Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hiệu quả vốn chủ sở hữu tại công ty cổ phần sông đà 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.85 KB, 16 trang )

Hiệu quả vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 9

Bùi Thị Quỳnh Dung

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS Trương Thị Thủy
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Đưa ra hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về vốn chủ sở hữu và hiệu quả
vốn chủ sở hữu. Áp dụng lý luận vào việc phân tích thực trạng công tác sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Sông Đà 9 trong những năm gần đây và chỉ ra những nguyên nhân làm
hạn chế hiệu quả vốn chủ sở hữu của Công ty. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9.

Keywords: Sử dụng vốn; Kinh tế học tài chính; Chủ sở hữu; Doanh Nghiệp; Vốn


Content
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh đều kỳ vọng tối đa hoá
lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Vấn đề đặt
ra là muốn tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp để tổ chức quản
lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là một trong các mục
tiêu trong hoạt động của các doanh nghiệp


Là một trong những đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, trải qua quá trình xây
dựng và trưởng thành, với những nỗ lực vượt bậc trong lao động và sáng tạo, Công ty CP Sông
Đà 9 đã sớm khẳng định sức vươn lên của một nhà thầu xây lắp có kinh nghiệm, đặc biệt trong
lĩnh vực thi công bằng thiết bị cơ giới chuyên ngành. Hiện tại, Công ty đang đảm nhận thi công
hàng chục công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng trên khắp mọi miền đất nước, như:
Công trình Thủy điện Sơn La, công trình Thủy điện Huội Quảng, công trình Thủy điện Xê-Ka-
Mản 3… Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu trong hoạt động của các
doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty CP Sông Đà 9 nói riêng trong giai đoạn hiện nay, tôi
quyết định chọn đề tài: “ Hiệu quả vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9” làm đề tài
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thực tế đã có một số luận văn nghiên cứu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh
nghiệp như: “ Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Xây
dựng và Phát triển Công trình hạ tầng ”, Luận văn Thạc sỹ, lưu tại Học viện tài chính, tác giả
Trương Thị Thùy Trang ; “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần May 10”, Luận
văn Thạc sỹ, lưu tại Học Viện tài chính, tác giả Nguyễn Kim Liên,“ Các giải pháp tài chính
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông”, Luận
văn Thạc sỹ, lưu tại Học viện tài chính, tác giả Phạm Mai Trang
Các luận văn này đã đề cập đến những vấn đề chung về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại một số công ty và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào phân tích về hiệu quả vốn chủ sở hữu cũng như hiệu quả
vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả
vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Sông Đà 9 để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
vốn chủ sở hữu là hết sức cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Phân tích thực trạng sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty, các nguyên nhân làm hạn chế hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu từ đó đưa ra các biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả vốn
chủ sở hữu.
* Nhiệm vụ:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ
phần Sông Đà 9 trong những năm gần đây và chỉ ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại
Công ty Cổ phần Sông Đà 9.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9.
* Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích hiệu quả vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 giai đoạn từ 2009 - 2011.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn chỉ đề cập đến hiệu quả vốn chủ sở hữu
dưới góc nhìn của nhà quản trị doanh nghiệp mà không đề cập đến các đối tượng khác: Các nhà
đầu tư và các đối tượng sử dụng khác
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích tổng hợp, đánh giá dựa trên các tài liệu sưu tập kết hợp với suy luận để làm sáng tỏ đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đưa ra hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả vốn chủ sở hữu.
- Áp dụng lý luận vào việc phân tích thực trạng công tác sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 9 trong những năm gần đây và chỉ ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả vốn chủ
sở hữu của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu tại Công ty
Cổ phần Sông Đà 9.
7. Bố cục của luận văn
- Tên đề tài: “Hiệu quả vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9”.
- Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu thành 3 chương
như sau:
Chương 1: Lý luận chung về vốn chủ sở hữu và hiệu quả vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần

Sông Đà 9.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9.

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ VỐN CHỦ SỞ
HỮU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số lý luận chung về vốn chủ sở hữu
1.1.1. Khái niệm vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp. Số vốn này bao gồm
vốn góp ban đầu khi doanh nghiệp mới thành lập và số vốn bổ sung thêm hay giảm bớt trong quá
trình hoạt động kinh doanh.
Vai trò của vốn:
- Vốn có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
- Vốn đóng vai trò quyết định mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới quy
trình công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, góp phần tăng
năng suất lao động và giảm giá thành chi phí của doanh nghiệp.
- Vốn là một nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
- Vốn là yếu tố về giá trị.
1.1.2. Đặc điểm của vốn
- Vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản.
- Vốn luôn vận động để sinh lời.
- Trong quá trình vận động vốn không tách rời chủ sở hữu.
- Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian.
- Vốn là loại hàng hoá đặc biệt.
- Vốn không chỉ được biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà nó còn biểu hiện giá
trị của những tài sản vô hình.
1.1.3. Các bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu
1.1.3.1. Vốn chủ sở hữu sử dụng cho hoạt động kinh doanh:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Thặng dư vốn cổ phần

- Vốn khác của chủ sở hữu
- Cổ phiếu quỹ
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ dự phòng tài chính
- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1.1.3.2. Vốn chủ sở hữu sử dụng cho các mục đích chuyên dùng:
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
1.1.4. Nguyên tắc huy động vốn
- Dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với chi phí thấp nhất.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn
Về mặt lượng, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được từ hoạt
động bỏ vốn đó mang lại với lượng vốn bỏ ra.
Về mặt định tính hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trình độ khai thác, quản lý và sử dụng vốn
của doanh nghiệp.
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn chủ sở hữu
- Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu theo giá trị sản xuất.
- Mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với giá trị sản xuất.
- Số vòng quay của vốn chủ sở hữu.
- Thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu.
- Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
- Mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế.
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu.
1.2.3. Phân tích Dupont và đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong việc đánh giá

hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
VCSH bình quân sử dụng trong
kỳ

Tỷ suất sinh lời của
VCSH
=
LNST
x
DTT
x
Tổng tài
sản bquân
DTT
Tổng tài
sản
bquân
VCSH
bquân

Tỷ suất sinh
lời của VCSH
=
Tỷ suất
sinh lời của
doanh thu

x
Số vòng
quay của
tổng tài
sản
x
Đòn bẩy
tài chính

1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
1.2.4.1. Những nhân tố khách quan.
- Trạng thái phát triển kinh tế.
- Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước.
- Sức mua của thị trường.
- Thị trường tài chính.
- Mức độ lạm phát.
- Rủi ro bất thường trong kinh doanh.
1.2.4.2. Những nhân tố chủ quan.
- Cơ cấu vốn.
- Xác định nhu cầu vốn và sử dụng vốn kinh doanh.
- Yếu tố chi phí.
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh.
- Lựa chọn phương án đầu tư.
- Năng lực quản lý của doanh nghiệp.
1.3. Nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
1.3.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu
- Xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn của doanh nghiệp.
- Xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị

trường.
- Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Sử dụng hiệu quả „bảo toàn và phát triển vốn”.
1.3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu.
- Xác định nhu cầu vốn một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.
- Lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn theo hướng tích cực.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát.
- Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
- Thực hiện áp dụng các phương pháp phòng chống rủi ro.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN CHỦ SỞ HỮU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9
2.1. Khái quát về Công ty CP Sông Đà 9.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 9 là đơn vị thành viên của Tập đoàn Sông Đà, được thành lập theo
quyết định số 128A/BXD/TCLĐ ngày 20/03/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Thực hiện chủ
trương của Đảng và Chính phủ trong việc đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh khối doanh
nghiệp Nhà nước, ngày 18/11/2005 Bộ Xây dựng đã có quyết định số 2159/QĐ-BXD chuyển
Công ty Sông Đà 9 thành Công ty Cổ phần Sông Đà 9. Tháng 12/2006, Cổ phiếu của công ty
được chính thức niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội với mã chứng khoán SD9.
2.1.2. Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao
thông, thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật; đường dây và trạm biến thế điện;
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.4.1. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty
2.1.4.2. Đặc điểm trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm chính và hệ thống quản lý chất
lƣợng.
2.1.4.3. Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất.

2.1.4.4. Đặc điểm về các yếu tố đầu vào và thị trƣờng các yếu tố đầu vào sản xuất sản phẩm
chính.
2.1.4.5. Thị trƣờng đầu ra – Tiềm năng và thách thức.
2.1.5. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty
Trong 3 năm qua, mặc dù doanh thu thuần của công ty liên tục gia tăng nhưng lợi nhuận sau
thuế lại giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của hoạt động đầu tư tài chính. Sự
gia tăng của lãi suất đi vay đã khiến cho chi phí tài chính của Công ty tăng vọt. Hơn thế nữa,
hoạt động đầu tư chứng khoán của Công ty bị thua lỗ, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài
hạn mà Công ty đang nắm giữ bị giảm gía. Cùng với đó là sự giảm mạnh của khoản lợi nhuận
mà Công ty nhận được từ công ty liên doanh, liên kết. Đây là những hệ quả tất yếu đã dẫn đến
kết quả hoạt động kinh doanh giảm xuống. Điều này đã làm cho một số chỉ tiêu như ROA, ROE,
ROS và ROI của Công ty năm 2011 giảm xuống so với năm 2010 và 2009.
2.2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty CP Sông Đà 9
2.2.1. Cổ đông
Vốn điều lệ của Công ty: 292.500.000.000 đồng ng
Khối lượng cổ phiếu đăng ký phát hành : 29.250.000 cổ phiếu.
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành : 29.249.997 cổ phiếu.
2.2.2. Tình hình biến động vốn chủ sở hữu
2.2.2.1. Phân tích sự biến động nguồn vốn
Nhìn từ BCTC riêng đến BCTC tổng hợp và BCTC hợp nhất của Công ty ta thấy :
- Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả của Công ty dao
động trong khoảng từ 57% đến 68% trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn. Vốn chủ sở hữu của
Công ty biến động trong khoảng từ 24% đến 48%. Đây là tỷ lệ tương đối hợp lý, nó cho thấy sự
phân bổ cơ cấu nguồn vốn của Công ty.
- Do tỷ trọng nợ phải trả của Công ty tăng dần trong tổng nguồn vốn điều này tất yếu sẽ làm
cho tỷ trọng của vốn chủ sở hữu giảm xuống.
- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trên Báo cáo tài chính hợp nhất là do lợi ích của cổ đông
thiểu số đã được tách riêng.
2.2.2.2. Phân tích tình hình biến động vốn chủ sở hữu
- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành mà mỗi bộ phận hợp

thành lại có nguồn gốc hình thành, tính chất và mức độ biến động khác nhau. Vì thế sự biến động
của từng bộ phận hợp thành sẽ ảnh hưởng đến sự biến động chung của vốn chủ sở hữu.
- Trong tổng số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu dùng cho mục đích kinh
doanh cuối năm là 521.396 triệu đồng tăng 27.181 triệu so với năm 2010 tương ứng tăng 5,5%
và vốn chủ sở hữu dùng cho mục đích chuyên dùng tăng 920 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng
5,96% so với năm 2010 (Vốn chủ sở hữu dùng cho mục đích chuyên dùng của Công ty cuối năm
2011 là 16.355 triệu đồng và cuối năm 2010 là 15.435 triệu đồng).
- Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn chủ sở hữu dùng cho mục đích kinh doanh là vốn đầu tư
của chủ sở hữu. Giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2011 là 292.500 triệu
đồng, chiếm 54,39% vốn chủ sở hữu dùng cho mục đích kinh doanh. Tiếp đến là quỹ đầu tư phát
triển (chiếm 22,75%) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (chiếm 13,09%). Các khoản mục
khác như thặng dư vốn cổ phần, chênh lệch tỷ giá hối đoái chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể.
Tóm lại tổng số vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 tăng lên
chủ yếu do Công ty trích lập Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và quỹ khen thưởng
phúc lợi từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng như nguồn ưu đãi thuế của năm 2010
theo Biên bản họp hội đồng quản trị cũng như Đại hội đồng cổ đông.
2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn.
2.2.3.1. Mô hình tài trợ vôn
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NVLĐTX) đều lớn hơn 0 và mặc dù có xu hướng giảm
dần về cuối năm (từ 141.108 triệu đồng xuống 109.182 triệu đồng) nhưng công ty đã sử dụng mô
hình tài trợ vốn an toàn: nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên) dư thừa để tài trợ cho tài
sản dài hạn, phần còn lại rất lớn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Chính sách tài trợ này cho
phép công ty có thể thanh toán tất cả các khoản nợ cũng như đương đầu với những rủi ro có thể
xảy ra như việc sắp phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của nhà cung cấp hay
thua lỗ nhất thời …Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn và làm giảm độ linh
hoạt trong việc sử dụng vốn của công ty.
2.2.3.2. Tình hình đảm bảo nguồn vốn
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản qua 3 năm đều lớn hơn tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn
trên tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ tài sản lưu động đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong

tổng giá trị tài sản (tỷ lệ này qua các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 46,76%; 43,87% và
47,65%).Điều này cho thấy cơ cấu vốn thay đổi theo hướng hợp lý hơn qua các năm và phù hợp
với đặc điểm kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nếu phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm
tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản ngắn hạn và chậm luân chuyển sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả
năng thanh khoản, cụ thể là khả năng thanh toán, làm giảm vòng quay vốn lưu động nói riêng và
vòng quay vốn kinh doanh nói chung.
2.2.3.3. Phân tích cơ cấu vốn lƣu động, vốn cố định của Công ty
- Cơ cấu vốn lưu động: Vốn lưu động của công ty là 1.025.991 triệu đồng, chiếm 47,65%
trong tổng vốn kinh doanh, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản mục hàng tồn kho đạt
488.119 triệu đồng chiếm 47,58% vốn lưu động, tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn chiếm
32,17% sau đó là tiền và các khoản tương đương tiền 12,57%, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ
trọng 4,12%, và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 3,56%
- Cơ cấu vốn cố định : Tại thời điểm cuối năm 2011, vốn cố định của Công ty là 1.127.069
triệu đồng, chiếm 52,35% tổng vốn kinh doanh. So với thời điểm cuối năm 2010, vốn cố định
của Công ty tăng 151.690 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 15,55%. Tài sản cố định chiếm
tỷ trọng cao nhất trong vốn cố định của Công ty với giá trị là 993.891 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
tương ứng là 88,18%, tiếp đến là các khoản đầu tư tài chính dài hạn với giá trị là 113.776 triệu
đồng, chiếm 10,09%. Các khoản mục bất động sản đầu tư, tài sản dài hạn khác và lợi thế thương
mại chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn cố định.
2.2.4. Phân tích thực trạng hiệu qủa vốn chủ sở hữu của Công ty.
2.2.4.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn chủ sở hữu :
- Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu theo giá trị sản xuất năm 2011 là 1,35 tăng 0,12 so với năm
2010 với tỷ lệ tăng là 9,76%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là trong năm 2011 vốn chủ sở
hữu bình quân của Công ty tăng lên nhưng lại có tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của
tổng giá trị sản xuất.
Sự gia tăng của sức sản xuất của vốn chủ sở hữu theo giá trị sản xuất năm 2011 tất yếu sẽ dẫn
đến mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với giá trị sản xuất giảm xuống.
- Trong năm 2011, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp quay được 1,72 vòng trong khi năm 2010
vốn chủ sở hữu chỉ quay được 1,45 vòng, tăng 0,27 vòng với tỷ lệ tăng ước tính là 18,62%. Điều
này cũng đồng nghĩa với việc thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu trong năm 2011

giảm. Năm 2011 thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu là 209 ngày, giảm 39 ngày so với
năm 2010 (Năm 2010 là 248 ngày) với tỷ lệ giảm tương ứng là 15,73%. Như vậy, hiệu năng hoạt
động của vốn chủ sở hữu năm 2011 cao hơn so với năm 2010.
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của lợi nhuận sau
thuế. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2011 giảm 23.998 triệu tương ứng với 24,89% nguyên
nhân là do :
+ Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán không tương xứng với tốc độ tăng của doanh thu thuần.
Trong khi doanh thu thuần của Công ty chỉ tăng 45,13% thì giá vốn hàng bán tăng 57,47%
+ Lợi nhuận của hoạt động tài chính giảm manh. Năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động tài chính
mang lại là (68.599) triệu thì đến năm 2011 lỗ từ hoạt động này mang lại cho Công ty là
(136.089) triệu.
+ Hoạt động liên doanh, liên kết của Công ty kém hiệu quả. Cụ thể trong năm 2010 lãi nhận
được từ Công ty liên kết là 5.134 triệu, tuy nhiên sang năm 2011 giá trị của khoản mục này mang
lại cho công ty chỉ là 82 triệu giảm 5.052 triệu so với năm 2010 với tỷ lệ giảm là 98,40%. Công
ty nên xem xét lại hoạt động đầu tư này và có hướng điều chỉnh thích hợp trong năm tới nhằm
gia tăng khoản lợi nhuận này.
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2011 giảm so với năm 2010 là kết quả tất yếu của sự giảm
xuống của lợi nhuận sau thuế và sự tăng lên của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Trong khi
năm 2010 thì mỗi cổ phần thường thu được 4.893 đồng lợi nhuận sau thuế thì sang năm 2011
mỗi cổ phần thường chỉ thu được 2.089 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2.804 đồng tương ứng với
tỷ lệ giảm là 57,31%.
2.2.4.2. Sử dụng phƣơng trình Dupont để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ
sở hữu.
Do ROE chịu tác động của 3 nhân tố là tỷ suất sinh lợi của doanh thu, số vòng quay của tổng tài
sản và đòn bẩy tài chính nên ta sẽ đi xem xét mức ảnh hưởng của từng nhân tố tới ROE.
ROE2011 là 14,32 % giảm 8,92% so với ROE2010, tương ứng với tỷ lệ giảm là 38,88% chứng
tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2011 đã bị giảm đi so với năm 2010. Việc giảm đó là
do ảnh hưởng của 3 nhân tố :
- Tỷ suất sinh lợi của doanh thu năm nay giảm so với năm trước 7,74%. Cụ thể tỷ suất sinh lợi
của doanh thu năm 2011 là 8,31% trong khi tỷ suất sinh lợi của doanh thu năm 2010 là 16,05%.

Mặc dù trong năm 2011 Công ty đã cố gắng tìm kiếm và mở rộng thị phần (điều này thể hiện ở
doanh thu năm 2011 tăng 45,12% so với năm 2010) nhưng do chưa kiểm soát tốt chi phí (Giá
vốn hàng bán tăng 57,47% cùng với sự tăng đột biến của chi phí lãi vay… đã làm cho lợi nhuận
sau thuế của công ty giảm 24,89%.
- Số vòng quay của tổng tài sản năm nay tăng 0,05 vòng so với năm trước chứng tỏ sự vận
động của các tài sản nhanh, đây là nhân tố tích cực đóng góp chỉ tiêu ROE.
- Đòn bẩy tài chính năm nay cũng tăng so với năm trước. Trong khi đòn bẩy tài chính năm
2010 là 3,62 thì sang năm 2011 đòn bẩy tài chính của công ty tăng lên là 3,83. Như vậy, năm
2011 công ty đã chú trọng hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để nhằm mục đích gia tăng
tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu, tuy nhiên việc sử dụng này không đem lại kết quả như mong
muốn. ROE2011 đã giảm xuống so với năm 2010.
2.2.4.3. Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu với đòn bẩy tài chính.
Năm 2010 hiệu quả sử dụng tiền vay của Công ty là 2,3. Sang năm 2011 chỉ tiêu này giảm
xuống còn 1,72. Như vậy năm 2011 hiệu quả sử dụng lãi vay giảm xuống. Mặt khác thông qua
chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tiền vay ta thấy trong năm 2011, nếu sử dụng 100 đồng tiền vay phục
vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được 7,8 đồng lợi nhuận kế toán sau thuế. Trong khi đó
trong năm 2010 nếu sử dụng 100 đồng tiền vay sẽ thu lại được 13,5 đồng lợi nhuận sau thuế.
Điều đó cho thấy năm 2010 việc sử dụng tiền vay mang lại nhiều hiệu quả cho công ty hơn so
với năm 2011. Việc gia tăng chi phí tiền vay đồng nghĩa với việc chịu nhiều rủi ro tài chính hơn
đã không mang lại hiệu quả mong muốn cho doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính đã không phát huy
được tác dụng. Công ty cần thay đổi lại cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay
2.3. Đánh giá hiệu quả vốn chủ sở hữu giữa Công ty CP Sông Đà 9 với một số đơn vị trong
cùng Tổng Công ty Sông Đà.
2.3.1. Vị thế của Công ty CP Sông Đà 9 trong Tổng Công ty Sông Đà.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Sông Đà ngày nay là kết tinh của
một hành trình xây dựng và phát triển liên tục trong suốt 50 năm gắn liền với sự phát triển của
đất nước. Thực tế cho thấy 70% sản lượng điện của cả nước hiện nay được cung cấp bởi những
nhà máy thủy điện do Tổng Công ty Sông Đà xây dựng.Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thủy điện,
Tổng Công ty đã mạnh dạn đổi mới ngành nghề đến nay ngành nghề của Tổng Công ty đã lên
đến vài chục trong đó có nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ hoàn toàn mới như thép xây dựng, sân

bay, cầu cảng, hợp tác quốc tế nâng tỷ trọng sản xuất công nghiệp tăng hơn 30%. Có được sự
lớn mạnh như ngày hôm nay phải kể đến sự đóng góp to lớn của các đơn vị thành viên, công ty
con và công ty liên kết trong đó phải kể đến những thành tựu của Công ty CP Sông Đà 9. Với
những đóng góp to lớn Công ty đã được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Đơn vị Anh
hùng trong thời kỳ đổi mới, 03 Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng nhì và hạng ba, 03 Huân
chương Lao động, hạng nhất, hạng nhì, hạng ba cùng nhiều phần thưởng cao quí khác đóng góp
vào Bảng vàng thành tích của Tổng Công ty Sông Đà
2.3.2. Đánh giá hiệu quả vốn chủ sở hữu giữa Công ty CP Sông Đà 9 với một số đơn vị
trong Tổng Công ty Sông Đà.
Công ty CP Sông Đà 9 là đơn vị có tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cao nhất so với Công
ty CP Sông Đà 5 và Công ty CP Sông Đà 7. Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu của SĐ9 là
14,32%, tiếp đến là SĐ5 (8,23%) và cuối cùng là Công ty CP SĐ7 (7,42%).
- Mặc dù doanh thu thuần trong năm 2011 của SĐ9 thấp hơn so với SĐ5 và SĐ7 nhưng do
quản lý tốt và tiết kiệm được chi phí nên giá trị lợi nhuận mà hoạt động sản xuất kinh doanh
mang lại cho SĐ9 cao hơn. Doanh thu thuần năm 2011 của SĐ9 là 871.889 triệu đồng trong khi
đó của SĐ5 và SĐ7 lần lượt là 939.051 triệu đồng và 1.157.674 triệu đồng. Trong khi giá trị giá
vốn hàng bán của SĐ9 chỉ chiếm 68,41% so với giá trị doanh thu thì tỷ lệ này tại SĐ5 là 84,84%
và tại SĐ7 là 82,26%. Như vậy có thể nói SĐ9 đã kiểm soát tốt chi phí nhằm mục đích hạ giá
thành sản phẩm công trình mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Không chỉ đối với chi phí
công trình mà ngay cả đối với các chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được SĐ9 kiểm soát chặt
chẽ. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm 2011 của SĐ9 là 57.253 triệu đồng, giá
trị này chỉ chiếm 7,23% so với tổng chi phí và chiếm 6,57% so với giá trị doanh thu thấp nhất
trong số 3 đơn vị. Tại SĐ5, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 8,05% tổng chi phí và chiếm
7,84% so với doanh thu. Tỷ lệ này tại SĐ7 lần lượt là 9,97% và 9,99%. Như vậy có thể nói chỉ
tiêu tỷ suất sinh lợi của doanh thu là chỉ tiêu chủ yếu mang lại cho SĐ9 chỉ số ROE cao hơn
trong tương quan so sánh với SĐ5 và SĐ7.
- Nhân tố thứ hai ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là số vòng
quay của tổng tài sản. Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Số
vòng quay của tổng tài sản của SĐ9 là 0,45 vòng trong khi của SĐ5 là 0,94 vòng và của SĐ7 là
0,49 vòng. Có thể nói đối với chỉ tiêu này thì hiệu suất sử dụng tài sản của SĐ9 thấp hơn so với 2

đơn vị. SĐ9 cần có các biện pháp tích cực hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
trong các năm tới.
- Nhân tố cuối cùng ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là đòn bẩy tài chính. Chỉ
tiêu đòn bẩy tài chính của SĐ9 là 3,83 cao hơn của SĐ5 (2,66) và thấp hơn đòn bẩy tài chính của
SĐ7 (6,39).
Như vậy có thể nói so với 2 đơn vị trong cùng Tổng Công ty Sông Đà là Công ty CP Sông
Đà 5 và Công ty CP Sông Đà 7 thì vốn chủ sở hữu tại Công ty CP Sông Đà 9 được sử dụng một
cách hiệu quả hơn, đem lại tỷ suất sinh lợi cao hơn.
2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty CP Sông Đà 9.
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có, lĩnh vực thủy điện luôn là một trong những hoạt
động kinh doanh chiến lược của Công ty. Hàng năm doanh thu xây lắp đối với các công trình
thủy điện luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của Công ty. Do vậy, mặc dù so với
năm 2010 tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu giảm xuống nhưng Công ty vẫn đạt hiệu quả cao
về mặt chính trị xã hội, lịch sử, môi trường, an ninh năng lượng. Chính vì vậy có thể nói trong
năm 2011 mặc dù nền kinh tế chung của đất nước gặp nhiều khó khăn, lãi suất đi vay cao dẫn
đến chi phí lãi vay tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty nhưng với mục tiêu đảm bảo tiến
độ thi công các công trình thủy điện, vì mục tiêu an ninh năng lượng, hiệu quả xã hội nên hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đạt hiệu quả tốt.
Bên cạnh đó, phải kể đến một số thành tích mà Công ty đã đạt được trong năm 2011:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 871.889 triệu đồng, tăng 271.099 triệu đồng so
với năm 2010 với tỷ lệ tăng tương ứng là 45,12%.
- Lợi nhuận gộp đạt 275.430 triệu đồng tăng 53.428 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
24,07% so với năm 2010.
- Mức đóng góp vào NSNN năm 2011 là 42.089 triệu đồng trong khi năm 2010 là 31.162 triệu
đồng
- Thu nhập bình quân CBCNV công ty tăng từ lên 5,46 triệu đồng lên 6,801 triệu đồng.
2.4.2. Những tồn tại
- Mặc dù sản lượng thực hiện trong năm 2011 tăng 45,2% so với năm 2010 tuy nhiên tỷ suất
sinh lợi của vốn chủ sở hữu lại giảm (Từ 23,24% năm 2010 xuống còn 14,32% năm 2010).

Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh (Lợi nhuận sau thuế năm
2011 giảm 23.998 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 24,89% so với năm 2010). Điều này cho thấy
những hạn chế trong công tác quản lý, cụ thể:
- Công tác quản lý công nợ chưa thật sự tốt: Việc nợ phải thu tăng mạnh so với năm ngoái và
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản ngoài việc do doanh thu tăng đáng kể còn do công tác thu
hồi nợ chưa tốt. Bên cạnh đó là tình trạng nợ không có khả năng thu hồi dẫn đến việc Công ty
phải tiến hành trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi. Chính vì vậy đã làm ảnh hưởng đến
lợi nhuận của Công ty.
- Hàng tồn kho của công ty còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản ngắn hạn.
- Công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính
mang lại không cao, ngược lại nó còn làm giảm tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Do lãi suất
đi vay tăng cao, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của Công ty.



CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHỦ SỞ
HỮU TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 9.
3.1. Những định hƣớng phát triển của Công ty CP Sông Đà 9
3.1.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
- Sử dụng vốn hiệu quả là cơ sở để công ty bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh
của mình.
- Sử dụng vốn có hiệu quả hay không liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh,
đến tình hình tài chính, khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty.
- Vốn không được sử dụng một cách hiệu quả sẽ làm suy giảm khả năng tạo vốn đáp ứng nhu
cầu vốn kinh doanh của công ty.
- Thực tiễn sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty trong thời gian qua bộc lộ nhiều yếu kém và
tồn tại đặt ra yêu cầu phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
3.1.2. Những định hƣớng phát triển của Công ty trong thời gian tới.
3.1.2.1. Định hƣớng chung

Đẩy mạnh quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp; Xây dựng Công ty Cổ phần Sông Đà 9
thành Tổng công ty cổ phần vững mạnh, sản xuất đa ngành nghề, đa sản phẩm; Lấy thi công cơ
giới làm truyền thống, lấy hiệu quả kinh tế làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Tiếp tục đầu
tư các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, các công trình giao thông, hạ tầng, khai thác mỏ, đầu tư các
khu công nghiệp, khu đô thị và dịch vụ. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực
cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu Sông Đà 9; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh 5 năm (2010 - 2015); Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao
động".
3.1.2.2. Kế hoạch cụ thể năm 2012
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn chủ sở hữu tại
Công ty CP Sông Đà 9.
3.2.1. Các biện pháp nhằm huy động vốn.
Với mục tiêu gia tăng tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu đòi hỏi công ty cần thận trọng hơn
trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính, giảm việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn này sẽ làm cho
Công ty chịu mức rủi ro tài chính ít hơn. Để giải quyết vấn đề này Công ty có thể huy động vốn
từ: Nguồn vốn liên doanh liên kết, Tái đầu tư từ lợi nhuận hàng năm, Sử dụng có hiệu quả các
khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp nhưng chưa đến kỳ thanh toán.
3.2.2. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn
Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, công ty tiến hành lập kế hoạch
sản xuất kinh doanh nhưng chưa quan tâm đến việc lập các kế hoạch cụ thể về sử dụng vốn và
cách thức huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong cả năm.
3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và tăng cƣờng công tác đào
tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty
Công ty cần tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên; nâng cao nghiệp vụ
quản lý, trình độ của các cán bộ quản lý phòng ban. Cần xây dựng môi trường kinh doanh thích
hợp, tạo cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân nhằm phát huy khả năng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật
mang lại lợi ích cho công ty. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng bằng vật chất đối với cán bộ
công nhân viên đem lại lợi ích cho công ty.
3.2.4. Tập trung đẩy mạnh hoạt động thi công xây dựng và đầu tƣ các dự án thủy điện

Hoạt động thi công xây lắp các công trình thủy điện là một trong những lĩnh vực thế mạnh
của Công ty. Hàng năm doanh thu từ hoạt động thủy điện mang lại chiếm phần lớn trong tổng
doanh thu. Phát huy tiềm năng sẵn có, định hướng phát triển của Công ty cũng nêu rõ „Tiếp tục
thi công xây lắp các công trình thuỷ điện lớn của đất nước do Tổng công ty Sông Đà đầu tư xây
dựng hoặc làm tổng thầu xây lắp đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng ; Đầu tư xây dựng kinh
doanh các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ‟. Trong năm 2012, Công ty đã phát huy thế mạnh của
mình, đảm nhận thi công nhiều công trình thủy điện lớn của đất nước. Công ty cần tiếp tục đẩy
mạnh hơn nữa hoạt động thi công xây dựng các công trình thủy điện trong những năm tới.
3.2.5. Tập trung thu hồi vốn, thu hồi công nợ nhằm giảm áp lực vay vốn đối với công ty,
đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh liên tục
+ Cần đẩy nhanh thời gian thi công của các công trình để nhanh chóng tất toán các công trình.
+ Cần có các ràng buộc chặt chẽ khi ký kết các hợp đồng mua bán: Cần quy định rõ ràng thời
gian và phương thức thanh toán.
+ Cần có các biện pháp tích cực để thu hồi công nợ.
+ Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng: cần phân loại để tìm nguyên nhân chủ quan và
khách quan của từng khoản nợ, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù
hợp.
+ Thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ.
3.2.6. Tăng cƣờng công tác quản lý hàng tồn kho.
Trong năm qua các công trình mà Công ty đang thi công còn dở dang là khá lớn trong đó chủ
yếu là các công trình, dự án thủy điện như công trình thủy điện Lai Châu với giá trị 142.156 triệu
đồng, công trình thủy điện Huội Quảng : 63.261 triệu đồng, công trình thủy điện Hủa Na :
30.799 triệu đồng do đó có một lượng vốn lớn bị ứ đọng làm thu hẹp quy mô kinh doanh từ đó
làm giảm doanh thu làm giảm lợi nhuận một cách đáng kể. Vì vậy Công ty cần đẩy nhanh tiến độ
thi công các công trình còn đang dở dang để đảm bảo đúng thời gian bàn giao các công trình.
Tránh tình trạng để công trình thi công chậm làm một lượng vốn lớn bị ứ đọng là một điều cần
thiết hiện nay.
3.2.7. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh.
- Quản lý chi phí một cách chặt chẽ .
- Trong việc sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ

sẵn có. Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó.
- Giảm chi phí vật tư, vật liệu.
- Đảm bảo mức tăng tiền lương phải nhỏ hơn mức tăng năng suất lao động, xây dựng kế hoạch
thi công, bố trí nhân lực hợp lý để giảm tối đa công nhân chờ việc.

KẾT LUẬN
Sử dụng vốn chủ sở hữu một cách có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các
doanh nghiệp hiện nay đang là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành
công trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói
chung.
Là một trong những đơn vị hàng đầu của Tổng Công ty Sông Đà, trong những năm qua,
công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty CP Sông Đà 9 đã đặc biệt được quan tâm. Song
nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như hiệu quả kinh doanh chưa cao, chưa thoả
mãn mục tiêu đề ra. Do đó, để đạt được mục tiêu này trong thời gian tới, đòi hỏi Công ty phải cố
gắng hơn nữa không những trong công tác nghiệp vụ mà còn phải xây dựng hoàn thiện kế hoạch
kinh doanh, đặc biệt là kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả. Để góp phần khắc
phục những tồn tại và khai thác tiềm năng trong Công ty, tôi đã mạnh dạn nêu ra một vài biện
pháp để Công ty xem xét, tham khảo nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng vốn
chủ sở hữu của Công ty. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình
độ còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi các khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để có kiến thức toàn diện về đề tài đã nghiên
cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trương Thị Thủy đã rất tận tình và có những chỉ dẫn
thiết thực, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin chân thành
cảm ơn khoa sau đại học, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.


References
1. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài

Chính, Hà Nội
2. Nguyễn Văn Công (2009), Phân tích kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội.
3. Công ty Cổ phần Sông Đà 5 (2011), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm
2011
4. Công ty Cổ phần Sông Đà 7 (2011), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm
2011
5. Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (2009 - 2011), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm
2009, 2010 và 2011
6. Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (2009 - 2011), Báo cáo tài chính tổng hợp đã được kiểm
toán năm 2009, 2010 và 2011
7. Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (2009 - 2011), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm
toán năm 2009, 2010 và 2011
8. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà
Nội
9. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống kê, Hà Nội
10. Nguyễn Công Nghiệp (1992), Bảo toàn và phát triển vốn, Nxb Thống kê, Hà Nội
11. Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích Báo cáo tài chính, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội.
12. Lê Thị Xuân (2011), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội.
Website:
13. www.songda9.com
14. www.songda7.com.vn
15. www.songda5.com.vn
16. www.songda.com
17.
18.
19.
20.

21.
22. www.fetp.edu.vn
23.
24.

×