Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.8 KB, 22 trang )

Điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của
Việt Nam trong hội nhập tổ chức thƣơng mại
thế giới (WTO)
Nguyễn Thị Thanh Hà
Trƣờng Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Tạ Kim Ngọc
Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Trình bày khái niệm, vai trị, nội dung của điều chỉnh chính sách thƣơng mại
quốc tế, làm rõ sự cần thiết điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong
hội nhập WTO, đƣa ra kinh nghiệm điều chỉnh của Trung Quốc và một số bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam. Trình bày khái quát quá trình hội nhập và một số cam kết
chính của Việt Nam khi gia nhập WTO. Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh chính
sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam về các mặt điều chỉnh chính sách thuế quan và
chính sách phi thuế quan, làm rõ những điểm hợp lý, những bất cập còn tồn tại cần điều
chỉnh trong quá trình Việt Nam hội nhập WTO. Đƣa ra những giải pháp nhằm tiếp tục
hồn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam nhƣ: Giải pháp về phía nhà
nƣớc; giải pháp đối với các doanh nghiệp; giải pháp đối với các hiệp hội
Keywords: Chính sách thƣơng mại; Thƣơng mại quốc tế; Tổ chức thƣơng mại thế giới;
Việt Nam

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự kiện gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 có một ý nghĩa
lịch sử đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kể từ thời điểm này, Việt Nam
mới chính thức hội nhập với thế giới một cách sâu sắc, toàn diện và với một tƣ cách bình đẳng
nhƣ tất cả các nƣớc thành viên khác của WTO. So với một cơ chế tự nguyện của Diễn đàn hợp
tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), một cơ chế lỏng lẻo của Khu vực mậu dịch tự do
Asean (AFTA), các cam kết gia nhập WTO mang tính ràng buộc pháp lý cao hơn rất nhiều, buộc


Việt Nam phải tuân thủ luật chơi chung của thể chế toàn cầu này. Đồng thời, mọi phân biệt đối


xử giữa Việt Nam với các thành viên còn lại của WTO trong việc tiếp cận thị trƣờng thế giới sẽ
bị rỡ bỏ, tạo nên một cơ hội rộng lớn đối với hàng hoá và các doanh nghiệp Việt Nam.
Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết gia
nhập WTO mà Việt Nam đã ký kết. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải điều chỉnh các
chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thƣơng mại quốc tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế,
phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, vừa bảo vệ ngƣời tiêu dùng vừa bảo vệ sản xuất
nội địa và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Mặt khác, WTO vẫn đang tiếp tục vòng đàm phán thiên niên kỷ với mục tiêu đẩy mạnh
tự do hố thƣơng mại trên phạm vi tồn thế giới. Tuy nhiên, tự do hoá thƣơng mại là một quá
trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan.
Các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc công nghiệp phát triển, một mặt ln đi đầu trong việc địi hỏi
đàm phán để mở cửa thị trƣờng và thúc đẩy tự do hố thƣơng mại, mặt khác lại ln đƣa ra các
biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn để bảo hộ sản xuất trong nƣớc của họ. Điều đó
địi hỏi các nƣớc gia nhập WTO phải có sự điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế một cách
linh hoạt, vừa phù hợp với những quy định của WTO vừa vƣợt qua đƣợc những rào cản thƣơng
mại ngày càng tinh vi và phức tạp của các nƣớc. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Điều chỉnh
chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO)” cho Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số đề tài nghiên cứu liên quan đến chính sách thƣơng mại và điều chỉnh chính sách
thƣơng mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập nhƣ:
1/ GS. TS. Bùi Xuân Lƣu (1995), Giảm dần bảo hộ tiến tới tự do hố thương mại trong
q trình hội nhập, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
2/ PGS.TS. Hồng Đức Thân (2001), Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập,
NXB CTQG.
3/ GS. TS. Bùi Xuân Lƣu (2003), Những điều chỉnh trong chính sách thương mại Việt
Nam sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Hiện trạng và phương

hướng tiếp tục điều chỉnh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
4/ TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2006), Một số vấn đề về chính sách thương mại của Việt Nam
sau 20 năm đổi mới, Viện Nghiên cứu thƣơng mại.
5/ TS. Phạm Thị Thanh Bình (2006), Cải cách thương mại của Việt Nam trước khi gia
nhập WTO, Viện Kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, những đề tài này chƣa đi sâu đánh giá một cách hệ thống, đầy đủ những điều
chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong qúa trình hội nhập WTO, đặc biệt là
sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


- Mục đích nghiên cứu: Phân tích, làm rõ thực trạng điều chỉnh chính sách thƣơng mại
quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO. Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục
hồn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học của việc điều chỉnh chính sách thƣơng
mại quốc tế; phân tích, đánh giá những điều chỉnh trong chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt
Nam trong hội nhập WTO; đề xuất giải pháp tiếp tục hồn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế
của Việt Nam trong hội nhập WTO.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những điều chỉnh trong
chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Những điều chỉnh trong chính sách thƣơng mại quốc tế về hàng
hố (chính sách thuế quan và các chính sách phi thuế quan) của Việt Nam trong quá trình hội
nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa
Mác Lênin; phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, phƣơng pháp thực chứng và dự
báo.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về chính sách thƣơng mại quốc tế và điều

chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế, phân tích thực trạng điều chỉnh chính sách thƣơng mại
quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO.
- Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt
Nam trong hội nhập WTO.
7. Bố cục luận văn
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG HỘI NHẬP WTO
1.1. Khái niệm, vai trò và nội dung của điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế trong hội
nhập WTO
1.1.1. Khái niệm, vai trị của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thƣơng mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và
các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhà nƣớc sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại
quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hƣớng, chiến lƣợc, mục
đích đã định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Chính sách thƣơng mại
quốc tế có hai chức năng cơ bản:
Một là, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nƣớc.


Hai là, bảo vệ thị trƣờng nội địa.
Chính sách thƣơng mại quốc tế chịu ảnh hƣởng bởi hai xu hƣớng cơ bản:
- Xu hƣớng bảo hộ mậu dịch: bảo vệ ngành cơng nghiệp “non trẻ”; tạo nguồn tài chính
cơng; khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp trong nƣớc; thực hiện phân phối lại thông qua
việc áp dụng chế độ bảo hộ.
- Xu hƣớng tự do hoá thƣơng mại: điều chỉnh theo hƣớng nới lỏng dần các công cụ bảo
hộ mậu dịch.
1.1.2. Các công cụ và biện pháp chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế
a. Biện pháp thuế quan
- Thuế phần trăm: đánh theo tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch của hàng hoá xuất nhập
khẩu.

- Thuế tuyệt đối: bằng một khoản cố định trên một đơn vị hàng xuất nhập khẩu.
- Thuế hỗn hợp: là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối.
- Hạn ngạch thuế quan: Hàng hoá trong hạn ngạch thuế quan thì có mức thuế suất thấp
cịn ngồi hạn ngạch thuế quan thì có mức thuế suất cao hơn.
- Thuế đối kháng (thuế trợ cấp xuất khẩu) đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc
nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đƣợc chính phủ nƣớc xuất khẩu trợ cấp.
- Thuế chống bán phá giá: đánh vào hàng nhập khẩu bán phá giá vào thị trƣờng nội địa
tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
- Thuế thời vụ: Khi vào thời vụ thu hoạch thì áp dụng thuế suất cao nhằm bảo hộ sản xuất
trong nƣớc, khi hết thời vụ thì trở lại mức thuế bình thƣờng.
- Thuế bổ sung: thực hiện biện pháp tự vệ trong trƣờng hợp khẩn cấp.
- Thuế phi tối huệ quốc (thuế thông thƣờng): Đây là mức thuế cao nhất mà các nƣớc áp
dụng đối với các nƣớc chƣa phải là thành viên WTO.
- Thuế tối huệ quốc: loại thuế các nƣớc thành viên WTO áp dụng cho nhau.
- Thuế quan ƣu đãi phổ cập (GSP): là loại thuế ƣu đãi cho một số hàng hoá nhập khẩu từ
các nƣớc đang phát triển đƣợc các nƣớc phát triển cho hƣởng GPS.
- Thuế áp dụng đối với các khu vực thƣơng mại tự do: là loại thuế có mức
thuế suất thấp nhất hoặc bằng 0 đối với nhiều mặt hàng.
b. Các biện pháp phi thuế quan
- Trợ cấp: gồm các chính sách và biện pháp kinh tế tác động gián tiếp đến hoạt động
thƣơng mại: chính sách đầu tƣ, chính sách tín dụng, chính sách giá cả….
- Các biện pháp hạn chế định lƣợng: Cấm xuất nhập khẩu(vũ khí, đạn dƣợc, ma t, hố
chất độc hại); hạn ngạch xuất nhập khẩu (số lƣợng hoặc giá trị hàng hoá đƣợc phép xuất khẩu
nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định; cấp phép xuất nhập khẩu (sử dụng các biện pháp cấp
phép không tự động cũng dẫn tới các rào cản thƣơng mại về thủ tục hành chính và chi phí tăng).


- Các biện pháp quản lý về giá: giá tính thuế hải quan (giá giao dịch có tính đến những
điều chỉnh nhất định nhƣ phí hoa hồng, mơi giới, đóng gói); phụ thu (phần thu thêm ngồi thuế
nhập khẩu có tác dụng bình ổn giá cả, tạo nguồn thu cho ngân sách và bảo hộ sản xuất trong

nƣớc).
- Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp: Chỉ có những doanh nghiệp do nhà nƣớc chỉ
định mới đƣợc có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu một số loại hàng hoá.
- Hàng rào kỹ thuật: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật: gồm các biện pháp cần thiết để
bảo vệ môi trƣờng, sức khoẻ con ngƣời và động thực vật,..; kiểm dịch động thực vật: các tiêu
chuẩn, phƣơng pháp sản xuất, chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp
thuận, ...; quy định về nhãn mác hàng hoá: quy định chi tiết về tiêu chuẩn trong nhãn mác đối với
hàng hoá nhập khẩu.
- Các biện pháp bảo vệ thƣơng mại tạm thời: áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu đang
gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nƣớc sản xuất các sản
phẩm tƣơng tự. (tự vệ, chống trợ cấp, chống bán phá giá)
- Các biện pháp quản lý hành chính: Thủ tục hải quan, quy định về mua sắm chính phủ,
quy tắc xuất xứ; quy định về thanh toán
- Các biện pháp mới; Các biện pháp gắn với mơi trƣờng và tiêu chuẩn lao động.
1.1.3. Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế trong hội nhập WTO
a. Khái quát về tổ chức thương mại thế giới (WTO)
WTO vốn có tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (GATT) ra đời
năm 1947. Đây là Hiệp định đa phƣơng cấp chính phủ về vấn đề thuế quan – thƣơng mại đƣợc
ký kết sau chiến tranh thế giới 2 với mục đích xoa dịu những mâu thuẫn kinh tế, chính trị giữa
các nƣớc trên thế giới. WTO chính thức ra đời ngày 01/01/1995 theo Hiệp định thành lập tổ chức
này ký tại Marrekesh (Marốc) ngày 15/4/1994 thay thế cho GATT 1947. Ban đầu WTO có 130
thành viên. Đến nay đã có 153 thành viên trong đó 2/3 là các nƣớc đang phát triển và kém phát
triển. Đây là tổ chức thƣơng mại lớn nhất toàn cầu chiếm trên 90% giá trị thƣơng mại thế giới.
b. Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế trong hội nhập WTO
- Điều chỉnh chính sách thuế quan là việc điều chỉnh (cắt giảm) các mức thuế trong nƣớc
nhằm đạt tới một hệ thống thuế quan có cơ cấu hài hồ hố với mục tiêu hiệu quả kinh tế, dễ dự
báo và dễ điều hành, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Điều chỉnh chính sách phi thuế quan là việc hạn chế dần tiến tới loại bỏ việc sử dụng
các biện pháp phi thuế quan.
c. Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế trong hội nhập WTO phải đảm bảo thoả

mãn các điều kiện:


- Phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO: không phân biệt đối xử (nguyên tắc MFN và
nguyên tắc NT); thƣơng mại ngày càng đƣợc tự do hơn; chính sách thƣơng mại phải đƣợc điều
chỉnh sao cho dễ dự đoá; chính sách thƣơng mại phải đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tạo ra mơi
trƣờng cạnh tranh ngày càng bình đẳng
- Phải phù hợp với những cam kết gia nhập WTO.
- Thúc đẩy nội lực, phát huy lợi thế so sánh quốc gia và thu hút ngoại lực.
.1.2. Sự cần thiết điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO
1.2.1. Tiếp tục phát huy những thành tựu phát triển kinh tế đã đạt được
Tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong một vài năm gần đây đƣợc đánh giá
cao trong khu vực với tốc độ 8,17% năm 2006; 8,48% năm 2007 (đứng thứ 3 sau Trung Quốc và
Ấn Độ). Cơ cấu các ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực. GDP bình qn đầu
ngƣời tăng dần qua các năm. Xuất khẩu tăng trƣởng trung bình 15-20%. Sau hơn 20 năm mở
cửa, Việt Nam đã thu hút đƣợc 51 tỷ USD vốn FDI.
1.2.2. Đáp ứng địi hỏi bức xúc của tự do hố thương mại
Q trình hội nhập địi hỏi các nƣớc phải tiến hành cải cách, đổi mới nền kinh tế trong
nƣớc. Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tạo ra sức ép buộc các nƣớc phải mở cửa, tự
do hoá để hội nhập mạnh hơn, nhanh hơn
1.2.3. Thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam
Sau khi gia nhập WTO, các thành viên phải điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế
nhằm thực thi các cam kết gia nhập WTO: chỉ đƣợc bảo hộ sản xuất trong nƣớc bằng thuế quan,
không sử dụng các hạn chế định lƣợng; mức thuế quan phải giảm dần và ràng buộc không tăng
trở lại; áp dụng quy chế MFN, quy chế NT.
1.2.4. Khắc phục tình trạng bảo hộ quá mức đối với sản xuất nội địa
Sức cạnh tranh của nền kinh tế nƣớc ta rất yếu. Một phần do chính sách thƣơng mại của
nƣớc ta vừa qua thực hiện nhằm bảo hộ sản xuất nội địa là chính. 1.2.5. Tăng cường hiệu quả
kinh tế, giảm thiểu những tác động bất lợi từ việc gia nhập WTO
Điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế nhằm tăng lợi ích, hiệu quả kinh tế dài hạn từ

việc gia nhập WTO đồng thời giảm thiểu những tác động bất lợi từ việc gia nhập WTO và thực
hiện công bằng xã hội
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Trung Quốc trong hội
nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho việt nam
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
a. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu
Trƣớc khi mở cửa, Trung Quốc kiểm soát tất cả các hoạt động ngoại thƣơng. Năm 2001,
Trung Quốc gia nhập WTO và quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã đƣợc mở rộng hơn. Tuy


nhiên, Trung Quốc vẫn quy định 5 nhóm mặt hàng vẫn do doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc chỉ định
thực hiện (cao su thiên nhiên, gỗ dán, lông cừu, sợi dệt chứa hợp chất hữu cơ và thép).
b. Thuế quan
Thuế quan hàng nông sản giảm từ mức 21,3% trƣớc khi gia nhập WTO vào năm 2000
xuống còn 15,5% năm 2006, trở thành một trong những quốc gia có tổng mức thuế quan hàng
nông sản thấp nhất trên thế giới hiện nay (mức thuế trung bình của thế giới là 62%). Năm 2007,
thuế quan trung bình tổng thể của Trung Quốc giảm còn 10,1%, giảm 35% so với năm 2000
(15,6%).
* Hạn ngạch thuế quan:
Năm 2006, các sản phẩm thuộc hạng mục quản lý bằng hạn ngạch thuế quan bao gồm:
Lúa mạch, gạo, ngô, đƣờng ăn, bông, sợi len (thuế quan dƣới 10% đối với lƣợng hàng nhập
khẩu trong hạn ngạch, trên 10% đối với lƣợng nhập khẩu ngoài hạn ngạch).
c. Hạn ngạch
Năm 2000, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với 57 nhóm hàng. Sau khi gia
nhập WTO chế độ hạn ngạch với hơn một nửa nhóm hàng trên đã đƣợc bãi bỏ. Đến ngày
01/01/2005, Trung Quốc loại bỏ hoàn tồn hạn ngạch nhập khẩu.
d. Chính sách hỗ trợ
- Hỗ trợ trực tiếp đối với nông dân trồng lƣơng thực, hỗ trợ mở rộng giống, hỗ trợ thu
mua máy móc nông cụ, hỗ trợ tổng hợp tƣ liệu sản xuất nông nghiệp; quy định giá thu mua thấp
nhất lƣơng thực, lúa gạo, lúa mỳ,…

e. Giấy phép xuất nhập khẩu
Năm 1993, số nhóm hàng phải xin phép nhập khẩu là 53, giấy phép xuất khẩu là 138.
Năm 2004, hàng hoá thực hiện quản lý bằng giấy phép hạn ngạch nhập khẩu gồm: ơ tơ và linh
kiện ơ tơ, hàng hố thực hiện quản lý bằng giấy phép nhập khẩu: thiết bị sản xuất đĩa CD, VCD,
hoá chất do cơ quan nhà nƣớc quản lý,…
f. Định giá hải quan
Nguyên tắc cơ bản: ƣu tiên áp dụng giá giao dịch thực tế trên hợp đồng
nhập khẩu và tiến hành điều chỉnh trên cơ sở giá giao dịch thực tế này, sau đó giá giao dịch sẽ
đƣợc áp dụng để tính thuế.
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam cần ra sức tận dụng các điều khoản ngoại lệ của WTO tiến hành bảo
hộ trọng điểm đối với các ngành trong nƣớc
Thứ hai, nhanh chóng nắm vững và áp dụng điều khoản bảo hộ phi thuế quan thông dụng
quốc tế.
Thứ ba, đi sâu cải cách, không ngừng thúc đẩy đổi mới cơ chế có thể tiếp nối đƣợc với hệ
thống quy tắc của WTO


Thứ tư, cần có các quy định rõ ràng, cụ thể trong hệ thống luật pháp buộc các doanh
nghiệp phải thực hiện.
Thứ năm, phải dốc sức bồi dƣỡng nhân tài thích ứng với yêu cầu của WTO.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM TRONG HỘI NHẬP WTO
2.1. Khái quát quá trình hội nhập WTO của Việt Nam và một số cam kết chính
2.1.1. Khái quát quá trình hội nhập WTO của Việt Nam
Năm 1995 khi Việt Nam nộp đơn chính thức xin gia nhập WTO. Ban công tác về việc
Việt Nam gia nhập WTO đã họp 14 phiên đàm phán đa phƣơng. Ngày 26/8/1996, Việt Nam nộp
bản Bị vong lục về chế độ ngoại thƣơng trả lời khoảng 3.000 nhóm câu hỏi để làm rõ về chính
sách kinh tế – thƣơng mại. Việt Nam đã tiến hành đàm phán song phƣơng với 28 nƣớc thành

viên WTO có yêu cầu đàm phán.
Ngày 7/11/2007, WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng tại Geneva để chính
thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 12/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO (30
ngày sau khi WTO nhận đƣợc thông báo về việc Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị định thƣ
gia nhập WTO).
2.1.2. Một số cam kết chính của Việt Nam
- Cam kết chung:
Việt Nam đã cam kết kể từ khi gia nhập WTO sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan
trọng của WTO: TRIMS, TRIPS, SPS, CVA, TBTs, ILP,…; cam kết tuân thủ nguyên tắc không
phân biệt đối xử trong WTO; loại bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế số lƣợng nhập khẩu; bãi
bỏ chế độ hai giá; bãi bỏ áp dụng tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngồi; cam kết về quyền kinh doanh; cam kết cải cách chính sách đầu tƣ
- Cam kết về thương mại hàng hoá:
Về thuế nhập khẩu, mức cam kết chung là đồng ý ràng buộc mức trần cho tồn bộ biểu
thuế (10.600 dịng). Mức thuế bình quân toàn biểu đƣợc giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống
cịn 13,4% thực hiện dần trong 5-7 năm. Phí và lệ phí giảm xuống gần nhƣ bằng 0.
- Cam kết về thương mại dịch vụ:
Việt Nam đã cam kết mở cửa 11 ngành và trên 100 phân ngành dịch vụ trong đó có nhiều
ngành quan trọng nhƣ kinh doanh, tài chính, viễn thơng, phân phối, giáo dục, y tế và xã hội.
2.2. Thực trạng điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập
WTO
2.2.1. Điều chỉnh chính sách thuế quan
a. Đối với hàng nhập khẩu


Thuế suất cam kết cuối cùng giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% (bảng 2.1). Thời gian thực
hiện sau 5-7 năm. Mức thuế bình quân đơn giản đối với một số nhóm hàng nhập khẩu đƣợc trình
bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.1. Mức giảm thuế quan trung bình theo cam kết gia nhập WTO
Hàng hố


Khi gia nhập (%)

Chính thức gia nhập (%)

Nơng nghiệp

25,2

21

Phi nơng nghiệp

16,1

12,6

Trung bình

17,4

13,4

Nguồn: Bộ Tài chính
Bảng 2.2. Mức thuế bình qn đơn giản đối với một số nhóm hàng nhập khẩu
Nhóm hàng

Mức thuế (%)

Nơng sản


21,4

Phƣơng tiện vận tải

38,4

Dệt may

37,3

Khống sản

13,5

Máy móc và thiết bị điện

18,46

Kim loại

8,05

Mức thuế chung

17,4

Nguồn: Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (Tháng 10/2006)
Việt Nam bắt đầu đánh thuế nhập khẩu theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu
dịch ngày 29/12/1987. Năm 1991, Việt Nam đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thay

thế cho Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987. Luật Thuế Xuất khẩu, nhập
khẩu cũng đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 1993, 1998 và ngày 14/6/2005.
Tính tới ngày 20/4/2006 mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền của Việt Nam là 11%,
mức thuế bình quân đơn giản là 17,4%. Con số này tƣơng đƣơng với mức trung bình của Trung
Quốc trƣớc khi nƣớc này gia nhập WTO (16%) nhƣng cao hơn nhiều so với mức trung bình của
Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (10%).
Thuế quan đƣợc cắt giảm nhiều. Mức thuế tối đa giảm từ 200% năm 1999 xuống 120%
trong năm 2001 và tiếp tục xuống còn 113% trong năm 2003. Tính tới ngày 20/4/2006 mức thuế
nhập khẩu bình quân gia quyền của Việt Nam là 11%, mức thuế bình quân đơn giản là 17,4%.


Năm 2007, chính phủ đã điều chỉnh thuế suất nhập khẩu cho 26 nhóm hàng, bao gồm
1.812 dịng thuế, chiếm 17% danh sách thuế đã cam kết. Tính chung năm 2007, thuế suất thuế
nhập khẩu đã giảm từ 17,8% xuống còn 14,5% theo cam kết.
* Hạn ngạch thuế quan
Năm 2007, số mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan giảm xuống còn 4 mặt hàng theo đúng
cam kết gia nhập WTO, đó là: trứng gia cầm, đƣờng ăn, muối và thuốc lá. Lƣợng hạn ngạch và
mức thuế suất đƣợc trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Hạn ngạch thuế quan theo cam kết gia nhập WTO
Mơ tả mặt hàng


dịng
thuế

Trứng chim, trứng
gia cầm, nguyên
vỏ, tƣơi đã bảo
quản hoặc làm
chín

0407009
- Trứng gà
1
- Trứng vịt
0407009
2

Lƣợng Lƣợng hạn Giai
hạn
ngạch cuối đoạn
ngạch
cùng và
thực
ban đầu thuế suất hiện
và thuế trong hạn
suất
ngạch
trong hạn
ngạch
30.000 tá Khơng
giới hạn

40%
40%

40%
40%

Đƣờng mía hoặc
đƣờng củ cải

- Đƣờng mía
1701110
- Đƣờng củ cải
0
1701120
0

55.000
mét tấn
30%
50%

Khơng
giới hạn
25%
50%

Lá thuốc lá chƣa
chế biến, phế liệu
thuốc lá
- Loại Virginia
2401101
- Cọng thuốc lá
0
2401301
0

31.000
mét tấn


Không
giới hạn

30%
15%

30%
15%

Muối
- Muối ăn
- Muối tinh khiết

150.000
mét tấn

Không
giới hạn

2501002
9

2009

Điều
khoản
khác

Mức
tăng

trƣởng
lƣợng
hạn
ngạch
hàng
năm: 5%


2501002
1
Nguồn: Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (2006)
* Miễn thuế nhập khẩu
Theo Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 tháng 6/2005, hàng thuộc diện
miễn thuế nhập khẩu bao gồm các hàng hoá xuất nhập cảnh, hàng hoá chuyển khẩu, hàng hoá
viện trợ nhân đạo,…
b. Thuế xuất khẩu
Việt Nam áp dụng thuế xuất khẩu đối với một số khoáng sản và nguồn tài ngun thiên
nhiên đƣợc xuất khẩu dƣới dạng thơ. Mục đích của các khoản thuế xuất khẩu này là để bảo vệ
nguồn tài nguyên khan hiếm, hạn chế xuất khẩu các loại hàng hố chiến lƣợc và để điều chỉnh,
hài hồ nguồn thu ngân sách.
2.2.2. Điều chỉnh chính sách phi thuế quan
a. Trợ cấp
Đối với các sản phẩm nông nghiệp
Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu trực thuộc Bộ Tài chính đƣợc thành lập năm 1999 nhằm hỗ trợ,
khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam. Các hình thức trợ cấp từ Quỹ
hỗ trợ xuất khẩu gồm: Hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tài chính trực tiếp, thƣởng và khen thƣởng xuất
khẩu.
Từ năm 2007, Chính phủ dừng trợ cấp xuất khẩu và không áp dụng các biện pháp khác
để gia tăng xuất khẩu trái với thông lệ quốc tế và không đƣợc chấp nhận theo WTO. Ngày
2/7/2007, Bộ Thƣơng mại chính thức cơng bố việc bãi bỏ xét thƣởng thành tích xuất khẩu.

Trợ cấp phi nơng nghiệp
- Nhóm đèn đỏ: Thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá đối với sản phẩm
và phụ tùng xe hai bánh gắn máy đã đƣợc chấm dứt từ ngày 1/1/2003. Thuế suất thuế nhập khẩu
ƣu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các phụ tùng và sản phẩm ngành cơ khí-điện-điện tử đƣợc
bãi bỏ ngày 29/8/2006 theo Quyết định 43/2006/QĐ-BTC. Ƣu đãi đầu tƣ dựa trên tiêu chí xuất
khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nƣớc bị bãi bỏ theo Nghị định
152/2003/NĐ-CP. Hỗ trợ phát triển ngành dệt may: Ngày 30/5/2006, Quyết định 155/2001/QĐTTg đã bị bãi bỏ và Việt Nam không cấp bất kỳ một khoản giải ngân hay lợi ích trợ cấp nào cho
ngành dệt may.
- Nhóm đèn vàng: Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án sản phẩm công nghiệp trọng
điểm, hỗ trợ các sản phẩm cơ khí, hỗ trợ ngành đóng tàu,


- Nhóm đèn xanh: Hỗ trợ phát triển thƣơng mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân
tộc; hỗ trợ các doanh nghiệp có khó khăn do các nguyên nhân khách quan; khuyến khích đầu tƣ
hoạt động khoa học cơng nghệ, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại
b. Quyền kinh doanh (quyền nhập khẩu và xuất khẩu)
Hiện nay, các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam đƣợc hƣởng quyền kinh doanh đầy đủ
ngoại trừ đối với một số sản phẩm nhất định theo quy định phải nhập khẩu thông qua các doanh
nghiệp cụ thể (Bảng 2.4). Tại thời điểm gia nhập, các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đƣợc
phân phối dƣới hình thức liên doanh với mức sở hữu vốn tối đa 49% và đến năm 2008 đƣợc
thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài làm dịch vụ phân phối.
Bảng 2.4. Danh mục hàng hoá dành cho các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc
TT HS
Hàng hố
1 2402 Xì gà, thuốc lá điếu

2

2709 Dầu mỏ, các loại dầu thu từ các
khoáng bitum


3

4902 Báo, tạp chí chuyên ngành và các
xuất bản phẩm định kỳ

4

8524 Đĩa, băng và các phƣơng tiện lƣu
trữ thông tin

Lý do
Cả sản xuất và tiêu
dùng trong nƣớc đều
bị hạn chế
Độc quyền tự nhiên
Các sản phẩm văn hố
có ảnh hƣởng tới đạo
đức xã hội

Nguồn: Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO tháng 10/2006
c. Các biện pháp hạn chế định lượng
* Hàng nhập khẩu
- Cấm nhập khẩu: Việt Nam cấm nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng. Việt
Nam đã loại bỏ biện pháp cấm nhập khẩu xì gà và thuốc lá điếu tại thời điểm gia nhập. Việt Nam
bỏ biện pháp cấm nhập khẩu, đăng ký và lƣu thơng xe máy có động cơ trên 175 cm3 kể từ ngày
31/5/2007. Việt Nam bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng từ 1/5/2006.
- Hạn ngạch: Đến năm 2007, chỉ còn 4 mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế
quan: trứng gia cầm, đƣờng, thuốc lá sợi, muối.
- Cấp phép nhập khẩu: Tất cả các hạn chế nhập khẩu (ngoại trừ hạn chế nhập khẩu đối

với đƣờng) đã đƣợc bãi bỏ theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001, Quyết định
91/2003/QĐ-TTg ngày 9/5/2003 và Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003. Năm
2007, số mặt hàng phải xin cấp giấy phép nhập khẩu giảm xuống chỉ còn 8 mặt hàng đƣợc cấp
giấy phép của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trƣớc khi nhập khẩu.
* Hạn chế xuất khẩu


- Hàng cấm xuất khẩu: Vũ khí, đạn dƣợc, vật liệu nổ, trang thiết bị quân sự kỹ thuật, đồ cổ, ma
t các loại, hố chất độc; gỗ trịn, gỗ xẻ, than từ gỗ hoặc củi, gỗ ván công nghiệp chất lƣợng
cao, các vật liệu mây, các loại động vật hoang dã và động thực vật tự nhiên quý hiếm.
- Hàng chịu hạn ngạch xuất khẩu: Gạo, hàng dệt, may mặc xuất khẩu vào các nƣớc EU,
Canada, Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ trong đó hạn ngạch dệt may đƣợc bãi bỏ vào đầu năm 2007. Việt
Nam vẫn duy trì việc xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc đến năm 2011 vì lý
do an ninh lƣơng thực quốc gia.
d. Phụ thu nhập khẩu
Tất cả các phụ thu nhập khẩu đƣợc xoá bỏ từ tháng 12/2004. Các khoản phụ thu nhập
khẩu cuối cùng đối với nhựa PVC và ống thép hàn đã đƣợc loại bỏ theo Quyết định số
81/2004/QĐ-BTC ngày 15/10/2004 và Quyết định số 102/2004/QĐ-BTC ngày 27/12/2004.
e. Phí và lệ phí hải quan
Chính sách chung của Chính phủ là cố gắng hạ thấp các loại phí này để hỗ trợ thƣơng
mại và hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam. Giữa năm 2003 và tháng 12/2004 phí cảng biển đã đƣợc
cắt giảm 30-50% theo Quyết định số 61/2003/QĐ-BTC và số 62/2003/QĐ-BTC ngày 25/4/2003.
Phí trọng tải giảm 45%, phí bảo đảm hàng hải giảm 52%, phí hoa tiêu giảm 12-30%, phí cầu
cảng giảm 10% từ ngày 1/1/2005 (theo Quyết định 88/2004/QĐ-BTC ngày 19/11/2004) thay thế
Quyết định số 61 và 62.
f. Xác định giá trị hải quan
Số nhóm mặt hàng do nhà nƣớc quản lý giá tính thuế đã giảm dần qua các năm. Năm
1996: 34, năm 1997: 21, năm 1998: 15, năm 2001: 7 và quy định này đã đƣợc bãi bỏ từ tháng
9/2004 theo Thông tƣ số 87/2004/TT-BTC ngày 31/8/2004 (đã đƣợc thay thế bằng Thông tƣ số
113/2005/TT-BTC tháng 12/2005).

g. Các thủ tục hải quan
Các thủ tục hải quan đã đƣợc cải cách để tạo thuận lợi cho thƣơng mại và đầu tƣ, đảm
bảo sự phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam. Năm 2007, số tài liệu doanh nghiệp
phải nộp cơ quan hải quan đã giảm đáng kể từ 7-8 tài liệu xuống còn 4 tài liệu. Đối với hàng xuất
khẩu, doanh nghiệp chỉ phải nộp hoá đơn thƣơng mại và tờ khai hải quan, giảm nhiều so với 6 tài
liệu trƣớc đây. Hồ sơ hải quan đƣợc đơn giản, giảm bớt các giấy tờ không cần thiết nhƣ hợp
đồng đối với hàng xuất khẩu, C/O đối với hàng hƣởng thuế suất ƣu đãi, giấy thông báo thuế.
Thời gian thông quan cho một lô hàng nhập khẩu đƣợc kê khai hợp pháp, không vi phạm, thời
gian thơng quan trung bình tối thiểu khoảng 5-10 phút, tối đa 120-150 phút, rút ngắn nhiều so
với 5h của năm 2005.
h. Thủ tục hành chính
Các cơ quan thuế vụ đã tích cực rà sốt, sửa đổi các thủ tục hành chính để đảm bảo sự
đơn giản, rõ ràng và minh bạch hơn. Thời gian cấp mã số thuế đã giảm từ 30 ngày xuống còn 8
ngày.


k. Quy tắc xuất xứ
Các quy định trong Hiệp định về Quy tắc xuất xứ đã đƣợc đề cập trong Nghị định số
19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 hƣớng dẫn thi hành Luật Thƣơng mại năm 2005.
l. Chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ
Uỷ ban thƣờng vụ quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về các biện pháp tự vệ ngày
25/5/2002, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam số 20-2004-PLUBTVQH 11 ngày 29/4/2004, Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam số
22-2004-PL-UBTVQH 11 ngày 20/8/2004. Việt Nam cũng đã ban hành Nghị định số
90/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về việc thực thi Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu
vào Việt Nam
m. Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp
Luật về tiêu chuẩn và các quy định kỹ thuật đƣợc thơng qua tháng 6/2006 đã điều chỉnh
tồn bộ các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn hiện hành vốn có trong các văn bản pháp luật khác
nhau.
2.3. Nhận xét chung về việc điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong

hội nhập WTO
2.3.1. Những thành tựu của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
trong hội nhập WTO
a. Điều chỉnh theo hướng hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế
Thực hiện cắt giảm mức thuế quan theo các cam kết quốc tế, cắt bỏ và thuế quan hoá các
hạn chế định lƣợng, kể cả hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu; đối
xử ngày càng bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp và hàng hố nhập khẩu, xoá bỏ các rào
cản trong hoạt động xuất khẩu; tƣơng thích hố với các quy định khác của WTO.
b. Bảo hộ và nâng cao năng lực ngành hàng
Các chƣơng trình bảo hộ và nâng cao năng lực ngành hàng của Việt Nam nhƣ ƣu đãi thuế
nhập khẩu, ƣu đãi tín dụng, trợ cấp,... thời gian qua đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng
lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của nhiều ngành tƣơng đối non trẻ nhƣ xe máy, vật liệu xây
dựng, động cơ diện nhỏ,…
c. Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương
Hỗ trợ một số doanh nghiệp thu mua gạo, thịt lợn, đƣờng,… khi giá thị trƣờng sụt giảm
qúa thấp,
d. Thúc đẩy xuất khẩu và thu hút FDI
Giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2007 đạt 48,387 tỷ USD, tƣơng đƣơng 67,8% GDP, tăng
21% so với năm 2006. Theo số liệu thống kê, 10 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá đạt 48,2 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2007. Môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam đã và
đang đƣợc cải thiện rõ rệt. Năm 2007, Việt Nam thu hút đƣợc 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, 10


tháng đầu năm 2008, tổng số vốn FDI đăng ký đạt 60 tỷ USD, gấp 3 lần lƣợng FDI đăng ký cả
năm 2007.
e. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm 2007, GDP đạt 8.48%. Năm 2008, do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính thế
giới, tăng trƣởng GDP của Việt Nam ƣớc đạt 6,5%. Mặc dù giảm mạnh so với năm 2007 song
đây vẫn là mức tăng trƣởng đứng thứ 2 ở khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng, sau Trung Quốc.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỷ trọng GDP khu vực nơng-lâm-thuỷ

sản giảm cịn dƣới 20% so với 20,81% năm 2006; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng dần,
chiếm 41,7% so với 41,56% năm 2006 và khu vực dịch vụ tăng, chiếm 38,3% so với 38,08%
năm 2006.
2.3.2. Một số hạn chế của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong
hội nhập WTO
a. Việc điều chỉnh chính sách thuế quan chưa thực sự hiệu quả
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu mặc dù đã đƣợc sửa đổi nhiều lần nhƣng vẫn chƣa đồng
bộ, nội dung chƣa bao quát hết các đối tƣợng và nguồn thu.
b. Chính sách hỗ trợ chưa phù hợp
Hỗ trợ ở Việt Nam chƣa xây dựng thành chƣơng trình trƣớc; diện mặt hàng, số lƣợng
hàng đƣợc hƣởng trợ cấp tuỳ thuộc vào tình hình thực tế khơng đảm bảo tính minh bạch. Chƣa
xây dựng đƣợc tiêu chí để tạo sự bình đẳng giữa các đối tƣợng.
c. Cơ chế quản lý hạn ngạch còn yếu
Cơ chế giám sát mà chặt chẽ sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp’ nu qúa lỏng
lẻo sẽ tạo cơ hội tăng trƣởng nóng của các ngành có thế mạnh (dệt may) và kết quả là phản ứng
mạnh của phía đối tác thƣơng mại (Mỹ, EU).
d. Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
Theo chủ nhiệm Uỷ ban khoa học-công nghệ-môi trƣờng của Quốc hội Hồ Đức Việt, chỉ
có gần 24% tiêu chuẩn của Việt Nam hài hoà với hệ thống tiêu chuẩn của các nƣớc trong khu
vực và thế giới
e. Việc điều chỉnh chính sách thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ các ngành hàng chưa
thực sự hiệu quả
Mức bảo hộ thực tế vẫn còn quá chênh lệch giữa các ngành hàng khiến một lƣợng vốn
tƣơng đối lớn đƣợc đầu tƣ vào các ngành hàng mà Việt Nam không có lợi thế so sánh, nguồn vốn
đƣợc phân bổ kém hiệu quả.
f. Chính sách thuế quan và phi thuế quan chưa thực sự là động lực nâng cao năng lực
cạnh tranh của các ngành hàng.
Thực tiễn bảo hộ ngành theo kiểu chọn ngành chiến lƣợc nhƣ ô tô, xi măng, giấy,
đƣờng,… cho thấy thành công của chiến lƣợc này vẫn chƣa rõ ràng.



g. Chính sách thuế quan và phi thuế quan vẫn cịn thiếu cơng khai, minh bạch, thiếu
chiến lược và tính tiên liệu trong dài hạn
Các điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở ngắn hạn,
khơng thực sự theo một kế hoạch, chƣơng trình và khó dự đốn.
h. Việc điều chỉnh chính sách thuế quan ảnh hưởng không nhỏ đến cán cân thương mại
và nguồn thu thuế
Thâm hụt cán cân thƣơng mại năm 2007 là 12,4 tỷ USD, xấp xỉ 2,5 lần mức thâm hụt
năm 2006 (5 tỷ USD). Việc cắt giảm thuế làm giảm khoảng 10% số thu từ hoạt động xuất nhập
khẩu (khoảng 1.000 tỷ đồng/năm).
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THƢƠNG
MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP WTO
3.1. Phƣơng hƣớng hồn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam
3.1.1. Cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra trong việc hoàn thiện chính sách thương mại
quốc tế
a. Cơ hội
- Gia nhập WTO, Việt Nam có một khơng gian mới về thị trƣờng.
- Tạo ra áp lực để các cơ quan cung cấp dịch vụ cơng, các cơ quan hành
chính minh bạch hố thủ tục, đơn giản hố thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, giảm các
chi phí giao dịch.
- Môi trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện
- Là cơ hội đối với Việt Nam đƣợc hƣởng sự đối xử bình đẳng trong quan hệ thƣơng mại
quốc tế.
- Với tƣ cách là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam vẫn có thể bảo lƣu một số biện
pháp hỗ trợ đến 10% giá trị sản lƣợng.
b. Thách thức
- Mức thuế quan trung bình ban đầu tƣơng đối cao.
- Thu ngân sách nhà nƣớc phụ thuộc nhiều vào thu từ thuế nhập khẩu.
- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các ngành hàng còn yếu kém

- Thị trƣờng các nhân tố sản xuất chƣa phát triển và kém hiệu quả
- Năng lực của bộ máy quản lý nhà nƣớc còn hạn chế trong hoạch định và thực thi chính
sách một cách hữu hiệu
- Việt Nam nhập cuộc đúng vào lúc luật chơi đang xấu đi.
- Các nƣớc đang phát triển không cân bằng đƣợc giữa quyền lợi và nghĩa vụ.


- Minh bạch hoá là thách thức to lớn đối với mọi nền hành chính quốc gia.
- Việc dự đốn đƣợc hậu quả của những cam kết gia nhập WTO khơng phải là điều đơn
giản.
- Cần phải có một đội ngũ cán bộ thông thạo quy định và luật lệ của WTO có kinh
nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế.
- Việt Nam gia nhập WTO nhƣng phải 12 năm sau khi gia nhập mới đƣợc coi là nền kinh
tế thị trƣờng.
- Sự vênh nhau về luật pháp Việt Nam và các nƣớc
- Điểm xuất phát, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, năng lực cạnh tranh
còn hạn chế, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp
c. Những vấn đề đặt ra của việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
- Nƣớc ta vẫn còn hàng chục bộ luật và hàng trăm văn bản dƣới luật phải sửa đổi và ban
hành mới để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động thƣơng mại quốc tế.
- Nhiều văn bản luật của chúng ta đƣợc ban hành ra chƣa triển khai đƣợc ngay mà phải
chờ đợi văn bản dƣới luật.
- Có những quy định pháp lý rƣờm rà, chồng chéo.
- Đôi khi luật pháp Việt Nam đƣợc giải nghĩa và hiểu theo nhiều cách khác nhau.
- Thiếu chủ động, thiếu đồng bộ, nhất quán, xử lý tình huống lúng túng, mang tính chắp
vá, tạm thời.
- Năng lực thực thi các cam kết còn yếu
3.1.2. Quan điểm, định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước
Một là, cần tập trung mọi nguồn lực xây dựng hệ thống pháp luật về thƣơng mại quốc tế
đủ về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng, để đến năm 2020 hệ thống pháp luật về thƣơng mại quốc

tế cơ bản đạt đến trình độ tƣơng đối đầy đủ, đồng bộ.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thƣơng mại quốc
tế đồng bộ đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam theo đúng lộ trình. Hạn
chế dần việc ra pháp lệnh.
Ba là, xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thƣơng mại quốc
tế đảm bảo tính thống nhất nội tại, rõ ràng về thứ bậc, chính xác, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực
hiện, có tính khả thi cao.
Bốn là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
Năm là, thƣờng xuyên rà soát, hệ thống hố, xây dựng quy trình kiểm văn bản quy phạm
pháp luật.
Sáu là, điều chỉnh, hồn thiện chính sách, pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc phù hợp
với những quy định của WTO.


3.2. Những giải pháp nhằm tiếp tục hồn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt
Nam trong hội nhập WTO
3.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước
a. Giải pháp đối với vấn đề trợ cấp
Nhà nƣớc chuyển số tiền trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá trƣớc
đây sang phát triển thuỷ lợi, kiện tồn giao thơng nơng thôn, nâng cao chất lƣợng giống, phát
triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng các kho lạnh cho hàng thủy sản và kho đệm dự trữ lúa,
cà phê cho bà con nông dân tránh để họ phải bán ồ ạt khi vào vụ,… hồn tồn khơng bị vi phạm
và khơng ai cấm.
b. Giải pháp về Thuế
- Tiếp tục sửa đổi các biểu thuế suất để sao cho cùng một loại hàng có những đặc tính gần
giống nhau có mức thuế suất tƣơng đƣơng, gần nhau.
- Ban hành ngay các loại thuế: thuế chống bán phá giá, thuế hạn ngạch, thuế đối kháng,
thuế chống trợ cấp,… để chống lại “cuộc chiến thƣơng mại” đƣợc núp bóng tinh vi trong cái “áo
khốc” tự do thƣơng mại và tồn cầu hố.

- Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật tránh gian lận thuế đi đôi với tuyên truyền,
vận động ngƣời nộp thuế chấp hành đúng nghĩa vụ và quyền lợi của họ.
- Nâng cao năng lực của cơ quan thuế
c. Giải pháp đối với Hải quan
- Sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật kiểm tra, giám sát hiện đại, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ
liệu về giá, thành lập bộ phận chuyên chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quy
định cụ thể về chuyển tải, sang mạn hàng hoá…
d. Giải pháp đối với công tác cấp phép xuất nhập khẩu
- Thay thế chế độ cấp phép tự động thay thế chế độ cấp phép không tự động.
e. Giải pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tăng cƣờng cho công tác nghiên cứu để công nhận hợp chuẩn (lấy các tiêu chuẩn châu Âu
đối với hàng nông sản, thực phẩm và tiêu chuẩn khu vực Asean đối với máy móc thiết bị). Ban
hành các luật cụ thể về vệ sinh an toàn thực phẩm.
f. Giải pháp đối với nền kinh tế phi thị trường (NME):
Tích cực vận động các thành viên WTO sớm công nhận quy chế thị trƣờng và không áp
dụng điều khoản trong Nghị định thƣ gia nhập WTO về kinh tế phi thị trƣờng.
g. Giải pháp về đào tạo và tuyên truyền phổ biến kiến thức
Thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo với cấp độ khác nhau dành cho các đối tƣợng
khác nhau nhƣ những khoá cơ bản về WTO. Thơng qua các hình thức hội thảo, khoá đào tạo, báo
điện tử, trang web, phối hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng để cung cấp những thông
tin cập nhật nhất về WTO. Chú trọng đào tạo đội ngũ luật sƣ kinh tế chuyên về các nghiệp vụ kỹ
thuật của WTO (tranh chấp về bán phá giá, chống trợ cấp,…)


3.2.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp
- Thƣờng xuyên tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và các hình thức đối thoại
giữa các cơ quan chính phủ trung ƣơng và địa phƣơng
- Chủ động tìm hiểu các cam kết theo WTO liên quan đến khu vực doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lƣợc dài hạn và cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.
- Giải pháp đối với NME:

+ Tăng cƣờng công tác phối hợp thông qua các hiệp hội ngành hàng.
+ Nắm vững và vận dụng các quy định về NME của nƣớc nhập khẩu. + Duy trì hệ thống
sổ sách kế tốn minh bạch để có thể cung cấp đầy đủ, chính xác các dữ liệu cần thiết trong qúa
trình điều tra.
3.2.3. Giải pháp đối với các Hiệp hội
- Khung khổ pháp lý cho các hiệp hội doanh nghiệp cần đƣợc cải thiện, luật về các hiệp
hội doanh nghiệp và xã hội dân sự cần đƣợc ban hành trong thời gian tới.
- Các hiệp hội doanh nghiệp cần hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các
dịch vụ tƣ vấn, thông tin, nhu cầu thị trƣờng xúc tiến xuất khẩu và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
khác.
KẾT LUẬN
Việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của
Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm và phải theo một lộ trình nhất định. Điều này địi hỏi nỗ
lực rất lớn không chỉ đối với các cơ quan chuyên trách, đối với các bộ ngành trung ƣơng, đối với
chính phủ mà còn cần sự đồng lòng, chung sức của toàn thể ngƣời dân và các doanh nghiệp trong
mọi thành phần kinh tế.
Sau gần 2 năm gia nhập WTO, mặc dù đã rất cố gắng điều chỉnh những điểm bất hợp lý,
không phù hợp với quy định của WTO nhƣng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Việt Nam cần
phải tiếp tục cải thiện hệ thống pháp luật và chính sách phù hợp với những quy tắc của WTO và
các cam kết của Việt Nam. Sự hình thành và thực thi luật pháp và chính sách kinh tế minh bạch,
nhất quán và có thể tiên liệu đƣợc cùng với một hệ thống quản trị công hữu hiệu là quan trọng để
Việt Nam trở thành một thị trƣờng cạnh tranh và hấp dẫn để đảm bảo sự phát triển bền vững của
đất nƣớc.
Trên cơ sở thu thập, phân tích, tổng hợp những dữ liệu về điều chỉnh chính sách thƣơng
mại quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO, luận văn đã:
- Làm rõ đƣợc cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc điều chỉnh chính sách thƣơng mại
quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO.
- Đƣa ra một bức tranh khá toàn diện về những cam kết của Việt Nam gia nhập WTO.
- Phân tích đƣợc thực trạng điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam
trƣớc và sau khi gia nhập WTO trong mối tƣơng quan chặt chẽ với các cam kết khi gia nhập

WTO.


- Tìm ra những điểm hợp lý và những bất cập cịn tồn tại cần điều chỉnh trong q trình
hội nhập WTO.
- Từ đó đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hồn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của
Việt Nam trong hội nhập WTO.

References
Tiếng Việt
1. Bernard Hoekman (2004), Sổ tay về phát triển thương mại và WTO, NXB CTQG,
Hà Nội.
2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thƣờng Lạng (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB
LĐ-XH, Hà Nội.
3. TS. Phạm Thị Thanh Bình (2006), Cải cách thương mại của Việt Nam trước khi
gia nhập WTO, Viện Kinh tế thế giới.
4. Bộ Thƣơng mại (2006), Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập
WTO.
5. Bộ Thƣơng mại (2004), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế
quốc tế.
6. Bộ Thƣơng mại (2006), Tác động của các Hiệp định WTO đối với các nước đang
phát triển
7. Mai Thế Cƣờng (2005), “Chính sách thƣơng mại quốc tế trong điều kiện hội
nhập”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển (99), tr. 15-18.
8. Trần Thanh Hải (2007), Một số nét tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc
tế, Văn phòng Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế.
9. Trần Quốc Khánh, Trung Quốc gia nhập WTO và tác động đối với các nước
ASEAN, Bộ Thƣơng mại.
10. PGS.TS. Nguyễn Thƣờng Lạng (2007), “Sự thay đổi nguồn thu thuế nhập khẩu của Việt
Nam khi thực hiện các cam kết trong WTO”, Nghiên cứu kinh tế, 2007(21), Tr. 3-4.

11. Nguyễn Văn Lịch (2004), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của thương mại
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu
Thƣơng mại.
12. Bùi Xuân Lƣu (2003), Những điều chỉnh trong chính sách thương mại Việt Nam


sau khi gia nhập ASEAN: hiện trạng và phương hướng tiếp tục điều chỉnh,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trƣờng ĐH Ngoại thƣơng, Hà Nội.
13. GS. TS. Bùi Xuân Lƣu (1995), Giảm dần bảo hộ tiến tới tự do hố thương mại
trong q trình hội nhập, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trƣờng ĐH
Ngoại thƣơng, Hà Nội.
14. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2007), Một số vấn đề về chính sách thương mại của
Việt Nam sau 20 năm đổi mới, Viện Nghiên cứu thƣơng mại.
15. TS. Lê Xuân Sang, TS. Nguyễn Xn Trình (2007), Điều chỉnh chính sách thuế
và trợ cấp sau khi gia nhập WTO, Nxb Tài chính.
16. Đinh Văn Thành (2004), Nghiên cứu các rào cản thương mại quốc tế và đề xuất
các giải pháp đối với Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện
Nghiên cứu Thƣơng mại, Hà Nội.
17. PGS.TS. Hoàng Đức Thân (2001), Chính sách thương mại trong điều kiện hội
nhập, NXB CTQG.
18. Viện Nghiên cứu Thƣơng mại (2006), Những thành tựu thương mại Việt Nam
sau 20 năm đổi mới, NXB CTQG, Hà Nội
19. Viện Nghiên cứu Thƣơng mại (2006), Việt Nam hội nhập WTO – những vấn đề
đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam, Thông tin chuyên đề.
20. Các tạp chí kinh tế: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế,…. Các số phát hành năm 2007, 2008.
Tiếng Anh
21. Will Martin (2006), Globalization, trade policy & introduction to WTO.
22. World Bank (2006), Viet Nam: Trade policy and WTO accession.
Website:

23. Website của Bộ Công thƣơng, www.moit.gov.vn
24. Website của Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn
25. Website của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), www.wto.org
26. Website của Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, www.nciec.gov.vn
27. Website của Tổng cục Hải quan Việt Nam, www.customs.gov.vn




×