Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.22 KB, 9 trang )

Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Nguyễn Thị Mơ

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Sở
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về FDI và vai trò của FDI đối với quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nghiên cứu những tác động của thu
hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong thời gian
qua. Đưa ra giải pháp thu hút FDI nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở Việt nam trong thời gian tới.

Keywords: Kinh tế chính trị; FDI; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Kinh tế học
tài chính; Việt Nam

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ xu
hướng tự do hóa đầu tư, liên kết kinh tế quốc tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều
ưu điểm, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhận đầu tư, nhất là với một nền kinh tế đang
trên đà phát triển.
Xuất phát từ thực trạng nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá trong
điều kiện nền kinh tế có điểm xuất phát thấp và khả năng tích lũy nội bộ cho đầu tư phát
triển còn kém nên nguồn vốn đầu tư trong nước luôn thiếu hụt, không đáp ứng yêu cầu.
Vì vậy, nguồn vốn bên ngoài có vai trò bổ sung quan trọng cho nguồn vốn trong nước. Sự
năng động của nguồn vốn FDI sẽ giúp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với tốc
độ nhanh hơn.


Những lợi ích thu được từ vốn FDI đã rõ, nhưng cũng đã dần bộc lộ những hạn
chế. Biểu hiện rõ nhất là sự mất cân đối trong đầu tư ở các ngành nghề, vùng lãnh thổ. Từ
trước đến nay, chúng ta mới chỉ có định hướng thu hút FDI mà chưa xây dựng một quy
hoạch, chiến lược thu hút FDI có gắn với các loại quy hoạch khác như quy hoạch vùng,
quy hoạch ngành Việc phân cấp đầu tư mạnh trong điều kiện thiếu các quy hoạch cũng
như chưa chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý đã dẫn đến tình trạng ồ ạt triển khai một loạt
các dự án theo kiểu "phong trào" gây lãng phí vốn đầu tư, khiến cơ cấu kinh tế có nguy
cơ không phù hợp.
Trong bối cảnh mới hiện nay, nhất là sau khủng hoảng kinh tế, nhiều nước trên thế
giới bắt đầu tiến hành tái cấu trúc kinh tế theo hướng tập trung phát triển những sản phẩm
có công nghệ đi tắt đón đầu, đem lại lợi nhuận cao. Đồng thời, yêu cầu của nền kinh tế
chúng ta đang xây dựng là đảm bảo phát triển bền vững. Vậy phải xác định một cơ cấu
kinh tế “tiến bộ”, cho phép đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, lâu dài từ đó tác động đến
các vấn đề xã hội, môi trường…là tất yếu. Để tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế (tái cấu trúc nền kinh tế), chúng ta cần tìm ra những giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ
thu hút vốn FDI cũng như làm sao để nó phải gắn chặt với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; thu hút FDI hướng vào những ngành nghề, sản phẩm cụ thể, phục vụ quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm khai thác tối đa tiềm năng và hiệu quả của nguồn
vốn này ?
Như vậy, vấn đề thu hút FDI phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn lớn. Cho nên, em chọn đề tài
“Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
FDI là vấn đề quan trọng và có tính thời sự vì vậy đã có rất nhiều tác giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở đây, tôi xin đơn cử một số công trình tiêu biểu:
- Tống Quốc Đạt (2005) với đề tài luận án tiến sĩ “ Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở
Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về FDI, nghiên cứu và phân tích
một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả đánh giá thực trạng FDI theo
ngành kinh tế ở Việt Nam và xác định một số quan điểm, giải pháp chủ yếu thu hút FDI

theo ngành kinh tế.
- Đỗ Hoàng Long (2008) với đề tài luận án tiến sĩ “Tác động của toàn cầu hóa kinh
tế đối với dòng FDI vào Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tác động của quá trình toàn cầu
hóa kinh tế đối với dòng FDI trên Thế giới và vào Việt Nam. Nghiên cứu xu hướng vận
động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam.
- Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài “Thu hút FDI của các công ty xuyên quốc
gia vào Việt Nam”. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng FDI của các TNC
S
vào nền kinh tế
Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, triển vọng, phương hướng và giải pháp chủ yếu
để phát triển thu hút FDI của các công ty TNC
S
vào Việt Nam.
- Phan Hữu Thắng (2008) với sách chuyên khảo “ 20 năm đầu tư trực tiếp nước
ngoài – nhìn lại và hướng tới”. Những nghiên cứu, đánh giá tổng quan về tình hình chung
cũng như đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể qua 20 năm FDI tại Việt Nam: Nhìn lại
quá trình hình thành và hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài FDI và sự phát triển
của Việt Nam, dòng vốn FDI vào các tỉnh thành, sự lựa chọn cần thiết cho thị trường tài
chính Việt Nam, dòng vốn FDI thời kỳ hậu gia nhập WTO.
- Phạm Ngọc Anh (2009) với đề tài” Sử dụng công cụ tài chính trong thu hút FDI
tại Việt Nam”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích những công cụ tài chính linh hoạt nhằm
tạo môi trường đầu tư thuận lợi kích thích tăng cường dòng FDI vào Việt Nam trong
những bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới.
- Phùng Xuân Nhạ (2007) với sách chuyên khảo “Các hình thức đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam” đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn
các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, các hình thức FDI theo Luật đầu tư
ở nước ta và thực trạng các hình thức FDI ở Việt Nam cùng với các đề xuất, kiến nghị
chính sách về FDI.
- Phùng Xuân Nhạ (2010) với sách chuyên khảo về đề tài “Điều chỉnh chính sách
đầu tư FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã đưa ra một

số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng như chính sách FDI ở Việt Nam. Đánh giá về sự
thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế
giới. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính
sách FDI của Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO…
Những nghiên cứu trên và các nghiên cứu của một số tác giả khác đã đề cập tới
những vấn đề như: Cơ sở của FDI, các chính sách và biện pháp thu hút FDI, thực tiễn về
tác động của FDI đối với quá trình đổi mới kinh tế. Tuy nhiên cho đến nay, với bối cảnh
mới, chưa có một công trình nào nghiên cứu chính sách Nhà nước về thu hút FDI để phục
vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hệ thống.


3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi như : hoạt động thu hút
FDI ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Tác động của FDI đối với việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ra sao? Đồng thời một số vấn đề như đường lối chính sách của nhà nước nhằm
thúc đẩy hoạt động FDI phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ được đề cập
trong luận văn nhằm làm rõ thêm đối tượng nghiên cứu của luận văn từ đó nắm bắt, và
đưa ra một số gợi ý điều chỉnh chiến lược thu hút vốn FDI, đề xuất giải pháp nhằm định
hướng đối tác thu hút đầu tư FDI theo các ngành nghề mong muốn phục vụ mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề tác động của thu hút FDI tới quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Do đó, luận văn sẽ tiếp cận vấn đề
nghiên cứu hoạt động FDI từ khía cạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi thời gian, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng FDI vào khoảng thời gian
từ 1988- nay trong đó tập trung nhất vào giai đoạn 2001 – 2011.
Luận văn chỉ đề cập đến vai trò của FDI đối với việc chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh kế ở Việt Nam không đi sâu vào nghiên cứu các loại hình cơ cấu kinh tế khác.
5. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
Trong luận văn, để tìm ra bản chất vấn đề cần sử dụng phương pháp trừu tượng
hóa khoa học để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng được nghiên cứu những
yếu tố đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách
ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá
trình về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, hình thành các phạm trù và phát hiện
ra quy luật phản ánh những bản chất đó. Chẳng hạn, trong chương 1, khi phân tích các
yếu tổ ảnh hưởng tới FDI, Luận văn xem xét các yếu tố tác động một cách riêng rẽ đến
FDI. Tuy trong thực tế, mọi yếu tố đều cùng hoạt động và tác động vào làm cho FDI thay
đổi.
 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp được tiến hành thông qua các công đoạn: thu
thập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, phân tích dữ liệu, và kiểm tra kết quả phân tích. Phương
pháp này sử dụng hệ thống các số liệu đã được công bố để phân tích, tổng hợp đưa ra các
đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động của nền kinh tế cũng như của các ngành kinh
tế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dưới tác động của FDI.
 Phương pháp thống kê so sánh.
Các tư liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được thống kê đầy đủ dựa
trên sự phân tích, từ đó quy vào từng tiểu loại theo từng tiêu chí cụ thể. Cụ thể, để đánh
giá vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
luận văn trích sử dụng từ bộ số liệu khảo sát về tình hình FDI của cục Đầu tư nước ngoài,
Báo cáo thường niên, Niên giám thống kê qua các năm và các bài trích từ Thời báo Kinh
tế từ đó so sánh xem xét sự biến động cùng chiều giữa cơ cấu dòng FDI với cơ cấu kinh
tế Việt Nam từ đó rút ra kết luận…
 Phương pháp lôgic – lịch sử.
Nhằm đảm bảo Luận văn vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn, trong quá
trình nghiên cứu phải thống nhất tính lịch sử và tính logic, từ lịch sử mà tìm ra logic, sự
phân tích logic phải trên cơ sở của lịch sử khách quan. Từ đó, một mặt cho thấy toàn cảnh
sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến tác động của FDI tới nền kinh tế, mặt khác giúp ta
phát hiện quy luật tất yếu của sự phát triển dòng vốn FDI và cơ chế tác động của dòng

vốn này tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam. Cụ thể:
- Dùng các sự kiện lịch sử để minh họa chứng minh, làm sáng tỏ các luận điểm khoa
học, các nguyên lý và các kết quả của công trình nghiên cứu. Chẳng hạn, khi phân tích
tác động của FDI tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở chương 1, bên cạnh
đưa ra các lý thuyết kinh tế đã được nghiên cứu từ trước, tác giả còn tìm hiểu các trường
hợp cụ thể trong lịch sử từ đó đưa ra cơ chế tác động của FDI tới quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế một cách rõ ràng và trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Đây
cũng chính là hướng tiếp cận và giải quyết vấn để ở các chương sau.
- Sưu tầm, xử lý thông tin, kinh nghiệm của lịch sử để giải quyết những nhiệm vụ
mới, ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong tương lai.
Dựa vào lịch sử để thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức hoạt động mới, thiết kế
các triển vọng phát triển của FDI
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu thiết thực và cập nhật sẽ có một số đóng góp sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về FDI và vai trò của FDI đối với chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam.
- Đánh giá mức độ tác động của FDI đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
ở Việt Nam từ 1988 – nay.
- Đưa ra dự báo về luồng luân chuyển vốn FDI của thế giới, xu hướng của các nhà đầu
tư trong bối cảnh mới như hiện nay
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm thu hút FDI theo hướng chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về FDI và vai trò của FDI đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế
Chương 2: Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam
trong thời gian qua
Chương 3: Giải pháp thu hút FDI nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
Việt nam trong thời gian tới


References

1. Phạm Ngọc Anh (2009), Sử dụng công cụ tài chính trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam
, Luận văn tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.
2. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nxb Khoa
học & kỹ thuật, Hà nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010 -Lựa chọn
để tăng trưởng bền vững, Nxb Tri thức, Hà Nội.
4.Phạm Thị Thanh Bình (2010), “Đặc điểm đầu tư quốc tế”, Kinh tế 2009-2010 Việt Nam
và Thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam, tr. 98-100.
5. Anh Đào (2010), “Tái cấu trúc nền kinh tế”, Kinh tế 2009-2010 Việt Nam và Thế giới,
Thời báo kinh tế Việt Nam, tr. 8-10.
6. Đặng Minh Đào (2010), Kinh tế Việt Nam, ba năm gia nhập tổ chức thương mại thế
giới (2007-2009), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
8. Tống Quốc Đạt (2001), “Giải pháp hoàn thiện cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam”, Tạp chí con số và sự kiện, (5), tr. 19-21
9. Tống Quốc Đạt (2004) “Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thông qua đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và dự báo, (10). Tr 12-15.
10. Lê Huy Đức (1996), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 281) - trang 14.
11. Minh Đức (2010), “Đóng góp của nông nghiệp cho nền kinh tế”, Thời báo kinh tế
Việt Nam 2009-2010, tr 52.
12. Vũ Minh Giang (2008), “Việt Nam hội nhập & phát triển”, Tuyển tập báo cáo tóm
tắt, ĐHQGHN, Hà nội.
13. Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa những bài học kinh nghiệm,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
14. Nguyễn Quang Hồng (2009), Lan tỏa và hấp thụ công nghệ từ doanh nghiệp FDI

sang doanh nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Bích Hường (2005), Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia vào Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đặng Đức Long (2007), Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN từ sau khủng
hoảng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới.
18. Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của Toàn cầu hóa kinh tế tới dòng FDI vào Việt
Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
19. Luật Đầu Tư và các văn bản hướng dẫn, Nxb Tài chính 2008, Hà Nội
20. Nguyễn Khắc Minh (2010), Tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu và chính sách kinh tế ở
Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
21. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành
trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học – Xã hội, Hà Nội.
22. Đỗ Hoài Nam (2010), Mô hình CNH, HĐH. Con đường và bước đi, Nxb Khoa học –
Xã hội, Hà Nội.
23. Dương Ngọc (2009), “Cơ cấu và cơ cấu lại nền kinh tế”, Kinh tế 2008-2009 Việt Nam
và Thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam, tr. 10-12.
24. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:
Chính sách và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
25. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ CNH ở Malaixia kinh
nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà nội.
26. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư FDI ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam, Nxb
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
28. Phạm Thái Quốc (2008), Nghiên cứu so sánh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và
Ấn Độ, Nxb Khoa học- Xã hội, Hà Nội.
29. Đào Xuân Sâm (2008), Đổi mới ở Việt Nam Nhớ lại & suy ngẫm, Nxb Tri thức, Hà
Nội.

30. Nguyễn Văn Thanh (2005), “Tác động của FDI trong lĩnh vực du lịch đối với các
nước tiếp cận đầu tư”, Du lịch việt Nam, (9), tr 23 -25.
31. Đỗ Thị Kim Thoa (2006), Vai trò của FDI trong quá trình nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 1992 đến nay những gợi ý đối với Việt Nam,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội.
32. Đỗ Thị Kim Thoa (2005), “Thu hút và sử dụng FDI ở Trung Quốc: cơ hội và thách
thức”, Tạp chí kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Số 51(95), tr.14-20.
33. Phan Hữu Thắng (2008), 20 năm đầu tư nước ngoài- nhìn lại và hướng tới, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
34. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học
– Xã hội, Hà Nội.
35. Bùi Tất Thắng (1997), Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH của Việt Nam, Nxb Khoa học – Xã hội, Hà
Nội.
36. Nguyễn Hồng Thu (2010), “ Số liệu thống kê thế giới 2009-2010”, Kinh tế 2009-2010
Việt Nam và Thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam, tr. 117-118.
37. PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh (2009), Kinh tế, chính trị thế giới năm 2008 và triển vọng
năm 2009, Nxb Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.

×