Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.92 KB, 19 trang )

Chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

Nguyễn Lê Quý Hiển

Trường Đại học Kinh tế
Luận án Tiến sĩ ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 62.31.01.01
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Than, TS Trần Tiến Cường
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ sở hữu (QHSH), chuyển
biến QHSH trong Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) thông qua các
hình thức, phương thức CPH và tác động đến quan hệ tổ chức, quản lý, quan hệ phân
phối cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCPH. Phân tích kinh nghiệm tư
nhân hóa ở CHLB Nga và CPH DNNN ở Trung Quốc. Rút ra một số bài học kinh
nghiệm đối với chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam. Phân
tích, đánh giá về mặt định tính, định lượng về tác động của chuyển biến QHSH đến
hiệu quả hoạt động của các DNCPH đối với mức độ chi phối về vốn của CTSH Nhà
nước ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy
chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,
kinh doanh của các DNCPH trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020.

Keywords: Kinh tế chính trị; Doanh nghiệp nhà nước; Quan hệ sở hữu; Cổ phần hóa

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một yêu cầu có tính phổ biến ở tất cả các quốc gia
trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Cổ phần
hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
nhằm sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN. Từ


năm 1992 đến nay, Đảng và Nhà nước đã từng bước xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các
quan điểm, đường lối, chính sách, biện pháp, bước đi và đã tiến hành CPH một số lượng khá
lớn DNNN. Quá trình này đã có những tác động tích cực, đúng hướng đối với sự chuyển biến
quan hệ sở hữu (QHSH) trong DNCPH; song cũng đã bộc lộ không ít những khuyết điểm,
thiếu sót, hạn chế cả ở phương diện nhận thức, lý luận cũng như thực tế triển khai.
CPH DNNN là một quá trình chuyển đổi sở hữu về tư liệu sản xuất trong doanh nghiệp
nhà nước đã cổ phần hóa (DNCPH từ độc quyền nhà nước sang đa sở hữu nên nó sẽ làm
chuyển biến QHSH trong những doanh nghiệp này. Vậy, chuyển biến QHSH trong quá trình
CPH DNNN sẽ tác động như thế nào đến quan hệ quản lý, phân phối và hiệu quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh của DNCPH? Thực trạng chuyển biến QHSH tác động đến kết quả hoạt

2
động sản xuất, kinh doanh của DNCPH giai đoạn 1992 – 2010 ở Việt Nam như thế nào? Cần
có giải pháp gì để thúc đẩy chuyển biến QHSH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
DNCPH trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020? Đi tìm câu trả lời cho những
câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả chọn đề tài “Chuyển biến QHSH trong CPH DNNN ở Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu của Luận án Tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề CPH DNNN dưới
nhiều góc độ khác nhau cả về lý luận, thực tiễn cũng như đề xuất các giải pháp… nhưng có thể
khẳng định, chưa có nghiên cứu nào trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về chuyển biến
QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam đến năm 2010.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích thực trạng chuyển biến QHSH trong quá
trình CPH DNNN từ 1992 đến nay; làm rõ chuyển biến QHSH đã tác động như thế nào đến
hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNCPH; trên cơ sở đó Luận án đề xuất các giải pháp thúc
đẩy chuyển biến QHSH tại DNCPH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
này trong bối cảnh kinh tế thế giới và nước ta trong thời gian sắp tới.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để thực hiện mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án phải giải quyết những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau: Một là, làm rõ nhận thức, lý luận về một số vấn đề liên quan đến
QHSH, chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN. Hai là, tham khảo kinh nghiệm quốc
tế về CPH DNNN ở Nga và Trung Quốc về vấn đề nghiễn cứu. Ba là, tổng quan quá trình xây
dựng quan điểm, đường lối, chính sách liên quan đến chuyển biến QHSH trong quá trình CPH
DNNN. Đồng thời, tổng hợp, đánh giá lại quá trình thực hiện công tác CPH DNNN ở nước ta
thời gian qua để khẳng định những thành công, kết quả và phát hiện những thiếu sót, tồn tại
liên quan đến mặt công tác này. Bốn là, phân tích thực trạng chuyển biến QHSH trong CPH
DNNN, chỉ rõ chuyển biến sở hữu này có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh của DNCPH. Năm là, đề xuất quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển biến
QHSH trong quá trình CPH DNNN ở nước ta trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn
2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN
thời gian qua; trong đó, chủ yếu nghiên cứu tác động của chuyển biến QHSH tới quan hệ quản
lý, phân phối và cuối cùng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCPH.
b. Phạm vi nghiên cứu.
(1) Về quan điểm, đường lối, chính sách và giải pháp CPH DNNN được hệ thống hóa từ
tháng 1992 đến nay. (2) Nghiên cứu chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN thông
qua phân tích định tính về tác động của chuyển biến QHSH đối với hiệu quả hoạt động của
các DNCPH.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy
vật lịch sử; sử dụng phương pháp lô gíc lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở vận
dụng những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển và hội

3
nhập kinh tế; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu truyền thống khác như phân tích và
tổng hợp, đối chiếu và so sánh Bên cạnh đó, Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu

định lượng để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCPH, trong đó
đặc biệt so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa các DNCPH có sở hữu Nhà n-
ước chi phối và các DNCPH mà sở hữu Nhà nước không chi phối. Ở đây, luận án đã thực
hiện phương pháp thống kê chọn mẫu cho việc phân tích sự thay đổi trong hiệu quả kinh
doanh của các DNCPH thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)
quản lý giai đoạn 2006 - 2010. Mẫu nghiên cứu bao gồm 77 doanh nghiệp, được thiết kế
dựa trên phân tầng về ngành và quy mô, kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm
đảm bảo tính đại diện cũng như thỏa mãn các tiêu chí nghiên cứu của đề tài. Các chỉ tiêu
nghiên cứu về hiệu quả kinh tế bao gồm: Các thước đo tuyệt đối như doanh thu; tài sản; vốn
chủ sở hữu; lợi nhuận; và các thước đo tương đối như tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
(ROE); tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS); và tỷ suất lợi nhuận/tài sản (ROA).
6. Đóng góp mới của của Luận án
(1) Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về sở hữu, QHSH , về chuyển biến QHSH
trong CPH DNNN thông qua các hình thức, phương thức CPH và tác động đến quan hệ
quản lý, phân phối cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCPH. (2) Trên cơ sở phân
tích kinh nghiệm tư nhân hóa ở CHLB Nga và CPH DNNN ở Trung Quốc, Luận án đã rút ra
một số kinh nghiệm quốc tế cho chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt
Nam. (3) Phân tích, đánh giá về mặt định tính và định lượng về tác động của chuyển biến
QHSH đến hiệu quả hoạt động của các DNCPH đối với mức độ chi phối về vốn của CTSH
Nhà nước ở Việt Năm trong giai đoạn 2006 - 2010. (4) Đề xuất một số giải thúc đẩy chuyển
biến QHSH trong quá trình CPH DNNN nhằm thúc đẩy quá trình này và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các DNCPH trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chữ cái viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo , nội
dung của Luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước.
Chương 2. Chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
ở Việt Nam.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ

phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong gian đoạn từ nay đến 2015, tầm
nhìn đến 2020

4
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước
1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước
Sau khi nêu ra khái niệm, đặc trưng cơ bản và vai trò của sở hữu nhà nước trong nền kinh
tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Luận án đã nêu ra một số khái niệm về doanh
nghiệp nhà nước (DNNN), vai trò của DNNN trong nền kinh tế và các loại hình DNNN. Tác
giả quan tâm tới hình thức phân loại DNNN theo tỷ lệ vốn góp; theo đó có 4 loại hình là (1)
Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; (2) Doanh nghiệp trong đó sở hữu nhà nước nắm vai trò
chi phối; (3) Doanh nghiệp trong đó sở hữu nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối; (4)
Doanh nghiệp trong đó sở hữu nhà nước nắm giữ cổ phần đặc biệt.
1.1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
CPH) DNNN là một quá trình chuyển một phần hoặc toàn bộ sở hữu nhà nước trong doanh
nghiệp sang các hình thức sở hữu khác nhằm mục đích huy động các nguồn lực từ các thành
phần kinh tế phi nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có 3 mục tiêu của CPH DNNN, trong đó, mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp là quan trọng nhất. Có 3 loại hình CPH cơ bản phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu nhà nước còn
lại tại doanh nghiệp CPH. Có 3 phương thức CPH: (1) Phát hành cổ phiếu lần đầu trên thị
trường chứng khoán hay phương thức IPO. (2) Bán cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược. (3)
Bán cổ phiếu cho các cổ đông là nhân viên trong công ty.
1.2. Chuyển biến QHSH trong CPH DNNN
1.2.1. Chuyển biến QHSH
Quan hệ sở hữu (QHSH) là quan hệ giữa người với người về đối tượng sở hữu (ĐTSH).
QHSH đóng vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất (QHSX) vì nó chi phối tới quan hệ tổ
chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm. Sự hình thành, phát triển và biến đổi
các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất nói riêng và QHSH nói chung là quá trình lịch sử tự

nhiên do đòi hỏi của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội, có tính quy luật, chịu sự chi phối
của quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
Sự biến đổi, phát triển của các hình thức sở hữu có tính lịch sử; trong đó sự phát triển
không ngừng của LLSX đóng vai trò quyết định; hình thức sở hữu trước là tiền đề cho hình
thức sở hữu sau và các hình thức sở hữu giúp khuyến khích sự phát triển của LLSX sẽ tồn tại,
phát triển, không bị triệt tiêu. Như vậy, sự phát triển không ngừng của LLSX cũng chính là
nguyên nhân làm biến đổi QHSH. Mặt khác, khi đề cập tới sự biến đổi QHSH tức là ta đề cập
tới sự biến đổi về CTSH, hoặc ĐTSH và mối quan hệ giữa các CTSH về ĐTSH. QHSH biến
đổi sẽ làm biến đổi quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối.
1.2.2. Chuyển biến QHSH trong CPH DNNN
Chuyển biến QHSH trong CPH DNNN là sự biến đổi QHSH trong quá trình CPH DNNN
theo hướng khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp này. CPH DNNN đã tạo nên sự biến đổi về chất của QHSH, nó được thể hiện
thông qua ba mặt cơ bản sau: Một là, CPH DNNN làm biến đổi căn bản cơ cấu CTSH trong
DNCPH nên nó đã làm biến đổi CTSH từ đơn nhất thành đa chủ sở hữu. Hai là, tính mục đích
được thể hiện rõ trong CPH DNNN là thông qua sự biến đổi cơ cấu CTSH để khai thác hiệu quả
hơn ĐTSH vì đây cũng chính là mục tiêu quan trọng nhất của CPH DNNN. Ba là, CPH DNNN
làm biến đổi căn bản mối quan hệ nội tại của CTSH về ĐTSH do CPH đã làm CTSH đã biến

5
đổi từ đơn sở hữu thành đa sở hữu. Như vậy, CPH DNNN làm chuyển biến QHSH trong
DNCPH nên sẽ có tác động tới quan hệ tổ chức, quản lý và phân phối.
Với mỗi hình thức CPH khác nhau cũng sẽ tác động tới chuyển biến QHSH không giống
nhau: (1) Hình thức CPH trong đó sở hữu nhà nước vẫn nắm giữ vai trò chi phối đối với các
hình thức sở hữu khác có làm biến đổi QHSH trong DNNN sau CPH nhưng không đáng kể vì
sở hữu nhà nước vẫn tiếp tục đóng vai trò chi phối toàn bộ QHSX; về cơ bản một số hạn chế
về QHSH trong DNNN khó được khắc phục cũng như sự chi phối trực tiếp của nhà nước vào
hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa được hạn chế. Do đó, hiệu quả đối với việc điều chỉnh
quan hệ quản lý, phân phối thông qua chuyển đổi cơ cấu CTSH khó đạt yêu cầu đặt ra; mục

tiêu nâng cao hiệu quả của DNNN rất khó thực hiện. (2) Hình thức CPH trong đó sở hữu nhà
nước có tham gia nhưng không chi phối các hình thức sở hữu khác làm biến đổi cơ bản cơ
cấu sở hữu của doanh nghiệp CPH nên sẽ làm biến đổi các quan hệ liên quan tới QHSH
trong doanh nghiệp. Cơ cấu sở hữu thay đổi nên quyền quản lý, tổ chức sản xuất và phân phối
sản phẩn làm ra do tập thể cổ đông quyết định. Mục tiêu tạo chuyển biến tích cực trong khai
thác ĐTSH thông qua sự biến đổi của CTSH có tính khả thi cao. (3) Hình thức CPH trong đó
nhà nước rút toàn bộ vốn tại doanh nghiệp CPH làm biến đổi toàn bộ QHSH trong DNNN
sau CPH do nó làm thay đổi hoàn toàn CTSH. Mọi quan hệ từ tổ chức, quản lý sản xuất đến
phân phối sản phẩm làm ra đều do đại diện của các hình thức sở hữu phi Nhà nước chi phối.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế
Thông qua kinh nghiệm tư nhân hóa ở Nga và CPH DNNN ở Trung Quốc, Luận án đã rút
ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam là: Một là, CPH DNNN hay tạo chuyển biến
sở hữu trong DNCPH là một chương trình nằm trong kế hoạch tổng thể cải cách DNNN nên
cần có lộ trình cụ thể, triển khai quyết liệt nhưng tránh nóng vội. Hai là, đảm bảo chính sách
cho người lao động là một yêu cầu quan trọng đặt ra của CPH DNNN nhưng không được thực
hiện theo tư tưởng “cào bằng” chủ nghĩa; đồng thời không để các đại diện CTSH nhà nước
trước CPH và người lao động năm trên 50% vốn điều lệ. Ba là, cần thực hiện tách quyền sở
hữu và quyền quản lý, kinh doanh ra độc lập để nhà nước chỉ đảm nhận vai trò là chủ sở hữu,
quyền quản lý, kinh doanh giao cho ban điều hành doanh nghiệp. Bốn là, xây dựng, hoàn
thiện hệ thống pháp luật liên quan tới CPH DNNN để điều chỉnh, kiểm soát được quá trình
chuyển biến QHSH trong DNCPH; tránh tình trạng biến tài sản thuộc sở hữu nhà nước sang
sở hữu tư nhân; từ độc quyền nhà nước sang độc quyền tư nhân. Năm là, tách chức năng đại
diện CTSH và chức năng quản lý nhà nước để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

6

Chương 2: Chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam
2.1. Tổng quan về quá trình CPH DNNN ở Việt Nam
2.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN
Nhận thức được thực trạng hoạt động yếu kém của hệ thống DNNN nên chỉ 5 năm sau khi

chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định
hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương về CPH DNNN như một phương thức để
sắp xếp lại hệ thống DNNN. Đây là một hướng đi đúng trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống DNNN. Các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về CPH
DNNN là nhất quán và ngày càng được cụ thể hoá về mục tiêu, phương thức, đối tượng và
giải pháp. Tuy nhiên, do đây là một công tác còn tương đối mới cả về lý luận và thực tiễn;
vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm nên có nơi, có lúc những ý kiến chỉ đạo chưa thật sự kịp
thời, chưa theo sát thực tiễn sinh động của mặt công tác này.
2.1.2. Tổ chức thực hiện
- Giai đoạn thí điểm CPH (6/1992 - 6/1998): Mặc dù kết quả CPH còn rất nhiều hạn chế
nhưng Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác CPH DNNN đối với yêu cầu
đổi mới, sắp xếp lại DNNN nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và hoạt động phù hợp với cơ chế
thị trường định hướng XHCN.
- Giai đoạn tăng tốc CPH (6/1998 - 5/2002): Với một hệ thống cơ chế chính sách mới, chi tiết
hơn, thông thoáng hơn; phân cấp, phân quyền đã cụ thể hơn; chú trọng hơn đến việc hỗ trợ cho
doanh nghiệp cũng như quyền lợi của nhà đầu tư đã thực sự tạo ra một động lực mới thúc đẩy tiến
trình CPH DNNN trong giai đoạn này.
- Giai đoạn đẩy mạnh (bắt đầu từ tháng 6/2002): Mặc dù đã liên tục có những điều chỉnh
chính sách, song quá trình CPH đến hết năm 2008 chỉ thực hiện được đối với hơn 3.836 DNNN
(đa số là doanh nghiệp quy mô nhỏ); còn khoảng 2.000 DNNN cỡ vừa và lớn. Nếu tính đến hết
năm 2010, cả nước đã CPH được 4.047 doanh nghiệp còn khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp. Tuy
nhiên, phần lớn các doanh nghiệp nhóm này chưa sẵn sàng với CPH kiểu này
2.2. Chuyển biến QHSH trong CPH DNNN
Bản chất của CPH DNNN của Việt Nam, đó là một quá trình xã hội hóa sở hữu nhà nước
trong DNNN để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Quá trình xã hội hóa sở hữu
nhà nước đó được thực hiện thông qua việc Nhà nước chuyển một phần hoặc toàn bộ sở hữu
nhà nước trong doanh nghiệp sang các hình thức sở hữu khác. Quá trình này sẽ dẫn đến sự
thay đổi trong cơ cấu sở hữu vốn cũng như phương thức quản lý và phân phối tại các doanh
nghiệp; qua đó có thể giúp các doanh nghiệp CPH nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động
hiệu quả hơn. Sau gần 20 năm triển khai CPH, chuyển biến QHSH trong các DNNN của Việt

Nam đã diễn ra như thế nào và có tác động gì đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung?
2.2.1. Cơ cấu sở hữu trong các DNCPH
Khi đề cập tới chuyển biến QHSH tức là đề cập tới sự biến đổi về CTSH hoặc ĐTSH hay
mối quan hệ phát sinh giữa các CTSH liên quan tới ĐTSH.
Ở giai đoạn thí điểm, sự biến đổi CTSH trong cơ cấu sở hữu DNCPH giai đoạn này có diễn
ra nhưng không có nhiều tác động tới việc khai thác ĐTSH do CTSH Nhà nước vẫn đóng vai
trò chi phối. Bước sang giai đoạn mở rộng diện CPH, sự thay đổi trong cơ cấu sở hữu không có
nhiều khác biệt so với giai đoạn thí điểm do CPH mang nặng tính nội bộ trong công ty và tỷ
trọng vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp vẫn còn rất lớn (trên 50%). Chuyển biến trong cơ
cấu CTSH DNCPH chỉ bước đầu khởi sắc khi CPH chuyển sang giai đoạn tăng tốc và đẩy
mạnh. Đến giai đoạn này, sự biến đổi CTSH đã sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn. Nếu ở giai đoạn

7
trước, cơ cấu CTSH không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài sinh
sống, làm việc tại Việt Nam thì nay đã có nhóm CTSH này. Nếu trước đây, dù đa sở hữu nhưng
sở hữu Nhà nước vẫn đóng vai trò chi phối hoàn toàn thì hiện nay có nơi, có lúc, chủ sở hữu
Nhà nước chỉ còn bình đẳng như các cổ đông khác; thậm chí không còn sở hữu Nhà nước tại
các DNCPH (khi Nhà nước thoái vốn hoàn toàn). Chuyển biến QHSH trong giai đoạn này được
lý giải bằng chuyển biến cơ cấu CTSH của DNCPH theo hướng CTSH Nhà nước giảm dần vai
trò chi phối tới các CTSH khác trong doanh nghiệp cũng như rút khỏi cơ cấu CTSH của doanh
nghiệp sau CPH. Ngoài ra, sự xuất hiện của SCIC - năm 2006 đã làm cho cơ cấu sở hữu của
DNCPH đa dạng hơn; đặc biệt là số lượng doanh nghiệp sau CPH không còn sự hiện diện của
CTSH Nhà nước đã tăng nhanh.
Một nội dung quan trọng khác trong chuyển biến cơ cấu CTSH của DNCPH chính là
những chủ thể thực sự sở hữu DNCPH. Mặc dù, từ sau 1998, Nhà nước đã mở rộng đối tượng
mua cổ phần với cả nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời trong nước cũng xóa bỏ quyền ưu tiên
mua cổ phần đối với từng nhóm nhà đầu tư, nhưng cơ cấu CTSH xét về chủ thể thực sự sở
hữu DNCPH vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể (nhất là đối với CTSH có yếu tố nước ngoài).
Do đó, mục tiêu đặt ra là từ sự thay đổi về cơ cấu CTSH thông qua QHSH tác động tích cực

để nâng cao hiệu quả khai thác ĐTSH là rất thiếu tính khả thi nếu không muốn nói là không
có tính khả thi.
Tóm lại, sau gần 20 năm triển khai CPH, xét về cơ cấu sở hữu trong DNCPH thì đã có sự
thay đổi trong cơ cấu CTSH (bên cạnh CTSH Nhà nước đã xuất hiện các CTSH khác); các nhà
đầu tư trong và ngoài nước có xu hướng tham gia vào các doanh nghiệp CPH ngày càng tăng
(mặc dù tỷ lệ còn thấp). Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra hết sức chậm chạp và thường chỉ
bùng nổ ngay sau những điều chỉnh chính sách CPH. Hơn nữa, sự đa dạng trong cơ cấu CTSH
tại các DNCPH mới chỉ thể hiện ở số lượng doanh nghiệp, chưa thể hiện nhiều ở tỷ lệ vốn cổ
phần mà các CTSH phi nhà nước nắm giữ. Có thể khẳng định CPH đã làm thay đổi cơ cấu
CTSH tại các DNCPH riêng lẻ nhưng chưa làm thay đổi cấu trúc sở hữu của nền kinh tế (sở
hữu Nhà nước vẫn thống trị).
2.2.2. Quản lý và phân phối của DNCPH
Chuyển biến QHSH trong các DNCPH được phản ánh thông qua những thay đổi trong
quan hệ quản lý và phân phối tại các doanh nghiệp này do CTSH sẽ có quyền sử dụng, định
đoạt, phân phối các nguồn lực bên trong doanh nghiệp cũng như những kết quả kinh doanh.
Trước CPH, Nhà nước là CTSH duy nhất và Nhà nước toàn quyền chi phối mọi quan hệ liên
quan đến quản lý và phân phối nguồn lực của doanh nghiệp. Sau CPH, do sự đa dạng về
CTSH nên sự chi phối tới quan hệ quản lý và phân phối nguồn lực của doanh nghiệp sẽ thay
đổi và làm phát sinh những quan hệ mới về quản lý, phân phối nguồn lực trong doanh nghiệp
CPH. Tuy nhiên, ở gian đoạn này, sự thay đổi về cơ cấu CTSH chưa đủ lớn để đạt được mục
tiêu nêu trên do CTSH Nhà nước vẫn nắm vai trò chi phối.
Vậy tính đa dạng trong cơ cấu CTSH DNCPH sẽ làm thay đổi quan hệ quản lý và phân
phối như thế nào? Có 3 trường hợp xảy ra, tùy thuộc vào sự chi phối của CTSH Nhà nước sau
CPH: (1) CTSH Nhà nước vẫn nắm vai trò chi phối (sở hữu >50% cổ phần); (2) CTSH Nhà
nước bình đẳng như các CTSH khác (sở hữu < 50%); (3) CTSH Nhà nước rút khỏi cơ cấu sở
hữu tại các doanh nghiệp sau CPH. Sau khi phân tích thực trạng chuyển biến QHSH với ba
trường hợp như trên, Luận án đi đến kết luận: Sự thay đổi trong cơ cấu CTSH là nguyên nhân
của những chuyển biến trong quan hệ quản lý và phân phối tại các DNCPH, đặc biệt trong
các doanh nghiệp mà CTSH Nhà nước không nắm vai trò chi phối hoặc không còn sự hiện
diện. Tuy nhiên, sự chuyển biến này không được như chủ trương về CPH kỳ vọng do có rất ít

sự thay đổi trong nhân sự quản lý cũng như người đại diện vốn Nhà nước tại DNCPH. Điều
này dẫn đến không ít các DNNN sau khi CPH vẫn giữ nguyên tắc quản lý, phong cách làm
việc như trước đây. Hơn nữa, việc quản lý và phân phối các nguồn lực đối với các DNNN

8
nắm giữ cổ phần chi phối vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, mới mẻ; có nơi, có lúc vẫn sử dụng mệnh
lệnh hành chính để điều hành doanh nghiệp Những hạn chế này cho thấy cần phải có những
giải pháp bổ sung để nâng cao hiệu quả điều chỉnh quan hệ quản lý và phân phối tại các doanh
nghiệp hậu CPH khi cơ cấu CTSH đã có sự thay đổi.
2.2.3. Tác động của chuyển biến QHSH đến hiệu quả hoạt động của các DNCPH
- Tác động chung: Sau gần 20 năm tiến hành CPH, quy mô và hiệu quả kinh doanh của khối
các DNCPH đã thay đổi theo chiều hướng tích cực trên một số khía cạnh nhất định như: Quy
mô vốn và lao động; hiệu quả kinh doanh, giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn trung bình
của một DNCPH; trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại biến động thất thường qua
các năm. Những kết quả này cho thấy vẫn còn những hạn chế đối với hiệu quả kinh doanh xét
trên phương diện bình quân một DNCPH.
- Tác động riêng đối với từng loại hình sở hữu: Như đã phân tích ở trên, phần lớn các
DNCPH đều có được những sự cải thiện đáng kể về hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh
tranh, thể hiện bởi sự phát triển của các chỉ số kinh tế quan trọng. Thành tựu đó có thể được
giải thích chủ yếu bởi những thay đổi trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong ý thức
điều hành doanh nghiệp vốn bắt nguồn từ chuyển biến QHSH trong DNCPH (giảm dần
quyền lực của CTSH Nhà nước). Trên thực tế, sự giảm dần vai trò của CTSH Nhà nước có
mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp; và kết quả tựu chung lại có thể chia ra: (1) DNCPH
có sở hữu Nhà nước chi phối (thường tỷ lệ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp > 50%) và (2)
DNCPH mà Nhà nước không nắm giữ vai trò chi phối (tỷ lệ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp <
50%). Cách phân chia này thực chất là dựa trên vai trò của CTSH Nhà nước trong doanh
nghiệp sau thời điểm CPH.
Theo yêu cầu của vấn đề nghiên cứu, tác giả Luận án lựa chọn 77 doanh nghiệp đã được giao
cho SCIC quản lý và thực hiện CPH từ 2006 đến nay và chia làm 3 nhóm: Số doanh nghiệp
không thay đổi cơ cấu sở hữu vốn so với thời điểm SCIC nhận bàn giao (nhóm 1 chiếm 27,3%

mẫu); Số doanh nghiệp đã giảm vốn sở hữu Nhà nước nhưng vẫn giữ tỷ lệ chi phối tại doanh
nghiệp (nhóm 2 chiếm 22,1%); và Số doanh nghiệp đã giảm vốn sở hữu Nhà nước dưới tỷ lệ chi
phối (nhóm 3 chiếm 50,6%). Như vậy, nhóm 1 và nhóm 2 bao gồm các doanh nghiệp mà Nhà
nước vẫn duy trì tỷ lệ vốn chi phối chiếm 49,4% mẫu nghiên cứu.
Để phân tích liệu chuyển biến QHSH trong CPH thể hiện thông qua sự thay đổi cơ cấu
CTSH theo hướng giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp CPH, tác giả nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế, tài chính như sau:
Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, tài sản, vốn chủ sở hữu (E), tỷ suất lợi nhuận so với tài
sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu (ROE), và tỷ suất lợi nhuận so với doanh
thu (ROS).
Qua phân tích bằng phương pháp thống kê chọn mẫu đã cho kết quả về hiệu quả hoạt động
của các DNCPH như sau: (1) Về doanh thu: Các doanh nghiệp nhóm 1, đã giảm xuống mức
0,906 ở 62% doanh nghiệp thuộc nhóm này; doanh nghiệp thuộc nhóm 2 và nhóm 3 đều có sự
gia tăng ở các mức tương ứng 1,080 và 1,076 với số doanh nghiệp được kỳ vọng doanh thu tăng
đạt 65% và 64% (với các mức ý nghĩa khác nhau. (2) Về lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh
nghiệp nhóm 1 cũng giảm nhẹ xuống 0.937 và có 52% doanh nghiệp kỳ vọng giảm trong khi
đó lợi nhuận tăng ở các doanh nghiệp nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt với 1,082 (59%) và 1,538
(62%). Các thống kê đều không đạt mức ý nghĩa ngoại trừ sự gia tăng rất đáng kể trong lợi
nhuận của nhóm 3 với mức ý nghĩa 0,3%. (3) Về tài sản: Có 81% doanh nghiệp nhóm 1 được
kỳ vọng có tài sản giảm và giá trị trung bình đã giảm mạnh xuống 0,768 với mức ý nghĩa
thống kê 0,5%; trái lại tài sản tăng ở các doanh nghiệp nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt với 1,100

9
(59%) và 1,102 (67%). Các thống kê về tài sản của nhóm 3 đều đạt ý nghĩa thống kê 5% và
10%. (4) Về vốn chủ sở hữu: 72% doanh nghiệp nhóm 1 được kỳ vọng có vốn chủ sở hữu
giảm và thực tế là giá trị trung bình cũng giảm mạnh xuống mức 0,872 với mức ý nghĩa thống
kê 5%. Ngược lại, vốn chủ sở hữu của nhóm 2 và nhóm 3 đều tăng, đặc biệt nhóm 3 tăng
mạnh lên 1,355 với độ tin cậy rất cao. (5) Về tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE của nhóm 1 và nhóm 3 tăng nhẹ lên 1,030 và 1,032; trong khi giảm xuống 0,859 ở nhóm
2. Số doanh nghiệp được dự đoán thể hiện sự thay đổi này đạt tương ứng 52% (nhóm 1), 63%

(nhóm 2) và 50% (nhóm 3). Tất cả các trị thống kê liên quan đến ROE ở cả 3 nhóm đều
không đạt ý nghĩa thống kê. (6) Về tỷ suất lợi nhuận so với tài sản (ROA): ROA của cả 3
nhóm đều tăng đến 1,184 (nhóm 1), 1,062 (nhóm 2) và 1,258 (nhóm 3) với số doanh nghiệp
được kỳ vọng thể hiện sự gia tăng này lần lượt là 57%, 53% và 63% của từng nhóm. Sự gia
tăng của nhóm 1 và nhóm 3 đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. (7) Về tỷ suất lợi nhuận so
với doanh thu (ROS): ROS của nhóm 3 giảm xuống 0,846 với mức ý nghĩa 8,5% và có phần
trăm doanh nghiệp giảm đạt 67%. ROS của nhóm 1 và nhóm 2 tăng lần lượt 1,152 và 1,264
(mức ý nghĩa 1,8%) với phần trăm doanh nghiệp tăng tương ứng 53% và 58%.
Những kết quả kiểm định trên cho thấy nhóm 1 có hiệu quả kinh tế giảm ở hầu hết các chỉ
tiêu, đặc biệt sự giảm của tài sản, vốn chủ sở hữu và ROS là tương đối rõ rệt và có ý nghĩa
thống kê lần lượt ở các mức ở 1%, 5% và 10%. Sự gia tăng của ROE và ROA của nhóm 1
tương ứng với mức lợi nhuận có thể được lý giải bởi sự sụt giảm của tài sản và vốn chủ sở
hữu ở mức độ lớn hơn. Như vậy, có thể thấy từ sau khi được bàn giao cho SCIC, các DNCPH
duy trì tỷ lệ vốn của CTSH Nhà nước chi phối không đổi đã không có được những kết quả tích
cực về phương diện hiệu quả kinh tế trong thời kỳ nghiên cứu. Đối với nhóm 2, hiệu quả kinh
tế có vẻ được cải thiện khi hầu hết các chỉ số đều tăng ngoại trừ ROE, có đến 63% doanh
nghiệp của nhóm 2 giảm ở chỉ số này mặc dù mức tăng trong giá trị trung vị của lợi nhuận cao
hơn so với của vốn chủ sơ hữu. Tuy nhiên, toàn bộ các chỉ số đều không có ý nghĩa thống kê
trong cả kiểm định Wilcoson và kiểm định tỷ lệ. Do đó, việc kết luận hiệu quả kinh tế tăng
đối với nhóm 2 trong mẫu nghiên cứu là chưa có cơ sở rõ ràng. Kết luận đã được tìm thấy
trong phân tích chung về doanh nghiệp CPH chỉ được tìm thấy trong các kết quả kiểm định
của nhóm 3. Toàn bộ các chỉ số kinh tế của nhóm doanh nghiệp mà tỷ lệ vốn sở hữu Nhà
nước giảm dưới mức chi phối đã tăng đáng kể và đều có ý nghĩa thống kê ở các mức 1% và
5% (ngoại trừ ROE không có ý nghĩa thống kê). Như vậy, giả thuyết về việc giảm tỷ lệ sở hữu
vốn Nhà nước có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động kinh tế tại các doanh nghiệp CPH là
hoàn toàn thuyết phục.
Liệu sự gia tăng trong các chỉ tiêu của nhóm 3 và nhóm 2 có thể so sánh với sự giảm tương
ứng của nhóm 1? Để việc so sánh có giá trị, tác giả sử dụng kiểm định Mann-Whitney đối với
từng cặp nhóm trong mẫu. Kết quả kiểm định Mann Whitney cho thấy hiệu quả hoạt động kinh
tế của nhóm 3 cao hơn nhóm 1 và nhóm 2, trong khi đó phần lớn các chỉ tiêu của nhóm 2 cao

hơn nhóm 1 ngoại trừ ROE và ROA, mặc dù về cơ bản không đạt ý nghĩa thống kê. Nhìn
chung, kiểm định Mann Whitney mặc dù không đưa ra cơ sở chắc chắn cho khẳng định nhóm 3
hoạt động hiệu quả hơn nhóm 2 nhưng đối với nhóm 1 với 5/7 tiêu chí bác bỏ giá trị trung vị
của cặp nhóm 1 - 3 bằng nhau có thể kết luận rằng hiệu quả hoạt động của nhóm 3 cao hơn
nhóm 1 hay các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước dưới mức chi phối đã hoạt động
hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp vẫn duy trì tỷ lệ chi phối sau thời điểm CPH.
Tóm lại, qua phân tích cỡ mẫu gồm 77 doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý trong giai đoạn
2006 - 2010, chuyển biến QHSH thông qua CPH có tác động tích cực đối với hoạt động kinh
tế của các doanh nghiệp thông qua cải thiện các chỉ số doanh thu, lợi nhuận, tài sản, vốn chủ

10
sở hữu, và các tỷ suất ROE, ROA, ROS. Đối với toàn bộ cỡ mẫu, phần lớn các chỉ tiêu đều thể
hiện sự cải thiện hiệu quả trong thời kỳ nghiên cứu mặc dù mức độ cải thiện khác nhau và do
đó những bằng chứng thực nghiệm này thống nhất với các kết luận của các nghiên cứu, đánh
giá trước đây về tác động của CPH đối với hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, trái với các
kết luận tham chiếu đó, Luận án phát hiện sự giảm xuống của ROE trong mẫu cũng như mức
độ tăng rất ít, không đáng kể của tài sản, đặc biệt không thể bác bỏ được giả thiết tài sản của
các doanh nghiệp không đổi khi CPH với SCIC. Những điều này cho thấy cần có những phân
tích cụ thể hơn đối với các doanh nghiệp trong mẫu với cấu trúc sở hữu khác nhau.
Kiểm định Wilcoson đối với từng nhóm DNCPH đã cho thấy tác động của CPH đối với
từng nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của chủ thể Nhà nước khác nhau là khác nhau: Các
chỉ tiêu kinh tế tài chính đã giảm ở các doanh nghiệp giữ nguyên tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước
chi phối tại thời điểm bàn giao về SCIC, trong khi đó tăng nhẹ ở các doanh nghiệp có xu
hướng giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước so với thời điểm CPH (mặc dù vẫn >50%), đồng
thời tăng mạnh ở các doanh nghiệp đã giảm tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước xuống dưới mức chi
phối. Các kiểm định tỷ lệ và kiểm định Mann Whitney cũng đặc biệt hỗ trợ kết luận về sự
gia tăng các chỉ tiêu ở nhóm 3. Điều này cho thấy tỷ lệ chi phối của vốn sở hữu Nhà nước ở
những mức độ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
các DNCPH. Hơn nữa, nhìn nhận theo một góc độ khác đối với 3 nhóm doanh nghiệp kể
trên: nhóm 1 chính là những doanh nghiệp đã dừng lại sau thời điểm CPH; nhóm 2 bao gồm

các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tiến hành CPH nhưng chưa quyết liệt; và nhóm 3 là các doanh
nghiệp đang trên tiến trình CPH triệt để. Với cách nhìn này, kết luận về tác động của chuyển
biến QHSH đối với hoạt động của các DNCPH càng rõ nét hơn theo chiều hướng khi các
doanh nghiệp này giảm dần tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước xuống dưới mức chi phối thì hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng lên. (Mặc dù vẫn còn một số hạn chế như:
Tính ngẫu nhiên không được bảo đảm do Nha nước chỉ đạo phải duy trì tỷ lệ vốn sở hữu tại
một số doanh nghiệp; các dữ liệu là dữ liệu thô chưa loại trừ tác động của môi trường kinh
tế, sự khác biệt về quy mô của các doanh nghiệp nghiên cứu ).
- Một số yếu tố khác tác động và xu hướng chuyển biến QHSH sau CPH
Những phân tích về ảnh hưởng tích cực của chuyển biến QHSH (sự giảm dần tỷ lệ vốn sở
hữu Nhà nước) đối với sự cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCPH
cho thấy tầm quan trọng mang tính quyết định của nhân tố này trong công cuộc CPH. Bởi vì
CPH DNNN ở Việt Nam mặc dù trải qua nhiều giai đoạn mở rộng và thúc đẩy nhưng đến nay
vẫn chưa hoàn thành. Vì vậy những triển vọng tích cực của DNCPH vừa là kết quả vừa là
động lực thúc đẩy CPH. Không thể đẩy nhanh cũng như tiến hành CPH sâu rộng nếu như hiệu
quả hoạt động của DNCPH không được cải thiện. Lập luận này gợi ý rằng cần phải phân tích
sâu hơn những nhân tố phía sau chuyển biến QHSH cũng như xu hướng biến đổi của nó ở các
DNCPH để thấy được đầy đủ vai trò của chuyển biến QHSH đối với CPH DNNN ở nước ta.
Luận án đã nêu ra một số yếu tố khác tác động đến xu hướng chuyến biến QHSH trong
DNNN sau CPH là: nhận thức về nền kinh tế nhiều thành phần, và vai trò của kinh tế Nhà
nước; yêu cầu đặt ra đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; quyết tâm chính trị của Nhà
nước và vấn đề “nhóm lợi ích”; sự năng động của khu vực tư nhân; các chính sách liên quan
tới CPH DNNN; các yếu tố tâm lý xã hội và quan ngại về “chệch hướng Xã hội Chủ nghĩa”
Tóm lại, từ những phân tích trên, có thể thấy rằng quá trình chuyển biến QHSH trong quá
trình CPH DNNN thời gian qua chịu sự chi phối của tổng hòa nhiều yếu tố khác nhau. Trong
giai đoạn đầu của CPH, những lực cản từ nhận thức chưa đầy đủ về nền kinh tế thị trường, từ
yếu tố tâm lý xã hội cũng như các chính sách mang tính thử nghiệm (chưa thể hiện quyết tâm

11
cao trong việc CPH) đã khiến cho CPH diễn ra rất chậm và phức tạp. Tuy nhiên, trong các giai

đoạn sau này, những tác động tích cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự năng động của
khu vực tư nhân và nhận thức về kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện hơn cùng với quyết
tâm chính trị cao hơn làm cho công tác CPH được tăng tốc và mở rộng; mặc dù vẫn còn nhiều
vấn đề đặt ra trong thời gian tới. Trong bối cảnh mới, với quyết tâm chính trị ngày càng cao,
trước sức ép của việc thực hiện cam kết quốc tế và sự đòi hỏi phải phù hợp với yêu cầu của nền
kinh tế thị trường, sự đa dạng trong cấu trúc CTSH tại các DNCPH sẽ được thực hiện. Tuy
nhiên, nếu như chưa thực sự loại bỏ những tác động tiêu cực của các yếu tố tâm lý xã hội, quyết
tâm chính trị chưa đủ mạnh và không có một chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế một cách
bài bản có tính đến các yếu tố vùng/miền, ngành/lĩnh vực thì Nhà nước sẽ vẫn tiếp tục duy trì
sự chi phối của mình trong cơ cấu đa sở hữu này, khi đó cấu trúc CTSH của toàn bộ nền kinh tế
sẽ không có nhiều thay đổi so với hiện nay.
2.3. Đánh giá chung về tác động của chuyển biến QHSH đối với các doanh nghiệp
Nhà nước cổ phần hóa
2.3.1. Một số đánh giá chung về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Trải qua ba giai đoạn từ thử nghiệm tới thích ứng và mở rộng, đẩy mạnh; với những biện
pháp, chính sách CPH khác nhau, quá trình CPH DNNN ở Việt Nam đã thu được những kết
quả quan trọng đối với tiến trình cải cách DNNN nói riêng và nền kinh tế nói chung: (1) Về
quy mô doanh nghiệp CPH, nhìn chung, quá trình CPH đã diễn ra chủ yếu đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. (2) Về hiệu quả kinh tế, CPH DNNN đã có những thành công do có sự tăng
trưởng về một số chỉ tiêu cơ bản như: số lượng các công ty cổ phần có vốn của Nhà nước; số
lượng lao động được thu hút trong các doanh nghiệp; năng lực vốn, giá trị tài sản cố định và
đầu tư tài chính dài hạn; và doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước nói chung cũng
đạt những tín hiệu hết sức tích cực Như vậy, nhìn chung, CPH đã có những tác động hết sức
tích cực đối với cải cách DNNN nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
2.3.2. Hiệu quả hoạt động của các DNCPH
Bản chất của CPH DNNN là đa dạng hóa CTSH hay xã hội hóa sở hữu các DNNN. Thực
sự, mặc dù CPH DNNN ở nước ta đã diễn ra trong gần 20 năm nhưng thực chất chuyển biến
QHSH trong quá trình này mới chỉ diễn ra đáng kể vào giai đoạn tăng tốc CPH. Do vậy sẽ
thích hợp hơn nếu ta đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp CPH từ 1999 đến nay.
Luận án đã xem xét 3 nguồn số liệu thống kê về hiệu quả hoạt động của DNCPH: (1) Báo cáo

về tình hình doanh nghiệp Việt Nam 2000 – 2008 của Tổng Cục Thống kê; (2) báo cáo điều
tra DNCPH 2000 – 2009 của Bộ Tài chính; (3) Mẫu 77 DNCPH do SCIC quản lý giai đoạn
2006 - 2010. Nhìn chung, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp CPH đều có xu
hướng tăng. Như vậy, hiệu quả kinh tế của các DNCPH nói chung không chỉ được cải thiện
ngay sau CPH mà còn có tác dụng kéo dài. Đây là ý nghĩa thực sự quan trọng đối với tiến
trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên những đánh giá về hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp CPH vẫn cần có sự
thận trọng nhất định. Thứ nhất, các chỉ tiêu tương đối bao gồm tỷ lệ nộp thuế so với doanh
thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ nguồn dữ liệu của Tổng
cục Thống kê cho thấy một xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2000 – 2008. Thứ hai, kiểm
định mẫu 77 doanh nghiệp SCIC nhận định tài sản của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2006
– 2010 tăng không đáng kể và tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm, bất chấp có sự gia tăng của hầu
hết các chỉ tiêu kinh tế khác. Thứ ba, kiểm định tỷ lệ cho thấy khó có thể kết luận phần lớn
những chỉ tiêu phát triển của các DNCPH đều thể hiện xu hướng tăng trong giai đoạn 2006 –
2010 (thực tế chỉ có hơn 30% doanh nghiệp cải thiện được toàn bộ các chỉ tiêu ở mức ý nghĩa

12
thống kê 5%). Những bằng chứng thực nghiệm này cho thấy hiệu quả thực sự của CPH đối
với từng loại hình DNNN khác nhau có thể rất khác nhau.
2.3.3. Hiệu quả hoạt động kinh tế theo mức độ chi phối của sở hữu Nhà nước trong
DNCPH
Luận án đã tiếp cận phân tích sâu hơn về sự khác biệt trong hiệu quả kinh tế của DNCPH
đối với sự khác nhau về tỷ lệ sở hữu vốn của chủ thể Nhà nước tại các doanh nghiệp này
(<50% và >50% - chi phối hoặc không chi phối trong cơ cấu CTSH doanh nghiệp ở thời điểm
CPH). Kết quả kiểm định cho thấy trái với mong đợi về CPH có tác động tích cực kéo dài
trong một khoảng thời gian nhất định, những DNNN đã được CPH một phần sau khi được
bàn giao về SCIC mà không tiếp tục thoái vốn Nhà nước, đã chứng kiến sự giảm sút ở hầu hết
các chỉ tiêu, đặc biệt là sự giảm sút của tài sản, vốn chủ sở hữu và ROS là tương đối rõ rệt; có
thể khái quát cho các doanh nghiệp nhóm này khi có ý nghĩa thống kê lần lượt ở các mức 1%,
5% và 10%. Trong khi đó, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng (ngoại trừ ROE) ở các DNCPH mà

SCIC đã tiếp tục thoái bớt vốn sau thời điểm CPH nhưng duy trì tỷ lệ sở hữu Nhà nước trên
50%; tuy kết quả này không thể khái quát cho tổng thể bởi không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ
tiêu chí nào. Những kết luận về tác động tích cực của CPH chỉ thực sự diễn ra ở các doanh
nghiệp cổ phần mà SCIC đã thoái vốn tới mức tỷ lệ sở hữu Nhà nước dưới 50%. Như vậy, các
DNCPH theo hình thức trong đó sở hữu Nhà nước không nắm vai trò chi phối hoạt động hiệu
quả hơn các doanh nghiệp mà sở hữu Nhà nước vẫn nắm vai trò chi phối trong giai đoạn
2006 – 2010. Bên cạnh đó, các DNCPH trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối sẽ
có hiệu quả hoạt động cao hơn nếu Nhà nước tiếp tục thoái vốn sau thời điểm CPH (kể cả
vẫn giữ tỷ lệ trên 50% sau khi đã thoái vốn) so với các DNCPH mà sở hữu Nhà nước nắm tỷ
lệ cổ phần chi phối nhưng không tiếp tục thoái vốn sau thời điểm CPH.
Như vậy, chuyển biến QHSH thông qua sự biến đổi cơ cấu CTSH tại DNCPH sẽ tạo điều
kiện tốt nhất để khai thác ĐTSH khi CTSH Nhà nước không nắm vai trò chi phối trong cơ cấu
CTSH sau CPH. Mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác ĐTSH trong quá trình CPH có thể
được đáp ứng phần nào nếu CTSH Nhà nước tiếp tục thoái vốn sở hữu tại DNCPH sau thời
điểm CPH (kể cả vẫn nắm giữ vai trò chi phối tới các CTSH khác). Hiệu quả hoạt động của
các DNCPH theo phương thức ở đó CTSH Nhà nước nắm vai trò chi phối tới các CTSH khác
nhưng giữ nguyên tỷ lệ sở hữu chi phối giảm sút ở hầu hết các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả khảo
sát đã cho thấy, ở phương thức CPH này, chuyển biến QHSH thông qua sự biến đổi cơ cấu
CTSH theo cách này không những không tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả khai thác ĐTSH
mà còn có những tác động rất tiêu cực tới mục tiêu này.
Nguyên nhân quan trọng khiến các DNCPH có tỷ lệ sở hữu Nhà nước dưới 50% hoạt động
hiệu quả hơn là chất lượng quản trị doanh nghiệp được cải thiện. Chuyển biến QHSH trong
quá trình CPH DNNN sẽ triệt để hơn khi CTSH Nhà nước không nắm giữ vai trò chi phối tới
các CTSH khác. Khi đó, những điều chỉnh trong quan hệ quản lý, phân phối các nguồn lực
của doanh nghiệp sẽ hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả hơn ĐTSH; giải phóng sức sản
xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCPH. Theo tác giả thì đây nên là đích đến cuối
cùng của CPH DNNN ở Việt Nam.

13


Chương 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển biến QHSH trong quá trình
CPH DNNN ở Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020
3.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới giai đoạn vừa qua đã có những bất ổn khó lường, như: Khủng hoảng tài
chính và nợ công tại các quốc gia phát triển đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu; tăng trưởng
kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó dự báo; suy thoái kinh tế đang diễn ra trên phạm vi
toàn cầu; Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới tiếp tục được đề cao đã làm cho sự phụ
thuộc, đan xen về quyền lợi kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng sâu rộng
3.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước
Trong giai đoạn 2005-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có những dấu hiệu
chững lại sau một thời gian dài tăng trưởng với tốc độ cao do những bất ổn liên quan đến chính
sách kinh tế vĩ mô đã được áp dụng từ những năm 2000 và kéo dài đến giai đoạn này. Bối cảnh
kinh tế trong nước giai đoạn vừa qua có một số nét lớn như: Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa
vào chiều rộng đã “đạt đỉnh”, yêu cầu đặt ra về tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và DNNN nói
riêng trở nên cấp bách; Đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước (chủ yếu là DNNN) vào tăng
trưởng GDP luôn có xu hướng giảm trong khi sử dụng một lượng lớn nguồn lực xã hội; Lợi ích
nhóm và sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là
nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến trình CPH DNNN khi lộ trình CPH đang dần hướng đến
những doanh nghiệp lớn và rất lớn; Hội nhập, cạnh tranh kinh tế quốc tế và thực hiện các cam
kết gia nhập WTO cũng như các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế khác đang tạo sức ép nâng
cao tiến độ và chất lượng trong cải cách DNNN nói chung và CPH DNNN nói riêng
3.2. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở
Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020
3.2.1. Một số quan điểm về hoàn thiện QHSH trong các DNCPH ở Việt Nam
Luận án đã nêu ra một số quan điểm về hoàn thiện QHSH trong các DNCPH ở Việt Nam,
như: (1) Phải có nhận thức mới về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và thiết lập môi
trường cạnh tranh bình đẳng. (2) Tạo chuyển biến sở hữu trong DNCPH chính là đa dạng hóa
hình thức sở hữu trong DNNN thực hiện xã hội hóa đầu tư; là công cụ để tác động làm cho
QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản

xuất xã hội. (3) Tạo chuyển biến sở hữu là công cụ để tiến hành CPH DNNN; không phải là
mục tiêu nên cần có lộ trình hợp lý, triển khai quyết liệt đồng thời tránh việc tạo áp lực về mặt
thời gian (4) Tạo chuyển biến sở hữu trong DNCPH là giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn nhà nước, góp phần phát triển kinh tế theo chiều sâu.
3.2.2. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển biến tích cực QHSH nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của DNCPH trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020
Theo tác giả, các giải pháp để tạo chuyển biến tích cực về QHSH nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của DNCPH cần được đặt trong hệ thống giải pháp tái cơ cấu DNNN vì CPH DNNN
là một quá trình nằm trong chương trình tổng thể về tái cấu trúc DNNN đến năm 2015, tầm nhìn
đến 2020, vì: Một là, mục tiêu, yêu cầu và phạm vi triển khai của CPH DNNN và tái cấu trúc
DNNN có rất nhiều điểm tương đồng: (1) Mục tiêu tổng quát của CPH DNNN và tái cấu trúc
DNNN đều là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và xã hội; tăng cường
năng lực cạnh tranh ; (2) Yêu cầu của Tái cấu trúc DNNN và CPH DNNN đều hướng tới giảm
số lượng các DNNN, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tiềm lực tài chính để phát

14
triển trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. (3) Phạm vi triển khai tái cấu trúc DNNN và CPH
DNNN ở giai đoạn hiện nay đều hướng tới các DNNN có quy mô vừa và lớn – các Tập đoàn,
Tổng công ty Nhà nước. Hai là, CPH DNNN là một trong các giải pháp quan trọng trong hệ
thống các giải pháp để tái cấu trúc DNNN: “Định hướng tái cấu trúc DNNN ở nước ta hiện nay
chính là việc thực hiện sắp xếp lại, tổ chức lại, thực hiện CPH, đối mới chính sách đầu tư theo
hướng hợp lý hơn, thị trường hơn đảm bảo cho các DNNN hoạt động có hiệu quả, nền kinh tế
phát triển bền vững và ổn định. Tuy nhiên, tái cấu trúc hệ thống DNNN là một chương trình
hành động sâu, rộng hơn, được triển khai ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở các độ vĩ mô, tái cấu
trúc là quá trình tái cấu trúc cả hệ thống DNNN thông qua điều chỉnh lại sở hữu, mô hình, cơ
chế hoạt động, quản lý, bố trí lại các nguồn lực của hệ thống DNNN. Ở cấp độ vi mô, tái cấu
trúc chính là quá trình điều chỉnh lại cơ cấu sở hữu, mô hình, có chế hoạt động, quản lý của
từng DNNN trong nền kinh tế. “Tái cấu trúc (hay cơ cấu lại) doanh nghiệp là quá trình điều
chỉnh chiến lược kinh doanh, thay đổi cơ cấu chủ sở hữu và quyền kiểm soát”. Như vậy, rõ ràng
là CPH DNNN là một trong các giải pháp trong quá trình tái cấu trúc hệ thống DNNN ở nước ta

ở cấp độ vi mô. Ba là, CPH DNNN là giải pháp phổ biến nhất, hiệu quả cao trong việc thực
hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2001 – 2010 và nó
cũng được xác định là một trong các giải pháp cơ bản để tiến hành tái cấu trúc DNNN. “CPH là
hình thức sắp xếp phổ biến nhất, mâng lại hiệu quả kinh tế cao và cơ bản đạt được mục tiêu mà
Nghị quyết Trung ương 3 Khóa IX đề ra”. “Đẩy mạnh hơn nữa CPH doanh nghiệp mà Nhà
nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Bốn là, thời gian dự kiến triển khai công tác tái
cấu trúc DNNN là từ nay đến năm 2015: “Về thời gian. Đề án Tái cấu trúc DNNN nên tổ chức
thực hiện trong giai đoạn 2012-2015”.
Trên quan điểm đó, tác giả xin nêu ra hai nhóm giải pháp cơ bản là:
- Luận án đề xuất 5 giải pháp từ phía Nhà nước là: (1) Củng cố quyền của sở hữu nhà nước
bằng việc thành lập một Uỷ ban Quản lý và Kinh doanh vốn Nhà nước; trong đó, SCIC là đơn
vị trực thuộc Uỷ ban này (Ủy ban này không có chức năng quản lý hành chính Nhà nước và
không được tham gia hoạch định chính sách của Chính phủ). (2) Có giải pháp hữu hiệu giải
quyết vấn đề “lợi ích nhóm” trong hoạch định, xây dựng chính sách về CPH DNNN; đồng thời
không nên giao quyền cho Bộ Tài chính trong việc tái cấu trúc hệ thống DNNN; chức năng này
thuộc Ủy ban Quản lý và Kinh doanh vốn Nhà nước. (3) Xây dựng hệ thống chính sách đảm
bảo quyền lợi, tài sản của các CTSH phi nhà nước để khuyến khích mọi thành phần kinh tế
tham gia vào CPH DNNN (mọi loại hình sở hữu đều có quyền bình đẳng tham gia vào cơ cấu
sở hữu mới của DNCPH). (4) Có các biện pháp, chính sách khuyến khích nhân rộng phương
thức CPH DNNN trong đó nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối. (5) Thực hiện từng bước,
vững chắc quá trình CPH các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo hướng giảm thiểu tối đa sở
hữu nhà nước ở các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có thể đảm nhiệm tốt hơn; duy trì
tỷ lệ chi phối, kiểm soát tại các đơn vị nắm giữ các bí quyết công nghệ, triển khai, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
- Luận án đề ra 4 giải pháp từ phía DNCPH là: (1) Các DNCPH cần xây dựng mục tiêu,
chiến lược phát triển, phương án CPH rõ ràng, minh bạch. (2) Xác định rõ CPH là một giải
pháp hữu hiệu để huy động các nguồn lực ngoài doanh nghiệp (vốn, công nghệ, lao động )
để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngay sau thời điểm CPH thì nhất thiết phải chuyển mô hình
hoạt động của DNNN sang hình thức công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp. (3)
Chủ động trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi

của CPH và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời hỗ trợ giải quyết vấn đề lao động chất lượng
thấp dôi dư trong thực hiện CPH DNNN. (4) Trên cơ sở thực tế hoạt động của doanh nghiệp

15
trước CPH và các đặc điểm về lĩnh vực, ngành hoạt động các DNNN thuộc diện CPH cần tiến
hành nghiên cứu, đề xuất tỷ lệ cổ phần báu ưu đãi cho người lao động hợp lý nhằm tạo động
lực bên trong giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giảm thiểu sự phân
tán sở hữu của công ty cổ phần sau CPH./.

References
Tiêng Việt
1.
Vũ Thành Tự Anh (2005), “CPH ở Việt Nam – Khúc dạo đầu của cuộc trường
chinh”.

2.
Bài học từ kinh nghiệm CPH ở Nga.

3.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (2011), “Báo cáo Tổng kết sắp xếp, đổi
mới DNNN giai đoạn 2001-2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu
DNNN năm 2011-2015”, Tài liệu phục vụ Hội nghị “Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN 2001-2011” do Văn phòng Chính phủ tổ chức, Hà
Nội tháng 12/2011.
4.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Khóa VII tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc
Lần thứ VIII của Đảng.

5.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX về Phương hướng, nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-1010.

6.
Báo cáo điều tra khảo sát doanh nghiệp CPH của Bộ Tài Chính năm 2010.
7.
Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), “Cơ chế, chính sách sắp xếp DNNN giai đoạn
2001-2010”, Tài liệu phục vụ Hội nghị “Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả DNNN 2001-2011” do Văn phòng Chính phủ tổ chức,
Hà Nội tháng 12/2011.
8.
Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), “Đổi mới quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước”, Tài liệu phục vụ Hội nghị “Tổng kết 10 năm sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN 2001-2011” do Văn phòng Chính
phủ tổ chức, Hà Nội tháng 12/2011.
9.
Bộ Tài chính (2011), “Báo cáo Công tác CPH doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
giai đoạn 2001 – 2010”, Tài liệu phục vụ “Hội nghị Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN 2001 – 2011”, Hà Nội, tháng 12/2011
10.
Bộ Tài chính (2011), “Báo cáo công tác CPH, xử lý tồn tại về tài chính trong quá
trình sắp xếp lại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước giai đoạn 2001-2010”, Tài
liệu phục vụ Hội nghị “Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả DNNN 2001-2011” do Văn phòng Chính phủ tổ chức, Hà Nội tháng
12/2011.
11.
Bộ Tài chính (2011), “Báo cáo tình hình thực hiện quy chế giám sát và đánh giá
hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước giai đoạn
2001-2010”, Tài liệu phục vụ Hội nghị “Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả DNNN 2001-2011” do Văn phòng Chính phủ tổ chức,
Hà Nội tháng 12/2011.

12.
Bộ Tài chính (2011), “Thực trạng hoạt động của Tập đoàn, Tổng công ty Nhà
nước giai đoạn 2006-2010 và Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011-
2015”, Tài liệu phục vụ Hội nghị “Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và

16
nâng cao hiệu quả DNNN 2001-2011” do Văn phòng Chính phủ tổ chức, Hà Nội
tháng 12/2011.
13.
Quang Cận (2008), “CPH DNNN - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng
sản (785), tr. 52-59.
14.
Nguyễn Cúc, Kim Văn Chính (chủ biên) (2006), Sở hữu nhà nước và DNNN trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
15.
Phạm Tiến Đạt (2011), “Chính sách của Nhà nước đối với quá trình tái cấu trúc
khu vực DNNN”, Tài liệu phục vụ Hội thảo Tái cấu trúc DNNN do Học viện tài
chính – Bộ Tài chính tổ chức ngày 15/11/2011.
16.
Thúy Hà: Lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng đến 1,13%,

17.
Trần Xuân Hải (2011), “Làm thế nào để tái cấu trúc DNNN có hiệu quả”, Tài liệu
phục vụ Hội thảo Tái cấu trúc DNNN do Học viện tài chính – Bộ Tài chính tổ
chức ngày 15/11/2011.
18.
Hoàng Trần Hậu (2011), “Tái cấu trúc DNNN: Khai tử hay duy trì khu vực
DNNN”, Tài liệu phục vụ Hội thảo Tái cấu trúc DNNN do Học viện tài chính – Bộ
Tài chính tổ chức ngày 15/11/2011.

19.
Ngô Văn Hiền (2011), “Tái cấu trúc DNNN đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn”, Tài
liệu phục vụ Hội thảo Tái cấu trúc DNNN do Học viện tài chính – Bộ Tài chính tổ
chức ngày 15/11/2011.
20.
Nguyễn Hiền: Thêm nhiều ngân hàng hạ lãi suất cho vay,

21.
Học viện Tài chính (2011), “Tái cấu trúc DNNN”, Tài liệu phục vụ Hội thảo Tái
cấu trúc DNNN do Học viện tài chính – Bộ Tài chính tổ chức ngày 15/11/2011.
22.
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển
Bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, quyển 1.
23.
Iuri Oletnicop (1997), “QHSH và Chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế
(227), tr. 13-19.
24.
Phan Duy Minh (2011), “Hướng nào cho tái cấu trúc DNNN”, Tài liệu phục vụ
Hội thảo Tái cấu trúc DNNN do Học viện tài chính – Bộ Tài chính tổ chức ngày
15/11/2011.
25.
Nguyên Khoa: IMF: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 13,5 tỷ USD,

26.
Khủng hoảng nợ công của Châu Âu – Bài toán chưa tìm ra lời giải,
/>kien/2011/12680/Khung-hoang-no-cong-cua-chau-Au-bai-toan-chua-tim.aspx
27.
Lãi suất huy động 15%/năm?

28.

Nguyễn Thường Lạng (2011), “Đề xuất quan điểm tái cấu trúc DNNN Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế chủ động và tích cực”, Tài liệu phục vụ Hội thảo
Tái cấu trúc DNNN do Học viện tài chính – Bộ Tài chính tổ chức ngày
15/11/2011.
29.
Nguyễn Thùy Linh (2011), “Tổng quan kinh tế thế giới 2001-2010”,

30.
Lo ngại thâm hụt ngân sách,

31.
Luật của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 14/2003/QH11 ngày 26/11/2003
về DNNN,
/>
17
nha-nuoc-so-14-2003-qh11 html#ixzz0TYqPGjaS
32.
Luật Dân sự Nước CHXHCN Việt Nam năm 2005.
33.
C.Mác (1986), Bộ Tư bản, Nxb Tiến bộ (Matxcova), Nxb Sự thật, Hà Nội, Tập 2.
34.
C.Mác, (1962), Sự khốn cùng của Triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội
35.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 4,
tr. 467, 469.
36.
Mấu chốt là năng suất lao động.

37.
Hà My, CPH DNNN ở Trung Quốc.


38.
Nguyễn Văn Nam, Ba nghịch lý của CPH.

39.
Nguyễn Hồng Nga, Nhật Trung (2011), “Tổng quan Kinh tế Việt Nam năm 2010
và triển vọng năm 2011”.
/>kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-nam-2010-v-tri%E1%BB%83n-
v%E1%BB%8Dng-nam-2011/
40.
Nghị quyết của Bộ Chính trị số 10-NQ/TW: "Tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò
chủ đạo của DNNN", ngày 17/03/1995.

41.
Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII tháng 11/1994.
42.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ơng Khóa IX về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN.
43.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Lần thứ tư Khóa VIII

44.
Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 04/12/1991 của Hội nghị Lần thứ hai Ban
Chấp hành Trung ơng Khóa VII về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh
tế – xã hội trong những năm 1992-1995

45.
Nghị quyết số 21-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
Khóa X "về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ
nghĩa".


46.
Nguyên nhân gây khủng hoảng nợ thực sự tại Mỹ,
/>thuc-su-tai-My.html
47.
Nguyên nhân thực sự của khủng hoảng nợ Châu Âu,
/>khung-hoang-no-chau-Au/
48.
Những vấn đề cơ bản về luật, hiến pháp - Chương IV: Chế độ Kinh tế

49.
Nguyễn Minh Phong (1997), “Kinh nghiệm về cải cách DNNN trên thế giới”, Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế (229), tr.64-71.
50.
Nguyễn Minh Phong (2011), “Những điểm nhấn tái cấu trúc DNNN trong giai
đoạn phát triển mới”, Tài liệu phục vụ Hội thảo Tái cấu trúc DNNN do Học viện
tài chính – Bộ Tài chính tổ chức ngày 15/11/2011.
51.
Hồng Phúc (2011), “Cải tổ DNNN: CPH bị bỏ lửng”, Thời báo Kinh tế Sài gòn
online.

52.
Vũ Văn Phúc (2011), “Sở hữu nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

18
trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa”.

53.
Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005.


54.
Thúy Phương – Phan Thảo, “Tái cấu trúc nền kinh tế – Yêu cầu bức thiết”.

55.
Nguyễn Minh Quang (2007), “Cải cách DNNN ở một số nước Đông Âu”, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, 6(81), tr. 24-34.
56.
“Sáu tháng đầu năm 2011, thị trường chứng khoán đạt 27,2 nghìn tỷ đồng tổng
mức huy động”

57.
Hoàng Đức Tảo (Chủ biên) (1993), CPH DNNN - Kinh nghiệm thế giới, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
58.
Đặng Xuân Thanh: Trung Quốc “Nắm lớn, buông nhỏ”

59.
Nguyễn Đức Thành, Đinh Tuấn Minh, “Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế
giới hiện nay – Một số phân tích và khuyến nghị chính sách”,
/>g%20boi%20canh%20kinh%20te%20the%20gioi.pdf
60.
Bùi Tất Thắng (2007), “Cổ phần hóa”, Tạp chí Lý luận Chính trị (1-2007), tr. 48-
51, (2-2007), tr. 61-65.
61.
Theo đánh giá của IMF, ADB và CityGroup.
62.
Đoàn Quang Thọ (1997), “Quan hệ giữa sở hữu về tư liệu sản xuất với lực lượng sản
xuất trong nền kienh tế Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển (17), tr.29-31.
63.
Nguyễn Văn Thức (2004), Sở hữu lý luận và vận dụng ở Việt Nam, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.
64.
Thông báo của Bộ Chính trị số 63-TB/TW ngày 04/04/1997, "Ý kiến của Bộ Chính trị về
tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá DNNN".
65.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC (2011), “Thực hiện vai
trò của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sau CPH do Tổng Công ty
Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước quản lý”, Tham luận chuyên đề tại Hội nghị
“Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN 2001-
2011” do Văn phòng Chính phủ tổ chức, Hà Nội tháng 12/2011.
66.
Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 hàng năm từ 2005 đến 2011.

67.
Tổng cục Thống kê, Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu
thống kê chủ yếu.

68.
Tổng cục Thống kê, So sánh chỉ số giá Đôla Mỹ tháng 01 hàng năm.

69.
Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế phân theo
thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế.
70.
Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế phân theo
thành phần kinh tế, phân theo ngành kinh tế và vốn đầu tư phân theo thành phần
kinh tế.

71.
Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên) (2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường

định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
72.
Nguyễn Ngọc Tuyến (2011), “Một số nội dung định hướng tái cấu trúc DNNN”,
tài liệu phục vụ Hội thảo Tái cấu trúc DNNN do Học viện tài chính – Bộ Tài chính

19
tổ chức ngày 15/11/2011.
73.
Từ điển Kinh tế Chính trị học (1987), Nxb Tiến bộ, Matxcơva, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
74.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
75.
Thanh Vân (2010), “Sức ép chuyển đổi mới DNNN”

76.
Về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng - Nghị quyết Hội nghị Lần thứ Chín
Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX.

77.
Nhật Vy (2007), “Trung Quốc đẩy mạnh CPH doanh nghiệp Trung ương”,
/>trung-uong/20681784/87
78.
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà nội.
Tài liệu tiếng Anh
79.
Asian Development Outlook 2011, “South to South Link”,


80.
Joseph Prokopenko, “Privatization: Lessons from Russia and China”, Enterprise and
Management Development Working Paper - EMD/24/E.
81.
Mohammed Omran, “Performance Consequences of Privatizing Egyptian State-
Owned Enterprises: The Effect of Post-Privatization Ownership Structure on Firm
Performance”.

Website
82.

83.

84.



×