Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp” tại công ty cổ phần Sơn Chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.03 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng hơn, chính vì vậy
việc nghiên cứu, dự báo và đưa ra những chính sách, kế hoạch đúng đắn kịp thời sẽ
tạo cơ hội để một đất nước nói chung và một doanh nghiệp nói riêng phát triển và
phát triển bền vững.
Nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển rộng khắp ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới với những thuận lợi và cũng rất nhiều thách thức mà nó mang lại. Sự biến
động của kinh tế thị trường diễn ra ngày càng phức tạp đòi hỏi các nhà hoạch định
chính sách phải nắm bắt được xu hướng vận động của nó, phải dự báo được trước
những biến động hết sức phức tạp của thị trường thế giới. Từ đó có thể đưa ra nhưng
chính sách kịp thời đúng đắn để đưa nền kinh tế của nước mình phát triển đúng
hướng tránh được những rủi ro không đáng có.
Kinh tế phát triển là một chuyên ngành có thể thực hiện được những nhiệm vụ đặt
ra ở trên. Tuy nhiên với những kiến thức mà chúng em được học ở trường thì chưa đủ
để thực hiện công việc của một nhà hoach định chính sách, nhất là trước tình hình
kinh tế thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay.
Đối với một doanh nghiệp ngoài nguồn lực vốn, lao động và các nguồn lực khác
thì để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt và thành công khi họ có thể đưa ra được
những kế hoạch kinh doanh có tính khả thi cao và dự báo được cung cầu, giá cả trên
thị trường và vạch ra đường lối sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên hoạt
động sản xuất kinh doanh rất phong phú đa dạng nên kiến thức ở trường là chưa đủ.
Nhận thức được vấn đề này và cũng để phục vụ tốt cho công việc sau khi ra trường,
cùng với sự gúp đỡ của cô giáo và cán bộ cơ quan thực tập em đã cố gắng học hỏi
thực tế và hoàn thành “Báo cáo thực tập tổng hợp” tại công ty cổ phần Sơn Chinh.
PHẦN MỘT
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SƠN CHINH
I - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
Công ty cổ phần Sơn Chinh là một doanh nghiệp hữu hạn với 100% vốn của tư
nhân, được thành lập trên cơ sở máy móc thiết bị và các nguồn lực sẵn có của
Ban Giám Đốc công ty. Sau một thời gian chuản bị ban giám đốc đã quyết định


trình đề án thành lập công ty TNHH Sơn Chinh lên Uỷ Ban Nhân Dân thành phố
Hà Nội và được Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nôị cấp giấy phép thành lập
công ty TNHH Sơn Chinh theo quyết định số 003865 cấp ngày 14/1/1996 và giáy
phép đăng ký thành lập công ty TNHH Sơn Chinh số 047852 ngày 24/4/1996.
Ngay từ khi mới thành lập công ty chỉ có 30 máy với 50 công nhân đến nay
công ty đã có 1003 máy và 15 dây chuyền sản xuất với đội ngũ cán bộ công nhân
lành nghề, lúc đầu công ty có trụ sở tại phường Giáp Bát quận Hoàng Mai Hà Nội
do hai nhà đầu tư quản lý. Về sau do yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh được
mở rộng buộc công ty phải dời địa điểm đi nơi khác đó là Thôn Đông Trì Xã Tứ
Hiệp Huyện Thanh Trì Hà Nội và hoạt động cho đến ngày nay. Công ty bao gồm
một phân xưởng may và một phân xưởng bao bì, ngày 24/4/1996 công ty chính
thức đi vào hoạt động.
Với số vốn điều lệ ban đầu là 600.000.000 đồng công ty ngày càng phát triển
sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế thi trường Việt Nam, ngày 27/5/2008 công ty TNHH Sơn Chinh
chính thức được chuyển đổi thành công ty cổ phần Sơn Chinh theo đăng ký kinh
doanh số 0103024860.
Với khẩu hiệu lấy chữ tín làm hàng đầu công ty ngày càng nhận được nhiều
đơn hàng do vậy việc mở rộng sản xuất kinh doanh là tất yếu
2
Tháng 3/2006 công ty đã thành lập thêm một chi nhánh may 2 tại Thanh Hóa
hiện đã đi vào sản xuất với 5 chuyền may và 200 lao động.
Tháng 3/2007 công ty lại thành lập thêm một chi nhánh may tại Đan Phượng –
Hà Tây và đã đi vào sản xuất với 6 chuyền may và 210 lao động.
Đi lên chỉ từ một xưởng may nhỏ công ty TNHH Sơn Chinh nay là công ty cổ
phần Sơn Chinh đã có 900 lao động và có ba cơ sở may, một xưởng sản xuất bao
bì thùng carton xuất khẩu :
Nhà máy 1 : Đông Trì- Tứ Hiệp- Thanh Trì- Hà nội và cũng là nơi mà trụ sở
chính của công ty đóng.
Nhà máy 2: số 2 Trần Hưng Đạo – Hàm Rồng – Thanh Hóa

Nhà máy 3 : điểm công nghiệp Đan Phượng –Cầu Gáo – Hà Nội
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh
nghiệp tư nhân, sự hội nhập toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngành dệt may Việt Nam
đã khẳng điịnh được thương hiệu của mình trên thi trường thế giới. Công ty cổ
phần Sơn Chinh đã và đang khẳng định được vị thế và taọ dựng được uy tín của
mình với bạn hàng, khách hàng trong và ngoài nước.

Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự khó khăn mà ngành dệt may đang
gặp phải cán bộ công nhân viên của công ty đang nỗ lực không ngừng để đưa
công ty từng bước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn như hiện nay và vững bước
đi lên khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

II – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỎ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SƠN CHINH
1 – Chức năng, nhiệm vụ
Công ty cổ phần Sơn Chinh có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và gia công các loại
quần áo theo kế hoạch hợp đồng gia công cho các đối tượng là người lớn và trẻ
em và mục đích cuối cùng là xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tháng 5/1998 công
ty có sự thay đổ về ban giám đốc, khi thành mới thành lập do hai nhà đầu tư quản
3
lý nhưng đến nay công ty chính thức được chuyển giao cho một nhà chủ đầu tư
đó là Bà : Lê Thị Bích Trân quản lý. Lúc này công ty có nhiệm vụ mới là chuyên
may hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo và sản xuất bao bì chủ yếu là
thùng carton nhằm phục vụ việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp mình và
cung cấp cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu khác. Với nhiệm vụ đặt ra là
sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đòi hỏi công ty phải có dây chuyền công nghệ
hoàn thiện và đội ngũ công nhân lành nghề mới đáp ứng được các yều cầu khắt
khe của các nước nhập khẩu,vì vậy nhiệm vụ của công ty đặt ra lúc này là tuyển
chọn các công nhân may có tay nghề và đào tạo đội ngũ công nhân này có như
vậy mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kể từ khi thành

lập công ty đã có những bước tiến vượt bậc, giá trị tổng sản lượng tăng lên rất
nhiều lần, chất lượng ngày càng được nâng cao, về cơ bản công ty đã đi vào hoạt
động ổn định và từng bước phát triển. Để có được thành quả như vậy thì mọi
thành viên trong công ty đã đoàn kêt nỗ lực hết mình.
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI thị trường xuất khẩu ngày càng được mở
rộng như EU, Hoa Kỳ và các nước Châu Á cho ngành dệt may nước ta. Cũng
trong thời kỳ này luật đầu tư nước ngoài được xúc tiến và đẩy mạnh, ban lãnh
đạo công ty đã mạnh dạn tiếp cận với các đối tác, các thương, gia các nước như :
Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông thực hiện việc gia công ngay từ vải cho các
khách hàng nước ngoài. Công ty TNHH Sơn Chinh được các đối tác đánh giá cao
về chất lượng sản phẩm sản xuất ra và ngày càng nhận được nhiều hợp đồng gia
công, đây là một bước tiến để công ty tiếp tục lớn mạnh không ngừng và vượt
qua mọi khó khăn và thách thức như hiện nay.
2 – Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
a- Đặc điểm tổ chức sản xuất
công ty cổ phần Sơn Chinh là một công ty sản xuất các sản phẩm hàng may
mặc làm theo mẫu mã và yêu cầu của khách hàng. Vì sản xuất theo quy mô vừa
nên công ty đã bố trí sản xuất theo phân xưởng sản xuất cho phù hợp với loại
hình và tổ chức sản xuất. Trong mỗi một phân xưởng sản xuất được tổ chức thành
4
các tổ sản xuất mỗi tổ có chức năng và nhiệm vụ riêng được sắp xếp theo một
trình tự hợp lý, mỗi một công nhân thực hiện một hoặc một số bước công việc
nhất định, các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch đặt ra hàng tháng của công ty.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất gia công hàng may mặc quần áo và
thùng carton với tỷ trọng xuất khẩu là chủ yếu chiếm 90-95% ngoài ra công ty
còn nhận sản xuất theo đơn đặt hàng của các đơn vị khác trong và ngoài nước
b- Đặc điểm về quy trình công nghệ
Là một doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng là chủ yếu, công ty cổ
phần Sơn Chinh có một dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu triển khai mẫu
cho đến khi sản phẩm được hoàn thành, nhập kho, đóng gói và xuất đi.

Quy trình sản xuất này có thể chia làm các bước sau:
Bước 1, Ban giám đốc công ty căn cứ vào đơn đặt hàng từ hợp đồng sản xuất
nhận được sau đó giao cho phòng kế hoạch và quản đốc để giao kế hoạch cho
từng tổ sản xuất.
Bước 2, Tổ cắt may nhận vật kiệu từ kho tiến hành cắt theo đúng mã hàng đã
nhận đặt sản xuất.
Bước 3, Tổ trưởng tổ may nhận bộ mẫu cứng, tổ kho nhận bán thành phẩm từ
tổ cắt may, nhận phụ liệu may đồng thời tiến hành phân chuyền theo “thiết kế
dây chuyền”.
Bước 4, Thực hiện dây chuyền may, là chi tiết trong trường hợp các chi tiết
phải thay đổi mẫu một công nhân đầu tuyến mang các chi tiết cần phải thay đổi
vào kho để đổi
Bước 6, Hoàn thành sản phẩm cuối chuyền : quá trình này được tiến hành ngay
trên bàn cuối chuyền của tổ sản xuất do các nhân viên phòng kỹ thuật công nghệ
KCS thực hiện bắt các lỗi được đánh dấu bằng băng dính.
Bước 7, Giặt là thành phẩm: Sau khi thành phẩm được thu hóa, tổ trưởng sản
xuất giao cho tổ giao nhận chuyển đi giặt rồi chuyển về bộ phận là, sản phẩm sau
khi là phải đảm bảo không bị bỏng cháy vải.
5
Bước 8, Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng : Do cán bộ KCS đảm nhận
các sản phẩm đạt chất lượng được giao cho bên đóng thùng, các sản phẩm không
đạt chất lượng giao cho các tổ có liên quan để sửa lỗi.
Bước 9, Gấp gói :sản phẩm được đóng gói ngay ngắn theo đúng mẫu, theo đúng
kính cỡ của sản phẩm.
Bước 10, thực hiện đóng gói cồng khi sản phẩm được bên đối tác kiểm nghiệm
thẩm định là sản phẩm đã đạt được yêu cầu.
Quá trình này được thể hiện qua sơ đồ may dưới đây:
3 – Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty
Trải qua một quá trình hoạt động và phát triển cùng với những nỗ lực không
biết mệt mỏi để nâng cao chất lượng về mọi mặt: mẫu mã, chất lượng sản phẩm,

… các vấn đề thanh toán cũng được công ty hết sức chú trọng, do đó công ty đã
nâng cao được uy tín của mình trên thị trường, tạo niềm tin với khách hàng, vì
vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng như: Đức, Mỹ,
Trung Quốc, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Đan Mạch…..
4 – Cơ cấu tổ chức và bộ máy hiện nay của công ty
Để một công ty có thể hoạt động được tốt thì cần phải có bộ máy tổ chức quản
lý chặt chẽ và có hiệu quả. Bên cạnh bộ máy quản lý và các phòng ban, công ty
còn bao gồm ngành cắt, phân xưởng may và một phân xưởng bao bì.
Để đảm thực hiện các đơn đặt hàng theo đúng yêu cầu mẫu mã, chất lượng các
bộ phận trong doanh nghiệp có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua việc
phân công công việc và mỗi bộ phận phải chịu trách nhiện cho phần công việc
của mình.
Giám đốc : theo dõi chỉ đạo quá trình sản xuất
Pháo giám đốc : theo dõi, điều hành, chỉ đạo tiến độ sản xuất của các tổ, bám
sát kế hoạch sản xuất công ty chia sẻ mọi công việc cùng giám đốc.
Tổ trưởng : bao quát điều hành chung trên chuyền và chịu trách nhiệm trước
quản đốc về tiến độ và năng suất của tổ mình.
Tổ phó : giao nhận hàng, ra quyền điều hành cùng tổ trưởng
6
Nhân viên kỹ thuật công nghệ may: kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng
sau khi gấp gói.
Công nhân : là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và kiểm tra lại sản phẩm
sau khi hoàn thành để chuyền đi cho bộ phận sau.
Hiện nay công ty có bốn dây chuyền sản xuất trong đó có ba xí nghiệp may và
một xí nghiệp sản xuất bao bì. Để thấy rõ mỗi quan hệ giữa các bộ phận trong quá
trình sản xuất sản phẩm ớ các xưởng ta có sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh và sơ đồ tổ chức công ty như sau:
Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
.
Công ty

Xưởng bao bì Xưởng may Xưởng may thanh hóa
Quản đốc bao bì
Tổ sóng Tổ thành phẩm Tổ in
7
Xưởng may đan
phượng
Sơ đồ tổ chức xưởng bao bì

Sơ đồ tổ chức xưởng may
Sơ đồ quy trình công nghệ may
Quản đốc
Tổ cắt Tổ khoPhòng kỹ
thuật
8
Tổ hoàn
thiện
Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tô 5Tổ 4 Tổ 6 Tổ12
Lệnh sản xuất
Cắt bán thành phẩm
Phần chuyền may
Rải chuyền may, là chi tiết
Thùa đính, chăn bọ
Kiểm hóa sản phẩm cuối chuyền
Giặt là thành phẩm
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
9
Kiểm nghiệm, xuất kho
Bao gói đính mác sản phẩm
Tại công ty, bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu chức năng, mỗi người lãnh
đạo cùng một lúc có thể đảm nhận nhiều chức năng. Hiện nay bộ máy quản lý của

công ty bao gồm giám đốc và các phòng ban chức năng của các bộ phận như sau:
Giám đốc :là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm quản lý điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Phó giám đốc : phụ trách kinh tế giúp giám đốc và thay mặt giám đốc điều hành
một số lĩnh vực chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra một số nghiệp vụ kinh tế và
làm các thủ tục xuất nhập khẩu.
Quản đốc :chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trưởng phòng kinh tế : chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động sản xuất và
chương trình nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm mẫu mã mới.
Phòng kinh doanh : thực hiện việc tiếp thị quảng các, chào hàng chuẩn bị đầy đủ
nguyên vật liệu cho các hợp đồng bán FOB đồng thời theo dõi hoạt động đó. Ngoài
ra phòng kinh doanh còn kiêm luôn hoạt động xuất nhập khẩu và mảng kinh doanh
nội địa.
Văn phòng tổng hợp : quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ, đón tiếp khách
hội họp, hội nghị.
Phòng bảo vệ : thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty.
Phòng y tế : theo dõi sức khỏe, khám và chữa bệnh cho công nhân viên trong công
ty.
Phòng cơ điện :tổ chức sửa chữa quản lý, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị
hệ thống điện công ty cho quá trình sản xuất liên tục.
Tổ chức công đoàn :chăm lo đời sống công nhân giải quyết mọi thắc mắc của công
nhân, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Mỗi một phòng ban có nhiệm vụ cụ thể và riêng biệt tuy nhiên chúng có mỗi quan
hệ mật thiết với nhau tạo thành một khối vững mạnh không thể tách rời giúp cho
công ty có thể hoạt động một cách trôi chảy.
Với bộ máy tổ chức quản lý trên đã giúp công ty đạt được nhiều thành tựu lớn
trong tất cả mọi hoạt động. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất
10

×