Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.71 KB, 18 trang )

Đề 1: (Hòa)
1. (câu 7 – C3) Chỉ ra "tính chính trị" của hoạt động ngoại thương. Sự thống nhất của
tính chính trị và tính kinh tế của hđ ngthương? (Thầy sẽ hỏi thêm rất nhiều về cụ thể
những chính sách ntn?)
=> Tính “chính trị” của hoạt động ngoại thương là sự tính toán một cách toàn diện
các yếu tố đã hình thành và xu hướng phát triển nền kinh tế nước ta, tình hình chính trị
trong nước và quốc tế, sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, tình hình kinh tế và thị trường hàng
hóa thế giới, các chính sách kinh tế và chính sách thương mại của các bạn hàng.
Sự thống nhất của tính chính trị và tính kinh tế của hoạt động ngoại thương thể
hiện ở sự thống nhất trong quản lý đối với hoạt động Ngoại thương
- Nhà nước là người duy nhất được ban hành các chính sách và giải thích các
chính sách ngoại thương. Các chính sách này bắt nguồn từ các bộ luật đã đc Quốc
hội thông qua hoặc bắt nguồn từ các Hiệp định mà Chính phủ VN ký kết với các
nước ngoài hay các tổ chức quốc tế.
- Chính phủ thông qua các cơ quan chức năng của mình, kiểm soát hoạt động
ngoại thương của các DN hoạt động trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo các hoạt
động của họ là phù hợp với các mục tiêu đề ra.
- Các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp phải phối hợp với nhau trong
việc hoàn thành các mục tiêu chung đã vạch ra.
2. (câu 1 – C10) Phân tích vai trò của xuất khẩu trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu ktế, thúc đẩy nền sx phát triển.
=> XK đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền sx phát triển. Cụ
thể:
- Xk tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng
hạn, khi phát triển ngành dệt may xk sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sx
nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp tạo mẫu… Sự phát triển
của ngành CN chế biến thực phẩm xk dầu thực vật, chè,… có thể sẽ kéo theo sự
phát triển của các ngành CN chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
- XK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sx phát triển và
ổn định.
- XK tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sx, nâng cao năng


lực sx trong nc.
- XK tạo ra những tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực
sx trong nc. Điều này muốn nói đến xk là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ
thuật, CN từ thế giới bên ngoài vào VN nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, tạo
ra một năng lực sx mới.
- Thông qua XK, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ
chức lại sx, hình thành cơ cấu sx luôn thích nghi đc với thị trường.
- XK còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc
quản trị sx kinh doanh, thúc đẩy sx mở rộng thị trường.
Đề 3:
1. (câu 2 – C10) Tại sao nói xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (có số liệu cụ thể năm 2010)
=> Bởi vì để CNH – HĐH trong một thời gian ngắn thì phải có số vốn lớn để nhập
khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể
đc hình thành từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài; vay nợ, viện
trợ; thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ; xuất khẩu sức lao động… Các nguồn vốn như đầu
tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách
này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Do vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu,
phục vụ CNH – HĐH đất nước là XK. XK quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập
khẩu.
Trong năm 2010, KNXK là 71,6 tỷ USD hàng hóa (7,46 tỷ USD dịch vụ) trong
khi đó KNNK là 84 tỷ USD hàng hóa (8,32 tỷ USD dịch vụ) tức là nguồn thu về XK
hàng hóa đáp ứng đc hơn 85% nhu cầu ngoại tệ cho NK (gần 90% về hàng hóa)
2. (câu 2 – C7) Đặc điểm của chiến lược phát triển ngoại thương VN hiện nay?
=> Các đặc điểm:
- NT và quan hệ kinh tế đối ngoại là động lực để phát triển kinh tế.
- Hướng mạnh về XK và bảo hộ hợp lý (có chọn lọc, có thời hạn đối với sp sx
trong nước)
- Phát triển và đa dạng hóa thị trường XK, nhanh chóng hình thành một số tập

đoàn kinh tế - thương mại.
- Coi trọng XK có hàm lượng chế biến, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và công
nghệ cao; chú trọng XK dịch vụ -> tạo đà cho XK tăng tốc và đạt hiệu quả.
Đề 4: (Dung)
1.(câu 12 – C9) Trình bày ưu và nhược điểm của biện pháp thuế quan và phi thuế
quan? nêu xu hướng áp dụng? quan điểm của WTO về biện pháp này?
Thuế quan Phi thuế quan
Ưu
điểm
− Rõ ràng, công khai
− Ổn định, dễ dự đoán
− Dễ đàm phán cắt giảm
mức bảo hộ
− Tăng thu ngân sách
− Công bằng hơn
− Mức độ bảo hộ nhanh, mạnh hơn
− Phong phú về hình thức
− Đáp ứng nhiều mục tiêu
− Nhiều rào cản phi thuế quan chưa bị cam kết
cắt giảm hay loại bỏ
Nhược
điểm
− Không tạo đc rào cản
nhanh chóng
− Không công khai -> Không rõ ràng, khó dự
đoán
− Thực thi khó khăn, tốn kém trong quản lý
− Thất thu ngân sách
− Tổn thất ròng xã hội lớn hơn
− Gây độc quyền -> ko công bằng

Áp dụng
Thuế đánh vào hàng NK
phải đc giảm dần, việc
đánh thuế phải đảm bảo rõ
ràng, minh bạch ko gây cản
trở cho tự do buôn bán
Chuyển từ các biện pháp mang tính hạn chế
định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi
hơn như thuế chống phá giá, thuế đối kháng,
tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về nhãn mác,
các tiêu chuẩn về môi trường,…
WTO
các cản trở thuế quan và
phi thuế quan dần dần cần
phải dỡ bỏ. Tuy nhiên, vẫn
thừa nhận cho phép các
nước sử dụng thuế quan để
bảo hộ sx trong nước,
nhưng phải ràng buộc và
cam kết mức thuế tiến tới
dần dần dỡ bỏ hoàn toàn
Các biện pháp hạn chế định lượng tuy bị WTO
ngăn cấm nhưng hạn chế định lượng như cấm
nhập khẩu khẩu hay hạn ngạch NK vẫn còn đc
áp dụng trong những trường hợp cần thiết để
đảm bảo và duy trì an ninh quốc gia, giữ gìn
đạo đức văn hóa, bảo vệ môi trường hay trong
một vài trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Tuy
nhiên, hạn ngạch thuế quan trong nông nghiệp
lại đc thừa nhận và áp dụng rộng rãi.

2. (C2) Từ lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia, phân tích điều kiện yếu tố đầu vào của
Việt nam hiện nay?
=> Thời gian qua, chúng ta phát triển chủ yếu dựa vào huy động và giải phóng các yếu
tố đầu vào cơ bản trong khi các yếu tố này có giới hạn và ý nghĩa của nó bị giảm dần
trong điều kiện toàn cầu hóa. Hơn thế nữa, lợi thế cạnh tranh dựa vào các yếu tố cơ bản
là ko thực hiện đc. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục huy động các nguồn vốn trong
và ngoài nước để phát triển các yếu tố cao cấp và các yếu tố chuyên môn hóa. Trong sự
phát triển này cần có sự tập trung đầu tư vào hỗ trợ và tạo điều kiện cho phát triển
những ngành và khu vực mà ta có thế mạnh tạo điều kiện đưa nhanh các nhân tố này
vào phát huy tác dụng, thu hồi vốn nhanh, và giúp việc phát huy có hiệu quả các nhân tố
cơ bản.
Việc gia tăng sản lượng (đầu ra) được quyết định bởi hai yếu tố: huy động đầu
vào và năng suất. Nói tới năng suất là nói tới làm việc thông minh hơn, sáng tạo hơn và
tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ và kỹ
năng cao. Lợi thế cạnh tranh dựa trên giá lao động rẻ (do lao động không có kỹ năng) là
không bền vững do chi phí về nhân công sẽ gia tăng khi nền kinh tế phát triển và hơn
nữa do lao động không có kỹ năng sẽ dẫn tới việc sư dụng các nguồn lực không hiệu
quả. Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực tạo ra một lực lượng lao động có kỹ
năng cao phù hợp với những lĩnh vực mà ta có lợi thế và muốn tập trung phát triển có ý
nghĩa lớn. Điều đáng quan tâm là chúng ta tiến hành CNH - HĐH từ nông nghiệp song
lực lượng lao động trong nông nghiệp là có trình độ thấp nhất, và điều nguy hiểm hơn là
nguồn nhân lực trình độ cao bị hút ra khỏi nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy, cải thiện
môi trường sống của nông thôn - nông nghiệp, giữ lại, thu hút và phát triển nguồn nhân
lực có kỹ năng cho việc CNH - HĐH nông nghiệp – nông thôn là một hướng đầu tư cần
được ưu tiên thích đáng.

Đề 5:
1. (câu 5 – C1) sự khác nhau cơ bản giữa trao đổi hàng hóa trong nước với trao đổi
hàng hóa nước ngoài?(chủ sở hữu, giá cả, luật pháp điều chỉnh)
Trong nước Nước ngoài

Chủ sở hữu
Những pháp nhân cùng
quốc tịch
Những pháp nhân khác
quốc tịch
Giá cả Giá thị trường nội địa Giá thế giới
Luật pháp điều chỉnh Luật Thương mại Tư pháp quốc tế
2. (C9) vì sao thuế nhập khẩu là yếu tố kích thích tự do hóa thương mại?
Bởi vì thông qua việc cắt giảm thuế quan sẽ làm tăng lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu đối với các nước thành viên trong các tổ chức mà họ tham gia

Đề 6:
1.(C9) thuế suất ưu đãi đặc biệt là gì?
=> là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nk có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà
VN và họ đã có thỏa thuận đặc biệt về thuế nk theo thể chế khu vực thương mại tự do,
liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới.
là thuế suất áp dụng với các nước thực hiện AFTA.
2. (C4) phân loại và trình bày hiệu quả kinh tế hoạt động ngoại thương?
=> Phân loại: 3 cách:
- Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp
- Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh.
=> Hiệu quả kinh tế HĐNT là tương quan giữa những kết quả có ích cho xã hội mà
ngoại thương đem lại và những chi phí bỏ ra để có đc các kết quả đó.
Đề 7:
1. (câu 2 – C7) chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam năm 2010?
=> kết hợp cả 3 mô hình: xk sản phẩm thô, sx thay thế nk và hướng mạnh xk, trong đó
quan trọng nhất là hướng mạnh về xk.
2. (câu 11 – C9) Nêu các công cụ quản lý NK phi thuế quan? ý nghĩa?Ưu, nhược điểm?
Xu hướng áp dụng?

=> Các công cụ quản lý NK phi thuế quan là:
- Các biện pháp hạn chế định lượng:
+ Cấm nhập khẩu: Nghị định 12/2006/NĐ-CP
+ Hạn ngạch nhập khẩu: VN ko còn tồn tại công khai
+ Hạn ngạch thuế quan: VN áp dụng cho lá thuốc lá, trứng gia cầm, muối,
đường, giao cho bộ Thương mại cấp giấy phép.
+ Giấy phép nhập khẩu hàng hóa: Quyết định 41/2005/QĐ-CP hoặc Hiệp định về
Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (ILP)
- Các biện pháp tương đương thuế quan:
+ Xác định trị giá hải quan
+ Định giá
+ Biến phí
+ Phụ thu
- Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp
+ Quyền kinh doanh nhập khẩu
+ Đầu mối nhập khẩu
- Các rào cản kỹ thuật: Nghị định 12/2006/QĐ-CP hoặc Hiệp định về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại (TBT)
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật (tự nguyện), quy chuẩn kỹ thuật (bắt buộc thực hiện), thủ
tục đánh giá sự phù hợp (quá trình xác minh hàng hóa có đáp ứng đc tiêu chuẩn, quy
chuẩn)
+ Kiểm dịch động, thực vật
+ Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa
+ Các quy định về môi trường: ISO, mác sinh thái.
- Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài
+ Yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa
+ Yêu cầu tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc
+ Yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nhiên liệu trong nước
- Quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua các hoạt động dịch vụ
+ Dịch vụ phân phối

+ Dịch vụ tài chính, ngân hàng.
- Các biện pháp quản lý hành chính
+ Đặt cọc nhập khẩu
+ Hàng đổi hàng
+ Thủ tục hải quan
+ Mua sắm của Chính phủ
+ Quy tắc xuất xứ
- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
+ Thuế chống phá giá: Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 hoặc 90/2005/NĐ-CP
hoặc Hiệp định ADP
+ Thuế chống trợ cấp: Pháp lệnh 22/2004/PL-UBTVQH11 hoặc 89/2005/NĐ-CP
hoặc Hiệp định SCM
+ Thuế chống phân biệt đối xử (tự vệ trong thương mại): 42/2002/PL-
UBTVQH10 hoặc 150/2003/NĐ-CP hoặc Hiệp định về tự vệ trong thương mại (Safe
Guard)
 Ưu điểm: Phong phú về hình thức, Đáp ứng nhiều mục tiêu (một hàng rào phi
thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao), Nhiều
hàng rào phi thuế quan chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hay loại bỏ.
 Nhược điểm: Không rõ ràng và khó dự đoán; Khó khăn, tốn kém trong quản lý;
Không tăng thu ngân sách; Gây bất bình đẳng thậm chí dẫn đến độc quyền ở một
số doanh nghiệp; Làm cho thị trường kém trung thực
=> Ý nghĩa: bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài.

Đề 8:
1. (C9) xu hướng thuế quan hóa biện pháp phi thuế quan?
=> là xu hướng bảo hộ mới trong thương mại quốc tế, bao gồm thuế chống bán phá giá,
thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
2. (C2) cho ví dụ và phân tích về lý thuyết so sánh tương đối?
Bảng chi phí lao động giữa hai quốc gia
Việt Nam Trung Quốc

Thép 2 đvlđ/1kg (CA) 12 đvlđ/1kg
Vải 5 đvlđ/1m2 6 đvlđ/1m2 (CA)
-> VN ko có lợi thế so sánh tuyệt đối với cả 2 mặt hàng thép và vải.
Bảng giá cả tương quan giữa hai mặt hàng của hai quốc gia
Việt Nam Trung Quốc
Thép 1kg = 0,4 m2 1kg = 2 m2
Vải 1 m2 = 2,5 kg 1 m2 = 0,5 kg
Nếu ko có trao đổi, khi VN chuyên môn sx thêm 1kg thép và TQ chuyên môn sx thêm
1m2 vải:
Việt Nam Trung Quốc Thế giới
Thép + 1 kg - 0,5 kg + 0,5 kg
Vải - 0,4 m2 + 1 m2 + 0,6 m2
Khi có trao đổi, giả sử tỷ lệ trao đổi là 1kg thép = 1m2 vải:
Việt Nam Trung Quốc Thế giới
Thép 0 kg 0,5 kg + 0,5 kg
Vải + 0,6 m2 0 m2 + 0,6 m2
Như vậy, chuyên môn hóa và thương mại quốc tế đem đến lợi ích cho cả 2 quốc gia.

Đề 9:
1. (câu 9 – C10) Vẽ sơ đồ phân tích lợi ích và chi phí của trợ giá XK? Quan điểm của
WTO về biện pháp này? Khái niệm về tỷ giá hối đoái? Trong hai loại tỷ giá (tỷ giá thực
tế và tỷ giá chính thức) loại nào có ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động xk?
=> WTO ko khuyến khích nhưng cũng ko hoàn toàn cấm.
=> Tỷ giá hối đoái là giá cả tại đó ngoại hối được mau và bán.
=> Trong 2 loại thì tỷ giá hối đoái thực tế có ảnh hưởng nhiều đối với hđ xk.
2. (câu5 – C7) Căn cứ chiến lược phát triển NT
- Căn cứ vào nguồn lực -> dựa vào nội lực hoặc nội lực hoặc cả hai.
- Căn cứ vào mô hình cơ cấu kinh tế.
- Chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển.
- Hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ở từng giai đoạn của đất nước, gắn với các yêu

cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đó.
Chương 1
1. Phân tích đối tượng nghiên cứu của môn học?
Là các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực buôn bán của một nước với các nước khác,
tìm hiểu sự hình thành, cơ chế vận động quy luật và xu hướng phát triển của hoạt động
ngoại thương nói chung và chủ yếu là của VN.
2. Ngoại thương là gì? Tại sao nói NT là một công nghệ sản xuất gián tiếp?
Xét về đặc trưng, NT là việc mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc
gia.
Các nhà kinh tế học còn dùng định nghĩa NT như là một công nghệ khác để sx
hàng hóa và dịch vụ, thậm chí cả yếu tố sx). Như vậy, NT được hiểu như là một quá
trình sx gián tiếp.
3. Điều kiện cần và đủ cho sự ra đời và phát triển của ngoại thương
- Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa – tiền tệ kèm theo đó là sự xuất hiện
của tư bản thương nghiệp
- Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các
nước.
4. Ngoại thương có trước hay phân công lao động có trước?
=> Phân công lao động có trước.
Dựa trên những điều kiện tự nhiên, mỗi khu vực chuyên môn hóa sx những sp
riêng. Đây chính là phân công lao động, tạo ra lợi thế so sánh tương đối khác nhau ->
nhu cầu trao đổi hàng hóa -> NT xuất hiện.
KHKT phát triển -> chuyên môn hóa sâu -> Phân công lao động sâu sắc-> NT
phát triển đa dạng, phong phú -> sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước càng tăng -> càng
phải chuyên môn hóa -> PCLĐ bị tác động trở lại.
Chương 8
1. Cơ chế quản lý xnk là gì? Nội dung của cơ chế quản lý XNK ở VN hiện nay?
Cơ chế quản lý XNK là các phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động có định
hướng theo những điều kiện nhất định vào các đối tượng (chủ thể và khách thể) tham
gia hoạt động XNK nhằm đảm bảo cho sự vận động của hoạt động XNK hướng đến các

mục tiêu KT-XH đã định của Nhà nước.
Nội dung: Cơ chế quản lý XNK gồm 3 thành tố cơ bản:
- Chủ thể điều chỉnh: Cơ các cơ quan luật pháp, hành pháp từ TW đến địa
phương
- Đối tượng điều chỉnh: Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK và hàng
hóa – dịch vụ XNK
- Công cụ điều chỉnh XNK: các chính sách thương mại.
2. Tại sao cần có cơ chế quản lý XNK? Nguyên tắc vận hành của cơ chế quản lý
XNK?
Cơ chế quản lý XNK là một yêu cầu có tính khách quan vì:
- Hạn chế mặt trái của các quy luật kinh tế khách quan
- Hạn chế những tác động xấu của hội nhập KTQT
- Thiết lập môi trường kinh doanh chung – điều này vượt quá tầm của các
doanh nghiệp.
- Điều chỉnh những mối quan hệ vượt quá khả năng của các doanh nghiệp
Nguyên tắc vận hành:
- Phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan
- Tập trung dân chủ trong quản lý
- Thực hiện mục tiêu hiệu quả KT – XH
- Kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích dân tộc và lợi ích của các đối tác, bạn
hàng.
3. Phương hướng hoàn thiện?
- Rà soát, phù hợp hóa, hài hòa hóa hệ thống luật quốc gia.
- XD hệ thống tiêu chuẩn HH – DV XNK phù hợp
- Kiên trì chính sách nhiều thành phần.
- Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại.
- Tiếp cận phương thức kinh doanh mới.
- Điều hành lãi suất, tỷ giá một cách linh hoạt.
- Thay đổi căn bản phương thức quản lý NK
- Sắp xếp lại các DN, các ngành kinh doanh

- Coi trọng đào tạo cán bộ quản lý, các nhà quản trị DN giỏi.
Chương 9
1. Nêu vai trò quan trọng của NK đối với nền kinh tế? Thế nào là NK bổ sung, NK
thay thế? Cho ví dụ? Trong điều kiện nc ta hiện nay, NK bổ sung hay NK thay thế
quan trọng hơn?
Vai trò:
- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH
- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển
kinh tế cân đối và ổn định
- Cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân
- Thúc đẩy XK.
NK bổ sung là NK để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc
sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Ví dụ: xăng.
NK thay thế là NK về những hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ ko có lợi bằng NK. Ví
dụ: linh kiện điện tử???
Trong điều kiện hiện nay, NK bổ sung quan trọng hơn.
2. Nêu những nguyên tắc cơ bản của chính sách NK
- Sử dụng vốn NK tiết kiệm, hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- NK thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện của VN.
- Bảo vệ và thúc đẩy sx trong nước phát triển, tăng nhanh xk
3. Tại sao lại đưa ra nguyên tắc “Sử dụng vốn NK với tinh thần tiết kiệm và đem lại
hiệu quả kinh tế cao”? Nội dung thực hiện nguyên tắc “tiết kiệm” này?
Bởi vì việc mua bán với các nước từ nay đều tính theo thời giá quốc tế và thanh toán
với nhau bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, ko có nhiều cơ hội cho các khoản vay để nhập
siêu. Do vậy, tất cả các hợp đồng nk đều phải dựa trên lợi ích và hiệu quả để quyết định.
Bên cạnh đó, vốn để nk lại eo hẹp trong khi nhu cầu nk để CNH và phát triển kinh tế rất
lớn.
Nội dung thực hiện:
- Xác định các mặt hàng nk phù hợp với kế hoạch phát triển KT – XH, KH –
KT của đất nước

- Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhập vật tư cho sx và đời sống, khuyến
khích sx trong nước thay thế hàng nk.
- Nghiên cứu thị trường để nk đc hàng hóa đúng chủng loại, đủ số lượng, kịp
thời gian, giá cả phù hợp, nhanh chóng phát huy tác dụng, đẩy mạnh sx và
nâng cao đời sống nhân dân.
4. Chính sách NK của VN trong giai đoạn 2001 – 2010: Căn cứ đề ra chính sách?
Nội dung của chính sách?
Căn cứ mục tiêu chiến lược phát triển KT – XH của nước ta đến năm 2010, tầm nhìn
2020, nước ta đề ra chính sách:
- NK nguyên nhiên vật liệu phục vụ sx trong nước
- Ưu tiên NK máy móc thiết bị công nghệ mới.
- Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ NK vật tư phục vụ cho sx
- NK tư liệu tiêu dùng thiết yếu hợp lý
- Bảo hộ chính đáng sx nội địa.
5. Hãy nêu những công cụ quản lý NK chủ yếu ở VN? Công cụ nào quan trọng
nhất? Vì sao?
Công cụ quan trọng nhất là thuế quan vì nó là công cụ duy nhất được WTO công nhận,
hơn thế, nó công khai, minh bạch, dễ dàng để đưa ra khi đàm phán quốc tế.
6. Thuế NK: khái niệm? mục đích?
Thuế NK là một loại thuế gián thu đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa
đi qua khu vực hải quan của một nước.
Mục đích:
- Góp phần vào việc phát triển và bảo hộ sx trong nước
- Hướng dẫn tiêu dùng trong nước
- Góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách
- Là công cụ quan trọng trong đàm phán quốc tế, góp phần thúc đẩy tự do hóa
thương mại.
7. Phân tích lợi ích và chi phí của thuế quan?
Phân tích:
- Q

4
> Q
3
=> Hạn chế tiêu dùng
- Q
2
> Q
1
=> Kích thích SX trong nước.
- Q
2
Q
3
< Q
1
Q
4
=> Hạn chế NK.
- Lợi ích & Chi phí:
SX = + 1
TD = - ( 1+2+3+4)
CP = + 3
=> XH = - (2+4) => gây ra tổn thất cho toàn XH
8. Các loại thuế suất trong biểu thuế NK của VN hiện nay?
3 loại:
- Thuế suất thông thường: ko có thỏa thuận MFN, cao hơn 50% thuế suất ưu đãi.
- Thuế suất ưu đãi: có thỏa thuận MFN
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: có thỏa thuận đặc biệt về thuế nk theo thể chế khu vực
thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc tạo thuận lợi cho giao lưu TM biên giới.
9. Thế nào là bảo hộ danh nghĩa của thuế quan (NPR)? Công thức tính? Cho ví dụ?

=> Bảo hộ danh nghĩa của thuế quan là sự bảo hộ khi ko có hạn chế về số lượng, ko có
buôn lậu và những nhân tố khác có thể làm cho thuế NK trở nên méo mó (thừa hoặc
thiếu).
=> Công thức tính:
- Chỉ tiêu bảo hộ danh nghĩa thuế quan
NPRn = Pt / Pw = t (%) Pt => giá đã có thuế
Pw => giá thế giới.
- Chỉ tiêu bảo hộ thực sự thuế quan
NPRr = Pd / Pw Pd => giá bán thực sự trên thị trường nội địa.
Pw => giá thế giới.
- 2 trường hợp:
Pd > Pt => NPRr > NPRn => Thuế thiếu
Pd < Pt => NPRr < NPRn => Thuế thừa
10. Thế nào là bảo hộ thực sự của thuế quan (EPR)? Công thức tính? Ý nghĩa?
=> Bảo hộ thực sự của thuế quan là hình thức bảo hộ khi thuế đánh thành phần NK
chênh lệch so với thuế đánh vào các đầu vào nhập khẩu.
=> Công thức tính:
EPR = (Vd – Vw)/Vw = (Pw. i – Cw. j)/ (Pw – Cw)
Trong đó:
Vd => giá trị gia tăng tính theo giá nội địa.
Vw => giá trị gia tăng tính theo giá thế giới.
Pw => giá thành phẩm tính theo giá thế giới.
Cw => giá bộ linh kiện nhập khẩu để SX ra thành phẩm tính theo giá TG.
i => thuế suất đánh vào thành phẩm NK.
j => thuế suất đánh vào bộ linh kiện NK để lắp ráp thành phẩm trong nước.
=> Ý nghĩa:
- i = j => EPR = i = NPRn => không có bảo hộ hiệu quả.
- i > j => EPR > i = NPRn => bảo hộ tích cực.
- i < j => EPR < i = NPRn => bảo hộ tiêu cực.
-> có thể nâng cao mức độ bảo hộ mà không cần thiết phải tăng thuế suất đánh vào

sản phẩm hoàn chỉnh.
11. Các biện pháp quản lý NK mang tính định lượng? Ưu, nhược điểm? Thực tiễn
áp dụng ở VN? Quan điểm của WTO về việc áp dụng các biện pháp này?
Các biện pháp:
- Cấm NK
- Hạn ngạch NK
- Hạn ngạch thuế quan
- Giấy phép NK
Ưu điểm:
- mức độ bảo hộ nhanh, mạnh
- bảo hộ một cách gián tiếp
Nhược điểm:
- ko minh bạch -> khó dự đoán
- thất thu ngân sách
- tổn thất ròng XH lớn hơn thuế
- gây ra tình trạng độc quyền -> ko công bằng
- bóp méo các tín hiệu thị trường
Các biện pháp Việt Nam WTO
Cấm NK Nghị định 12/2006/NĐ-CP
cấm các quốc gia áp dụng
bừa bãi, chỉ đc áp dụng
trong một số trường hợp
Hạn ngạch NK tồn tại ko công khai
chỉ đc thực hiện trong
những TH cụ thể: mất cân
bằng cán cân TM 1 cách
trầm trọng
Hạn ngạch thuế quan
áp dụng cho: lá thuốc lá,
trứng gia cầm, muối, đường

chấp nhận để thúc đẩy tự do
hóa TM và bảo hộ với các
hàng nông phẩm
Giấy phép NK Quyết định 41/2005/QĐ-CP
Hiệp định về Thủ tục cấp
giấy phép NK (ILP)
12. Nêu sự giống và khác nhau giữa thuế và hạn ngạch?
Giống: đều bảo hộ, làm tăng giá trên thị trường nội địa, hạn chế NK, gây tổn thất ròng
xã hội và bóp méo các tín hiệu thị trường.
Khác:
hạn ngạch thuế
- xác định đc trước khối lượng (hoặc giá
trị) NK
- ko tăng thu ngân sách
- có thể biến DN thành độc quyền -> ko
công bằng
- bảo hộ nhanh, mạnh hơn
- lượng NK phụ thuộc vào mức độ linh
hoạt của cung – cầu -> ko biết trước
- tăng thu ngân sách
- công bằng hơn
13. Phân biệt các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời? Xu hướng áp dụng các
biện pháp này?
Xu hướng: ngày càng đc áp dụng nhiều theo cách thuế quan hóa.
Chương 10:
1. Để đẩy mạnh và khuyến khích XK, các quốc gia thường áp dụng các biện pháp
gì? Trong điều kiện VN hiện nay thì biện pháp nào quan trọng nhất?
=> 3 nhóm biện pháp:
- Các biện pháp để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu XK.
+ XD các mặt hàng XK chủ lực

+ Gia công XK.
+ Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng và cải biến cơ cấu XK
+ XD các khu kinh tế mở: Khu bảo thuế, Cảng tự do, Khu mậu dịch tự do (FTZ),
Khu chế xuất (EPZ), Khu công nghiệp, Đặc khu kinh tế (SEZ), Thành phố mở, Tam
giác phát triển hoặc nhị - tứ phát triển.
- Các biện pháp, chính sách tài chính nhằm khuyến khích sx, thúc đẩy xk (tài chính tín
dụng):
+ Tín dụng XK: Nhà nước bảo lãnh tín dụng, Bảo hiểm tín dụng.
+ Trợ cấp XK
+ Chính sách tỷ giá hối đoái
+ Thuế XK và các ưu đãi về thuế
- Các biện pháp về thể chế và xúc tiến XK.
=> Trong điều kiện VN hiện nay thì nhóm biện pháp 1 là quan trọng nhất vì nó có tác
dụng lâu dài và bền vững.
2. Trình bày khái niệm, đk của một mặt hàng xk chủ lực? Thực tế xd các mặt hàng
xk chủ lực của VN
 Mặt hàng XK chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sx ở trong nước với hiệu
quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác; có thị trường tiêu thụ tương đối ổn
định; chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng KNXK của 1 quốc gia. Ví dụ: dệt may,
da giầy, thủy sản, gạo, cà phê,…
 VN bắt đầu XD các mặt hàng chủ lực từ năm 1995, đến nay đã có 20 mặt hàng
XK chủ lực. Đến năm 2010, hơn 18 mặt hàng có KNXK hơn 1 tỷ và chiếm 76%
tổng KNXK. 20 mặt hàng chủ lực chiếm hơn 85% tổng KNXK. Ví dụ: dệt may,
giày dép, thủy sản, dầu thô, linh kiện điện tử, gỗ, gạo,…
3. KN, tác dụng của gia công XK? Các hình thức gia công XK hiện nay các DN VN
đang áp dụng?
 Gia công XK là đưa các yếu tố sx từ nước ngoài về để sx hàng hóa, nhưng ko
phải tiêu dùng trong nước mà để xk thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại, nó là
hình thức xk lao động tại chỗ.
 Tác dụng: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập quốc dân, tăng thu ngoại tệ, nâng

cao trình độ lao động, tận dụng được vốn, nguyên vật liệu, công nghệ mà trong nước ko
có; tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước.
 Các hình thức:
o Căn cứ vào lĩnh vực kinh tế: gia công sp công nghiệp xk, nông nghiệp xk.
o Căn cứ vào mức độ chuyển giao nguyên vật liệu của bên đặt gia công: có
chuyên gia hướng dẫn or chỉ giao nguyên vật liệu or giao một phần nguyên
vật liệu.
4. Khu chế xuất là gì? Sự giống và khác nhau giữa KCX, KCN và Đặc khu kinh tế?
Xu thế phát triển của hai hình thức này? Vai trò của KCX, KCN và Đặc khu kinh
tế đối với phát triển NT?
=> Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sx
hàng xk, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xk và hoạt động xk, có ranh giới địa lý xác
định, ko có dân cư sinh sống.
=> So sánh:
=> Xu thế phát triển:
=> Vai trò: làm nơi thí điểm cho những cơ chế, chính sách mới, tạo động lực phát triển
kinh tế vùng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng xk, tạo thu cho địa phương, , giải
quyết công ăn việc làm cho nhân dân, thu hút công nghệ mới.
5. Trình bày ND của biện pháp Nhà nước cấp và bảo lãnh tín dụng XK?
 Nhà nước cấp tín dụng XK:
o Cho nước ngoài: Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất
ưu đãi để sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay, nguồn vốn cho
vay lấy từ NSNN, thường kèm theo các điều kiện kinh tế hoặc chính trị có
lợi cho nước cho vay.
o Cho DNXK trong nước:
 Trước khi giao hàng: để chi cho mua nguyên vật liệu, sx hàng xk, sx
bao bì cho xk, chi phí vận chuyển, tiền cước phí,…
 Sau khi giao hàng: là loại tín dụng do ngân hàng cấp dưới hình thức
mua hối phiếu xk hoặc bằng cách tạm ứng theo các chứng từ hàng
hóa. Dùng để trả các khoản tín dụng trước khi giao hàng hoặc các

khoản thuế sẽ đc hoàn lại trong tương lai cho người xk.
 Nhà nước bảo lãnh tín dụng XK
o Cho nhà XK trong nước: trước các ngân hàng thương mại.
o Cho nhà NK nước ngoài: trước các nhà XK trong nước để họ mạnh dạn
XK hàng bằng cách bán chịu.
6. Trợ cấp XK: KN, các hình thức, tác dụng và xu hướng áp dụng? Quan điểm của
WTO về biện pháp này?
 Trợ cấp XK là nhưng ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các doanh nghiệp
nhằm đẩy mạnh hoạt động XK.
 Các hình thức:
o Trợ cấp trực tiếp: trực tiếp cấp tiền hoặc Chính phủ bảo lãnh các khoản
vay, miễn những khoản thu, áp dụng thuế suất ưu đãi,…
o Trợ cấp gián tiếp: giới thiệu, triển lãm, đào tạo, tạo điều kiện cho các giao
dịch XK hoặc giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo chuyên gia.
 Tác dụng:
o Góp phần phát triển công nghiệp nội địa và thúc đẩy XK
o Góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế
o Kích thích hiệu ứng tích cực và khắc phục hiệu ứng tiêu cực
o Là công cụ “mặc cả” trong đàm phán quốc tế.
 Tiêu cực:
o Bóp méo sự cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại tự do
o Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn, xét về dài hạn, trợ cấp có thể cản trở sự
phát triển của chính ngành đc trợ cấp.
o Ko hiệu quả về mặt tài chính ngân sách.
o Xác suất chọn sai đối tượng trợ cấp cao
o Có thể dẫn đến hàng động trả đũa.
 Xu hướng áp dụng: trợ cấp XK vẫn còn đc sử dụng rộng rãi, nhất là cho các sp
nông nghiệp; trợ cấp trực tiếp bị thu hẹp nhưng trợ cấp gián tiếp ngày càng tăng
và thường được che dấu.
 WTO: ko khuyến khích nhưng cũng ko hoàn toàn cấm, Hiệp định về trợ cấp và

các biện pháp đối kháng (SCM) hoặc Hiệp định nông sản (AoA) tương ứng với 3
mức độ Cấm – Được phép trợ cấp nhưng có thể bị khiếu kiện – Được phép trợ
cấp.
7. Để quản lý XK, VN thường dùng những biện pháp gì? Những biện pháp này có
mâu thuẫn với chương trình XK của VN ko?
 Các biện pháp:
o Cấm XK
o Hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ
o Thủ tục hải quan – XK hàng hóa
o Hạn ngạch XK
o Quản lý ngoại tệ
 Những biện pháp này ko hề mâu thuẫn với chương trình XK của VN. Bởi vì để
bảo vệ quyền lợi quốc gia thì cần kiểm soát một vài dạng xk như sp đặc biệt,
nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu hoặc có ý nghĩa chiến lược đối với
đất nước. Quản lý XK là do: cấm vận buôn bán, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ động
vật và cây trồng, bảo vệ di sản văn hóa, đồ cổ.
8. Phá giá hối đoái? Sự giống và khác nhau so với phá giá hàng hóa? Tác dụng của
2 biện pháp này đối với HĐ NT.
Phá giá hối đoái là việc một quốc gia giảm giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
Phá giá hối đoái Phá giá hàng hóa
Giống Chỉ số giá cả ngoài nước ko đổi
Khác Tỷ giá hối đoái tăng Chỉ số giá trong nước tăng
Tác dụng
NK giảm, XK tăng
Thu hút vốn đầu tư tăng
Đầu tư nước ngoài giảm
Du lịch từ nước ngoài tăng
Du lịch ra nước ngoài giảm
NK tăng, XK giảm
Thu hút vốn đầu tư giảm

Đầu tư nước ngoài tăng
Du lịch từ nước ngoài giảm
Du lịch ra nước ngoài tăng
9. Có nên đánh thuế XK ko? Tại sao?
Tùy từng mặt hàng để xem xét có nên đánh thuế XK ko. Bởi vì đối với tất cả các mặt
hàng thì việc đánh thuế sẽ hạn chế XK dẫn đến những tác động tiêu cực cho kinh tế.
Tuy nhiên, với một số mặt hàng, việc đánh thuế lại mang lại nhiều lợi ích như tăng thêm
giá trị gia tăng đối với các nguyên liệu XK, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập
cho nền kinh tế. Ví dụ như: hạt đào lộn hột (hạt điều) chưa chế biến, đồng phế liệu và
mảnh vụn, nhôm phế liệu và mảnh vụn.
10. Vẽ sơ đồ phân tích lợi ích và chi phí của trợ giá XK?

×