Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.28 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Khi nói đến Singapore, với một số người, quốc gia này không khác hơn là một
“dấu chấm nhỏ màu đỏ trên bản đồ”. Tuy nhiên, vị trí của Singapore trên thế giới
không chỉ gói gọn trong chấm nhỏ đó. Trên thực tế, Singapore là một đất nước năng
động, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ . Ngoài yếu tố lịch sử, văn hóa, nhân lực, còn
có nhiều khía cạnh khác cấu thành nên sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Singapore
ngày nay, trong đó không thể không kể đến vai trò của lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chiến
lược phát triển kinh tế của Chính phủ Singapore cũng như các chính sách phát triển
kinh tế, đặc biệt các chính sách thương mại đã và đang định hình nên một điểm sáng
về kinh tế, góp phần đưa Singapore trở thành một trong bốn con rồng của châu Á.
Trên cơ sở ấy, bài nghiên cứu tập trung vào đề tài “tình hình xuất nhập khẩu
của Singapore giai đoạn từ năm 2005 đến nay”. Bài viết đưa ra bức tranh tổng quan
về Singapore trên các khía cạnh: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư – xã hội, kinh
tế của Singapore. Bài viết chú trọng vào việc tổng hợp và phân tích tình hình xuất
nhập khẩu của Singapore trong giai đoạn 2005 đến nay trên các tiêu chí về đóng góp
của ngoại thương vào nền kinh tế, tổng giá trị xuất nhập khẩu, tỷ trọng tham gia vào
tổng kim ngạch của xuất khẩu - nhập khẩu, cơ cấu xuất nhập khẩu theo mặt hàng và
thị trường chủ yếu. Ngoài ra, các nhận xét cũng như đánh giá cơ bản về lĩnh vực xuất
nhập khẩu của quốc gia này trong giai đoạn trên cũng được đề cập trong bài viết.
Thông qua đó, chúng ta sẽ có những kiến thức và hiểu biết cơ bản nhất về Singapore,
đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu của quốc gia này. Tựu chung lại, qua việc tổng hợp
và phân tích kết hợp nhận xét và đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của quốc gia phồn
thịnh này trong giai đoạn gần đây, bài viết không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc cung
cấp thông tin và dữ liệu mà còn nêu lên chính sách, định hướng về lĩnh vực xuất nhập
khẩu của quốc gia này trong thời gian tới.
Bài viết được triển khai trên bố cục: nêu lên những thông tin cơ bản về đất nước
Singapore; tiếp đó đi sâu vào tổng hợp, phân tích, nhận xét và đánh giá tình hình xuất
nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005 đến nay và cuối cùng đề cập những định
hướng, chủ trương về lĩnh vực xuất nhập khẩu của Singapore trong giai đoạn tới.
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ


Nội dung
Tổng quát chung về Singapore
Cộng hòa Singapore nằm ở
khu vực Đông Nam Á, là quốc gia
nhỏ nhất với diện tích 692,7 km
2
.
Dân số khoảng 4.987.600 người
(năm 2009), người Hoa chiếm
76,8%, người Mã Lai là 13,9%,
người Ấn Độ là 7,9% còn lại là
người gốc khác.
Về vị trí địa lý
Nằm ở cuối cực nam của eo
biển Malacca, Singapore sở hữu vị trí chiến lược trên con đường giao thương bằng
đường thuỷ giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á hải đảo và
Đông Nam Á lục địa. Phía tây và phía đông Singapore là Malaysia, phía nam là
Indonesia.
Về điều kiện tự nhiên
Singapore hầu như không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Mọi nguyên liệu cho
sản xuất đều phải nhập từ bên ngoài. Trên thực tế, Singapore chỉ có ít than chì, nham
thạch, đất sét, không có nước ngọt, đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau
và cây ăn quả. Do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực
thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Về điều kiện dân cư – xã hội
Singapore là một quốc gia trẻ đa sắc tộc được hình thành chủ yếu từ người nhập
cư. Singapore đã từng là thuộc địa của Anh với việc thi hành chính sách tự do thương
mại dựa trên cơ bản nguyên tắc pháp luật hình thành nề nếp pháp luật trong kinh
doanh. Được trao trả năm 1971, đến nay Singapore trở thành trung tâm buôn bán, dịch
vụ mậu dịch, tạo nên thu nhập chính của đất nước này vào những năm 60, đồng thời

ngày nay trở thành trung tâm tài chính ngân hàng và thị trường tài chính quốc tế phát
triển rất mạnh mẽ. Cùng với nguồn lao động siêng năng với chính sách kinh tế, đầu tư,
thương mại hợp lý đã góp phần tạo nên sự thành công của nên kinh tế Singapore.
Về cơ sở hạ tầng
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu
châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc
dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Một nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy
tính điện tử và hàng bán dẫn, còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng
đầu ở châu Á.
Về kinh tế
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ có tốc độ tăng
trưởng khá nhanh. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang
nền kinh tế tri thức và đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành
một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế
toàn cầu và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh. Với tốc độ tăng trưởng qua
các năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế (%) của Singapore 1999 – 2010
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ 5.5 10.1 -2.2 2.2 1.1 8.1 6.4 7.9 7.7 1.1 -1.3 14.5
Nguồn: CIA WORLD FACTLOOK
Hình 1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP thực tế
Chính phủ Singapore thực hiện chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư rất
sớm (1966 - 1973). Mà then chốt là chính phủ thực thi chiến lược hướng về xuất khẩu
như dồn mọi nỗ lực vào việc tiếp cận và phát triển thị trường nước ngoài, hỗ trợ phát
triển các nhà xuất khẩu (1979 - 1984 ), xúc tiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (1985 -
1990). Từ năm 1991 đến nay, Singapore thực thi chính sách “quốc tế hóa nội địa”,
mục tiêu là biến Singapore trở thành một trung tâm thương mại quốc tế lớn. Hệ thống
chính sách kinh tế của Singapore được tập trung giải quyết bởi một Uỷ ban liên bộ của
chính phủ, do phó thủ tướng đứng đầu, dưới nữa là các ủy ban chuyên trách như IDB,
TDB(Uỷ ban phát triển đầu tư - thương mại), HDB (Uỷ ban phát triển nhà ở)

Quan điểm về xây dựng chính sách cạnh tranh của Singapore là đặt các doanh
nghiệp tại Singapore (không phân biệt trong nước, ngoài nước, sở hữu) trong môi
trường cạnh tranh quốc gia bình đẳng, theo kiểu chọn lọc tự nhiên. Nhà nước không
bảo hộ, nhưng nhà nước ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp ở các ngành quan trọng phát
triển bằng cổ phần lớn của nhà nước, khi các doanh nghiệp này đủ mạnh trong cạnh
tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế thì nhà nước bán cổ phiếu cho dân. Ví dụ: công
ty vận tải biển NEPTUNE và công ty BUS SERVICES là hai tập đoàn lớn ở
Singapore. Nhà nước Singapore chú trọng phát triển các tập đoàn kinh tế thương mại
tổng hợp theo mô hình của Nhật Bản và Hàn quốc. Các tập đoàn kinh tế thương mại
tổng hợp có nhiều ưu thế trong cạnh tranh xuất khẩu do có thế lực rất lớn, có mục tiêu
cụ thể, là cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Ưu thế của các
tập đoàn kinh tế - thương mại tổng hợp thể hiện ở chỗ đội ngũ chuyên gia tinh thông
nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh quốc tế, có quy mô và tiềm lực tài chính lớn, năng
động và nắm giữ một khối lượng thông tin khổng lồ, kịp thời đưa ra các giải pháp khi
thị trường có biến động, có đủ khả năng đầu tư tạo lập một ngành công nghiệp lớn
hoặc thống trị một ngành, một thị trường lớn.
Singapore là quốc gia không có nguồn tài nguyên đáng kể nào ngoài cảng nước
sâu. Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống chính trị ổn định, chính sách của Chính phủ đã
khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài vào Singapore kết hợp
với lực lượng lao động cần cù, siêng năng; Singapore trở thành một trung tâm thương
mại và tài chính quốc tế. Theo số liệu của ngân hàng Thế giới, GDP bình quân của
Singapore tăng từ 84,291 tỷ USD (năm 2005) lên 182,232 tỷ USD (2009) với tỷ lệ
tăng trưởng trưởng 8,8% (2007); 1,5% (2008); -0,8% (2009); 14,5% (2010). Về cơ cấu
ngành kinh tế năm 2007: tỷ trọng tham gia vào GDP của nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ lần lượt là 0,5 %, 34% và 65,5%. Về cơ cấu thương mại quốc tế, xuất khẩu đạt
317,6 tỷ USD FOB, nhập khẩu đạt 273 tỷ USD.
Về lĩnh vực xuất nhập khẩu
Singapore là nước xuất khẩu lớn thứ 14 và nhập khẩu lớn thứ 15 trên thế giới.
Trong lịch sử, thương mại quốc tế đã ảnh hưởng mạnh mẽ nền kinh tế của quốc gia
này. Theo WTO, Singapore có tỷ lệ kim ngạch XNK so với GDP cao nhất thế giới với

407.9%.
Giai đoạn từ năm 2005 đến 2008, nền kinh tế Singapore cũng như nhiều nền kinh
tế khác trên thế giới trải qua nhiều biến động, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính châu Á (1997) và đặc biệt là khủng hoảng tài chính thế giới (2008). Khủng
hoảng tài chính thế giới 2008 đã làm nền kinh tế quốc gia này suy giảm mạnh, tốc độ
tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt 1,5 % (theo ADB). Tuy nhiên, với nhiều chính sách hỗ
trợ và khuyến khích của chính phủ Singapore, nền kinh tế Singapore đã phục hồi và
phát triển ấn tượng. Dưới đây là các bảng số liệu thống kê thể hiện kết quả xuất nhập
khẩu của Singapore giai đoạn này.
Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005-2008
Bảng 2: Trị giá xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị tính: triệu SGD (Đô-la Singapore)
Năm
Tổng kim
ngạch XNK
Xuất khẩu Nhập khẩu
Cán cân thương mại
Trị giá
Tỷ lệ XK/NK
(%)
2005 715,722.80 382,532.00 333,190.80 49,341.20 114.81
2006 810,483.30 31,559.20 378,924.10 52,635.10 113.89
2007 846,607.40 450,627.70 395,979.70 54,648.00 113.80
2008 927,654.80 476,762.20 450,892.60 25,869.60 105.74
Trung
bình
825,117.08 435,370.28 389,746.80 45,623.48 112.06
Nguồn: Niên giám thống kê Singapore 2011
Thông qua bảng trên, ta có thể thấy rằng quy mô trị giá xuất nhập khẩu của
Singapore liên tục tăng trong giai đoạn 2005 – 2008, với mức trung bình đạt

825,117.08 triệu Đô-la Singapore. Cán cân thương mại của Singapore trong giai đoạn
này luôn ở trong trạng thái thặng dư. Điều này cũng đồng nghĩa Singapore là quốc gia
xuất siêu trong cả giai đoạn này. Tỷ lệ xuất khẩu – nhập khẩu giai đoạn này khá ổn
định, trung bình ở mức 112.06%.
Về xuất khẩu
Thứ nhất, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm:
nhiên liệu dầu mỏ, và các mặt hàng phi dầu mỏ như: máy móc và thiết bị (bao gồm đồ
điện tử), hàng tiêu dùng, hóa chất. Trong đó, dầu mỏ chiếm phần quan trọng trong việc
cấu thành giá trị xuất khẩu.
Bảng 3: Trị giá xuất khẩu của Singapore phân theo mặt hàng (2005 -2007)
Đơn vị tính: triệu SGD (Đô-la Singapore)
Năm 2005 2006 2007
Tổng kim ngạch XNK
715,722.80 810,483.30 846,607.40
Xuất khẩu
- Dầu
- Sản phẩm phi dầu mỏ
382,532.00 431,559.20 450,627.70
57,414.50 70,552.60 79,723.80
325,117.50 361,006.60 370,903.90
207,447.70 227,378.00 234,903.10
a. Xuất khẩu sp trong nước
- Dầu
- Sản phẩm phi dầu mỏ
52,798.20 59,604.60 63,271.10
154,649.50 167,773.40 171,632.00
175,084.30 204,181.20 215,724.70
Nguồn: Niên giám thống kê Singapore 2011
Quy mô giá trị xuất khẩu tăng qua các năm tuy nhiên tăng chậm dần và tỷ trọng
xuất khẩu tham gia vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm nhẹ từ

53.45% (2005) xuống 53.23% (2007). Tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ trong tổng giá trị
xuất khẩu ở mức cao và tăng dần qua các năm, lần lượt là 15.00% (2005), 16.35%
(2006) và 17.70% (2007).
Thứ hai, về cơ cấu thị trường xuất khẩu: Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là:
Malaysia (13,1%), Mỹ (10,2%), Hongkong (10,1%), Trung Quốc (9,7%), Indonesia
(9,2%), Nhật Bản (5,5%), Thái Lan (4,2%) (năm 2006).
Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Singapore giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị tính: triệu SGD (Đô-la Singapore)
Năm
2005 2006 2007
Trị giá
Tỷ lệ
%
Trị giá
Tỷ
lệ %
Trị giá
Tỷ
lệ %
Tổng kim
ngạch XK
430,565.50 100 481,754.20 100 500,810.10 100
Châu Mỹ 48,380.10 11.24 54,820.90 11.38 54,740.40 10.93
Châu Á 261,400.90 60.71 297,054.20 61.66 314,668.40 62.83
Châu Âu 48,296.90 11.22 50,958.80 10.58 50,909.00 10.17
Châu Úc 19,613.70 4.56 22,499.90 4.67 23,271.10 4.65
Châu Phi 4,840.40 1.12 6,225.40 1.29 7,038.90 1.41
Liên minh
Châu Âu
46,028.50 10.69 48,189.00 10.00 48,175.30 9.62

Nguồn: Niên giám thống kê Singapore 2011
Trong các thị trường xuất khẩu của Singapore, châu Á chiếm giá trị và tỷ trọng
lớn nhất (trên 60% tổng giá trị xuất khẩu phân theo thị trường). Xuất khẩu sang châu
Phi chiếm không đáng kể (dưới 2%). Xuất khẩu sang các thị trường khác có xu hướng
tăng nhẹ. Quan hệ buôn bán với các nước trong khối ASEAN và châu Á vẫn là chủ
yếu.
Về nhập khẩu
Thứ nhất, về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu chính bao
gồm: máy móc và thiết bị, nhiên liệu dầu mỏ, hóa chất, thực phẩm. Trong đó, giá trị
nhập khẩu mặt hàng máy móc và thiết bị lớn nhất.
Bảng 5: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị tính: triệu SGD (Đô-la Singapore)
Năm
Mặt hàng
2005 2006 2007
Trị giá
Tỷ lệ
%
Trị giá
Tỷ lệ
%
Trị giá
Tỷ lệ
%
Tổng kim ngạch NK 328,975.2 100 372,596.2 100 389,576.4 100
Thực phẩm 6,680.40 2.03 6,797.00 1.82 7,763.60 1.99
Đồ uống và thuốc lá 2,190.40 0.67 2,318.40 0.62 2,656.30 0.68
Nguyên liệu thô 2,189.60 0.67 2,629.90 0.71 2,837.90 0.73
Khoáng sản nhiên liệu 59,145.2 17.98 74,644.6 20.03 83,366.9 21.4
Dầu thực vật và động

vật
437.5 0.13 470.6 0.13 672.8 0.17
Hóa chất và hóa
phẩm
20,817.1 6.33 22,781.6 6.11 23,918.7 6.14
Hàng sản xuất 25,033.2 7.61 27,925.2 7.49 30,715.2 7.88
Máy móc và thiết bị 186,268.2 56.62 207,442 55.67 208,406.5 53.5
Tạp hóa 26,213.6 7.97 27,586.9 7.40 29,238.5 7.51
Nguồn: Niên giám thống kê Singapore 2011
Bảng 5 đưa đến một cái nhìn tổng quan về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của
Singapore giai đoạn 2005 – 2007. Các nhóm hàng có tỷ trọng giảm dần là thực phẩm,
đồ uống và thuốc lá, hóa chất và hóa phẩm, máy móc thiết bị và tạp hóa. Trong khi đó,
các nhóm hàng nguyên liệu thô, khoáng sản nhiên liệu, dầu thực vật, động vật và hàng
sản xuất có tỷ trọng tăng dần. Tuy nhiên, tất cả các biến động này là không nhiều.
Có thể thấy máy móc và thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập
khẩu, trên dưới 50%, cụ thể là 56.62% năm 2005, 55.67% năm 2006 và 53.50% năm
2007. Khoáng sản nhiên liệu là nhóm hàng có trị giá nhập khẩu lớn thứ hai sau máy
móc và thiết bị với 17.98% năm 2005, 20.03% năm 2006 và 21.40% năm 2007. Các
nhóm hàng thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, nguyên liệu thô, dầu thực vật và động vật
chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu (dưới 3%).
Thứ hai, về cơ cấu thị trường nhập khẩu: Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu là:
Malaysia (13%), Mỹ (12,7%), Trung Quốc (11,4%), Nhật Bản (8,3%), Đài Loan
(6,4%), Indonesia (6,2%), Hàn Quốc (4,4%) (năm 2006).
Bảng 6: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị tính: triệu SGD (Đô-la Singapore)
Năm

2005 2006 2007
Trị giá Tỷ lệ Trị giá Tỷ lệ Trị giá Tỷ lệ
% % %

Tổng kim ngạch
nhập khẩu 372,356.2 100 422,438.6 100 445,256.8 100
Châu Mỹ 43,662.7 11.73 53,460.0 12.66 55,410.2 12.44
Châu Á 236,688.8 63.57 267,850.2 63.41 277,003.9 62.21
Châu Âu 45,310.6 12.17 49,154.4 11.64 56,208.6 12.62
Châu Đại
Dương 5,479.2 1.47 6,551.2 1.55 5,536.0 1.24
Châu Phi 2,049.5 0.55 1,908.2 0.45 1,821.0 0.41
Liên minh châu
Âu 39,165.4 10.52 43,514.6 10.3 49,277.1 11.07
Nguồn: Niên giám thống kê Singapore 2011
Về cơ bản, trị giá nhập khẩu từ các thị trường đều có xu hướng tăng từ năm 2005
đến năm 2007 trừ nhập khẩu từ thị trường châu Phi. Châu Á vẫn là thị trường nhập
khẩu lớn nhất của Singapore.
Xét về cơ cấu nhập khẩu theo thị trường, tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường châu Á
là lớn nhất, luôn ở mức trên 60%, cụ thể là 63.57% năm 2005, 63.41% năm 2006 và
62.21% năm 2007. Tiếp theo đó là châu Mỹ, châu Âu và liên minh châu Âu EU nói
riêng. Trong khi đó, trị giá nhập khẩu từ thị trường châu Đại Dương và châu Phi chỉ
chiếm một phần nhỏ. Sự biến động trong cơ cấu của tất cả các thị trường trong giai
đoạn này là không lớn.
Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore 2008 -2010
Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Hoa Kỳ vào cuối năm 2007 và ảnh hưởng đến
thương mại của Singapore bắt đầu từ quý thứ 4 năm 2007. Giá trị xuất khẩu ròng giảm
11% so với cùng kỳ và tiếp tục giảm xuống nhanh chóng vào nửa cuối năm 2008
1
.Sự
giảm xuống (tồi tệ hơn) này gây ra bởi nhập khẩu giảm chậm hơn so với xuất khẩu.
Trước tình hình đó thì chính phủ Singapore đã đưa ra một số chính sách nhằm kiểm
soát và thoát khỏi khó khăn. Tháng 10 năm 2008, Ủy ban tiền tệ Singapore đã đưa ra
những chính sách để ngăn chặn tác động xấu từ môi trường kinh tế bên ngoài cũng

như giảm áp lực lạm phát trong nước
2
.
Trong bối cảnh như vậy, hoạt động ngoại thương của Singapore vẫn đạt được
những kết quả nhất định và có xu hướng vực dậy sau cuộc khủng hoảng.
1 Financial Liberalization and the Impact of the Financial Crisis on Singapore, by Michael Lim Mah-Hui and
Taya Maru
2 Economic Survey of Singapore 2008
Dưới đây là hai bảng tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn từ năm 2008
đến quý 2 năm 2011 của Singapore:
Bảng 7: Kim ngạch Xuất Nhập khẩu giai đoạn 2008 đến quý 2 năm 2011
Đơn vị: triệu SNG
Nguồn: International Enterprise Singapore
Bảng 8: Tỷ lệ thay đổi so với giai đoạn cùng kỳ năm trước
Đơn vị: %
Năm GDP
Tổng kim ngạch Xuất
Nhập khẩu
Nhập
khẩu
Xuất
khẩu
2008
0.3
9.6 13.9 5.8
2009
-0.5
-19.4 -21.0 -18.0
2010
13.9

20.7 18.8 22.4
Quý I, 2011
12.2
11.9 10.2 13.4
Quý II, 2011
4.2
7.5 8.4 6.8
Nguồn: International Enterprise Singapore
Bảng 7 cho thấy đóng góp của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2008 vào GDP của
Singapore chỉ chiếm 9,7%, thấp hơn so với tỷ lệ này vào năm 2007. Tuy nhiên, từ năm
2009 trở đi, tỷ lệ đóng góp liên tục tăng từ 13,1% (năm 2009) lên 18.3% (năm 2010).
Riêng hai quý đầu năm 2011, tỷ lệ này cũng đạt trên 15%. Về tốc độ tăng trưởng, tốc
độ tăng của nhập khẩu nhìn chung lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu,
của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và GDP (theo bảng 8).
Hình 2: Biểu đồ Trị giá Xuất Nhập khẩu giai đoạn 2008 – 2010
Theo hình 2: Singapore có cán cân thương mại luôn dương từ năm 2008 trở lại
đây. Tổng kim ngạch xuất khẩu luôn lớn hơn tổng kim ngạch nhập khẩu về giá trị
Năm GDP
Tổng
kim
ngạch
Xuất
Nhập
khẩu
Nhập
khẩu
Xuất
khẩu
Cán cân thương mại
Tỷ lệ

XK/NK
(%)
Trị giá
%
GD
P
%
Xuất
khẩu
2008 267,951.9
927,654.
8
450,892.
6
476,762.2
25,869.
6
9.7 5.4 105.7
2009 266,659.2
747,417.
4
356,299.
2
391,118.
2
34,819.
0
13.1 8.9 109.8
2010 303,652.2
902,062.

6
423,221.
8
478,840.8
55,619.
0
18.3 11.6 113.1
Quý I,
2011
81,922.4
234,709.
4
110,067.
0
124,642.4
14,575.
4
17.8 11.7 113.2
Quý II,
2011
79,209.9
244,558.
2
116,262.
1
128,296.
1
12,034.
0
15,2 9.4 110.4

tuyệt đối. Năm 2008, xuất siêu chiếm 5.4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ này tiếp
tục tăng và đến năm 2010 con số này là 11.6%. Kết quả nhận được từ thống kê quý I
và quý II năm 2011 cũng cho cái nhìn khả quan đối với cán cân thương mại của cả
năm 2011.
Năm 2009, các chỉ tiêu đều tăng trưởng âm so với năm 2008 (bảng 2). Toàn năm
2009, Cầu ngoài nước giảm mạnh 11% bởi sự giảm xuống cơ bản trong hoạt động xuất
khẩu hàng hóa, chủ yếu là hàng điện tử. Cầu trong nước giảm 4.8%, so sánh với tăng
trưởng 15% của năm 2008 với nguyên nhân nằm ở mức đầu tư thấp hơn về tổng nguồn
vốn cố định và sự giảm sút trong hàng tồn kho. Chính vì vậy, năm 2009 tổng cầu giảm
mạnh, gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trong nước nói chung và hoạt động xuất
nhập khẩu nói riêng
3
.
Trên đây là những nhìn nhận tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của
Singapore từ năm 2008 trở lại đây. Để có thể hiểu rõ ràng hơn về riêng từng hoạt động
xuất khẩu và nhập khẩu thì chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng khía cạnh chính của
ngoại thương Singapore.
Hoạt động của doanh nghiệp Singapore cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của
cơn khủng hoảng kinh tế 2008. Bốn thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore là ở
châu Á. Là quốc gia có mức lệ thuộc thương mại cao. Vì thế, khi tiền tệ trong khu vực
bị mất giá so với với đồng dollar Singapore, xuất khẩu trở nên đắt đỏ và khó khăn.
Những doanh nghiệp sở tại ở Singapore thường có qui mô vừa và nhỏ, tham gia vào
hoạt động thương mại nhiều hơn hoạt động nghiên cứu và phát triển.Do đó, tác động
của cơn khủng hoảng lên hoạt động nghiên cứu và phát triển ít nghiêm trọng ở
Singapore .Về cơ cấu kinh tế-xã hội,phúc lợi xã hội không phổ biến ở nhiều nền kinh
tế châu Á kể cả Singapore .Cơn bão suy thoái kinh tế châu Á đã chứng kiến cảnh đình
đốn sản xuất và giảm giá trị tài sản. Ở cao trào cơn khủng hoảng, tỉ lệ thất nghiệp ở
Singapore lên đến gấp đôi tỉ lệ thất nghiệp trước thời khủng hoảng .
Về xuất khẩu
Sau đây chúng ta sẽ xem xét tình hình xuất khẩu của Singapore qua 3 tiêu chí:

quy mô và tốc độ tăng trưởng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu thị trường.
Về quy mô và tốc độ tăng trưởng (bảng 7), có thể thấy kim ngạch xuất khẩu qua
các năm lần lượt là 476,762.2 triệu (gấp 1.78 lần GDP) vào năm 2008, giảm xuống
3 Economic Survey of Singapore 2009
vào năm 2009 còn 391,118.2 triệu gấp 1.47 lần GDP) và tăng cao đến 478,840.8 (gấp
1.58 lần GDP) vào năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu hai quý đầu năm 2011 là
252,938.5 triệu, tương đương khoảng 52.82% kim ngạch năm 2010.
Từ bảng 8 ta thấy so với giai đoạn cùng kỳ năm trước thì nhìn chung xuất khẩu
của Singapore đều tăng (5.8% năm 2008 sang đến năm 2010 là 22.4%). Riêng năm
2009, con số này là -18%. Đây là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008 và
sự hồi phục chậm chạp của nền kinh tế thế giới. Nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của
Singapore giảm sút trong năm này. Sau đó, cùng với xu hướng tốt lên của nền kinh tế
toàn cầu, xuất khẩu của Singapore khởi sắc trở lại và đạt được những kết quả tích cực
năm 2010 và hai quý đầu năm 2011.
Đến quý III năm 2011, xuất khẩu của Singapore sụt giảm bất ngờ khi nhóm nền
kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng kém khiến nhu cầu đối với hàng điện tử và sản
phẩm hóa dầu giảm mạnh. Xuất khẩu hàng hóa của Singapore (không tính các sản
phẩm dầu mỏ) trong tháng 9/2011 hạ 4,5% so với cùng kỳ.
Bảng 9: Cơ cấu xuất khẩu giai đoạn từ 2008 đến quý 2 năm 2011
Đơn vị: triệu SNG
Năm
2008 2009 2010 Quý I, 2011 Quý II, 2011
Trị giá
Tỷ lệ
(%)
Trị giá
Tỷ lệ
(%)
Trị giá
Tỷ lệ

(%)
Trị giá
Tỷ lệ
(%)
Trị giá
Tỷ lệ
(%)
Kim ngạch Nhập khẩu 476,762.2 100 391,118.2 100 478,840.7 100 124,642.4 100
128,296.
1
100
Dầu mỏ 115,478.5 24.2 78,398. 20.1 103,511. 21.6 32,498.5 26.1 35,439.7 27.6
Thực phẩm, đồ uống, lá
thuốc lá
7,827.2 1.6 7,542.7 1.9 8,711.9 1.8 2,225.6 1.8 2,442.7 1.9
Nguyên liệu thô 3,041.6 0.6 2,265.6 0.6 2,820.0 0.6 804.4 0.6 909.5 0.7
Dầu thực vật, dầu động vật 888.7 0.2 593.0 0.2 610.6 0.1 133.7 0.1 127.3 0.1
Hóa chất và sản phẩm hóa
dược
48,514.1 10.2 46,597.9 11.7 56,644.3 11.8 15,545.8 12.5 16,371.4 12.8
Hàng công nghiệp 22,331.0 4.7 16,835.5 4.3 18,904.7 3.9 4,699.9 3.8 5,132.2 4.0
Thiết bị máy móc và vận tải 242,702.0 50.9 203,294.9 52.1 244,933.1 51.1 58,918.4 47.3 57,737.2 45.0
Sản phẩm công nghiệp khác 29,885.4 6.3 27,501.7 7.0 33,410.0 7.0 8,145.2 6.5 8,727.6 6.8
Sản phẩm khác 6,093.7 1.3 8,088.9 2.1 9,295.2 2.1 1,670.7 1.3 1,408.4 1.1
Nguồn: International Enterprise Singapore
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở bảng 9, Singapore được biết đến là quốc gia có thế
mạnh về xuất khẩu các mặt hàng hoá: máy móc, thiết bị (bao gồm cả điện tử), hàng tiêu
dùng, dầu mỏ, dược phẩm và hóa chất khác, nhiên liệu khoáng sản. Mặc dù không có một
giọt trữ lượng dầu mỏ nào nhưng Singapore lại là nước xuất khẩu sản phẩm hóa dầu lớn
thứ 18 trên thế giới. Trong năm 2010, Singapore đã xuất khẩu 1.374 triệu thùng dầu

/ngày.
Quyết định của chính phủ tập trung vào việc thúc đẩy các ngành công nghiệp điện tử
đã được chứng minh bằng thực tế là tăng trưởng xuất khẩu của Singapore trong những
năm gần đây phần lớn được thúc đẩy bởi việc các con số đầy ấn tượng của xuất khẩu điện
tử.
Trong khi các thiết bị điện tử sẽ vẫn còn đóng vai trò trụ cột trong ngành xuất khẩu
Singapore, các ngành công nghiệp như hóa chất và sản phẩm liên quan (SITC 5), và nhiên
liệu khoáng sản, dầu mỡ bôi trơn và tài liệu liên quan (SITC 3) cũng được các doanh
nghiệp chú trọng. .Các sản phẩm chiếm hơn 23% tổng kim ngạch xuất khẩu, và còn có thể
tiếp tục tăng trưởng cao hơn nhờ những nỗ lực mở rộng thị phần của họ tại các thị trường
khác nhau. Singapore đã tạo được cho mình lợi thế cạnh tranh về nhóm hàng này.
Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: triệu SNG
Năm
Thị trường
2008 2009 2010
Trị giá Tỷ lệ (%) Trị giá Tỷ lệ (%) Trị giá Tỷ lệ (%)
Kim ngạch
Nhập khẩu
476,762.2 100.0 391,118.2 100.0 478,840.7 100.0
Châu Á
334,204.4 70.1 278,626.9 71.2 343,924.9 71.8
- Các nước khác
trong ASEAN
151,092.5 31.7 117,054.6 29.9 143,536.0 30.0
- Trung Quốc
43,817.9 9.2 38,125.1 9.7 49,467.9 10.3
- Nhật Bản
23,487.1 4.9 17,804.2 4.5 22,332.1 4.7
- Hàn Quốc

17,317.9 3.6 18,219.4 4.7 19,547.7 4.1
- Đài Loan
13,411.1 2.8 12,600.3 3.2 17,441.5 3.6
- Ấn Độ
16,834.6 3.5 13,429.3 3.4 18,101.4 3.8
- Hồng Kông
49,526.3 10.4 45,273.8 15.8 56,081.0 45.3
Châu Mỹ
54,029.5 11.3 43,910.5 11.2 49,943.9 10.4
16
- Hoa Kỳ
33,452.4 7.0 25,485.1 6.5 47,515.3 9.9
- Brazil
2,314.1 0.5 1,728.5 0.4 1,988.5 0.4
- Canada
2,763.5 0.6 3,563.6 0.9 1,981.5 0.4
Châu Âu
51,353.2 10.8 40,096.4 10.3 50,262.8 10.5
- EU
48,609.2 10.2 37,168.9 9.5 47,156.9 9.9
+ Đức
9,377.8 1.9 6,012.5 1.5 8,369.7 1.8
+ Pháp
5,845.7 1.2 5,155.4 1.3 7,530.6 1.6
+ Anh
9,284.2 2.0 7,167.5 1.8 8,333.6 1.7
+ Italy
895.4 0.1 630.0 0.1 932.1 0.2
- Thụy Sỹ
1,070.6 0.2 1,464.3 0.4 1,573.0 0.3

Châu Đại
Dương
27,084.0 5.7 20,830.2 5.3 24,183.1 5.1
- Australia
19,537.0 4.1 15,316.7 3.9 17,110.7 3.6
- NewZealand
2,721.0 1.6 1,974.6 1.4 2,322.4 1.5
Châu Phi
10,091.0 2.1 7,654.2 2 10,526.0 2.2
Nguồn: International Enterprise Singapore
Về cơ cấu thị trường (bảng 9 ), trong năm 2010,các đối tác xuất khẩu chủ yếu là
Hồng Kông (11.6%), Malaysia(11.5%), Mỹ( 11.2%), Indonexia(9.7%), Trung Quốc
(9.7%), Nhật Bản (4.6%).
Đối với các thị trường trong khu vực, trong khi Singapore phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt từ khu vực xuất khẩu sang các thị trường phát triển,đảo quốc này cũng
hưởng lợi rất nhiều từ xuất khẩu sang các nền kinh tế trong khu vực.Cuộc khủng hoảng
tiền tệ gần đây có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng ngắn hạn của một số nền
kinh tế trong khu vực, nhưng triển vọng tăng trưởng dài hạn vẫn còn.Tuy nhiên, sự bất ổn
kinh tế của các nước láng giềng đã thúc đẩy chính phủ và doanh nghiệp Singapore tìm
kiếm cơ hội tăng trưởng bên ngoài khu vực.
Singapore đang thúc đẩy khám phá các thị trường xuất khẩu mới bằng cách giảm
bớt xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản và EU .Singapore đã thực hiện một số tiến triển trong
việc thâm nhập vào một số thị trường phi truyền thống.Cơ hội kinh doanh tại các thị
trường khác nên được xác định và khai thác để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu của
Singapore.
17
Về nhập khẩu
Singapore được biết đến là quốc gia diện tích nhỏ, nghèo về tài nguyên thiên nhiên.
Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng gần 100%, nông nghiệp gần
như không đóng vai trò trong tăng trưởng kinh tế. Với những điều kiện như vậy, nhập

khẩu là vô cùng cần thiết đối với Singapore. Một mặt, nhập khẩu nông sản, thực phẩm
đảm bảo an ninh lương thực cũng như nhu cầu thụ trong nước. Mặt khác, nó đảm bảo
không những cho quá trình vận hành sản xuất mà tạo điều kiện phát triển dịch vụ nhờ vào
việc cung ứng máy móc, thiết bị vận tải, nguyên, nhiên vật liệu cần thiết và một số sản
phẩm khác.
Tổng kim ngạch nhập khẩu là 450,892.6 triệu đô la, gấp 1.68 lần GDP vào năm
2008. Đến năm 2010, con số này là 423,221.8 triệu đô là, gấp 1.39 lần GDP. Tổng kim
ngạch nhập khẩu giảm xuống vào năm 2009 và tăng trở lại vào 2010 nhưng không tăng
vượt qua giá trị năm 2008. Tốc độ tăng bình quân từ 2008 đến 2010 là 6.9%, riêng năm
2009 nhập khẩu giảm 21%. So với giai đoạn cùng kỳ năm 2010, quý I và quý II năm 2011
có quy mô nhập khẩu tăng, với tốc độ tăng lần lượt là 10.2% và 8.4%.
Cơ cấu hàng nhập khẩu được thể hiện thông qua bảng 11 và hình 3 dưới đây:
18
Bảng 11: Cơ cấu nhập khẩu giai đoạn từ 2008 đến quý 2 năm 2011
Đơn vị: triệu SNG
Năm
Mặt hàng
2008 2009 2010 Quý I, 2011 Quý II, 2011
Trị giá
Tỷ lệ
(%)
Trị giá
Tỷ lệ
(%)
Trị giá
Tỷ lệ
(%)
Trị giá
Tỷ lệ
(%)

Trị giá
Tỷ lệ
(%)
Kim ngạch
Nhập khẩu
450,892.6 100.0 356,299.2 100.0 423,221.8 100.0 110,067.0 100.0 116,262.1 100.0
Dầu mỏ 128,791.8 28.6 89,000.6 25.0 115,591.6 27.3 36,824.0 33.5 38,446.1 33.1
Thực phẩm, đồ
uống, lá thuốc lá
11,538.4 2.6 10,797.5 3.0 12,358.5 2.9 3,091.2 2.8 3,450.6 3.0
Nguyên liệu thô 3,365.5 0.7 3,593.1 1.0 3,003.8 0.7 885.6 0.8 899.6 0.8
Dầu thực vật, dầu
động vật
1,014.3 0.2 705.4 0.2 842.8 0.2 312.0 0.3 367.3 0.3
Hóa chất và sản
phẩm hóa dược
23,723.4 5.3 21,443.5 6.0 28,630.0 6.8 7,635.7 6.9 8,244.6 7.1
Hàng công
nghiệp
35,019.9 7.8 26,079.1 7.3 26,492.1 6.3 7,099.6 6.5 8,333.2 7.2
Thiết bị máy móc
và vận tải
210,231.6 46.6 170,766.6 47.9 196,902.1 46.5 44,842.6 40.7 47,223.7 40.6
Sản phẩm công
nghiệp khác
24,810.3 6.4 24,810.3 7.0 29,634.4 7.0 7,657.3 7.0 7,707.5 6.6
Sản phẩm khác 8,133.8 1.8 9,103.1 2.6 9,766.5 2.3 1,719.0 1.6 1,589.5 1.4
Nguồn: International Enterprise Singapore
19
Hình 3: Biểu đồ cơ cấu hàng nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2008-2010

Qua các năm từ 2008 đến 2010 và hai quý đầu năm 2011, nhìn chung cơ cấu mặt
hàng nhập khẩu của Singapore tương đối ổn định. Sự thay đổi tỷ trọng của các nhóm hàng
không lớn (nhỏ hơn 5%).
Căn cứ vào bảng số liệu và đồ thị, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Singapore
vẫn là thiết bị máy móc và phương tiện vận tải (46.5% năm 2010) và dầu mỏ (27.3% năm
2010). Riêng đầu năm 2011, sự thay đổi đáng kể đến từ hai mặt hàng nhập khẩu chính của
Singapore là dầu mỏ và thiết bị máy móc, phương tiện vận tải. Cả hai quý đầu năm, sản
phẩm dầu mỏ đạt tỷ trọng cao và ổn định, cụ thể là 33.5% quý I và 33.1% quý II. Nhưng
mức độ tăng so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 29.7% và 27.2%, chỉ bằng khoảng một
nửa tốc độ tăng trong quý I và quý II của năm 2010 (lần lượt là 52.4% và 48.1%). Trong
khi đó giá trị nhập khẩu thiết bị máy móc, phương tiện vận tải có xu hướng giảm nhẹ so
với cùng thời kỳ năm 2010 (quý I giảm 1.6% và quý II giảm 3.6%), so sánh với số liệu
năm 2010 (quý I là 16.5% và quý II là 17.2%).
Bảng 12: Cơ cấu thị trường nhập khẩu giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: triệu SNG
Năm
Thị trường
2008 2009 2010
Trị giá Tỷ lệ (%) Trị giá Tỷ lệ (%) Trị giá Tỷ lệ (%)
Kim ngạch
Nhập khẩu
450,892.6 100.0 356,299.2 100.0 423,221.8 100.0
Châu Á
311,896.8 69.2 236,094.1 66.3 290,501.7 68.6
- Các nước khác
trong ASEAN
105,286.1 23.4 85,426.2 24.0 101,542.3 24.0
- Trung Quốc
47,594.6 10.6 37,585.3 10.5 45,844.3 10.8
- Nhật Bản

36,579.5 8.1 27,147.6 7.6 33,261.5 7.9
- Hàn Quốc
25,334.9 5.6 20,338.7 5.7 24,514.5 5.8
- Đài Loan
23,195.0 5.1 18,577.2 5.2 25,239.0 6.0
- Ấn Độ
11,922.4 2.6 8,156.5 2.3 12,566.1 3.0
- Hồng Kông
4,908.5 1.1 3,894.4 1.1 4,003.7 0.9
Châu Mỹ
63,772.7 14.1 52,204.0 14.7 59,728.4 14.1
- Hoa Kỳ
52,847.4 11.7 41,435.5 11.6 47,515.3 11.2
- Brazil
1,833.1 0.4 1,777.7 0.5 1,759.7 0.4
- Canada
1,595.0 0.4 1,401.0 0.4 1,433.7 0.3
20
Châu Âu
65,767.2 14.6 59,740.0 16.8 65,907.0 15.6
- EU
55,774.9 12.4 49,646.8 13.9 52,252.0 12.3
+ Đức
13,022.5 2.9 11,424.2 3.2 12,124.5 2.9
+ Pháp
11,118.1 2.5 12,184.8 3.4 10,118.8 2.4
+ Anh
6,606.0 1.5 6,545.2 1.8 7,603.1 1.8
+ Italy
4,872.8 1.1 3,967.4 1.1 3,803.1 0.9

- Thụy Sỹ
3,642.5 0.8 3,584.5 1.0 6,181.3 1.5
Châu Đại
Dương
7,714.8 1.7 6,858.7 1.9 5,597.1 1.3
- Australia
6,459.0 1.4 5,803.7 1.6 4,710.6 1.1
- New Zealand
1,093.6 0.2 833.4 0.2 783.9 0.2
Châu Phi
1,741.1 0.4 1,402.5 0.4 1,487.6 0.4
Nguồn: International Enterprise Singapore
Hình 4: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của Singapore từ năm 2008 – 2010
Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu từ năm 2008 đến 2010 cho biết tỷ trọng nhập
khẩu của các thị trường vào Singapore nhìn chung không có biến động lớn và tương đối
ổn định về thứ tự. Do đó có thể sử dụng số liệu của một năm để xác định các thị trường
nhập khẩu chính cho cả giai đoạn. Theo số liệu thống kê năm 2010, Singapore chủ yếu
nhập khẩu từ các quốc gia châu Á (68.6%). Đứng tại vị trí tiếp theo là nhóm các nước
châu Âu (14.1%) và châu Mỹ (14.1%). Trong số đó, nhập khẩu từ các thành viên khác
trong ASEAN chiếm tỷ trọng cao nhất (24.0%), sau đó là EU (12.3%), Hoa Kỳ (11.2%)
và Trung Quốc (10.8%). Đối với thị trường châu Đại Dương và châu Phi thì tỷ trọng của
hai thị trường này tương đối nhỏ (lần lượt là 1.3% và 0.4%).
Quy mô và tỷ trọng nhập khẩu từ các quốc gia châu Đại Dương có xu hướng giảm
trong khi từ các quốc gia châu Phi ổn định tại mức 0.4% qua cả ba năm.
Quy mô nhập khẩu từ các thị trường đều biến động theo xu hướng giảm vào năm
2009 và tăng dần vào năm 2010. Riêng đối với châu Đại Dương thì quy mô giảm dần qua
cả ba năm.
21
Năm 2010, nhóm 10 đối tác nhập khẩu chủ yếu của Singapore là EU27 (13.1%),
Malaysia (12.4%), Hoa Kỳ (12,2%), Trung Quốc (11.5%), Nhật Bản (8.4%), Hàn Quốc

(6.2%), Indonesia (5.8%), Saudi Arabia (3.8%), Thái Lan (3.5%) và Philipines (3.2%)
4
.
Như vậy, tình hình nhập khẩu của Singapore từ năm 2008 đến nay tương đối ổn định
thể hiện ở sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng trưởng, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu và cơ
cấu thị trường nhập khẩu của Singapore. Sự ổn định này đảm bảo cho phát triển sản xuất
trong nước và hướng tới xuất khẩu của quốc gia này.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã tác động không nhỏ đến thói quen tiêu dùng
của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp Đảo quốc Sư Tử. Đối với người tiêu
dùng phản ứng chung của họ là giảm tiêu dùng, quyết định cẩn thận hơn trong mua
sắm,dành nhiều thời gian hơn để tìm kiếm thông tin .Họ cũng điều chỉnh loại sản phẩm
tiêu dung. Cụ thể là có xu hướng mua sắm hàng thiết yếu hơn là hàng xa xỉ, chuyển sang
tiêu dung những thương hiệu rẻ hơn ,ưu tiên thương hiệu nội hơn là thương hiệu ngoại,
mua sản phẩm bền ,giá rẻ ,thích những quảng cáo mang lại nhiều thông tin hơn là quảng
cáo dựa vào hình ảnh,thích những cửa hàng có chiết khấu và gần nhà.
4 Các số liệu này được tính theo đồng EURO từ IMF (DoTS)
22
Kết luận
Singapore là quốc gia nhỏ với rất ít chọn lựa để phát triển kinh tế ngoại trừ phát
triển ra bên ngoài. Vai trò của ngoại thương đến sự tăng trưởng kinh tế của Singapore là
không thể phủ nhận, nó đã đưa nền kinh tế kinh tế Singapore trở thành một trong những
con rồng châu Á với tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là năm 2010 có
tốc độ tăng trưởng là 13,9% đứng thứ 2 trên thế giới.
Bài tiểu luận góp phần đưa ra cái nhìn tổng quát về nền kinh tế Singapore, đặc biệt
là tình kinh xuất nhập khẩu của nước này trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2010. Trong
khoảng thời gian này, nhóm nghiên cứu đã chia làm hai giai đoạn là từ 2005 đến 2008 và
từ 2008 đến 2010 gắn với sự kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Với
giai đoạn trước khủng hoảng, GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore đều tăng
và là nước xuất khẩu lớn thứ 14 trên thế giới. Sau cuộc khủng hoảng với những tác động
tiêu cực của nó khiến cho đa số các nền kinh tế đều gặp khó khăn và Singapore cũng

không nằm ngoài luồng đó. Hoạt động ngoại thương nói riêng và cả nền kinh tế Singapore
đều bị ảnh hưởng nhất định. Nhưng với những lỗ lực và giải pháp hợp lý đã nhanh chóng
đưa nên kinh tế phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng thần kì 13,9% vào năm 2010.
Đề tài “ Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore trong giai đoạn từ năm 2005 đến
nay” hi vọng sẽ đem đến cái nhìn tổng quát nhất về tình hình xuất nhập khẩu của
Singapore trong giai đoạn này.
23
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế ngoại thương của GS.TS Bùi Xuân Lưu và PGS.TS
Nguyễn Hữu Khải_ NXB Lao Động – Xã Hội
2. />3. />4. />5. />economy
6.
7.
8. />quan.htm
9. />giam-manh.chn
10. />11. />12. />24

×