Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tieu luan MSSV 211112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.42 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
MƠN HỌC: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề tài: “Thực trạng kênh truyền dẫn tín dụng của
Ngân hàng Trung ương Châu Âu”

Giảng viên:

PGS. TS. Trương Thị Hồng
TS. Nguyễn Thị Thùy Linh

Học viên:

Khuất Thái Hanh

MSSV:

211112012

Lớp:

CHNHK31.1

Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2021


I.


Lời mở đầu.
1. Tổng quan về Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
Liên minh Châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế - chính trị được thành
lập năm 1993 dựa trên nền tảng Khối cộng đồng Châu Âu (EC) theo
hiệp ước Maastricht (gồm 27 thành viên là các quốc gia, vùng, lãnh thổ),
theo thống kê năm 2015, EU có 430 triệu dân và có sản phẩm quốc nội
đạt 16,2 nghìn tỷ đơ la Mỹ (nguồn: Paul Craig & Grainne De Burca, P. P.
Craig (2007). EU Law: Text, Cases and Materials (ấn bản 4). Oxford: Oxford
University Press. tr. 15. ISBN 978-0-19-927389-8.; “Treaty of Maastricht on
European Union”. Activities of the European Union. Europa web portal).

Nhằm duy trì và phát triển nền kinh tế, xóa bỏ các rào cản, trở ngại trong
lưu thơng hàng hóa và tiền tệ, tăng sức cạnh tranh với các trung tâm kinh
tế lớn trên thế giới, năm 1998, các nước Liên minh Châu Âu đã thiết lập
khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu và năm 1999 đưa vào sử
dụng đồng € (Euro) chung trong khổi 19 quốc gia thành viên (trong tổng
số 27 quốc gia EU). Năm 1998 cũng là năm đánh dấu thành lập Ngân
hàng Trung ương Châu Âu (ECB: European Central Bank) điều hành
và thực thi các chính sách tiền tệ khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro,
thông tin cơ bản về Ngân hàng Trung ương Châu Âu như sau (nguồn:
Website ECB: />- Thành lập ngày 01/04/1998, Ngân hàng Trung ương Châu Âu
(European Central Bank) bao gồm chủ tịch hội đồng và hội đồng
quản trị được bầu từ các Ngân hàng Trung ương thành viên 19 quốc
gia sử dụng đồng tiên chung Châu Âu (gọi tắt là Eurozone).
- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cao nhất và quyết định sử dụng
các công cụ tiền tệ và ấn định lãi suất, ổn định giá cả thực hiện các
mục tiêu tiền tệ: ổn định sức mua, kiểm soát lạm phát của khu vực
Eurozone.



- Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã thể hiện vai trị của mình trong
cuộc khủng hoảng nợ cơng tại Hy Lạp năm 2010-2011, ECB đã tiến
hành mua lại trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp nhằm cứu
trợ Chính phủ Hy Lạp khỏi đổ vỡ.
- Các chương trình hỗ trợ của chính sách tiền tệ hỗ trợ ứng phó khẩn
cấp dịch COVID – 19.
2. Kênh truyền dẫn tín dụng trong Chính sách tiền tệ của các
Ngân hàng Trung ương:
Đầu tiên, chúng ta xem xét sự tác động của Chính sách tiền tệ
qua kênh tín dụng theo mơ hình sau:
Hình 01:

Kênh tín dụng được thể hiện qua 2 góc độ:
- Thơng qua hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại:
Khi Ngân hàng Trung ương thực hiện tăng cung tiền M↑⇒Tiền gửi
ngân hàng↑ (Kích thích các Ngân hàng cho vay, điều kiện tín dụng
dễ hơn) ⇒Tiền vay↑­⇒ (Hoạt động đầu tư tăng) I↑⇒ (Sản lượng
nền kinh tế) Y↑.
Hoạt động này ảnh hưởng nhiều hơn đến loại hình doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SMEs: Small and Medium Enterprises) là các doanh nghiệp


lớn vì các doanh nghiệp lớn có uy tín và thương hiệu để phát hành
chứng khoán nợ trên thị trường tài chính.
- Thơng qua Bảng tổng kết tài sản của các doanh nghiệp, khi giá trị
của Bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp giảm xuống, trong khi
động cơ hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận, do đó các
doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào các dự án có mức độ rủi ro
cao, điều này dẫn đến rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch đối với
hoạt động cho vay của các ngân hàng tăng => Để đảm bảo kiểm soát

mục tiêu rủi ro, các ngân hàng sẽ giảm mong muốn cho vay, tăng
điều kiện tín dụng, dẫn đến tiền cho vay giảm, giảm đầu tư => giảm
chi tiêu của các doanh nghiệp và làm giảm tổng cầu.
Do đó, khi Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở
rộng: Tăng cung tiền M↑ => tăng giá cổ phiếu, tăng giá trị ròng của
bảng tổng kết tài sản Pe↑=> lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức↓
(giảm rủi ro tín dụng cho các Ngân hàngƯ => hoạt động cho vay
tăng lên => tăng vốn đầu tư của các doanh nghiệp và làm tăng chi
tiêu và tổng cầu=> tăng sản lượng Y↑.
Ngồi ra, chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương có thể tác
động thơng qua cải thiện dịng tiền: M↑⇒ lãi suất giảm i↓⇒Dòng
tiền↑­⇒lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức↓⇒hoạt động cho
vay↑­⇒ Đầu tư I↑⇒Sản lượng nền kinh tế tăng Y↑­
(nguồn: Sách Tài chính Tiền tệ - Ths. Đặng Thị Việt Đức – Ths. Phan
Anh Tuấn – Học viện Bưu chính – Viễn thơng năm 2007)

II.

Các hoạt động thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung
ương Châu Âu qua kênh truyền dẫn tín dụng.
1. Kênh truyền dẫn tín dụng của Ngân hàng Trung ương Châu
Âu.


Trong giai đoạn hiện nay, để đối phó với ảnh hưởng của dịch
COVID-19 và chuỗi cung ứng hàng hóa đứt gãy từ Trung Quốc
(do thiếu điện sản xuất?), một lần nữa các Ngân hàng Trung
ương Châu Âu (Ngân hàng thành viên) lại giảm mức lãi suất
xuống lãi suất âm (-0,25%), hành động này của các Ngân hàng
Trung ương có nghĩa là người dân mở tài khoản tiết kiệm hay

các ngân hàng thương mại khi gửi tiền vào Ngân hàng trung
ương thay vì nhận được tiền lãi thì nay họ khơng được hươgnr
tiền lãi mà phải chịu thêm phí giữ giùm tiền gửi tương ứng với
phần lãi suất âm. Điều này cũng có nghĩa là, Ngân hàng trung
ương muốn các Ngân hàng thương thay vì gửi tiền vào Ngân
hàng Trung ương thì hãy sử dụng “đồng vốn” có hiệu quả hơn
như: nới lỏng điều kiện tín dụng, biên độ cho vay thay vì gửi
tiền, đối với người gửi tiền, họ sẽ phải đem nguồn tiền đó đi đầu
tư vào sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng chứ không gửi vào
Ngân hàng.
Số liệu từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu ngày 28 tháng 10
năm 2021:
Biểu đồ 02: (Các chỉ số nền kinh tế khu vực Eurozone):


Các chỉ số lạm phát tăng lên 4,1% so với đầu năm là 3% đã nằm
ngồi mục tiêu chính sách ổn định giá của ECB luôn ở mức trên dưới
2%, tốc độ tăng cung tiền (M3) là 7,4% cũng là khá cao so với các
năm trước đó, GDP (Tổng sản phẩm quốc dân) tăng 3,7% là tín hiệu
tốt cho chiến lược phục hồi nền kinh tế vùng Eurozone của ECB.
Biểu đồ 03: Số liệu Cung tiền qua các năm của ECB – nguồn:
www.ecb.europa.eu (đơn vị %):

Có thể thấy, ECB đã thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ lên mức
cao nhất lần thứ 2 liên tiếp từ lúc thành lập năm 1998. Ở giai đoạn
2007 – 2008 do ảnh hưởng của bong bóng bất động sản và sự đổ vỡ
của hàng loạt các tổ chức tín dụng tại Mỹ đã lan rộng sang Châu Âu,
tháng 11 năm 2007, ECB đã tăng tốc độ cung tiền lên 12,6% và hiện



nay là để đối phó với khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19,
tháng 01 năm 2021, ECB đã tăng tốc độ cung tiền lên 12,5%.
Biểu đồ 04: Nhu cầu vay của khu vực Hộ gia đình tại khu vực
Eurozone (nguồn ECB) (đơn vị; tốc độ tăng trưởng %):

Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy tốc tăng trưởng của nhu cầu
vay lên đến đỉnh điểm năm 2006 thì do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2008 đã làm nhu cầu vay của khu vực
hộ gia đình liên tiếp những năm sau đó và đạt mức tăng trưởng âm
vào năm 2014.
Với khu vực doanh nghiệp, việc các Ngân hàng cung cấp nguồn vốn
giá rẻ, tình trạng bi đát của các Doanh nghiệp cũng không mấy cải
thiện và mặn mà do chỉ số giá tiêu dùng đang trên đà giảm làm thu
hẹp doanh thu của các doanh nghiệp tại các nước Đức, Pháp, Tây
Ban Nha,… Theo số liệu khảo sát của công ty tư vấn quản lý
McKinsey, đến tháng 10 năm 2021 sẽ có khoảng 50% doanh nghiệp
SMEs (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) ở khu vực Châu Âu sẽ phải đóng


cửa, do vậy các gói cứu trợ của các Ngân hàng Trung ương Châu Âu
sẽ chỉ vớt vát được phần nào hậu quả của khủng hoảng tồi tệ lần thứ
2 kể từ cuộc khủng hoảng giai đoạn 2007-2008. (Nguồn dữ liệu: Bài
viết của Trương Khắc Trà trên Thời báo Diễn đàn doanh nghiệp
ngày 29 tháng 03 năm 2021)
2. Các chính sách tệ đang áp dụng tại Ngân hàng Trung ương
Châu Âu (ECB).
Năm 2020, đại dịch Covid bùng phát trên toàn cầu, các nước bị ảnh
hưởng nặng nề như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý,… ECB đã đưa ra
các chính sách tiền tệ phi tiêu chuẩn để ứng phó khẩn cấp cuộc khủng
hoảng do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19:

• Ngồi các chính sách tiền tệ tái cấp vốn chủ yếu (MROs: Main
refancing Operations) phục vụ điều hành lãi suất ngắn hạn và hỗ
trợ thanh khoản thì ECB cịn đưa ra hoạt động tái cấp vốn dài hạn
(PELTROs:

Pandemic

emergency

long-term

refinancing

operations) Tháng 04 năm 2020, trong đại dịch ECB đã đưa một
loạt 7 gói cứu trợ ứng phó khẩn cấp để cung cấp hỗ trợ thanh
khoản cho hệ thống tài chính khu vực Eurozone và tháng 12 năm
2020, ECB quyết định đưa thêm 4 gói cứu trợ nhằm cung cấp
thanh khoản do tình hình dịch kéo dài trong các q của năm
2021.
• Hoạt động tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu (TLTROs: Targeted
longer-term refinancing operations) cung cấp tài chính với điều
kiện hấp dẫn cho các Tổ chức tín dụng có thời hạn lên đến 4 năm,
nhằm nới lỏng hơn nữa các điều kiện tín dụng nhằm mục đích
kích thích cho vay, tăng trưởng tín dụng ở khu vực tư nhân đối
với nền kinh tế.


• Chương trình mua tài sản (APP: Asset Purchases Progamme)
được đưa ra vào tháng 10 năm 2014 được duy trì để thực hiện
mục tiêu kiểm sốt lạm phát.

• Chương trình mua hàng khẩn cấp ứng phó đại dịch (PEPP:
Pandemic emergency purchase programme): Tháng 3 năm 2020
ECB đưa ra chương trình mua hàng khẩn cấp ứng phó đại dịch
lên tới 750 tỷ Euro và tăng lên 1.850 tỷ Euro vào tháng tháng 12
năm 2020 nhằm phản ứng với đại dịch COVID – 19 chưa từng có
trong lịch sử.
III.

Kết luận.
Để giảm bớt ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, Ngân hàng
Trung ương Châu Âu (ECB) và các Ngân hàng trung ương thành
viên tại các quốc gia trong khu vực Eurozone, đã triển khai một loạt
các chính sách tiền tệ mở rộng, thực thi các gói cứu trợ nhằm kích
thích đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản
và kích cầu tiêu dùng bằng gói mua sắm lớn nhất trong lịch sử lên
tới 1.850 tỷ Euro (tương đương 2,2 ngàn tỷ đơ la Mỹ), nhưng tình
trạng chưa được cải thiện đáng kể, nhu cầu đầu tư sản xuất kinh
cũng như tiêu dùng tại khu vực hộ gia đình vẫn đang ở mức thấp.
Việc áp dụng lãi suất “âm” hiện nay trên thế giới khơng phải là
hiếm, tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với Ngân hàng Trung
ương Nhật Bản (BoJ) khi vào năm 2016, BoJ đã áp dụng lãi suất
“âm” 0,1 % để kéo chỉ số giá tiêu dùng tăng sau đà giảm 20 năm
liền trước đó. Một lần nữa, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB)
phải thể hiện vai trị vị thế của mình với nền kinh tế khu vực
Eurozone, vì khi mới thành lập ECB đã khơng được sự chào đón từ
người dân khu vực này.


Tài liệu tham khảo.
- Các số liệu, nguồn dữ liệu: Các số liệu, báo cáo được cung cấp tại

Website ECB (www.ecb.europa.eu)
- Paul Craig & Grainne De Burca, P. P. Craig (2007). EU Law:
Text, Cases and Materials (ấn bản 4). Oxford: Oxford University
Press. tr. 15. ISBN 978-0-19-927389-8.; “Treaty of Maastricht on
European Union”. Activities of the European Union. Europa web
portal
- Nguồn số liệu tại bài viết của Trương Khắc Trà trên Thời báo diễn
đàn doanh nghiệp ngày 29 tháng 03 năm 2021.
- Sách Tài chính Tiền tệ - Ths. Đặng Thị Việt Đức – Ths. Phan Anh
Tuấn – Học viện Bưu chính – Viễn thông năm 2007



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×