Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu Luận Thực trạng Future contract tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.31 KB, 22 trang )

Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU VIỆT NAM:
1.Về pháp mặt pháp lí:
o Việt Nam chưa có văn bản pháp luật quy định cho các quan hệ
Hợp đồng giao sau.Và do vậy, thị trường giao sau ở Việt Nam
chưa phát triển, chỉ có một số hàng hóa như ngoại tệ, vàng được
các Ngân hàng thực hiện.Các giao dịch về café,gạo cũng được một
số nhà kinh doanh thực hiện trên thị trường quốc tế.
o Luật chứng khoán Việt Nam cũng đã có quy định về các hình thức
giao dịch giao sau, tuy nhiên trên thực tế thì vẫn chưa thể áp dụng
vì chưa được hướng dẫn thực hiện cụ thể.Những phương thức này
chỉ có thể áp dụng khi thị trường chứng khoán Việt Nam đảm bảo
các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, pháp lý và phát triển đến một trình
độ cao hơn nhiều so với hiện nay.
2.Thị trường
Tại Việt Nam, đã có một loạt các sàn giao dịch tương lai dành cho các
sản phẩm hàng hóa thông thường đã được xây dựng,như:
o Sàn giao dịch điều của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp
HCM phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam (năm 2002)
o Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (năm 2002)
o Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC, 2008)
o Sàn giao dịch đường của Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài
Gòn Thương Tín (Sacom-STE, 2010)
o Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (Vietnam Commodity Exchange
- VNX), tiền thân là Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong, giao dịch
1
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
kỳ hạn dành cho ba mặt hàng được Bộ Công Thương cấp phép là
cà phê, cao su và thép (2010)
o Sàn giao dịch vàng kỳ hạn (còn gọi là giao dịch vàng tài khoản)
mở tại các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại (giai


đoạn trước 31/3/2010).
Hầu hết các sàn giao dịch này hoạt động một cách ảm đạm, chưa thu hút
được nhiều đơn vị tham gia (trừ sàn giao dịch vàng kỳ hạn). Trong khi
đó, nhiều đơn vị trong nước lại phải đi tìm kiếm nguồn hàng hoặc bán
hàng qua các sàn giao dịch tương lai ở nước ngoài tại Mỹ, Nhật, châu Âu.
Trước nhu cầu này, một số sàn giao dịch kỳ hạn nước ngoài đã tiến hành
các hoạt động quảng bá và chào đón doanh nghiệp Việt Nam.
 Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
• Chưa có khung pháp lý điều chỉnh thị trường giao sau và các giao
dịch liên quan
• Do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị
trường vốn còn thấp,trên thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư
am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các
loại nghiệp vụ này.Bên cạnh đó các nhà môi giới,các nhà cơ lợi
còn quá ít trên thị trường tiền tệ,thị trường chứng khoán để thúc
đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này.
3. Cách tính giá:
Trong hợp đồng giao sau, các tham số về sô
́
lươ
̣
ng, chu
̉
ng loa
̣
i ha
̀
ng hoa
́
,

ngày giao hàng, đồng tiền thanh toán, được tiêu chuẩn hóa theo thông lệ
quốc tế và gia
́
ca
̉
đươ
̣
c xác đi
̣
nh theo cơ chế đấu thầu khớp lệnh trên
các Sa
̀
n giao và sở giao di
̣
ch hàng hóa quốc tế như: TOCOM, LIFFE,
NYBOT, LME, CME
II. SACOM-STE:
2
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
1. Giới thiệu:
Công ty CP giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) là
công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn tài chính Sacombank, được thành
lập vào giữa năm 2009 với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng.
Sau hơn một năm hoạt động giao dịch qua sàn với mặt hàng đường
trắng,hạt điều,thép giao ngay,ngày 4-1-2011,Sàn giao dịch hàng hóa Sài
Gòn Thương Tín (Sacom – STE) đã mở thêm phương thức giao dịch thép
giao sau và sàn giao dịch cao su theo phương thức giao ngay và giao sau.
2. Thép giao sau:
a) Khái niệm:
Hợp đồng thép giao sau được hiểu là hợp đồng mua hoặc bán một số

lượng thép (theo tiêu chuẩn trong quy định đối với sản phẩm giao dịch
giao sau của Sàn) tại một thời điểm xác định trong tương lai (còn được
gọi là ngày thanh toán hợp đồng ha ngày đáo hạn) theo một mức xác định
ngay tại thời điểm hiện tại (giá kỳ hạn).
b) Cơ chế đặt lệnh: thông qua hệ thống khớp lệnh liên tục với 8 kỳ
hạn giao dịch,từ T+0 đến T+8,với T là tháng dương lịch hiện tại.
c) Các loại lệnh đặt bao gồm: + Lệnh giới hạn
+ Lệnh dừng
3
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
+ Lệnh thị trường
d) Ngày đặt lệnh: là ngày lệnh của khách hàng được Sacom - STE
tiếp nhận
e) Đối tượng tham gia trên thị trường gồm: các doanh nghiệp sản
xuất,kinh doanh thép,doanh nghiệp xuất nhập khẩu,các công ty xây
dựng công nghiệp dân dụng,công ty cơ khí chế tạo,dầu khí đóng
tàu,các quỹ đầu tư,khách hàng cá nhân….
f) Ngày giao dịch : là ngày lệnh của khách hàng được khớp giá và
thực hiện trên thị trường. Sau khi lệnh được thực hiện, hợp đồng
giao dịch hàng hoá sẽ được ký kết giữa khách hàng với Sacom -
STE. Ngày giao dịch có thể trùng hoặc sau ngày đặt lệnh.
g) Giá đặt lệnh: là giá mà khách hàng muốn mua / bán một khối
lượng hàng hoá trên thị trường thông qua Sacom – STE.
- Giá đặt lệnh mua : là giá nhận hàng tại kho của Sacom – STE và
đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Giá đặt lệnh bán : là giá giao hàng tại kho của Sacom – STE và
đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
h) Khối lượng giao dịch: là khối lượng hàng hoá cần mua hoặc cần
bán thể hiện trên lệnh giao dịch. Khối lượng giao dịch được tính
bằng tấn. Mỗi lệnh giao dịch có thể bao gồm nhiều tấn.

+Đối với sản phẩm sắt thép, đơn vị giao dịch nhỏ nhất là 5 tấn đối với
các sản phẩm thép công nghiệp ; đơn vị giao dịch nhỏ nhất là 2 tấn với
các sản phẩm thép xây dựng.
i) Đơn vị yết giá: Các loại thép được đưa vào giao dịch đều có đơn vị
yết giá là đồng / kilogram (đồng/kg).
j) Bước nhảy giá – Bước nhảy khối lượng :
4
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
+Bước nhảy giá hiện tại là 10 đồng / kg. Bước nhảy giá được quy định
theo từng thời điểm cụ thể và được Sacom – STE thông báo chính thức
bằng văn bản.
+Bước nhảy khối lượng quy định là 5 tấn đối với các sản phẩm thép công
nghiệp ; 2 tấn đối với các sản phẩm thép xây dựng.
k) Ký quỹ giao dịch:
Các khách hàng tham gia giao dịch mua hoặc bán đều phải thực hiện ký
quỹ giao dịch. Tùy theo loại hợp đồng giao dịch sẽ có quy định mức ký
quỹ ban đầu khác nhau
l) Các bước cơ bản để đăng ký tham gia giao dịch:
-Bước 1: Mở tài khoản giao dịch: khách hàng liên hệ trực tiếp bộ phận
môi giới của Sàn để được cung cấp thủ tục mở tài khoản giao dịch hàng
hóa toàn miễn phí
-Bước 2: Thực hiện ký quỹ đặt lệnh:
Khách hàng ký quỹ đặt lệnh thông qua hệ thống tài khoản giao dịch hàng
hóa tại ngân hàng Sacombank với tỷ lệ ký quỹ đảm bảo:
T+0 và T+1: 100% bằng tiền đối với bên mua,100% bằng hàng đối với
bên bán.
T+2: 3.000đồng/kg đối với cả bên mua và bên bán.
T+3 đến T+8: 1.500đồng/kg đối với cả bên mua và bên bán.
-Bước 3: Tất toán trạng thái mua hoặc bán và đảm bảo thanh toán: có 2
phương thức:

+Tất toán bằng một trạng thái đối ứng với trạng thái gốc ban đầu ở cùng
kỳ hạn giao dịch trước khi đến tháng giao nhận hàng thực.
+Giao nhận hàng hóa thực tế khi đến tháng giao nhận hàng thực.
m) Mức ký quỹ ban đầu được áp dụng như sau:
5
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
Hợp đồng kỳ hạn (T+1 -> T+9): việc ký quỹ ban đầu sẽ được thực hiện
bằng tiền (đối với cả giao dịch mua và bán) với các tỉ lệ sau:
+ Kỳ hạn T+1 : ký quỹ ban đầu = 7.000 đồng / kg
+ Kỳ hạn T+2 : ký quỹ ban đầu = 3.000 đồng / kg
+ Kỳ hạn T+3 -> T+9 : ký quỹ ban đầu = 1.500 đồng / kg
Việc thay đổi mức ký quỹ ban đầu sẽ được thông báo chính thức trên
trang web của sàn và đến từng khách hàng trước 15 ngày.
III. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM :
1. Giới thiệu :
Từ rất lâu, cùng với việc xuất hiện các doanh nghiệp hoặc văn phòng đại
diện của các công ty kinh doanh cà phê hạt nước ngoài tại Việt Nam, các
doanh nghiệp Việt Nam trong ngành cà phê đã biết đến hợp
đồng“futures” và các sàn giao dịch cà phê trên thế giới, chủ yếu là sàn
LIFFE (London International Financial Futures and options Exchange) ở
London giao dịch cà phê Robusta và sàn NYBOT (New York Board of
Trade) ở NewYork giao dịch cà phê Arabica.
Hiện nay,Việt Nam có hai Sàn giao dịch giao sau là :VNX(Sở Giao dịch
hàng hóa Việt Nam) và BCEC( Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột).
2. Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC):
6
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
a) Giới thiệu :
-Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng đề án thành lập sàn giao

dịch cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008, Chính
phủ Pháp tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao
dịch này. Sàn được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ
Công Thương), UBND tỉnh Đắk Lắk.
-Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã được thành lập
theo quyết định Quyết định 2278/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006
của UBND tỉnh ĐắkLắk, có trụ sở đặt tại 153 - Nguyễn Chí Thanh -
thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh ĐăkLăk
-Đến ngày 11/12/2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột - sàn
giao dịch nông sản đầu tiên của cả nước khai trương và đi vào hoạt động.
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) là nơi tổ chức giao
dịch, mua bán các loại cà phê nhân sản xuất tại Việt Nam, theo phương
7
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
thức đấu giá tập trung, công khai: gồm giao dịch mua bán giao ngay và
giao dịch mua bán giao sau theo các kỳ hạn, hoạt động theo nguyên tắc
thành viên.
-Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột đã cùng với các đơn vị ủy
thác là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank), Tập đoàn Cà phê Thái Hòa và Công ty Giám định Hàng
hóa Nông sản Xuất khẩu - CafeControl đã thiết lập được thị trường giao
dịch cà phê thông qua sàn giao dịch với phương thức giao ngay có hàng
thực và giao sau theo từng kỳ hạn của hợp đồng giao dịch cà phê
Robusta, với mục đích nhằm giảm khâu trung gian, tạo môi trường mua
bán trực tiếp, tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh cũng như các
nhà đầu tư tài chính sử dụng tính công khai, minh bạch, an toàn, nhanh
chóng, thuận tiện, và các dịch vụ: gửi kho, kiểm định chất lượng, chế
biến, tín dụng, để phục vụ mục đích kinh doanh giao dịch của mình.
Trong đó:
- Ngân hàng Techcombank đảm nhận vai trò là ngân hàng ủy thác thanh

toán cho hoạt động giao dịch tại Trung tâm với các nhiệm vụ mở và quản
lý tài khoản tiền của các thành viên; thực hiện lưu ký chứng thư hàng gửi
kho; thực hiện thanh toán, hạch toán tài khoản tiền và hàng đối ứng giữa
bên bán và bên mua sau khi các giao dịch thành công; đồng thời cũng là
ngân hàng cung ứng các dịch vụ về tài chính, tín dụng, cho thành viên
và nông dân có hàng gửi kho.
8
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
- Tập đoàn cà phê Thái Hòa là công ty đảm nhận vai trò quản lý kho
hàng, tổ chức vận hành hệ thống kho và nhà máy chế biến cà phê thô cho
người có hàng, người nông dân khi họ đem cà phê đến ký gửi tại kho
Trung tâm. Đơn vị này thực hiện nhiệm vụ nhận ký gửi, bảo quản, cất trữ
cà phê sau khi đã chế biến thành cà phê nhân thành phẩm đủ tiêu chuẩn
xuất khẩu theo từng phẩm cấp chất lượng được niêm yết trên sàn giao
dịch; tổ chức các dịch vụ về kho bãi, chế biến, tái chế, ký gửi theo nhu
cầu của người gửi hàng.
- Công ty Giám định hàng hóa Cafecontrol thực hiện nhiệm vụ kiểm định
chất lượng đối với hàng hóa được người có hàng, người nông dân mang
9
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
đến Trung tâm, cùng với công ty quản lý kho thực hiện việc xác định
phẩm cấp, chất lượng cà phê làm cơ sở để Trung tâm cấp Chứng thư
hàng gửi kho cho người gửi hàng. Với chứng thư này, nông dân có thể
dùng để đảm bảo vay vốn ở Techcombank, ngân hàng sẽ cho vay tới 70%
giá trị lô hàng.Công ty Cafecontrol cũng thực hiện các dịch vụ về kiểm
định chất lượng khi người gửi hàng có nhu cầu.
Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột cùng với các đơn vị phối
hợp đã thiết lập được hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại, hệ
thống phần mềm đấu giá khớp lệnh giao ngay, giao sau, thanh toán bù
trừ, chuyển giao sản phẩm, công bố thông tin, cùng với sàn giao dịch

đầy đủ trang thiết bị, có sức chứa hơn 100 người cùng lúc giao dịch và
làm việc ngay tại sàn. Hệ thống này đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho
các tổ chức, cá nhân từ người sản xuất, chế biến đến kinh doanh, xuất
khẩu mặt hàng cà phê cho đến các nhà đầu tư tài chính thực hiện giao
dịch, mua bán cà phê theo mô hình hoạt động hiện đại phù hợp với xu thế
và tập quán giao dịch kinh doanh, mua bán hàng hoá nông sản trên thế
giới
b) Cách thức giao dịch trên sàn giao dịch quốc tế thông qua
Techcombank :
+ Ngân hàng Techcombank được Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột (BCEC) chọn là ngân hàng ủy thác thanh toán.
+ Các doanh nghiệp tham gia chỉ cần mở tài khoản tại Techcombank.
Theo đó nhân viên ngân hàng sẽ xử lý lệnh mua bán của khách hàng qua
giao dịch điện tử kết nối trực tiếp với các sàn giao dịch điện tử thế giới
như LIFFE, NYBOT, SIMEX,TOCOM của châu Âu nên DN tại VN
phải lên mạng giao dịch từ 16 giờ 30 đến gần 24 giờ.
10
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
+Căn cứ bảng giá nhấp nháy và những thông tin đọc được trên màn hình
nối mạng trực tuyến, DN dự đoán hàng hóa mình đang buôn bán sắp tới
giá sẽ lên hay xuống để đặt lệnh mua, bán về số lượng và giá cả cho hợp
đồng tương lai.
+Lệnh này sẽ được chuyển về trung tâm của Techcombank. Sau khi kiểm
tra cứ liệu chắc chắn, chuyên viên giao dịch sẽ cho khớp lệnh với sàn
giao dịch.
+Nếu lệnh được khớp thì nó sẽ được nhập trực tiếp đến sàn giao dịch ở
nước ngoài và tại trung tâm của Techcombank. Như vậy, giao dịch coi
như đã thực hiện xong. +Mỗi đơn vị hợp đồng (lot) đối với cà phê là 5
tấn nhân. Giá cà phê được chốt ngay khi đặt lệnh, hàng giao sau với thời
điểm do hai bên thỏa thuận. Tại thời điểm giao hàng, giá lên hay xuống

thì vẫn giao theo giá hợp đồng.
3. Sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn :
14 giờ chiều nay 11/3 đúng dịp Lễ hô
̣
i Ca
̀
phê Buôn Ma Thuôt lâ
̀
n thư
́
III,
Sa
̀
n giao di
̣
ch cà phê kỳ ha
̣
n đâ
̀
u tiên ta
̣
i Viê
̣
t Nam thuộc Trung tâm giao
dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) chính thức đi va
̀
o hoa
̣
t đô
̣

ng
a) Thuật ngữ :
Hiện nay, các tài liệu tại
Việt Nam có rất nhiều cách
gọi cho loại hợp đồng này, cụ
thể như: hợp đồng Future, hợp
đồng Futures, hợp đồng tương
lai, hợp đồng giao sau… và
khi gọi tên thị trường này thì cũng có nhiều tên gọi khác nhau tương tự.
11
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
Tuy nhiên, dù tên gọi thế nào thì bản chất của hợp đồng kỳ hạn (Futures
Contract) cũng không thay đổi. Trong phần này chúng tôi dùng thuật ngữ
là hợp đồng kỳ hạn theo đúng giải thích từ ngữ được quy định tại Luật
Thương mại sửa đổi, bổ sung năm 2005.

Hợp đồng cà phê kỳ hạn tại BCEC là thỏa thuận, theo đó bên bán
cam kết giao và bên mua cam kết nhận một lượng cà phê nhất định
của một loại cà phê nhất định qua BCEC theo những tiêu chuẩn của
BCEC tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng với giá được
thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng.
b)
Lợi ích của sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn tại BCEC
Một số lợi ích từ việc sử dụng sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn tại
BCEC như sau:

Giá của mặt hàng cà phê do chính các nhà kinh doanh trong
nước xác lập, giảm thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố biến
động giá cả bên ngoài.


Sử dụng đồng tiền Việt Nam để giao dịch và ký quỹ sẽ hạn
chế được rủi ro biến động tỷ giá cũng như giảm nhu cầu
ngoại tệ trong giao dịch.

Các giao dịch đơn giản và dễ sử dụng vì được thực hiện giao
dịch bằng tiền Đồng Việt Nam và ngôn ngữ của hệ thống là
tiếng Việt.

Thủ tục và việc giao, nhận hàng hóa sẽ đơn giản, nhanh
chóng, thuận tiện tại hệ thống kho của BCEC (thủ tục kho
bãi, kiểm định chất lượng mẫu, lưu kho, rút hàng ra khỏi
kho, ).

Hệ thống chế tài tuân thủ luật pháp Việt Nam dễ hiểu cho
nhà đầu tư kinh doanh Việt Nam.
12
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam

Tất cả các giao dịch đều được thể hiện bằng tiếng Việt,
thuận tiện cho các nhà đầu tư kinh doanh tham gia.

Cà phê giao đến kho, được cấp chứng thư gửi kho và sẵn
sàng giao dịch ngay trong ngày.

Không gặp khó khăn về vấn đề hải quan. Cà phê được lưu
kho tại BCEC và người Mua sẽ lo mọi thủ tục xuất khẩu như
thường lệ.

Cà phê chưa giao dịch có thể mang ra khỏi kho của BCEC
và bán trên thị trường truyền thống.

c)
Đặc điểm của sản phẩm giao dịch kỳ hạn tại BCEC
o
Đánh giá trạng thái hàng ngày
Thành viên có thể nắm bắt được trạng thái lãi (lỗ) của những hợp đồng
đang nắm giữ bằng báo cáo trạng thái lãi (lỗ) hàng ngày. Điều này cho
phép Thành viên kiểm soát tốt số dư trong tài khoản của mình, từ đó đưa
ra quyết định cắt lỗ (stop loss) hoặc chốt lời (take profit) kịp thời.
o
Tất toán trạng thái
Thành viên có thể chủ động đóng bớt trạng thái mở bằng cách đặt lệnh
giao dịch ngược chiều, cùng kỳ hạn với trạng thái mở đang nắm giữ.
o
Đăng ký giao hàng
Thành viên có quyền lựa chọn có giao hàng hoặc không giao hàng:

Nếu chọn giao hàng thì Thành viên có thể đăng ký giao hàng từ
ngày thông báo đầu tiên (FND) đến 9h ngày giao dịch cuối cùng
(LTD).
13
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam

Còn nếu chọn không giao hàng hoặc muốn đóng bớt
trạng thái mở hợp đồng, Thành viên có thể chọn giao dịch mua/bán
ngược chiều với trạng thái hiện có hoặc sẽ được tất toán bù trừ vào
ngày giao dịch cuối cùng.
o
Kho hàng nằm tại vùng nguyên liệu cà phê chính của cả nước, vận
chuyển hàng hóa thuận tiện
d) Một số quy định trong giao dịch hợp đồng tương lai cà phê trên

thị trường quốc tế(thị trường Luân Đôn):
- Các hợp đồng tương lai mua bán cà phê trên thị trường Luân Đôn
được quy định với khối lượng 5 tấn/lô.
- Để được phép giao dịch trên thị trường Luân Đôn, cà phê phải đạt
những tiêu chuẩn chất lượng được qui định rõ trong một bản
hướng dẫn trên website của sàn giao dịch này.
- Các tháng giao hàng có thể là tháng 1, 3, 5, 7, 9, và 11. Mức xê
dịch giá tối thiểu là 1 USD/tấn ($5/lô).
- Ngày giao dịch cuối cùng là vào 12h30 ngày làm việc cuối cùng
của tháng giao hàng. Giờ giao dịch từ 9h40 đến 16h55.
e) Cách thức giao dịch:
 Quy cách hợp đồng cà phê kỳ hạn niêm yết
Để đảm bảo các hoạt động mua bán được diễn ra với tốc độ cao, số
lượng lớn và đảm bảo an toàn, BCEC đặt ra các quy định để tiêu chuẩn
hoá một cách tối đa các điều khoản trong hợp đồng.
Quy cách hợp đồng cà phê kỳ hạn niêm yết tại BCEC được cụ thể như
sau:
Điều khoản Hợp đồng Kỳ hạn niêm yết
Hàng hóa giao dịch Cà phê Robusta loại R2B
14
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
Thời gian giao dịch Giao dịch khớp lệnh liên tục: Từ 14h00
đến 17h00
Giao dịch thỏa thuận: Từ 14h00 đến
17h00
Ngày giao dịch Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ
các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ
Luật Lao động Việt Nam
Địa chỉ giao dịch Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột

Số 153, Nguyễn Chí Thanh, Tp. Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Giá niêm yết VND/kg
Bước giá 10 VND/kg (20.000 VND/lô)
Khối lượng giao dịch Giao dịch khớp lệnh liên tục: Tối thiểu
01 lô (02 tấn)
Giao dịch thỏa thuận: Tối thiểu là 9 lô
(18 tấn)
Khối lượng mỗi Hợp đồng
(lô)
02 tấn (2.000 kg)
Tháng hợp đồng niêm yết Niêm yết 6 tháng hợp đồng liên tiếp
Biên động dao động giá trong
ngày
+/- 4% so với Giá tham chiếu của phiên
giao dịch liền kề trước đó
Ký quỹ tối thiểu Tương đương 10% giá trị Hợp đồng
Ngày giao dịch cuối cùng
(LTD)
Ngày làm việc cuối cùng của tháng
trước Tháng giao hàng
15
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
Ngày thông báo đầu tiên
(FND)
Là ngày làm việc đầu tiên của 05 ngày
làm việc cuối cùng của tháng trước
Tháng giao hàng
Thời gian đăng ký giao hàng Từ ngày thông báo đầu tiên đến 9h00
của Ngày giao dịch cuối cùng

Khối lượng đăng ký giao
hàng
Tối thiểu 9 lô (tương đương 18 tấn)
Loại cà phê giao nhận Cà phê Robusta loại R2B (đen vỡ
không quá 5%, tạp chất không quá
1.0%, độ ẩm 13%, kích cỡ hạt tối thiểu
90%/S13)
Cà phê Robusta loại: R1A, R1B, R1C
và R2A được giao theo giá hạch toán
cho ngày giao dịch cuối cùng cộng với
một khoản tiền tương ứng mức chênh
lệch phẩm cấp chất lượng do BCEC
quy định trong từng thời điểm
Địa điểm giao hàng Tại hệ thống kho hàng của Trung tâm
Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
Ngày tất toán giao nhận hàng
và thanh toán tiền
Ngày làm việc thứ 3 của Tháng giao
hàng
 Các phương thức khớp lệnh :
Trung tâm tổ chức giao dịch thông qua hệ thống giao dịch theo hai
phương thức :
16
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
 Phương thức khớp lệnh liên tục : là phương thức giao dịch được hệ
thống giao dịch thực hiện tự động trên cơ sở so khớp các lệnh bán
hàng hóa ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
 Phương thức khớp lệnh thỏa thuận : là phương thức giao dịch trong
đó các bên tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch,được
đại diện giao dịch của thành viên hoặc giao dịch viên của Trung

tâm nhập thông tin vào hệ thống giao dịch và xác nhận kết quả
giao dịch này.
 Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch :
Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán theo
nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian,cụ thể như sau :
 Ưu tiên về giá
 Ưu tiên về thời gian
 Trường hợp lệnh mua và lệnh bán cùng thỏa mãn nhau về giá thì
mức giá thực hiện là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống
trước.
 Khi lệnh mua có giá cao hơn hoặc bằng với giá bán, các lệnh sẽ
được tự động khớp.Giá thực hiện sẽ được xác định theo công thức
sau :
 Nếu bp≥sp≥cp,thì giá thực hiện mới =sp ;
 Nếu bp≥cp≥sp, thì giá thực hiện mới =cp ;
 Nếu cp≥bp≥sp, thì giá thực hiện mới =bp ;
Trong đó : bp : giá mua
sp : giá bán
cp : giá thực hiện gần nhất
 Đơn vị yết giá là VNĐ/kg
17
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
 Đơn vị giao dịch tính theo hợp đồng (lô).Mỗi lô được quy định là
02 tấn.
 Số lượng lô của mỗi lệnh giao dịch theo quy định tại khoản 2
điều 9 của Quy chế giao dịch (mục 2 trong V/v hướng dẫn chi tiết
một số điều của quy chế hoạt động giao dịch cà phê kỳ hạn tại
Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột)
 Tiền tệ dùng trong giao dịch tại Trung tâm là tiền Đồng Việt
Nam (VNĐ)

 Bước nhảy giá là 10đồng/kg, bước nhảy giá của mỗi hợp đồng là
20.000VNĐ.Bước nhảy giá của mỗi hợp đồng sẽ thay đổi tương
ứng khi khối lượng của một lô và bước nhảy thay đổi theo quyết
định của Giám đốc Trung tâm
 Nguyên tắc làm tròn giá trần,giá sàn :
Giá trần =(giá tham chiếu)*1.04,được làm tròn số xuống hàng chục
Giá sàn =(giá tham chiếu)*0.96,làm tròn số lên hàng chục
 Nguyên tắc ghép lệnh tất toán trạng thái mở :
Các giao dịch thành công trên cùng một kì hạn, ngược chiều nhau được
ghép,đóng mở theo nguyên tắc sau :
 Ưu tiên ghép lệnh mua, bán phát sinh trong ngày trên cùng
một kỳ hạn ;
 Ưu tiên ghép lệnh theo nguyên tắc mua trước bán trước
(FIFO) (khớp các lệnh của các ngày xa hơn trước đó) ;
 Ưu tiên ghép lệnh theo nguyên tắc mua thấp, bán thấp (LBLS)
(khớp các lệnh có mức giá thấp của các ngày xa hơn trước đó).
 Chính sách ký quỹ
 Ký quỹ giao dịch hợp đồng cà phê kỳ hạn chưa đến hạn giao hàng :
18
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
Mức ký quỹ giao dịch và duy trì trong suốt thời gian nắm giữ hợp
đồng mở là 9.000.000VND/lô
 Ký quỹ giao dịch hợp đồng cà phê kỳ hạn khi đến hạn giao hàng :
Bắt đầu từ ngày Thông báo đầu tiên, mức ký quỹ giao dịch là
27.000.000VND/lô
 Ký quỹ đảm bảo tư cách Thành viên môi giới :
Mức ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên đối với Thành viên môi giới
tối thiểu là 1.000.000.000 VND
 Ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên đối với Thành viên kinh doanh
tối thiểu là 5.000.000.000 VND

IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ
ĐÁNH GIÁ
a) Thuận lợi khi thực hiện hợp đồng cà phê kỳ hạn của các doanh
nghiệp Việt Nam
-Có chỗ đứng trên sàn giao dịch cà phê thế giới
-Là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu giúp doanh nghiệp ổn định
giá cà phê xuất khẩu
-Dễ dàng xác định giá thị trường
-Giảm bớt rủi ro về biến động giá, mang lại lợi ích cho người nông
dân cà phê Việt Nam
b) Hạn chế
 Cơ quan pháp lý
- Chưa có khung pháp lý rõ ràng cho các doanh nghiệp về giao dịch
trên sàn quốc tế
- Phải giao dịch thông qua ngân hàng và không được bán khống
 Doanh nghiệp
- Thông tin không nhạy bén về thị trường
19
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
- Chưa có kiến thức rõ về hợp đồng tương lai.
- Ít công ty môi giới và ngân hàng tham gia thị trường này
- Thị trường tương lai chưa được biết đến nhiều
- Mặt hàng giao dịch ít
- Người dân không hiểu rõ về hợp đồng giao sau, chỉ làm theo thói
quen và tập quán kinh doanh
KIẾN NGHỊ
- Quy định về giới hạn và giá mua
Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá
cao hay quá thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bóp méo.
- Mở cửa tư do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái

sinh
Mở của thị trường các công cụ tài chính phái sinh để tránh tình trạng như
hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Trong
những trường hợp như thế này giá trị hợp lý các công cụ phái sinh sẽ là
độc quyền của một số ngân hàng dẫn đến giá sẽ cao hơn thị trường quốc
tế và người mua là người gánh chịu, gây ra tác dụng ngược lại là sẽ
không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế
-Yêu cầu đăng ký và lập báo cáo tài chính
Nhằm tăng tính minh bạch cho tất cả các thành viên tham gia thị trường.
Các thành viên phải hiểu biết về nhau trước khi giao dịch với nhau.
-Hoàn thiện những quy định về tài chính kế toán liên quan, nâng cao
tính thanh khoản các công cụ phái sinh
Hiện nay các công cụ phái sinh chưa có thị trường giao dịch chính thức.
Các hợp đồng kỳ hạn và tương lai phải giao dịch trên các sàn nước ngoài
như London or New York…… còn lại chỉ giao dịch qua các ngân hàng
gây ra nhiều bất lợi về thanh khoản cũng như rủi ro tín dụng.
20
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
Xây dựng một thị trường hoàn hảo cho các công cụ phái sinh đồng thời
phải nâng cao chất lượng hàng hóa, đầu tiên là các hàng hóa cơ sở sau đó
là các sản phẩm khác, và từ đó có cơ sở để định giá các công cụ phái sinh
một cách hiệu quả nhất.
MỤC LỤC THAM KHẢO
www.bcec.vn
www.tuoitre.vn
cafe.vn
21
Thực trạng “ Future contract” tại Việt Nam
giáo trình JOHN HULL
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

22

×