Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luật tố tụng hành chính CHƯƠNG 7 THỦ tục PHÚC THẨM vụ án HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.56 KB, 10 trang )

Luật tố tụng hành chính
CHƯƠNG 7: THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
A. Nhận định:
Câu 1: Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC là bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
-Nhận định sai
-CSPL: Điều 203 Luật TTHC 2015
Theo điều luật này, đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc phẩm VAHC
là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nhưng những bản án và quyết định đó phải
chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị
Câu 2: Có trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm
không phải là đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC
-Nhận định đúng
-CSPL: Điều 203 Luật TTHC 2015
Theo Điều 203 quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm chỉ có thể là
đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC khi nó chưa có hiệu
lực pháp luật. Vì thế quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm đã có
hiệu lực pháp luật thì khơng được coi là đối tượng kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm VAHC.
Ngoài ra, đối với danh sách cử tri cũng không thuộc đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm VAHC nhưng có thể vẫn là quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa
án cấp sơ thẩm.
Câu 3: Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ là đương sự của
VAHC
-Nhận định sai
-CSPL Điều 204 Luật TTHC 2015
Theo điều luật này, chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm VAHC ngoài đương
sự của VAHC thì cịn có người đại diện hợp pháp của đương sự
Câu 4: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có quyền kháng
cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm VAHC.
-Nhận định sai




-Cơ sở pháp lý: Điều 204, Khoản 7 Điều 3, Khoản 1 Điều 60, Khoản 6 Điều 61 Luật TTHC
2015
-Bởi vì theo Điều 204 quy định chỉ có đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương
sự mới có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án
cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Mà theo Khoản 7 Điều 3, Đương sự
bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đồng thời
theo Khoản 1 Điều 60 Người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện
theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Như vậy, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự khơng thuộc cả hai nhóm đối tượng trên. Ngồi ra tại Khoản 6 Điều
61 cũng khơng xuất hiện thẩm quyền này của người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
Từ cơ sở đó ta khẳng định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khơng có
quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm VAHC.
Câu 5: Đối tượng của kháng cáo và đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
VAHC là như nhau.
-Nhận định đúng
-Cơ sở pháp lý: Điều 203, Điều 204, Điều 211 Luật TTHC 2015
-Bởi vì theo điều 204 và điều 211 đối tượng của kháng cáo và đối tượng của kháng nghị
cũng chính là đối tượng xét xử phúc thẩm theo Điều 203. Trên cơ sở đó thì đối tượng của
của kháng cáo và kháng nghị đều là những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật.
Câu 6: Tại phiên tịa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo không thể tiếp tục phiên
tịa vì lý do sức khỏe thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hỗn phiên tịa
-Nhận định sai
-Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 1 Điều 187, Điều 232
-Bởi vì trước hết theo Điều 232 về các trường hợp hỗn phiên tịa phúc thẩm thì khơng
thấy có sự xuất hiện của trường hợp nếu người kháng cáo khơng thể tiếp tục tham dự phiên
tồ vì lý do sức khoẻ thì HĐXX phải ra quyết định hỗn phiên tồ. Mà theo Điểm b Khoản
1 Điều 187 thì trường hợp do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại

khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tịa thì
HĐXX tiến hành tạm ngừng phiên tịa.
Câu 7. Tại phiên toà phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo chết thì Hội đồng xét
xử có thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC
Nhận định đúng
CSPL: Điểm a, Khoản 1 Điều 229 LTTHC 2015, Điểm a, Khoản 1 Điều 143


Theo Điểm a Khoản 1 Điều 229 Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm vụ án trong trường hợp rơi vào điểm a Khoản 1 Điều 143. Mà Điểm a Khoản 1 Điều
143 có nhắc đến trường hợp Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của
họ không được thừa kế như đề bài đã nêu. Vì vậy nếu người kháng cáo là cá nhân chết mà
quyền, nghĩa vụ của họ khơng được thừa kế thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định đình
chỉ xét xử phúc thẩm VAHC
Câu 8: Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì
Hội đồng xét xử phải ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm.
-Nhận định sai.
-Cơ sở pháp lý: khoản 1 điều 234 luật TTHC 2015.
Theo khoản 1 điều này, thì khi người khởi kiện muốn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét
xử phải hỏi ý kiến của bên bị kiện có đồng ý hay khơng, nếu bên bị kiện đồng ý thì Hội
đồng xét xử mới ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử vụ án; nếu bên bị
kiện không đồng ý thì Hội đồng xét xử sẽ khơng chấp nhận việc rút đơn kiện của bên kiện,
và phiên tòa vẫn tiếp tục theo quy trình luật định.
câu 9: Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể rút đơn
kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới.
-Nhận định đúng.
-Cơ sở pháp lý: khoản 3 điều 218 Luật TTHC 2015.
theo khoản 3 điều này thì trước khi bắt đầu phiên tịa hoặc trong phiên phúc thẩm thì Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới khi xét thấy
bản án khơng cịn bất cập trong việc xét xử.

Câu 10: Tại phiên toà phúc thẩm VAHC, Thẩm phán chủ tọa phiên tồ khơng thể
tiếp tục tiến hành tố tụng thì Toà án phải ra quyết định tạm ngừng phiên toà.
-Nhận định sai
-Cspl: Điểm a, Khoản 1 Điều 187
1. Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tịa khi có một trong
các căn cứ sau đây:
a) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà
người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế
được người tiến hành tố tụng;
Nếu thẩm phán chủ tọa phiên tồ khơng thể tiếp tục tiến hành tố tụng thì Tồ án phải ra
quyết định tạm ngừng phiên tồ hoặc có thể thay thế thẩm phán khác
Câu 11. Khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì bản
án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật.


-Nhận định Sai.
-CSPL: Khoản 2 Điều 229 Luật TTHC 2015
Theo khoản 2 điều này thì bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ chỉ có
hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút tồn bộ
kháng nghị trước khi Tịa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều này, trong trường hợp HĐXX đình chỉ việc xét xử phúc
thẩm theo K2 mà phát hiện các bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thuộc một trong
những trường hợp quy định tại K1Đ255 thì chúng vẫn sẽ bị tiếp tục xem xét theo thủ tục
giám đốc thẩm
Câu 12. Trong quá trình giải quyết phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút đơn
khởi kiện thì Tịa án ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
-Nhận định Sai.
CSPL:Khoản 1 Điều 234 Luật TTHC 2015
Theo cơ sở pháp lý này, nếu đang trong quá trình giải quyết phúc thẩm VAHC nếu người

khởi kiện rút đơn khởi kiện thì HĐXX phúc thẩm phải hỏi ý kiến người bị kiện và xem xét
ý kiến của họ trong từng trường hợp. Nếu như Người bị kiện không đồng ý thì khơng chấp
nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện; Còn nếu như đương sự đồng ý thì chấp
nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định
hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy Tịa án chỉ có thể Tịa án ra quyết
định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Câu 13: Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị kiện hủy bỏ quyết
định hành chính bị kiện, Tịa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ
giải quyết vụ án.
-Nhận định đúng
-CSPL: K1 Điều 235 Luật TTHC 2015 sửa đổi 2019
- Theo quy định tại K1 Điều 235 Luật TTHC 2015 sửa đổi 2019, Trường hợp người bị
kiện sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính bị kiện hoặc dừng, khắc phục hành vi hành
chính bị khởi kiện liên quan đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người
khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u cầu độc
lập đồng ý rút u cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và
đình chỉ giải quyết vụ án; trong quyết định của bản án phải ghi rõ cam kết của đương sự để
bảo đảm thi hành án hành chính.
Như vậy, trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị kiện hủy bỏ quyết định
hành chính bị kiện, Tịa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết
vụ án


Câu 14: Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết
định bị kháng cáo.
-Nhận định sai
-CSPL: Khoản 7 Điều 205
-Theo cơ sở pháp lý này, Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản
án, quyết định bị kháng cáo. Tuy nhiên ngoài ra đơn kháng cáo cũng có thể gửi đến Tịa án
cấp phúc thẩm, đối với trường hợp này, khi nhận đơn Tòa án câp phúc thẩm sẽ có nhiệm

vụ chuyển đơn cho Tịa án cấp sơ thẩm. Như vậy, đơn kháng cáo không chỉ được gửi cho
Tịa án cấp sơ thẩm mà cịn có thể gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm, điều này nhằm giúp đỡ
cho người khởi kiện khi có những khó khăn khách quan trong quá trình nộp đơn.
15. KSV phải có mặt tại phiên tịa phúc thẩm VAHC, nếu họ vắng mặt thì Tịa án
phải hỗn phiên tịa.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 224, SSiểm b Khoản 1 điều 232
-Trước nhất, theo Khoản 1 Điều 224 HĐXX chỉ quyết định hỗn phiên tịa khi KSV vắng
mặt trong trường hợp VKS có kháng nghị. Khơng những thế, theo Khoản 2 Điều 224 trường
hợp trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc khơng thể tiếp tục tham gia phiên tịa, nhưng
có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Kiểm
sát viên vắng mặt tham gia phiên tịa xét xử vụ án. Nếu khơng có người thay thế thì mới
hỗn phiên tịa theo điểm b Khoản 1 Điều 232. Tựu chung lại, sự vắng mặt của KSV không
phải là tiền đề dẫn đến việc hỗn phiên tịa nếu như rơi vào trường hợp VKS khơng có
kháng nghị hoặc trường hợp tại Khoản 2 Điều 224.
16. Người kháng cáo chỉ có quyền rút, thay đổi, bổ sung kháng cáo trước khi mở phiên
tòa phúc thẩm
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 2, 3 Điều 218 LTTHC
-Trước nhất theo Khoản 2 Điều 218 trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc
thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo. Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều
218 có nêu người kháng cáo có quyền rút kháng cáo khơng những trước phiên tịa mà cịn
có thể ngay tại phiên tịa phúc thẩm. Vậy người kháng cáo vừa có quyền rút, thay đổi, bổ
sung kháng cáo trước khi phiên toà phúc thẩm mở mà họ có quyền đó ngay trong lúc phiên
tồ phúc thẩm diễn ra.
17. Trong q trình xét xử phúc thẩm VAHC, tịa án phát hiện người khởi kiện khơng
có quyền khởi kiện thì Tịa án phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
-Nhận định sai



-Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 241, Điểm h Khoản 1 Điều 143, Điểm a Khoản 1 Điều 123
Trước nhất theo Khoản 4 Điều 241 HĐXX phúc thẩm sẽ ra quyết định hủy bản án sơ thẩm
và quyết định đình chỉ vụ án việc giải quyết vụ án nếu trong q trình xét xử sơ thẩm nếu
có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143. Mà theo điểm h Khoản 1 Điều
143 và theo Điểm a Khoản 1 Điều 123 người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện thuộc
một trong các trường hợp này. Thế nên đây là nhận định sai.
18. Tòa án cấp phúc thẩm có thể ban hành phán quyết buộc người bị kiện phải bồi
thường thiệt hại cho người khởi kiện trong VAHC.
Nhận định này Đúng
CSPL:Điều 7, Điểm a, b Khoản 2 Điều 241
Vì Căn cứ vào Điều 7 trong trường hợp người khởi kiện có u cầu bồi thường thiệt hại
thì tịa án có quyền giải quyết vấn đề bồi thường, đền bù thiệt hại và căn cứ khoản 2 Điều
241 tịa án có thể bàn hành phán quyết buộc người bị kiện phải bồi thường thiệt hại cho
người khởi kiện thơng qua việc sửa đổi một phần hoặc tồn bộ bản án sơ thẩm nếu tòa án
cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật theo điểm a, b khoản 2 Điều 241.
Câu 19. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý sai
thẩm quyền theo lãnh thổ
Nhận định trên là đúng
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 241 Luật TTHC 2015
Theo đó, trường hợp Tịa án cấp sơ thẩm đã thụ lý sai thẩm quyền theo lãnh thổ được xem
là trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, nên Hội đồng xét xử
phúc thẩm có quyền ra quyết định hủy bản án và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ
thẩm xét xử lại. Việc này nhằm đảm bảo tính hợp pháp của bản án sơ thẩm, nghĩa là có căn
cứ về mặt pháp lý về áp dụng nội dung và việc tuân thủ thủ tục tố tụng.
Câu 20. Tòa án cấp phúc thẩm phải sửa bản án hành chính sơ thẩm nếu phát hiện
Tịa án cấp sơ thẩm có vi phạm về việc thu thập chứng cứ vụ án.
Nhận định trên là sai
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 241 Luật TTHC 2015
Theo đó, nếu phát hiện Tịa án cấp sơ thẩm có vi phạm về việc thu thập chứng cứ vụ án,

cần phải thu thập chứng cứ mới quan trọng mà Tịa án cấp phúc thẩm khơng thể bổ sung
ngay được thì theo thẩm quyền, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và
chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại
→ Đây là trường hợp vi phạm về việc thu thập chứng cứ vụ án, cụ thể là chứng cứ chưa
được thu thập đầy đủ, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được


A. BÀI TẬP
Bài 1: Ngày 04/03/2019, ông Minh (ngụ tại xã NH huyện NT tỉnh NĐ) nhận được
Quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) số BQ 5143 của UBND huyện NT. Cho rằng phần diện tích đất cấp cho
ơng Minh nêu trên có 30m2 thuộc diện tích đất của mình nên ngày 03/04/2019 ông
Trung (cư ngụ tại xã A huyện TN tỉnh TB) đã khởi kiện VAHC yêu cầu tòa hủy Quyết
định giao đất số 2244/QĐ-UBND và GCNQSDĐ số BQ 5143 của UBND đã cấp cho
ơng Minh.
1. Xác định Tịa án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm và thành phần đương sự
trong vụ án trên.


Tịa án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm vụ án trên là Tòa án nhân dân tỉnh NĐ.
Vì căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 thì Tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải
quyết thủ tục sơ thẩm đối với những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm
vi địa giới hành chính với Tịa án.



Thành phần đương sự: ơng Trung (người khởi kiện), chủ tịch UBND (người bị kiện),
ơng Minh (người có nghĩa vụ và lợi ích liên quan). Căn cứ vào Khoản 7 Điều 3 về
đương sự)


2.Vụ việc được đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 15/09/2019 Tòa án ban hành Bản án sơ
thẩm số 12/2019/HC-ST tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trung, hủy một
phần quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND và hủy một phần GCNQSDĐ số BQ 5143
của UBND huyện NT đối với phần tích 30m2 đã cấp cho ông Minh. Không đồng ý,
người bị kiện kháng cáo tồn bộ bản án sơ thẩm:
-Hãy xác định Tịa án có thẩm quyền thụ lý phúc thẩm VAHC: Tịa án có thẩm quyền
thụ lý phúc thẩm VAHC là Tịa án nhân dân cấp cao (vì đối với Bản án, quyết định ST của
Tòa án cấp tỉnh sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao)
-Anh/ chị hãy cho biết Tòa án phúc thẩm sẽ phản ứng thế nào khi


Trường hợp 1: người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

Theo khoản 1 Điều 234 của Luật TTHC, trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc
thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi
người bị kiện có đồng ý hay khơng và tùy từng trường hợp mà có cách thức giải quyết
khác nhau. Nếu người bị kiện khơng đồng ý thì khơng chấp nhận việc rút đơn khởi kiện
của người khởi kiện. Trong trường hợp đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn
khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ
thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.


Trường hợp 2: người kháng cáo rút toàn bộ đơn kháng cáo.


Trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ đơn kháng cáo thì Tịa án phúc thẩm sẽ
đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều
229. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn
bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc

thẩm thì Thẩm phán được phân cơng làm Chủ tọa phiên tịa ra quyết định đình chỉ xét
xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát
rút tồn bộ kháng nghị sau khi Tịa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
BÀI 2: Ngày 04/07/2016 ông Nguyễn Văn là chủ sở hữu căn nhà số B2-55 Lô S14, khu
phố 1, phường BC, quận TĐ, thành phố H nhận được Thông báo nộp tiền sử dụng
đất số 112/TB-CCT của Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H. Không đồng ý với
Thông báo này, ngày 08/07/2016 ông Nguyễn Văn đã khiếu nại đến Chi cục Thuế
quận TĐ, thành phố H. Ngày 15/7/2016, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận TĐ, thành
phố H ban hành Quyết định số 511/QĐ-CCT giải quyết khiếu nại với nội dung bác
đơn khiếu nại giữ nguyên Thông báo số 112/TB-CCT. Không đồng ý, ngày 28/7/2016,
ông Nguyễn Văn khởi kiện VAHC với u cầu Tịa án có thẩm quyền tun hủy Thơng
báo số 112/TB-CCT của Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H.
1. Xác định thời hiệu khởi kiện, thành phần tư cách những người tham gia tố tụng
trong vụ án trên? (Biết ông Nguyễn Văn nhận đc QĐ 511/QĐ-CCT vào ngày
18/7/2016)
- Thời hiệu khởi kiện: 18/7/2016-18/7/2017
CSPL: điểm a khoản 3 Điều 116 Luật TTHC 2015
Vì ơng Nguyễn Văn A trước khi khởi kiện đã khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật
nên thời hiệu khởi kiện của vụ án trên được tính là 01 năm kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại là ngày 18/07/2016.
- Thành phần tư cách những người tham gia tố tụng vụ án trên:
CSPL: k7,8,9 Đ3 LTTHC 2015, Đ53 LTTHC 2015
Đương sự bao gồm người khởi kiện là ông Nguyễn Văn và người bị kiện là Chi cục Thuế
quận TĐ, thành phố H.
2. Vụ việc được Tịa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo đúng quy định. Trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông Nguyễn Văn xin bổ sung thêm yêu cầu bồi
thường thiệt hại 50 triệu đồng do Thông báo 112/TB-CCT gây ra. Việc bổ sung yêu
cầu này có được Tịa án chấp nhận hay khơng? Vì sao?
=>Việc bổ sung yêu cầu này vẫn được Tòa án chấp nhận.

CSPL: khoản 3 Đ55, Đ56, Đ7, Đ173, Điều 8 LTTHC 2015


Người khởi kiện là ông Nguyễn Văn, căn cứ theo k3 Đ55 đương sự có quyền được bổ
sung yêu cầu. Tại Đ56 cũng quy định về việc thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện của
người khởi kiện nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Trong trường hợp này, thời hiệu khởi
kiện vẫn cịn nên ơng Nguyễn Văn vẫn có thể bổ sung yêu cầu khởi kiện. Căn cứ theo k1
Đ7 LTTHC 2015, người khởi kiện ở đây là ông Văn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do
quyết định hành chính của Chi cục thuế gây ra. Ơng Văn phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu,
chứng cứ cho Tòa án xem xét yêu cầu được bổ sung này. Vì vậy, Tịa án vẫn chấp nhận
việc bổ sung yêu cầu này nhưng yêu cầu này có được chấp nhận hay khơng thì cần phải
qua xem xét.
Căn cứ điều 8 Luật TTHC 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người
khởi kiện có quyền bổ sung yêu cầu khởi kiện theo quy định của Luật này. Nếu số tiền
yêu cầu bồi thường lớn hơn 50 triệu thì Tịa vẫn chấp nhận vì khơng làm phát sinh QHPl
mới và khơng đưa Tịa vào thế bị động => không vượt quá yc khởi kiện ban đầu
3.Vụ việc được đưa ra xét xử sơ thẩm, Tòa án ban hành Bản án sơ thẩm số
121/2016/HC-ST với phần tuyên xử: bác tồn bộ u cầu khởi kiện của ơng Nguyễn
Văn, giữ nguyên Thông báo số 112/TB-CCT bị kiện. Anh ( chị) nêu ý kiến về phán
quyết này của Tòa án cấp sơ thẩm?
-Căn cứ: Điều 227 Luật TTHC 2015
-Nếu ông Nguyễn Văn chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tịa án và chứng
minh u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo đúng quy định của khoản 1 điều 9
Luật TTHC 2015 thì Tịa án phải xem xét về tính hợp pháp của hành vi hành chính bị kiện
và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở đây là Chi cục Thuế quận TĐ,
thành phố H xem xét lại và trả lời kết quả cho Tòa án theo quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan rồi mới đưa ra Bản án thích hợp → Bản án này là
không hợp lệ và cần được xét xử lại
-Nếu ông Nguyễn Văn không giao nộp tài liệu, chứng cứ cần thiết thì Bản án này là hợp lệ
vì u cầu khởi kiện khơng có căn cứ pháp luật tuy nhiên nếu có lí do chính đáng thì ơng

Nguyễn Văn có thể kháng cáo và giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử phúc thẩm.
2.Bản án sơ thẩm số 121/2016/HC-ST nêu trên bị ơng Nguyễn Văn kháng cáo hợp lệ
theo trình tự phúc thẩm. Anh (chị) hãy xác định:
-Tịa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm?
-CSPL: K1Đ31 Luật TTHC 2015,
-Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
-Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa
án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.


Mà trong trường hợp này tòa án nhân dân xét xử bản án sơ thẩm kiện Chi cục thuế quận
TĐ, thế nên tịa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm là Tịa án nhân dân huyện, vì vậy Tịa án
nhân dân tỉnh sẽ là cơ quan có quyền xét xử phúc thẩm theo Điều 32
- Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào khi nhận định rằng Thông báo
số 112/TB-CCT là đúng quy định của pháp luật.
CSPL: Khoản 1, Khoản 2 Điều 241, Điểm a Khoản 5 Điều 243 Luật TTHC 2015
Nếu HĐXX cấp phúc thẩm nhận định rằng Thông báo số 112/TB-CCT là đúng quy định
của pháp luật tức bản án cấp sơ thẩm đúng với quy định của pháp Luật thì HĐXX sẽ giải
quyết: HĐXX sẽ bác kháng cáo và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm số
121/2016/HC-ST.



×