Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.36 KB, 19 trang )

Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
Bắc Ninh

Vũ Phƣơng Mai

Trƣờng Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Đức Hiệp
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giới thiệu kinh nghiệm một số địa
phƣơng trong khu vực về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn và bài học cho phát triển nguồn nhân lực ở Bắc Ninh. Phân
tích thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp nông
thôn ở Bắc Ninh. Trình bày các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân
lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh

Keywords: Nguồn nhân lực; Bắc Ninh; Kinh tế chính trị

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 15 năm tách tỉnh, nông nghiệp, nông thôn của Bắc Ninh hôm nay đã có nhiều
thay đổi và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất phát triển ổn định và cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nhƣ gạo, rau, cây
cảnh, gà, lợn, cá…đã đƣợc nâng lên và có vị trí nhất định trên thị trƣờng, thu nhập và đời
sống của đại bộ phân nông dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn ở Bắc Ninh hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại và
thách thức nhƣ: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cơ sở hạ tầng thấp kém; trình độ kỹ thuật và


công nghệ lạc hậu, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp; thị trƣờng kém phát triển; khả
năng cạnh tranh chƣa cao; tình trạng thiếu việc làm phổ biến và lạc hậu ở một số địa phƣơng
hết sức gay gắt…
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một chủ trƣơng lớn
của Đảng và Nhà nƣớc ta đồng thời là một nhiệm vụ quan trọng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đòi hỏi ở con ngƣời, chủ thể của xã hội phải là ngƣời có năng lực sáng tạo, năng động, nhạy bén,

2
dễ dàng thích ứng và có khả năng làm chủ các tri thức khoa học- công nghệ, biết vận dụng vào
thực tiễn đồng thời con ngƣời phải có thể chất, tinh thần tốt và tƣ tƣởng vững vàng. Mặt khác,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng tác động trở lại đối với con ngƣời để phát triển hơn nữa
những tƣ chất đó.[37]
Nguồn nhân lực đƣợc coi là nhân tố cơ bản cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế do
vậy nguồn lao động dồi dào, chất lƣợng cao đƣợc coi là một tiềm năng to lớn. Thực tế cho
thấy, ở Bắc Ninh có khoảng 72,8% dân số hiện đang sinh sống ở khu vực nông thôn, nguồn
nhân lực trẻ và chiếm tỷ trọng cao với khoảng 60% lực lƣợng lao động đang hoạt động trong
nông nghiệp. Một mặt sẽ tạo lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội, nhƣng mặt khác cũng sẽ là
gánh nặng cho sự phát triển.
Thời gian qua, Đảng và chính quyền Tỉnh đã có nhiều chính sách và giải pháp nhằm
phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn nhƣ dạy nghề cho nông dân, khuyến nông
lâm ngƣ, đẩy mạnh hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe, tăng cƣờng thể chất cho ngƣời
dân….tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều yếu kém: đông
về số lƣợng nhƣng chất lƣợng chƣa cao thể hiện ở trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ
năng nghề nghiệp…cụ thể đến năm 2010, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông là 27,2% , 0,39% tỷ lệ
mù chữ, lao động nông thôn có bằng công nhân kỹ thuật trở lên chiếm khoảng 18,84/% cơ
cấu lao động còn chƣa hợp lý và chậm chuyển biến; lao động nông thôn chƣa nhận thức đƣợc
năng lực và trình độ của mình, thị trƣờng lao động kém phát triển, thiếu thông tin và kiến
thức…Nông dân còn ỷ lại, tác phong làm việc nông nghiệp vẫn ăn sâu thấm rễ nên tính năng
động kém, thiếu ý thức kỷ luật…
Về mặt lý luận, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp, nông thôn với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam cũng nhƣ ở Bắc Ninh.
Song vấn đề mối quan hệ và tác động qua lại giữa công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn và
phát triển nguồn nhân lực ở Bắc Ninh chƣa đƣợc làm rõ nhƣ: công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn ở Bắc Ninh đặt ra yêu cầu gì đối với phát triển nguồn nhân lực hay tác
động của phát triển nguồn nhân lực sẽ làm cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn Bắc Ninh thay đổi ra sao?
Trên cơ sở đặt ra vấn đề nghiên cứu nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh và tìm ra những giải pháp đáp ứng hơn nữa yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn tới. Vấn đề: “Phát triển nguồn nhân
lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh” đã đƣợc chọn
làm đề tài luận văn thạc sỹ.

3

2. Tình hình nghiên cứu
* Bàn về vấn đề Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau như:
-“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Một số vấn đề
đặt ra và hướng giải quyết”, Tạp chí triết học, Hà nội, 2007 số 11, tr 23- 30 của Trần Đắc
Hiển- Bài viết phân tích vấn đề nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn ở Việt Nam thời gian qua, tạo ra áp lực về việc làm đối với ngƣời dân bị
thu hồi đất canh tác, gia tăng phân hóa giàu nghèo, gây ô nhiễm môi trƣờng và tác động tiêu
cực đến văn hóa, tinh thần của cộng đồng dân cƣ nông thôn. Từ đó đƣa ra quan điểm, phƣơng
hƣớng giải pháp cho mỗi vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- “Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện
nay”, Tạp chí Giáo dục, Hà nội, 2007 số 7, tr 37-40 của Vũ Thị Thoa. Bài viết phân tích
những cơ hội, thách thức đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay và
đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam.
- “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí kinh tế- dự báo,

Hà Nội, 2006, số 2, tr 2-3 của Vũ Văn Phúc- Bàn về ý nghĩa, vai trò, kết quả thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn những năm qua và kiến nghị một số vấn đề
giải pháp tiếp tục quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn tới.
- “Ba bài học kinh nghiệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở
Đài Loan”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội, 2005, số 5, tr 72-82 của Nguyễn Đình
Liêm- Bài viết trình bày ba kinh nghiệm bao trùm nhất về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn ở Đài Loan. Là nhận thức, tƣ duy về nông nghiệp, nông thôn đúng đắn;
Chế định chính sách và đề ra quyết sách chính xác; Năng lực điều hành của chính quyền.
* Bàn về Phát triển nguồn nhân lực có nhiều tác giả đề cập với các cách tiếp cận khác
nhau:
- “Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”,
Tạp chí Lý Luận chính trị, Hà nội, 2007, số 2, tr 66-70 của Bùi Thị Ngọc Lan- bài viết đề cập
tới những quan điểm cơ bản trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực qua các kỳ Đại hội
Đảng (từ Đaị hội VI đến Đaị hội X)
- “Vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI”- - trích Trong sách:
“Việt Nam học-Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ II”, tập III, NXB Thế giới, năm 2007, trang

4
525- 546 của Phạm Minh Hạc. Bài viết khái quát lại vấn đề phát triển con ngƣời và nguồn
nhân lực của Việt Nam trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc qua các giai
đoạn 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005 và một số chƣơng trình nghiên cứu cấp Nhà nƣớc về
phát triển con ngƣời và nguồn nhân lực; vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong các kỳ Đại
hội Đảng cộng sản khóa VI, VII,VIII, IX.
- “Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam., đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của thị
trường” bài viết đƣợc trích trong sách: “Việt Nam học,-Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần II Việt
Nam trên con đƣờng phát triển và hội nhập, truyền thống và hiện đại”. Tác giả Trần Hùng Phi
có trình bày khái quát vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn từ 2001-2005.
Có so sánh với một số nƣớc trên thế giới. Nêu lên 4 giải pháp cho vấn đề giáo dục- đào tạo và
dạy nghề, nhằm đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thực tiễn trong giai đoạn

hiện nay của Việt Nam.
- “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông
Á”. Tạp chí Nghiên cứu con ngƣời số 2(41) 2009 của Phạm Thành Nghị- Tác giả bài viết đã
chỉ ra 5 kinh nghiệm quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự
phát triển vƣợt bậc của các quốc gia và vùng lãnh thổ: (1) coi con ngƣời , nhân lực là yếu tố
quyết định, (2) Phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu quá trình phát triển kinh tế-xã hội và
chiến lƣợc phát triển đón đầu,(3) Kết hợp chƣơng trình đào tạo nghề đại cƣơng và đào tạo
nghề chuyên sâu, (4) Phối hợp vai trò Nhà nƣớc, doanh nghiệp và khu vƣc tƣ nhân, (5) Thu
hút và trọng dụng nhân tài.
“Phát triển nhân lực, nhân tài- lựa chọn của Trung Quốc trong chiến lược phát triển
bền vững” Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 (97) 3-2009 của Nguyễn Thị Thu Phƣơng-
Bài viết có đề cập đến một số chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhân tài của Trung Quốc
hiện nay: (1) Đào tạo thông qua giáo dục- điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững nguồn
lực con ngƣời (2)Thiết lập hệ thống sử dụng nguồn nhân lực, nhân tài hiệu quả, hợp lý. Ngoài
ra bài viết con đƣa ra một số đánh giá về thành công và hạn chế trong việc phát triển nhân lực
nhân tài của Trung Quốc.
* Bàn về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hịên đại hoá nông nghiệp,
nông thôn có nhiều tác giả đề cập tới với các cách tiếp cận khác nhau:
- “Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 4/ 2005 của Trần Quang Vinh-
Bài viết đánh giá thực trạng về số lƣợng, chất lƣợng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, yếu tố văn
hóa truyền thống, thể lực nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay và một

5
số hƣớng phát triển nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng tiến bộ Khoa học- công nghệ phát
triển phù hợp với kinh tế thị trƣờng, cơ cấu phải phù hợp với cơ cấu kinh tế.
- “Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí
Quản lý Kinh tế, Hà Nội, số 27 tr 48- 51 của Phí Văn Hạnh – Bài viết có đƣa ra một số
nguyên nhân dẫn đến thực trạng nguồn nhân lực ở nông nghiệp, nông thôn yếu kém và chỉ ra
một vài giải pháp để phát triển nguồn nhân lực này.

- “Phát triển nguồn nhân lực gắn với việc làm và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” tạp chí Thông tin lý luận, Hà nội, 1995, số 12, tr 52-57 của Nguyễn
Hữu Dũng- bài viết đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc; Thực trạng và thách thực đặt ra đối với nguồn nhân lực; Quan điểm và
phƣơng hƣớng cơ bản phát triển nguồn nhân lực ở nƣớc ta trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá .
- “Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn Bắc Ninh”- Luận văn Thạc sĩ kinh tế- năm 2006 của Nguyễn Ngọc Tú có đề cập tối yếu
tố nguồn nhân lực ở Bắc Ninh với thực trạng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- “Nông thôn, nông nghiệp và nông dân Bắc Ninh trên đƣờng đổi mới”- Nxb Thống kê
của Trần Văn Túy- Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông dân Bắc Ninh có đặt ra 3 vấn
đề chủ yếu đó là vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn hiện nay, những thành tựu đạt
đƣợc và một số hạn chế còn tồn tại. Từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm giải quyết tốt, hiệu
quả 3 vấn đề nêu trên…
Hầu hết các giáo trình, các bài viết của các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách đều
ít nhiều đề cập tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tuy nhiên chƣa
có đề tài nào đề cập tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh. Trên cơ sở kế thừa và có chọn lọc những nội dung trên
của các tác giả…đề tài muốn phân tích sâu hơn nữa vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt
nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh trong
giai đoạn vừa qua. Từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong
thời gian tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Luận văn nhằm phân tích rõ thực trạng nguồn nhân lực hiện tại ở Bắc Ninh. Từ đó đƣa
ra một số định hƣớng giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất

6

lƣợng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Bắc Ninh trong thời
gian tới.
Nhiệm vụ:
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ tập trung làm rõ:
Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá;
Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong khu vực về phát triển nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và bài học cho phát triển nguồn nhân lực ở
Bắc Ninh;
Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp nông
thôn ở Bắc Ninh;
Các quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quá trình phát triển nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ở Bắc Ninh thời gian từ 2005 đến nay.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế- chính trị và chủ yếu tập trung vào
vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ: Phƣơng pháp duy vật biên
chứng và duy vật lịch sử; Phƣơng pháp thực chứng, tổng kết thực tiễn; Phƣơng pháp phân tích
tổng hợp; Phƣơng pháp thống kê.
- Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đƣợc sử dụng để nghiên cứu vai
trò phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn ở Bắc
Ninh. Xem xét mối quan hệ này trong quá trình phát triển liên tục và trong mối quan hệ với
các điều kiện lịch sử cụ thể.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích thực trạng phát
triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn và các yếu tố

tác động đến phát triển nguồn nhân lực, các kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, nguyên nhân.
- Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để thống kê và sử lý số liệu thứ cấp thu thập
đƣợc, từ đó đƣa ra những đánh giá, tình hình thực trạng nguồn nhân lực cho nông nghiệp,

7
nông thôn ở Bắc Ninh thời gian qua, từ đó rút ra một số quan điểm, giải pháp nhằm phát triển
nguồn nhân lực công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ: phƣơng pháp so
sánh, logic, lịch sử…
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, trên cơ sở hệ thống hoá lý thuyết về nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân
lực; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đề tài nhận diện mối quan hệ giữa
phát triển nguồn nhân lực với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Kinh
nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, luận văn đi vào phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh. Từ đó xác định những khó khăn
của Bắc Ninh khi phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận chung và thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Luận văn có đƣa ra quan điểm và một số
giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh trong thời gian tới (tầm nhìn đến năm 2015)
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục theo các nội dung chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh.
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn ở Bắc Ninh đến năm 2015.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.
1.1 QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1.1 Phát triển nguồn nhân lực

8
Nhiều công trình nghiên cứu trong một số năm gần đây có đề cập khá nhiều đến nguồn
nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nhƣ một nhân tố quan trọng cho sự tăng trƣởng kinh tế.
Một quốc gia tập trung đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực sẽ cho thấy một kết quả khả quan
cho sự phát triển kinh tế lâu dài và bền vững.
Theo nghĩa rộng, phát triển nguồn nhân lực là sự phát triển năng lực, sử dụng tiềm
năng con ngƣời nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
- Phát triển nguồn nhân lực còn đƣợc xem xét trong ngắn hạn và dài hạn:
+ Ngắn hạn: Phát triển nguồn nhân lực là nhằm cung cấp lực lƣợng lao động cho thị
trƣờng lao động, hay nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm và gắn với việc làm.
+ Dài hạn: Phát triển nguồn nhân lực là đầu tƣ cho phát triển, là đầu tƣ nhằm phát triển
một nguồn nhân lực quan trọng nhất của nền kinh tế đó là nguồn lực con ngƣời, nguồn lực mà
thông qua đó phát triển đƣợc các nguồn lực khác của quốc gia
.


1.1.2 Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.1.2.1 Tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
- Thứ nhất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nội dung
trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
- Thứ hai, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn còn xuất phát từ vai

trò, vị trí, chiến lƣợc của chính ngành này (là khu vực rộng lớn, một ngành kinh tế quan
trọng).
1.1.2.2 Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đƣợc chia
làm 2 khái cạnh:
Một là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển nền nông
nghiệp truyền thống thành nền nông nghiệp hiện đại.
Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công
nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội , quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; tổ chức lại
sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn
minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn.

9
1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.2.1 Sự tác động của phát triển nguồn nhân lực đến công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn
Một là, sức khỏe, dinh dƣỡng và giáo dục cơ sở (tiểu học và trung học) sẽ là tăng năng
suất lao động của ngƣời công nhân và ngƣời nông dân.
Hai là, giáo dục trung học và dạy nghề sẽ tạo điều kiện cho ngƣời lao động tiếp thu
các kỹ năng lao động mới và năng lực quản lý cao
Ba là: Đào tạo Đại học và Cao đẳng sẽ giúp phát triển các khoa học cơ bản, lựa chọn
công nghệ nhập khẩu và phát triển công nghệ phù hợp với điều kiện địa phƣơng.
Bốn là: Giáo dục trung học và Đại học là những yếu tố cơ bản trong phát triển tổ chức,
luật pháp, chính sách, những nội dung quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn.
1.2.2 Sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến
phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, tăng chi tiêu ngân sách nhà nƣớc cho lĩnh vực xã hội ở nông thôn nhƣ giáo
dục đào tạo, y tế…
Thứ hai, tăng chi tiêu ngân sách của các hộ gia đình nông thôn cho phát triển nguồn
nhân lực nhƣ: giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe và dinh dƣỡng.
1.3 CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.3.1 Chỉ tiêu về số lượng
Bao gồm:
 Dân số nông thôn; lực lƣợng lao động nông thôn; tỷ trọng dân số nông thôn
trong tổng dân số; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động có việc làm.
Quy mô nguồn nhân lực nông thôn là chỉ tiêu rất cơ bản phản ánh trình độ phát triển,
trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả một nền kinh tế. Đây cũng là một trong những
chỉ tiêu cơ bản cho biết một nƣớc đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá hay chƣa.
1.3.2 Chỉ tiêu về chất lượng
Chỉ tiêu này quan trọng hơn chỉ tiêu về số lƣợng bởi chính chất lƣợng nguồn nhân lực
mới phản ánh rõ về vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Chỉ tiêu này bao gồm:
 Học vấn và trình độ chuyên môn; Sức khỏe; đầu tƣ vào vốn nhân lực; chỉ số
phát triển con ngƣời (HDI)

10
1.3.3 Chỉ tiêu về sử dụng nguồn nhân lực
Chỉ tiêu này bao gồm:
 Số lƣợng lao động có việc làm và cơ cấu việc làm theo ngành, theo vị thế việc
làm, theo trình độ chuyên môn kỹ thuật; số lƣợng và tỷ lệ phần trăm số ngƣời đang làm việc
theo nhóm, ngành, vị thế làm việc, cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật; tỷ lệ phần trăm số
ngƣời thất nghiệp trên tổng số lực lƣợng lao động; tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ thiếu việc làm; năng
suất lao động.
1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG

NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương
Hải Dƣơng phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn chủ yếu tập trung vào phát triển đội ngũ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật
và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để đạt đƣợc năng suất lao động cao.
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Phúc
Khác với Hải Dƣơng, Vĩnh phúc phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn chủ yếu tập trung vào xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt (bao gồm: cử tuyển, sử dụng, đào tạo, phân bổ…), đây là lực lƣợng giữ vai trò nòng cốt
trọng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, quyết
định đến sự thành bại công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Vĩnh
Phúc.



Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC NINH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC NINH
2.1.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở Bắc Ninh
- Kết quả đạt được

11
Nông nghiệp ở Bắc Ninh đã và đang phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa
- Đất nông nghiệp giảm, nhƣng đất nuôi trồng thủy sản và quy mô sử dụng bình quân
mộ hộ nông nghiệp tăng; Cơ giới hóa trong nông nghiệp thay đổi rõ rệt…; Vốn đầu tƣ của

nhiều nguồn khác nhau nhƣ vốn của hộ gia đình, vốn nhà nƣớc ngày càng lớn là cơ sở để sản
xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp, nông thôn; Hình thức tổ chức sản xuất trong nông, lâm
nghiệp và thủy sản đã và đang thay đổi theo chiều hƣớng thích nghi với kinh tế thị trƣờng;
Trồng lúa và nuôi lợn vẫn là hai hoạt động sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp; Sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản vƣợt qua khó khăn…
- Khó khăn và hạn chế còn tồn tại
Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ; diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh, lao động
thiếu việc làm tăng; cơ giới hóa trong sản xuất diễn ra tự phát và chậm chạp; số lƣợng nông
hộ bỏ vốn sản xuất không cao, quy mô bé…;quy mô trang trại nhỏ; tình hình hoạt động của
các hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn…; số doanh nghiệp dân doanh tham gia sản xuất nông
nghiệp và thủy sản còn ít; trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả còn thấp.
2.1.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở Bắc Ninh
- Kết quả đạt được
Nông thôn mới đã và đang hình thành, từng bƣớc hoàn thiện, cùng với quá trình đầu tƣ
tăng cƣờng cơ sở hạ tầng, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hiện tƣợng trong khu vực nông thôn Bắc
Ninh đã và đang có xu hƣớng chuyển dịch nhanh từng phần sang khu vực thành thị ở các
huyện trong tỉnh. Cơ sở vật chất cho hoạt động của ủy ban nhân dân xã đƣợc tăng cƣờng, đội
ngũ công chức tiếp tục đƣợc trẻ hóa…
- Tuy nhiên.
Chất lƣợng công trình hạ tầng ở nông thôn ở Bắc Ninh còn thấp; việc cung cấp nƣớc
sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn trên địa bàn tỉnh cũng thiếu quan tâm; cơ cấu lao động
và chuyển dịch ngành nghề còn chậm hơn với cơ cấu kinh tế; sản xuất phi nông nghiệp và
thủy sản quy mô còn nhỏ và chƣa phát triển rộng rãi; hoạt động kinh doanh diễn ra tự phát,
chợ còn lạc hậu; trụ sở làm việc và trang thiết bị văn phòng của một số ủy ban nhân dân vần
còn lạc hậu; trình độ công chức cơ sở còn nhiều bất cập về chuyên môn và lý luận chính trị.
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC NINH GIAI ĐOẠN
2005 ĐẾN NAY
2.2.1 Số lượng và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh

+ Quy mô dân số

12
Dân số Bắc Ninh đang có xu hƣớng gia tăng, ảnh hƣởng tích cực đến sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn …
+ Cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh
- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: chuyển dịch chậm, không đồng đều giữa các
ngành.
- Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi: lao động trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động
chiếm tỷ lệ cao.
- Cơ cấu lao động theo giới tính và khu vực thành thị nông thôn: lực lƣợng lao động
nữ trong tổng lao động giảm; lao động nữ có xu hƣớng tăng ở khu vực thành thị và giảm ở
nông thôn.
2.3.2 Chất lượng nguồn nhân lực
- Trình độ học vấn của lao động nông thôn có xu hƣớng tăng, cao hơn mức trung bình
cả nƣớc và tƣơng đƣơng mức trung bình của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỷ lệ ngƣời
không biết chữ không ngừng giảm xuống. Trình độ học vấn của lao động đang làm việc
không ngừng đƣợc cải thiện.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Bình quân hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng
3%/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Bắc Ninh cao hơn mức trung bình của cả nƣớc
- Chỉ số phát triển con ngƣời ở Bắc Ninh dƣới góc độ phản ánh ở mức sống dân cƣ: Tỷ
lệ đói nghèo có giảm, tuy nhiên số hộ nghèo ở nông thôn còn cao gấp 2 lần thành thị.
2.3.3 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực nông thôn ở Bắc Ninh
- Thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đang có xu hƣớng tăng, cho thấy tốc độ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đang làm thay đổi sự nhận thức về lao
động và việc làm ở nông thôn.
- Năng suất lao động và thu nhập của ngƣời lao động ở nông thôn Bắc Ninh thời gian
qua đã tăng nhiều.
2.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở

BẮC NINH HIỆN NAY
* Vấn đề đào tạo nghề cho nguồn nhân lực nông thôn ở Bắc Ninh cần phải đƣợc tăng
cƣờng cả về chất lƣợng và số lƣợng.
* Vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bắc Ninh hiện
nay chƣa phù hợp.
* Vấn đề việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp hiện còn chƣa hiệu quả.

13



Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN Ở BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015.
3.1 QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC NINH
3.1.1 Quan điểm đào tạo nghề gắn liền với sử dụng lao động nông thôn
3.1.2 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải gắn với thị trường
3.1.3 Quan điểm nâng cao sức khỏe cho người lao động nông thôn ở Bắc Ninh.
3.2. MỐT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ, NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC NINH
ĐẾN NĂM 2015
3.2.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về phát triển
nhân lực.
3.2.2 Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực.
3.2.3 Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo cho lao động
khu vực nông thôn ở Bắc Ninh
3.2.4 Nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực nông thôn

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho các cơ sở y tế trên toàn tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt ƣu tiên cho
các khu vực nông thôn hơn nữa.
- Mở nhiều đợt khám, chữa bệnh miễn phí cho ngƣời dân nói chung và lao động nông
thôn nói riêng.
- Tuyên truyền công tác kế hoạch hóa gia đình, nâng cao sức khỏe đồng thời giảm tỷ
lệ sinh ở khu vực nông thôn xuống
3.2.5 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và
thúc đẩy phát triển nhân lực.
- Chính sách phân bổ lực lƣợng lao động hợp lý giữa các ngành, các khu vực kinh tế trong
tỉnh
- Chính sách đãi ngộ những ngƣời có chuyên môn kỹ thuật cao

14
- Chính sách ƣu tiên trong đào tạo theo hình thức “cử tuyển” lao động trình độ cao
(Đại học và cao đẳng) để trở về nông thôn làm việc.
- Chính sách khen thƣởng, tăng lƣơng, áp dụng các loại phụ cấp thu hút, trợ cấp gia
đình, chuyển vùng cho ngƣời ở nơi khác về phục vụ tại nông thôn sau một thời gian công tác
nhất định.
- Tạo điều kiện và có chính sách hợp lý đối với lao động di cƣ…
- Nhà nƣớc và các doanh nghiệp cần phối hợp tốt hơn trong việc phát triển các chƣơng
trình nhà ở và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản khác đối với ngƣời lao động có thu nhập
thấp…
- Thực hiện chƣơng trình “mỗi làng một nghề”do Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn phát động.
3.2.6 Giải quyết việc làm cho lao động nói chung và khu vực chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp nói riêng
- Tăng cƣờng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ giới thiệu việc làm để đảm bảo các
điều kiện để thị trƣờng lao động phát triển
- Phải xây dựng đƣợc một thƣơng hiệu nhất định về số lƣợng và chất lƣợng giáo dục
cơ bản và giáo dục nghề nghiệp.

- Mở rộng các hình thức nhƣ trung tâm giao dịch việc làm, các sàn giao dịch việc làm
cho ngƣời lao động nông thôn nói riêng và lao động toàn tỉnh nói chung để góp phần làm
giảm số lao động thất nghiệp đồng thời giải quyết những khó khăn vất vả cho doanh nghiệp
trong việc tìm kiếm lao động
- Kêu gọi đầu tƣ nhiều hơn từ nhiều đối tƣợng khác nhau trong phát triển nguồn nhân
lực nhƣ của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp sản xuất đóng trên địa bàn tỉnh và các đối tác nƣớc
ngoài…
3.2.7Tăng cường hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
- Phát triển các khu kinh tế và đô thị hóa gắn với chuyển đổi nghề hiệu quả đối với
lao động nông nghiệp.
- Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị hóa là một giải pháp có tính
chiến lƣợc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc theo hƣớng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cần chú trọng việc đào tạo nghề cho ngƣời dân phải đảm bảo đúng và đáp ứng đƣợc
nhu cầu sản xuất kinh doanh tại các khu kinh tế đóng trên địa bàn.

15
- Tiếp tục ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hƣớng về xuất khẩu, sử
dụng nhiều lao động đặc biệt là lao động nông thôn.

16
KẾT LUẬN.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đƣợc coi là một nhiệm vụ lâu
dài, khó khăn đƣợc đặt ra trong quá trình phát triển ở Bắc Ninh. Để đạt đƣợc thành công phải
có sự nỗ lực của nhiều yếu tố khác nhau, nhƣng suy cho đến cùng vẫn là ở nhân tố con ngƣời,
bao gồm cả số lƣợng và chất lƣợng. về mặt số lƣợng đòi hỏi dân số trọng độ tuổi lao động
nông thôn trẻ, nằm trong độ tuổi lao động …. Về mặt chất lƣợng phải yêu cầu lao động nông
thôn có trình độ, có kiến thức nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, cần cù, ý thức kỷ luật cao và
có tƣ tƣởng vững vàng…Việc phát triển con ngƣời nhằm phục vụ phát triển kinh tế và tăng

năng suất lao động, tạo ra nhiều giá trị hơn cho nền kinh tế
Thời gian qua, Bắc Ninh đã cố gắng nỗ lực rất nhiều kể cả trong chỉ đạo đến thực hiện
đều có những bƣớc đi thận trọng và có đột phá, giám suy nghĩ, giám thực hiện và cũng đã có
những thành công nhất định trong vấn đề phát triển nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong phát triển nguồn nhân
lực thể hiện ở số lƣợng lao động nông thôn đông nhƣng chất lƣợng chƣa cao so với thành thị,
một số địa phƣơng và cả nƣớc; chất lƣợng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ở khu vực nông
thôn còn thấp; chính sách phát triển nguồn nhân lực còn chƣa đồng bộ, bất bình đẳng và tác
dụng chƣa cao; sử dụng lao động còn chƣa hợp lý…Từ sự phân tích thực trạng kể trên luận
văn có đƣa ra 5 giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Bắc Ninh đến năm 2015 và những năm tiếp
theo.

References
1
Ban tƣ tƣởng văn hóa trung ƣơng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
(2002) Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb
chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2
Đỗ Kim Chung - Phạm Vân Đình - Đinh Văn Đàn - Nguyễn Văn Mác- Nguyễn Thị
Minh Thu (2009), Giáo trình nguyên lý kinh tế Nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội
3
Phạm Vân Đình - Dƣơng Văn Hiểu - Nguyễn Phƣợng Lê (2009) Giáo trình Chính
sách nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp.
4
Phùng Lê Dung- Đỗ Hoàng Điệp (2009), “Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các
chiến lƣợc kinh tế”, Tạp chí nghiên cứu Châu Á và Trung Đông, 42(2), tr 40-44.
5
Nguyễn Hữu Dũng (1995), “Phát triển nguồn nhân lực gắn với việc làm và đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”, Tạp chí Thông tin lý luận, (12), tr

17
52-57.
6
Đảng cộng sản việt Nam (2011), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính
trị quốc gia, Hà Nội.
7
Nguyễn Thị Thu Hà (2004), “Bài học về phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc”,
Tạp chí cộng sản, (3)
8
Phí Văn Hạnh (2009), “Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn ở Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý Kinh tế (27)
9
Trần Đắc Hiển (2007), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
Việt Nam. Một số vấn đề đặt ra và hƣớng giải quyết”, Tạp chí triết học , (11), tr 23-
30
10
Phạm Minh Hạc (2007), Vấn đề phát triển con ngƣời và nguồn nhân lực đầu thế kỷ
21, Việt Nam học- Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ 2,3, Nxb Thế giới, tr 535-546
11
Niên Giám thống kê 2009 ở tỉnh Bắc Ninh (2010), Nxb Thống kê, Hà Nội.
12
Niên Giám thống kê 2010 ở tỉnh Bắc Ninh (2011), Nxb Thống kê, Hà Nội.
13
Trần Khánh (2009), “Kinh nghiệm của Xingapo trong phát triển nguồn nhân lực”,
Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, (8), tr32- 37.
14
Đoàn Văn Khác (2005) Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý Luận chính trị, Hà Nội.

15
Bùi Thị Ngọc Lan (2007), “Một số bổ sung phát triển trong chiến lƣợc phát triển
nguồn nhân lực VN”, Tạp chí Lý luận chính trị, (2), tr 66-70.
16
Nguyễn Đình Liêm (2005), “Ba bài học kinh nghiệm về công nghiệp hóa, hiện đại
nông nghiệp, nông thôn ở Đài Loan”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc,(5), tr 72-82,
17
Đỗ Mƣời (1997), “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, phát huy
nguồn nhân lực là khâu đột phá để tiến vào thời kỳ mới”, Tạp chí Thương mại (1), tr
3, 14.
18
Viện khoa học và giáo dục việt Nam (2008), Kinh nghiệm của một số nước về phát
triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
19
Phạm Thành Nghị (2009), “Kinh nghiệm phát triển ng uồn nhân lực ở những quốc và
vùng lãnh thổ”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (2), tr 39-45.
20
Hoàng Văn Nhiệm (2009), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, (27).
21
Trần Hùng Phi (2007), Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam: Đào tạo phải xuất phát
từ nhu cầu của thị trƣờng, trong sách: Việt Nam học,-Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần II

18
Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập, truyền thống và hiện đại, tr 585-
591.
22
Vũ Văn Phúc (2006), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp
chí Kinh tế và dự báo, (2), tr 2-3.
23

Nguyễn Thị Thu Phƣơng (2009), “Phát triển nhân lực, nhân tài- lựa chọn của Trung
Quốc trong chiến lƣợc phát triển bền vững”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, 97(3),
tr 36-45.
24
Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27-7-2007 của Thủ Tƣớng Chính Phủ về phê
duyệt quy hoạch mạng lƣới các trƣờng Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2006-2020
(2008), Những quy đinh mới của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hội
nhập , Nxb Lao động, Hà Nội.
25
Quyết định số 1956/QĐ-TTg, (2009) Quyết định phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020”, Nxb Lao động, Hà Nội.
26
Vũ Thanh Sơn (1996), “Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Giáo dục lý luận (6), tr 28-31.
27
Đƣờng Vinh Sƣờng (2004), “Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng khoa học-
công nghệ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, Tạp chí Cộng sản 5 (3).
28
Vũ Đình Thắng (2005), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nxb Hà Nội-
29
Nguyễn Thanh (1996), “Mục tiêu con ngƣời trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí triết học, 93(5), tr 7-10.
30
Nguyễn Văn Thành (2009), “Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”. Tạp chí Kinh tế và dự báo,
(2), tr 23-25.
31
Vũ Thị Thoa (2007), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí giáo dục lý luận, (7), tr 37-40, Hà Nội.
32

Nguyễn Tiệp (2008), “Tăng cƣờng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí lao động và xã hội, tr 243-345
33
Nguyễn Ngọc Tú (2005), Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội.
34
Trần Văn Túy (2009) Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
Bắc Ninh, Nông thôn, nông nghiệp và nông dân Bắc Ninh trên đường đổi mới. Nxb
Thống kê, Hà Nội

19

35
Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị
quốc gia, năm 1996.
36
Trần Quang Vinh (2005), “Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Quản lý
Kinh tế, (4), tr 3-9
37
Đào Quang Vinh (2006), Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sĩ Kinh tế- Viện Kinh tế, Hà Nội.
Các webside:
38
Htt://nhantainhanluc.com/vn
39
Http://yume.vn
40
Http://izabacninh.gov.vn

41
Http://www.bacninh.gov.vn
42
Http://www.baomoi.com.
43
Http://www.bacninh.com
44
Http://baothaibinh.net
45
Http://baobacninh.com.vn
46
Http://www.nttc.edu.vn
47
Http://www.isponre.gov.vn
48
Http://bacninhbusiness.gov.vn
49
Http://www.gdtd.vn/channel
50
Http://vietnamnet.vn/giaoduc
51
Http:// www.haiduong.gov.vn
52
Http://soyte.phutho.gov.vn
53
Http://www.kinhtenongthon.com.vn
54
Http://khucongnghiep.com
55
Http://vi.wikipedia.org

56
Http://forum.ipl.edu.vn/showthread.php?t=3194
57
Http://www.skdtvinhphuc.gov.vn
58
Http://vietlinh.com

×