Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.89 KB, 18 trang )

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Cầu Giấy
Solutions to improve the credit quality at Bank for Investment and Development of
Viet Nam – Cau Giay Branch
NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 102 tr. +


Lê Quốc Khánh


Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Thắng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Phân
tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại (ngân hàng Đầu tư và phát triển) BIDV Cầu
Giấy để thấy những hạn chế, tồn tại trong hoạt động tín dụng và tìm ra nguyên nhân tại
BIDV Cầu Giấy. Đưa các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Cầu Giấy
phù hợp với thực trạng hoạt động tín dụng và điều kiện phát triển kinh tế trên địa bàn.

Keywords: Tài chính ngân hàng; Tín dụng ngân hàng; Ngân hàng

Content.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một loại hình tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của xã hội, có vai trò
quan trong trong việc phát triển nền kinh tế của quốc gia. Sự hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân
hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây ngành Ngân hàng Việt


Nam đã có những thay đổi tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, đưa vốn vào lưu thông tạo ra
nhiều của cải vật chất cho xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đó hoạt động tín dụng là chiếc
cầu nối trung gian từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đây vẫn là hoạt động truyền thống và chủ yếu
của ngân hàng thương mại, đem lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng. Chính vì vậy việc nâng cao
chất lượng tín dụng là vấn đề cốt yếu nhất trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn là
vấn đề mà các ngân hàng thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trong những năm qua hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói chung và Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng, trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy(BIDV Cầu Giấy) đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. BIDV Cầu Giấy đã đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh
trong 3 năm gần đây, trong đó có hoạt động tín dụng. Tuy nhiên chất lượng tín dụng chưa cao, còn
nhiều tồn tại trong hoạt động tín dụng cần phải giải quyết. BIDV Cầu Giấy cũng rất quan tâm đến
việc nâng cao chất lượng tín dụng để góp phần nâng cao năng lực hoạt động trong quá trình cạnh
tranh và hội nhập hiện nay.
Xuất phát từ tình hình trên, kết hợp với quá trình làm việc tại BIDV Cầu Giấy và những kiến thức
thu được từ chương trình thạc sĩ tài chính ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao
chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy ’’ làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế
- Về mặt cơ sở lý thuyết của hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại: trong nước đã có nghiên
cứu của Tác giả Nguyễn Minh Kiều với cuốn “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” và “Tín dụng và
thẩm định tín dụng ngân hàng”. Giáo trình “Kinh tế học tiền tệ ngân hàng” của Tác giả Trịnh Thị
Hoa Mai chủ biên, do nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội phát hành.
Nghiên cứu tại nước ngoài có cuốn “Commercial Bank Management” của tác giả Peter S.Rose –
Texas A&M University, tái bản lần thứ 4.
- Về mặt thực tiễn có: Luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở Giao dịch
II – Ngân hàng công thương Việt Nam” của Trương Thị Thu Ngân – Đại học kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh; Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát
triển Đông Đô” của Nguyễn Thu Phương – Đại học kinh tế quốc dân, cùng với luận văn của nhiều

học viên các trường đại học trong cả nước về vấn đề chất lượng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên các
nghiên cứu thực tiễn trên đề cập đến những giải pháp chung nhất và mang tính thời điểm, phạm vi
trong một tổ chức cụ thể. Do đó đứng trước bối cảnh hiện nay và với một tổ chức khác thì các giải
pháp không còn phù hợp nữa. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín
dụng tại BIDV Cầu Giấy, tác giả hy vọng đề tài nhận được nhiều sự ủng hộ, ý kiến đóng góp của tất
cả mọi người quan tâm về vấn đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tại tập trung vào 3 vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Cầu Giấy để thấy những hạn chế,
tồn tại trong hoạt động tín dụng và tìm ra nguyên nhân tại BIDV Cầu Giấy.
- Đưa các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Cầu Giấy phù hợp với thực
trạng hoạt động tín dụng và điều kiện phát triển kinh tế trên địa bàn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
- Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu
Giấy
* Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy.
- Thời gian: trong giai đoạn từ 2009 đến 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tham khảo các giáo trình giảng dạy, các tài liệu, tạp chí các văn bản pháp luật của Việt nam có
liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Thu thập số liệu thống kê từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của
BIDV, BIDV Cầu Giấy từ năm 2009 – 2011.
- Phương pháp điều tra:
+ Đối tượng điều tra: các bộ phận có liên quan đến hoạt động tín dụng tại BIDV Cầu Giấy.
+ Hình thức: gửi mẫu phiếu điều tra
+ Mục tiêu điều tra: tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng thấp.
- Phỏng vấn sâu:

+ Đối tượng phỏng vấn: một số giám đốc bộ phận tín dụng tại Hội sở chính ngân hàng BIDV và
các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
+ Nội dung phỏng vấn: thực trạng chất lượng tín dụng của NHTM và giải pháp để nâng cao chất
lượng tín dụng của NHTM.
- Phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp: kết hợp kết quả điều tra với các số liệu từ báo cáo
tổng kết hoạt động cuối năm của BIDV Cầu Giấy để phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đóng góp những cơ sở lí luận về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng.
Từ đó cho thấy ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
nói chung và BIDV nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Cầu Giấy, đưa ra
các nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng chưa cao tại BIDV Cầu Giấy đồng thời căn cứ vào diễn
biến tình hình mới, những giải pháp đưa ra góp phần vào việc từng bước hoàn thiện hoạt động tín
dụng, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Cầu Giấy trong thời gian tới. Các giải
pháp đảm bảo được tính thực tiễn hoạt động của BIDV Cầu Giấy và phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội trên địa bàn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 Chương:
Chương 1 - Cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 2 - Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Cầu Giấy.
Chương 3 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Cầu Giấy.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HA
̀
NG THƢƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG CỦA NHTM

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh: Credittum - tức là tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng là một giao
dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và
bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản
cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm
hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán [1, tr.19].
Tín dụng ngân hàng là một hình thức phát triển cao của tín dụng, tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên
được bản chất ban đầu của quan hệ tín dụng.
Theo Luật các tổ chức tín dụng: cấp tín dụng là việc Tổ chức tín dụng thỏa thuận để tổ chức, các
nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất
định theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh
toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác [14].
Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc
và lãi theo một thời gian nhất định, giữa một bên là ngân hàng thương mại và một bên là các cá nhân,
các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại khác.
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng
1.1.2.1. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng :
- Tín dụng ngân hàng tạo ra lợi nhuận cho NHTM
- Tín dụng ngân hàng tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng thương mại và các chủ thể kinh tế
- Tín dụng ngân hàng tạo uy tín, danh tiếng cho ngân hàng thương mại
- Nợ cho vay làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng thương
mại
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn
- Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tải sản xuất mở rộng, đẩy mạnh đầu tư
phát triển
- Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ
- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
1.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng

Căn cứ theo khách hàng vay vốn: Tín dụng đối với doanh nghiệp; Tín dụng đối với cá nhân
Căn cứ vào thời hạn cho vay: Tín dụng được chia làm 03 loại
Tín dụng ngắn hạn: thời hạn không quá 12 tháng; Tín dụng trung hạn: thời hạn từ trên 1 năm
đến 5 năm; Tín dụng dài hạn: thời hạn từ trên 5 năm,
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: có tín dụng cho sản xuất và tín dụng tiêu dùng.
Căn cứ theo mức độ rủi ro: có tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn có khả năng
thu hồi và nợ quá hạn khó đòi.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: có tín dụng có bảo đảm và tín dụng có bảo
đảm không bằng tài sản.
Theo hình thức cấp tín dụng: có cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu, cho thuê tài chính.
Căn cứ theo lĩnh vực đầu tư: Cho vay bất động sản; Cho vay công nghiệp, thương mại, dịch vụ;
Cho vay nông nghiệp; Cho vay định chế tài chính; Cho vay cá nhân.
1.2. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM
1.2.1. Khái niệm chất lƣợng tín dụng
Khái niệm “chất lượng” được hiểu là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hiện tượng; chất
lượng sản phẩm là toàn bộ những đặc tính của sản phẩm thỏa mãn những đòi hỏi nhất định, tương
ứng với công dụng của nó.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng
trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Tiếp cận khái niệm trên cơ sở đó ta có thể hiểu “Chất lượng tín dụng được hiểu là đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của ngân hàng đồng thời đáp ứng các yêu cầu hợp lý của khách hàng và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế xã hội”. Nói cách khác, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
mức độ thích nghi của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
Chất lượng tín dụng là một chi tiêu tổng hợp, nó phản ánh mối quan hệ hai chiều giữa người sử
dụng sản phẩm (khách hàng) và người cung cấp sản phẩm (ngân hàng). Chính vì vậy, việc đánh giá
chất lượng tín dụng là đặc biệt quan trọng đối với NHTM.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của NHTM
1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
- Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời
điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng

tín dụng càng thấp.
- Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu(nhóm 3,4,5) và tổng dư nợ của NHTM ở một thời
điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.
Chỉ tiêu này phán ánh tốt nhất chất lƣợng tín dụng của NHTM.
- Chỉ tiêu lãi treo: là tỷ lệ phần trăm giữa lãi treo và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất
định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Lãi treo là số lãi phải thu nhưng chưa thu được của các khoản nợ được phân loại vào nhóm
2,3,4,5.
- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa DPRR phải trích và tổng dư nợ của
NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Tỷ lệ DPRR càng cao hay số tiền trích càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp và ngược
lại.
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngoại bảng: Là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ ngoại bảng và tổng dư nợ của
NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
- Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập từ lãi của hoạt động tín dụng: là tỷ lệ giữa thu nhập từ lãi của hoạt
động tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng bình quân.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính
- Sự hài lòng của khách hàng vay đối với các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng
- Tính năng của các sản phẩm tín dụng
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM
1.3.1. Nhân tố chủ quan thuộc về Ngân hàng
- Chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
- Quy trình tín dụng của ngân hàng
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Công tác thẩm định dự án
- Lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất
- Khả năng thu thập và xử lý thông tin
- Chất lượng và đạo đức của các cán bộ tín dụng
1.3.2. Nhân tố khách quan ngoài Ngân hàng

1.3.2.1. Nhân tố khách quan thuộc về môi trường kinh tế và xã hội
- Chính trị - pháp luật
- Kinh tế
- Xã hội
- Khoa học - công nghệ
1.3.2.2. Nhân tố khách quan từ khách hàng
- Năng lực kinh doanh của khách hàng
- Đạo đức của khách hàng vay vốn
- Uy tín của khách hàng

1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NHTM
1.4.1. Đối với ngân hàng:
Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng, hoạt động ngân
hàng ngày càng phát triển hơn đồng thời cũng làm tăng thêm thu nhập của cán bộ nhân viên.
1.4.2. Đối với nền kinh tế:
Chất lượng của đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chính là kinh tế tăng trưởng, sức mua của đồng
tiền ngày càng ổn định, nâng cao mức sống xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động thông
qua việc đầu tư vốn cho các tổ chức và cá nhân nhằm góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội.
1.4.3. Đối với ngƣời đi vay:
Tín dụng ngân hàng luôn gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu về đời sống
của khách hàng thông qua các nghiệp vụ HĐV, cho vay, thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ khác.
1.5. QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ
1.5.1. Các yêu cầu cơ bản trong quản lý và nâng cao chất lƣợng tín dụng
- Thứ nhất, xây dựng các mục tiêu về chất lượng tín dụng cho các giai đoạn phát triển của ngân
hàng.
- Thứ hai, xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng theo chuẩn
mực quốc tế.
- Thứ ba, để thực hiện các mục tiêu đó ngân hàng phải xác định, chuẩn bị các nguồn lực (lao
động, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ) và đặc biệt là hệ thống các công cụ trong quản lý chất
lượng tín dụng(quy trình cho vay, hệ thống xếp hạng tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi

ro, xử lý nợ xấu …).
- Thứ tư, bộ máy giám sát chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.5.2. Các công cụ quản lý chất lƣợng tín dụng
- Quy trình cho vay
- Hệ thống xếp hạng tín dụng
- Phân loại nợ:
- Xử lý nợ xấu:
1.5.3. Mô hình giám sát chất lƣợng tín dụng theo thông lệ quốc tế
Bộ máy giám sát chất lượng tín dụng là bộ máy về mặt tổ chức tập hợp tất cả các cấu thành trong
quy trình tín dụng chịu trách nhiệm thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng tín
dụng, giám sát việc thực hiện quy trình tín dụng và đảm bảo chất lượng của khoản vay.




CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM– CHI
NHÁNH CẦU GIẤY
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo quyết định 177/TTG ngày
26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là cấp phát, cho vay và
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực thuộc của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà
nước.
Năm 1995 được coi là mốc đánh dấu sự chuyển đổi của BIDV: chính thức hoạt động kinh doanh
đa chức năng như một ngân hàng thương mại.
Hiện nay BIDV đã hoạt động theo mô hình như một tập đoàn tài chính với phạm vi hoạt động
rộng khắp, hợp tác đa phương, kinh doanh đa dạng, đa lĩnh vực ngân hàng thương mại, chứng khoán,
đầu tư tài chính, bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý quỹ… với mạng lưới bao quát trên toàn quốc.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Cầu Giấy
Chi nhánh Cầu Giấy được thành lập vào ngày 31/10/1963 với tên gọi Chi nhánh 2 trực thuộc
Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội.
Năm 1991, Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, là
Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Ngày 01/10/2004, Chi nhánh được nâng cấp lên Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam, lấy
tên là BIDV Cầu Giấy.
Chi nhánh Cầu Giấy đặt trụ sở tại tòa tháp B, thuộc tòa nhà Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt,
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của BIDV Cầu Giấy
Tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại hội sở chính và cụ thể hóa
triển khai chuyển đổi mô hình tại các Chi nhánh vận hành từ 01/10/2008.
Theo mô hình tổ chức mới, BIDV Cầu Giấy được sắp xếp, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các
phòng, tổ theo mô hình mẫu được thiết kế gồm 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; khối quản lý rủi ro;
khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ; khối trực thuộc.





2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy
Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của
BIDV Cầu Giấy
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Số

tiền
Số tiền
Tăng
trưởng(%)
Số
tiền
Tăng
trưởng(%)
Tổng tài
sản
4.104
4.570
11,35
4.904
7,31
Nguồn vốn
huy động
3.854
4.241
10,04
4.552
7,33
Tổng dƣ
nợ
2.460
2.850
15,85
3.140
10,18
Chênh lệch

thu chi
104
134
28,85
160
19,40
Thu dịch
vụ ròng
35
46
31,43
53
15,22
Lợi nhuận
sau thuế
46
61
32,61
77
26,23
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy 2009 – 2011)
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2009-
2011
2.2.1- Các văn bản nghiệp vụ tín dụng đang áp dụng tại BIDV Cầu Giấy
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV
Chính sách về cấp tín dụng
Chính sách tài sản đảm bảo
Chính sách về định giá
2.2.2. Quy định và trình tự cấp tín dụng đang áp dụng tại BIDV Cầu Giấy
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý nhu cầu cho vay của khách hàng

Bước 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng
Bước 3: Phê duyệt tín dụng
Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
Bước 5: Giải ngân/phát hành thư bảo lãnh
Bước 6: Giám sát và kiểm soát khoản tín dụng
Bước 7: Điều chỉnh tín dụng
Bước 8: Thu nợ, lãi, phí
Bước 9: Xử lý thu hồi nợ quá hạn
Bước 10: Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bước 11: Thanh lý hợp đồng tín dụng
2.2.3. Hoạt động tín dụng tại BIDV Cầu Giấy:
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Cầu Giấy từ năm 2009-2011
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Giá
trị
Tỷ
trọng(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng(%
)

Phân loại theo loại tiền
Dư nợ bằng
VND
2.022
82,2
2.37
0
83,2
2.604
83
Dư nợ bằng
ngoại tệ
438
17,8
480
16,8
536
17
Phân loại theo đối tƣợng kinh tế
Doanh
nghiệp lớn
720
29,27
830
29,12
840
26,75
Doanh
nghiệp nhỏ
và vừa

1.400
56,91
1.66
5
58,42
1.925
61,31
Cá nhân
340
13,82
355
12,46
375
11,94
Phân loại theo kỳ hạn
- Ngắn hạn
1.750
71,14
2.09
0
73,33
2.320
73,89
- Trung dài
hạn
710
28,86
760
26,67
820

26,11
Phân loại theo loại hình sở hữu doanh nghiệp
- Doanh
nghiệp ngoài
quốc doanh,
cá nhân
1.880
76,42
2.28
5
80,18
2.598
82,74
- Doanh
nghiệp quốc
doanh
580
23,58
565
19,82
542
17,26
Tổng dƣ nợ
2.460
2.850
3.140
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy 2009-2011)
2.2.4. Phân tích chất lƣợng tín dụng tại BIDV Cầu Giấy theo các chỉ tiêu
2.2.4.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Bảng 2.8. Nợ quá hạn của BIDV Cầu Giấy từ năm 2009 – 2011

(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Dư nợ tín dụng
2.460
2.850
3.140
Nợ quá hạn
35
38
95
Tỷ lệ nợ quá hạn
(%)
1,42
1,33
3,03
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy 2009-2011)
Căn cứ theo bảng số liệu trên có thể thấy nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng không giảm
và tăng mạnh năm 2011. Năm 2010 số tuyệt đối tăng thêm so với 2009, tỷ lệ có giảm nhẹ xuống còn
1.33% nhưng đặc biệt năm 2011 lại tăng đột biến so với các năm trước, số tuyệt đối tăng mạnh từ 38
tỷ đồng năm 2010 lên mức 95 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao 3.03%.
2.2.4.2. Chỉ tiêu nợ xấu:
Bảng 2.9. Phân loại nợ của BIDV Cầu Giấy từ năm 2009 – 2011
(Đơn vị: tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Nợ nhóm 1
2.190
2.551
2.658
Nợ nhóm 2
228
254
348
Nợ nhóm 3
21
27
105
Nợ nhóm 4
12
10
15
Nợ nhóm 5
9
8
14
Tổng dƣ nợ
2.460
2.850
3.140
Tỷ lệ nợ nhóm 2(%)
9,27
8,91
11.08
Nợ xấu (nhóm
3+4+5)

42
45
134
Tỷ lệ nợ xấu(%)
1.71
1,58
4,27
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy 2009-2011)
Nợ xấu trong những năm từ trước cho đến 2010 thấp dưới 2%, năm 2009 là 1.71% đến năm 2010
về mặt tỷ lệ đã giảm xuống còn 1.58% tuy nhiên về số tuyệt đối lại có xu hướng tăng lên ở nhóm 3
mặc dù nợ nhóm 4, 5 đã xử lý được nhưng còn thấp. Nhưng bắt đầu từ năm 2011 đến đầu năm 2012
nợ xấu tăng đột biến cả về số tuyệt đối và tỷ lệ. Năm 2011 nợ xấu tăng 89 tỷ đồng đến mức 134 tỷ
đồng chiếm tỷ lệ 4.27% trên tổng dư nợ.

Bảng 2.10. Nợ xấu theo đối tƣợng kinh tế của BIDV Cầu Giấy năm 2009 – 2011
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)

Tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Tổng nợ xấu
42

45

134

- Doanh
nghiệp lớn
12
28,6
15
33,3
34
25,4
- Doanh
nghiệp nhỏ và
vừa
25
59,5
23
51,1
86
64,2
- Cá nhân

5
11,9
7
15,6
14
10,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy 2009-2011)
Qua số liệu nợ xấu phân theo đối tượng kinh tế như trên cho thấy qua các năm từ 2009 đến 2011
nợ xấu chủ yếu vẫn nằm ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm bình quân tới gần 60% trên tổng
nợ xấu Chi nhánh. Điều này cũng dễ nhận thấy phù hợp với tình hình dư nợ của khu vực doanh
nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới trên 60% tổng dư nợ của Chi nhánh.
Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ xấu của một số Chi nhánh BIDV trên cùng địa bàn
Đơn vị: tỷ đồng
Chi nhánh
2009
2010
2011
Tuyệt
đối
Tỷ lệ
(%)
Tuyệt
đối
Tỷ lệ
(%)
Tuyệt
đối
Tỷ lệ
(%)
Cầu Giấy

42
1,71
45
1,58
134
4,27
Quang Trung
65
2,12
72
1,83
120
3,24
Thăng Long
74
3,17
78
2,74
95
3,12
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV 2009-2011)
So với các Chi nhánh trên cùng địa bàn, có thể thấy nợ xấu của BIDV Cầu Giấy thay đổi khác
thường. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Cầu Giấy nhỏ hơn trong các năm 2009, 2010 về số tuyệt đối và tỷ lệ
nhưng đến năm 2011 đã tăng vọt lên 4,27%.
2.2.4.3. Chỉ tiêu lãi treo và tỷ lệ lãi treo:
Bảng 2.12. Lãi treo và tỷ lệ lãi treo của BIDV Cầu Giấy năm 2009 – 2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010

Năm 2011
Dư nợ tín dụng
2.460
2.850
3.140
Lãi treo
12
15
36
Tỷ lệ lãi treo (%)
0,49
0,53
1,15
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy 2009-2011)
Tương tự như nợ quá hạn và nợ xấu, lãi treo của Chi nhánh cũng có xu hướng ổn định ở các năm
2009 và 2010 bình quân chiếm 0.5% so với tổng dư nợ nhưng tăng đột biến từ 15 tỷ đồng năm 2010
lên 36 tỷ đồng cuối năm 2011 chiếm tỷ lệ 1,15% so với tổng dư nợ.
2.2.4.4. Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng:
Bảng 2.12 Trích lập DPRR và tỷ lệ DPRR của BIDV Cầu Giấy
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Dư nợ tín dụng
2.460
2.850
3.140
Dự phòng chung
18.4

21.3
23.5
Dự phòng cụ thể
25.1
28.2
54.2
Tổng số dự phòng phải
trích
43.5
49.5
77.7
Tỷ lệ DPRR phải trích (%)
1,77
1,73
2,47
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy 2009-2011)
Theo số liệu báo cáo số dự phòng chung Chi nhánh phải trích hàng năm không biến động nhiều
nhưng số dự phòng cụ thể tăng đột biến trong năm 2011. Điều này chứng tỏ các khoản nợ từ nhóm 2
đến nhóm 5 của Chi nhánh tăng cao, cùng với sự gia tăng của nợ xấu và lãi treo, số dự phòng cụ thể
tăng từ 25 tỷ đồng năm 2009 lên 54 tỷ đồng năm 2011. Tỷ lệ DPRR của Chi nhánh càng lớn chứng
tỏ chất lượng tín dụng càng thấp.
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2009-
2011
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
- Giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay đối với các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn;
- Hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời
theo những chỉ đạo của Hội sở chính về công tác tín dụng.
- Công tác kiểm tra nội bộ đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý

- Duy trì được chính sách lãi suất khá ổn định và hợp lý vừa đảm bảo huy động vốn vừa mang lại
lợi nhuận đối với các khoản cho vay.
- Phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng chuyên nghiệp,
năng động tạo được hình ảnh một ngân hàng hiện đại.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Tỷ lệ nợ nhóm II trên tổng dư nợ của Chi nhánh đang là 11% cao so với yêu cầu của toàn hệ
thống BIDV (dưới 10%).
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao và có xu hướng tăng lên từ năm 2011.
- Nợ xấu của Chi nhánh ngày càng có xu hướng tăng lên đặc biệt là số dư nợ nhóm 3 tăng mạnh,
nhóm 4 và nhóm 5 không giảm mà vẫn tăng vào năm 2011.
- Nợ xấu tập trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm trên 60% tổng nợ xấu.
- Nợ xấu cao hơn so với các Chi nhánh khác trên cùng địa bàn.
- Lãi treo không những không giảm mà số dư lãi treo cũng còn tăng lên theo các năm.
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tăng lên qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011.
- Khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm tín dụng so với ngân hàng khác, thời gian xét
duyệt còn lâu.
2.3.2.2. Nguyên nhân:
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Chi nhánh chưa chú trọng đúng mức xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh.
Thứ hai, chính sách tín dụng còn nhiều bất cập
Thứ ba, việc phối hợp giữa các bộ phận chưa tốt, thủ tục luân chuyển giao nhận hồ sơ chứng từ
rườm rà nên việc giải ngân chậm trễ và khiến các khách hàng phàn nàn.
Thứ tư, công tác quản lý, kiểm tra giám sát chưa thực sự sát sao, thường xuyên và quyết liệt.
Thứ năm, chất lượng thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh chưa cao.
Thứ sáu, công tác kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng chưa đảm bảo chất lượng.
Thứ bảy, năng lực và kinh nhiệm của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế.
* Nguyên nhân khách quan
Một là, môi trường vĩ mô chưa thông thoáng. Môi trường kinh tế, môi trường đầu tư chưa ổn
định.

Hai là, môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi đã
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Ba là, khách hàng thiếu khả năng quản trị tài chính, thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh
doanh.
Bốn là, các ngân hàng vẫn bị cuốn vào cuộc đua lãi suất và tăng trưởng tín dụng.





CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦU GIẤY
3.1. ĐỊNH HƢỚNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV CẦU GIẤY TRONG
THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Định hƣớng chất lƣợng tín dụng của hệ thống BIDV
Một số mục tiêu kiểm soát tín dụng đến 2015 như sau:
- Mức tăng trưởng tín dụng: tăng trưởng bình quân trong giới hạn <20%.
- Tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép của Ngân hàng thương mại theo thông lệ <5%.
- Cơ cấu tín dụng:
+ Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn <35%
+ Đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế phi nhà nước (bao gồm cả DNNN chuyển đổi) tối
thiểu chiếm tỷ trọng 80%/tổng dư nợ.
+ Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ > 50%/tổng dư nợ
3.1.2. Định hƣớng chất lƣợng tín dụng của BIDV Cầu Giấy
Một số mục tiêu chất lượng tín dụng cụ thể đến 2015:
- Tăng trưởng tín dụng bình quân 17-18%
- Tỷ lệ nợ xấu < 3%
- Tỷ trọng dư nợ TDH/TDN < 30%
- Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/TDN > 80%

- Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN/TDN > 60%
- Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/TDN 70%
- Trích dự phòng rủi ro đủ theo quy định
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG BIDV CẦU GIẤY
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp
- Xây dựng các chính sách phù hợp theo từng đối tượng khách hàng; khách hàng truyền thống tốt
của BIDV; Đánh giá thực trạng dư nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo tại Chi nhánh.
3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện của Chi nhánh và đáp ứng các
yêu cầu của BIDV
3.2.3. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng
Quy định rõ lại chức năng của của các bộ phận QHKH, QTTD, QLRR; Trước khi ban hành các
quy trình mới nên rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật được áp dụng trong quy trình;
3.2.4. Củng cố hệ thống thanh tra kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh
3.2.6. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản trị tín dụng
3.2.7. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
3.2.8. Nâng cao chất lượng quản lý nợ
- Tập trung quản lý nợ để sớm phát hiện những khoản nợ có dấu hiệu rủi ro theo các mức độ khác
nhau để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm dần các khoản nợ phải gia hạn, nợ quá hạn và các khoản
nợ xấu.
3.2.9. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
3.2.10. Nâng cao năng lực đánh giá tài sản đảm bảo, giảm thiểu tồn thất khi xảy ra rủi ro
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
* Hoàn thiện và đổi mới quy trình tín dụng: theo hướng bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng
đồng thời giảm thời gian và thủ tục xét duyệt
* Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng thể nhân trên
cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được.
* Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng cho toàn hệ thống.
* Nâng cao vai trò của phòng thông tin tín dụng của BIDV
* BIDV cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền
tảng kiến thức toàn diện cho cán bộ tín dụng trong toàn hệ thống.
* Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
- Cần nhanh chóng áp dụng mô hình Basel II.
- Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nên xây dựng hệ thống hỗ trợ các Ngân hàng trong việc xếp
hạng tín nhiệm tín dụng.
- Cải cách hệ thống văn bản pháp luật trong hoạt động tín dụng.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các Ngân hàng thương mại.
- Giao quyền tự chủ cho NHTM trong việc xây dựng qui định biện pháp bảo đảm an toàn
trong cho vay.
- Cần tiến hành nghiên cứu, xem xét việc điều chỉnh phân loại nợ trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu
về khách hàng, tỷ lệ trích lập có thể linh hoạt hơn.
3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nƣớc
- Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để
chuyển đổi.
- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành


KẾT LUẬN
Tín dụng ngân hàng thương mại là kênh dẫn vốn và đáp ứng nhu cầu vốn hết sức quan trọng trong
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của một quốc gia và ngày càng khẳng định được vị thế của
tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trường đang trong xu thế hội nhập như Việt Nam. Trong xu thế
phát triển của nền kinh tế, đại bộ phận các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng của
NHTM và thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của NHTM.
Điều này đặt các NHTM trong cơ hội phát triển, song cũng tiềm ẩn đầy rủi ro khi các danh mục tín
dụng không đảm bảo chất lượng, không thu hồi được vốn. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng luôn

là yêu cầu cấp bách không chỉ của BIDV Cầu Giấy mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện
nay. Với mục tiêu đưa ra được một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại
BIDV Cầu Giấy, nội dung đề tài đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM, vai trò của tín dụng NHTM đối với ngân
hàng và nền kinh tế, đưa ra được khái niệm chất lượng tín dụng, các chi tiêu phản ánh chất lượng tín
dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất tượng tín dụng của NHTM để từ đó có nhận thức đúng đắn
về việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, thấy được những mặt tích cực cần tiếp tục
phát huy đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế đó.
Đưa ra được mục tiêu và hệ thống giải pháp nhầm nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Cầu
Giấy. Để thực hiện được các mục tiêu và giải pháp đó đề tài cũng đua ra một số kiến nghị đối với
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước.

References.
Tiếng Việt
1. Hồ Diệu (2000), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà
Nội.
5. Trịnh Thị Hoa Mai (2009), Giáo trình Kinh tế học tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học Quốc
Gia, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007
về việc sửa đổi bổ sung quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội.

9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011, Hà Nội.
10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (2009, 2010, 2011), Báo
cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011, Hà Nội.
11. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quy đinh về trình tự thủ tục cấp tín dụng
đối với khách hàng Doanh nghiệp số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/07/2009, Hà Nội.
12. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quyết định chính sách cấp tín dụng đối
với khách hàng Doanh nghiệp số 0658/QĐ-QLTD1 ngày 15/07/2009, Hà Nội.
13. Peter, S.R. (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng,
NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
15. Đỗ Thu Thủy (2007), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
trong quá trình hội nhập WTO, Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
trong điều kiện mới ”, Học viện Tài chính, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà
Nội.
17. Nguyễn Văn Tiến (2005), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
Website:
17.
18.
19.
20.
21. o

×