Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Quy trình xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.95 KB, 10 trang )

Theo khảo sát của Nielson, 59% người tiêu dùng thích mua sản phẩm mới từ
những thương hiệu quen thuộc với họ.
Doanh nghiệp nhỏ khó có thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn thông qua tập
khách hàng và ngân sách tiếp thị. Đó là lý do vì sao những chủ doanh nghiệp
nhỏ phải tìm cách khác biệt để xây dựng thương hiệu của riêng mình.
Làm thế nào để xây dựng thương hiệu?
Nghe này: Thương hiệu không phải là một logo đẹp hay một quảng cáo đặt ở vị
trí tốt. Bạn cần làm nhiều hơn thế. Để tôi cung cấp nhanh cho bạn một định
nghĩa trước khi đi sâu vào vấn đề xây dựng thương hiệu.
Thương hiệu là gì?
Nói một cách đơn giản, thương hiệu được xác định bởi nhận thức chung của
khách hàng về doanh nghiệp.
Một thương hiệu thành công phải “nhất quán trong giao tiếp và trải nghiệm”,
thông qua nhiều tiêu chí đi kèm:
- Mơi trường (mặt tiền cửa hàng hoặc văn phòng)
- Sản phẩm in ấn, bảng hiệu, bao bì sản phẩm
- Website và quảng cáo trực tuyến
- Tiếp thị nội dung và truyền thông xã hội
- Bán hàng và dịch vụ khách hàng
Giờ đây, xây dựng thương hiệu đã trở nên đơn giản?
Sự thật là thương hiệu không đến chỉ trong một đêm, hoặc một vài tháng. Chắc
chắn, xây dựng thương hiệu là một quá trình. Và liên tục nỗ lực sẽ tạo ra kết quả
khả quan trong thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điều này có thể
làm doanh số tăng ổn định, mang lại nhiều dự án hơn, giới thiệu truyền miệng
và hoạt động vận động cho các sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu là sử dụng các chiến lược, chiến dịch tiếp thị với mục
tiêu tạo ra một hình ảnh độc đáo và lâu dài trên thị trường để tạo ra nhận thức về
doanh nghiệp của bạn.
Năm 2019, việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của bạn có thể được thực hiện
hiệu quả thơng qua các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số khác nhau:


- Trải nghiệm người dùng (tức là trang web của bạn)


- SEO và tiếp thị nội dung
- Tiếp thị truyền thông xã hội
- Email Marketing
- Quảng cáo trả tiền (PPC)
Cùng lúc, các kênh này là cơ sở để đạt được nhận thức và tăng trưởng thương
hiệu. Sau đó, chúng ta sẽ đi sâu vào từng yếu tố này!
Tôi đã đơn giản hóa con đường cho một quy trình xây dựng thương hiệu dưới
đây, để giúp doanh nghiệp hoặc thương hiệu cá nhân của bạn có được nhiều
khách hàng trung thành hơn.
Bạn đang tự hỏi nên bắt đầu từ đâu? Hãy xem các bước dưới đây để hướng dẫn
cho cách xây dựng thương hiệu!
Quy trình 11 bước xây dựng thương hiệu
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu
Nền tảng để xây dựng thương hiệu là xác định đối tượng mục tiêu mà bạn sẽ
nhắm tới. Bạn không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, phải khơng?
Khi xây dựng thương hiệu, hãy ghi nhớ chính xác thương hiệu của bạn đang cố
gắng tiếp cận ai. Sau đó, bạn sẽ điều chỉnh nhiệm vụ và thơng điệp thương hiệu
đáp ứng chính xác nhu cầu, insights khách hàng.
Chìa khóa là sự cụ thể, chi tiết.
Chỉ ra càng nhiều hành vi chi tiết và lối sống của khách hàng càng tốt. Tơi sẽ
giải thích với một vài ví dụ ngắn gọn:
- Các mẹ đơn thân làm việc tại nhà
- Nhanh nắm bắt công nghệ
- Du học sinh
- Chuyên viên tuyển dụng
Đồ họa: CoSchedule
Hãy chi tiết hóa bức tranh về khách hàng mục tiêu, sau đó tìm hiểu cách tạo ra

một cá tính thương hiệu mà khách hàng có thể hiểu và có liên quan.
Sáng tạo thương hiệu dựa trên sự hiểu biết thực sự về tính cách người mua.
Dưới đây là một số điều cần ghi lại khi miêu tả khách hàng lý tưởng của bạn:
- Độ tuổi


- Giới tính
- Nơi sống
- Thu nhập
- Trình độ học vấn
Để có thêm nhiều xác định cho tính cách của bạn, hãy đi sâu vào các chi tiết
sau:
- Động lực
- Những mục tiêu
- Điểm quan tâm nhất của khách hàng (Pain points)
- Người ảnh hưởng
- Thương hiệu tương đồng
Bạn có thể nhận ra lợi thế cạnh tranh khi xây dựng thương hiệu cho doanh
nghiệp là thu hẹp sự tập trung của khán giả. Điều này có thể giúp đảm bảo rằng
thông điệp thương hiệu của bạn xuất hiện rõ ràng tới đối tượng mục tiêu.
Xác định đối tượng mục tiêu cho các dịch vụ, sản phẩm của bạn là một bài tập
sẽ ảnh hưởng và có lợi cho tất cả các bước trong quá trình xây dựng thương
hiệu của bạn, đặc biệt là các nỗ lực tiếp thị. Bạn muốn đúng đối tượng mụ tiêu
sẽ tiêu thụ nội dung của bạn, nhấp vào quảng cáo của bạn…
Việc xác định đối tượng lý tưởng cho doanh nghiệp của bạn sẽ hỗ trợ các chiến
lược xây dựng thương hiệu kỹ thuật số tổng thể. Đó chắc chắn là một bước đầu
tiên quan trọng!
Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu
Bạn đã nghĩ về sứ mệnh thương hiệu của mình? Về bản chất, bạn sẽ phải cho
khách hàng biết những gì cơng ty bạn đam mê nhất.

Trước khi có thể xây dựng một thương hiệu làm cho đối tượng mục tiêu tin
tưởng, bạn cần biết giá trị mà doanh nghiệp cung cấp. Về cơ bản, tuyên bố sứ
mệnh xác định mục đích tồn tại của thương hiệu, đồng thời là cơ sở cho mọi
hoạt động chiến lược xây dựng thương hiệu. Mọi thứ từ logo đến khẩu hiệu,
tiếng nói, thơng điệp và tính cách thương hiệu sẽ phản ánh đúng sứ mệnh đó.
Ví dụ về xây dựng thương hiệu: Nike
Chúng ta đều biết tagline nổi tiếng của Nike là: ““Just do it” (Cứ làm đi).
Nhưng bạn có biết tuyên bố sứ mệnh của họ?


Sứ mệnh của Nike là: “Mang đến nguồn cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận
động viên trên thế giới”.
Bạn có thể nhìn thấy sứ mệnh của Nike ở khắp mọi nơi. Họ tập trung vào tất cả
các vận động viên sử dụng sản phẩm của Nike để luyện tập và trở thành phiên
bản tốt nhất của chính mình.
Nike còn đi xa hơn với sứ mệnh thương hiệu của họ, bằng cách thêm một chú
thích vào tuyên bố: “Nếu bạn có một cơ thể, bạn là một vận động viên”. Hãy
suy nghĩ về độ mở rộng trong tệp khách hàng mục tiêu của họ! Nike đã tạo
dựng được uy tín và thương hiệu như vậy, do đó nó có thể mở rộng mục tiêu để
phù hợp với mọi “cơ thể”.
Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn, hãy bắt đầu từ bước nhỏ
và nhớ tập trung vào đối tượng mục tiêu của bạn trước tiên. Theo thời gian, lịng
trung thành thương hiệu có thể phát triển đủ để mở rộng phạm vi khách hàng
mục tiêu của bạn.
Tuy nhiên, trước khi xây dựng tuyên bố sứ mệnh thương hiệu, hãy kiểm tra xem
bạn đã xác định chính xác đối tượng mục tiêu ở bước 1 chưa. Đó là một trong
những bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng thương hiệu.
Bước 3: Nghiên cứu thương hiệu trong ngách kinh doanh của bạn
Khơng bao giờ bắt chước chính xác những gì mà các thương hiệu lớn trong lĩnh
vực kinh doanh của bạn đang làm. Nhưng bạn nên biết những gì họ đã làm tốt

(hoặc thất bại) để phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh. Điều đó sẽ giúp bạn
thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn chứ không phải của đối thủ.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hoặc các nhãn hiệu tiêu chuẩn. Ví dụ, xem cách
họ đã xây dựng một thương hiệu tốt như thế nào.
Thương hiệu tốt là thương hiệu dễ được nhận biết và ghi nhớ.
Tạo bảng tính nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thương hiệu
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong phát triển thương
hiệu của riêng bạn. Bạn có thể dùng Google sheet, Excel hoặc thậm chí là cuốn
sổ tay để tạo ra bảng so sánh các đối thủ cạnh tranh trong cùng nhóm thương
hiệu.
Đối thủ
Thơng điệp và hình ảnh
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ


Đánh giá
Hoạt động marketing
Sau đó, hãy trả lời những câu hỏi cơ bản sau:
- Thơng điệp và nhận diện hình ảnh của đối thủ cạnh tranh có đảm bảo tính
thống nhất trên các kênh truyền thông hay không?
- Chất lượng dịch vụ/sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là gì?
- Đối thủ cạnh tranh được khách hàng đánh giá hoặc nhắc đến trên mạng xã hội
như thế nào?
- Những cách đối thủ cạnh tranh tiếp thị doanh nghiệp của họ, cả online và
offline?
Chọn một vài đối thủ cạnh tranh, số lượng lý tưởng nhất là từ 2-4 để lập biểu đồ
so sánh.
Bước 4: Xác định chất lượng, lợi ích thương hiệu mang lại
Muốn có một thương hiệu đáng nhớ, bạn phải đào sâu để tìm ra những gì
thương hiệu của bạn sẽ cung cấp mà trên thị trường chưa có. Tập trung vào các

chất lượng và lợi ích giúp thương hiệu công ty trở nên độc đáo.
Giả sử, bạn đã biết chính xác đối tượng mục tiêu của mình là ai (trong bước 1),
hãy cho họ lý do để chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ. Lưu ý, đây khơng
chỉ là danh sách các tính năng của sản phẩm/dịch vụ. Hãy suy nghĩ về cách bạn
cung cấp thêm các giá trị giúp cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng.
Dưới đây là một vài ví dụ:
- Dịch vụ khách hàng đáng tin và minh bạch hơn
- Một cách tốt hơn để cải thiện năng suất
- Giảm chi phí với một lựa chọn hợp lý hơ
- Tiết kiệm thời gian cho cơng việc hàng ngày
Ví dụ Xây dựng thương hiệu: Apple
Apple là một trong những thương hiệu khai thác xuất sắc chiến lược khác biệt
hóa, khiến nó có triển vọng hơn so với các cơng ty máy tính khác. Một trong
những tính năng quan trọng của Apple là thiết kế tnh gọn, lợi ích khác biệt là dễ
sử dụng .


Từ bao bì độc đáo đến các sự kiện ra mắt, Apple luôn nhắc khách hàng rằng các
sản phẩm của họ có thể sử dụng được ngay lập tức sau khi ra khỏi hộp đựng.
Slogan của Apple trong những năm 1997-2002 là “Think Different” (Hãy nghĩ
khác biệt) vẫn tiếp tục tồn tại tới ngày nay.
Bước 5: Tạo logo thương hiệu & tagline
Điều thú vị nhất (và được cho là quan trọng nhất) của quá trình xây dựng
thương hiệu, là tạo ra logo và slogan cho thương hiệu. Logo này sẽ xuất hiện
hầu hết trên mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp và trở thành danh tính của
doanh nghiệp. Vì vậy, sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc để củng cố bản sắc
hình ảnh cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn cần giúp đỡ trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp? Hãy thuê một
nhà thiết kế chuyên nghiệp hoặc Agency thương hiệu có kinh nghiệm thiết kế
logo và hình ảnh nhận diện, để thương hiệu nổi bật hơn, đảm bảo dấu ấn độc

đáo và vượt thời gian cho doanh nghiệp.
Một nhà thiết kế cũng cần nắm chắc các nguyên tắc thương hiệu, để đảm bảo
tính nhất quán cho bất kỳ hình ảnh, ấn phẩm nào khi đưa ra cơng chúng. Chỉ
dẫn phong cách thương hiệu mạnh sẽ bao gồm những điều sau đây:
- Kích thước logo và vị trí
- Bảng màu
- Kiểu chữ và phơng chữ
- Hình tượng
- Phong cách nhiếp ảnh/ hình ảnh
- Các yếu tố web
Bước 6: Xây dựng tiếng nói thương hiệu
Tiếng nói thương hiệu phụ thuộc vào sứ mệnh, đối tượng và ngành kinh doanh.
Đó là cách bạn giao tiếp với khách hàng và cách họ phản hồi với bạn.
Một tiếng nói thương hiệu có thể là:
- Chuyên nghiệp
- Thân thiện
- Theo hướng dịch vụ
- Quyết đoán


- Kỹ thuật
- Khuyến mại
- Đàm thoại
- Giàu thông tin
Hãy chọn ra một tiếng nói thương hiệu phù hợp với công chúng mục tiêu và giá
trị bạn mang lại. Bạn sẽ thấy rằng nếu bạn tìm và sử dụng đúng tiếng nói thương
hiệu, bạn có cơ hội kết nối với người tiêu dùng mạnh mẽ nhất. Điều này đặc biệt
quan trọng khi đăng tải bài viết trên blog hoặc trên phương tiện truyền thơng.
Duy trì tiếng nói nhất qn sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của bạn được thừa
nhận trên nhiều kênh theo cùng một cách. Một cộng đồng người theo dõi, người

đọc hoặc người đăng ký sẽ mong đợi một tiếng nói thương hiệu và tính cách
thương hiệu nhất định khi họ tiêu thụ nội dung của bạn (xem Bước 8 ).
Ví dụ xây dựng thương hiệu: Virgin America
Virgin America được biết đến với dịch vụ khách hàng thân thiện, đáng tin cậy.
Và tiếng nói của họ khơng ngừng xây dựng thương hiệu đó.
Như trên mạng xã hội Twitter, hãy chú ý phong cách cá nhân của họ bằng cách
sử dụng sự hài hước khi thông báo về địa điểm trong trường hợp này. Đồng thời
trong tweet, họ cũng củng cố giá trị mà họ mang đến cho khách hàng của mình đảm bảo các ổ cắm điện trên mỗi chuyến bay.
Bước 7: Xây dựng thông điệp thương hiệu
Khi xây dựng thương hiệu, hãy nói với khách hàng ngắn gọn bạn là ai. Sử dụng
tiếng nói kinh doanh bạn đã chọn cho thương hiệu của bạn.
Thông điệp của bạn nên được liên kết chặt chẽ với thương hiệu của bạn và được
truyền tải trong 1-2 câu, mang đến các thơng tin:
- Bạn là ai
- Bạn cung cấp cái gì
- Tại sao mọi người nên quan tâm
Thông điệp thương hiệu là cơ hội để giao tiếp ở mức độ con người, tạo kết nối
cảm xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa, bạn nên sử dụng ngơn
từ dễ hiểu để tác động tới cảm xúc của khách hàng. Hãy khiến nó đơn giản và rõ
ràng.


Quan trọng nhất: khi tạo thông điệp thương hiệu, hãy cho khách hàng biết sản
phẩm của bạn có thể làm được điều gì và tại sao nó lại quan trọng đối với họ.
Ví dụ về xây dựng thương hiệu: Giày TOMS
TOMS Shoes đã xây dựng một lượng người theo dõi lớn từ cộng đồng và nhận
thức tích cực về thương hiệu.
Họ xã định rõ ràng thông điệp trên website của họ: “Nâng cao cuộc sống. Với
mỗi sản phẩm bạn mua, TOMS sẽ giúp một người cần nó. Một đổi một”.
Bước 8: Để cá tính thương hiệu tỏa sáng

Khách hàng khơng tìm kiếm một cơng ty diện mạo khác chỉ để cung cấp những
sản phẩm/dịch vụ đã có trên thị trường. Điều khách hàng đang tìm kiếm là một
trải nghiệm phù hợp với nhu cầu, được hỗ trợ bởi sự tương tác cá nhân thực sự.
Ảnh: Straight Marketing
Bạn đang tự hỏi làm thế nào để xây dựng thương hiệu một cách độc đáo? Hãy
cá nhân hóa thương hiệu và giữ vững tính cách thương hiệu trên tất cả các
chạm. Nó có thể đơn giản như:
Một giọng nói đàm thoại trong giao tiếp
Chia sẻ nội dung hậu trường
Kể chuyện về những trải nghiệm thực tế
Mô tả sản phẩm/dịch vụ của bạn một cách kỳ thú
Bước 9: Tích hợp thương hiệu vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp
Bạn đừng qn, q trình xây dựng thương hiệu không bao giờ dừng lại.
Thương hiệu của bạn nên được nhìn thấy và phản ánh trong mọi thứ mà khách
hàng của bạn có thể tiếp cận được (nhìn, đọc và nghe thấy).
Hãy để tơi giải thích.
Nếu một khách hàng bước vào văn phịng/cửa hàng của bạn thì hình ảnh thương
hiệu của bạn sẽ được hiển thị cả trong môi trường và với các tương tác cá nhân.
Những giá trị hữu hình, từ danh thiếp đến quảng cáo, bao bì và sản phẩm, đều
cần được dán logo của bạn.
Trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào, hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn
nhìn giống nhau ở mọi nơi. Sử dụng hướng dẫn phong cách thương hiệu để tạo
ra sự nhất quán với thị giác về: màu sắc, sử dụng logo, font chữ, nhiếp ảnh…


Đồng thời, trang web của bạn là một công cụ quan trọng nhất để tiếp thị thương
hiệu. Khi bạn thiết kế trang web của mình hãy kết hợp giọng nói, thơng điệp và
tính cách của bạn vào nội dung.
Và đừng quên video! YouTube, Facebook Video và Facebook Live, Snapchat và
Instagram Stories là tất cả các nền tảng cần phải thực hiện nội dung có sự kết

hợp giữa giọng nói và tính cách thương hiệu độc đáo của bạn.
Ví dụ về xây dựng thương hiệu: Warby Parker
Warby Parker đã thành công trong việc phát triển nhanh một thương hiệu độc
đáo và tốt nhất trong cùng phân khúc. Trải nghiệm dùng thử sản phẩm sáng tạo
tại nhà, môi trường bán lẻ và các nỗ lực tiếp thị nội dung số của họ hoàn toàn
phù hợp với phong cách sống của đối tượng mục tiêu.
Bước 10: Thống nhất trong xây dựng thương hiệu
Trừ khi bạn quyết định thay đổi thương hiệu thành thứ gì đó hiệu quả hơn dựa
trên phản ứng của người tiêu dùng được đo lường, tính nhất qn là chìa khóa.
Khi bạn đã chọn tiếng nói thương hiệu, hãy sử dụng nó cho mọi phần nội dung
bạn tạo ra. (Xem bước 6)
Xây dựng thương hiệu đâu có giá trị gì nếu nó khơng nhất qn. Đừng liên tục
thay đổi thương hiệu của bạn. Sự không nhất quán sẽ gây nhầm lẫn cho khách
hàng, và khiến việc xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn hơn.
Ví dụ xây dựng thương hiệu: Starbucks
Starbucks là nhà bán lẻ cà phê hàng đầu thế giới và thương hiệu của họ luôn hứa
hẹn sẽ mang mọi người lại gần nhau hơn.
Sứ mệnh của Starbucks là: “Để truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tâm hồn con
người - một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm”.
Đó là lý do tại sao ở mọi cửa hàng Starbucks, bạn sẽ thấy Wi-Fi miễn phí,
những chiếc bàn lớn và tiếng nhạc êm dịu đủ để trò chuyện với người khác dễ
dàng. Đặc biệt, Starbucks luôn viết tên của bạn trên cốc cà phê để tăng thêm
điểm chạm cá nhân.
Ngay cả khi thay đổi logo vào năm 2011 (xóa tên cơng ty!), nhận thức về
thương hiệu Starbucks vẫn mạnh mẽ. Khi bạn nhìn thấy logo nàng tiên cá màu
xanh lá cây được đơn giản hóa, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay tới Starbucks.
Bước 11: Hãy là người ủng hộ lớn mạnh mẽ nhất cho thương hiệu


Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, chính bạn (và nhân viên của bạn)

là những người ủng hộ tốt nhất để tiếp thị, quảng bá thương hiệu rộng rãi.
Không ai hiểu thương hiệu của bạn tốt hơn bạn. Khi tuyển nhân viên, hãy đảm
bảo rằng đó là một người phù hợp với văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị
thương hiệu cơng ty. Khuyến khích nhân viên xây dựng thương hiệu cá nhân
phù hợp với hình ảnh cơng ty, giúp tăng cường hơn nữa phạm vi tiếp cận tới
khách hàng mục tiêu.
Và đừng quên trao cho khách hàng trung thành của bạn một tiếng nói. Khuyến
khích họ đăng đánh giá, hoặc chia sẻ nội dung về thương hiệu của bạn.



×