Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.2 KB, 12 trang )

Phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam

Hà Văn Đổng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Nghiên cứu khái quát về một số mô hình phát triển kinh tế thị trường theo con
đường rút ngắn trên thế giới; hệ thống hóa về lý thuyết phát triển kinh tế thị trường rút ngắn.
Phân tích, đánh giá những điều kiện để thực hiện phát triển kinh tế thị trường theo con đường
rút ngắn ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện phát triển kinh tế thị
trường rút ngắn ở Việt Nam trong những năm tới.
Keywords: Phát triển kinh tế; Kinh tế thị trường; Việt Nam

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đến nay, sau 25 năm, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, công cuộc đổi mới ở
nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội: Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, vị thế
nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi
mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo phù hợp thực tiễn Việt Nam.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời gắn liền với công cuộc đổi mới do
Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Tuy mới được xây dựng và đã có những bước phát
triển đáng kể trong nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, song đây vẫn là vấn
đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp đòi hỏi phải tiếp tục có những nghiên cứu để làm
rõ hơn nữa sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Trên thế giới, đã từng có những con đường phát triển kinh tế thị trường khác nhau như: Phát
triển kinh tế thị trường theo con đường tuần tự - cổ điển của các nước Âu - Mỹ; phát triển kinh tế thị
trường theo con đường rút ngắn cổ điển của Nhật Bản; và cuối cùng là con đường phát triển kinh tế


thị trường rút ngắn hiện đại của NICs Châu Á cách chúng ta chưa lâu. Như vậy, có thể thấy tồn tại
khả năng phát triển theo gia tốc tăng dần và rút ngắn khoảng cách trong quá trình phát triển kinh tế
thị trường đang ngày càng phát huy tác dụng, cho phép một quốc gia đi sau có thể phát triển đuổi kịp
và bứt phá vượt lên trước.
Đối với Việt Nam, một quốc gia phát triển kinh tế thị trường đi sau dĩ nhiên càng chịu áp lực
mạnh mẽ của quy luật tăng tốc và phát triển rút ngắn. Tuy nhiên, ngày nay Việt Nam không thể lặp
lại con đường của các nước Âu - Mỹ hay Nhật Bản, càng không thể áp dụng nguyên mẫu con đường
của NICs, vì điều kiện thực tế của chúng ta cũng như tác động của bối cảnh thời đại đã có nhiều thay
đổi.
Trước những yêu cầu đòi hỏi của điều kiện lịch sử Việt Nam cũng như yêu cầu mới của thời
đại, Việt Nam cần phải lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường làm sao có thể kết hợp và
lồng ghép thành công hai quá trình phát triển là: Chuyển từ tình trạng nông nghiệp - chậm phát triển
và kế hoạch tập trung - phi thị trường sang công nghiệp hóa - thị trường; đồng thời phải nhanh chóng
bắt kịp sự chuyển sang thời đại hậu công nghiệp và kinh tế tri thức. Do đó, phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam phải là sự chủ động nắm bắt và thực hiện con đường phát triển rút ngắn - phi cổ
điển và phát triển theo phương thức đi tắt đón đầu sự phát triển của nhân loại trong sự khác biệt với
con đường phát triển đã diễn ra trong lịch sử.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt
Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Kinh tế thị trường - xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn - đã được hình thành, phát triển
và kiểm nghiệm ở các quốc gia phát triển. Vào nửa sau của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến quá
trình chuyển sang kinh tế thị trường và sự thiết lập cơ chế thị trường ở các nước thuộc địa sau khi
giành được độc lập. Từ cuối thập niên bảy mươi, đầu thập niên tám mươi của thế kỷ XX, hàng loạt
quốc gia áp dụng mô hình kinh tế Xô viết đã cảm nhận được sự bất ổn của mô hình này và chuyển
sang mô hình kinh tế thị trường với những cách thức và bước đi khác nhau. Trong xu thế chung của
thời đại, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên,
Việt Nam là quốc gia có điểm xuất muộn nên phát triển kinh tế thị trường - mô hình kinh tế tổng quát
trong thời kỳ quá độ cần lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường như thế vừa phù hợp với
đặc điểm riêng vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Do đó, phát triển nền kinh tế thị trường

ở Việt Nam sẽ có những đặc thù riêng. Đây là mô hình kinh tế thị trường có nhiều nét mới, độc đáo.
Vì vậy, nhiều vấn đề, về lý luận cũng như thực tiễn cần làm sáng tỏ và nghiên cứu sâu hơn.
Hiện nay, ở ngoài nước cũng như ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
các khía cạnh khác nhau về kinh tế thị trường, điển hình như:
- A. J. Isachsen, C.B. Hamilton, T. Gylfason (1993): Tìm hiểu nền kinh tế thị trường, Nxb Đại
học Oxford. Cuốn sách đã phân tích sâu sắc về cơ chế vận hành của nền kinh tế kế hoạch hóa và so
sánh nó với kinh tế thị trường. Các tác giả đã luận giải về các quy luật của kinh tế thị trường trong bối
cảnh những khó khăn nảy sinh trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ
chế thị trường. Những vấn đề quan trọng của quá trình chuyển đổi ở các nước Đông Âu như: tư nhân
hóa, vai trò của chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách môi trường và thương mại quốc
tế được lựa chọn để nghiên cứu điển hình.
- Radke Detlef (1994): Nền kinh tế thị trường xã hội Đức, Nxb Frank Cass. Cuốn sách nghiên
cứu về hệ thống kinh tế của Cộng hòa liên bang Đức, nền kinh tế thị trường xã hội. Tác giả đã mô tả
các thành tố của hệ thống kinh tế này để đảm bảo tính mở, năng động, hiệu quả, ổn định và cân bằng
xã hội. Nghiên cứu trường hợp nước Đức, tác giả muốn làm rõ tính đặc biệt của mô hình kinh tế đang
áp dụng ở Đức.
- Osman Suliman (1998): Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc,
Nxb Quorum Books, Hoa Kỳ. Đây là công trình nghiên cứu quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị
trường XHCN. Các tác giả khẳng định tính độc đáo và chưa có tiền lệ của mô hình kinh tế này.
Dường như những đặc điểm đặc sắc của cải cách kinh tế ở Trung Quốc thể hiện sự rút kinh nghiệm từ
cách tiếp cận kiểu “big bang” ở các nước Đông Âu. Cuốn sách bao gồm nhiều chủ đề như chính sách
kinh tế vĩ mô, cải cách các khu vực (thành phần) kinh tế và chiến lược phát triển bền vững trong quá
trình cải cách và những thách thức có thể Trung Quốc phải đối mặt.
- Blanco Milanovic (1998): Thu nhập, bất bình đẳng và nghèo đói trong quá trình chuyển từ
kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường, Ngân hàng thế giới xuất bản. Cuốn sách đề cập đến
những biến động lớn về kinh tế trong quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường
ở các nước Đông Âu, Trung Á; những ảnh hưởng của chuyển biến kinh tế này tới vấn đề thu nhập,
bất bình đẳng và nghèo đói ở những nước này. Tác giả nêu một số đề xuất về chính sách xã hội liên
quan đến chế độ lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp, khu vực kinh tế phi chính thức và các chính sách
an sinh xã hội có thể áp dụng để giải quyết vấn đề nảy sinh.

- Viện Kinh tế thế giới (1994): Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới (Chủ biên:
PGS.TS. Lê Văn Sang). Đây là cuốn sách có nhiều nhà khoa học Việt Nam tham gia viết và biên tập.
Xuất phát từ nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển kinh tế thị trường trên thế giới, các tác giả đã
khái quát những vấn đề chung, mang tính quy luật của quá trình này. Từ đó, các tác giả đi sâu phân
tích những mô hình kinh tế thị trường tiêu biểu trên thế giới. Cuốn sách đã cung cấp những những
kiến thức cơ bản, toàn diện để nhận diện nền kinh tế thị trường.
- PGS.TS. Hà Huy Thành cùng các cộng sự cũng đã bàn về Thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam (sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2006). Các tác giả bắt
đầu từ việc nghiên cứu về kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường, từ khái niệm, cấu trúc…
đến những mô hình tiêu biểu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các tác giả đã dành
nhiều công sức để nghiên cứu thể chế kinh tế thị trường XHCN Trung Quốc, từ nhận thức lý luận đến
các hoạt động thực tiễn nhằm xây dựng thể chế kinh tế này.
- TS. Đinh Văn Ân - TS. Lê Xuân Bá khi bàn về vấn đề: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội - 2006) cũng đã có ý kiến về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các nhà khoa học này bắt
đầu từ việc nghiên cứu các khái niệm như: thể chế, thể chế kinh tế, trong đó trọng tâm là khái niệm
thể chế kinh tế thị trường. Các nhà khoa học luận giải sự cần thiết xây dựng thể chế kinh tế thị trường
và trình bày kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực thi các mô hình thể chế kinh tế thị trường của
các nước phát triển, mô hình “phát triển độc đoán” ở một số nước Đông Á và Đông Nam Á; mô hình
thể chế “CNXH thị trường” ở những nước theo “con đường thứ ba”; “cải cách thể chế kinh tế” ở một
số nước Đông Âu; cải cách hệ thống thể chế kinh tế nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN ở
Trung Quốc. Từ đó, các tác giả đã nêu ra các đặc trưng của nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung
Quốc. Tiếp đó, các tác giả trình bày quá trình tìm kiếm mô hình Kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam thể hiện thông qua các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc các khoá VI, VII, VIII, IX và
X của Đảng CSVN. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ nêu ra được một số đặc trưng của mô hình Kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, còn bản thân khái niệm này lại không được nêu ra.
- PGS. TS. Nguyễn Cúc - PGS. TS. Kim Văn Chính cũng đã bàn về nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam trong cuốn sách Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (sách chuyên khảo, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội - 2006). Tên cuốn sách cho thấy chủ đề chính là Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước

nhưng không thể không bàn bàn đến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
- PGS.TS. Phạm Văn Dũng (chủ biên): Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế
thị trường ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009. Cuốn
sách đã làm rõ tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam từ lý
luận đến thực tiễn, các vấn đề trong phát triển kinh tế thị trường và đặc biệt là đã nêu lên một số suy
nghĩ về mô hình phát triển kinh tế thị trường Việt Nam.
- PGS.TS. Phạm Văn Dũng (chủ biên): Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển kinh tế
thị trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009. Cuốn sách đã nêu ra bản chất, đặc trưng chủ
yếu của kinh tế thị trường; chỉ rõ kinh tế thị trường là một phương tiện chính yếu không thể thay thế
trong quá trình phát triển; đặc điểm hình thành và vận động của nền kinh tế thị trường Việt Nam; tính
phổ biến, tính đặc thù trong phát triển kinh tế thị trường và khả năng vận dụng để xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
- GS.TS. Vũ Đình Bách (chủ biên): Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Cuốn sách nghiên cứu, giúp hiểu rõ hơn về kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đồng thời cũng làm rõ quá trình nhận thức và xây
dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- GS.TS. Tô Xuân Dân - TS. Hoàng Xuân Nghĩa (2007), Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử. Bài viết đã nêu lên tính tất yếu phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nêu lên bản chất và nội hàm của mô hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa của Việt Nam.
- Lê Xuân Đình (2008), Hướng tới nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, Tạp chí Cộng sản điện tử. Bài viết nêu lên mối quan hệ giữa hiện đại hóa và phát triển kinh tế
thị trường, đặc trưng; so sánh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường
hiện đại; Các giải pháp phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (2007), Tiếp tục đổi mới tư duy trong xây dựng và hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản điện tử. Bài viết đã nêu lên quá
trình hình thành và phát triển tư duy về kinh tế thị trường của Đảng ta; những nội dung cần thực hiện
để tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Lê Xuân Tùng (2007), Những đột phá tư duy lý luận về kinh tế thị trường ở nước ta, Tạp chí

Cộng sản điện tử. Bài viết nêu lên sự hình thành và phát triển tư duy lý luận về kinh tế thị trường ở
nước ta là một quá trình lâu dài, được thể hiện bắt đầu từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng.
Những công trình đề cập trên đã có những nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thị trường, nhưng lại
chưa công trình nào bàn cụ thể về con đường phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam theo hướng
phát triển rút ngắn. Bởi vậy, nghiên cứu của tác giả về phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt
Nam nhằm làm rõ khía cạnh này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường rút ngắn; cơ sở và điều
kiện phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế
thị trường rút ngắn ở Việt Nam trong những năm tới.
Nhiệm vụ:
- Trình bày khái lược một số mô hình kinh tế thị trường rút ngắn trên thế giới và khái quát
những cơ sở và điều kiện phát triển kinh tế thị trường rút ngắn.
- Phân tích, đánh giá cơ sở, điều kiện thực hiện phát triển kinh tế thị trường theo con đường
rút ngắn ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam
trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế thị trường theo con đường phát triển rút ngắn ở Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình thực hiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp của kinh tế học hiện đại để nghiên
cứu. Phương pháp luận này đòi hỏi phải xem xét sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường
một cách khách quan, theo các quy luật; phải đặt kinh tế thị trường trong mối liên hệ phổ biến, chịu
sự tác động của nhiều nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và không ngừng vận động, phát

triển.
Đồng thời, để nghiên cứu phát triển kinh tế thị trường rút ngắn, cần xuất phát từ nghiên cứu
một số mô hình phát triển kinh tế thị trường rút ngắn trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề tài làm rõ nội
hàm, điều kiện và các giải pháp thực hiện phát triển rút ngắn nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được cụ thể bằng một loạt các
phương pháp nghiên cứu sau đây: trừu tượng hoá khoa học; phân tích và tổng hợp; lô gích và lịch sử;
thống kê…
Để làm rõ nội hàm, điều kiện phát triển kinh tế thị trường rút ngắn, trước hết đề tài bắt đầu từ
việc nghiên cứu bản chất, các đặc trưng, ưu việt, các khuyết tật và một số mô hình phát triển kinh tế
thị trường trên thế giới và tính tất yếu đối với các quốc gia phát triển sau như Việt Nam. Phương pháp
lịch sử được sử dụng nhằm cung cấp những hiểu biết trung thực, khách quan về kinh tế thị trường.
Đồng thời với phương pháp lịch sử, phương pháp lô gích được sử dụng để làm rõ bản chất, các quy
luật vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường. Sử dụng kết hợp phương pháp lô gích và phương
pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất ở chương 1.
Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ đề tài.
Ở chương 2, để làm rõ những vấn đề Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế thị trường hay
không, Việt Nam đã tạo lập các điều kiện đó như thế nào, thành tựu và hạn chế trong thực hiện phát
triển nền kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam, một số phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng:
thống kê, phân tích định lượng
Các phương pháp thực hiện đề tài:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài này nhằm kế thừa những
kết quả đã đạt được; tìm ra những vấn đề chưa được chú ý nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc; xem xét các
nhận xét, đánh giá, các kết luận trước đây có còn phù hợp với điều kiện hiện nay hay không.
- Tìm hiểu tình hình, số liệu liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở phân tích
tình hình, số liệu, rút ra các nhận xét đánh giá.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu một cách khái quát về một số mô hình phát triển kinh tế thị trường theo con
đường rút ngắn trên thế giới; hệ thống hóa về lý thuyết về phát triển kinh tế thị trường rút ngắn.
- Nghiên cứu điều kiện phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam

trong những năm tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Khái lược quá trình phát triển kinh tế thị trường rút ngắn trên thế giới
Chương 2: Khả năng và thực trạng phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp thực hiện phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam

References
1. Đinh Văn Ân - Lê Xuân Bá (Đồng chủ biên) (2006): Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006): Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991 - 2005)
từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Vũ Đình Bách (2004): Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Vũ Đình Bách, Trần Minh Đạo (đồng chủ biên) (2006): Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Vũ Đình Bách (2008): Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6. Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN (2005): Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực
tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2001): Một số quan điểm và giải pháp chuyển sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Bình (chủ biên) (2002): Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài KHXH.01.01, Hà Nội.
9. Chu Văn Cấp (2004): Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta, tạp chí Cộng
sản số 71.
10. Chu Văn Cấp: Sự thống nhất và khác biệt giữa C. Mác, V.I. Lênin và các trào lưu lý luận mác xít
về vấn đề sử dụng kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội: căn nguyên dẫn đến sự khác biệt và hệ quả (Kỷ yếu hội thảo khoa học

quốc gia: Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển mới của thế giới và những vấn đề
rút ra cho Việt Nam, Hà Nội, tháng 1- 2010).
11. Nguyễn Cúc - Kim Văn Chính (Chủ biên) (2006): Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
12. Nguyễn Văn Dân (2001): Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế (sưu tập chuyên đề), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
13. Tô Xuân Dân, Hoàng Xuân Nghĩa: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số tháng 2-2003, Hà Nội.
14. Đỗ Lộc Diệp, Đào Duy Quát, Lê Văn Sang (Đồng chủ biên) (2003): Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ
XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Phạm Văn Dũng (2009): Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển kinh tế thị trường,
Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Phạm Văn Dũng (2009): Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Đảng CSVN (1991): Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Nxb Sự Thật, Hà Nội.
18. Đảng CSVN (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
19. Đảng CSVN (04/2010): Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng (tài liệu sử dụng tại Đại
hội Đảng cấp cơ sở). Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Đặng: Kế thừa, phát triển tư tưởng, quan điểm đường lối đổi mới của Đảng để tiếp
tục hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở giai đoạn 2011 - 2020. (Kỷ yếu hội
thảo khoa học quốc gia: Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển mới của thế giới và
những vấn đề rút ra cho Việt Nam, Hà Nội, tháng 1- 2010).
21. Nguyễn Bích Đạt (2006): Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Lê Cao Đoàn (2008): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn - Những vấn đề lý luận và kinh
nghiệm quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Lê Quý Độ (2004): Trật tự kinh tế quốc tế 20 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới, Hà Nội.

24. Đoàn Thế Hanh (2007): Tăng cường nhận thức lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa X,
25. Trần Ngọc Hiên: Tư tưởng, phương pháp luận khoa học của C. Mác về chủ nghĩa xã hội và việc
vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Các lý
thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển mới của thế giới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam,
Hà Nội, tháng 1- 2010).
26. Hoàng Văn Hoa (6/2003): Phát triển đồng bộ hệ thống thị trường trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 72.
27. Hội đồng Lý luận Trung ương (2005): Kỷ yếu hội thảo “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Hà Nội.
28. Hội đồng Lý luận Trung ương (2009): Kỷ yếu hội thảo quốc gia "Mô hình kinh tế tổng quát trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam: cơ sở lý luận và thực tiễn", Hà Nội.
29. Nguyễn Đình Hương (2003): Hoàn thiện môi trường thể chế, phát triển đồng bộ các loại thị
trường trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Đình Hương (2006): Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
31. Chử Văn Lâm (2006): Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993, 1994, 1995, 1996,
1997.
33. Hồ Chí Minh (2002): Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đỗ Hoài Nam (2003): Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
35. Ngân hàng thế giới (2009): Báo cáo phát triển Việt Nam 2008 - Bảo trợ xã hội, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
36. Ngân hàng thế giới (2003): Phát triển bền vững trong thế giới năng động: Thay đổi thể chế, tăng
trưởng và chất lượng cuộc sống. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Kim Ngọc (2005): Triển vọng kinh tế thế giới 2020, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
38. Lê Du Phong (2006): Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

39. Trình Ân Phú (2007): Kinh tế chính trị học hiện đại, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
40. Nguyễn Trọng Phúc (2006): Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-2006, Nxb Lao động, Hà
Nội.
41. Lương Xuân Quỳ (2006): Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
42. Lê Văn Sang (1994): Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội.
43. Đỗ Tiến Sâm - Lê Văn Sang (Đồng chủ biên) (2004): Trung Quốc với việc hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. Nguyễn Quang Thái - Ngô Thắng Lợi (2007): Phát triển bền vững ở Việt Nam - Thành tựu, cơ
hội, thách thức và triển vọng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
45. Hà Huy Thành (2006): Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Nguyễn Văn Thạo - Nguyễn Hữu Đạt (Đồng chủ biên) (2004): Một số vấn đề về sở hữu ở nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Trần Đình Thiên (9/2007): Cơ sở lý luận và điều kiện thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa,
48. Nguyễn Văn Thường (2007): Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Những rào cản cần phải vượt
qua, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
49. Tổng cục Thống kê (2005, 2006, 2007, 2008, 2009): Niên giám thống kê, Hà Nội.
50. Lưu Ngọc Trịnh (1998): Kinh tế Nhật Bản - Những bước thăng trầm trong lịch sử, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
51. Nguyễn Phú Trọng (2001): Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Nguyễn Phú Trọng (2006): Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Trần Xuân Trường (2000): Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
54. Viện Kinh tế thế giới (1997): Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh thế giới,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Viện Thông tin khoa học xã hội (Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) (1997): Kinh

tế thị trường và những vấn đề xã hội, Hà Nội.
56. Vụ hợp tác kinh tế đa phương (Bộ ngoại giao) (2002): Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế
toàn cầu hóa - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Radke Detlef (1994): Nền kinh tế thị trường xã hội Đức, Nxb Frank Cass.
58. Farrukh Iqbal & Jong Il You (Chủ biên) (2002): Dân chủ, kinh tế thị trường và phát triển - từ góc
nhìn châu Á. Nxb Thế giới, Hà Nội.
59. IMF (1997): World Economic Outlook, May.
60. A. J. Isachsen, C.B. Hamilton, T. Gylfason (1993): Tìm hiểu nền kinh tế thị trường, Nxb Đại học
Oxford.
61. Kornai Zanos (2002): Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Nxb Văn hoá -Thông tin, Hà
Nội.
62. K. Murphy, A. Shleifer, R. Vishny (1992): Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường: những
cạm bẫy của cải cách từng phần, Nxb MIT Press.
63. Nakamura Takafusa (1998): Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
64. Paul Krugman (2009): Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng năm 2008 (The
return of Depression Economics and the crisis of 2008), PACE, Nxb Trẻ - DT Books.
65. Osman Suliman (1998): Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung
Quốc, Nxb Quorum Books, Hoa Kỳ.
66. Robert Wade (1995): Điều tiết thị trường (Lý thuyết kinh tế và vai trò của chính phủ trong công
nghiệp hóa ở Đông Á), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. UNDP (2000): Báo cáo phát triển con người 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. UNCTAD (1997), Globalization and Economic Convergence, Trade and Development Report
1997, New York & Geneva, USA.
69. William Easterly (2009): Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (The elusive quest for growth), Nxb
Lao động - Xã hội.
70. WTO (1998), Annual Report 1998.
71.
72.
73. thứ Sáu, 5/3/2010.

74.
75. từ điển Việt - Việt.
76.
77.

×