Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần trà than uyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.77 KB, 106 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải chủ động trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của
mình. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường rà soát và xem xét công
tác quản lý kinh tế mà trước hết là công tác kế toán – một công cụ đắc lực cho quản
lý, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho quản lý 3
Như chúng ta đã biết, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
cần thiết phải có 3 yếu tố là tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. TSCĐ
là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động, đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Song không phải tất cả các tư liệu lao động trong doanh
nghiệp đều là TSCĐ mà TSCĐ chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn theo
quy định trong Chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước. Tùy theo điều kiện, yêu
cầu trình độ quản lý trong từng giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước quy định
cụ thế những tư liệu lao động được xác định là TSCĐ 3
Trong toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất
thì TSCĐHH lại chiếm tỷ trọng lớn. Nó là yếu tố thể hiện thế mạnh của doanh
nghiệp, thể hiện trình độ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh
đồng thời là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tiết kiệm sức lao động. Vì xây
dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt có khả năng tái sản xuất
TSCĐHH cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Đây là ngành tạo ra cơ
sở vật chất kỹ thuật cho toàn bộ xã hội, tạo cở sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân
và tăng cường cả về tiềm lực quốc phòng. Vai trò của TSCĐHH và tốc độ tăng
TSCĐHH trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày
càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐHH. Việc tổ chức tốt công tác kế
toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐHH về số
lượng và giá trị, tình hình sử dụng, hao mòn TSCĐHH có ý nghĩa quan trọng đối
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
với công tác quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, thu


hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị và đổi mới không ngừng TSCĐ 4
Kết cấu của chuyên đề thực tập gồm có 3 phần chính: 4
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần trà Than uyên 5
Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty cổ phần trà Than Uyên 5
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán nói chung và kế toán TSCĐHH
tại công ty cổ phần trà Than Uyên 5
CHƯƠNG 1 5
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TRÀ THAN UYấN 5
1.1.1. Quỏ trình hình thành và phát triển của Công ty 5
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 8
1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 10
1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuõt ảnh hưởng đến công tác kế toán 15
1.2.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 15
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 15
1.2.2. Hình thức ghi sổ kế toán 17
1.2.2.1.Hệ thống chứng từ kế toán 17
1.2.2.2.Hệ thống sổ kế toán 19
1.2.2.3. Hệ thống báo cáo kế toán: 21
1.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 22
CHƯƠNG 2 25
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY 25
CỔ PHẦN TRÀ THAN UYấN 25
2.1.ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN
UYấN 26
2.1.1. Tình hình trang bị và quản lý TSCĐHH tại Công ty 26
2.1.2. Phân loại TSCĐHH tại Công ty 27
2.1.2.1.Phân loại TSCĐHH theo nguồn hình thành 28
2.1.2.2. Phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật 28
2.1.3. Đánh giá TSCĐHH tại Công ty 30

2.1.3.1. Xác định nguyên giá TSCĐHH 30
2.1.3.2. Xác định giá trị TSCĐHH trong quá trình nắm giữ sử dụng 30
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY 32
2.2.1. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐHH ở Công ty 32
2.2.1.1. Đối tượng ghi TSCĐHH 32
2.2.1.2. Hạch toán chi tiết TSCĐHH 33
2.2.2. Tổ chức kế toán tổng hợp TSCĐHH tại Công ty 60
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH 60
2.2.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH 62
2.2.2.3. Kế toán tổng hợp tính khấu hao TSCĐHH 65
2.2.2.4. Kế toán tổng hợp sửa chữa TSCĐHH 70
CHƯƠNG 3 83
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN 83
KẾ TOÁN NÓI CHUNG VÀ KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI 83
CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN UYấN 83
3.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY 83
3.1.1. Ưu điểm công tác kế toán TSCĐHH 83
3.1.2. Nhược điểm công tác kế toán TSCĐHH 84
3.2. NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐHH 86
3.3. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TSCĐHH TẠI CÔNG TY 88
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 103
7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải chủ
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả

hoạt động của mình. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường rà
soát và xem xét công tác quản lý kinh tế mà trước hết là công tác kế toán –
một công cụ đắc lực cho quản lý, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho
quản lý.
Như chúng ta đã biết, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp cần thiết phải có 3 yếu tố là tư liệu lao động, đối tượng lao động
và lao động. TSCĐ là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động, đóng vai trò
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song không phải tất cả các
tư liệu lao động trong doanh nghiệp đều là TSCĐ mà TSCĐ chỉ gồm những
tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định trong Chế độ tài chính hiện
hành của Nhà nước. Tùy theo điều kiện, yêu cầu trình độ quản lý trong từng
giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước quy định cụ thế những tư liệu lao
động được xác định là TSCĐ.
Trong toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là doanh nghiệp
sản xuất thì TSCĐHH lại chiếm tỷ trọng lớn. Nó là yếu tố thể hiện thế mạnh
của doanh nghiệp, thể hiện trình độ của doanh nghiệp trong quá trình sản
xuất kinh doanh đồng thời là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tiết kiệm sức
lao động. Vì xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt
có khả năng tái sản xuất TSCĐHH cho tất cả các ngành trong nền kinh tế
quốc dân. Đây là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn bộ xã hội, tạo
cở sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân và tăng cường cả về tiềm lực quốc
phòng. Vai trò của TSCĐHH và tốc độ tăng TSCĐHH trong sự nghiệp phát
triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản
lý và sử dụng TSCĐHH. Việc tổ chức tốt công tác kế toán để thường xuyên
theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐHH về số lượng và giá trị, tình
hình sử dụng, hao mòn TSCĐHH có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản
lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư
nhanh để tái sản xuất, trang bị và đổi mới không ngừng TSCĐ.

Qua quá trình học tập và thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty Cố phần
trà Than uyên, em thấy việc hạch toán TSCĐHH cũn cú những vấn đề chưa
hợp lý cần phải hoàn thiện . Cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo và các cán
bộ nhân viên phòng kế toán em đã chọn chuyên đề: " Hoàn thiện kế toán
TSCĐHH tại công ty cổ phần trà Than uyên".
Kết cấu của chuyên đề thực tập gồm có 3 phần chính:
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần trà Than uyên
Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty cổ phần trà Than
Uyên
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán nói chung và kế toán
TSCĐHH tại công ty cổ phần trà Than Uyên
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN UYấN
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TRÀ THAN UYấN
1.1.1. Quỏ trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty, trụ sở.
Công ty cổ phần trà Than Uyên.
Giám đốc : Vũ Ngọc Sang
Số điện thoại: 0231 219 298
Địa chỉ: Thị trấn - Huyện Tõn Uyờn - Tỉnh Lai Châu
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Điện thoại: (02313)786851-786866-786870-786867
Ngành nghề kinh doanh: Trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm chè
và vật tư nông nghiệp ( theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 230600000
ngày 08/06/2004 của sở Kế hoạch& Đầu tư tỉnh Lai Châu.)
Thực hiện nghị quyết của ban chấp hành TW Đảng khoá II về việc chuyển

một số bộ phận lực lượng quân đội từ thường trực chiến đấu bảo vệ tổ quốc sang
nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, xây dựng nền kinh tế vùng biên giới phía Bắc.
Nông trường quân đội được thành lập ngày 07/03/1959. Năm 1961được đổi tên là
nông trường quốc doanh Than Uyên với nhiệm vụ là trồng cây lương thực và
chăn nuôi đại gia súc. Năm 1964 đưa cây trồng chính là cà phê, hàng năm sản
lượng của cây cà phê của nông trường đạt 350 tấn trên diện tích 350 ha, bên cạch
cây cà phê nông trường còn phát triển chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn và trồng lỳa, ngụ
nhằm cung cấp lương thực thực phẩm cho công nhân. Xong do điều kiện tự nhiên
và khí hậu vùng Than Uyên không thích hợp với cây cà phê, thời tiết lạnh giá kéo
dài, sương muối dày đặc, diễn biến thời tiết phức tạp không phù hợp với sự sinh
trưởng và phát triển của cây cà phê nên toàn bộ diện tích cà phê của nông trường
bị phá huỷ hoàn toàn.
Năm 1974 Nông trường quyết định đưa cây chè Tuyết Shan vào trồng
đại trà kết hợp với trồng lúa, chăn nuôi đại gia súc. Với phương châm lấy
ngăn nuôi dài. Sau 3 năm từ năm 1974 -1977 Nông trường tập trung mọi
nguồn lực để khai hoang và trồng chè, diện tích chè của nông trường đã đạt
450 ha, với các biện pháp tích cực đầu tư thâm canh chiều sâu. Đảm bảo quy
trình kĩ thuật, bảo vệ thực vật, chăm sóc, thu hái sản phẩm nên sau kì kiến
thiết cơ bản, năng suất sản lượng chố bỳp tươi của nông trường không ngừng
tăng nhanh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đây Cây chè đã được xác
định là cây trồng chính trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nông
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trường. Cây chè có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt của vùng núi cao Than Uyên.
Năm 1989 Nông trường đổi tên là Xí nghiệp Nông công nghiệp chè
Than Uyên, trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Năm 1991 đổi tên là Xí nghiệp chè Than uyên, trực thuộc UBND tỉnh Laũ Cai.
Năm 2004 đổi tên là Công ty chè Than Uyên, trực thuộc tỉnh Lai Châu.
Năm 2007 thực hiện phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Công ty tiến hành cố phần hoỏ, bỏn một phần vốn nhà nước cho các Cổ đông
và được đổi tên là Công ty cổ phần Trà Than Uyên trực thuộc tỉnh Lai Châu.
Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, công ty đã phát triển lớn
mạnh trong lĩnh vực xây dựng, phát trriển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự.
Đến nay công ty đó cú 451 ha chè kinh doanh, chủ dự án của vùng
nguyên liệu tập trung. Sản phẩm chè chế biến đã được tiêu thụ trên khắp thị
trường trong và ngoài nước.
Công ty xác định mở rộng sản xuất, quan tâm hàng đầu đến người lao động
về việc làm- thu nhập, đời sống. Công ty luụn cú định hướng phát triển lâu dài,
xác định việc xây dựng chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chõt lượng
ISO 2000- 2005, xây dựng thương hiệu chè than Uyên, đổi mới công nghệ tạo ra
sản phẩm khác biệt, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong quá trình xây dựng trưởng thành và phát triển ngoài việc tích
cực, chủ động nắm bắt và xử lý các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm,
xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, đề ra các chính sách kinh tế
có tính sát thực, hợp lòng dân. Lãnh đạo Công ty còn thường xuyên quan tâm
đến công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ Đảng viên,
công nhân viên chức - lao động. Tổ chức học tập đầy đủ, có chất lượng các
chỉ thị nghị quyết của trung ương, của tỉnh, của huyện, nghị quyết của Đảng
uỷ Công ty, kết hợp chặt chẽ với thị trấn, các tổ dân phố trong việc tăng
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cường tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, để mọi người sống và làm
việc theo pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy lao động của Công ty. Đặc biệt
thực hiện cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh ” Công ty đã tổ chức mở lớp học theo chuyên đề và xây dựng chương
trình hành động cụ thể thiết thực để cán bộ Đảng viên CNVC – LĐ phấn đấu
rèn luyện học tập và làm theo tấm gương của người. Ngoài ra công ty còn
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, mọi phương án tổ chức sản xuất kinh

doanh đều được lãnh đạo Công ty đưa ra bàn bạc thống nhất tại hội nghị từ tổ
- đội sản xuất đến Công ty trước khi quyết định thực hiện. Sự phát triển mang
tính bền vững của Công ty trong những năm qua đã chứng tỏ đáp ứng với yêu
cầu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Song song với việc tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ
chính trị trọng tâm, những năm qua Công ty luôn luôn phát động phong trào
thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, công tác thi đua khen thưởng của
công ty đó cú bước phát triển vượt bậc, các phong trào thi đua lao động giỏi,
lao động sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,
làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ được tổ chức chỉ đạo một
cách cụ thể, thiết thực và có hiệu quả, đã phần nào cải thiện điều kiện làm
việc, nâng cao thu nhập cho CNVC – LĐ trong Công ty.
Công ty cổ phần trà Than Uyờn luụn là một trong những đơn vị dẫn
đầu về sản xuất kinh doanh cũng như các phong trào thi đua của ngành chè
Việt Nam khu vực phía Tây Bắc. Công ty được Chính phủ, bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn, UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua
xuất sắc, được Nhà nước tặng huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba vào
các năm 1998, 2000, 2004. 2008.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật
và lượng vốn đang có, Ban lãnh đạo Công ty phải chủ động tìm ra kế hoạch
cụ thể đảm bảo cho sản xuất liên tục, tạo việc làm đầy đủ và nâng cao đời
sống cho cán bộ công nhân viên.
Với tổng số lao động hiện nay của Công ty là 1251 người, trong đó: 265
người có trình độ kỹ sư; 178 người có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp;
808 người là công nhân lao động, trong đó 435 người là công nhân lành nghề.
Được thành lập từ năm 1959 đến nay Công ty đã trải qua 50 năm xây
dựng và phát triển. 40 năm qua, Công ty đã có nhiều cố gắng dần để xây dựng

thành một đơn vị lớn vững mạnh, có khả năng thực hiện được những hợp
đồng lớn, có mức độ phức tạp cao và vấn đề chất lượng liên tục được xem xét
và cải tiến đáp ứng nhu cầu mỹ thuật cao và ngày càng hoàn thiện. Thời gian
giao nhận sản phẩm nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đề ra,
giá cả hợp lý là những giá trị đích thực phục vụ khách hàng. Với mục tiêu đó,
từ khi thành lập cho tới nay, đặc biệt sau khi Nhà nước chuyển đổi sang nền
kinh tế thụ trường Công ty luôn phát triển một cách vững chắc, luôn hoàn
thành tốt các kế hoạch được giao và tạo được uy tín trên thị trường.
Có thể thấy được quy mô và tốc độ phát triển của Công ty qua một số số
liệu tổng quan sau:
Khi mới thành lập vốn kinh doanh của Công ty là 2.174 triệu đồng, trong đó:
- Vốn lưu động là 897 triệu đồng
- Vốn cố định là 1.277 triệu đồng
Bao gồm các nguồn vốn:
- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp 480 triệu đồng
- Vốn doanh nghiệp tự bổ sung là 994 triệu đồng
- Vốn vay 700 triệu đồng
Đến nay, tổng số vốn kinh doanh của Công ty đã là gần 16 tỷ đồng.
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kết quả hoạt động của Công ty trong những năm vừa qua, Công ty liên
tục làm ăn có lãi và nộp các khoản thuế cho Ngân sách Nhà nước một cách
đầy đủ. Công ty đã thi công được nhiều hợp đồng có chất lượng cao.
Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty,
chúng ta có thể xem xét một số các chỉ tiêu khác như sau:
Biểu 1.1:
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
+/- %
Doanh thu thuần (1000đ) 85.623.84

7
113.023.47
8
27.399.631 32,00
Lợi nhuận thuần (1000đ) 2.297.923 2.508.183 210.260 9,15
Thuế phải nộp Nhà nước
(1000đ)
643.418 702.291 58.873 9,15
Lợi nhuận sau thuế (1000đ) 1.654.505 1.805.892 151.387 9,14
Số lượng công nhân viên
(người)
1.124 1.251 127 11,30
Thu nhập bình quân tháng
(VNĐ/ người)
822.480 891.870 69.390 8,44
(Trích số liệu Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008)
1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty có thể chia thành hai khối là khối văn phòng
và các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc.
Bộ máy quản lý của Công ty có thể được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức của Công ty:

10
Ban giám đốc Ban kiểm soát
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong bộ máy quản lý của Công ty, mỗi bộ phận đảm nhiệm các chức
năng và nhiệm vụ khác nhau nhằm thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh
của Công ty. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận được quy định chi tiết
trong quy chế quản lý nội bộ của Công ty, cụ thể như sau:

11
Phòng kế hoạch Phòng tổ chức Phòng kế toán
Đội cơ khí Chế biến Đội SX nông nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
*Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền quyết
định mọi vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị do đại hội cổ
đông bầu ra.
HĐQT có trách nhiệm: Quyết định chiến lược phát triển SX- KD của
công ty. Quyết định phương án đầu tư, giải pháp thị trường tiếp thị, công nghệ
sản xuất.
Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội cổ đông.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh, cán bộ quản lý trong công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
Ban kiểm soát: Gồm 03 thành viên có trình độ về quản lý tài chính. Ban
Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành
quản lý hoạt động kinh doanh, kiểm tra việc ghi chép sổ sách, hạch toán kế
toán và báo cáo tài chính, giám sát đối với các hành vi, vi phạm pháp luật,
điều lệ công ty của HĐQT, BGĐ trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Báo cáo trước đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp lý,
hợp pháp của việc ghi chép sổ sách, chứng từ, báo cáo tài chính, các báo cáo
khác của công ty.
Giám đốc Công ty:
Giám đốc điều hành công ty do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm. Trợ giúp
giám đốc có 2 phú giỏm đốc và kế toán trưởng. Giám đốc điều hành mọi hoạt
động mọi hoạt động của công ty theo pháp luật và điêu lệ công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết của HĐQT
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty trừ các
chức danh do HĐQT quyết định.

12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tuân thủ điều lệ công ty, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật.
- Các phó giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách từng lĩnh vực
và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc, HĐQT về lĩnh vực được
phân công.
Công ty có hai tổ chức chính trị xã hội:
* Đảng bộ Công ty.
Bao gồm: Giám đốc công ty kiêm Bí thư Đảng uỷ công ty, Phó bí thư
Đảng uỷ thường trực kiêm Chủ tịch công đoàn công ty.
Định kì đầu tháng của mỗi quý, Đảng uỷ Công ty họp bàn về công tác
lãnh đạo, đề ra chủ trương lớn và mục tiêu hành động sản xuất kinh doanh của
công ty, tổ chức họp Ban chấp hành đảng bộ ban hành Nghị quyết của Đảng
bộ công ty nhằm thống nhất Chủ trương, tư tưởng, hành động, tăng cường sức
mạnh đoàn kết nội bộ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với hiệu quả
cao nhất.
* Công đoàn công ty.
Ban chấp hành công đoàn Công ty có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người lao động, giám sát thực hiện các chế độ tiền lương, tiền
thưởng, nghỉ hưu, mất sức, thôi việc cho người lao động. Ngoài ra công đoàn
còn phối hợp với chuyên môn tập trung chỉ đạo, động viên công nhân viên
chức thi đua sản xuất, công tác hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm, chăm lo tạo điều kiện cho người lao động có đủ việc làm,
nâng cao thu nhập.
Công ty có 4 phòng chuyên môn và 1 đơn vị sản xuất trực tiếp gồm 7 đội:
1. Phòng tổ chức, hành chính, bảo vệ: Gồm 11 người; Có nhiệm vụ Tổ
chức cán bộ, bố trí sắp xếp, tuyển chọn lao động, kiểm tra giám sát việc thực
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, ngoài ra cũn cú nhiệm vụ giữ
gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực công ty quản lý.
2.Phòng kế hoạch. Gồm 5 cán bộ, phũng cú nhiệm vụ xây dựng và
thực hiện kế hoạch kinh doanh.
3. Phòng kế toán. Gồm 5 người đều có trình độ đại học và trung cấp
tài chính. Phụ trách về tài chính của công ty. Kế toán trưởng kiêm trưởng
phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cấp trên và pháp luất về sự
đúng đắn của công tác hạch toán kế toán, công tác quản lý tài chính của Công
ty cũng như thực hiện nhiệm vụ theo quy định về công tác kế toán, thống kê,
pháp luật về kế toán trưởng và các quy định khác trong điều lệ của công ty.
4. Phòng Kiểm toán nội bộ: Gồm có 2 người, có trách nhiệm kiểm tra
tính hợp pháp hợp lý của chứng từ, kiểm tra báo cáo tài chính để kịp thời bổ
sung, hoàn thiện và phân tích kết quả kinh doanh, dự báo kế hoạch sản xuất
kinh doanh của kỳ tới để giúp cho Ban Giám đốc đưa ra những kế hoạch
chính xác hơn.
5 .Các đơn vị sản xuất trực thuộc.
Hiện tại công ty có 7 đơn vị trực thuộc bao gồm 6 đơn vị sản xuất nông
nghiệp và 1 đội cơ khí chế biến.
Đứng đầu 6 đơn vị sản xuất nông nghiệp là 6 đội trưởng do Giám đốc
công ty bổ nhiệm theo đề nghị của trưởng phòng tổ chức. Nhiệm vụ của các
đơn vị nông nghiệp là thâm canh, chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm
vườn chè, bảo vệ thực vật và thu hái chè búp tươi giao cho xưởng chế biến.
Đội cơ khí chế biến có một đội trưởng và một đội phó do Giám đốc
công ty bổ nhiệm. Đơn vị có nhiệm vụ quản lý vận hành máy móc thiết bị dây
chuyền sản xuất, tổ chức thu mua, vận chuyển nguyên liệu đã thu hái ở các
đơn vị sản xuất nông nghiệp tiến hành chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu đơn
đặt hàng.
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuõt ảnh hưởng đến công tác kế toán

Công ty cổ phần trà Than Uyên là doanh nghiệp nông nghiệp kết hợp
với công nghiệp sản xuất ra sản phẩm chố cỏc loại .
Chu kỳ sản xuất của công ty là 10 tháng, sản xuất mang tính chất thời vụ,
bắt đầu từ tháng 3 kết thúc đến trung tuần tháng 12 hàng năm. Thời gian chế
biến một lô hàng bắt đầu và kết thúc trong một ca sản xuất từ 8- 10 giờ đồng hồ.
Trong một ngày công ty cho ra tối đa là 3 lô hàng sản phẩm chố cỏc loại.
- Bộ phận sản xuất chính:
Trồng, chăm sóc, thu hái và Chế biến chè
+ Bộ phận trồng, chăm sóc và thu hái chè búp tươi
- Có hơn 300 lao động được biên chế tại 6 đơn vị với nhiệm vụ chính
là: Trồng, chăm sóc, thu hái nguyên liệu bán cho nhà máy theo yêu cầu kỹ
thuật của công ty. Mỗi đơn vị có 01 cán bộ quản lý.
+ Bộ phận chế biến sản phẩm
Số lao động là 150 lao động và 02cán bộ quản lý. Bô phận này có trách
nhiệm: Thu mua, vận chuyển, bảo quản và chế biến ra sản phẩm cuối cùng.
* Bộ phận sản xuất phụ trợ:
Gồm có tổ điện, tổ gia công cơ khí; Có trách nhiệm cung cấp điện năng
ổn định cho sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị và
khắc phục các sự cố bất thường trong sản xuất.
- Bộ phận đóng gói sản phẩm: Số lao động là 10 lao động, có nhiệm
vụ phân loại và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu.
- Bộ phận cung cấp nhiờn liệu: Số lượng lao động 3 lao động có
nhiệm vụ nhập xuất dừu Diegen và than cỏc loại; Được cụng ty ký với cỏc đối
tỏc lấy sản phẩm của Cụng ty.
1.2.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty là hình thức tập chung.
Toàn bộ công việc được tập chung thực hiện tại phòng kế toán, từ khâu tập
hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến báo cáo tài chính.
15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo biên chế, phòng kế toán của công ty có 5 người: 1 kế toán trưởng
kiêm trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 kế toán viên.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
* Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
*Trưởng phòng kế toán (Kế toán trưởng - KT tổng hợp ):
Là người giúp việc cho giám đốc doanh nghiệp tổ chức thực hiện toàn
bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở Công ty đồng thời thực hiện việc
kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở Công ty. Kế toán
trưởng chịu sự chỉ đạo của giám đốc và sự chỉ đạo của cơ quan cùng cấp.Thực
hiện công tác kế toán tổng hợp (Ghi sổ cái) theo dõi mạng kế toán tài chính,
lập báo cáo tài chính.
Kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận kế toán khác chuyển đến, để
phục vụ cho việc khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
Tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá
thành sản xuất của từng loại sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm.
*Phó phòng kế toán (Kế toán TSCĐ-KT duyệt lương - KT thành phẩm
và Tiêu thụ TP).
16
Trưởng phòng kế toán
(Kế toán trưởng, kiêm KT tổng hợp)
Phó phòng kế toán
(Kế toán TSCĐ, KT thành phẩm
và tiêu thụ TP)
KT nguyên vật liệu,
KT vốn bằng tiền
Kế toán lương,
kiêm thủ quỹ
KT tiền lương và các
khoản trích theo lương

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo dõi lập báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ, ghi chép tổng hợp và
kế toán chi tiết TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ, theo dõi TSCĐ đang sử dụng ở
các bộ phận trong Công ty.
Theo dõi duyệt lương cho các đơn vị trong toàn công ty.
Tổng hợp báo cáo, theo dõi chi tiết thành phẩm nhập, xuất, tồn kho, ghi
chép phản ánh doanh thu bán hàng, thanh toán các khoản thuế ở khâu tiêu thụ.
*Kế toán vốn bằng tiền - Kế toán nguyên vật liệu: Ghi chép phản ánh
số hiện có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền.
Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các khoản vay, các khoản
công nợ (Các khoản nợ phải thu, phải trả) và nguồn vốn chủ sở hữu.
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo nội bộ về các khoản công nợ.
Ghi chép tổng hợp và kế toán chi tiết nguyên vật liệu, lập báo cáo tình
hình xuất, nhập, tồn kho NVL.
*Thủ quỹ kiêm kế toán đơn vị Cơ khí chế biến : Quản lý quỹ tiền mặt,
thu chi tiền mặt, ghi sổ quỹ theo các chứng từ kế toán phát sinh.
Theo dõi tổng hợp chi tiết thanh toán lương phải trả cho công nhân viên
và người lao động,
*Kế toán BHXH kiêm kế toán lương các đơn vị SX nông nghiệp: Theo
dõi ngày công lao động, lập bảng thanh toán lương, theo dõi thanh toán tiền
lương, thanh toán chế độ bảo hiểm ốm đau thai sản cho cán bộ công nhân
viên, lao động.
1.2.2. Hình thức ghi sổ kế toán
1.2.2.1.Hệ thống chứng từ kế toán
Trong quá trình hạch toán kế toán Công ty sử dụng các chứng từ sau:
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu số 1.4: Hệ thống chứng từ kế toán
TT Tên chứng từ Số hiệu chứng từ Dạng
1 2 3 4

I Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01-LĐTL BB
2 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL BB
3 Phiếu nghỉ hưởng BHXH C03- LĐTL BB
4 Bảng thanh toán BHXH C04- LĐTL BB
5 Bảng thanh toán BHXH 05- LĐTL BB
6 Phiếu xác nhận SP 06- LĐTL HD
7 Phiếu báo làm thêm giờ 07- LĐTL HD
8 Hợp đồng giao khoán 08- LĐTL HD
9 Biên bản điều tra tai nạn lao động 09- LĐTL HD
II Hàng tồn kho
10 Phiếu nhập kho 01-VT BB
11 Phiếu xuất kho 02-VT BB
12 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03/VT-3LL BB
13 Phiếu xuất vật tư theo hạn mức 04-VT HD
14 Biên bản kiểm nghiệm 05-VT HD
15 Thẻ kho 06-VT HD
16 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 07-VT HD
17 Biên bản kiểm kê vật tư, SP, hàng hóa 08-VT HD
III Bán hàng
18 Hóa đơn giá trị gia tăng 01/GTKT- 3LL BB
19 Hóa đơn giá trị gia tăng 01/GTKT- 2LN BB
20 Phiếu kê mua hàng
IV Tiền tệ
21 Phiếu thu 01-TT BB
22 Phiếu chi 02-TT BB
23 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT BB
24 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT BB
25 Biên lai thu tiền 05-TT HD
26 Bảng kiểm kê quỹ 07a-TT BB

V TSCĐ
27 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ BB
28 Thẻ TSCĐ 02-TSCĐ BB
29 Biên bản thanh lý TSCĐ 03-TSCĐ BB
30 Biên bản giao nhận TSCĐ 04-TSCĐ BB
31 Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn 05-TSCĐ HD
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên chứng từ Số hiệu chứng từ Dạng
hoàn thành
32 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 06-TSCĐ HD
VI Sản xuất
33 Phiếu theo dõi ca xe máy thi công 01-SX HD
1.2.2.2.Hệ thống sổ kế toán
Công ty sử dụng phần mềm kế toán máy FAST ACCOUNTING với hình
thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Chứng
từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp
chứng từ gốc cùng loại cú cựng nội dung kinh tế. Việc ghi sổ kế toán tổng
hợp là ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Đặc điểm của hình thức này là mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng nội
dung, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán
tổng hợp. Định kỳ, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ,
sau đó được dùng để ghi Sổ Cỏi. Cỏc chứng từ gốc sau khi đươc dùng để lập
các chứng từ ghi sổ được dùng để ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối quý đối
chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ
các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Theo hình thức này kế toán sử dụng sổ tổng hợp là Sổ Cái: Sổ Cái là sổ
kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản.

Sổ Cái của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài
khoản. Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc tùy theo số lượng ghi cho từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của các tài khoản. Số liệu ghi trên Sổ
Cái dùng để kiểm tra đối chiếu với số liệu ghi trờn cỏc sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết, dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Các sổ kế toán chi tiết được mở bao gồm:
• Sổ TSCĐ;
• Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hóa;
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Thẻ kho;
• Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh;
• Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ;
• Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả;
• Sổ chi tiết chi phí sử dụng xe
• Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung;
• Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp;
• Sổ giá thành hợp đồng
• Sổ chi tiết tiền vay, tiền gửi;
• Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, với Ngân sách
Nhà nước, thanh toán nội bộ
• Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh.

Mỗi đối tượng kế toán có yêu cầu quản lý và phân tích khác nhau, do đó
nội dung kết cấu các loại sổ và thẻ kế toán chi tiết được quy định mang tính
chất hướng dẫn. Căn cứ để ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết là chứng từ gốc sau khi
sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ kế toán tổng hợp.
Cuối tháng hoặc cuối quý phải lập Bảng tổng hợp chi tiết trên cơ sở các
sổ, thẻ kế toán chi tiết để làm căn cứ đối chiếu với Số Cái.
Quy trình ghi sổ kế toán ở Công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau

Biếu : Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ghi chú:
1.2.2.3. Hệ thống báo cáo kế toán:
Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty được lập với mục đích:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,
nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
trong một kỳ kế toán.
Định kỳ lập Báo cáo ở Công ty là theo quý.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết
21
Đối chiếu, kiểm
Ghi hàng ngày
Ghi cuối quý

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Người chịu trách nhiệm lập Báo cáo là kế toán trưởng và kế toán tổng
hợp của phòng kế toán. Các kế toán viên trong phòng kế toán cung cấp các sổ
chi tiết đê kế toán trưởng và kế toán tổng hợp lập các Báo cáo tài chính.
Hiện nay đơn vị lập những Báo cáo tài chính theo quy định cho các
doanh nghiệp sản xuất, đó là bao gồm 4 biểu mẫu Báo cáo:
• Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DNXL
• Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNXL
• Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNXL
• Thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B04 – DNXL
Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập
cho từng Xí nghiệp và Công ty còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh
Báo cáo tài chính thì chỉ lập cho cả Công ty.
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh đôi khi Báo cáo
tài chính còn được nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư, ngân hàng mà Công ty
thường giao dịch (Ngân hàng Công thương)…để xin vay vốn, đầu tư sản xuất.
Về thuế, cũng như nhiều công ty khác Công ty cổ phần Công ty CP trà
Than Uyênnộp khá nhiều loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế đất đai, thuế môn bài…Thuế tiêu thụ đặc
biệt và thuế xuất nhập khẩu thì rất ít khi vì sản phẩm của Công ty là sản phẩm
sản xuất.
Công ty không lập Báo cáo quản trị trong nội bộ Công ty.
1.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty .
* Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam, thông tư hướng dẫn đã ban hành.
* Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
* Hệ thống tài khoản kế toán
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Công ty áp dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản áp
dụng tại Công ty cũng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ Tài Chính. Một số tài khoản được chi tiết tại Công ty cổ phần Hợp
đồng Đường thủy:
- 111: Tiền mặt
1111: Tiền mặt Việt Nam
- 112: Tiền gửi ngân hàng
1121: Tiền VND ngân hàng
1121ACB: Tiền VND gửi ngân hàng ACB
- 152: Nguyên liệu, vật liệu
1521: Nguyên liệu, vật liệu chính
1522: Vật liệu phụ
- 214: Hao mòn tài sản cố định
2141: Hao mòn tài sản cố định hữu hình
21411: Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc
21412: Hao mòn máy móc thiết bị
21413: Hao mòn phương tiện vận tải
21414: Hao mòn dụng cụ, thiết bị quản lý
21418: Hao mòn TSCĐHH khác
- 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331:Thuế GTGT phải nộp
33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
- 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Nguyên vật liệu
6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Vật liệu phụ
- 627: Chi phí sản xuất chung
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

62711: Chi phí nhân viên phân xưởng – Tiền lương
6272: Chi phí vật liệu
6273: Chi phí công cụ dụng cụ
6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
62772: Chi phí dịch vụ mua ngoài – CP khác
6278: Chi phí bằng tiền khác

* Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách:
Công ty áp dụng luật thuế giá trị gia tăng hiện hành
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ
Các loại thuế khác: Công ty thực hiện nộp theo quy định hiện hành
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Nguyên tắc đánh giá: hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp thực tế
đích danh
* Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Chứng từ ghi sổ
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc
Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập Báo cáo là Đồng Việt Nam. Công ty
không phát sinh các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ.
* Phương pháp kế toán tài sản cố định
- Nguyên tắc đánh giá
Tài sản cố định được xác định theo nguyên giá trừ (-) giá trị hao mòn lũy kế.
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên
quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động trừ đi các khoản giảm trừ
như chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại. Những chi phí mua sắm,

cải tiến và tân trang được tính vào giá trị tài sản cố định và những chi phí bảo
trì sửa chữa được tính vào Báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh.
Khi tài sản được thanh lý hay nhượng bán, nguyên giá và khấu hao lũy
kế được xóa sổ và bất kỳ các khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý
nhượng bán đều được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phương phỏp tính khấu hao TSCĐ
Giá trị khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng để trừ
dần vào nguyên giá TSCĐ theo thời gian sử dụng ước tính.
Tỷ lệ khấu hao hàng năm của các loại TSCĐ sẽ được tính căn cứ vào số
năm sử dụng ước tính như sau:
Loại TSCĐ
Máy móc và thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị văn phòng
Số năm
3-5
3-10
3-5
* Phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí
Doanh thu được ghi nhận khi hợp đồng, hạng mục hợp đồng hoàn thành
có quyết toán A-B hoặc Bảng xác nhận khối lượng thanh toán.
Chi phí của đơn vị được ghi nhận phù hợp với doanh thu trong kỳ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TRÀ THAN UYấN
25

×