bảo hiểm thuần đạt 19.701 tỷ đồng, tăng 33,4% so với năm 2019.
Manulife Việt Nam cũng cho thấy tiềm lực về tài chính vững mạnh với tổng giá trị
tài sản đang được Công ty TNHH Quản Lý Quỹ Manulife Investment (Việt Nam) quản
lý lên đến 61.515 tỷ đồng, tăng 36,1% so với năm 2019. Được sự chấp thuận của Bộ Tài
chính, trong năm 2020, Manulife Việt Nam cũng đã tăng vốn điều lệ lên thành 13.095 tỷ
đồng.
Trong năm 2020, Manulife Việt Nam đã không ngừng hỗ trợ khách hàng, cũng
như đội ngũ hơn 1.000 nhân viên và hơn 53.000 tư vấn viên, thông qua việc giảm thiểu
tối đa những tác động do COVID-19 gây ra. Những nỗ lực trong việc ưu tiên cải thiện
trải nghiệm khách hàng và chuyển đổi số hóa được thể hiện qua sự gia tăng của Chỉ số
Đo lường sự hài lòng của Khách hàng (Net Promoter Score - NPS). Tính đến cuối năm
2020, Manulife Việt Nam tăng 13 điểm rNPS so với năm 2019.
Bên cạnh đó, Manulife Việt Nam đã quyên góp hơn 4,28 tỷ đồng cho các tổ chức
tuyến đầu để trang bị dụng cụ y tế ủng hộ tuyến đầu chống dịch, và hỗ trợ khẩn cấp cho
công tác cứu trợ khắc phục hậu quả sau lũ lụt tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG , ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VỀ LĨNH VỰC BẢO HIỂM NÓI CHUNG VÀ
BẢO HIỂM NHẬN THỌ NÓI RIÊNG TẠI VIỆT NAM.
1. Những thách thức và triển vọng về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm
nhận thọ nói riêng tại Việt Nam.
1.1. Thách thức và triển vọng về lĩnh vực bảo hiểm nói chung:
1.1.1. Triển vọng:

18


Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm có
nhiều kênh phân phối, theo khảo sát cho thấy trước khi mua bảo hiểm 75,7% khách
hàng đã sử dụng công cụ kĩ thuật số để đưa ra quyết định mua sản phẩm. Trong bối
cảnh dịch bệnh trên thế giới còn diễn ra phức tạp, xu hướng chuyển dịch phân phối bảo
hiểm từ offline sang online trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết,thuận tiện cho cả khách
hàng và doanh nghiệp bảo hiểm trong khi vẫn đảm bảo an toàn giãn cách xã hội.
Sự đa dạng của kênh phân phối cũng là một động lực có mức tăng trưởng, cùng
với sự phát triển của cơng nghệ 4.0 các kênh phân phối và dịch vụ kĩ thuật số sẽ dần
thay thế các kênh truyền thống như các ứng dụng di động, chatbot. Trong đại dịch, một
lượng lớn khách hàng đã chuyển sang sử dụng ứng dụng kĩ thuật số để tham gia bảo
hiểm.
Do ảnh hưởng của đại dịch, sự cải thiện về nhận thức của người dân về bảo hiểm
đã trở thành động lực quan trọng nhấy của ngành, tỉ lệ người tham gia bảo hiểm cũng
tăng lên đáng kể. Trong khi đó tỉ lệ thâm nhập bảo hiểm nước ta còn thấp, đến 2020 việt
Nam có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ doanh thu phí bảo hiểm bình qn tối
đa 3%, vậy tới 2025 ước tính có 15% dân số sẽ tham gia bảo hiểm nhân thọ với doanh
số dự kiến đạt 3,5%.
1.1.2. Thách thức:
Mức cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng là một vấn đề không mới đối với

ngành bảo hiểm. Thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm ở cả 2 khối bảo hiểm nhân
thọ lẫn bảo hiểm phi nhân thọ đều liên tiếp rót thêm vốn điều lệ nhằm đẩy mạnh đầu tư
tuyển dụng nhân sự, công nghệ và triển khai các dự án mở rộng thị trường, phát triển
kênh phân phối, tăng dự phòng rủi ro cũng như tăng năng lực bồi tường. Phần lớn các
doanh nghiệp bảo hiểm tỏ ra tự tin với những đột phá nhờ công nghê, độ đa dạng của
sản phẩm và chất lượng đội ngũ tư vấn. Ngành bảo hiểm đã chuyển biến tích cực, khách
hàng có cơ hội tiếp cận bảo hiểm nhanh chóng hơn với nhiều trải nghiệm và chuyên
nghiệp hơn. Cạnh tranh cũng là cơ sở tạo nên tăng trưởng, đóng góp cho sự phát triển
của kinh tế Việt Nam và đem lại nhiều cơ hội việc làm và giảm thiểu rủi ro cho nhiều
khách hàng hơn.

19


Sự giảm sút trong thu nhập của khách hàng cũng là một trong những thách thức
đối với lĩnh vực bảo hiểm. Theo Tổng cục thống kê năm 2020 khoảng 22,2 triệu người
lao động bị giảm thu nhập do tác động của Covid-19, điều này cho thấy túi tiền của
khách hàng thực sự trở lên eo hẹp hơn rất nhiều so với nhiều năm trước. Thêm vào đó
bối cảnh lạm phát toàn cầu dự báo tăng khá mạnh, dẫn đến áp lực lạm phát Việt Nam
cũng bắt đầu nhen nhóm do ảnh hưởng bởi độ trễ của lượng cung tiền. Lạm phát có thể
ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành bảo hiểm, sự gia tăng lạm phát càng đột ngột thì tác
động càng nghiêm trọng do phí bảo hiểm khơng thể điều chỉnh được.
Các rủi ro do các yếu tố thiên tai thời tiết hay dịch bệnh. Dịch Covid-19 chính là
minh chứng rõ ràng cho điều này, đại dịch đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế toàn cầu,
lây nhiễm cho hơn 11 triệu người, con số tử vong lên hàng trăm nghìn; chưa kể đến số
lượng người bị thất nghiệp và doanh nghiệp phải đóng cửa do suy thối kinh tế. Điều
này khiến cộng đồng doanh nghiệp phải ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của quản
trị rủi ro và bảo hiểm, thay bị động đối phó rủi ro nên tạo lợi thế cạnh trang từ việc
chuẩn bị cho rủi ro.
Cơ hội từ cuộc CMCN 4.0 rất lớn nhưng việc áp dụng vào trong ngành bảo hiểm

còn chưa được chú trọng nên xảy ra vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin bất cập. Hầu
hết các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn đang chú trọng phát triển các ứng dụng
công nghệ ở mức cơ bản như xây dựng ứng dụng trên thiết bị thông minh (90,5%); phân
phối sản phẩm qua mạng xã hội (85,7%); công nghệ trả lời khách hàng tự động
(42,9%),.., tiếp cận khách hàng chưa được rộng rãi, để tận dụng tốt những cơ hội đó
buộc ngành bảo hiểm phải đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
1.2.Triển vọng và thách thức đối với bảo hiểm nhân thọ:
1.2.1. Triển vọng:
Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng có những dấu hiệu lạc quan tích cực cho thấy
ngành này đang ngày càng phát triển hơn. Việt nam thuộc diện đất nước có dân số đông,
cơ cấu dân số trẻ cũng chiếm khá nhiều cùng việc học tập phát triển hội nhập kinh tế thế

20


giới dẫn đến tầng lớp tri thức hiểu biết hơn về bảo hiểm cũng như là nguồn nhân lực
đáng mong đợi cho lĩnh vực này.
Nền kinh tế Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc, mặc dù trong đại dịch vẫn có sự
tăng trưởng nhất định, điều này cũng cho thấy thu nhập của người dân đã được nâng
cao cuộc sống cũng được cải thiện dẫn đến những quan tâm khác về bản thân sợ gặp rủi
ro, số lượng khách hàng mua bảo hiểm những năm gần đây đã tăng khá lớn. Dịch bệnh
hiện nay cũng là cơ hội cho lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, con người ý thức được sự nguy
hiểm của nó và cần bảo vệ bản thân.
Chính cơng nghệ thơng tin đã mang lại lượng lớn khách hàng cho các doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhờ cơ hội chuyển đổi số nhanh chóng giúp khách hàng tiếp
cận nhanh, chính xác cũng như giảm thiểu chi phí ,rủi ro khi trong thời gian dịch bệnh
hiện nay. Hình thức tư vấn ,bán bảo hiểm chuyển qua online ,kênh phân phối rộng rãi
đa dạng tăng doanh thu cho ngành.
1.2.2. Thách thức:
Những biến động khó lường của nền kinh tế khiến việc hoạch định và triển khai

các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp bảo hiểm trở nên khó khăn. Đây được coi là
thách thức lớn nhất của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc tạo ra lợi nhuận trong mảng
đầu tư, kinh tế vĩ mơ nếu cịn biến động cũng sẽ khiến khơng ít khách hàng cân nhắc
việc mua bảo hiểm.
Bên cạnh đó sự phụ thuộc quá nhiều vào lực lượng đại lí bảo hiểm đặt ra nhiều
vấn đề cho các công ty bảo hiểm, hiện tượng chiếm dụng đại lí của doanh nghiệp khác
là vấn đề căng thẳng. Sự biến động về nhân sự cấp cao cũng sẽ khiến một vài doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp khó khăn khi kế hoạch phát triển bị gián đoạn và những
biến đổi về nhân sự cũng dẫn đến những biến đổi về thị phần doanh thu phí bảo hiểm
của các cơng ty. Tiếp đó xuất hiện những cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi đã tạo ra
một mơi trường cạnh tranh tích cực, các cơng ty phải giảm phí, mở rộng điều kiện, điều
khoản bảo hiểm và khách hành sẽ có nhiều lựa chọn, nhận thức của các cá nhân tập thể
về vai trò bảo hiểm cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp để tìm kiếm được
lượng khách hàng mới.

21


Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
trong việc thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã
đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm như tiết
kiệm gửi định kì, tiết kiệm lãi suất hay tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình
thức khuyến mại như tặng bảo hiểm,..
2. Đề xuất các giải pháp về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói
riêng tại Việt Nam.
2.1. Đề xuất các giải pháp về lĩnh vực bảo hiểm nói chung tại Việt Nam.
Thứ nhất, Nhà nước cần tạo cơ chế và chính sách ưu đãi về ngành bảo hiểm trong
bối cảnh Việt Nam trong thời kì tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực
cạnh tranh: Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, để tồn tại và kinh doanh có
hiệu quả, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải chọn cho mình những biện pháp cạnh

tranh xem đây như là “cẩm nang” nhằm lôi kéo khách hàng mua bảo hiểm tại doanh
nghiệp mình. Những biện pháp cạnh tranh mà các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng có
thể lành mạnh hoặc khơng lành mạnh. Ở đây, khi tìm hiểu về thực trạng cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Các biện pháp cạnh tranh nổi bật mà các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam sử
dụng gồm: Giảm phí bảo hiểm, tăng hoa hồng, tăng mức bồi thường.
Thứ hai, tạo cho mình một vị thế vững chắc nhằm nâng cao tính minh bạch thơng
tin của doanh nghiệp bảo hiểm và đảm bảo năng lực về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý
kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực và khơng chỉ phải đa dạng hóa sản phẩm như
việc tăng cường kết nối liên thông giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm y tế thương mại
và nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn cần chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng,
giải quyết nhanh chóng hợp lý cơng tác bồi thường tổn thất trong các trường hợp xảy ra
rủi ro bảo hiểm.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực bảo hiểm thông qua các hệ
thống ngân hàng, các trung tâm tổ chức tài chính vừa giúp xây dựng được hình ảnh của
công ty vừa tiếp cận được nhiều lượng khách hàng khác nhau.

22


Thứ tư, đa dạng kênh phân phối bảo hiểm không chỉ trực tiếp mà còn phải phát
triển việc tiếp cận khách hàng thông qua internet, bán bảo hiểm qua các website của
cơng ty đặc biệt là việc thanh tốn nhanh chóng trên website để theo kịp với sự phát
triển của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ năm, các công ty bảo hiểm nên hợp tác hỗ trợ nhau trong nhiều mặt nhằm mở
rộng thị trường, tạo cạnh tranh lành mạnh, chống trục lợi bảo hiểm… cùng với đó là
đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế để mở ra những cơ hội kinh doanh mới, giúp cho nghành
Bảo Hiểm Việt Nam vươn ra Thế giới.
2.2. Đề xuất các giải pháp về bảo hiểm nhận thọ nói riêng tại Việt Nam.
Thứ nhất, biết nắm bắt thời cơ, tính đến năm 2020 có khoảng 10% dân số Việt

Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ dự kiến đến năm 2025 là 15% nhưng có thể tăng
mạnh hơn ví dụ như trong đợt dịch covid nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng của họ thì người dân sẽ có xu hướng mua bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo việc
chia sẻ rủi ro và là một hình thức tiết kiệm lâu dài như việc ban hành và áp dụng chính
sách giải quyết quyền lợi bảo hiểm đặc biệt cho khách hàng gặp rủi ro do COVID-19.
Thứ hai, hiện nay nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ đang rất được nhiều người lựa
chọn nó đòi hỏi phải biết cách xây dựng niềm tin của bản thân trong lịng khách hàng
thì mới có cơ hội bán được bảo hiểm nên các công ty bảo hiểm cần phải chú trọng trong
khâu tuyển dụng, các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao,
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thứ ba, khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm mới; Đa dạng hóa phương
thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với
Cách mạng công nghiệp 4.0; Chú trọng, nâng cao chất lượng tư vấn, tính chuyên nghiệp
của đại lý bảo hiểm; Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các DNBH và
các cơ quan truyền thơng, báo chí để đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao
nhận thức của người dân, các tổ chức, cơ quan về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân
thọ nói riêng, phòng chống các hiện tượng trục lợi bảo hiểm chung và bảo hiểm nhân
thọ nói riêng, phịng chống các hiện tượng trục lợi bảo hiểm.

23


Thứ tư, cần bổ sung ưu đãi thuế đối với bảo hiểm sức khỏe tương tự như bảo hiểm
nhân thọ, đồng thời mở rộng danh mục đầu tư, phạm vi đầu tư đối với các DN bảo hiểm
nhân thọ như: Thực hiện cho vay có bảo lãnh, đầu tư trái phiếu huy động vốn cho các
dự án cơ sở hạ tầng được Chính phủ, chính quyền địa phương bảo lãnh...
2.3. Đề xuất giải pháp với bảo hiểm Manulife:
Thứ nhất, chủ động thích ứng với tình hình dịch bệnh: Đại diện Manulife Việt
Nam chia sẻ, dịch Covid -19 và giãn cách xã hội đã thúc đẩy Manulife Việt Nam và các
DNBH đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số hóa để thích ứng với

hồn cảnh thơng qua việc khởi động “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”. Về mặt an toàn thơng tin Sự thống lĩnh của số hóa và
các kênh truyền thông xã hội đã khiến các vấn đề như rị rỉ dữ liệu, gian lận và đánh cắp
thơng tin ngày càng nghiêm trọng hơn. Để giảm thiểu những vấn đề này, Manulife Việt
Nam, cần cam kết bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân của khách hàng theo đúng quy
định pháp luật, cũng như đảm bảo rằng thông tin luôn được bảo mật với công nghệ và
tiêu chuẩn cao nhất.
Thứ hai, xây dựng các sản phẩm tốt hơn dựa trên phân khúc khách hàng và dự
đoán các nhu cầu dịch vụ của họ để ra hướng chủ động tiếp cận phù hợp. Qua việc phát
triển các giải pháp mới tập trung vào sức khỏe như Max – Sống Khỏe, sản phẩm bảo
hiểm chăm sóc sức khỏe hạn mức cao mới được ra mắt trên trang thương mại điện tử
của công ty Manulife Shop, cung cấp cho khách hàng giải pháp bảo vệ tối ưu và mang
lại trải nghiệm về một quy trình vơ cùng dễ dàng và thuận tiện, được phát triển dựa trên
dữ liệu khách hàng.
Thứ ba, giải quyết quyền lợi bảo hiểm: trong quá khứ, việc yêu cầu giải quyết
quyền lợi bảo hiểm thường rất phức tạp, rườm rà và khó hiểu đối với khách hàng.
Thơng thường, mọi người tìm kiếm sự an tâm và đơn giản. Manulife tận dụng cơng
nghệ như OCR – kí tự nhận dạng quang học để có thể hiểu tài liệu y tế nhanh hơn từ đó
đưa ra quyết định bồi thường sớm hơn. Khách hàng có thể gửi yêu cầu bồi thường hồn
tồn trực tuyến, từ q trình thẩm định tự động.
Thứ tư, nâng cao kĩ năng nhận thức của nhân viên về phục vụ và đáp ứng nhu cầu
của khách hàng như luôn nỗ lực làm cho mọi thứ trở nên đơn giản nhất cho khách hàng,

24


luôn Làm Điều Đúng Đắn và tự hào về điều đó và ln Nghĩ Lớn và tin rằng điều gì
cũng có thể thực hiện được.
Thứ năm, lắng nghe phản hồi giữa khách hàng và nhân viên của mình là điều
khơng thể thiếu đối với người quản lý “Nếu chúng ta khơng thể khiến nhân viên của

mình hạnh phúc thì làm sao họ có thể làm khách hàng hạnh phúc”. Câu hỏi này khiến
các nhà quản lý cần nhận ra việc lắng nghe, truyền động lực và thường xuyên tương tác
với nhân viên mình là vơ cùng quan trọng.

LỜI KẾT

25


×