Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố
đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại
trường đại học Sài Gòn)
Đỗ Đình Thái
Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Văn Quyết
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại
học (TSĐH). Nghiên cứu thực trạng điểm TSĐH các khối A, B, C và D1 vào trường
ĐH Sài Gòn từ năm 2008 – 2010. Nghiên cứu tác động của các yếu tố liên quan đến cá
nhân và gia đình thí sinh đến điểm TSĐH, chỉ ra phương thức tác động của các yếu tố
đó đến điểm TSĐH vào trường ĐH Sài Gòn. Tổng hợp thông tin, số liệu và đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào tại trường ĐH Sài Gòn.
Keywords: Tuyển sinh đại học; Giáo dục đại học; Đánh giá chất lượng; Điểm thi;
Trường đại học Sài Gòn
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu, nhất
là chất lượng giáo dục đại học. Trong những năm gần đây chất lượng sinh viên (SV) thi đậu
đại học ngày càng cao. Áp dụng chủ trương 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ
GD&ĐT) đã tạo nên một bình diện rộng để các trường có thể cùng tham gia công tác tuyển
sinh hằng năm.
Nâng cao chất lượng giáo dục ĐH ngoài việc cải tiến quá trình đào tạo thì yếu tố đầu vào
thông qua công tác tuyển sinh đóng cũng vai trò rất quan trọng. Nếu kì thi tuyển sinh diễn ra
nghiêm túc, đề thi đánh giá đúng năng lực của học sinh (HS) thì điểm tuyển sinh đại học (TSĐH)
sẽ là cơ sở nền cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho xã hội. Phân tích các
yếu tố tác động đến điểm TSĐH là điều rất cần thiết, với vai trò là nhà giáo dục chúng ta có thể
sử dụng nghiên cứu này lập kế hoạch giảng dạy phù hợp nhằm hướng tới nâng cao chất lượng
giáo dục. Việc chuyển từ trường trung học phổ thông (THPT) vào ĐH là bắt đầu thời kỳ chuyển
tiếp sang môi trường học tập mới, HS mang theo mình những kinh nghiệm về học tập khác nhau.
Đã có những công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa điểm số đầu vào và điểm số trong quá
trình học ĐH, điểm thi tốt nghiệp ra trường.
Hiện nay, các trường ĐH đều hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên,
2
để giải quyết vấn đề này, chất lượng giáo dục có rất nhiều yếu tố tác động đến nó, một trong
những yếu tố có liên quan là điểm TSĐH của SV. Hiện nay việc nghiên cứu này chưa được
quan tâm nhiều và tác động đến điểm TSĐH cũng là một dạng nghiên cứu về thành tích học
tập của HS, SV
.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm
tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trường đại học Sài Gòn)”.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp những thông tin cơ bản nhất
về vai trò của các yếu tố cá nhân và gia đình tác động đến điểm TSĐH, hỗ trợ công tác tuyển
sinh, đào tạo của một trường ĐH hiệu quả và chất lượng hơn trong những năm tới.
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH.
Khách thể nghiên cứu: Các thí sinh đã từng tham gia các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH
và có kết quả thi.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2010 đến tháng
06/2011.
Phạm vi không gian: Trên thực tế, nghiên cứu tác động của các yếu tố đến điểm
TSĐH vào ĐH Sài Gòn cần phải khảo sát với tất cả số thí sinh đã từng tham gia các kỳ thi
tuyển sinh vào ĐH Sài Gòn. Hơn nữa, đó là công việc càng khó khăn hơn đối với một học viên
cao học. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ xem xét với số thí sinh đã tham
gia thi tuyển sinh, trúng tuyển và hiện đang học tại Trường (chủ yếu nghiên cứu trên SV năm
thứ nhất (khóa 2010) và thứ hai (khóa 2009), những khóa đầu của các ngành đào tạo ĐH), thi
đầu vào các khối A, B, C và D1 vào trường ĐH Sài Gòn.
Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số tác động của các yếu tố
đến điểm TSĐH của SV năm thứ nhất và năm thứ hai các khối A, B, C và D1 đang theo học
tại ĐH Sài Gòn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát và phân tích một số tác động của các yếu tố
đến điểm TSĐH tại trường ĐH Sài Gòn. Nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu:
- Nghiên cứu thực trạng điểm TSĐH các khối vào trường ĐH Sài Gòn trong thời gian
gần đây.
- Nghiên cứu tác động của các yếu tố liên quan đến cá nhân và gia đình thí sinh đến
điểm TSĐH.
- Chỉ ra phương thức tác động của các yếu tố đó đến điểm TSĐH vào trường ĐH Sài
Gòn.
- Tổng hợp thông tin, số liệu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh
đầu vào tại trường ĐH Sài Gòn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định
lượng. Mục đích của việc kết hợp hai phương pháp này là nhằm có đầy đủ bằng chứng với
tính thuyết phục cao để kiểm chứng giả thuyết đồng thời cũng nhằm tìm kiếm phát hiện các
vấn nảy sinh từ sự tác động này.
3
- Các phương pháp định tính được sử dụng chủ yếu là phương pháp phỏng vấn sâu và
phân tích các tài liệu. Các phỏng vấn sâu sẽ tập trung vào các đối tượng là đại diện các SV ở
các khối thi khác nhau (xem phụ lục 4, 5).
- Các phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu là phương pháp phát phiếu trao đổi ý
kiến và sử dụng các tài liệu thống kê. Thông tin thu thập từ SV được thiết kế trên cơ sở phân tích
các yếu tố chủ yếu liên quan đến cá nhân SV và gia đình SV cũng như điểm TSĐH của SV theo
các khối thi vào ĐH Sài Gòn (xem phụ lục 3).
4.2. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng:
+ Số lượng mẫu: khoảng 1000 SV
+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và theo cụm. Tại mỗi khối chọn
theo tỉ lệ phần trăm khối trên tổng số thí sinh trúng tuyển năm 2009 và 2010 để khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu cho phỏng vấn sâu:
+ Chọn ngẫu nhiên 12 SV PVS ở các khối A, B, C và D1 (các SV này có thể là SV
đã lấy phiếu trao đổi ý kiến hoặc chưa).
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực tế điểm TSĐH vài năm gần đây của trường ĐH Sài Gòn như thế nào?
Điểm TSĐH vào ĐH Sài Gòn bị một số tác động của những yếu tố nào?
Các yếu tố đó thực hiện những tác động như thế nào đến điểm TSĐH vào ĐH Sài
Gòn?
5.2. Giả thiết nghiên cứu
Giả thiết rằng 2 nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến điểm TSĐH tại ĐH Sài Gòn là yếu
tố cá nhân và yếu tố gia đình:
Các yếu tố của cá nhân:
Tuổi, giới tính và nơi cư trú.
Thành tích học tập ở bậc phổ thông.
Động cơ cá nhân của thí sinh thi vào ĐH Sài Gòn (chủ yếu xem xét các yếu tố tạo
nên động cơ của cá nhân thí sinh).
Mức độ đầu tư và sự cố gắng của cá nhân cho các môn thi vào ĐH.
Các yếu tố thuộc về môi trường gia đình:
Điều kiện học tập.
Người thân trong gia đình đã học tại ĐH Sài Gòn.
Sự quan tâm của cha mẹ.
Thành phần gia đình.
Đời sống gia đình.
Kiểm tra, đôn đốc của cha mẹ.
Phương pháp giáo dục của gia đình.
4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu
Trong thực tế, chúng ta thấy rằng có những HS đạt điểm rất tốt trong kì thi TSĐH nhưng
bên cạnh đó có những em thất bại. Có rất nhiều quan niệm rất khác nhau về vấn đề trên: nhiều
quan niệm cho rằng có sự khác nhau về khu vực sống điển hình như khu vực thành thị có điều
kiện học tập tốt nên sẽ thành công hơn trong kì thi tuyển sinh, có một số quan niệm lại cho rằng
có sự khác nhau về tuổi tác và giới tính cũng ảnh hưởng tới điểm thi ĐH, cụ thể nam giới có
điểm thi tốt hơn nữ giới, một số quan niệm khác cho rằng do chỉ số IQ cao và thân thể khỏe
mạnh ảnh hưởng đến điểm TSĐH.
Nói đến các yếu tố tác động đến kết quả học tập của SV, điểm TSĐH, chất lượng đào
tạo, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động như yếu tố gia đình, xã hội, môi
trường xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, đạo đức, môi trường tâm sinh lí HS,
nhà trường, mối quan hệ cộng đồng, bản thân, sự hài lòng của gia đình, tổ chức, phương tiện
truyền thông, ….
Sau đây là một số công trình nghiên cứu của nước ngoài ảnh hưởng đến kết quả học
tập, chất lượng đào tạo:
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Rosemary Win and Paul W. Miller (2001), Trung tâm nghiên cứu thị trường lao động –
ĐH Miền tây Úc: ―Tác động của các yếu tố bản thân và học đường đến hoạt động giáo dục của
SV ĐH‖ [43].
Anne Aidla (2009), Luận văn Tiến sĩ, Tartu University: ―Tác động của các yếu tố cá
nhân và tổ chức đến hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục tại Estonia‖ [29].
Nighat Sana Kirmani (2008), Giảng viên Viện Nghiên cứu giáo dục, ĐH Punjab,
Lahore – Pakistan: ―Nhận dạng và phân tích các yếu tố tác động đến thành tích học tập của
SV ở trường ĐH‖, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về Đánh giá chất lượng giáo dục ĐH, tháng
12/2008 tại Lahore - Pakistan [40].
Jeffrey H. D. Cornelius-White, Aida C. Garza và Ann T. Hoey (2004): ―Các yếu tố bản
thân, hài lòng của gia đình và nhân khẩu giúp SV Mexico tại Mỹ thành công trong giáo dục‖,
Tạp chí giáo dục ĐH Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Vol. 3, No. 3, p270 - 283 [38].
Anne T. Henderson và Karen L. Mapp (2002): ―Tác động của nhà trường, gia đình
và mối quan hệ cộng đồng đến thành tích học tập của SV‖, Trung tâm kết nối cộng đồng và
gia đình với nhà trường quốc gia [30].
S.S. Umar, I.O. Shaib, D.N. Aituisi, N.A. Yakubu và O. Bada (2010): ―Tác động của
các yếu tố xã hội đến hoạt động giáo dục của SV tại các tổ chức giáo dục ĐH, CĐ ở Nigeria‖,
ĐH Nebraska, Lincolh [46].
Ram Chandra Pokharel (2008), Các yếu tố tác động đến kết quả thi, kiểm tra của SV
nhằm tối ưu hóa quy chế và cải tiến tỉ lệ đạt của SV, Bộ phận khảo thí, ĐH Tribhuvan, Nepal
[42].
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB ĐH Huế
[21].
Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm [27].
5
PGS. TS. Nguyễn Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục [16].
Đỗ Văn Thông (2003), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, khoa Sư phạm,
ĐH An Giang [23].
Hoàng Ngọc Vinh (2007), Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục ĐH, bản dịch từ tài
liệu ―Guide to Teaching and Learning in Higher Education‖, Hà Nội [28].
Trên đây là một số nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến kết quả học tập,
thi, kiểm tra và chất lượng đào tạo. Các nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều ý kiến, nghiên cứu
khác nhau nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện thành tích học tập, chọn
ngành nghề, cải thiện tâm lý, môi trường giáo dục HS, SV. Bên cạnh đó, còn có một số
nghiên cứu khác như: Xem xét hiệu quả của quy mô trường trung học đến thành tích học tập
[32], Vai trò của các thành viên trong trường học thúc đẩy sự thành công của SV qua mối liên
kết nhà trường – gia đình [33], Tác động của quy mô nhà trường đến hiệu quả thi cử ở trường
trung học cơ sở [31], Tương quan cộng tác văn hóa trường học với thành tích của SV [35],
Cha mẹ có tạo nên sự khác biệt trong thành tích học tập của con mình? Sự khác nhau giữa
các cha mẹ của những SV đạt thành tích cao và thấp [37], Kiểm tra lại tầm quan trọng của
quản lý trường học ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của SV [39], Đặc điểm cấu trúc trường
học, nỗ lực của SV, phối hợp của bạn bè và yếu tố liên quan đến gia đình: Ảnh hưởng của các
yếu tố trường học, cá nhân đến thành tích học tập [47], Các yếu tố ảnh hưởng thành tích học
tập [41], Tác động của mức sống gia đình, giáo dục của cha mẹ và các yếu tố cơ bản khác đến
giáo dục THPT tại Canada [44], Môi trường học tập trong lớp học [19], Hình thành năng lực
nghiên cứu khoa học cho SV - điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo [15].
Qua khảo sát các nghiên cứu liên quan, chúng tôi thấy các nghiên cứu kể trên chủ yếu đề
cập đến tác động của các yếu tố đến chất lượng đào tạo, thành tích học tập, tâm sinh lý,… nhưng
tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH chưa được quan tâm. Sau đây chúng tôi xây dựng khung
lý thuyết mô tả các yếu tố tác động đến điểm TSĐH.
1.1.3. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác
động đến kết quả học tập, kết quả thi, kiểm tra theo giả thiết đã đề nghị như sau:
6
1.2. Một số khái niệm cơ bản
Trong phần này chúng tôi trình bày một số khái niệm cơ bản của các tính chất, đối
tượng liên quan đến nghiên cứu.
1.2.1. Tuyển sinh
1.2.2. Động cơ
1.2.3. Học tập
1.2.4. Phương pháp giáo dục
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm TSĐH
1.3. Cơ sở phương pháp luận
1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội
1.3.2. Mối liên hệ giữa quá trình học tập và kết quả học tập
Chương 2. THỰC TRẠNG TUYỂN SINH
TỪ NĂM 2008 – 2010 Ở ĐẠI HỌC SÀI GÒN
2.1. Vài nét về thi TSĐH ở nước ta và ở ĐH Sài Gòn
2.1.1. Hệ thống thi tuyển sinh đại học ở nước ta
2.1.2. Thi tuyển sinh ở ĐH Sài Gòn
2.2. Kết quả thi tuyển sinh của SV đang học tại ĐH Sài Gòn
Kết quả thi tuyển sinh được nghiên cứu trên SV năm thứ 1 (tuyển sinh năm 2009) và
năm thứ 2 (tuyển sinh năm 2010) học tại ĐH Sài Gòn của 834 SV thu thập được từ phiếu trao
đổi ý kiến:
Bảng 2.4. Thống kê các mức tổng điểm TSĐH
Khối
Tổng điểm TSĐH
A
B
C
D1
Cộng
Dưới 14
9
0
0
10
19
14 đến dưới 15
29
25
20
21
95
Các yếu tố tác động
Thành tích học
tậ p ở bậc PT
Họ c lực lớp 12.
ĐTB các môn
họ c dự thi
ĐH.
Động cơ thi vào
ĐH Sài Gòn
Trường gầ n nhà .
Có ngành nghề yêu
thích.
Tố t nghiệ p dễ tìm việ c
là m.
Trường công lậ p.
Điể m chuẩ n vừa sức
thi.
Điề u kiệ n họ c tậ p
tố t.
Dị ch vụ hỗ trợ SV
tố t.
Cơ hộ i ở lạ i và là m
việ c tạ i TPHCM.
Theo nhóm bạ n.
Theo lời khuyên.
Tư vấ n tuyể n sinh.
Đị a phương có
ngà nh nghề thiế u.
Sự đầu tư, cố gắng
của cá nhân
Tìm tà i liệ u trên
internet.
Theo dõi chương trình
họ c tậ p trên truyề n
hình.
Họ c thêm.
Đầ u tư vậ t chấ t, thiế t
bị họ c tậ p.
Lậ p kế hoạ ch họ c tậ p
cụ thể .
Tìm phương án họ c
tậ p phù hợp.
Tóm tắ t bà i theo cách
riêng.
Tự rèn luyệ n kỹ nă ng.
Môi trường
gia đình
Điề u kiệ n
họ c tậ p ở
nhà .
Quan tâm
củ a cha
mẹ .
Thà nh
phầ n gia
đ ình.
Đời số ng
gia đ ình.
Sự kiể m
tra, đ ôn
đốc việ c
họ c.
Phương
pháp giáo
dụ c.
Kế t quả thi, kiể m tra
7
Khối
Tổng điểm TSĐH
A
B
C
D1
Cộng
15 đến dưới 16
51
20
36
38
145
16 đến dưới 17
58
24
47
75
204
17 đến dưới 18
40
16
42
55
153
18 đến dưới 19
37
13
21
35
106
19 đến dưới 20
20
3
11
19
53
20 đến dưới 21
6
6
6
9
27
21 đến dưới 22
12
0
1
5
18
22 đến dưới 23
1
0
2
2
5
23 đến dưới 24
2
0
2
1
5
24 đến dưới 25
0
2
0
1
3
25 đến dưới 26
0
0
0
0
0
26 đến dưới 27
1
0
0
0
1
Tổng
266
109
188
271
834
Tổng điểm cao nhất
26
24
23.5
24.5
Tổng điểm thấp nhất
13
14
14
13
Để tiện cho phân tích các tương quan cần nhóm các đơn vị theo tổng điểm TSĐH thành
các nhóm như sau:
Nhóm 1: dưới 15 điểm (ĐTB mỗi môn chưa đạt ĐTB).
Nhóm 2: từ 15 đến 17.75 điểm (ĐTB mỗi môn đạt ĐTB).
Nhóm 3: từ 18 đến 20.75 điểm (ĐTB mỗi môn đạt ĐTB khá).
Nhóm 4: từ 21 điểm trở lên (ĐTB mỗi môn đạt khá trở lên).
Bảng 2.5. Thống kê Tổng điểm TSĐH theo 4 nhóm
Nhóm
Tổng điểm TSĐH
A
B
C
D1
Cộng
1
Dưới 15 điểm
38
25
20
31
114
2
Từ 15 đến17.75 điểm
149
60
125
168
502
3
Từ 18 đến 20.75
điểm
63
22
38
63
186
4
Từ 21 điểm trở lên
16
2
5
9
32
Tổng
266
109
188
271
834
oOo
Chương 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN ĐIỂM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
Trong phần này, thực trạng của việc nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến
điểm TSĐH được thống kê và phân tích ở 4 nhóm yếu tố sau:
Nhóm yếu tố 1: Thành tích học tập ở bậc phổ thông.
Nhóm yếu tố 2: Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn.
Nhóm yếu tố 3: Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân.
Nhóm yếu tố 4: Môi trường gia đình.
3.1. Thực trạng tác động của các yếu tố
3.1.1. Thành tích học tập ở bậc phổ thông và điểm TSĐH
Trong phần này, chúng tôi phân tích tương quan giữa thành tích học tập (biến độc lập)
với tổng điểm TSĐH (biến phụ thuộc).
Học lực lớp 12 và tổng điểm TSĐH
8
Kết quả xử lý thống kê cho thấy tương quan giữa học lực lớp 12 với tổng điểm TSĐH có
hệ số tương quan r = 0.159, = 0.01 khá thấp chưa nói lên được mức độ tác động đáng kể của
học lực lớp 12 lên tổng điểm TSĐH.
Đặt giả thiết H0: Học lực lớp 12 độc lập với tổng điểm TSĐH.
Kết quả kiểm nghiệm mối quan hệ giữa 2 biến ―Học lực lớp 12‖ và ―Tổng điểm TSĐH‖
cho kết quả Gamma = 0.296, Sig = 0.000. Ta có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 nên ta bác bỏ
giả thiết H0. Do đó, học lực lớp 12 và tổng điểm TSĐH có ảnh hưởng với nhau.
Kết quả điểm trung bình (ĐTB) của các môn học lớp 12
Để thuận tiện cho xử lý và kiểm nghiệm, điểm TSĐH từng môn được phân nhóm song
song với ĐTB các môn lớp 12 gồm 5 nhóm: <5, >=5, >=6, >=7 và >=8.
Với ĐTB các môn học ở lớp 12, kiểm nghiệm giả thiết H0 cũng được tiến hành với điểm
TSĐH của các môn học tương ứng như sau:
Kết quả kiểm nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy có 8/12 môn có tương quan giữa ĐTB các môn
học lớp 12 với điểm TSĐH tác động với nhau, trong đó các môn Vật lý, Hóa học (khối A);
Sinh học (khối B); Toán học, Văn học và Anh văn (khối D1) tác động mạnh đến điểm TSĐH.
Các môn Toán học, Hóa học (khối B); Lịch sử, Địa lý (khối C) có mức ý nghĩa cao nên chấp
nhận giả thiết H0, vì vậy kết quả các môn học này không có tác động (độc lập) với điểm TSĐH
tương ứng. Bảng 3.2 cũng thể hiện rõ ràng kết quả các môn học khối D1 tác động mạnh đến
điểm TSĐH khối D1, kế đến là khối A. Khối B và C có môn Sinh học và Văn học tác động đến
điểm TSĐH.
Qua phân tích tương quan giữa học lực lớp 12 với tổng điểm TSĐH và ĐTB các môn
dự thi TSĐH với môn thi TSĐH tương ứng, cho thấy thành tích học tập có tác động tích cực
đến điểm TSĐH.
3.1.2. Các yếu tố tạo động cơ thi vào trường ĐH Sài Gòn
Động cơ thi vào trường ĐH Sài Gòn được điều tra trên 15 nội dung (tại câu 7, phần 1
của Phiếu trao đổi ý kiến), thực hiện trên thang đo likert 5 mức độ: 1 – Rất mạnh, 2 – Mạnh,
3 – Vừa phải, 4 – Rất ít, 5 – Không tác động.
Kết quả thống kê số liệu từ Phiếu trao đổi ý kiến về các yếu tố tạo động cơ thi vào ĐH Sài
Gòn thể hiện 3 mức độ ―Rất mạnh‖, ―Mạnh‖ và ―Vừa phải‖ tập trung ở các yếu tố (từ yếu tố 2
đến yếu tố 8 trong câu hỏi 7- xem phụ lục 3) sau:
Trường có ngành nghề yêu thích
Kết quả số liệu thu được từ phiếu trao đổi ý kiến ở yếu tố ―Trường có ngành nghề yêu
thích‖, có đến 85.38% SV chọn từ mức độ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ cho rằng yếu tố động cơ
―Trường có ngành nghề yêu thích‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn,
trong đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chiếm 55%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chỉ
chiếm 14.6%.
Với yếu tố tác động như vậy sẽ tạo động lực cho thí sinh nỗ lực đạt kết quả cao trong kì
thi tuyển sinh.
Tốt nghiệp dễ tìm việc làm
Số liệu bảng 3.4 chứng tỏ yếu tố ―Tốt nghiệp dễ tìm việc làm‖ có tác động đến điểm
TSĐH, cụ thể: có 73.62% số phiếu chọn từ mức độ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖, trong đó tác
9
động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chỉ chiếm 34.8%, mức độ ―Vừa phải‖ chiếm tỉ lệ cao nhất
38.8%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chiếm 26.4%.
Trường ĐH Sài Gòn là trường công lập
Bảng 3.4 cho thấy có đến 90.30% SV chọn động cơ ―Trường ĐH Sài Gòn là trường
công lập‖ ở mức độ từ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào
trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chiếm 71.5%, đặc biệt mức độ
―Rất mạnh‖ chiếm 38.8%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chỉ chiếm 9.6%.
Kết quả phân tích trên cho thấy yếu tố ―Trường ĐH Sài Gòn là trường công lập‖ là động cơ
tích cực có tác động mạnh mẽ đến việc HS chọn trường thi.
Điểm chuẩn các năm trước vừa sức thi
Có 87.89% SV cho rằng động cơ ―Điểm chuẩn các năm trước vừa sức thi‖ ở mức độ từ
―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong
đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chiếm 63.1%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chỉ
chiếm 12.1%.
Kinh nghiệm qua các đợt tư vấn tuyển sinh cho thấy phần lớn HS THPT chuẩn bị vào
ĐH rất quan tâm đến điểm chuẩn TSĐH các năm trước của các trường ĐH để chọn ngành,
chọn trường phù hợp với sở thích, năng lực cá nhân.
Có điều kiện học tập tốt
Có đến 78.90% SV chọn từ mức độ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ cho rằng yếu tố động
cơ ―Có điều kiện học tập tốt‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn,
trong đó mức độ ―Vừa phải‖ chiếm đến 47.5%, mức độ ―Rất mạnh‖ chiếm tỉ lệ rất thấp 7.0%,
mức độ ―Mạnh‖ chiếm 24.5%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chiếm 21.1%.
Số liệu trên đây thể hiện yếu tố ―Có điều kiện học tập tốt‖ không phải là yếu tố tác
động mạnh đến việc chọn trường của SV mà chỉ góp phần tác động vào quyết định chọn
trường.
Có dịch vụ hỗ trợ SV tốt
Tương tự như yếu tố ―Có điều kiện học tập tốt‖, ―Có dịch vụ hỗ trợ SV tốt‖ cũng là yếu tố
góp phần tác động vào quyết định chọn trường thi của HS. Yếu tố này cũng góp phần quan trọng
trong suốt quá trình học ĐH của SV. 64.40% SV chọn động cơ ―Có dịch vụ hỗ trợ SV tốt‖ ở mức
độ từ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn,
trong đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chỉ chiếm 22.2%, mức độ ―Vừa phải‖ chiếm đến
42.2%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chiếm đến 35.6%.
Có cơ hội làm việc và ở lại thành phố Hồ Chí Minh
Động cơ ―Có cơ hội làm việc và ở lại thành phố Hồ Chí Minh‖ cho kết quả 71.8% ở mức
độ từ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn,
trong đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chiếm 38.3%, mức độ ―Vừa phải‖ chiếm tỉ lệ cao
nhất 33.5% Mức độ. ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chiếm 28.3%.
Yếu tố này, ta dễ dàng nhận ra có 71.80% SV cho rằng có tác động thì tác động này có
thể nói là tác động mạnh vì số lượng SV khảo sát gồm cả sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và ở
các tỉnh. Tuy vậy, yếu tố này cũng chỉ là yếu tố thứ yếu trong một vài động cơ của SV trong
việc chọn trường.
Ngoài các yếu tố động cơ thi vào ĐH Sài Gòn đã phân tích ở trên. Chúng tôi còn tìm
10
thấy mối tương quan giữa 2 động cơ ―Trường ĐH Sài Gòn là trường công lập‖ với ―Điểm
chuẩn các năm trước vừa sức thi‖ ở bảng 3.5.
Động cơ thi vào 1 trường ĐH cũng là một yếu tố để HS nỗ lực và phấn đấu đạt được,
tùy mỗi trường ĐH mà HS ―lượng sức mình‖ để có những động cơ khác nhau tác động lên sự
quyết tâm của mình để thi đậu vào trường ĐH đó. Đây là một trong những yếu tố kích thích
HS nỗ lực học tập để đạt được kết quả mong muốn.
3.1.3. Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân
Điều tra yếu tố về mức độ đầu tư cho các môn học dự thi vào ĐH khi còn học phổ
thông với 8 nội dung (tại câu 3, phần 1 – Xem phụ lục 3), thực hiện trên thang đo likert với 5
mức độ: 1 – Rất nhiều, 2 – Nhiều, 3 – Vừa phải, 4 – Rất ít, 5 – Không đầu tư.
Kết quả số liệu thống kê từ phiếu trao đổi ý kiến về mức độ đầu tư cho các môn học dự thi
ĐH khi còn học phổ thông thể hiện 3 mức độ ―Rất nhiều‖, ―Nhiều‖ và ―Vừa phải‖ tập trung ở
các yếu tố (từ yếu tố 3 đến yếu tố 8 trong câu hỏi 3 của phiếu trao đổi ý kiến – xem phụ lục 3)
như sau:
Học thêm
Bảng 3.6 cho thấy có 60.3% SV chọn đầu tư ―Học thêm‖ ở mức độ từ ―Rất nhiều‖ và
―Nhiều‖, chỉ có 6.0% không đầu tư cho việc học thêm khi còn học THPT.
Kiểm nghiệm Chi-Square 2 biến ―Học thêm‖ và ―Khối thi‖ có kết quả Chi-Square =
59.061, df = 12, p-value = 0.000 (bảng 3.7) cho thấy khối A và khối D1 chọn đầu tư nhiều việc
học thêm, khối B và khối C đầu tư ở mức trung bình.
Ngoài ra, luận văn còn tìm ra mối tương quan giữa yếu tố học thêm với điểm các môn
thi TSĐH.
Vật chất, thiết bị học tập
Chỉ có 23.8% SV chọn đầu tư ―Rất nhiều và ―Nhiều‖, hơn 1 nửa đầu tư ―Vừa phải‖
(52.9%). Số không đầu tư cũng rất thấp 7.2%. Tuy khả năng đầu tư vật chất, thiết bị chưa cao
nhưng số liệu thu được thể hiện sự quan tâm của SV trong việc trang bị cho mình cơ sở vật chất
phục vụ học tập khi còn học THPT.
Lập kế hoạch học tập cụ thể
Kết quả thống kê cho thấy có 276 / 834 phiếu (33.1%) chọn đầu tư ở mức độ ―Rất
nhiều‖ và ―Nhiều‖, có gần một nửa phiếu (43.0%) chọn mức độ đầu tư ―Vừa phải‖ cho việc
lập kế hoạch học tập cho riêng mình. Những SV không đầu tư cho việc lập kế hoạch học tập
ở THPT chiếm tỉ lệ rất thấp 6.5%.
Tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học
36.1% SV chọn đầu tư cho việc tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học ở
mức độ ―Rất nhiều‖ và ―Nhiều‖, ở mức độ đầu tư ―Vừa phải‖ chiếm gần 1 nửa (41.8%). Mức
độ ―Không đầu tư‖ chỉ chiếm 5.0%.
Tóm tắt bài theo cách thức riêng để dễ học, dễ nhớ
81.60% SV có thói quen ―Tóm tắt bài để dễ học, dễ nhớ‖ ở mức độ từ ―Vừa phải‖ đến
―Rất mạnh‖, trong đó có đến 44.1% đầu tư ở mức độ ―Rất nhiều‖ và ―Nhiều‖. Chỉ có 4.6% là
―Không đầu tư‖.
Tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu
Tự rèn luyện kỹ năng cũng nhằm mục đích đạt kết quả cao trong học tập, thi cử, trong
11
đó có thi TSĐH và đây cũng là yếu tố tác động đến kết quả TSĐH vì có 505 / 834 phiếu
(60.6%) đầu tư ―Nhiều‖ và ―Rất nhiều‖, 28.8% đầu tư ở mức độ ―Vừa phải‖ và số SV
―Không đầu tư‖ là rất thấp 3.3%.
Ngoài ra, yếu tố ―Tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học‖ có tác động và hỗ
trợ lẫn nhau với yếu tố ―Tự rèn luyện‖, hệ số tương quan r = 0.401, = 0.01.
Nhìn chung, khả năng đầu tư cho các môn thi vào ĐH, SV chủ yếu đầu tư vào nhiều
việc ―Học thêm‖, ―Tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu‖. Mối
tương quan thuận giữa ―Lập kế hoạch học tập cụ thể‖ với ―Tìm phương án học tập phù hợp
với từng môn học‖, giữa ―Lập kế hoạch học tập cụ thể‖ với ―Tóm tắt bài theo cách thức riêng
để dễ học, dễ nhớ‖ cũng tác động vào việc học để SV trúng tuyển vào ĐH.
3.1.4. Môi trường gia đình
Điều kiện học tập ở nhà
Nhìn chung, điều kiện học tập ở nhà phân bố khá đồng đều ở 3 vị trí học tập: có phòng
riêng 29.2%; học chung với anh, chị, em 34.5%; góc học tập 36.3% (bảng 3.15). Trong đó,
góc học tập chiếm tỉ lệ cao nhất, có thể góc học tập là điều kiện mà cha mẹ HS thường sử
dụng cho con em họ để họ có thể giám sát chặt chẽ thời gian học tập của con mình.
Người thân trong gia đình học tại ĐH Sài Gòn
Số liệu khảo sát cho thấy số SV có người thân học ở ĐH Sài Gòn rất thấp 35 / 834, do
trường mới thành lập, phạm vi tuyển sinh cả nước cũng mới đây nên số lượng người học tại
ĐH Sài Gòn từ các tỉnh không nhiều. Tuy vậy, tỉ lệ người thân học tại ĐH Sài Gòn ở nhóm 4
có tổng điểm TSĐH từ 21 điểm trở lên chiếm cao nhất 6.3%, nhóm 3 từ 18 đến 20.75 điểm là
5.9%, nhóm 2 từ 15 đến 17.75 điểm là 3.4% (bảng 3.16).
Cha mẹ quan tâm đến việc con mình thi vào ĐH Sài Gòn
Có đến 616 / 834 (73.9%) phụ huynh quan tâm đến việc HS thi vào ĐH Sài Gòn, điều
này có tác động rất lớn đến động cơ thi vào ĐH Sài Gòn của HS.
4, tổng điểm TSĐH từ 21 điểm trở lên là cao nhất 84.4%, nhóm 3 là 75.3%, nhóm 2 là
73.3% và nhóm 1 là 71.1%.
Thành phần gia đình
Bảng 3.18 thể hiện phần lớn thành phần gia đình của SV trước khi thi vào ĐH là nông
dân chiếm 43.9%, các thành phần còn lại phân bố đều trong 56.1%. Điều này cũng thể hiện
phần lớn HS thuộc gia đình nông dân nỗ lực học tập để thi đậu vào ĐH. Đây còn là tư tưởng,
ý chí phấn đấu của các gia đình nông dân mong cho con của họ học tập nên người thoát khỏi
cảnh nghèo, cơ cực. Yếu tố này tác động gián tiếp đến điểm TSĐH qua các yếu tố ý chí quyết
tâm, nỗ lực trong học tập, động viên của gia đình…
Đời sống gia đình
93.8% đời sống gia đình của SV trước khi thi vào ĐH ở mức độ từ ―Bình thường‖ đến ―Rất
nghèo‖ (bảng 3.19), trong đó cao nhất là đời sống ở mức trung bình là 54.0%, tiếp theo là nghèo
28.30% và rất nghèo là 11.51%, trong khi ―Rất giàu‖ và ―Giàu‖ chỉ chiếm 6.2%. Số liệu này
cũng thể hiện khả năng nghèo vượt khó của HS để tìm cho mình tương lai tốt đẹp hơn. Nghiên
cứu của Ram Chandra Pokharel [42] cho thấy ―SV thuộc gia đình nghèo có kết quả học tập tốt
hơn ở ĐH Tribhuvan‖.
Cha mẹ kiểm tra, đôn đốc việc học tập
Ở yếu tố này, có đến 48% cha mẹ kiểm tra, đôn đốc việc học tập của HS ở mức độ ―Rất
12
thường xuyên‖ và ―Thường xuyên‖, mức độ ―Thỉnh thoảng‖ 33.0%, mức độ ―Không quan
tâm‖ chiếm tỉ lệ rất nhỏ 3.7%, ―Ít khi‖ chiếm 15.3% (bảng 3.20).
Nhìn chung trên 70% cha mẹ có quan tâm kiểm tra, đôn đốc việc học tập của HS. Yếu
tố này cũng tác động tích cực đến điểm TSĐH của SV.
Phương pháp giáo dục của cha mẹ
Kết quả thu thập được khá bất ngờ khi có đến 42.33% phương pháp giáo dục của cha
mẹ là ―Thoải mái‖, đây có phải là ―Cha mẹ để HS tự do trong học tập theo cách riêng của
chúng nhưng có kiểm soát không?‖ Hay ―Thoải mái‖ là ―Thôi kệ chúng nó làm gì thì làm,
học gì thì học không quan tâm miễn sao học tập có kết quả tốt‖. Đó là vấn đề đặt ra về
phương pháp giáo dục của cha mẹ, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng dù gì đi chăng
nữa đối tượng chúng ta khảo sát là SV ĐH (đã trúng tuyển) nên 42.33% phương pháp giáo
dục ―Thoải mái‖ vẫn mang tính tích cực, nghĩa là phương pháp giáo dục của cha mẹ là thoải
mái nhưng có kiểm soát. Phương pháp giáo dục ―Linh hoạt‖ chiếm 22.90% và ―Thấu hiểu‖
23.26%. Phương pháp giáo dục ―Nuông chiều‖ chiếm rất thấp 0.72% và ―Nghiêm khắc‖
chiếm 10.79% (bảng 3.21).
3.2. Phân tích những tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH
Dựa trên thực trạng các yếu tố thu thập và xử lý thống kê, luận văn sẽ bàn luận đến
những tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH theo 4 nhóm yếu tố gồm: Thành tích học tập;
Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn; Sự đầu tư, cố gắng của bản thân và Môi trường gia đình là biến
số độc lập và tổng điểm TSĐH là biến số phụ thuộc.
3.2.1. Mô hình hồi quy chung
Mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản (simple linear regression model)
y
i
= + x
i
+
i
trong đó y
i
là biến phụ thuộc (dependent) hay biến đáp ứng (response), là hằng số
(constant), là độ dốc (slope), x
i
là biến độc lập (independent) hay biến giải thích (explanatory),
và là sai số. 2 tham số (paramater) và còn gọi là hệ số hồi quy (regression coefficient).
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (multiple linear regression model)
Dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản phát triển thành mô hình hồi quy tuyến tính
đa biến:
y
i
= +
1
x
1i
+
2
x
2i
+ … +
k
x
ki
+
i
trong đó (x
1i
, x
2i
, …, x
ki
) là các biến độc lập và (
1
,
2
, …,
k
) là các độ dốc.
3.2.2. Biến số độc lập
Biến số độc lập đưa vào phân tích trong mô hình hồi quy gồm 4 nhóm yếu tố khảo sát
ban đầu:
Nhóm thứ nhất: Thành tích học tập ở bậc phổ thông.
Nhóm thứ hai: Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn.
Nhóm thứ ba: Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân.
Nhóm thứ tư: Môi trường gia đình.
3.2.3. Biến số phụ thuộc
Biến số phụ thuộc phân tích trong mô hình hồi quy là tổng điểm TSĐH (3 môn thi TSĐH
không hệ số).
13
3.2.4. Phân tích các yếu tố tác động đến điểm TSĐH
3.2.4.1. Xây dựng các mô hình hồi quy tuyến tính
Các mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng từ các biến số độc lập (gồm 4 nhóm yếu tố)
và biến số phụ thuộc Tổng điểm TSĐH. Luận văn xây dựng 15 mô hình, gồm 4 mô hình đơn
nhóm và 11 mô hình đa nhóm, mỗi mô hình gồm 5 mô hình riêng cho từng khối A, B, C, D1 và
cả 4 khối, vậy tổng cộng có 75 mô hình riêng. Trong 75 mô hình riêng, loại bỏ 28 mô hình riêng
trùng nhau và không có ý nghĩa thống kê, còn lại 47 mô hình riêng (bảng 3.22 và bảng 3.23).
3.2.4.2. Phân tích kết quả
Trong 47 mô hình riêng còn lại, giá trị R
2
từ 0.012 đến 0.192 tương ứng với khả năng
dự đoán từ 1.2% đến 19.2%. Do kết quả phân tích hồi quy thấp nên chúng tôi chỉ chọn xét
những mô hình có giá trị R
2
>= 0.1 (>= 10%), vậy có 19 mô hình riêng (các mô hình riêng
được in đậm trong bảng 3.22 và 3.23.
Bảng 3.24, 3.25, 3.26 và 3.27 thể hiện các mô hình hồi quy tuyến tính dự đoán tổng
điểm TSĐH gồm 8 mô hình thuộc khối A, 8 mô hình thuộc khối D1, 2 mô hình thuộc khối B
và 1 mô hình thuộc khối C, không có mô hình thuộc 4 khối.
Các mô hình thuộc khối A, yếu tố ĐTB môn Vật lý lớp 12 và thành phần gia đình là trí
thức có mức ý nghĩa cao p < 0.01, yếu tố rèn luyện kỹ năng và điều kiện học tập ở nhà là học
chung với anh, chị em có mức ý nghĩa 0 < 0.05. Khả năng dự đoán của các mô hình từ 10.7%
đến 17.5%, chủ yếu tác động mạnh từ ĐTB môn Vật lý lớp 12 và thành phần gia đình là trí
thức. Trong đó, yếu tố ĐTB môn Vật lý lớp 12, tự rèn luyện kỹ năng và thành phần gia đình là
trí thức có tác động thuận chiều; điều kiện học tập ở nhà là học chung có tác động ngược chiều.
Vậy nếu SV học tập tốt môn Vật lý ở THPT sẽ tác động tích cực đến tổng điểm TSĐH, đặc biệt
là điểm TSĐH môn Vật lý, thành phần gia đình là trí thức cũng có tác động tích cực đến điểm
TSĐH. Yếu tố tự rèn luyện cũng quan trọng, nếu HS tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài
tập và tham khảo tài liệu cho mình tốt thì sẽ xây dựng cho mình nền tảng kỹ năng vững chắc để
học tốt các môn học và đạt được kết quả mong muốn trong các kì thi. Điều kiện học tập tại gia
đình là học chung có tác động trái ngược, nghĩa là nếu học chung với anh, chị, em thì hiệu quả
giảm. Kết quả thống kê về điều kiện học tập tại nhà thì góc học tập có số lượng SV đạt điểm
TSĐH tốt. Chúng tôi có thể nói, yếu tố ĐTB môn Vật lý lớp 12, tự rèn luyện kỹ năng, điều kiện
học tập tại nhà là học chung và thành phần gia đình là trí thức có khả năng dự đoán và tác động
đến tổng điểm TSĐH.
Các mô hình thuộc khối D1, yếu tố thành phần gia đình là nông dân có mức ý nghĩa cao
nhất p < 0.001, yếu tố ĐTB môn Toán học lớp 12 và tự rèn luyện kỹ năng có mức ý nghĩa cao
p < 0.01, yếu tố thành phần gia đình là công nhân có mức ý nghĩa p < 0.05. Khả năng dự đoán
của các mô hình từ 12.8% đến 19.2%, chủ yếu tác động từ ĐTB môn Toán học lớp 12, tự rèn
luyện kỹ năng, thành phần gia đình là công nhân và nông dân, ĐTB môn Toán học lớp 12 có
tác động thuận chiều, nếu ĐTB môn Toán học lớp 12 cao thì tổng điểm TSĐH cũng tăng, nếu
SV đầu tư nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu thì
tổng điểm TSĐH sẽ có kết quả tốt hơn. Ngược lại với 2 yếu tố vừa phân tích, yếu tố thành phần
gia đình là công nhân và nông dân lại tác động ngược chiều, nghĩa là thành phần gia đình
không phải là công nhân hoặc nông dân thì tổng điểm TSĐH tăng. Vậy, ta có thể nói, yếu tố
14
ĐTB môn Toán học lớp 12 và tự rèn luyện kỹ năng có tác động thuận chiều đến tổng điểm
TSĐH, yếu tố thành phần gia đình là công nhân và nông dân có tác động ngược chiều với tổng
điểm TSĐH.
Ở khối B, tác động không mạnh như khối A và D1, chỉ có yếu tố có cơ hội làm việc và ở
lại thành phố Hồ Chí Minh có 1 ít tác động thuận chiều với tổng điểm TSĐH, ngược lại yếu tố
tốt nghiệp dễ tìm việc làm lại tác động ngược chiều với tổng điểm TSĐH. 2 yếu tố nói trên có
mức ý nghĩa thấp p < 0.05. Phân tích hồi quy cho thấy dự đoán từ 11.1% đến 13.0% từ các yếu
tố này đến tổng điểm TSĐH nên ít nhiều gì 2 yếu tố nói trên cũng có tác động đến tổng điểm
TSĐH.
Khối C, các yếu tố ĐTB môn Văn học lớp 12, tự rèn luyện kỹ năng và có người thân học
tại ĐH Sài Gòn có tác động thuận chiều với tổng điểm TSĐH, trong đó yếu tố ĐTB môn Văn
học lớp 12 có mức ý nghĩa cao nhất p < 0.01, 2 yếu tố còn lại có mức ý nghĩa p < 0.05. Khi SV
học tốt môn Văn học ở THPT thì kết quả TSĐH cũng đạt điểm tốt. Tương tự, nếu SV rèn luyện
kỹ năng học tập ở THPT thì cũng có tác động tích cực đến tổng điểm TSĐH. Yếu tố có người
thân học tại ĐH Sài Gòn cũng góp phần tác động đến điểm TSĐH.
Tóm lại, qua phân tích hồi quy tuyến tính, ta thấy rằng các yếu tố thuộc nhóm yếu tố 1
có ĐTB môn Vật lý lớp 12 tác động đến tổng điểm TSĐH khối A, ĐTB môn Văn học lớp 12
tác động đến tổng điểm TSĐH khối C và ĐTB môn Toán học lớp 12 tác động đến tổng điểm
TSĐH khối D1. Các yếu tố thuộc nhóm 1 có tác động phù hợp với kết quả học tập ở THPT
với tổng điểm TSĐH.
Các yếu tố thuộc nhóm yếu tố 2, chỉ có yếu tố tốt nghiệp dễ tìm việc làm tác động đến
tổng điểm TSĐH ở khối B.
Nhóm yếu tố 3, yếu tố tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu
có tác động đến tổng điểm TSĐH ở khối A, C và D1.
Yếu tố điều kiện học tập là học chung có tác động đến tổng điểm TSĐH của khối A. Ở
khối C, có người thân học tại ĐH Sài Gòn có tác động đến tổng điểm TSĐH. Thành phần gia
đình có tác động đến tổng điểm TSĐH ở khối A và D1, đặc biệt thành phần gia đình là trí thức,
công nhân và nông dân.
Nhìn chung, khối A và khối D1 có nhiều yếu tố tác động tích cực đến tổng điểm TSĐH
so với khối B và khối C.
oOo
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mỗi khi đến kì thi TSĐH không chỉ sự quan tâm, lo lắng của HS, cha mẹ, thầy cô mà còn
là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Nó còn được xem như bước ngoặt của đời người trên
con đường học vấn. Thành, bại trong thi cử liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó yếu tố bản
thân là quan trọng nhất, giúp HS đủ tin tự bước vào kì thi.
Mỗi HS khi còn học phổ thông, đa số đều xác định cho mình một hướng đi cho tương lai
15
để dựa vào đó chọn khối thi, ngành thi phù hợp với khả năng, năng lực của mình. Trên con
đường đã định hướng, ngoài nỗ lực của bản thân của HS còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình,
thầy cô, bạn bè, tác động của môi trường, xã hội để đạt được mục tiêu đề ra.
Luận văn đã tìm ra tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố đến tổng điểm TSĐH,
điểm TSĐH như sau:
Thành tích học tập ở bậc phổ thông:
Các khối A, B và D1, số SV đạt điểm TSĐH ở nhóm 3 (từ 15 đến 17.75 điểm) và nhóm
4 (từ 21 điểm trở lên) tỉ lệ thuận với học lực lớp 12. Xếp loại học lực lớp 12 cao thì tổng điểm
TSĐH đạt kết quả cao. Riêng khối C, mối quan hệ giữa học lực lớp 12 và tổng điểm TSĐH chưa
rõ rệt vì các môn thi khối C có khuynh hướng học thuộc bài.
Ở yếu tố ĐTB các môn học lớp 12, các môn Vật lý, Hóa học (khối A); Sinh học
(khối B); Văn học (khối C); Toán học, Văn học, Anh văn (khối D1) tác động mạnh đến điểm
TSĐH. Nhìn chung, khối D1 tác động mạnh đến điểm TSĐH, kế đến là khối A; khối B và C ít
tác động. Ngoài ra, trong phần phân tích tác động của các yếu tố, điểm TSĐH được xem xét
với từng môn thi >= 5 điểm thống kê theo ĐTB các môn học lớp 12 thì các môn Toán học, Hóa
học (khối B); Lịch sử, Địa lý (khối C) lại có tỉ lệ SV đạt điểm TSĐH từ trung bình trở lên tỉ lệ
thuận theo mức ĐTB các môn lớp 12 từ >=8 đến >=6.
Như vậy, học lực lớp 12 và ĐTB các môn học lớp 12 có tác động tích cực đến điểm
TSĐH.
Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn
Động cơ thi vào trường đại học là yếu tố để HS nỗ lực phấn đấu để đạt được. Các yếu
tố tạo nên động cơ để SV thi vào ĐH Sài Gòn gồm các yếu tố: Trường có ngành nghề yêu
thích; Tốt nghiệp dễ tìm việc làm; Trường ĐH Sài Gòn là trường công lập; Điểm chuẩn các
năm trước vừa sức thi; Điều kiện học tập tốt; Dịch vụ hỗ trợ SV tốt; Cơ hội làm việc và ở lại
thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó, yếu tố trường ĐH Sài gòn là trường công lập có động cơ mạnh nhất tác động
tích cực đến việc chọn trường thi của HS, từ động cơ này các HS mới nỗ lực, cố gắng để thi
đậu vào trường. Bên cạnh đó, yếu tố điểm chuẩn vừa sức thi cũng tạo động cơ mạnh để HS
chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn. Các yếu tố còn lại chủ yếu hỗ trợ, góp phần tác động vào
quyết định chọn trường thi của HS.
Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân
Đầu tư cho học tập là yếu tố quan trọng tác động đến kết quả học tập, thi, kiểm tra.
Luận văn xem xét trên 6 yếu tố: Học thêm; Vật chất, thiết bị học tập; Lập kế hoạch học tập cụ
thể; Tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học; Tóm tắt bài theo cách thức riêng để dễ
học, dễ nhớ; Tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu.
Yếu tố học thêm và tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu có
tác động mạnh đến điểm TSĐH ở các khối A, C và D1. Yếu tố học thêm được SV khối A và
D1 đầu tư nhiều hơn SV khối B và C khi còn học THPT. Kết quả khảo sát còn cho thấy các yếu
tố Lập kế hoạch học tập cụ thể, Tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học và Tóm tắt
bài theo cách riêng để dễ học, dễ nhớ ở khối B và C không được SV đầu tư nhiều. Ngoài ra, các
yếu tố còn lại tác động hỗ trợ cho việc đầu tư học tập của SV khi học THPT. Hơn nữa, luận văn
còn tìm ra mối tương quan thuận giữa yếu tố lập kế hoạch học tập cụ thể và yếu tố tìm phương
16
án học tập phù hợp với từng môn học, giữa yếu tố lập kế hoạch học tập cụ thể và tóm tắt bài
theo cách thức riêng để dễ học, dễ nhớ.
Môi trường gia đình
Luận văn xem xét các yếu tố: Điều kiện học tập ở nhà; Người thân trong gia đình học
tại ĐH Sài Gòn; Cha mẹ quan tâm đến việc con mình thi vào ĐH Sài Gòn; Thành phần gia
đình; Đời sống gia đình; Cha mẹ kiểm tra, đôn đốc việc học. Các yếu tố nêu trên đều có ít
nhiều tác động đến điểm TSĐH. Phần lớn cha mẹ đều quan tâm, kiểm tra, đôn đốc việc học của
con mình cũng như tạo điều kiện học tập tốt tại nhà. Kết quả nghiên cứu cho thấy gần một nửa
SV trước khi thi vào ĐH Sài Gòn có thành phần gia đình là nông dân, yếu tố này thể hiện tính
tích cực của SV vượt khó học tập để tiến vào con đường ĐH.
Ngoài ra, phương giáo dục giáo của cha mẹ là thoải mái cũng chiếm gần một nửa số liệu
thu thập được, yếu tố này nói lên phương pháp giáo dục của cha mẹ là thoải mái nhưng có kiểm
soát nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con mình học tập, không căng thẳng, gò ép.
Mặc dù kết quả khảo sát, xử lý và phân tích đi đến số liệu thống kê, hồi quy chưa thể hiện
được tác động mạnh mẽ, nhưng luận văn đã nỗ lực phân tích các số liệu về yếu tố có khả năng
tác động đến tổng điểm TSĐH.
Hạn chế và hướng phát triển
Luận văn nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH ở 4 nhóm yếu tố
Thành tích học tập ở bậc phổ thông; Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn; Sự đầu tư, cố gắng của cá
nhân; Môi trường gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động trực tiếp và gián
tiếp nhất định đến điểm TSĐH. Tuy nhiên, trong phân tích mô hình dự đoán khả năng tác động
của các yếu tố, kết quả chỉ ở mức tối đa 19.2%. Vì vậy, cần bổ sung thêm yếu tố khảo sát, điều
chỉnh thang đo để tìm ra các yếu tố tìm ẩn tác động đến điểm TSĐH.
Luận văn cần phân tích các yếu tố sâu hơn, bổ sung thêm các yếu tố có khả năng tác động
trực tiếp và gián tiếp, mở rộng đối tượng khảo sát và mở rộng phạm vi nghiên cứu mẫu ngoài
trường ĐH Sài Gòn.
Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực
nghiên cứu tác động của các yếu tố đến kết quả tuyển sinh, thi và kiểm tra.
Giúp trường ĐH Sài Gòn nâng cao chất lượng đầu vào qua công tác tuyển sinh. Tăng
cường công tác tư vấn tuyển sinh dựa vào các yếu tố chiếm ưu thế trong nghiên cứu đã phân
tích.
Số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến điểm TSĐH ở
góc nhìn khác nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển sinh ĐH.
Bổ sung thêm thông tin vào tài liệu nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả
học tập, kết quả thi.
Hỗ trợ nhà trường, gia đình và bản thân học sinh thông tin định hướng cho việc
chuẩn bị thi vào ĐH.
2. Khuyến nghị
TSĐH là vấn đề lớn của toàn xã hội vì vậy mục đích để đạt được kết quả tuyển sinh tốt
cần phải có nhiều yếu tố hỗ trợ. Qua phân tích một số yếu tố từ dữ liệu thu thập được, chúng tôi
có một số khuyến nghị như sau:
17
Trong các yếu tố tác động gián tiếp, HS cần tập trung gia tăng kỹ năng lập kế hoạch học
tập, tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học, tóm tắt bài theo cách thức riêng để dễ
học, dễ nhớ hỗ trợ cho kỹ năng tự rèn luyện cho HS ngay từ khi học phổ thông. Việc này có thể
thực hiện bằng cách định hướng cho HS để phục vụ cho việc học của mình. Ngoài ra, tập trung
thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS, tạo điều kiện tổ chức
các hoạt động để HS có thể đạt được những kiến thức kĩ năng mới theo yêu cầu của chương
trình.
Đối với cha mẹ học sinh: cần tăng cường, động viên HS theo đuổi năng lực giáo dục của
chính bản thân, định hướng tương lai cho HS theo năng lực, sở trường, sở thích. Tăng cường
giáo dục HS theo hình thức tích cực để HS có thể đạt kết quả học tập tốt. Tạo điều kiện thuận
lợi về vật chất và tinh thần tốt nhất cho HS yên tâm, thoải mái trong học tập.
Trong nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng tác động của công tác tư vấn tuyển sinh còn
thấp, vì vậy, trong những năm tới trường ĐH Sài Gòn tiếp tục đầu tư và mở rộng công tác tư
vấn tuyển sinh hơn nữa.
References
A. Các tài liệu trong nước
1. Nguyễn Hữu Chí (2011), ―Quan niệm hiện đại về học tập‖, Tạp chí Khoa học Giáo dục
(64), 10-12.
2. Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (1998), Xã hội học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
3. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, NXB Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
4. ĐH Sài Gòn (2010), Báo cáo Tự đánh giá,Trường Đại học Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh .
5. Nguyễn Văn Hiến (2010), ―Một số vấn đề về năng lực khám phá kiến thức mới của học
sinh trong học tập‖, Tạp chí Khoa học Giáo dục (63), 33-38.
6. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và Đo lường trong Khoa học Xã hội, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Kỷ yếu Hội thảo (2006), Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục ĐH, NXB ĐH
Quốc gia TP.HCM.
8. Kỷ yếu Hội thảo (2010), Đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH theo hệ thống tín chỉ, Tạp
chí ĐH Sài Gòn.
9. Nguyễn Phương Nga và Nguyễn Quý Thanh (2007), Giáo dục ĐH: một số thành tố của
chất lượng, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
10. Phạm Thành Nghị (2010), ―Động cơ trong của hoạt động học tập và các giải pháp tăng
cường‖, Tạp chí Khoa học Giáo dục (61), 6-9.
11. Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục ĐH (Quan điểm và giải pháp), NXB ĐH Quốc gia Hà
Nội.
18
12. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục ĐH (Phương pháp dạy và học), NXB ĐH Quốc gia Hà
Nội.
13. Đào Thị Oanh (2010), ―Một số biện pháp rèn luyện khả năng tổ chức tự học ở nhà của
học sinh trung học phổ thông‖, Tạp chí Khoa học Giáo dục (62), 32-36.
14. Trần Thị Tuyết Oanh (2009), Giáo trình giáo dục học – tập 2, NXB ĐHSP, Hà nội.
15. Phạm Hồng Quang (2006), ―Hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho SV-điều kiện
cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo‖, Tạp chí Giáo dục (130).
16. Nguyễn Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục, Hà nội.
17. Phạm Văn Quyết (2009), Thiết kế công cụ đo lường và khảo sát cho nghiên cứu định
lượng, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
18. Thanh (2001). Phương pháp nghiên cứu xã hội
học, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội.
19. Vũ Thị Sơn (2004), ―Môi trường học tập trong lớp học‖, Tạp chí Giáo dục (102).
20. Nguyễn Thạc (2008), Tâm lí học sư phạm ĐH, NXB ĐHSP, Hà nội.
21. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB ĐH Huế.
22. Tôn Thân (2011), ―Phát hiện và bồi dưỡng tài năng tiềm ẩn trong mỗi con người‖, Tạp
chí Khoa học Giáo dục (65), 9-11.
23. Đỗ Văn Thông (2003), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, khoa Sư phạm, ĐH
An Giang.
24. Đỗ Ngọc Thống (2010), ―Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông‖,
Tạp chí Khoa học Giáo dục (62), 7-12.
25. Dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục,
NXB Khoa học Xã hội.
26. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản), NXB ĐH
Quốc gia Hà Nội.
27. Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm, Hà nội.
28. Hoàng Ngọc Vinh (2007), Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục ĐH, (bản dịch từ tài
liệu ―Guide to Teaching and Learning in Higher Education‖), Hà Nội.
B. Các tài liệu nước ngoài
29. Anne Aidla (2009), The impact of individual and organisational factors on academic
performance in Estonian general educational schools, Doctor Thesis, University of
Tartu, Estonia.
30. Anne T. Henderson và Karen L. Mapp (2002), The Impact of School, Family, and
19
Community Connections on Student Achievement, Annual Synthesis, National Center for
Family & Community Connections with Schools, Texas.
31. Bardley, S., Taylor, J. (1998). The Effects of School Size on Exam Performance in
Secondary Schools, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, Department of
Economics, University of Oxford, Vol. 60 (3), pp. 291 – 324.
32. Borland, M. V., Howsen, R. M. (2003). An Examination of the Effect of Elementary
School Size on Student Academic Achievement, International Review of Education, Vol.
49 (5), pp. 463 – 474.
33. Bowen, N. K. (1999). A role for school social workers in promoting student success
through school-family partnership, Social Work in Education, Vol. 21 (1), pp. 34 – 74.
34. Dearden, L., Ferri, J., Meghir, C. (2002). The Effect of School Quality on Educational
Attainment and Wages, Review of Economics and Statistics, Vol. 84 (1), pp. 1 – 20.
35. Gruenert, S. (2005), Correlations of Collaborative School Cultures with Student
Achievement, NASSP Bulletin, Vol. 89 (645), pp. 43 – 55.
36. I. T. Hawryszkiewycz (2006), Software Agents for Managing Learning Plans,
Department of Information Systems, University of Technology, Sydney.
37. Jacobs, N., Harvey, D. (2005). Do parents make a difference to children’s academic
achievement? Differences between parents of higher and lower achieving students,
Educational Studies, Vol. 31 (4), pp. 431 – 448.
38. Jeffrey H. D. Cornelius-White, Aida C. Garza và Ann T. Hoey (2004), Personality,
Family Satisfaction, and Demographic Factors That Help Mexican American Students
Succeed Academically, Journal of Hispanic Higher Education, Vol. 3, No. 3, p.270 –
283.
39. Nettles, S. M., Herrington, C. (2007). Revisiting the Importance of the Direct Effects of
School Leadership on Student Achievement: The Implications for School Improvement
Policy, Peabody Journal of Education, Vol. 82 (4), pp. 724 – 736.
40. Nighat Sana Kirmani (2008), Identification and Analysis of The Factors Affecting
Student Achievement in Higher Education, 2
nd
International Conference on Assessing
Quality in Higher Education, 1
st
– 3
rd
December, 2008, Lahore - Pakistan, Lecturer,
Institute of Education & Research, University of the Punjab, Pakistan.
41. Rainey, D. V. và Murova, O. (2004). Factors influencing education achievement,
Economics, 36 (21), 2397 — 2404.
42. Ram Chandra Pokharel (2008), Factors Influencing Examination Results in Higher
Education for Maximizing Validity and Improving Students’ Pass Rate in Examination
20
System of Tribhuvan University, Nepal.
43. Rosemary Win and Paul W. Miller (2001), The Effects of Individual and School Factors
on University Students’ Academic Performance, The Center for Labour Market
Research, The University of Western Australia.
44. Ross Finnie và Richard Mueller (2008), The Effects of Family Income, Parental
Education and Other Background Factors on Access to Post-Secondary Education in
Canada, Canadian Education Project, Toronto, Ontario, Canada.
45. Shirvani, H. (2007). Effects of teacher communication on parents’ attitudes and their
children’s behaviours at schol, Education, Vol. 128 (1), pp. 34 – 47.
46. S.S. Umar, I.O. Shaib, D.N. Aituisi, N.A. Yakubu và O. Bada (2010), The Effect of
Social Factors on Students’ Academic Performance in Nigerian Tertiary Institutions,
University of Nebraska - Lincoln, Nigeria.
47. Stewart, E. B. (2008). School Structual Characteristics, Student Effort, Peer
Associations, and Parental Involvement: The Influence of School-and Individual-Level
Factors on Academic Achievement, Education and Urban Society, Vol. 40 (2), pp. 179 –
204.