Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của thủ đô hà nội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.51 KB, 17 trang )

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Thủ đô Hà Nội: thực trạng và giải pháp


Nguyễn Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Bùi Trường Giang
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận chung về khái niệm, cấu thành, các tiêu chí đánh
giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ; vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế và kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
của thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 2001-2011. Đưa ra một
số kiến nghị và giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Keywords. Môi trường đầu tư; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Hà Nội; Kinh tế đối
ngoại

Content

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục của cả nước. Hà Nội có
nhiều tiềm năng phát triển, đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Qua hơn 20
năm đổi mới, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đáng


khích lệ, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá
trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010
thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã ghi rõ “Tiếp tục cải thiện môi trường
đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài”. Qua 10 năm thực
hiện chiến lược, mặc dù có rất nhiều lợi thế trong quá trình phát triển, nhưng theo khảo sát về
môi trường đầu tư của Tổng Cục thống kê và Ngân hàng Thế giới gần đây, môi trường đầu tư
của Hà Nội đứng thứ 50 trên 63 tỉnh thành của cả nước, được đánh giá là kém sức cạnh tranh
so với các địa phương khác khiến mức độ hấp dẫn của Hà Nội đối với các nhà đầu tư nước
ngoài còn thấp.
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ - QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ ngày 01 tháng 8 năm 2008 địa giới hành chính
của Thủ đô Hà Nội được mở rộng trên cơ sở hợp nhất thành phố Hà Nội với tỉnh Hà Tây,
huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Trong bối
cảnh nền kinh tế thế giới đang vận động theo xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa, các quốc
gia tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới,trước yêu cầu mở rộng về quy mô
diện tích, dân số và bối cảnh phát triển mới nước ta đã chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO, chúng ta đang thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011-2020, “Làm thế nào để cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Hà Nội?” là câu hỏi lớn đặt ra cho Hà Nội hiện nay. Nghiên cứu môi trường đầu tư nước
ngoài của thủ đô Hà Nội tác động như thế nào tới thu hút dòng vốn FDI, đặc biệt là trong quá
trình hội nhập quốc tế sẽ góp phần trả lời câu hỏi đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được đề cập khá nhiều trong các luận án, luận văn,
bài viết trong nước và quốc tế dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, nhà marketing, nhà
hoạch định chính sách, nhà cải cách hành chính, những kinh nghiệm thu hút vốn FDI… với
những khía cạnh khác nhau ở phạm vi quốc gia hay gắn với một địa phương cụ thể. Liên
quan tới môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của thủ đô Hà Nội đã có những công trình
nghiên cứu đáng chú ý có thể kể đến là: “Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các
nhà đầu tư nước ngoài” - Phạm Thị Huyền, 2006; “Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh
phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn?” - Nguyễn Đình Cung, Phạm Anh Tuấn, Bùi Văn,

Giáo sư David Dapice, 2004; “Survey on Business Costs in Major CLMV Cities: Case of
Vietnam’s Hanoi, Ho Chi Minh and Da Nang Cities” – Dinh Hien Minh, 2010 v.v
Tuy nhiên, bài viết này là một nghiên cứu tổng hợp về môi trường đầu tư trực tiếp nước
ngoài của thủ đô Hà Nội theo các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới công cuộc đầu tư của các nhà
đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau 3 năm Việt Nam gia nhập
WTO từ năm 2007, hơn nữa năm 2008 Hà Nội có sự thay đổi về địa giới hành chính làm tất
cả những yếu tố này có sự biến đổi mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp nước ngoài. Việc điều chỉnh từ quy hoạch đến chiến lược, chính sách kinh
tế và thu hút đầu tư cần được xem xét thêm các khu vực mới, như vậy mới có thể hạn chế tối
đa sự phát triển tự phát, đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình phát triển.
3. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp một bộ dữ liệu về các kết quả kinh tế, hoạt động kinh tế và các yếu tố nền tảng
cấu thành môi trường đầu tư của Hà Nội.
- Một khung phân tích đặc điểm, nhân tố, xu hướng, thực trạng qua các số liệu cho thấy
bức tranh toàn cảnh về môi trường đầu tư nước ngoài của thủ đô Hà Nội, những điểm mạnh,
điểm yếu và hạn chế cần khắc phục.
- Trình bày một số nhận định và khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu
tư nước ngoài của Hà Nội trong giai đoạn phát triển và hội nhập sâu rộng sắp tới (2011-
2020).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của thủ đô Hà Nội làm đối tượng
nghiên cứu.
Phạm vi không gian: bao gồm 10 quận nội thành, 1 thị xã (Sơn Tây) và 18 huyện ngoại
thành.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu môi trường đầu tư của thủ đô Hà Nội trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế 2001-2010, đặc biệt là giai đoạn gia nhập WTO 2007-2010; khuyến nghị
chính sách có tính đến tầm nhìn 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, nghiên cứu so sánh, phân tích hệ thống, phân
tích định lượng để xử lý số liệu thống kê về đối tượng nghiên cứu.

- Luận văn sẽ sử dụng số liệu từ khảo sát chi phí đầu tư ở các thành phố lớn Châu Á,
Châu Đại Dương của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và bộ số liệu đánh giá
môi trường cạnh tranh (Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh – PCI/VCCI) cấp Tỉnh, Thành phố để phân
tích một số chiều cạnh của môi trường kinh doanh thu hút FDI của Hà Nội trong thời gian
qua.
Bên cạnh đó, phương pháp thực chứng, mô hình SWOT cũng được sử dụng làm phương
pháp phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu của đề tài.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài, vai
trò của FDI đối với nền kinh tế. Kinh nghiệm của một số thành phố về chính sách cải thiện
môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phân tích thực trạng môi trường FDI của Hà Nội bằng cách tiếp cận kịp thời và có
hệ thống vấn đề đặt ra cho môi trường thu hút đầu tư cho Thủ đô Hà Nội nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững, trong giai đoạn phát triển mới
của đất nước, trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
- Những kiến nghị đề xuất đặt ra có tính khả thi giúp tăng cường thu hút FDI cho Hà
Nội trong quá trình hội nhập quốc tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của thủ đô Hà Nội trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 2001 -2011
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp
nước ngoài của thủ đô Hà Nội.

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
1.1. Khái niệm, cấu thành và các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước

ngoài
1.1.1. Khái niệm môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách
của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài, định hình cho các cơ hội
và động lực để doanh nghiệp FDI đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng
sản xuất.
1.1.2. Cấu thành môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1. Tình hình chính trị
1.2.2. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên
1.2.3. Chính sách – Pháp luật
1.2.4. Trình độ phát triển của nền kinh tế
1.2.5. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.3.1. Theo năng lực cạnh tranh
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt là PCI – Provincial Competitiveness Index)
là thành quả của sự hợp tác liên tục giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại
Việt Nam (USAID/VNCI). Đây là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành
của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh
nghiệp dân doanh. Hiện nay, chỉ số PCI bao gồm 9 chỉ số thành phần sau:
- Chi phí gia nhập thị trường
- Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
- Chi phí không chính thức
- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
- Đào tạo lao động
- Thiết chế pháp lý
Không phụ thuộc vào điều kiện địa lý và những điều kiện khách quan sẵn có của địa

phương, PCI đánh giá hiệu quả điều hành của chính quyền địa phương, đây là yếu tố chủ
quan vì phụ thuộc vào tư duy của các cấp lãnh đạo.
1.1.3.2. Theo chi phí đầu tư
Khảo sát chi phí đầu tư tại các thành phố lớn và khu vực Châu Á được thực hiện hàng
năm bởi Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Japan External Trade Organization -
JETRO). Mục đích của khảo sát này là so sánh các chi phí liên quan đến việc đầu tư giữa các
thành phố lớn của Châu Á và một số khu vực khác nhằm cung cấp chỉ dẫn hiệu quả cho các
nhà đầu tư Nhật Bản trong việc lựa chọn đúng địa điểm đầu tư cho mình. Những nhà hoạch
định chính sách của các quốc gia có liên quan cũng có thể tìm thấy trong khảo sát này những
thông tin hữu ích để cải thiện môi trường đầu tư ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.
Những thành phần chi phí trong khảo sát này bao gồm: Tiền công, Giá đất/thuê văn
phòng, thuê bất động sản công nghiệp, thuê nhà; Chi phí bưu chính viễn thông, Điện, Nước,
Gas, Giao thông vận tải, Tỉ giá hối đoái, Thuế,… Việt Nam có 3 thành phố là Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong khảo sát này.
1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng và phát trỉên kinh tế
1.2.1. Đối với các nước xuất khẩu vốn đầu tư
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các nước xuất khẩu vốn đầu tư nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư.
Nhờ việc xuất khẩu vốn đầu tư ra nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có
thể bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.
Các nước xuất khẩu vốn mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ
mậu dịch của các nước sở tại.
Đầu tư vốn ra nước ngoài giúp các chủ đầu tư phân tán rủi ro do tình hình kinh tế chính
trị trong nước bất ổn định.
1.2.2. Đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư
* Đối với các nước tư bản phát triển:
- Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế xã hội trong nước như : thất nghiệp, lạm
phát.
- Giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách.

- Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại.
- Giúp các doanh nghiệp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tiên tiến với các nước khác.
* Đối với những nước đang phát triển:
- FDI giúp tăng trưởng GDP của quốc gia tiếp nhận đầu tư.
- Không để lại gánh nặng nợ nàn cho nước chủ nhà, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh
tế và là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu đầu tư của nền kinh tế nước chủ nhà.
- FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho các quốc gia tiếp nhận FDI.
- FDI góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- FDI giúp đảy mạnh xuất khẩu, gắn liền với sự phát triern của thị trường tài chính và
thương mại quốc tế.
- FDI góp phần làm tăng ngân sách Nhà nước bằng việc đánh thuế.
Bên cạnh những lợi ích mà FDI mang lại chi nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư thì nó còn
tồn tại một số mặt hạn chế sau:
- Có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài.
- Các nhà ĐTNN thường sử dụng biện pháp chuyển gí làm cho giá thành sản phẩm cap một
cách giả tạo, giảm lợi nhuận, gây ra “lỗ giả, lãi thật” gây thiệt hại cho người tiêu dùng và
giảm thu ngân sách.
- Một số nhà ĐTNN thông qua con đường FDI để tiêu thụ những máy móc, thiết bị lạc hậu,
thải loại sang nước tiếp nhận FDI.
- Làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp dân cư, tăng
mức độ chênh lệch phát triển trong một số vùng hoặc giữa các vùng…
- Ảnh hưởng tới môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Các doanh nghiệp FDI gây ra những thiệt hại cho người lao động, xâm phạm quyền lợi,
phúc lợi tập thể.
1.3.Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế từ thành phố Edinburgh
Edinburgh là thủ đô của Scotland. Trong số các thành phố lớn, Edinburgh được đánh
giá là thành phố có chiến lược FDI số 1 của Châu Âu. Trong chiến lược FDI, Edinburgh
trọng tâm vào nguồn nhân lực, coi đó là yếu tố thu hút, giúp thành phố chủ động tiếp cận với
FDI. Nguồn nhân lực của thành phố thành thạo khoa học công nghệ, được giáo dục, trang bị

đầy đủ kiến thức kinh doanh. Lao động được đào tạo chất lượng cao, có kỹ năng để tham gia
cạnh tranh với thị trường lao động nước Anh và Châu Âu cũng như bất kỳ thị trường lao
động nói tiếng Anh. Những nhà tư vấn, luật sư, kế toán, môi giới, chuyên gia công nghệ
thông tin chuyên nghiệp đã tạo nên nền tảng lao động và kinh doanh cho thành phố.
1.3.2. Kinh nghiệm trong nước từ tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh nằm giáp Hà Nội. Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI),
Bắc Ninh đứng ở vị trí thứ 2 (sau Lào Cai) năm 2011, là tỉnh dẫn đầu khu vực đồng bằng
sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ về môi trường kinh doanh.và cũng là năm
thứ 3 liên tiếp Bắc Ninh có mặt trong top 10 vị trí cao nhất về chỉ số PCI cả nước. Kinh
nghiệm của Bắc Ninh là tập trung vào các nhóm giải pháp trọng tâm: Đề cao tính năng động
tiên phong của lãnh đạo trong thực hiện các biện pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh
tranh; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa của PCI trong phát triển kinh tế - xã hội;
nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo lao động, kết nối nhu cầu lao động
cho doanh nghiệp để đào tạo lao động; tạo đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin để
nâng cao tính minh bạch trong chỉ số PCI; nâng cao các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đơn
giản hoá thủ tục hành chính, rút ngắn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh,
thủ tục đầu tư, đất đai; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp…

Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2001 - 2011
2.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Hà Nội
2.1.1. Tổng quan diễn biến vốn FDI trên địa bàn Hà Nội
Vốn ĐTNN vào Hà Nội bắt đầu từ năm 1989 và đạt mức kỷ lục năm 1996, sau đó giảm
dần đến năm 2000. Từ sau năm 2000, lượng vốn FDI vào Hà Nội bắt đầu tăng chậm trở lại.
Từ đây, có thể chia quá trình thu hút vốn ĐTTTNN ở Hà Nội từ năm 2001 đến nay thành 2
giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ năm 2001 đến năm 2005. Đây là thời kỳ sau khủng hoảng tài chính Châu Á
năm 1997. Số vốn ĐTTTNN vào Hà Nội chỉ giao động quanh điểm đáy 100 – 300 triệu USD
vốn đăng ký từ năm 2001 đến năm 2004. Năm 2005 đánh dấu sự khởi sắc với tổng số dự án

đăng ký là 113, lượng vốn đăng ký mới xấp xỉ 1,2 tỷ USD, dẫn đầu cả nước về thu hút vốn
ĐTNN.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến nay. Vốn ĐTTTNN chủ yếu ở giai đoạn này. FDI thời kỳ
2006 - 2010 chiếm đến hơn 74% tổng vốn đăng ký của cả giai đoạn từ 2000 – nay. Sự kiện
Việt Nam trở thành thành viên của WTO năm 2007 cũng đã tạo nền tảng cho sự tăng trưởng
và gia tăng nhanh chóng của FDI vào Hà Nội. Riêng trong năm 2008, vốn FDI đăng ký vào
Hà Nội đạt tới 5 tỷ USD chiếm đến hơn 50% trong giai đoạn 2006 – 2010 (10,1 tỷ USD).
Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, khó khăn, nhiều doanh
nghiệp phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc phá sản, vốn giải ngân yếu kém cũng do một
phần một số nhà đầu tư đăng ký giữ chỗ, năng lực tài chính còn hạn chế, quá trình triển khai
dự án dài, nhà đầu tư gặp khó khăn về huy động vốn.
2.1.2. Những lợi thế và hạn chế của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội
2.1.2.1. Lợi thế và cơ hội
Về vị trí địa lý,Hà Nội nằm trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh với những thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế.
Về tình hình chính trị, theo đánh giá của các TNCs, Việt Nam được coi là nước có sự ổn
định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn xung đột về tôn giáo và sắc tộc.
Về kinh tế xã hội, Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoc học kỹ thuật, trung tâm
kinh tế lớn của cả nước. Thành phố có tốc độ tăng trưởng GDP khác cao (trung bình giai
đoạn 2006 – 2011 là 10,53% - cao hơn mức trung bình của cả nước). Các chỉ tiêu kinh tế ổn
định và tăng trưởng khá (đặc biệt là tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người) trong những
năm qua đã tạo nên một nền kinh tế năng động, tạo sức mua hàng hóa lớn thúc đẩy hoạt động
sản xuất và đầu tư. Ngoài ra, Hà Nội tập trung nhiều ngành công nghệ mũi nhọn của đất nước
(công nghệ thông tin, công nghệ mũi nhọn của đất nước (công nghệ thông tin, công nghệ tin
học, công nghệ phần mềm…) tạo ra sức mạnh “chất xám “ của Thành phố. Hà Nội có truyền
thống văn hóa lâu đời với lịch sử 1.000 năm , có nhiều di tích lịch sử văn hóa tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch.
Về cơ sở hạ tầng, Hà Nội là một thành phố có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Hệ
thống mạng lưới giao thông được nâng cấp và tu sửa liên tục, đặc biệt Thành phố được sự ưu
đãi rất lớn của Chính phủ nhằm phát triển Thủ đô thành trung tâm kinh tế - xã hội hàng đầu.

Ngoài ra, Hà Nội còn có lợi thế về cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phụ trợ cho sản xuất
kinh doanh như: dịch vụ điện, nước, điện thoại, dịch vụ vận chuyển, giao nhận… các loại
hình dịch vụ này đang được Thành phố đầu tư cải tạo nhằm xây dựng hệ thống cung cấp dịch
vụ kỹ thuật ngày càng thuận tiện và hiện đại.
2.1.2.2. Những hạn chế và thách thức
Về vị trí địa lý, vị thế cũng là một bất lợi cho Hà Nội trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Hà Nội nằm sâu trong nội địa, vì vậy khi xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp
phải chịu chi phí vận chuyển đến cảng Hải Phòng, các dự án thường lựa chọn các tỉnh giáp
Hà Nội mà không đầu tư vào trung tâm.
Về trình độ phát triển của nền kinh tế, khu vực phía Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng
đã nhiều năm theo hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thiếu kinh nghiệm về kinh tế thị
trường và ứng xử với các nhà ĐTNN.
Về đội ngũ lao động, sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, lao
động của Hà Nội tuy dồi dào song Thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao,
tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 mới đạt 35%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt
25,4%. Chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở
vùng đô thị, các quận nội thành. Cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo
yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hơn nữa, chi phí lao động của Hà Nội cao hơn so với các vùng
khác.
Về cơ sở hạ tầng, hệ thống đường xá vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu hệ thống đường vành
đai. Đường xá hẹp gây nhiều phiền hà: thường xuyên tắc đường, các phương tiện giao thông
cỡ lớn ít được tham gia giao thông trong nội thành, vì vậy gây khó khăn cho các doanh
nghiệp. Mạng lưới cấp điện, nước, vệ sinh môi trường… chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất cũng
như sinh hoạt của nhân dân.
Về chính sách – pháp luật, hệ thống luật còn nhiều mâu thuẫn và chưa phù hợp với các
cam kết quốc tế đã tham gia.
2.1.3. Những hiệu ứng của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội
2.1.3.1. Vốn đầu tư xã hội
Trong cơ cấu vốn đầu tư theo các khu vực kinh tế ở Hà Nội những năm gần đây, nguồn
vốn FDI hầu như không thay đổi về tỷ trọng, thậm chí có chiều hướng giảm dần. Điều này

thÓ hiÖn viÖc huy ®éng nguån vèn trong n-íc hiÖu qu¶ hơn, nâng cao tính tự chủ của nền
kinh tế, đồng thời cũng thể hiện quan điểm thu hút FDI hướng về chất lượng, không nặng về
số lượng.
2.1.3.2. Tạo nguồn thu Ngân sách nhưng còn nhiều hành vi tiêu cực, trốn tránh nghĩa
vụ tài chính
Thuế do các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp FDI có nhiều thủ thuật chuyển giá để tránh thuế thu
nhập.
2.1.3.3. Xuất nhập khẩu
Các doanh nghiệp ĐTTTNN đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trong một số lĩnh vực và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu của Thành phố.
Về nhập khẩu, hiện nay, các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu phụ thuộc nhiều vào hàng
hóa trung gian và nguyên vật liệu thô nhập khẩu; chưa có được mối liên kết với các chuỗi
cung cấp là các doanh nghiệp trong nước. Vì các doanh nghiệp FDI sử dụng nguồn nguyên
liệu nhập khẩu là chính đã gia tăng sự mất cân bằng cán cân thanh toán thương mại vì nhóm
này luôn luôn có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều. Có thể thấy doanh nghiệp FDI sẽ
nhập siêu. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, do ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết
gia nhập WTO, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, nhiều doanh nghiệp FDI đã ngừng hay thu
hẹp sản xuất để chuyển từ sản xuất sang hoạt động thương mại, nhập khẩu hàng hoá để phân
phối tại Việt Nam, càng làm gia tăng áp lực lên cán cân thương mại vốn đang mất cân đối
trầm trọng.
2.1.3.4. Hiệu ứng chuyển giao công nghệ
Các doanh nghiệp ĐTTTNN ở Hà Nội hầu như không có công nghệ lạc hậu với tỷ trọng
công nghệ hiện đại chiếm đến 85% và thiết bị mới chiếm 78%. Qua hợp tác với nước ngoài
thời gian qua, Hà Nội đã tiếp nhận được một số công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong nhiều
ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, điện tử, sản xuất ô tô, hoá chất, xây dựng khách sạn
quốc tế, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm. Một số công nghệ viễn thông, sản xuất
thiết bị điện tử, dịch vụ khách sạn đã vươn lên ở mức tiên tiến so với các nước phát triển
trong khu vực và trên thế giới. Một số công nghệ sản xuất mới do các doanh nghiệp FDI đi

đầu đã có sức lan tỏa cho các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít công nghệ lạc hậu, bị thải loại đã du nhập vào qua
con đường FDI.
2.1.3.5. Việc làm và đào tạo nhân công
Thông qua các lớp đào tạo, tự học hỏi và do sự di chuyển lao động từ doanh nghiệp
ĐTTTNN sang các khu vực khác, doanh nghiệp FDI Hà Nội đã góp phần nâng cao trình độ
quản lý và kỹ năng cho người lao động Hà Nội.
Tuy vậy, hoạt động ĐTTTNN cũng làm mất đi nhiều việc làm của dân cư và tạo thêm
áp lực xã hội cho Hà Nội. Bên cạnh đó, cũng đã xảy ra các vụ tranh chấp giữa chủ và thợ về
tiền công không tăng tương ứng với cường độ lao động và chỉ số tăng giá, điều kiện lao động
không tốt, an toàn lao động không bảo đảm, tăng giờ làm vượt quá quy định của luật pháp, cá
biệt là cách ứng xử của một số chủ doanh nghiệp FDI thiếu tôn trọng người lao động.
2.1.3.6. Hiệu ứng cơ cấu nền kinh tế
Hà Nội đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây
dựng sang lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng và phát triển bất động sản. Sự chuyển dịch
cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của một thủ đô ngày càng văn minh,
hiện đại. Một mặt, những dự án bất động sản xây dựng cao ốc văn phòng lớn, công viên, khu
vui chơi giải trí lớn đang được triển khai hứa hẹn sẽ đem lại một diện mạo mới cho Hà Nội
trong những năm tới nhưng sự mất cân đối trong thu hút đầu tư về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế chung của Thủ đô.
2.1.3.7. Hiệu ứng môi trường và xã hội
Các doanh nghiệp ĐTTTNN không thực hiện đúng Luật bảo vệ môi trường, nhiều
doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lý chất thải hoặc có lắp đặt nhưng chỉ mang tính chất
đối phó,còn có doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm.
Vì vậy đã xảy ra những vụ vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường. Đó là chưa
kể ô nhiễm không khí, tiếng ồn, bụi, v.v
2.2. Đánh giá môi trường đầu tư nước ngoài của Hà Nội thông qua một số chỉ báo chọn
lọc
2.2.1. Đánh giá môi trường đầu tư nước ngoài của Hà Nội từ góc độ năng lực cạnh tranh
Mặc dù Thành phố Hà Nội đã nỗ lực, cố gắng trong công tác chỉ đạo, điều hành và ban

hành nhiều chính sách mới nhằm tạo sự thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp ở mọi thành
phần kinh tế nhưng nhìn chung đánh giá của doanh nghiệp dân doanh về môi trường đầu tư
và kinh doanh ở Hà Nội là chưa có sự cải thiện rõ nét. Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vị trí
của Hà Nội trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI qua các năm. Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội luôn chỉ ở mức trung bình - khá. Theo kết quả xếp hạng
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam công bố, trong
thời kỳ 2006 - 2011, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Hà Nội có sự thăng hạng 13
bậc từ 40/63 năm 2006 lên vị trí 27/63 năm 2007, rồi xuống 43/63 năm 2010, sau đó tiến bộ
lên vị trí 36/63 năm 2011. Năm 2010, Hà Nội thụt lùi 10 bậc so với 2009 và là một trong
những địa phương rớt hạng mạnh nhất trên bảng xếp hạng.
Ta có thể chia thành ba nhóm sau:
2.2.1.1. Nhóm chỉ số Hà Nội xếp hạng tốt
- Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường
- Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
- Chỉ số Đào tạo lao động
2.2.1.2. Nhóm chỉ số Hà Nội xếp hạng trung bình
- Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
- Chỉ số Thiết chế pháp lý
2.2.1.3. Nhóm chỉ số Hà Nội xếp hạng kém
- Chỉ số Chi phí tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
- Chỉ số Thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước
- Chỉ số Chi phí không chính thức
- Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo
Qua những phân tích trên, ta thấy trong 9 chỉ số thành phần của PCI, Hà Nội có 3 chỉ
xếp hạng tốt, 2 chỉ số thuộc nhóm trung bình và có tới 4 chỉ số xếp hạng kém. Do chỉ số Dịch
vụ hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động của Hà Nội khá tốt mà 2 chỉ số này có trọng số
cao nên đã giúp Hà Nội cải thiện được vị trí của mình. Qua đó, chúng ta cũng nhìn rõ những
yếu tố làm cho môi trường phát triển cho các doanh nghiệp dân doanh chưa thực sự thuận lợi.
2.2.2. Tiếp cận môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội từ góc độ chi phí đầu


JETRO đã khảo sát rất cụ thể, chi tiết và toàn diện chi phí cho công cuộc đầu tư thông
qua các chỉ số từ thuê mặt bằng đến tiền lương, các chi phí hoạt động, thuế Trong mỗi chỉ
số chi phí, đề tài so sánh chi phí đầu tư ở Hà Nội và 30 thành phố khác trong khu vực Châu Á
và Châu Đại Dương – các đối tượng điều tra của JETRO trong khảo sát mới nhất năm 2011.
2.2.2.1. Những chi phí đầu tư Hà Nội thuộc nhóm thấp
- Tiền lương
- Lương tối thiểu
- Giá đất
- Chi phí bưu chính viễn thông
- Giá điện
- Giá xăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.2.2. Những chi phí đầu tư Hà Nội thuộc nhóm trung bình
- Giá nước
- Chi phí giao thông vận tải
- Thuế thu nhập cá nhân
2.2.2.3. Những chi phí đầu tư Hà Nội thuộc nhóm cao
- Giá thuê văn phòng
- Nhà cho người nước ngoài thuê
Trong những công bố thường niên, JETRO cũng nhấn mạnh những phàn nàn về cơ sở hạ
tầng kém phát triển (điện, vận tải, viễn thông…), thủ tục hành chính phiền hà phức tạp, các
chính sách không chắc chắn và không rõ ràng, hệ thống luật pháp kinh tế cũng như việc quản
lý và áp dụng quy định về trọng tài chưa phát triển… Các vướng mắc trong kinh doanh cũng
bao gồm những vấn đề về sản xuất mà đặc biệt là vấn đề liên quan đến khả năng mua nguyên
liệu thô và linh kiện trong nước; các vấn đề về lao động chủ yếu do khó khăn trong việc
tuyển chọn cán bộ quản lý cấp trung gian và kỹ sư; và các vấn đề về ngoại thương như thủ
tục hải quan phức tạp… Đây là nguyên nhân tại sao các thành phố của Việt Nam như Hà Nội
vẫn yếu thế hơn trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN.
Ngoài những chi phí chính thức trên, không thể không kể đến các chi phí không chính
thức, chi phí ngoài luồng mà các nhà đầu tư phải bỏ ra. Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa

bàn Hà Nội cho rằng họ khó có thể kiểm soát được loại chi phí này vì còn tuỳ thuộc vào bộ
máy công chức, công an và chính quyền của địa phương.
2.3. Nhận định chung về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội
Điểm mạnh của môi trường ĐTTTNN của Hà Nội từ những nỗ lực trong việc tạo điều
kiện cho doanh nghiệp gia nhập thị trường nhanh chóng, cho thuê mặt bằng đất công nghiệp
thấp, giá cả các yếu tố chi phí sản xuất thấp, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hay những hỗ
trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá và xúc tiến. Về mặt chi phí lao động của Hà
Nội, tuy được các nhà đầu tư FDI đánh giá là thấp so với các thành phố khác trong khu vực
nhưng lại chưa có sức cạnh tranh khi so sánh với các tỉnh khác của Việt Nam và còn thiếu lao
động có trình độ cao đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng quốc tế. Điểm yếu của môi trường
ĐTTTNN bắt nguồn từ công tác quản lý đất đai hiện nay còn nhiều bất cập, cải cách thủ tục
hành chính sau đăng ký kinh doanh chưa thể hiện cho doanh nghiệp thấy những cải thiện hơn
trước, đặc biệt là chi phí không chính thức trên thực tế không giảm, tính năng động, tiên
phong, chuyên nghiệp của bộ máy quản lý chưa được các doanh nghiệp đánh giá cao và đang
có xu hướng giảm. Tổng cung văn phòng và nhà cho người nước ngoài thuê hiện tại chưa đáp
ứng đủ cầu đã đẩy giá thuê lên rất cao.

Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI
THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI
3.1. Những thuận lợi và thách thức trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà
Nội trong thời gian tới
3.1.1. Những thuận lợi
- Sự ổn định chính trị - xã hội được giữ vững trên cơ sở nền kinh tế đạt được thế và lực mới
- Tiềm năng phát triển của đất nước và Thủ đô còn khá dồi dào.
- Hà Nội đã có nhiều cải thiện hơn về môi trường đầu tư
3.1.1. Những thách thức
- Bối cảnh quốc tế: Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho nguån vèn FDI toµn cÇu
bÞ thu hÑp l¹i, dòng vốn FDI vào Châu Á, trong đó có Việt Nam đang bị gián đoạn. Nhiều
dự án FDI đã được cấp phép có khả năng dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện,
làm cho tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký giảm so với những năm trước.

- Tình hình trong nước:
+ Xu hướng người dân phải tính toán kỹ lưỡng hơn các khoản chi tiêu khiến thị trường
tiêu dùng giảm sút, do vậy nhiều doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn nay lại gặp khó khăn về
đầu ra của sản phẩm.
+ Một số doanh nghiệp đang hoạt động thu hẹp quy mô sản xuất sẽ gây khó khăn cho việc
giải quyết vấn đề lao động, việc làm trong thời gian tới.
+ Thách thức về quản lý một đô thị sau sáp nhập
+ Các lợi thế cạnh tranh đã có như lao động giá rẻ trong ngắn hạn, các điều kiện gia nhập
thị trường thuận lợi cũng đang mất dần vai trò là yếu tố quyết định trong thu hút FDI.
3.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội đến năm 2020
(1) Nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn FDI;
(2) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước.
(3) Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về ĐTNN. Việc thu hút FDI sẽ không đặt nặng về
lượng vốn đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân FDI. Thu hút FDI phù hợp với Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2011 - 2020.
(4) Thu hút FDI có chọn lọc.
3.3. Một số khuyến nghị chính sách và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Hà Nội
3.3.1. Giải pháp từ phía Hà Nội và các cơ quan quản lý
3.3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư
3.3.1.2. Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư
3.3.1.3. Chuyển giao công nghệ có chọn lọc
3.3.1.4. Đẩy mạnh công tác giải ngân
3.3.1.5. Phát triển cơ sở hạ tầng
3.3.1.6. Xúc tiến đầu tư toàn diện
3.3.1.7. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ
3.3.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
3.3.2.1. Các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ và
lao động

3.3.2.2. Chủ động tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư
3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ
Thứ nhất, về mặt chính sách, cần có chính sách tạo môi trường FDI phù hợp hơn với
từng ngành cụ thể, nhất là với các doanh nghiệp ĐTNN có tiềm năng mang lại giá trị gia tăng
cao, không nên có chính sách cào bằng với tất cả các loại hình doanh nghiệp FDI như hiện
nay.
Thứ hai, bên cạnh các chính sách ưu đãi, Nhà nước cũng cần tăng cường các công tác
quản lý.
Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Chính phủ cần nâng cao các biện pháp bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư, tạo sự an toàn cho họ khi họ đầu tư vào Việt Nam.
Các giải pháp trên cần được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả, bắt đầu từ khâu
quy hoạch luôn gắn với mục tiêu đã đề ra. Quá trình triển khai được tiến hành từ những công
việc cụ thể, có sự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, trong đó con người là
nhân tố quyết định sự thành công của mỗi giải pháp.

KẾT LUẬN
Giáo sư Jomo Kwame Sundaram, trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về phát triển kinh tế
đã phát biểu rằng dòng vốn FDI đem lại lợi ích phát triển cho địa phương nhưng không phải
là chìa khoá vàng, điều quan trọng hơn là cách thức sử dụng hiệu quả. Các chỉ báo cung cấp
cho các nhà đầu tư nước ngoài những thông tin hữu ích để có quyết định đầu tư đúng đắn.
Qua những phân tích các chỉ báo trên, ta thấy mặc dù Hà Nội đã và đang đạt được một số
thành công trong thu hút vốn đầu tư FDI trên địa bàn, song để Thủ đô phát triển xứng tầm với
vị thế của mình trong giai đoạn phát triển mới, Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để hấp thụ
hết những tác động tích cực của nguồn vốn FDI. Ổn định chính trị và chi phí lao động đang là
lợi thế hiện tại của Hà Nội, song thiết nghĩ cải thiện môi trường đầu tư, nhất là môi trường thể
chế điều hành và cơ sở hạ tầng là mới giải pháp bền vững, lâu dài để thu hút đầu tư FDI.
Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ khu vực và thế giới, năng lực cạnh tranh là yếu tố quan
trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng. Chúng ta kỳ vọng vào những thay đổi của chính chúng ta
trong việc cải thiện môi trường để gia tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài cho Hà Nội.



References

Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (2010), Phát triển bền vững thủ đô
Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Báo Kinh tế và đô thị, Doanh nghiệp Áo tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Hà Nội (Ngày
29/5/2012).
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tháng 12/2008), Báo cáo về tình hình thu hút và quản lý đầu tư
nước ngoài 3 năm 2006 – 2008 và một số giải pháp cơ bản cho các năm 2009 và
2010, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tháng 1/2011), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên
địa bàn Hà Nội đến 20/5/2010, Hà Nội.
5. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010 (Tháng 5/2011),
Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Cung, Phạm Anh Tuấn, Bùi Văn, David Dapice (2004), Lịch sử hay chính
sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn?, Chương trình phát
triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Harvard University.
7. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), Cơ chế chính sách đặc thù phát triển thủ đô Hà Nội
- Một số định hướng cơ bản, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ
sản xuất trong nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), X
(2006), XI (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Trương Quang Hải (2010), “Atlas Thăng Long Hà Nội”, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
11. Trần Hào Hùng (2006), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bản tổng hợp
khuyến nghị chính sách, Chương trình hỗ trợ Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.

12. Phạm Thị Huyền (2006), Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư
nước ngoài, Báo cáo nghiên cứu.
13. Nghị định 107/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2010 về Quy định mức lương tối
thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại
Việt Nam.
14. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Ngô Thị Ngọc Huyền, Võ Thị Thanh Thu, (2008), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
16. Nguyễn Giang Sơn (2003), Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp
nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội.
17. Nguyễn Văn Luận (2008), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
18. Phạm Bình Minh (2010), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Trần Văn Minh (2011), “Định hướng và giải pháp phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020”, Tạp chí phát triển KT - XH Đà Nẵng, (15), tr.2-7.
20. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
21. VCCI, Báo cáo nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006
- 2011.
22. Võ Thị Thuý Anh (2011), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng”, Tạp
chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, (49), tr.115–123.
Tiếng Anh
23. Magnus Blostrom, Ari Kokko (1997), The impact of foreign investment on host countries:
A review of the Empirical evidence, World Bank Policy Research.
24. Kenichi Ohno, Nguyen Van Thuong (2006), Business Environment and Policies of
Hanoi, Publishing House of Social Labour, Hanoi.
25. JETRO (2007), The 17

th
Comparative Survey of Investment-Related Cost in Major Cities
and Regional in Asia.
26. JETRO (2008), The 18
th
Comparative Survey of Investment-Related Cost in Major Cities
and Regional in Asia.
27. JETRO (2009), The 19
th
Comparative Survey of Investment-Related Cost in 30Major
Cities and Regional in Asia.
28. JETRO (2010), The 20
th
Comparative Survey of Investment-Related Cost in 29 Major
Cities and Regional in Asia.
29. JETRO (2011), The 21
st
Comparative Survey of Investment-Related Cost in 31 Major
Cities and Regions in Asia and Oceania.
30. IFC, MPI, The World Bank (26/5/2010), Vietnam business forum: Mid-term Consultative
Group Meeting 2010, Hanoi.
31. World Bank’s annual report, Doing Business 2010.
32. Dinh Hien Minh (2010), Survey on Business Cost in Major CLMV Cities: Case of
Vietnam’s Hanoi, Ho Chi Minh and Da Nang Cities, Investment Climate of Major in
CLMV Countries, Bangkok Research Center, IDE-JETRO, Bangkok, Thailand.
Các website
33. />FDI/20124/136178.vgp
34. />von-fdi.chn
35.
36.

37.
38.
39.
40.
41.
42. />hon.htm
43.
44.
45. />tang/20117/153906.datviet
46.
47. />truong-kha/20117/5525.vgp
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54. />moi/10851293/87/
55. />fdi.html
56. />Nam/20105/45775.vnplus
57.
58.
59. />tai-ha-noi.htm



×