Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Tiểu luận nghiep vu NHTW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.94 KB, 64 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ rất sớm trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhu cầu phải có một hình
thức tiền tệ là trung gian trao đổi. Thổ dân ở các bờ biển Châu Á, Châu Phi trước
đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền tệ. Lúa mì và đại mạch được sử dụng ở vùng
Lưỡng Hà, gạo được dùng ở vùng Philipine, trước công nguyên ở Trung Quốc kê
và lụa được sử dụng làm tiền tệ… Dùng tiền tệ làm hàng hóa như trên có những
bất tiện nhất định trong quá trình dịch vụ trao đổi như dễ hư hỏng không đồng
nhất, nên không được mọi người chấp nhận, do đó dẫn đến việc sử dụng tiền tệ
bằng kim loại. Nhưng số lượng các kim loại quý như vàng, bạc không có nhiều so
với nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng của mọi người, từ đó đã dẫn đến sự
ra đời và phát triển của tiền giấy.
Trong việc thực hiện các mục tiêu của việc phát hành và lưu thông tiền tệ
nhằm tăng trưởng ổn định kinh tế, cân bằng cán cân đối ngoại và giải quyết công
ăn việc làm, nghiệp vụ phát hành tiền và chính sách lưu thông tiền tệ có vai trò rất
quan trọng. Với tính chất nhạy cảm và có tính công cộng cao như tiền tệ thì việc
điều hành và thực thi nghiệp vụ phát hành tiền kết hợp chính sách lưu thông tiền tệ
không phải dễ dàng. Bất kỳ một động thái nào của Ngân hàng Trung Ương trong
việc đưa ra quyết sách của mình về tiền tệ và lưu thông tiền tệ đều gây ra các phản
ứng tức thời với các hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế.
Thời đại mà chúng ta đang sống là thời đại mà nền kinh tế mang tính chất thị
trường, đối với mỗi quốc gia, mỗi người dân, nhu cầu sử dụng tiền, lưu thông tiền
tệ là điều không thể thiếu. Giá trị của mỗi đồng tiền thể hiện qua sức mua của đồng
tiền đó với nền kinh tế. Việc cung ứng tiền ra lưu thông đòi hỏi sự linh hoạt chủ
động của Ngân hàng Trung Ương trong quyền hạn và trách nhiệm cao cả của mình,
bởi việc thừa thiếu tiền tệ trong lưu thông có thể gây ra lạm phát hay thiểu phát cho
nền kinh tế, ảnh hưởng tới sức khỏe của nền kinh tế. Lưu thông tiền tệ nối kết các
mối quan hệ xã hội và có tính nhạy cảm cao trước những biến động của kinh tế,
chính trị, xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
thực trạng phát hành tiền và lưu thông tiền tệ là điều cấp thiết, nhất là với Việt
Nam một nước đang trong thời kỳ hội nhập xu thế toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tạo


ra các giao dịch thương mại quốc tế với giá trị giao dịch lớn đòi hỏi một hệ thống
ngân hàng lớn mạnh, hiện đại. Thực trạng phát hành tiền và lưu thông tiền tệ ở Việt
Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào, có vướng mắc gì và giải pháp tháo gỡ ra
sao? Để làm rõ vấn đề trên chúng em xin chọn đề tài tiểu luận: “ Nghiệp vụ phát
hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ thực trạng phát hành tiền và điều tiết lưu
thông tiền tệ của Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế
và nhược điểm của việc cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để
nền kinh tế nước ta ngày một tăng trưởng vững chắc, tham gia vào quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế ngày càng có hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên những tài liệu và số liệu của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Tổ chức tín dụng, Cơ sở in - đúc tiền, Kho bạc nhà nước, Bộ tài
chính, Tổng cục thống kê,… Nghiên cứu về việc phát hành tiền và điều tiết lưu
thông tiền tệ của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp suy luận
5. Kết cấu tiểu luận
- Chương I: Cơ sơ lý luận chung về đề tài
- Chương II: Thực trạng về việc phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ ở
Việt Nam
- Chương III: Triển vọng, mục tiêu, giải pháp khắc phục nhằm ổn định việc
cung ứng tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU
TIẾT LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM
I. Bản chất, chức năng và sự phát triển của tiền tệ
1.1 Bản chất của tiền tệ.
1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ:
- Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, tiền tệ ra đời và phát triển gắn
liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
- Trong quan hệ trao đổi, hình thái giá trị được biểu hiện qua bốn hình thái
chủ yếu sau đây:
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng.
+ Hình thái giá trị chung.
+ Hình thái giá trị tiền tệ.
1.1.2 Bản chất của tiền tệ
Lịch sử phát triển tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ là sản phẩm tất yếu của
nền kinh tế hàng hóa. Vậy bản chất của tiền tệ là vật ngang giá chung, làm phương
tiện tra đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ.
1.2 Chức năng của tiền tệ
1.2.1 Thước đo giá trị
- Đo lường, đánh giá giá trị của các sản phẩm hàng hóa khác trong tổng nền
kinh tế.
- Giá cả của tiền được xác định bằng lãi suất.
1.2.2 Phương tiện trao đổi
Việc dùng tiền là một phương tiện trao đổi giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền
kinh tế qua việc loại bỏ được nhiều thời gian dành cho việc đổi chác hàng hóa hay
dịch vụ.
1.2.3 Phương tiện cất trữ về mặt giá trị
Tiền là phương tiện về mặt giá trị nghĩa là nơi chứa sức mua hàng hóa trong
một thời gian nhất định. Theo đó người ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập
tới lúc có tiêu dùng.

 Thu nhập = chi tiêu + dự trữ
1.3 Sự phát triển các hình thái tiền tệ
1.3.1 Tiền tệ dưới dạng hàng hóa tiền tệ
Những hàng hóa là những vật dụng quan trọng bậc nhất hay những đặc sản
qúy hiếm sẵn có của địa phương. Lịch sử ghi nhận rằng, thời kỳ nguyên thủy của
tiền tệ, hình thức tiền tệ thường được thể hiện ở gia súc (dân tộc cổ đại), vỏ ốc quý
(quần đảo Thái Bình Dương và Châu Phi), chè (Tây Tạng và Mông Cổ), muối
(miền Tây Su Đăng), lúa mì, bông (Ai Cập), kê - lụa (Trung Quốc), kim loại màu,
kim loại quý…
1.3.2 Tiền kim loại
Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu sản xuất trao đổi hàng hóa ngày càng
cao, việc trao đổi hàng hóa không chỉ diễn ra trong một địa phương, một quốc gia
nữa mà đã phát triển giữa các quốc gia với nhau. Cùng với sự phân công lao động
xã hội lớn lần thứ hai, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, hình thức tiền tệ
chuyển dần sang các kim loại, kim loại dùng làm tiền dưới dạng thỏi (tiền đúc):
bạc, vàng. Tiền kim loại đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì chúng
có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình thái không bao giờ
thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được.
Cuối thời kỳ này, hình thức tiền tệ đã được cố định ở vàng, bởi vì vàng có
nhiều đặ tính ưu Việt hơn các hàng hóa khác lúc bấy giờ trong việc thực hiện các
chức năng của tiền tệ.
Trình độ sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng hàng hóa và dịch vụ trao
đổi càng nhiều. Do vậy theo thời gian giá trị của vàng lớn đến mức người ta khó có
thể chia nhỏ ra để tiến hành những việc mua bán bình thường. Cuối chế độ xã hội
nguyên thủy sản xuất, trao đổi hàng hóa phát triển xã hội phân chia giai cấp và nhà
nước ra đời. Giá trị tiền tệ của quốc gia nào là do pháp luật riêng của quốc gia đó
quy định, sau khi ngân hàng ra đời. Việc tìm kiếm một loại hình tiền tệ mới thay
thế cho vàng trong lưu thông đã trở nên cần thiết.
1.3.3 Tiền giấy
Sau một thời gian dài, hình thức tiền bằng hàng hóa – tiền tệ và hình thức

tiền bằng kim loại nhường chỗ cho thời đại tiền giấy. Vì trong thiên nhiên kim loại
và nhất là vàng chỉ có hạn, trong khi đó sản xuất và nhu cầ trao đổi ngày càng phát
triển mạnh mẽ nên tiền giấy xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của lưu thông trao đổi
hàng hóa. Về sau do ngân hàng phát hành ra nhiều giấy bạc hơn so với số vàng dự
trữ, làm cho nó không còn được tự do chuyển đổi ra vàng. Thời đại ngày nay, việc
sử dụng tiền giấy đã trở thành phổ biến, do tính thuận tiện của nó trong việc làm
phương tiện trao đổi hàng hóa.
1.3.4 Các hình thức tiền tệ khác
- Tiền ghi sổ ( tiền qua ngân hàng)
- Tiền điện tử
II. Ngân hàng Trung Ương với chức năng phát hành tiền và quản lý, điều
tiết lưu thông tiền tệ
NHTW là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và
kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. NHTW là bộ máy
tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và hoạt động ngân hàng,
đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong nền kinh
tế.
1.1 Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng
Ở Việt Nam NHTW thực hiên chức năng với tư cách là bộ máy thuộc Chính
phủ, cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
1.2 Chức năng nghiệp vụ của NHTW
1.2.1 Phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lượng tiền cung ứng
Đi liền với sự ra đời của NHTW thì toàn bộ việc phát hành tiền đều tập trung
vào NHTW theo chế độ nhà nước độc quyền phát hành tiền và nó trở thành trung
tâm phát hành tiền của cả nước.
Giấy bạc ngân hàng do NHTW phát hành là phương tiên thanh toán hợp
pháp, làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Do đó, việc
phát hành tiền của NHTW có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của
đất nước. Để cho giá trị động tiền được ổn định, đòi hỏi việc phát hành tiền phải
tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Các nguyên tắc cơ bản cho việc phát

hành tiền tệ đã từng được đặt ra là:
- Nguyên tắc phát hành tiền phải có vàng đảm bảo. Nguyên tắc này quy định
việc phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông phải được đảm bảo bằng
trữ kim hiện hữu nằm trong kho của NHTW. NHTW phải đảm bảo việc tự
do đổi giấy bạc ra vàng theo luật định khi người có giấy bạc yêu cầu. Tuy
nhiên, lợi dụng nguyên tắc này mỗi nước lại có sự co giãn về mức độ đảm
bảo vàng khác nhau điều đó còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị
của mỗi nước.
- Nguyên tắc phát hành giấy bạc ngân hàng thông qua cơ chế tín dụng phải
được đảm bảo bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Do cơ chế này việc phát hành
giấy bạc không nhất thiết phải có vàng đảm bảo mà phát hành thông qua cơ
chế tín dụng ngắn hạn, trên cơ sở có đảm bảo bằng giá trị hàng hóa công tác
dịch vụ thể hiện trên kỳ phiếu thương mại và các chứng từ nợ khác có khả
năng hoán chuyển thành tiền theo luật định. Đó là tín dụng của NHTW được
thực hiện bằng phương thức tái cấp vốn với các NHTM.
Như vậy, NHTW không chỉ độc quyền phát hành tiền mà còn quản lý và
điều tiết lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tiền tê, đảm bảo giá trị
đối nội và giá trị đối ngoại của đồng bản tệ.
1.2.2 NHTW là ngân hàng của các ngân hàng: NHTW thực hiện một số
nghiệp vụ sau đây:
Mở tài khoản tiền gửi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho các ngân hàng và
các tổ chức tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng và các
tổ chức tín dụng đều phải mở tài khoản tiền gửi vào NHTW, gồm có hai loại sau:
- Tiền gửi thanh toán: đây là khoản tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW
nhằm bảo đảm nhu cầu chi trả trong thanh toán giữa các ngân hàng và cho
khách hàng.
- Tiền dự trữ bắt buộc: khoản tiền này áp dụng đối với các ngân hàng và các
tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của công chúng. Mức tiền dự trữ này
được NHTW quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi
của khách hàng.

Cho vay đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng:
- NHTW cấp tín dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm
cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất
định. Mặt khác, thông qua việc cấp vốn và lãi suất tín dụng để điều tiết
lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.
- Trong quá trình hoạt động của mình, các NHTM và tổ chức tín dụng sử dụng
vốn tập trung, huy động được để cho vay đối với nền kinh tế. Như vậy, về
thực chất là NHTW thực hiện cung ứng tiền tệ theo nhu cầu đòi hỏi của nền
kinh tế, thông qua việc tái cấp vốn cho các NHTM và các tổ chức tín dụng
bằng nghiệp vụ chiết khấu hoặc tái chiết khấu.
NHTW còn là trung tâm thanh toán của hệ thống ngân hàng và các tổ
chức tín dụng. Với trung tâm này, NHTW thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như
sau:
- Thanh toán từng lần: mỗi khi có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng gửi các
chứng từ thanh toán đến NHTW, yêu cầu trích tiền của mình để trả cho ngân
hàng hưởng thụ.
- Thanh toán bù trừ: NHTW là trung tâm tổ chức thanh toán bù trừ giữa các
ngân hàng, kể cả kho bạc Nhà nước. Việc thanh toán được dựa trên cơ sở
trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ
của các ngân hàng hoặc thực hiện bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư
cuối cùng được thanh toán bằn cách trích tài khoản của người phải trả nợ
NHTW.
1.2.3 NHTW là ngân hàng của Nhà nước
Nói chung, NHTW là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, được thành lập và
hoạt động theo pháp luật. NHTW vừa thực hiện chức năng quản lý về mặt Nhà
nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, vừa thực hiện chức năng là ngân
hàng của Nhà nước. Ở đây, NHTW thực hiện các nghiệp vụ chính sau:
- NHTW là cơ quan quản lý về mặt Nhà các hoạt động của cả hệ thống
ngân hàng bằng pháp luật:
 Xem xét, cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho các ngân hàng và các tổ

chức tín dụng.
 Kiểm tra tín dụng thông qua cơ chế tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
 Quy định về các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn trong quá trình hoạt
động cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
 Thanh tra và kiểm soát các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Áp
dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật, nhằm đảm bảo cho cả
hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả.
 Quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đối với các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng trong các trường hợp vi phạm nghiên trọng pháp luật hoặc mất
khả năng thanh toán.
- NHTW có trách nhiệm đối với kho bạc Nhà nước.
 Mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi của kho bạc Nhà nước.
 Tổ chức thanh toán cho kho bạc Nhà nước trong quan hệ thanh toán với các
ngân hàng.
 Làm đại lý cho kho bạc Nhà nước trong một sổ nghiệp vụ.
 Bảo quản, dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá.
 Cho NSNN vay khi cần thiết…
- NHTW thay mặt cho Nhà nước trong quan hệ với nước ngoài trên lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
 Ký kết các hiệp định về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng với nước ngoài.
 Đại diện cho Nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế mà nước đó là thành
viên như IMF, WB, ADB…
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU TIẾT
LƯU THÔNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
Nghị định số 40/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Về nghiệp vụ phát hành tiền;
bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng
Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Chính phủ ban hành Nghị định về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển
tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng
và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi,
thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại (sau đây gọi tắt là tiền); bảo quản, vận
chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức
tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ
phát hành tiền.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Cơ sở in, đúc tiền; Kho bạc Nhà nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
khác.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tiền mặt” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
2. “Tiền mới chưa phát hành” là các loại tiền giấy, tiền kim loại đã được in, đúc và
dự trữ tại các kho tiền của Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa được phép phát hành
vào lưu thông.
3. “Tiền đình chỉ lưu hành” là các loại tiền giấy, tiền kim loại không còn giá trị lưu
hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. “Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân
hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
5. “Tài sản quý” bao gồm: Vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại
tài sản quý khác.

6. “Cơ sở in, đúc tiền” là tổ chức có hoạt động in, đúc tiền trong và ngoài nước
thực hiện việc thiết kế, chế bản và in, đúc tiền theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà
nước.
I. Những vấn đề chung liên quan tới việc phát hành tiền
1.1 In, đúc, phát hành tiền
1.1.1 In, đúc tiền
Điều 4. In, đúc tiền đang lưu hành và in, đúc tiền mới chưa phát hành
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế,
nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc
thêm.
2. Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự án in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành
để bổ sung, thay thế tiền trong lưu thông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự
án phải bao gồm thiết kế mẫu về mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa
văn và các đặc điểm khác của các loại tiền mới này.
Điều 5. Thiết kế mẫu tiền
1. NHNN tổ chức việc thiết kế mẫu tiền bảo đảm có tính thẩm mỹ cao, dễ nhận
biết, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với xu hướng thiết kế mẫu tiền trên
thế giới.
2. Việc thiết kế mẫu tiền phải phù hợp với vật liệu in, đúc, công nghệ chế bản và
in, đúc tiền; bảo đảm độ bền, khả năng chống giả cao; thuận tiện cho việc sử dụng,
bảo quản và xử lý tiền.
3. NHNN là chủ sở hữu quyền tác giả đối với mẫu thiết kế các loại tiền đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt. Họa sĩ trực tiếp sáng tác mẫu tiền đã được phê duyệt
được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả và được hưởng thù lao theo quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Điều 6. Chế bản in, đúc tiền
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện chế bản in, đúc các loại tiền, bảo đảm
các yêu cầu sau:
a) Thể hiện đúng, đầy đủ nội dung thiết kế mẫu tiền đã được phê duyệt;

b) Đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật mỗi loại tiền.
2. Thống đốc NHNN quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền nhằm
tăng cường khả năng chống giả.
Điều 7. Tổ chức và quản lý việc in, đúc tiền
NHNN tổ chức việc in, đúc tiền theo nguyên tắc:
1. Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa NHNN và các cơ sở in, đúc
tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống
đốc NHNN quy định.
2. NHNN thực hiện kiểm tra chất lượng các loại tiền trước khi cơ sở in, đúc tiền
giao cho NHNN
3. Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước
ngoài, NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. NHNN hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc; hướng dẫn và
giám sát các cơ sở in, đúc tiền thực hiện tiêu hủy các loại giấy in tiền hỏng, sản
phẩm in, đúc hỏng.
Điều 8. Thực hiện in, đúc tiền
1. Cơ sở in, đúc tiền chuẩn bị và chịu trách nhiệm quản lý an toàn các loại thiết bị,
vật tư, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng.
2. Cơ sở in, đúc tiền trong nước xây dựng quy trình công nghệ in, đúc tiền trình
Thống đốc NHNN phê duyệt.
3. Cơ sở in, đúc tiền trình Thống đốc NHNN phê duyệt mẫu in, đúc thử; bản in
gốc, khuôn đúc gốc trước khi tổ chức in, đúc chính thức.
4. Cơ sở in, đúc tiền bảo đảm số lượng, chất lượng tiền in, đúc ổn định theo các
tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền đã được Thống đốc NHNN phê duyệt.
5. Cơ sở in, đúc tiền không được sử dụng vật tư chuyên dùng in, đúc tiền Việt Nam
để sản xuất các sản phẩm khác nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của
NHNN
6. Cơ sở in, đúc tiền bảo đảm bí mật các thông tin liên quan đến in, đúc tiền theo
quy định.
1.1.2 Phát hành tiền

Điều 9. Quản lý Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành
1. NHNN lập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống
NHNN
a) Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.
b) Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở giao dịch NHNN và các
kho tiền NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.
2. Nguồn hình thành Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành:
a) Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:
- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;
- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành.
b) Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:
- Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành;
- Tiền thu từ lưu thông.
Điều 10. Công bố phát hành loại tiền mới
1. Căn cứ nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế và yêu cầu ổn định tiền tệ, Thống đốc
NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phát hành các loại tiền mới, bao
gồm các nội dung:
a) Mệnh giá các loại tiền mới phát hành;
b) Thời điểm và hình thức phát hành tiền mới.
2. NHNN tổ chức thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về:
a) Chủ trương của Chính phủ về phát hành các loại tiền mới;
b) Hình thức, thời gian phát hành các loại tiền mới;
c) Mệnh giá, kích thước, trọng lượng và các đặc điểm khác của từng loại tiền mới.
Điều 11. Phát hành tiền
1. NHNN thực hiện phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông
qua hoạt động thu, chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của NHNN.
2. NHNN bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài và KHBN trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại NHNN
Có thể tóm tắt việc phát hành tiền theo sơ đồ sau đây:

QUỸ DỰ TRỮ PHÁT HÀNH TW
QUỸ DỰ TRỮ PHÁT HÀNH CHI NHÁNH (Chi kho)
QUỸ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH (Qũy nghiệp vụ)
QUỸ TIỀN MẶT CỦA HỆ THỐNG NHTM
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TIỀN MẶT ĐANG LƯU HÀNH
- Quỹ dự trữ phát hành là nơi dự trữ các loại tiền đặt tại các kho tiền trung ương và
kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Về mặt danh nghĩa, quỹ dự trữ phát
hành chưa nằm trong cân đối tài sản, là tiền nằm ngoài lưu thông, việc xuất quỹ dự
trữ phát hành cần được kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt.
- Quỹ nghiệp vụ phát hành là quỹ tiền mặt để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiền mặt
của nền kinh tế - xã hội thông qua hệ thống ngân hàng trung gian và hệ thống
KBNN. Việc xuất quỹ nghiệp vụ phát hành sẽ làm gia tăng trực tiếp lượng tiền mặt
cung ứng cho nền kinh tế. Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý và bảo quản tại
sở giao dịch NHNN, tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và được định mức
tồn quỹ, nếu tồn quỹ thực tế thấp hơn định mức thì tùy theo tình hình thực tế mà xử
lý cho phù hợp. Về mặt lý thuyết, tiền từ quỹ dự trữ phát hành sẽ được xuất ra để
nhập vào quỹ nghiệp vụ phát hành. Trường hợp ngược lại tồn quỹ nghiệp vụ phát
hành lớn hơn định mức thì nhập vào quỹ dự trữ phát hành số chênh lệch thừa.
Điều 12. Tuyển chọn, phân loại tiền
1. NHNN tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, KBNN chịu trách
nhiệm tổ chức tuyển chọn, phân lọai, xử lý tiền.
2. NHNN hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển chọn, phân loại, xử lý tiền.
1.2 Bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá
Điều 13. Nguyên tắc bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá
1. Tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống NHNN, tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo quản trong kho tiền; được phân loại, kiểm
đếm, đóng gói, niêm phong và được sắp xếp riêng ở từng khu vực trong kho tiền.
2. Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày.
Điều 14. Trách nhiệm bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá

1. Cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm bảo quản an toàn tiền mới in, đúc chưa giao
cho NHNN.
2. NHNN chịu trách nhiệm bảo quản các loại tiền mới chưa phát hành, tiền đang
lưu hành (bao gồm cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông), tiền đình chỉ lưu hành,
tài sản quý và giấy tờ có giá trong phạm vi quản lý của NHNN.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm bảo quản
tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.
4. NHNN hướng dẫn, kiểm tra việc bảo quản tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá.
Điều 15. Xây dựng và quản lý kho tiền
1. NHNN ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền, chế độ quản lý kho tiền trong hệ
thống NHNN, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. NHNN xây dựng các kho tiền trung ương và các kho tiền NHNN chi nhánh tỉnh,
thành phố để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.
3. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng hệ thống kho
tiền để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.
Xây dựng mô hình hệ thống ngân hàng để quản lý và kiểm soát việc đưa tiền
vào lưu thông.
Tiền được đưa vào lưu thông nhờ vào các DNTM đưa đến sự cần phải xây dựng
một mô hình hệ thống ngân hàng để quản lý và kiểm soát việc đưa tiền vào lưu
thông của các DNTM.
Hệ thống ngân hàng được xây dựng là hệ thống ngân hàng 3 cấp:
- Cấp I : là NHTW, thực hiện chức năng phát hành tiền để cung cấp tiền tệ cho các
nhu cầu hoạt động giao dịch, trao đổi, mua bán của nền kinh tế. NHTW độc quyền
phát hành, bao gồm giấy bạc ngân hàng, tiền đúc và cả bút tệ. NHTW không giao
việc phát hành bút tệ cho các NHTM mà NHTW phải độc quyền phát hành để
thống nhất kiểm soát tổng khối lượng tiền được phát hành để đưa vào lưu thông.
Nguyên tắc phát hành : Ngân hàng phát hành tiền không trên cơ sở dự trữ vàng mà
phát hành qua việc cho nền kinh tế vay trên cơ sở vật tư hàng hoá hiện có được
trong nền kinh tế. NHTW phát hành tiền căn cứ vào nhu cầu vay của các NHTM
Khối lượng tiền được phát hành này sẽ được NHTW cung cấp cho nền kinh tế

thông qua hoạt động cung cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM, NHTW sẽ đáp
ứng đầy đủ nhu cầu vay của các NHTM. NHTW chỉ được cho các NHTM vay,
không được quyền cho bất cứ một tổ chức kinh tế hay cá nhân nào khác được vay.
NHTW phải đảm bảo đuợc nguyên tắc này trong suốt quá trình hoạt động của
mình.
NHTW không còn chức năng là ngân hàng của các ngân hàng trong việc là“người
cho vay cuối cùng” đối với các ngân hàng. NHTW chỉ tạo ra khả năng thanh toán
cho nền kinh tế thông qua việc cung cấp tín dụng cho NHTM, và chỉ riêng NHTM
mới có được đặc quyền này nhằm để luôn đạt được sự cân đối chung về Tiền-
Hàng trong toàn bộ nền kinh tế. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác phải tự
tạo ra khả năng thanh toán cho chính mình. NHTW không thể cung cấp tín dụng
cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng này được, và vì vậy NHTW cũng không thể
cấp tín dụng cho Chính phủ, không thể ứng tiền cho ngân sách vay được, do phải
đảm bảo được sự cân đối chung về Tiền- Hàng trong toàn bộ nền kinh tế.
- Cấp II : là NHTM, có chức năng đưa tiền (tiền nhận được từ NHTW) vào lưu
thông trong xã hội thông qua việc cho các DNTM vay để dùng vào mục đích mua
bán trong nước. NHTM chỉ đuợc quyền cho các DNTM vay kinh doanh mua bán
nôi đia, ngoài ra không được quyền cho bất cứ tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào
khác đuợc vay, không cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu, không phục vụ cho
ngoại thương.
Nguồn tiền mà NHTM có được hoàn toàn là do vay từ nguồn tiền phát hành của
NHTW, nên NHTM sẽ cho các DNTM vay đầy đủ theo nhu cầu của các DNTM để
đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tiền tệ cho sự hoạt động giao dịch, trao đổi,
mua bán của nền kinh tế.
Các khoản cho vay phải đảm bảo trả được nợ vay và phải đảm bảo sử dụng đúng
mục đích vốn vay, chỉ được sử dụng cho mục đích mua bán trong nước, không
được sử dụng cho bất cứ một mục đích nào khác. NHTM sẽ quản lý và kiểm soát
việc sử dụng những đồng tiền vay được này của các DNTM đã được trình bày ở
trên.
- Cấp III : là các Ngân hàng Tiết kiệm và Đầu tư Phát triển (NHTK & ĐTPT), và

các tổ chức tín dụng khác của nền kinh tế.
NHTK & ĐTPT và các tổ chức tín dụng này có chức năng thu hút tiền đã được đưa
vào lưu thông (từ các DNTM), tập trung nguồn tiền tạm thời chưa sử dụng đến của
xã hội lại để cho vay đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ bản, kinh doanh dịch
vụ, xuất nhập khẩu,… và các hoạt động khác của nền kinh tế (ngoài mục đích kinh
doanh mua bán nội địa).
* Các loại hình NHTK & ĐTPT :
Được xếp vào loại NHTK & ĐTPT này gồm có các loại hình ngân hàng sau:
- Ngân hàng Nông nghiệp: là ngân hàng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Ngân hàng Công nghiệp: là ngân hàng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện và
dịch vụ (không bao gồm thương mại).
- Ngân hàng Ngoại thương: là ngân hàng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
ngân hàng, là ngân hàng ngoại thương chuyên nghiệp.
- Ngân hàng cổ phần: là ngân hàng được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần,
cổ đông của ngân hàng gồm nhiều thế nhân và pháp nhân.
- Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn đóng góp của một
bên là NHTK & ĐTPT của Việt Nam và một bên là ngân hàng nước ngoài.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là cơ sở của ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Ngân hàng Đầu tư & Phát triển : là ngân hàng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch
vụ ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
- Công ty Tài chính: là tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ thuộc Nhà nước hoặc cổ
phần.
- Hợp tác xã tín dụng: là tổ chức tín dụng thuộc quyền sở hữu tập thể, nguồn vốn
do xã viên đóng góp.
Theo mô hình hệ thống ngân hàng 3 cấp này, hệ thống ngân hàng này sẽ không còn
có khả năng tạo tiền thông qua hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt như trước
đây, hiện nay nữa. Do vòng quay của đồng tiền đã bị kiểm soát, vì vậy nó không

còn được tự do lưu thông tạo thành một hệ thống khép kín để tạo tiền như hệ thống
ngân hàng trước đây, hiện nay.
1.3 Vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá
Điều 16. Phạm vi, trách nhiệm tổ chức vận chuyển
1. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền, tài sản quý và
giấy tờ có giá:
a) Từ các cơ sở in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về các kho tiền trung ương
và ngược lại;
b) Giữa các kho tiền trung ương;
c) Giữa các kho tiền trung ương với các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố.
d) Giữa các kho tiền NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức vận
chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá thuộc tài sản do mình quản lý, giữa các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với nhau và giữa tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài với NHNN.
Điều 17. Nguyên tắc vận chuyển
Việc vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống NHNN, tổ chức
tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm các nguyên tắc:
1. Phải có lệnh điều chuyển của cấp có thẩm quyền.
2. Vận chuyển bằng xe chuyên dùng hoặc phương tiện vận chuyển khác bảo đảm
an toàn.
3. Bố trí đủ nhân lực áp tải, bảo vệ trong các chuyến vận chuyển.
4. Giữ bí mật kế hoạch và quá trình vận chuyển.
5. Tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá khi vận chuyển phải được đóng gói, niêm
phong và được bảo quản an toàn.
Điều 18. Vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá
1. NHNN thành lập các đội xe làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ
có giá thuộc phạm vi mình quản lý và được trang bị xe chuyên dùng, các phương
tiện kỹ thuật cần thiết.

2. NHNN quy định tiêu chuẩn kỹ thuật xe chuyên dùng, phương tiện kỹ thuật
chuyên dùng; hướng dẫn, kiểm tra việc vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá
trong hệ thống NHNN, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 19. Bảo vệ việc vận chuyển
1. Bộ Công an tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn các chuyến vận chuyển tiền, tài
sản quý và giấy tờ có giá của NHNN.
2. Các trạm kiểm soát, các đội tuần tra cơ động thuộc các lực lượng bảo vệ pháp
luật không được khám xét dọc đường đối với xe và các phương tiện vận chuyển
chuyên dùng đang làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của
NHNN, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Các phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của
NHNN nước được ưu tiên đi trong giờ cao điểm, qua các cầu, phà và vào các
đường cấm.
4. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với NHNN, tổ chức tín dụng và chi nhánh
ngân hàng nước ngoài xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trong các chuyến vận
chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
1.4 Thu hồi, thay thế và tiên hủy tiền
1.4.1 Thu hồi, thay thế tiền
Điều 20. Thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1. NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN tổ chức việc
thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của NHNN.
2. NHNN quy định tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; thu, đổi các loại
tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy
định này.
Điều 21. Thu hồi, thay thế tiền
1. Công bố thu hồi và thay thế tiền
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đình chỉ lưu hành và thay thế các loại tiền
trong lưu thông. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, NHNN thông báo
trên các phương tiện thông tin đại chúng về:

a) Chủ trương của Chính phủ về đình chỉ lưu hành và thu hồi tiền đình chỉ lưu
hành từ lưu thông; thay thế một phần hay toàn bộ các loại tiền đang lưu hành.
b) Hình thức, thủ tục, thời hạn thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành.
2. Thu hồi, thay thế tiền
a) NHNN tổ chức thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành theo quy định.
b) Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương
trong thời hạn do NHNN quy định.
c) Việc phát hành các loại tiền khác thay thế thực hiện theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
1.4.2 Tiêu hủy tiền
Điều 22. Tiền tiêu hủy
Tiền tiêu hủy bao gồm:
1. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
2. Tiền đình chỉ lưu hành.
Điều 23. Tổ chức và quản lý tiêu hủy tiền
1. Sau khi tiêu hủy, tiền tiêu hủy phải bảo đảm không thể khôi phục để sử dụng lại
như
tiền.
2. Việc tiêu hủy tiền phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, bảo đảm bí mật nhà nước.
3. NHNN tổ chức và hướng dẫn việc tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền; tổ chức
hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng, chủng loại tiền tiêu hủy.
Điều 24. Hạch toán tiền bán phế liệu
Tiền thu từ bán phế liệu tiêu hủy tiền được hạch toán vào khoản thu nghiệp vụ của
NHNN.
1.5 Chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu
hủy tiền
Điều 25. Chi phí thường xuyên
Chi phí thường xuyên hàng năm cho việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành,
thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền được thực hiện và quản lý theo Luật NSNN và
chế độ tài chính của NHNN.

Điều 26. Chi phí in, đúc tiền mới
Chi phí liên quan đến việc in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành được hạch toán
riêng theo dự án được Chính phủ phê duyệt. Thống đốc NHNN quản lý, kiểm tra
theo chế độ bảo mật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung các khoản chi,
đồng gửi Bộ Tài chính.
1.6 Trách nhiệm của NHNN và các cơ quan liên quan
Điều 27. Trách nhiệm của NHNN
1. Tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, phát hành, thu hồi, thay thế, phân loại và
tiêu hủy tiền; bảo quản, vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ
thống NHNN.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn các hành vi bị
nghiêm cấm quy định tại Điều 23 của Luật NHNN Việt Nam.
3. Hướng dẫn về chế độ điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN, giao dịch tiền
mặt, dịch vụ ngân quỹ, chế độ kế toán, thống kê phù hợp với quy định của pháp
luật về kế toán, thống kê.
Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu hủy tiền của NHNN.
2. Kiểm tra hệ thống KBNN thực hiện những quy định có liên quan tại Nghị định
này.
Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động của NHNN về nghiệp vụ phát hành tiền,
bảo quản, vận chuyển tài sản quý, giấy tờ có giá và bảo vệ kho tiền NHNN, kho
tiền của các cơ sở in, đúc tiền.
2. Chỉ đạo công an các cấp chủ trì và phối hợp với NHNN điều tra, xử lý đối với
các hành vi hủy hoại tiền; làm, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
3. Tổ chức giám định đối với hiện vật nghi là tiền giả, tiền bị hủy hoại khi được
yêu cầu.
Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ an toàn kho tiền và các chuyến
vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá của NHNN, tổ chức tín dụng và chi

nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
2. Chỉ đạo các ngành chuyên môn tuyên truyền, vận động nhân dân có ý thức giữ
gìn, bảo vệ đồng tiền Việt Nam; chống hành vi hủy hoại tiền; làm, vận chuyển,
tàng trữ, lưu hành tiền giả.
1.7 Điều khoản thi hành
Điều 31. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2012.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm
1998 của Chính phủ về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giấy, tiền
kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân
hàng và Nghị định số 87/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ
về phát hành, thu hồi và thay thế tiền giấy, tiền kim loại.
Điều 32. Trách nhiệm thi hành
1. Thống đốc NHNN, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi
hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này.
1.8 Tiền mẫu, tiền lưu niệm
1.8.1 Tiền mẫu
Tiền mẫu là đồng tiền chính thức của một nước, một nhóm nước có them cụm từ
“TIỀN MẪU” hoặc cum từ “SPECIMEN” NHNN có thể bán tiền mẫu cho các tôt
chức, cá nhân trong và ngài nước nếu có nhu cầu để hoàn thành bộ sưu tập tiền,
hoặc lưu niệm… được sử dụng làm chuẩn để đối chứng trong nghiệp vụ phát hành
tiền và không có giá trị trong lưu thông.
1.8.2 Tiền lưu niệm
- Tiền lưu niệm là đồng tiền giấy hoặc tiền kim loại được phát hành cho mục đích
sưu tập, lưu niệm, dự trữ hoặc những mục đích khác. Đây là đồng tiền có ý nghĩa
tượng trưng, không có giá trị làm phương tiện thanh toán.

- Tiền lưu niệm được thiết kế theo mẫu riêng để tránh nhầm lẫn với tiền lưu hành,
tiền lưu niệm có thể có mệnh giá rất lớn hoặc tiền bằng kim loại quý (vàng, bạch
kim…), cũng có thể là tiền giấy bình thường.
II. Nguyên tắc phát hành tiền
Phát hành tiền là một trong những chức năng và nhiệm vụ cực kỳ quan trọng
của NHTW. Phát hành tiền không chỉ thuần túy là đưa tiền vào lưu thông,
cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế, mà phát hành tiền còn có ý nghĩa lớn lao
hơn là qua phát hành tiền góp phần giữ gìn sự ổn định và góp phần tăng
trưởng kinh tế, ổn định tình hình tài chính tiền tệ của đất nước. Chính vì ý
nghĩa lớn lao đó mà việc phát hành tiền phải tuân thủ các nguyên tắc:
1 Nguyên tắc cân đối
Cân đối theo nghĩa rộng là khối lượng tiền mặt phát hành ra phải cân đối nhu cầu
nền kinh tế. Nếu phát hành nhiều hơn nhu cầu sẽ gây mất giá đông tiền, làm cho
lạm phát sẽ có cơ hội gia tăng, ngược lại sẽ có nguy cơ “thiếu tiền”, thiếu phương
tiện sẽ làm cho sản xuất và lưu thông hàng hóa bị ngưng trệ, đình đốn. Đây là điều
rất nguy hại cho nền kinh tế xã hội.
Cân đối theo phát hành tiền được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
- Đó là sự cân đối hợp lý giữa tốc đọ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng tiền
tệ.
-Cân đối giữa tiền (T) và hàng (H). là một cân đối lớn trong nền kinh tế. giữ vững
quan hệ cân đối tiền- hàng là giữ vững giữa quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu
dùng, sản xuất với lưu thông.
Cân đối cơ cấu va loại tiền trong lưu thông để tạo thuận tiện trong việc giao dịch
và thanh toán.
2. Nguyên tắc bảo đảm
Tiền giấy phát hành vào lưu thông phải được bảo đảm bằng giá trị vật chất, nhờ đó
sức mua tiền giấy mới được ổn định, việc bảo đảm cho tiền giấy phát hành có thể
được thực hiện bằng nhiều cơ chế.
Việc phát hành tiền, tùy theo từng giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế- xã hội
mà được đảm bảo bằng các hình thức sau:

2.1 Bảo đảm bằng vàng
Bảo đảm bằng vàng là cơ chế bảo đảm cho tiền giấy đã được nhiều nước áp dụng
cho thời kì bản vị vàng (1792-1913) và trong thời kì bản vị hối đoái vàng từ sau
thế chiến thứ nhất. Đảm bảo bằng vàng là cơ chế bảo đảm truyền thống áp dụng từ
thế kỉ XVIII. Đến nay, trong thời đại của tiền giấy pháp định, bảo đảm bằng vàng
hầu như không còn áp dụng nữa.
Tiền giấy phát hành trong thời kì này ( từ tháng 12/1971 trở về trước) đều quy định
phải có vàng bảo đảm.
VD: ở Mỹ trước 1913 tiền giấy ( USD giấy ) được bảo đảm 100% vàng.
1913- 1934 bảo đảm 40% vàng.
1934- 12/1791 bảo đảm 20% vàng.
Nhiều nước tư bản phát triển đều quy định tỷ lệ đảm bảo bằng vàng cho tiền giấy
phát hành. Đảm bảo bằng vàng còn được hiểu là sự chuyển đổi bình thường giữa
tiền giấy và vàng. Với cơ chế đảm bảo này, tiền giấy phát hành ra rất ổn định và
lưu thông thuận lợi. Cơ chế đảm bảo bằng vàng chấm dứt cùng với sự sụp đổ của
chế độ tiền tệ Bretton Woods vào năm 1971.
2.2 Đảm bảo bằng tín dụng - hàng hóa
Đây là cơ chế đảm bảo phù hợp với hệ thống tiền tệ hiện đại và tỏ ra thích hợp với
nền kinh tế thị trường phát triển. Theo cơ chế này, đảm bảo bằng tín dụng nghĩa là
tiền giấy được phát hành để cho vay với hệ thống NHTM trong nước các NHTM
sử dụng nguồn vốn này để cho vay đối với nền kinh tế. Đây là cơ chế được áp
dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay.
Trong điều kiện hệ thống tiền tệ của thế giới và quốc gia dựa trên hệ thống tín tệ
pháp định- Fiat money, vàng không còn đóng vai trò cơ sở của hệ thông tiền tệ
thay vào đó là cơ chế đảm bảo bằng tín dụng hàng hóa.
Việc phát hành tiền qua con đường tín dụng là cơ sở đảm bảo đầu tiên cho tiền giấy
vì tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả. Phát hành tiền như vậy
sẽ làm cho NHTW kiểm soát được quá trình lưu thông của đồng tiền và đồng tiền
đó sẽ trở lại nơi xuất phát.
Phát hành qua con đường tín dụng đồng tiền sẽ được sử dụng vào quá trình sản

xuất lưu thông mà kết quả tất yếu sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm hành hóa dịch
vụ - đó chính là cơ sở bảo đảm chắc chắn và ổn định hơn cả. Chính vì vậy bảo đảm
bằng tín dụng hàng hóa là nội dung quan trọng trong công tác phát hành tiền của
NHTW.
2.3 Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ
Đây là cơ chế bảo đảm được áp dụng lần đầu ở Mỹ, bằng việc cho phép các ngân
hàng phát hành tiền để mua công trái nhà nước, cơ chế bảo đảm bằng trái phiếu
chính phủ sinh lời được coi là cơ chế thoáng và hiệu quả, vì nó cho phép tập trung
nguồn vốn để chính phủ đầu tư vào các công trình dự án thuộc cơ sở hạ tầng của
nền kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế xã hội mà không phải đi vay nước
ngoài hoặc vay của dân.
Trong thời kỳ thực hiện chế độ bản vị vàng, các đồng tiền giấy được phát hành, nói
chung đều được đảm bảo bằng vàng – tỷ lệ đảm bảo bằng vàng có thể lên đến
100% tùy theo luật pháp của mỗi nước. Về sau tỷ lệ đảm bảo bằng vàng ngày càng
giảm dần, một mặt khối lượng tiền giấy phát hành ngày càng gia tăng theo sự phát
triển của nền kinh tế hàng hóa, mặt khác việc phát hành tiền để bù đắp vào sự mất
cân đối của NSNN là một đòi hỏi có tính khách quan. Nhà nước có thể cho phép
các ngân hàng phát hành được sử dụng trái phiếu Chính phủ để làm đảm bảo cho
khối lượng tiền giấy phát hành.
Đảm bảo bằng trái phiếu Chính phủ thực chất là cho phép NHTW phát hành tiền
để cho Chính phủ vay vốn dưới hình thức NHTW mua trái phiếu Chính phủ theo
từng đợt phát hành. Việc này, để làm đảm bảo cho một bộ phận tiền giấy phát hành
vào lưu thông, có thể chấp nhận hoặc không được chấp nhận, tùy theo từng trường
phái, điều kiện cụ thể. Nếu tiền giấy được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ với
một mức độ hợp lý thì cũng sẽ phát huy được tác dụng tích cực, kế hoạch hành
động về kinh tế - xã hội, nếu Chính phủ cho vay tiền của NHTW thông qua việc
phát hành trái phiếu, thì cuối cùng cũng sẽ được sử dụng để tạo ra của cải vật chất
cho nền kinh tế.
2.4 Bảo đảm bằng ngoại tệ
Dừ trữ ngoại tệ có ý nghĩa không những đối với NHTW mà còn đối với hoạt động

tài chính đối ngoại của quốc gia NHTW của nhiều nước, với chính sách ngoại hối
tích cực đã dùng nhiều biện pháp để tăng cường dự trữ ngoại tệ như đồng: USD,
EUR, HKD, JPI vì vậy việc sử dụng vốn phát hành vì mục tiêu tăng dự trữ ngoại
tệ là điều có thể thực hiện được, đặc biệt là những nước có nguồn kiều hối lớn như:
Trung Quốc, Việt Nam.
3 Nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất
Phát hành tiền là chức năng quan trọng hàng đầu của NHTW. Thực hiện chức,
năng này có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội, do đó phải thực hiện
nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất trong công tác phát hành. Thực hiện
nguyên tắc này bắt đầu đòi hỏi từ khâu tính toán xác định khối lượng, tỷ lệ tiền
phát hành trong từng thời kỳ phải được cân nhắc cẩn thận và phải thông qua bởi cơ
quan có thẩm quyền, sau đó đến việc tổ chức thực hiện phải tuân thủ sự quyết định
có tính tập trung, nhằm đảm bảo khối lượng cơ cấu tiền trong thời kỳ diễn ra dự
báo. Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, chỉ tiêu dự báo chỉ
mang tính chất tương đối, NHTW cần phải căn cứ vào diễn biến trên thị trường để
nhằm phát hành tiền cho phù hợp, để vừa đảm bảo cung ứng đủ phương tiện lưu
thông, vừa không gây lạm phát để giữ vững và ổn định sức mua của đồng tiền.
III. Các kênh phát hành tiền
Phát hành tiền theo nghĩa rộng nhất là đưa tiền từ trong kho dự trữ vào lưu thông
để bổ sung lượng tiền mặt cung ứng cho nền kinh tế - xã hội. Thông qua nhiều con
đường khác nhau (các kênh) NHTW sẽ thực hiện việc phát hành tiền.
1. Phát hành tiền qua kênh tín dụng đối với hệ thống ngân hàng trung gian
(tín dụng cho nền kinh tế)
Hệ thống ngân hàng trung gian bao gồm NHTM và các tổ chức tín dụng phi
ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu thiếu vốn sẽ được NHTW
tiếp vốn dưới hình thức tái cấp vốn. Về mặt lý thuyết thì NHTW sẵn sàng sử
dụng vốn phát hành để tái cấp vốn cho ngân hàng trung gian. Trong trường hợp
xét thấy việc tái cấp vốn là cần thiết do nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế gia
tăng, NHTW sẽ thực hiện việc tái cấp vốn bằng nguồn vốn phát hành, đây chính
là kênh phát hành chủ yếu của NHTW.

Phát hành tiền qua kênh này có ưu điểm lớn:
- Đáp ứng nhu cầu của vốn tín dụng gia tăng để kích thích phát triển kinh tế.
- Vốn phát hành qua kênh này được điều tiết bởi hai công cụ là lãi suất và thời
hạn.
Với công cụ lãi suất, NHTW nắm vai trò chủ động vừa điều tiết khối lượng tiền
phát hành, vừa điều tiết nhu cầu vay vốn của hệ thống ngân hàng trung gian.
NHTW gia tăng lãi suất tái cấp vốn có nghĩa là NHTW muốn hạn chế tín dụng,
ngược lại NHTW cắt giảm lãi suất có nghĩa là muốn mở rộng tín dụng cho nền
kinh tế. Với công cụ thời hạn tín dụng (NHTW chỉ tái cấp vốn ngắn hạn) thì
vốn phát hành luôn được NHTW kiểm soát. Sự vận động của vốn phát hành
theo nguyên tắc hoàn trả, trường hợp này khiến cho NHTW hoàn toàn nắm
quyền kiểm soát.
Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 8-10%
Theo đánh giá của NHNN, nếu các giải pháp này phát huy hiệu quả, tín dụng toàn
hệ thống năm 2012 cũng không vượt quá mức tăng trưởng 8-10%; do vậy, không
thể gây áp lực tăng lạm phát từ phía tăng trưởng tín dụng được.
Tính chung, nếu các TCTD tăng trưởng theo đúng kế hoạch đã điều chỉnh, thì tăng
trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2012 cũng không vượt 15%, vẫn phù hợp với
mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đặt ra từ đầu năm và theo đó không
gây áp lực tăng lạm phát.
Tuy nhiên, việc các TCTD đạt được mức tăng trưởng theo đúng kế hoạch đã điều
chỉnh là hết sức khó khăn, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giải phóng hàng tồn
kho, mở rộng thị trường tiêu thụ, khơi thông dòng tiền, hỗ trợ các doanh nghiệp đủ
điều kiện vay vốn Theo đánh giá của NHNN, nếu các giải pháp này phát huy
hiệu quả, tín dụng toàn hệ thống năm 2012 cũng không vượt quá mức tăng trưởng
8-10%; do vậy, không thể gây áp lực tăng lạm phát từ phía tăng trưởng tín dụng
được.
Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn giảm so với dài hạn
Theo kỳ hạn, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn chiếm 54,44%, trung và dài hạn chiếm
45,56% trong khi tỷ lệ này từ năm 2011 về trước khoảng 70% và 30%. Như vậy đã

có sự dịch chuyển đáng kể từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài trong cơ cấu cho vay
của ngân hàng.
2.Phát hành tiền qua kênh tín dụng với chính phủ.
NHTW có thể sử dụng vốn phát hành để cho vay đối với Chính phủ nhưng không
phải là để bù đắp sự thiếu hụt của NSNN mà là để ứng vốn cho NSNN theo từng
đợt phát hành trái phiếu chính phủ. Nhờ việc ứng vốn này mà chính phủ có thể
thực hiện kịp thời các chương trình. Phát hành tiền qua kênh tín dụng cho Chính
phủ không phải là một kênh phát hành được khuyên dùng vì có thể gây ra hiệu ứng
lạm phát. Tuy nhiên, đứng trên lợi ích chung của toàn xã hội, NHTW có thể sử
dụng kênh phát hành này khi có yêu cầu.
Một khía cạnh quan trọng của mô hình tăng trưởng cũ là tăng trưởng dựa chủ yếu
vào đầu tư và đầu tư được tài trợ chủ yếu bằng vay nợ tín dụng ngân hàng, nhưng
hiệu quả ngày một thấp, dẫn tới các mất cân đối vĩ mô và vòng xoáy luẩn quẩn về
nới lỏng tiền tệ - tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng.
Biểu đồ: Tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP (%)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×