Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước hồ tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.77 KB, 11 trang )

Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất
ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của
phát triển đô thị tới các chức năng đó


Bùi Nguyên Phổ


Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường
Luận văn ThS. ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Thắng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Nghiên cứu hiện trạng các chức năng của hệ sinh thái (đất ngập nước)
ĐNN Hồ Tây. Xác định các đặc trưng của phát triển đô thị tại khu vực quận Tây Hồ.
Nghiên cứu cứu những ảnh hưởng của các hoạt động phát triển đô thị tới các chức
năng, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy
những mặt tích cực để việc sử dụng, khai thác Hồ Tây được hiệu quả và bền vững.

Keywords. Môi trường; Phát triển bền vững; Hệ sinh thái; Đất ngập nước; Phát triển
đô thị


Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế xã hội lớn nhất nước ta
(cùng với TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…). Hà Nội là thành phố của ao, hồ, sông
ngòi… với khoảng 20 hồ trong khu vực nội thành có diện tích mặt nước khoảng 765ha
(Hoàng Văn Thắng, Lê Diện Dực, 2010).


Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất với diện tích được xác định là 527,517ha (theo nghiên cứu của
Viện ST Tài nguyên và Sinh Vật, 2011.), dung tích nước khoảng 9triệu m
3
; một số ý kiến
khác cho rằng hiện nay diện tích của hồ Tây nhỏ hơn (ước đạt chỉ còn khoảng 517ha). Hồ
Tây được xem là một cảnh quan thiên nhiên đẹp và độc đáo ở ngay nội thành Hà Nội, đây là
địa danh gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sủ của thủ đô Hà Nội
nói riêng. Hồ là nơi tham quan du lịch của rất nhiều du khách thập phương trong và ngoài
nước. Bởi vậy, việc “Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây và những ảnh
hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó” để nhận thức được tầm quan trọng và có
thể đưa ra biện pháp nhằm duy trì, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái hồ, bảo
đảm chất lượng môi trường hồ ở mọi khía cạnh trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố Hà Nội là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hiện trạng các chức năng của hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây; xác định các đặc trưng của
phát triển đô thị tại khu vực quận Tây Hồ; và nghiên cứu cứu những ảnh hưởng của các hoạt
động phát triển đô thị tới các chức năng, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực, phát huy những mặt tích cực để việc sử dụng, khai thác hồ Tây được hiệu quả
và bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu vực hồ Tây và quận Tây Hồ - là khu vực có
vị trí và vai trò quan trọng của thành phố Hà Nội, trong đó đề tài tập trung vào hồ Tây và khu
vực xung quanh hồ Tây. Phạm vi về chuyên môn: Đề tài tập trung nghiên cứu đến các khía
cạnh sau: (1) - Chức năng ĐNN đô thị và (2) - Tác động/ảnh hưởng của phát triển đô thị lên
các chức năng của ĐNN.


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Hệ sinh thái đất ngập nước

Theo Công ước Ramsar, 1971: Đất ngập nước được định nghĩa như sau: “ĐNN được coi là
những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước, bất kể là tự nhiên hay nhân tạo,
những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước
ngọt, nước lợ hay nước mặn kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều
thấp” (Lê Diện Dực, Hoàng Văn Thắng, 2012).
ĐNN có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư, kể cả dân cư sinh sống
tại các đô thị. Hiện nay, khoảng 70% dân số thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung
quanh các thuỷ vực nước ngọt nội địa (Dugan, 1990). Đất ngập nước còn là nơi sinh sống của một
số lượng lớn các loài động vật và thực vật, trong đó có nhiều loài quí hiếm (Hoàng Văn Thắng, Lê
Diên Dực, 2006).
Các loại hình ĐNN Hà Nội: Gồm có đất ngập nước nội địa và đất ngập nước nhân tạo
Các chức năng/ giá trị của ĐNN: Theo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, 2005. Đánh giá
thiên niên kỷ HST có các dịch vụ/chức năng gồm: (1). Dịch vụ cung cấp: Cung cấp lương
thực – thực phẩm; cung cấp nước sạch, gỗ, sợi, củi đốt, khoáng sản và tài nguyên di truyền,
(2). Dịch vụ điều tiết: Điều tiết khí hậu, điều tiết lũ lụt, thiên tai và lọc sạch nguồn nước. (3).
Dịch vụ văn hóa: Giá trị thẩm mỹ, giá trị về tinh thần, giá trị về giáo dục và nghỉ dưỡng. (4).
Dịch vụ hỗ trợ: Gồm chu trình dinh dưỡng, hình thành đất và các sản phẩm sơ cấp.
1.1.2. Phát triển đô thị
(1) Là sự tập trung của dân số. (2) Là quá trình lan tỏa của văn hóa đô thị tới vùng nông thôn.
(3) Là quá trình di dân vào thành phố và hội nhập theo phong cách sống của thành phố. (4)
Là quá trình mà tỷ lệ người sống ở các khu đô thị ngày càng tăng. (5) Là quá trình phát triển
các khu đô thị… .
Tuy có nhiều các cách hiểu về phát triển đô thị và đô thị hóa nhưng ta có thể thống nhất với
định nghĩa sau: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống”. (Nguyễn
Thế Bá,1999 trong Phan Thị Hương Linh, 2008).
Như vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra là quá trình hình thành các yếu tố thúc đẩy xã hội phát
triển, các yếu tố đó bao gồm:
(1). Dân số đô thị tăng lên, các hoạt động, sinh sống của người dân chuyển sang lối sống
công nghiệp ở thành thị. (2). Tỷ lệ phi nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng

lên. (3). Đô thị hóa tạo ra động lục phát triển và tăng GDP. (4). Quá trình đô thị hóa là quá
trình nền văn minh đô thị được xác lập ngay trong lòng cộng đồng dân cư đô thị.
1.2. Các nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị trên thế giới
Phát triển đô thị và đô thị hóa bắt đầu ở phương tây, sau đó lan sang Mỹ những năm cuối thế
kỷ XIX và tới châu Á những năm 60 của thế kỷ XX. Trong thế kỷ XX, các nước phát triển đã
chuyển gần 80 - 90% dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú tại đô thị, số người sống trong đô
thị hiện nay đã tới 50% dân số của thế giới.
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển đô thị và đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng và
mạnh mẽ - ước tính tới năm 2030 sẽ có hơn 60% dân số toàn cầu sẽ sống ở đô thị (UN,
2010). Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong đó có các khu vực ĐNN là
rất cần thiết đối với dân cư đô thị. Chính vì vậy, vai trò của hệ sinh thái ĐNN đô thị đối với
sự phát triển bền vững của các đô thị ngày càng được coi trọng và được cộng đồng quốc tế
quan tâm nghiên cứu. Phát triển đô thị mà điển hình là quá trình đô thị hóa là hệ quả tất yếu
của của quá trình công nghiệp hóa, là xu thế chung của quá trình chuyển từ nền văn minh
nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Đây là một tiến trình phức tạp, bao gồm những
thay đổi cơ bản trong phân bố lưc lượng sản xuất, trong lối sống, văn hóa.
1.3. Nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
Từ việc là một nước cơ bản là nông nghiệp với số lao động trong nông nghiệp chiếm hơn
80% dân số, cho tới những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam vẫn còn là đất nước có tỷ lệ
đô thị hóa không cao (17 -18%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với việc tiến hành
công cuộc đổi mới, quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam đã và đang diễn ra mạnh mẽ và
nhanh chóng trên quy mô toàn quốc (năm 2007 tỷ lệ đô thị hóa đạt 27%; năm 2010 đạt 30%
và dự báo đến năm 2030 là 44% (UN, 2010). Sự phát triển đô thị này được thể hiện qua các
yếu tố như: dân số tại đô thị tăng lên nhanh chóng, hàng loạt cơ sở hạ tầng được hình thành
và xây dựng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động rõ rệt, sự gia tăng dân số tại các khu vực
trọng điểm miền Bắc, Trung và Nam (VD: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…).
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và tại Hà
Nội nói riêng còn có nhiều mặt tiêu cực có thể kể ra như:
(1) - Quá trình phát triển đô thị gây ra các vấn đề về xã hội (như tệ nạn xã hội, sức ép dân số,
nghề nghiệp…) và đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng ảnh hưởng tới sức

khỏe con người cũng như các loài sinh vật.
(2) - Phát triển đô thị và đô thị hóa của một vùng kéo theo sự thay đổi của kinh tế, xã hội và cả
chính trị của vùng đó.
(3) - Đô thị hóa và phát triển đô thị nhanh là nguyên nhân gây nên những biến đổi môi trường
và xã hội một cách sâu sắc.
(4) - Quá trình phát triển đô thị nhanh tạo ra những áp lực lên khả năng cung cấp năng lượng,
giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giao thông, vệ sinh môi trường (rác thải, nước thải, tài nguyên
thiên nhiên…) và an ninh. Ngoài ra việc dân số gia tăng cũng làm gia tăng sự ô nhiễm và thiếu
hụt các dịch vụ cơ bản như nhà ở, điện nước…và các nhu cầu khác.
Hà Nội là thành phố nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng sông Hồng và được mệnh danh là
thành phố của sông, hồ. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của
đất nước và để xứng đáng với đầu tầu kinh tế của vùng đồng bằng bắc bộ. Kinh tế của Hà Nội
đã có những thay đổi to lớn, tốc độ đô thị hóa của thành phố so với những tỉnh thành khác là rất
cao (20 - 30% vào năm 2010) và ước tính từ 55 - 60% vào năm 2020 (Ngô Thắng Lợi, 2010).
Với sự phát triển đô thị nhanh chóng thì bên cạnh những mặt tích cực đã thấy rõ thì cũng phát
sinh nhiều vấn đề tiêu cực như: sự di cư mạnh từ nông thôn ra thành thị gây nên áp lực về dân
số và phân bố dân số, sự phát triển hạ tầng đô thị gây sức ép lớn đến tài nguyên đất đai, nguồn
nước và các tài nguyên sinh học khác; sức ép về ô nhiễm môi trường và xử lý các vấn đề môi
trường phát sinh từ các hoạt động kinh tế, xã hội… . Các khu vực đất ngập nước (điển hình là
các ao hồ, sông ngòi) từ xa xưa đã gắn liền với sự phát triển của thành phố Hà Nội và là một bộ
phận quan trọng đối với cuộc sống của người dân của thủ đô. Trong bối cảnh phát triển đô thị
và xu thế đô thị hóa ngày càng nhanh chóng đang diễn ra hiện nay. Các vùng đất ngập nước của
Hà Nội đã và đang phải chịu những áp lực rất lớn mà điển hình là bị san lấp gây thu hẹp diện
tích để phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, đường xá; ngoài ra hầu hết các ao hồ tại thủ đô chỉ
có vai trò như là một nơi chứa nước thải, chất thải rắn… từ các hoạt động kinh tế xã hội. Các
chức năng của hệ sinh thái và vai trò của hệ sinh thái đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.4. Các nghiên cứu liên quan tới hồ Tây
Hồ Tây là hồ nằm ở phía Tây Bắc trong lòng nội thành TP. Hà Nội với diện tích khoảng 527ha
với độ sâu trung bình của hồ khoảng 1,6 - 2m. Trong quá trình phát triển đô thị mà đặc trưng là
đô thị hóa. Các hoạt động phát triển đô thị ngày càng diễn ra nhanh chóng và khu vực hồ Tây

cũng không phải là một ngoại lệ. Việc phát triển đô thị mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển
cũng như cải thiện đời sống của người dân, tuy nhiên phát triển đô thị tại khu vực thành phố Hà
Nội nói chung và hồ Tây nói riêng cũng đã và đang tạo ra những sức ép đáng kể lên đất ngập
nước hồ Tây, những sức ép đó là ô nhiễm môi trường, mất nơi sinh sống của sinh vật, thu hẹp
diện tích, suy giảm các chức năng hệ sinh thái… . Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ vô cung
nguy cấp về các vấn đề liên quan tới môi trường.


CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khu vực hồ Tây thuộc địa bàn quận Tây Hồ trong đó
tập trung chủ yếu vào khu vực mặt nước và khu vực xung quanh hồ Tây.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 4 ÷ 12/2012. Các số liệu, thông tin
trong đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian những năm gần đây.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Gồm có phương pháp kế thừa tài liệu, pương pháp khảo sát thực địa, phương pháp điều tra,
phỏng vấn, phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp trình bày số liệu.


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
3.1.1.Điều kiện tự nhiên của Hồ Tây
a. Vị trí địa lý và diện tích của Hồ Tây
Số liệu gần đây nhất theo đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ
sinh thái lòng hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý
hồ Tây” của BQL Hồ Tây thì diện tích của hồ là 527,517ha. Hồ Tây là hồ tự nhiên có chiều
dài gần 3 km, rộng từ 1 - 2km, độ sâu trung bình đạt từ 2 - 3m, trong đó phần hồ tại phía Tây

Bắc có diện tích nhỏ hơn phần hồ phía Đông Nam.
b. Đặc điểm khí hậu thủy văn
Hồ Tây nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ không khí ven hồ
nhìn chung thấp hơn các khu vực khác trong thành phố. Độ ẩm không khí trung bình tháng
dao động từ 80 -90 % và biến động theo mùa.
Hướng gió thịnh nhành ở giữa hồ trong mùa đông là Bắc và Đông Bắc, mùa hè là Đông và
Đông Nam. Tốc độ gió ở giữa hồ dao động từ 1,7 – 7m/s và đạt giá trị cực đại là là 7,3 –
12m/s.
Vào mùa mưa (Từ T5 - T10) tổng lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm.
Dung tích Hồ Tây ước tính khoảng 8,44 - 9triệu m
3
. Bên cạnh lượng nước mưa, Hồ Tây còn
tiếp nhận nước thải từ các vùng lưu vực qua các cống xả (xung quanh hồ Tây là 8 cống thoát
nước) .
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số và mật độ dân số
Theo số liệu được công bố trong niên giám thống kê Hà Nội năm 2011, dân số quận Tây Hồ
năm 2011 là 141.200 người, trong đó dân số nữ (72.200 người) là lớn hơn dân số nam
(69.000 người), mật độ 5.968 người/km
2
.
b. Điều kiện kinh tế
Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng "Dịch vụ - Công nghiệp - Nông
nghiệp”.
c. Công tác giáo dục - đào tạo và y tế
Tại các cấp học, bậc học, tỷ lệ tốt nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. 100% giáo
viên đạt yêu cầu chuẩn hoá. Đã có 11 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có
hai phường là Quảng An và Phú Thượng đạt chuẩn giáo dục quốc gia ở cả 3 cấp học.
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế
được đầu tư về cơ sở vật chất, đã có 8/8 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các vấn đề chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được quan tâm và
thực hiện một cách hiệu quả
d. Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh
Tây Hồ là vùng đất cổ có 62 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 31 di tích được xếp hạng di
tích quốc gia như: chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Ức
Niên, chùa Kim Liên Đây là những di tích lịch sử đẹp và rất có giá trị trong lịch sử.
Ngoài ra, quận Tây Hồ còn có cả vùng cảnh quan Hồ Tây - một hồ nước ngọt lớn nhất của thủ
đô Hà Nội, với phạm vi rộng lớn và được coi “lá phổi của Thành phố”; hồ Quảng Bá và công
viên nước Hồ Tây.
e. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng tại khu vực hồ Tây là khá hoàn thiện.
3.2. Hiện trạng môi trƣờng và đặc điểm hệ sinh thái Hồ Tây
3.2.1. Hiện trạng môi trường Hồ Tây
a. Các thông số thuỷ lý
Nhiệt độ nước ở Hồ Tây dao động từ 25 – , Độ pH dao động từ 6,9 - 9,8 và cao nhất ở những
tháng mùa mưa (tháng 8). Hàm lượng DO nhìn chung có sự thay đổi theo mùa, Độ muối trong
tầng mặt Hồ Tây thường ở mức dưới 0,2 % (2 ‰). Độ dẫn thường cao và biến đổi lớn tại khu vực
các điểm cống tại các khu vực ở hồ Tây. Trong thời điểm mùa mưa, độ đục của nước Hồ Tây
thường cao hơn so với mùa khô, và độ đục ở tầng đáy thường cao hơn so với tầng mặt.
b. Các thông số thuỷ hoá
Hàm lượng chất rắn lơ lửng ở khu vực Hồ Tây dao động từ 8,6-147,3 mg/l. Tại khu vực các
cống thải, hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng tương tự như sự biến đổi chất lượng nước mặt của
Hồ Tây, Hàm lượng BOD
5
ở Hồ Tây khá cao, dao động từ 11-187 mg/l. Hàm lượng COD dao
động từ 29-370 mg/l. Tại các điểm cống thải, COD vượt giới hạn cho phép B2 đến 7 lần. Hàm
lượng NH4
+
ở Hồ Tây trong các đợt khảo sát gần đây dao động từ 0,01-2 mg/l, thường ở mức
cao và vượt giới hạn cho phép; Hàm lượng nitrit trong quá trình khảo sát cũng rất cao, thường
vượt quá giới hạn cho phép, Hàm lượng NO

3-
biến động theo thời gian, cao nhất vào tháng 4
(cuối mùa khô, đầu mùa mưa) và giảm dần và thấp nhất vào mùa mưa, sau đó có xu hướng tăng
dần vào mùa khô, hàm lượng Tổng N có trị số trung bình khoảng 4,07 mg/l, biến đổi trong
khoảng từ 0,491 - 72,75 mg/l. Hàm lượng phốt phát (PO
4
2-
) và tổng phốt pho dao động 0,111-
0,673 mg/l, hàm lượng muối dinh dưỡng Silíc Hồ Tây dao động từ 10-42 mg/l. Hàm lượng dầu
mỡ trong nước Hồ Tây ít có sự thay đổi theo mùa trong năm. Tại hầu hết các khu vực trong hồ,
hàm lượng dầu thấp hơn GHCP của nước mặt (0,02 mg/l). Tuy nhiên, tại những điểm xả thải
hàm lượng dầu rất cao vượt trên giới hạn cho phép 3-4 lần.
3.2.2. Đặc điểm hệ sinh thái Hồ Tây
a. Đặc điểm thành phần loài
(1). Thực vật nổi: Thực vật nổi trong nước hồ Tây có số loài vi tảo rất phong phú tới 72 loài
với 5 ngành: ngành tảo Lam 15 loài, tảo Lục 19 loài, tảo Silic 21 loài, tảo Mắt 14 loài và
ngành tảo Giáp 3 loài.
(2). Động vật nổi: Đặc điểm hạn chế về thành phần loài động vật nổi hồ Tây là kém đa dạng về
thành phần, hầu hết các loài ghi nhận được là những loài thích nghi với môi trường giàu muối
dinh dưỡng hữu cơ, thường xuất hiện ở các thuỷ vực bị nhiễm bẩn.
(3). Động vật đáy: Xác định được 29 loài ĐVĐ thuộc 26 giống, 17 họ, 9 bộ và 4 lớp, 3
nghành. Có sự khác biệt về thành phần loài giữa vùng ven bờ với vùng giữa hồ và đáy hồ.
(4). Côn trùng: Động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) bao gồm nhóm động vật và
nhóm côn trùng sống ở nước. Tại hồ Tây có tổng số 52 loài và dạng loài thuộc 36 họ.
(5). Thực vật bậc cao: Trong hệ thực vật địa phương những loài thực vật thuỷ sinh, những
loài thực vật thân thảo và yếu tố cây trồng chiếm tỷ lệ lớn. Tính đa dạng của các taxon thực
vật Hồ Tây và vùng lân cận được trình bày trong bảng 2…
(6). Cá: Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả và qua nhiều năm theo dõi thì thành phần khu
hệ cá hồ tâu gồm 46 loài thuộc 16 họ và 6 bộ, trong đó họ cá chép (Cyprinidae) chiếm ưu thế
gồm 28 loài với 22 giống, chiếm 60,8 % tổng số loài. Có 14 loài cá tự nhiên chiếm 30,5 %

tổng số loài cá Hồ Tây.
(7). Lưỡng cư – bò sát: Nhóm bò sát - ếch nhái tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 8
loài thuộc 4 họ.
(8). Chim: Hệ chim có 43 loài thuộc 26 họ, 10 bộ.
(9). Thú: Các loài thú tự nhiên không còn thấy tại khu vực.
b. Các kiểu hệ sinh thái
Thảm cây nông nghiệp ngắn ngày: Đây là loại hình thảm thực vật chính trong khu vực nghiên
cứu.
Vườn nhà: Vườn nhà là một loại hình thảm thực rất phổ biến trong các hộ gia đình sống bên
cạnh Hồ Tây.
Thảm cây bụi, thảm cỏ: Loại hình thực vật này trong vùng phân bố trên những diện tích nhỏ,
nằm rải rác trong vùng, như ven đường, ven bờ sông, kênh, mương… Trong những loại hình
thảm thực vật này nhóm cây thân thảo chiếm ưu thế.
Hệ thống cây xanh, cây bóng mát ven đường: Hệ thống cây xanh, cây bóng mát ở ven đường
(hình 3.2) và nơi công cộng trong vùng khá phát triển.
Thảm thực vật trong những vùng đất ngập nước: Trong những vùng đất ngập nước trong khu
vực Hồ Tây và các vùng đất ngập nước lân cận. Thảm thực vật thuỷ sinh rất phát triển.
3.2.3. Chức năng hệ sinh thái Hồ Tây
a. Chức năng cung cấp
(1). Cung cấp lương thực: Hồ Tây là nơi có loài sen sinh sống, ngoài vẻ đẹp và sự lãng mạn thì
sen cũng là nguồn cung cấp các sản phẩm như lá sen, ngó sen, trà sen… tuy nhiên hiện nay sen
trên hồ Tây chỉ còn một diện tích rất nhỏ. (2). Cung cấp thực phẩm: Đó là cung cấp nguồn thủy
sản (cá, tôm, cua, ốc…); Hồ Tây là nơi nuôi trồng thủy sản. (3). Cung cấp nguyên liệu: Hồ
Tây còn là nơi cung cấp nước tưới và nước ngầm - Ngoài ra, nước Hồ Tây còn cung cấp nước
ngầm phục vụ cho việc khai thác nước ngầm phục vụ cho một số lượng dân cư khu vực xung
quanh với mục đích đơn giản.
b. Chức năng điều hòa
Điều hòa vi khí hậu tại khu vực (gió mát, hơi nước ) và làm sạch môi trường/ ô nhiễm. Tuy
nhiên, chức năng này hiện tại đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
c. Chức năng văn hóa, lịch sử - xã hội

Về văn hóa lịch sử (giá trị lịch sử, tâm linh tín ngưỡng, di sản )
Với diện tích gần 527ha mặt nước, quanh khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận có tới 64 di tích,
trong đó nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng. Nhưng những năm gần đây môi trường hồ bị
ô nhiễm, cảnh quan quanh hồ cũng đang bị phá vỡ.
Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở ven Hồ Tây: Khu vực ven Hồ Tây, là một trong
những nơi nổi tiếng với một số làng nghề truyền thống như nghề dệt ở vùng Bưởi, nghề làm
giấy cũng ở Bưởi, làm hương ở Yên Phụ, trồng đào, quất
d. Định hƣớng cho quy hoạch không gian đô thị
Hồ Tây là một khu vực trung tâm về văn hóa, tâm linh của thủ đô Hà Nội, trong những năm
gần đây, với vị trí đặc biệt quan trọng đã trở thành một khu vực được trú trọng và nghiên cứu
kỹ để phục vụ cho việc quy hoạch không gian đô thị chung của thành phố.
e. Chức năng hỗ trợ/ nâng đỡ
(1). Nơi sống của sinh vật/ đa dạng sinh học
Hiện tại, hồ Tây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật (đã được trình bày tại…); các
loài động vật này sinh sống chủ yếu dưới nước, hồ Tây cung cấp sinh cảnh sống … .
(2). Đảm bảo các chu trình vật chất và năng lượng cho HST
Hồ Tây là nơi chứa đựng lượng nước mưa giúp cho việc thoát nước của cả khu vực xung
quanh, nhưng chính lượng mưa chảy tràn này keo theo rất nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là
nước chảy qua các vùng trồng cây còn mang theo dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân
bón đổ xuống hồ. Vào mùa khô hồ là nơi chứa và xử lý một phần nước thải bằng cơ chế tự
làm sạch.
3.3. Ảnh hƣởng của phát triển đô thị tới các chức năng của hệ sinh thái Hồ Tây
3.3.1. Phát triển đô thị ở quận Tây Hồ
a. Sự gia tăng dân số
Trong những năm gần đây, dân số tại quận đã tăng lên một cách nhanh chóng. Dân số tăng
nhanh sẽ tạo ra các sức ép về kinh tế, xã hội, và các vấn đề về môi trường (như các vấn đề xã
hội phát sinh, lượng rác thải, nước thải sinh hoạt sẽ tăng theo).
b. Sự tăng lên các công trình xây dựng
Ước tính từ năm 1987 tới nay, hồ Tây đã bị lấn chiếm khoảng 50ha.
c. Sự thay đổi việc sử dụng đất và các quy hoạch

So với trước đây, tổng diện tích sử dụng đất tại khu vực quận Tây Hồ, tuy nhiên hiện tại chỉ
còn rất ít diện tích đất được sử dụng phục vụ cho mục đích nông nghiệp.
d. Sự gia tăng của các loại hình dịch vụ, du lịch tại khu vực Hồ Tây
Trong những năm gần đây, số lượng và quy mô của các loại hình dịch vụ và du lịch tại khu vực
hồ Tây đã tăng lên nhanh chóng. Tại tất cả các vị trí thuận lợi, người dân và các doanh nghiệp
đều tận dụng tối đa để bố trí các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
3.3.2. Các công trình thu gom và xử lý nước thải
Xung quanh hồ Tây chưa có công trình xử lý nước thải nào, trạm xử lý nước thải hồ Tây
đang được gấp rút xây dựng giáp với vị trí của hồ. Việc thu gom chất thải phát sinh được thực
hiện bởi Xí nghiệp môi trường Hồ Tây, một số khu vực nhà vệ sinh công cộng, một số thùng
rác bố trí rải rác quanh hồ.
3.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới các chức năng của Hồ Tây
a. Làm thu hẹp diện tích và không gian do việc phát triển cơ sở hạ tầng
Khi chưa xây dựng công trình bờ kè thì tình trạng lấn chiếm lòng hồ vẫn xảy ra, hiện nay với sự
xuất hiện của mình một số công trình như nhà hàng, khách sạn đã phần nào phá vỡ cảnh quan
chung của khu vực này.
b. Các công trình kè bờ làm giảm khả năng trao đổi nƣớc tại khu vực bờ xung quanh hồ
Việc xây dựng công trình kè bờ xung quanh hồ Tây sẽ làm giảm khả năng thẩm thấu nước,
giảm khả năng trao đổi bề mặt giữa đất và nước – nơi giáp ranh giữa đất trên cạn và đất ngập
nước từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh sống và phát triển của các loài động thực vật sinh sống
tại khu vực này. Đồng thời công trình kè bờ còn làm giảm khả năng thẩm thấu dẫn đến việc
xử lý tự nhiên các chất ô nhiễm chảy từ khu vực xung quanh xuống hồ, từ đó các chất ô
nhiễm sẽ bị kéo xuống long hồ và tập trung tại khu vực này ảnh hưởng trực tiếp tới các sinh
vật sống ở đáy hồ.
c. Ô nhiễm chất lƣợng nƣớc bởi chất thải
(1). Nước thải
Xung quanh Hồ Tây là hệ thống các cống thải, lượng nước thải này làm ảnh hưởng tới môi
trường sống và làm ảnh hưởng các loài động vật, thực vật dưới nước.
(2. Chất thải rắn
Chất thải rắn ở Hồ Tây gồm 3 nhóm: chất thải rắn từ lòng hè đường và taluy vát mái; chất

thải rắn từ mặt nước (hình 3.10), đây là loại chất thải khối lượng tuy khong lớn nhưng gây ô
nhiễm đáng kể; chât thải rắn từ cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa và cây cảnh ven hồ. Nhóm chất
thải từ lòng hè đường, ta luy vát mái và chất thải rắn từ mặt nước là 2 nhóm chất thải chính
và nguy hại đến môi trường của Hồ Tây.
d. Mất nguồn thu nhập từ thủy sản do ô nhiễm chất lượng nước (đưa ra sự suy giảm sản
lượng tôm, cá….), một số loài cá lạ và mang bệnh
Theo số liệu đã trình bày, trong những năm gần đây, sản lượng thủy sản ở hồ Tây đang có sự
suy giảm về số lượng loài, chất lượng các loài thủy sản. Nguyên nhân chính là do sự ô nhiễm
môi trường từ nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại.
e. Mất sinh cảnh của các động vật đặc hữu do các hoạt động như du lịch, dịch vụ và giao
thông
Các loại hình dịch vụ, du lịch cũng như sư xuất hiện của hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ; sự xuất
hiện của con người thường xuyên cùng với các loại phương tiện giao thông đã gây ra tiếng ồn
liên tục (đặc biệt là hoạt động giao thông trên các đường nhỏ quanh hồ với số lượng và mật độ rất
đông với loại hình chủ yếu là xe máy và các ô tô con …) và ánh sáng với quy mô và thời gian
lâu nên đã tác động tới sự yên tĩnh cũng như môi trường sống của các loài động vật (chim nước,
le le, sâm cầm… và các loài cá…).
g. Sự xuất hiện của các động vật ngoại lai
Trong những năm gần đây, tại khu vực Hồ Tây, bên cạnh sự suy giảm về chất lượng và số
lượng các loài cá truyền thống, còn có sự xuất hiện của một số loài mới mà điển hình là ốc
bươu vàng, rùa tai đỏ, cá chép không vảy, tôm lai có hình thù khá lạ. Các loài cá,… xuất hiện
tuy chưa phải quá lo lắng nhưng nếu để sinh sôi nảy nở với số lượng lớn có thể sẽ là nguy cơ
đe dọa tới sự phát triển của các loài truyền thống do các loài này cạnh tranh thức ăn với các
loài khác, hoặc có thể trực tiếp ăn các loài khác trong hồ.
h. Ảnh hưởng tới cảnh quan chung của khu vực do rác thải, ô nhiễm nước
Hàng ngày hồ Tây tiếp nhận một lượng lớn nước thải của khu vực xung quanh cũng như từ
các cống thải của thành phố. Ngoài ra, do có hệ thống đường giao thông xung quanh, các chất
ô nhiễm như dầu thải, chất bẩn sẽ theo nước chảy từ mặt đường xuống các cống thu rồi trực
tiếp chảy xuống hồ gây bẩn bề mặt và đáy.
3.3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý hệ sinh thái hồ Tây

a. Định hƣớng các giải pháp bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý
a1. Giải pháp lâu dài
1. Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường và quán triệt Tư tưởng chỉ đạo của Thành phố, Quận uỷ
Tây Hồ, Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây khu vục đầm
Bẩy (gần Công viên nước). 3. Phát triển và bảo vệ cây xanh, định kỳ nạo vét vành đai xung
quanh Hồ Tây và xây dụng trạm giám sát môi trường Hồ Tây. 4. Đề nghị Nhà nước quy
hoạch Hồ Tây là Khu bảo tồn vùng nước nội địa.
a2. Giải pháp trước mắt
1. Nuôi thả cá có kiểm soát, 2. Nạo vét vật thải rắn, bùn xung quanh bờ hồ và thu gom rác
xung quanh Hồ Tây. 3. Trồng cây thủy sinh xung quanh Hồ Tây, chống đánh bắt cá trái phép,
đặc biệt là câu cá. 4. Tăng cường lực lượng bảo vệ, an ninh trật tự xung quanh Hồ Tây, hoàn
thiện hệ thống chiếu sáng, hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. 5. Di chuyển ngay các nhà
hàng, nhà nổi tới khu vực khác
a2. Các giải pháp cụ thể
1. Kiểm soát dòng chảy ra vào của hồ
Nước thải không được xả trực tiếp xuống hồ nếu chưa qua xử lý. Quản lý việc xả nước thải
trực tiếp từ các nhà hàng xuống hồ.
2. Xử lý ô nhiễm nước bằng các phương pháp điều khiển sinh học
Giải pháp trồng cây thủy sinh: Một số loại cây thủy sinh như sen, hoa súng, rong đuôi chó,
rong tóc tiên, rong ráp ở những vùng nước nông và nền đáy thích hợp, các cửa cống có
nước thải đổ vào hồ.
3. Giải pháp cải tạo nâng cao chất lượng bùn
Nạo vét bùn đáy hồ có khía cạnh tích cực là gia tăng độ sâu của hồ làm tăng khả năng tự làm
sạch nước hồ, nhưng nếu nạo vét hết bùn đáy lại làm mất đi nguồn sinh vật đáy là tác nhân
phân hủy hữu cơ trong quá trình khoáng hóa, cân bằng môi trường và sinh thái lớp trầm tích
và khối nước trong hệ sinh thái hồ.
b. Quy hoạch khu vực
b1. Quy hoạch tổng thể
1. Tiến hành quy hoạch khai thác và phát triển kinh tế xã hội không gian Hồ Tây một cách
chi tiết, khoa học.

2. Các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xây dựng và xử lý chất thải trong cơ sở sản
xuất của mình.
3. Có biện pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với các cá nhân và tổ chức đã lấn chiếm
mặt hồ để xây nhà…
4. Giảm sức ép về dân số với các khu vực xung quanh hồ.
b2. Quy hoạch sử dụng hợp lý
Khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản Duy trì và Phát triển nghề nuôi và khai thác thuỷ sản
trong Hồ Tây một cách hợp lý; du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và nghỉ dưỡngThể thao giải
trí, Nghiên cứu, giáo dục - Hồ Tây và vùng phụ cận có thể là nơi nghiên cứu, tham quan, thực
tập với các ngành học liên quan tới lịch sử, khoa học môi trường.
c. Giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và văn hoá
c1. Giải pháp về kinh tế-xã hội
1. Tiến hành quy hoạch khai thác và phát triển kinh tế xã hội không gian Hồ Tây một cách
chi tiết, khoa học trên cơ sở đảm bảo duy trì bảo tồn, các công trình văn hóa truyền thống với
xây dựng mở rộng các công trình kinh tế, xã hội, dân cư mới hiện đại, hài hòa.
2. Các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xây dựng và xử lý chất thải trong cơ sở sản
xuất của mình.
3. Đánh thuế môi trường với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực Hồ Tây. xuất –
kinh doanh phải đẩy mạnh phát triển kỹ thuật chống ô nhiễm.
4. Quy hoạch nhanh chóng, ngăn không cho các nguồn rác thải của dân cư ven hồ trực tiếp đổ
xuống lòng hồ.
5. Có biện pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với các cá nhân và tổ chức đã lấn chiếm
mặt hồ để xây nhà, mở quán hàng, đồng thời thu hồi lại diện tích đã lấn chiếm.
6. Điều chỉnh lại các cơ sở công nghiệp quanh hồ để phân biệt giải quyết (di chuyển đi nơi
khác; tồn tại các quy định với điều kiện chặt chẽ) nhằm giải quyết các nguồn gây ô nhiễm.
7. Giảm sức ép về dân số với các khu vực xung quanh hồ.
8. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho dân cư sống trong khu vực quanh hồ.
9. Nâng cao dân trí đề cao vai trò của người dân trong việc bảo vệ môi trường khu vực Hồ
Tây.
10. Vận động dân quanh hồ hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế sự

tồn lưu của chúng trong đất và một phần bị rửa trôi xuống hồ làm ô nhiễm nước hồ.
c2. Giải pháp về văn hoá
Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, làng hoa, cây cảnh, cá cảnh là rất cần
thiết.
d. Giải pháp xây dựng và sử dụng chương trình quản lý cơ sở dữ liệu Hồ Tây: Xây dựng
phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. KẾT LUẬN
 Hồ Tây có vai trò và vị trí rất quan trọng trong đời sống văn hóa, truyền thống lịch sử của
thủ đô Hà Nội. Hồ Tây cùng với khu vực phụ cận tạo thành một tổng thể ngày càng có
tiềm năng lớn về phát triển khu du lịch thắng cảnh. Bảo vệ môi trường Hồ Tây là công
việc cần thiết và câp bách cần có sự chung tay của người dân và chính quyền thành phố.
 Các chức năng, giá trị của Hồ Tây rất đa dạng, quan trọng trong sự phát triển của thủ đô;
tuy nhiên các chức năng này đang bị suy giảm nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường chất
thải rắn và lỏng; việc khai thác và tận dụng Hồ Tây ngày càng nhiều hơn, vấn đề bảo vệ
và duy trì chưa tương xứng với những giá trị, chức năng đó.
 Hệ động, thực vật trong Hồ Tây khá phong phú, đa dạng là cơ sở tiềm năng để phát triển
nuôi trồng và khai thác thủy sản, tuy nhiên tiềm năng này đang đứng trước nguy cơ bị suy
giảm cả về số lượng và chất lượng do nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm. Phần lớn các chỉ
tiêu về môi trường đều vượt giới hạn cho phép.
 Quá trình phát triển đô thị tại Quận Tây Hồ nói riêng và thủ đô nói chung ngày càng
mạnh mẽ, Hồ Tây phải chịu càng nhiều áp lực trong việc xử lý, và thu nhận các loại chất
thải, các yếu tố bất lợi.

B. KIẾN NGHỊ
 Tăng cường công tác quản lý và kiểm soát việc xả thải trực tiếp xuống hồ, nghiên cứu các
phương án phù hợp trong việc xả thải.
 Quan trắc chất lượng môi trường Hồ Tây thường xuyên, đưa ra cảnh báo sớm trong

trường hợp ô nhiễm trở lên nghiêm trọng.
 Ứng dụng các biện pháp xử lý, đặc biệt là các biện pháp sinh học làm sạch nước hồ cùng
với bảo tồn được các chức năng của hệ sinh thái.
 Tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử đã phát triển để phát triển dịch vụ, du lịch và văn
hoá.
 Giữ các làng nghề truyền thống thân thiện với môi trường của khu vực Hồ Tây như làng
trồng hoa, cây cảnh, cá cảnh nhằm phát triển sinh thái phong cảnh.
 Xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động bảo tồn Hồ Tây và sớm đưa vào thực tiễn.



References
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Quản lý Hồ Tây (2012). Báo cáo tổng hợp thực hiện đề án Điều tra, đánh giá hiện
trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái Hồ Tây, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và
sử dụng hợp lý". Hà Nội. 2012.
2. Báo cáo tổng hợp đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị hóa trên địa bàn
quận Tây Hồ - 2003, UBND quận Tây Hồ, 2003.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Các tiêu chuẩn nhà nước Việt nam về Môi trường.
QCVN 03: 2008/BTNMT; QCVN 08: 2008/BTNMT
4. Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây (1996). Báo cáo tổng kết đề tài Điều tra năng lực phát
triển và định hướng khai thác tổng hợp vùng nước Hồ Tây.
5. Cục thống kê Thành phố Hà Nội. Niên giám thống kê Hà Nội, 2011.
6. Đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây;
đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý Hồ Tây”, Ban quản
lý dự án Hồ Tây, 2012.
7. Lê Diên Dực (chủ biên), Hoàng Văn Thắng (2012). Đất Ngập Nước Tập 1. Các nguyên
lý và sử dụng bền vững, Nhà xuất bản nông nghiệp.
8. Lê Trọng Cúc, Nguyễn Hữu Dụng, Đặng Thị Sy và nnk (1997). Báo cáo kết quả điều tra
thuỷ hoá và thuỷ sinh vật Hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Tài liệu trường Đại học KHTN, Đại

Học QG Hà Nội, 35tr.
9. Lê Quang Đạo (2008). Chất lượng nước Hồ Tây sử dụng mô hình EFDC đánh giá chất
lượng nước và đề xuất một số giải pháp quản lý. Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường.
Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Hồ Thanh Hải và nnk (1997). Tình trạng chất lượng môi trường nước Hồ Tây trong mùa
mưa và nhận xét chung về chất lượng nước Hồ Tây. Tài liệu Viện STTNSV, 50 tr.
11. Hồ Thanh Hải và nnk (1998). Tình trạng chất lượng môi trường nước Hồ Tây. Báo cáo
đề án môi trường Hồ Tây. Tài liệu Viện STTNSV, 50 tr.
12. Hồ Thanh Hải và nnk (1997). Các nguồn nước thải vào Hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Tài liệu
Viện STTNSV, 30 tr.
13. Trương Quang Học (2011). Phát triển bền vững – Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ
XXI. Báo cáo nghiên cứu khoa hoc. Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Lê Văn Khoa (2008). Đất ngập nước, Nhà xuất bản giáo dục.
15. Phan Thị Hương Linh (2008). Đánh giá tính hợp lý về môi trường của khu đô thị mới
Linh Đàm trong quá trình đô thị hóa Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ khoa học. Đại học Khoa
Học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Phạm Thị Mỹ Phương (2010). Những vấn đề môi trường trong quá trình đô thị hóa huyện
Từ Liêm, Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ khoa học. Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý Hồ Tây.
18. Hoàng Văn Thắng và nnk (2002). Quản lý bền vững và bảo tồn đát ngập nước Hà Nội.
Báo cáo CRES, SWP - IUCN Hà Lan.
19. Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực (2010). Quản lý và Bảo tồn Đất ngập nước Hà Nội.
Trong: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học 1000 năm Thăng Long Hà Nội (2010).
Nhà xuất bản Hà Nội.
20. Mai Đình Yên (2011). Sơ bộ phân tích biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái Hồ Tây, thành
phố Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu: 301
- 306.


Tài liệu nƣớc ngoài
1. Alain Lambert (1971). The Convention on Wetlands (Ramsar, 1971): An Active Player in
the Fight Against Poverty. Ramsar.
2. Ramsar (1971). Convention on Wetlands of International Importance Especially as
Waterfowl Habitat. Ramsar. (2000).
3. William J. Mitsch and James G. Gosselink (2000). The value of wetlands -importance of
scale and landscape setting. Ecological Economics 35, 25 – 33. US.
4. Wong M. L., Le Quoc Hung, Tran Thi Kim Loan, Nguyen Thi Phuong Tao, Easton P.
(2001). Participatory Environmental Assessment of Aquatic Resources, West Lake,
Hanoi, Vietnam. Report in Proceeding of International Workshop on Biology, Hanoi: 257
- 279.




×