Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ cá tầm thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 40 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
Tên dự án:
Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất
với tiêu thụ cá tầm thương phẩm

0


THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới
giai đoạn 2018-2020 tỉnh n Bái
I. THƠNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính Phủ về
chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nơng thôn mới giai đoạn
2016 -2020;
- Căn cứ Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành tiêu chí xã nơng thơn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020;
- Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/1/2017 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xã Nơng
thơn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 4781/QĐ-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày
22/4/2015 của liên Bộ Tài chính-Bộ Khoa học cơng nghệ về việc hướng dẫn định
mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết định kinh phí đối với nhiệm vụ khoa
học và cơng nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.


- Căn cứ Thơng tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính
quy định chi tiết về việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước để mua sắm nhằm duy
trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính - trị xã
hội, tổ chức chính - trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp.
- Căn cứ Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài Chính
về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
1


- Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-HĐND, ngày 02/08/2018 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Yên Bái về một số nội dung chủ yếu cơ cấu lại ngành nông
nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đến năm 2020.
- Căn cứ Quyết định 607/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND tỉnh Yên
Bái về việc ban hành quy định cụ thể một số tiêu chí về xã nơng thơn mới tỉnh
n Bái giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 03/10/2017 của UBND
tỉnh Yên Bái ban hành Quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chi Hội nghị trên địa
bàn tỉnh Yên Bái.
- Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh Yên
Bái ban hành định mức xây dựng, phân bổ dự tốn kinh phí đối với nhiệm vụ
khoa học và cơng nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước của tỉnh Yên Bái
- Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 16/11/2017 của UBND tỉnh Yên
Bái, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày
30/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành định mức xây dựng,

phân bổ dự tốn kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ có sử dụng
ngân sách nhà nước của tỉnh Yên Bái.
- Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 27/3/2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Yên Bái về việc giao chi tiết dự toán chi ngân sách trung ương thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2018 tỉnh Yên Bái;
- Căn cứ Quyết định 769 QĐ-UBND ngày 25/5/2018 của UBND tỉnh Yên
Bái về việc phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi
giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Căn cứ Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 của
UBND tỉnh Yên Bái về việc Ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học
và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Căn cứ Hướng dẫn 679/HD-SNN-VPĐP, ngày 6/6/2018 của Sở Nông
nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái hướng dẫn quy trình lập, phê duyệt và triển
khai dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản
phẩm thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên phạm vi các
huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2018-2020.
- Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các
chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư.
- Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ trưởng
Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài Chính về việc quy định quản lý và
2


sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 807/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của UBND tỉnh Yên Bái
về việc điều chỉnh bổ sung danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi

giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình MTQG xây dựng
nơng thơn mới giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh n Bái.
2. Tính cấp thiết và mơ tả dự án
2.1. Tính cấp thiết của dự án
Huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái từ lâu vốn được mệnh danh là vùng đất “cao
sơn ngọc quế”, là địa bàn sinh sống của 11 dân tộc anh em với nền văn hóa
truyền thống đa dạng được bảo tồn, lưu giữ. Huyện Văn Yên còn được thiên
nhiên ban tặng khu rừng nguyên sinh Nà Hẩu đang được đề nghị Danh thắng cấp
Quốc gia. Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Nà Hẩu thuộc địa bàn 4 xã: Nà Hẩu,
Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng có tọa độ địa lý từ 21051’35’’ đến
21057’00’’ vĩ độ Bắc và từ 104030’50’’ đến 104036’55’’ kinh độ Đơng với tổng
diện tích quy hoạch 16.950 ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân
khu phục hồi sinh thái tự nhiên, đa dạng 9.700 ha (UBND huyện Văn n, 2018).
Nà Hẩu có độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mặt biển. Đỉnh cao nhất
1.800m, nơi thấp nhất 200m, nên địa hình của Nà Hẩu bị chia cắt mạnh, tạo thành
rất nhiều khe suối, thác nước và có nhiều hang động dài, rộng và sâu. Khí hậu Nà
Hẩu ẩm ướt và lạnh, với độ ẩm khơng khí bình qn năm khoảng 84 - 86% và
nhiệt độ trung bình năm biến động từ 220C - 230C. Thực vật gồm 516 loài, 126 họ
và 332 chi thuộc 5 ngành thực vật bậc cao, được chia làm 5 nhóm tài nguyên
khác nhau: nhóm cây làm thuốc; nhóm cây lấy gỗ; nhóm cây làm lương thực thực
phẩm; nhóm cây cho nhựa, tinh dầu, sơn, thuốc nhuộm; nhóm cây cho nguyên
vật liệu thủ công mỹ nghệ, đồng thời phát hiện được 27 lồi thực vật q hiếm có
tên trong sách đỏ Việt Nam. Động vật có báo hoa mai, báo lửa, khỉ vàng, khỉ mặt
đỏ, gà lôi trắng, gà so ngực gụ, cá suối, ốc núi, ếch đát, lợn đen, gà đen và nhiều
thảo dược quí hiếm như trà hoa vàng, sâm cau, gừng đát, lá gan trâu, dạ cẩm ...
Bên cạnh đó, ở một số khu vực của huyện Văn n cịn có điều kiện tự nhiên phù
hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, cận
nhiệt đới, ôn đới; nguồn tài nguyên đất đai phong phú, nguồn nước sạch và tinh
khiết từ các khu rừng tự nhiên,… là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm
nghiệp và thủy sản đa dạng, đặc biệt là cá tầm thương phẩm (Acipenser

3


spp.Linnaeus, 1758). Đây là một loài cá nước lạnh, được nuôi nhiều và thành
công ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu và các tỉnh thành ở khu vực phía Bắc Việt Nam;
Mặc dù có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và lao động như vậy,
đến nay những thế mạnh này chưa được khai thác triệt để phát triển, người dân
địa phương vẫn nghèo khổ, môi trường chưa được giữ gìn. Ngun nhân dẫn đến
đói nghèo ở khu BTTN Nà Hẩu là năng lực quản trị địa phương và khả năng
tham gia vào các chuỗi nông sản theo hướng sản xuất hàng hóa thấp, lối sản xuất
quảng canh năng suất rất thấp và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
(KHKT) của cộng đồng dân tộc thiểu số cịn hạn chế. Việc ni cá tầm thương
phẩm tại huyện Văn Yên mới do một số hộ nhỏ lẻ, quy mơ nhỏ và khơng có quy
trình kỹ thuật chuẩn và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rõ ràng, trong khi đó tiềm
năng về nguồn nước sạch và ổn định là rất lớn. Phần lớn nước được dẫn từ dãy
núi có rừng phòng hộ nên đảm bảo yêu cầu cho việc ni cá tầm thương phẩm.
Do đó việc xây dựng mơ hình sản xuất sản phẩm giá trị kinh tế cao, dựa trên
nguồn tài ngun sẵn có, hài hịa thiên nhiên, có thể áp dụng nhân rộng cho cộng
đồng, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân là vấn đề được chính
quyền địa phương quan tâm.
Phát triển nơng nghiệp gắn với đặc sản địa phương, các sản phẩm có giá trị
kinh tế cao, liên kết theo chuỗi giá trị là hướng đi đúng đắn giúp tăng cường năng
lực sản xuất cũng như góp phần nâng cao thu nhập người dân địa phương. Đối với
cá tầm, một loài thủy sản nước ngọt lần đầu tiên được nuôi theo quy mơ hàng hóa
ở huyện Văn n, và mục tiêu xa hơn là tổ chức thành các kênh hàng tiêu thụ sản
phẩm cá tầm thương phẩm theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP trên địa bàn huyện,
tỉnh và các tỉnh/thành phố trong khu vực và Hà Nội.
Kết quả triển khai dự án cũng sẽ đóng góp những luận cứ khoa học quan
trọng giúp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hoạch định các chủ trương chính sách
phát triển KT-XH của địa phương, phát triển sản phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ

thuật gắn với chương trình OCOP và sản xuất tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đặc biệt
là hướng tối đối với đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn phát triển nông
nghiệp với DLCĐ nhằm cải thiện thu nhập của người dân.
Cơ sở khoa học
Cơ sở lý luận về cá tầm thương phẩm:
Cá tầm (Sturgeon) thuộc gia đình cá Acipenseridae, một lồi cá được xem
4


là ‘bán khai’ (primitive). Cá có thân dài và rất thuôn, di chuyển nhiều và thay đổi
vùng sinh thái. Cá tầm có thể cân nặng đến hơn 1 tấn và dài trên 4m. Cá xuất hiện
trên trái đất khoảng hơn 100 triệu năm trước, và hiện chia làm 4 chủng loại khác
nhau gồm 25 loài, bao gồm cá tầm trắng, cá tầm mũi ngắn, cá tầm sao, beluga và
sterlet. Vài lồi chỉ sinh sống nơi vùng nước ngọt, có lồi sống ngồi biển khơi
nhưng bơi ngược trở về sơng để đẻ trứng. Cá Tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ
hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai,
có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Về cơ bản màu sắc thông
thường của chúng là trắng xám hoặc đen xám đặc biệt khơng có vảy mà thay vào
đó là lớp da trơn nhẵn nhưng dày và phủ một lớp nhớt. Thân cá thuông dài so với
các lồi cá khác rất dễ nhận biết, có râu ở phần mũi đồng thời đuôi cá chẻ đôi,
dọc hai bên hong đều có vây khơng liền mạch.
Cá tầm thuộc lồi sống và kiếm thức ăn ở tầng đáy do bản tính ưa lạnh,
ngồi ra phải là nguồn nước sạch tự nhiên, có lượng oxi hịa tan cao thì chúng
mới phát triển được đến giới hạn. Nhiệt độ ưa chuộng là 18- 27 0 C, chủ yếu ăn
các loài nhỏ hơn mình như: tơm, tép, trùng hương… Cá Tầm được đưa về nuôi
thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2006, cùng dịng cá nước lạnh, nhưng cá Tầm
thích ứng ở nhiệt độ từ 22 – 25 0C, ở một số vùng thấp như: Đại Từ, Võ Nhai
(Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên Quang), Cấm Sơn (Bắc
Giang)… nơi có độ cao từ 80-100m so với mực nước biển cũng có thể ni lồi
cá này… đặc biệt là các khu vực đồi núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Mù Cang Chải

(Yên Bái), Đà Lạt (Lâm Đồng). Đây là những nơi thời tiết lạnh, nước sạch, hệ
thống sơng ngịi tự nhiên có nguồn thức ăn dồi dào…

5


Bảng 1: Các yêu cầu về chất lượng nguồn nước nuôi cá tầm thương
phẩm
STT

Điều kiện

1
2

pH
DO (mg/l)

3

Nhiệt độ (0C)

18-25

3

NH3(mg/l)

<0,013


4
5
6
7
8
9
10
11
12

H2S (mg/l)
NO2 (mg/l)
NO3 (mg/l)
Chlorin (mg/l)
Chất rắn lơ lửng (mg/l)
Độ trong (cm)
Độ mặn (0/00)
Chất đáy
Nguồn nước
Tốc độ dòng chảy hay lượng

13

Yêu cầu kỹ thuật
6,5 - 8,5
>5

< 0,002
< 0.05
< 0,2

0,03
50
>60
0
Sỏi cát hoặc bê tông
Không ô nhiễm, chủ động
0,8 –1m3/ phút (ở nhiệt độ 140C), 1,21,5m3/phút (ở 180C)

nước trao đổi/phút

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh, Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản 1).
Cơ sở lý luận về liên kết sản xuất
Các hình thức liên kết đã xuất hiện khi Đảng ta thực hiện chủ trương khốn
100 trong nơng nghiệp (năm 1981). Liên kết một mặt giúp các đơn vị, tác nhân
kinh tế tận đụng được lợi thế sản xuất lớn hay còn gọi là lợi thế kinh tế nhờ quy
mô (Economy of Scale). Mặt khác, liên kết là một hình thức quản trị thị trường,
tối ưu hóa chi phí giao dịch là động lực chủ yếu của liên kết kinh tế giữa các tác
nhân kinh tế. Trong nông nghiệp, chuỗi giá trị nông sản (Agricultural Value
Chains) là hình thức cơ bản của liên kết kinh tế mang lại lợi ích cho DN xuất
khẩu, HTX nông nghiệp và hộ nông dân. Đây là một chủ đề nghiên cứu được các
nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm.
Nghiên cứu liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp
hay cịn được hiểu là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nơng nghiệp là
vấn đề mang tính thời sự và được nhiều các tổ chức/cá nhân quan tâm. Lý do bởi
các tác nhân trong chuỗi giá trị nông nghiệp thường có mối quan hệ lỏng lẻo,
6


người sản xuất thường không chú ý tới thị trường và các yêu cầu của thị trường,

quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún hạn chế quá trình sản xuất lớn. Bên cạnh đó,
vấn đề chất lượng và an tồn chưa được chú ý đầy đủ do đó những người sản xuất
cần được liên kết lại dưới các hình thức tổ chức nông dân (HTX nông nghiệp,
Hiệp hội, tổ hợp tác) và các tổ chức này sẽ là đầu mối để liên kết với các cơ sở
chế biến, doanh nghiệp thương mại và xuất khẩu từ đó tạo thành các liên kết dọc
theo chuỗi giá trị. Trong nông nghiệp, liên kết thường được biểu hiện qua 2 hình
thức sau đây:
- Liên kết ngang: Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá
nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thơng
qua một bộ máy kiểm sốt chung. Trong liên kết này mỗi thành viên tham gia có
sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả
năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế theo quy
mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều ngang hình thành nên
những tổ chức liên kết như Tổ hợp tác, Hợp tác xã, liên minh, hiệp hội...
- Liên kết dọc: Là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh (Theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo
chiều dọc là toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên
liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này thông thường mỗi tác
nhân tham gia vừa có vai trị là khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời bán
sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của
liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm
giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.
Mặc dù có chính sách mới ưu đãi, hỗ trợ tạo thuận lợi cho sự hợp tác và
liên kết sản xuất, đặc biệt là hướng liên kết với doanh nghiệp và hộ nông dân,
nhưng số HTX thực sự có liên kết với doanh nghiệp cịn rất ít, quy mơ sản phẩm
thơng qua hình thức này cũng chưa nhiều. Doanh nghiệp có nhu cầu liên kết với
nơng dân thơng qua HTX, nhưng khó tìm thấy HTX hoạt động hiệu quả để kí hợp
đồng liên kết do thiếu các cơ chế hợp tác và phương án kinh doanh tốt. Trong một
số trường hợp, hoạt động liên kết cũng mang tính hình thức, dễ bị đổ vỡ khi thiếu
sự hỗ trợ của các chương trình, dự án và sự thay đổi giá cả thị trường, rủi ro về

mùa vụ và dịch bệnh.
2.2. Mô tả dự án:
2.2.1. Địa điểm triển khai dự án
7


Dự án được triển khai tại xã: Nà Hẩu, huyện Văn Yên. Tổng diện tích
10.058,8 m2. (Văn bản giao đất cho HTX nơng nghiệp và du lịch Nà Hẩu có
trong Phụ lục 03 và sơ đồ phối cảnh tại Phụ lục 06).
Căn cứ tờ bản đồ địa chính khu đất số 51(1)/2011/BĐĐC ban hành kèm
theo Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 25/5/2011 thì diện tích đất hiện nay là
khu nhà cộng đồng nằm trong Khoảnh 6 tiểu khu 179. Diện tích đất này khơng
nằm trong diện tích đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao cho Khu bảo tồn
thiên nhiên Nà Hẩu quản lý, nên phù hợp để sử dụng cho mục đích ni cá tầm
thương phẩm.
a) Về đất đai: Đất phục vụ xây dựng dự án thuộc nhóm đất xám (Acrisols)
phân bố ở độ cao trung bình khoảng 700-800 m tại phần diện tích đất đồi núi,
tương tự như ở tất cả các xã thuộc huyện, song tập trung nhiều nhất ở các xã vùng
cao. Phần lớn đất mà HTX được giao sử dụng là loại đất đồi cao, độ dốc khá lớn
do đó khơng thuận lợi cho việc canh tác trồng cây. Ở một số diện tích đất dốc,
những diện tích bằng khi bố trí trồng cây ăn quả lâu năm, cụ thể là cây mận Tam
hoa và một số diện tích trồng các loại cây ăn quả như cam, quýt, cây cảnh để tạo
cảnh quan. Tuy nhiên, một số khu vực đất bằng phẳng phù hợp, nơi có thể tạo
đường dẫn nước sạch từ các ngọn núi thuộc khu BTTN Nà Hẩu thì rất phù hợp
ni cá tầm thương phẩm. Văn Yên còn được thiên nhiên ban tặng khu rừng
nguyên sinh Nà Hẩu đang được đề nghị Danh thắng cấp Quốc gia. Khu bảo tồn
thiên nhiên (BTTN) Nà Hẩu thuộc địa bàn 4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng,
Phong Dụ Thượng có tọa độ địa lý từ 21051’35’’ đến 21057’00’’ vĩ độ Bắc và từ
104030’50’’ đến 104036’55’’ kinh độ Đơng với tổng diện tích quy hoạch 16.950
ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân khu phục hồi sinh thái tự

nhiên, đa dạng 9.700 ha (UBND huyện Văn Yên, 2018).
b) Về điều kiện khí hậu, thời tiết:
Khu BTTN Nà Hẩu, Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết
nóng và ẩm, mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô. Đặc
điểm này phù hợp với phát triển một số giống cá nước lạnh như cá tầm thương
phẩm.
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 220C đến 230C.
Tổng bức xạ 147 Kcl/cm2 (nằm trong vành đai nhiệt đới). Mùa lạnh chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đơng-Bắc, nhiệt độ trung bình các tháng này thường dưới
200C, nhiệt độ thường thấp nhất vào thàng 1 hàng năm với trung bình là 15,1 0C.
Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Nam, thời tiết ln nóng ẩm, mưa
nhiều. Nhiệt độ trung bình thường trên 250C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, trung
bình từ 27,6 đến 280C.
8


+ Lượng mưa trung bình năm giao động từ 1.547mm - 2.126 mm, tập trung
gần 90% lượng mưa vào mùa mưa, hai tháng có lương mưa cao nhất là tháng 7 và 8.
Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm hơn 10% tổng lượng mưa cả năm. Hạn hán ít khi sảy
ra. Độ ẩm khơng khí bình qn năm 84-86%.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Khu BTTN Nà Hẩu, năm 2015)
c) Về nguồn nước sạch
Nà Hẩu có độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mặt biển. Đỉnh cao nhất
1.800m, nơi thấp nhất 200m, nên địa hình của Nà Hẩu bị chia cắt mạnh, tạo thành
rất nhiều khe suối, thác nước và có nhiều hang động dài, rộng và sâu.
+ Khí hậu Nà Hẩu ẩm ướt và lạnh, với độ ẩm khá cao.
+ Có nguồn nước tự nhiên trong, sạch chảy quanh năm như suối, hồ chứa
nhân tạo, sông, hồ tự nhiên hoặc nước nguồn từ các mạch ngầm là nơi lý tưởng
để ni cá tầm. Do đó về cơ bản có thể ni cá tầm tốt nhất ở các xã thuộc khu

BTTN Nà Hẩu (xã Nà Hẩu, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng).
d) Về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Xã Nà Hẩu nằm cách thị trấn Mậu A khoảng 30km, trong đó phần lớn
đường giao thơng đã được bê tơng hóa, khoảng cách di chuyển khoảng 1 giờ
bằng mơ tơ/ơ tơ. Nhìn chung, huyện Văn n có điều kiện giao thông khá thuận
lợi, với lợi thế về vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai nối Côn
Minh (Trung Quốc), đường thuỷ sông Hồng và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai,
các sản phẩm nông nghiệp dễ dàng được lưu thông về các tỉnh miền xuôi theo các
trục đường quốc lộ 2, 70,... đặc biệt là đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và các
tỉnh lân cận như Phú Thọ, Tuyên Quang. Do đó, về cơ bản việc vận chuyển
giống, thức ăn và cá tầm thương phẩm từ thị trấn Mậu A tới Nà Hẩu là khá thuận
lợi, chi phí khơng q cao và thời gian di chuyển nhanh, đảm bảo độ tươi ngon
của cá khi vận chuyển ra bên ngoài.
Dự kiến năm 2020 sẽ xây dựng Từ đoạn nút giao IC 14 cao tốc Nội Bài –
Lào Cai địa phận xã An Thịnh huyện Văn Yên (Yên Bái) đến TP. Hà Giang); quy
hoạch và phát triển giao thông điểm đầu nút giao IC.14 của tuyến cao tốc Nội Bài
- Lào Cai, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đi thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh
Yên Bái, khi đó điều kiện vận chuyển vật tư hàng hóa là rất thuận lợi.
11.2.2. Tóm tắt nội dung dự án:
Dự án sẽ tập trung vào một số nội dung chính như sau:
1. Nội dung 1: Thu thập thông tin hiện trạng vùng thực hiện dự án ở xã Nà
Hẩu, huyện Văn Yên, xây dựng thuyết minh dự án và ký hợp đồng trách nhiệm
thực hiện dự án.
2. Nội dung 2: Tổ chức sản xuất cá tầm thương phẩm theo tiêu chuẩn an
toàn, VietGAP.
9


3. Nội dung 3: Tập huấn quy trình kỹ thuật, nâng cao năng lực quản trị cho
cán bộ kỹ thuật của HTX và người dân trong vùng dự án.

4. Nội dung 4: Đăng ký nhãn hiệu “Cá tầm Văn Yên” và làm truy xuất
nguồn gốc cho sản phẩm.
5. Nội dung 5: Tổ chức chuỗi giá trị cá tầm thương phẩm tại huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái; Xây dựng mối liên kết tiêu thụ sản phẩm của HTX nông
nghiệp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
11.2.3. Lý do đề xuất, người dân và các đối tác tham gia vào dự án
Xây dựng mơ hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để ni cá tầm thương phẩm
hướng an tồn và chuỗi giá trị là nằm trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây
dựng Nông thôn mới của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Người dân và thành viên
trong HTX nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu và các đối tác tham gia khác (nhà cung
cấp cá giống và thức ăn, thuốc kháng sinh,... người thu gom hay HTX/doanh nghiệp
kinh doanh thực phẩm,…) là các tác nhân độc lập nhưng có quan hệ với nhau thơng
qua một bộ máy kiểm sốt chung nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung của
dự án.
Cơ quan quản lý Nhà Nước là UBND huyện Văn n. Cơ quan phối hợp
thực hiện là Phịng Nơng nghiệp &PTNT huyện Văn Yên và UBND xã Nà Hẩu;
Đơn vị tư vấn xây dựng dự án là Viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ với nhiều chuyên gia có kinh
nghiệm, với sự hỗ trợ của các chuyên gia về cá nước lạnh tại Trường Cao đẳng
Kinh tế, Kỹ thuật và thủy sản (Bắc Ninh). Có 03 đơn vị cam kết bao tiêu sản
phẩm quả của dự án là: HTX dịch vụ nông nghiệp Lâm Ân, Yên Bái; Công ty
TNHH CT Nhà sạch Phú Thọ, Phú Thọ; Công ty TNHH Nông nghiệp Hữu cơ
Herbfarm, Hà Nội.
3. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ chuyển giao, tư vấn kỹ thuật
3.1. Về sử dụng giống cá tầm
Giống cá: Cá tầm Acipenser baerii spp
Trọng lượng giống 80-100 gram/con (khoảng 1-2 tháng tuổi), mật độ
khoảng 200-300 con/1 bể (dung tích 20m 3), nếu cá giống nhỏ hơn có thể làm
thêm bể ương giống. Chọn những con cá giống khỏe mạnh, không bệnh tật.
Nguồn cá giống phải nhập từ nơi sản xuất có uy tín ở Sa Pa (Lào Cai) hoặc ở Lai
Châu.

Mật độ thả giống: 10 - 15 con/m 3. Thời điểm thích hợp thả cá vào sáng
sớm hoặc chiều mát, không mưa. Khơng có những bất thường về nguồn nước.
Trước khi thả cần ngâm bao cá giống xuống nước trong bể khoảng 15 - 20 phút
để cân bằng nhiệt độ bên trong bao và bên ngồi mơi trường nước. Sau đó mở
10


miệng bao, cho nước từ từ vào bao để cá trong bao tự bơi ra ngồi. Trong ngày
đầu, khơng cho ăn để cá thích nghi với mơi trường mới. Thường xuyên kiểm tra,
vớt bỏ cá chết và đếm số lượng, ghi chép sổ nhật ký thường xuyên để đảm bảo
theo dõi được quá trình sinh trưởng, đây cũng là yếu tố quan trọng trong triển
khai nội dung làm tiêu chuẩn an tồn, VietGAP.
3.2. Về q trình chăm sóc cá tầm thương phẩm
a) Sử dụng thức ăn cơng nghiệp có chất lượng và nguồn gốc xuất xứ
Thức ăn cho cá tầm nuôi thương phẩm hiện nay chủ yếu sử dụng thức ăn
công nghiệp để đảm bảo chất lượng và không gây ô nhiễm môi trường. Thông
thường, trong thời gian 2 tháng đầu lượng thức ăn hàng ngày chiếm 5 - 7% khối
lượng cá trong bể, các tháng tiếp theo cho ăn bằng 3 – 5% khối lượng cá có trong
bể. Ngồi ra, hàng ngày khi cho cá ăn cần chú ý quan sát và điều chỉnh lượng
thức ăn cho phù hợp với điều kiện nhiệt độ.
Thức ăn công nghiệp cho cá tầm ni thương phẩm là thức ăn khơ ép viên
chìm do các nhà máy chế biến theo dây chuyền công nghiệp, thức ăn có nhiều
kích cỡ và chất lượng khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.
Đảm bảo độ đạm trên 35%, phù hợp nhất trong khoảng 43-47% độ đạm. Cá tầm
là lồi ăn đáy vì vậy yêu cầu thức ăn phải có độ bền lâu trong nước trên 1 giờ.
Do thức ăn cho cá tầm là những loại thức ăn có hàm lượng protein và lipid
cao hơn nhiều so với thức ăn của các loại cá bình thường. Vì vậy, khi điều kiện
khí hậu mưa nắng thất thường, khơng khí có độ ẩm cao, người nuôi phải chú ý
bảo quản thức ăn, tránh hiện tượng thức ăn bị ẩm mốc, cá ăn vào dễ ngộ độc.
b) Quy trình chăm sóc:

Phương pháp cho ăn: Cá tầm thường ăn theo đàn vì vậy từ khi mới thả nên
tập cho cá thói quen này, nhằm kích thích khả năng bắt mồi. Bên cạnh đó chọn vị
trí cho ăn hợp lý cũng rất quan trọng, nên chọn vị trí bên cạnh cống cấp nước về
phía cống thốt để cho ăn vì trong quá trình ăn cá cần nhiều oxy hơn (oxy để
tiêu hòa thức ăn, bắt mồi,…) và thức ăn thừa có thể di chuyển về cống thốt.
Thời gian cho ăn nên kéo dài từ 5 -10 phút để tăng khả năng sử dụng thức ăn.
3.3. Công nghệ nuôi cá tầm mới bằng chất liệu bạt và quy trình xử lý
chất thải khép kín
Cơng nghệ này lần đầu tiên được áp dụng tại huyện Văn Yên, do đó đảm
bảo tính mới so với việc ni thử nghiệm, quy mơ nhỏ sử dụng bể xi măng.
HTX đang sử dụng bể bạt, bằng chất liệu Composite, HDPE, đây là loại
chất liệu bền, dẻo, không độc hại, thi công nhanh, dễ lắp đặt, tiện lợi khi di
chuyển, chi phí thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Sử dụng năng lượng sạch,
11


năng lượng tái tạo. Ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ thông tin: quản lý (Hệ
thống phần mềm quản lý, kế tốn…), Theo dõi thường xun hình ảnh, nhiệt độ
nước, môi trường để đảm bảo cho cá sinh trưởng tốt. Công nghệ xử lý nước thải
bằng cách tận dụng nguồn nước thải để nuôi các loại cá tạp và tưới cây.
Ưu điểm về công nghệ nuôi cá tầm trong bể của HTX nơng nghiệp và du
lịch Nà Hẩu là có áp dụng công nghệ bể bạt, nước sạch, nồng độ oxy hịa tan cao
vì vậy mình ni được mật độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn nuôi cá tầm được
khuyến cáo, qua đó giúp tăng năng suất và hiệu quả.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN
13. Mục tiêu:
13.1. Mục tiêu chung
Xây dựng được vùng sản xuất cá tầm thương phẩm tập trung, chất lượng
cao, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tạo sự ổn định trong phát
triển nông nghiệp tại địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện

tích, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu
số.
13.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng khu chăn nuôi cá tầm thương phẩm theo tiêu chuẩn an toàn,
VietGAP:
+ Quy mơ 24 bể, dung tích mỗi bể diện tích bình quân 20 m3
+ Tổng số lượng cá tầm thả giống: 4.800 con (mật độ thả: 10 con/m 3, theo
quy trình nuôi cá tầm Thương phẩm của Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước
ngọt miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.) Quy trình này được sử
dụng trong dự án nuôi cá tầm do công ty cổ phần nghiên cứu ứng dụng dịch vụ
khoa học công nghệ T&T áp dụng thành công tại Yên Bái.
+ Giống cá: Acipenser baerii spp
+ Tổng khối lượng nghiệm thu khi kết thúc dự án 8.640 kg (trung bình một
con xuất bán 2kg, tỷ lệ chết và hao hụt 10%).
+ Giá trị thị trường (ở mức giá trung bình 200.000đ/kg): 1.728.000.000đ
- Tập huấn kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm và nâng cao năng lực quản
trị HTX cho 14 thành viên của HTX nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu;
- Xây dựng mô hình tiêu thụ cá tầm thương phẩm có truy xuất nguồn gốc
theo chuỗi giá trị gắn với chương trình OCOP tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái;
14. Nội dung và phương pháp triển khai
14.1. Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết
12


Đây là mơ hình ni cá nước lạnh đầu tiên ở huyện Văn Yên và cũng là
tiền để cho việc xây dựng và phát triển mạng lưới theo chuỗi trên quy mơ sản
xuất hàng hóa. Do vậy để khắc phục những tồn tại trong sản xuất theo quy mô
nhỏ lẻ hiện nay, từng bước hình thành mạng lưới liên kết người nông dân nhà
khoa học và HTX/doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, tạo mẫu ban đầu về quản lý
chất lượng cá tầm thương phẩm, cần phải giải quyết những vấn đề trọng tâm sau

đây:
- Nâng cao năng lực quản trị và phát triển HTX nông nghiệp và du lịch Nà
Hẩu và mối liên kết 3 nhà: Hợp tác xã, Doanh nghiệp (nhà bao tiêu sản phẩm) và
nhà khoa học (cơ quan chuyển giao kỹ thuật) để tập trung được nguồn lực đất đai,
lao động và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hình thành nên hệ thống tổ chức sản xuất
cá tầm thương phẩm theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn ngay từ đầu vào cho đến
sản phẩm đầu ra thông qua việc giám sát tổ chức sản xuất.
- Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi (kỹ thuật làm bể,
kỹ thuật xử lý nước thải) và quy trình an tồn, thực hành nơng nghiệp tốt
(VietGAP) để nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo
ra sản phẩm đồng nhất, chất lượng cao, đem lại thu nhập cao cho tất cả các tác
nhân trong chuỗi giá trị cá tầm thương phẩm, đặc biệt là thành viên HTX nông
nghiệp và du lịch Nà Hẩu giúp họ yên tâm phát triển sản xuất cá tầm thương
phẩm an toàn.
- Nâng cao nhận thức cũng như kiến thức khoa học kỹ thuật cho người sản
xuất, giúp họ tự tin và chủ động trong sản xuất.
- Hướng dẫn, chuyển giao, tạo động lực giúp các hộ đồng bào dân tộc
trong xã và các xã lân cận đầu tư phát triển cá tầm.
14.2. Nội dung và phương pháp triển khai dự án
14.2.1. Nội dung 1: Thu thập thông tin hiện trạng vùng thực hiện dự án ở huyện
Văn Yên, tập trung ở xã Nà Hẩu và ký hợp đồng trách nhiệm thực hiện dự án.
* Thu thập thông tin hiện trạng vùng dự án:
- Khu vực chăn nuôi cá tầm phải nằm trong khu vực được địa phương nhất
trí; có các điều kiện về giao thơng, thủy lợi thuận tiện và đáp ứng các yêu cầu cơ
bản cho chăn ni cá tầm thương phẩm an tồn theo quy định. Đặc biệt phải cách
ly các nguồn ô nhiễm hoặc có các biện pháp khắc phục các nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước bởi đây là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và chất lượng của cá.
- Lấy mẫu nước dẫn vào khu vực nuôi cá tầm thương phẩm:
+ Mục đích: Đánh giá xác định chất lượng nước tại khu vực HTX đăng ký
sản xuất xem có an tồn theo quy chuẩn an tồn, VietGAP hay khơng.

* Nội dung thực hiện
13


- Mẫu nước: QCVN 01-80:2011/BNNPTNT - Quy chuẩn quốc gia về chất
lượng nước dùng cho cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm – Điều kiện vệ sinh
thú y.
+ Phương pháp: theo phương pháp hiện hành và được thực hiện bởi cán
bộ có chun mơn, cụ thể:
Điểm lấy mẫu là nơi dẫn nguồn nước để sử dụng cho hoạt động chăn ni.
Bơm xả vịi nước thật kỹ trong một thời gian đủ để đẩy hết lượng nước cũ
(khoảng 5-10 phút)
+ Thời gian thực hiện:
- Lấy mẫu nước vào Quý II/2020.
* Địa điểm thực hiện:
- Lấy mẫu nước tại xã Nà Hẩu của huyện Văn Yên (số lượng 03 mẫu).
- Mẫu nước được gửi đi phân tích, đánh giá các chỉ tiêu. Dự kiến phân tích
chỉ tiêu chất lượng nguồn nước ni cá tầm cịn thiếu. Cần phân tích đầy đủ các chỉ tiêu
như sau: pH, DO (mg/l), NH3 (mg/l), H2S (mg/l), NO2 (mg/l), ,NO3 (mg/l), Chlorine
(mg/l), Chất rắn lơ lửng (mg/l), Độ trong (cm), Chất đáy tại đơn vị có chức năng và
tư cách pháp nhân.
* Kinh phí thực hiện: Nguồn vốn đối ứng của HTX (giải trình chi tiết tại
phụ lục dự toán kèm theo thuyết minh dự án)
- Đối với HTX nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu:
+ Có khả năng huy động diện tích đất đủ lớn để xây dựng mơ hình, tối
thiểu từ 1 ha trở lên.
+ Có điều kiện về nhân lực triển khai mơ hình dự án,
+ Có khả năng đối ứng về tài chính để thực hiện đối ứng (cơng lao động,
chi phí lắp đặt các bể chứa, hệ thống ống dẫn nước,…)
+ Có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học cơng nghệ và phổ biến, trao đổi

thông tin chăn nuôi cá tầm với các hộ dân có nhu cầu phát triển trên địa bàn.
* Phương pháp triển khai dự án
Cán bộ của cơ quan chủ trì phối hợp với cán bộ của cơ quan tư vấn và cán
bộ xã Nà Hẩu tiến hành khảo sát diện tích đất đăng ký chăn nuôi của HTX để lựa
khu vực nuôi cá tầm theo các tiêu chí đã đề ra. Đại diện HTX tiến hành ký kết
hợp đồng trách nhiệm thực hiện dự án.
* Địa điểm thực hiện: xã Nà Hẩu huyện Văn Yên
* Thời gian thực hiện: Qúy II năm 2020

14


* Kinh phí thực hiện: Nguồn Nơng thơn mới (giải trình chi tiết tại phụ lục
dự tốn kèm theo thuyết minh dự án)
14.2.2. Nội dung 2: Tổ chức sản xuất cá tầm thương phẩm theo tiêu chuẩn an
toàn, VietGAP
* Nội dung thực hiện
Hoạt động 1: Xây dựng bể nuôi cá tầm
+ Số lượng bể hiện tại: 08 bể;
+ Số lượng bể xây mới: 16 bể
+ Thông số kỹ thuật: Đường kính 4m, chu vi 12,56m, chiều cao 1,6m;
dung tích mỗi bể tối đa 20m3; Chi phí làm 1 bể trung bình 10 triệu đồng.
Kinh phí: Nguồn vốn đối ứng của HTX
Hoạt động 2: Thả cá giống và tổ chức hoạt động chăm sóc theo quy trình
đã được chuyển giao; Tổ chức ghi chép thông tin ngày nhập, trọng lượng cá và
thông tin lượng thức ăn cho cá từng ngày trong sổ nhật ký.
* Địa điểm thực hiện: xã Nà Hẩu huyện Văn Yên
* Thời gian thực hiện: Qúy II - Quý IV năm 2020
* Kinh phí thực hiện: Kinh phí hỗ trợ giống, thức ăn và thuốc kháng sinh
từ nguồn Nơng thơn mới (giải trình chi tiết tại phụ lục dự tốn kèm theo thuyết

minh dự án).
Kinh phí đối ứng: Nhân công kỹ thuật viên HTX nông nghiệp và du lịch
Nà Hẩu.
u cầu: Quy trình ni cá tầm thương phẩm của Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản 1 được Công ty cổ phần nghiên cứu ứng dụng dịch vụ KHCN
T&T áp dụng thành công ở Yên Bái.
14.2.3. Nội dung 3: Đăng ký nhãn hiệu “Cá tầm Văn Yên” và làm truy xuất
nguồn gốc.
* Hoạt động 1: Đăng ký nhãn hiệu “Cá tầm Văn Yên”
- Nội dung thực hiện: HTX làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu “Cá Tầm Văn
Yên” theo hồ sơ hướng dẫn của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái
+ Xây dựng tờ khai (02 bản), mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x
80mm) và danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu
+ Tài liệu chứng minh và bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
* Thời gian thực hiện: Qúy III + Quý IV/năm 2020
* Kinh phí thực hiện: Kinh phí đăng ký nhãn hiệu từ nguồn Nơng thơn mới
(giải trình chi tiết tại phụ lục dự toán kèm theo thuyết minh dự án).
15


Hoạt động 2: Làm truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá tầm thương phẩm
- Nội dung: Làm hồ sơ đăng ký làm truy xuất nguồn gốc với cá cơ quan
chức năng.
Mục tiêu: Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc dưới dạng tem điện tử thông
minh QR-Code mà người tiêu dùng có thể tra cứu bằng điện thoại Smart Phone. Các
thông tin sản phẩm cần thiết cho truy xuất gồm: Tên sản phẩm, tên thành viên/HTX,
giá sản phẩm, nhật ký sản phẩm, ngày thu hoạch/khai thác, các chứng chỉ chất lượng
(nếu có), hướng dẫn bảo quản, chế biến và sử dụng....
* Hình thức: Ký hợp đồng với đơn vị chuyên về Truy xuất nguồn gốc.
* Thời gian thực hiện: Qúy IV năm 2020

* Kinh phí thực hiện: Kinh phí hỗ trợ làm truy xuất nguồn gốc từ nguồn
Nông thôn mới (giải trình chi tiết tại phụ lục dự tốn kèm theo thuyết minh dự
án).
14.2.4. Nội dung 4: Tư vấn xây dựng và tổ chức chuỗi giá trị cá tầm thương
phẩm tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Xây dựng mối liên kết tiêu thụ sản phẩm
của HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Hoạt động 1: Tổ chức chuỗi giá trị cá tầm thương phẩm
+ Cơ quan tư vấn và chủ trì liên kết tổ chức các hoạt động khảo sát hệ
thống phân phối sản phẩm nông nghiệp tại Yên Bái và một số tỉnh lân cận;
+ Vẽ sơ đồ các kênh hàng tiêu thụ sản phẩm cá tầm hiện có và các tác nhân
liên quan (quy mô, địa điểm kinh doanh, thông tin liên lạc).
Hoạt động 2: Xây dựng mối liên kết tiêu thụ sản phẩm
+ Cơ quan chủ trì thực hiện dự án sẽ làm cầu nối giữa HTX nông nghiệp
và du lịch Nà Hẩu và doanh nghiệp xây dựng mối liên kết tiêu thụ sản phẩm.
+ Về hình thức liên kết: Hai bên sẽ ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên
cơ sở thỏa thuận về hình thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian thu
mua bao tiêu sản phẩm. Hợp đồng được các cơ quan thẩm quyền của địa phương
ký xác nhận cùng với doanh nghiệp.
+ Về thời gian bao tiêu sản phẩm: Hai bên ký kết hợp đồng bao tiêu sản
phẩm có thời hạn hoặc khơng thời hạn theo thỏa thuận.
+ Về số lượng: Doanh nghiệp sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm của dự án trên
cơ sở các cam kết về mẫu mã, chất lượng sản phẩm của Hợp tác xã.
+ Thay mặt các hộ thành viên trong Hợp tác xã ký kết hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm
16


- Về hình thức hoạt động: Các hộ thành viên trong HTX hoạt động sản
xuất độc lập thông qua sự kiểm tra, chỉ đạo về kế hoạch cũng như kỹ thuật trực
tiếp của kỹ thuật viên và của cán bộ kỹ thuật.

* Địa điểm thực hiện: Xà Nà Hẩu, huyện Văn Yên.
* Thời gian thực hiện: Quý IV/năm 2020 + Q I/năm 2021
* Kinh phí thực hiện: Nguồn Nơng thơn mới (giải trình chi tiết tại phụ lục
dự tốn kèm theo thuyết minh dự án)
14.2.5. Nội dung 5: Tập huấn kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm theo hướng sản
xuất an toàn và ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật; nâng cao năng lực
quản trị cho các thành viên HTX.
* Nội dung tập huấn
- Tập huấn những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật nuôi cá tầm thương
phẩm: từ khâu chọn giống, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, đặc biệt là cách
nhận biết và phòng bệnh cho cá
- Giới thiệu cho các hộ những tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi cá tầm
thương phẩm.
- Tập huấn về tổ chức và quản trị HTX kiểu mới
- Tập huấn về xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh
* Thành phần tham gia: các hộ thành viên HTX tham gia dự án.
* Số lượng: 14 người/ lớp x 1 lớp
* Thời gian tổ chức: Quý III năm 2020
* Địa điểm: Tại xã: Nà Hẩu huyện Văn Yên.
* Kinh phí thực hiện: Nguồn Nơng thơn mới (giải trình chi tiết tại phụ lục
dự toán kèm theo thuyết minh dự án)
14.2.6. Hội nghị nghiệm thu dự án
Hội nghị nghiệm thu dự án cấp huyện
* Nội dung: Nghiệm thu kết quả thực hiện dự án
* Thành phần tham dự: Hội đồng khoa học nghiệm thu dự án cấp huyện
* Thời gian: Q II/2021
* Kinh phí: Nguồn Nơng thơn mới (giải trình chi tiết tại phụ lục dự toán
kèm theo thuyết minh dự án)
15. Giải pháp thực hiện:
15.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB


17


Diện tích ni cá tầm do các thành viên của HTX nơng nghiệp và du lịch
Nà Hẩu bố trí từ diện tích đất đồi, đất màu và đất vườn tạp kém hiệu quả trên
diện tích đất được UBND xã Nà Hẩu giao sử dụng.
15.2. Giải pháp về công nghệ.
Công nghệ áp dụng trong mơ hình ni cá tầm thương phẩm gồm 2 công
nghệ chủ yếu, cụ thể là:
- Bể bạt ni thâm canh: HTX đang áp dụng ni là có áp dụng cơng nghệ,
nước sạch, nồng độ oxy hịa tan cao vì vậy ni được mật độ cao hơn rất nhiều so
với tiêu chuẩn nuôi cá tầm được khuyến cáo. Quy trình này dễ áp dụng, dễ triển
khai với quy mơ hộ nơng dân vì có mức đầu tư khơng lớn, dễ lắp đặt và vận
chuyển. Công nghệ này lần đầu tiên được áp dụng tại huyện Văn Yên – n Bái.
- Quy trình chăn ni theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP: Bao gồm các
TBKT từ khâu chọn giống tới chăm sóc, phịng trừ bệnh trên cá,... đã được mơ tả
chi tiết ở phần Mô tả dự án cũng như Nội dung, phương pháp thực hiện.
15.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất.
Để thực hiện Dự án: “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn
sản xuất với tiêu thụ cá tầm thương phẩm Văn Yên”, về tổ chức sản xuất cần phải
thực hiện các công việc sau:
- Đơn vị chủ trì phối hợp với UBND các xã thực hiện dự án tiến hành chọn
hộ thành viên HTX tham gia dự án với các tiêu chí đề ra.
- Đơn vị chủ trì thực hiện dự án trong thời gian sớm nhất giới thiệu cho
huyện, xã và HTX các đối tác doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm để có thể ký được
“Bản ghi nhớ” hoặc “Hợp đồng” bao tiêu sản phẩm.
- Đơn vị chủ trì thực hiện dự án sẽ phối hợp cùng với đơn vị tư vấn xây
dựng dự án, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và các hộ thành viên của HTX xây
dựng kế hoạch tiến độ, trong đó chỉ rõ mốc thời gian thực hiện từng công việc;

yêu cầu cần đạt được đối với mỗi loại công việc thực hiện và phân công rõ trách
nhiệm đối với từng cá nhân, đơn vị thực hiện từng loại công việc (theo bảng nội
dung tiến độ thực hiện).
- Các cá nhân, đơn vị được giao phụ trách từng hạng mục cơng việc, hàng
q có báo cáo kết quả thực hiện cho chủ nhiệm dự án để tổng hợp thành báo cáo
định kỳ gửi các cấp quản lý theo quy định (3 tháng/lần). Kết thúc dự án đơn vị
chủ trì thực hiện phải có Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả của dự án
với Chủ đầu tư.
15.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

18


Sản phẩm của dự án được tiêu thụ thông qua liên kết chuỗi với các doanh
nghiệp đã được ký kết ngay từ đầu khi thực hiện dự án. Hiện có 03 đơn vị cam
kết sẽ là đơn vị chủ yếu bao tiêu tồn bộ sản phẩm của dự án thơng qua Hợp đồng
ký kết với các Tổ hợp tác. Đây là những doanh nghiệp có kinh nghiệm trong tổ
chức thơng tin thị trường và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và
nguồn gốc xuất xứ.

19


Siêu thị, cửa
hàng

Hộ thành viên

Công
ty/Doanh

nghiệp

Hợp tác xã
nông nghiệp

Người bán
lẻ

Người tiêu
dùng
Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ Cá tầm Văn Yên ở tỉnh Yên Bái
và khu vực lân cận
Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bao gồm:
- Các hộ thành viên HTX và hộ dân trong địa phương
- Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu
- Công ty/HTX tiêu thụ sản phẩm
- Siêu thị
- Người bán lẻ và
- Người tiêu dùng,…
15.5. Giải pháp về nguồn vốn.
Vốn dự án được cung cấp từ:
- Ngân sách nhà nước (Chương trình Nơng thôn mới): Hỗ trợ tối đa 100%
cho các hoạt động chuyển giao và tập huấn kỹ thuật phục vụ các nội dung, hoạt
động dự án; hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua con giống và thức ăn chăn ni.
- Vốn đối ứng của dân: Đối ứng 100% công lao động, vật liệu làm bể và
cải tạo mặt bằng chăn nuôi, hệ thống ống dẫn nước nguồn và dẫn nước thải, chi
phí lấy mẫu nước.
15.6. Giải pháp về giảm thiểu tác động của dự án đến môi trường
- Dự án sử dụng toàn bộ nguồn nước dẫn từ đầu nguồn, qua bể lọc rồi chia
vào các bể cá; nước thải từ các bể sẽ được dẫn vào 1 ao phía dưới, trong ao có

ni các loại cá đa dạng vừa giúp tận dụng thức ăn thừa trong quá trình chăn nuôi
cá tầm, vừa giúp tạo thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm ra môi trường (suối, dòng
chảy) tự nhiên ở khu vực lân cận;
20


- Các bể cá được đặt ở cá sườn đồi, phù hợp với cấu trúc địa hình, giảm
thiểu việc phá vỡ các cảnh quan thiên nhiên;
- HTX tiến hành trồng nhiều loại cây xanh (mận, bưởi, cây cảnh,…) vừa
tạo bóng mát, tạo cảnh quan và giảm thiểu xói mịn từ canh tác đất dốc, giữ an
toàn cho hệ thống bể cá phía dưới;
- HTX phối hợp với BQL khu BTTN Nà Hẩu làm đề bảo vệ, phát triển,
khai thác hợp lý giá trị của khu BTTN Nà Hẩu.
16. Tiến độ thực hiện:
Thời gian
Người, cơ
TT
Sản phẩm phải đạt thực hiện
quan thực
(BĐ-KT)
hiện
Nội dung 1: Thu thập thông tin hiện trạng vùng thực hiện dự án ở
1
huyện Văn Yên, tập trung ở xã Nà Hẩu và một số địa phương trong
khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
Xác định và lựa chọn
được vùng chăn nuôi
Hoạt động 1: Thu thập cá tầm thương phẩm
Quý
thông tin hiện trạng tối thiểu có diện tích

II/2020
vùng dự án
1ha;
Báo cáo đánh giá hiện
trạng
Cán bộ của
đơn vị chủ trì
Bảng phân tích chất
thực hiện dự
lượng nước phù hợp
án, thành viên
với tiêu chuẩn kỹ
HTX Nà Hẩu,
thuật nuôi cá tầm
Hoạt động 2: Lấy mẫu
đơn vị tư vấn
thương phẩm;
nước dẫn vào khu vực
Quý
Phân tích mẫu đất,
nuôi cá tầm thương
II/2020
nước nhằm đánh giá
phẩm
được các điều kiện
đầu vào làm cơ sở sản
xuất theo hướng an
toàn
Nội dung 2: Tổ chức sản xuất cá tầm thương phẩm theo tiêu chuẩn an
2

toàn, VietGAP
Cán bộ của
Xây dựng 24 bể, chất
Hoạt động 1: Xây dựng bể
Qúy
đơn vị chủ trì,
2.1
liệu bạt, dung tích mỗi
nuôi cá tầm thương phẩm
II 2020 thành
viên
bể 20m3
HTX Nà Hẩu
Các nội dung, công việc
thực hiện chủ yếu

21


2.2
3

Đơn vị chủ
Hoạt động 2: Thả cá giống
Số lượng 200 con/bể x Qúy II - IV trì, xã và các
và tổ chức hoạt động chăm
24 bể
2020
thành
viên

sóc
HTX Nà Hẩu
Nội dung 3: Đăng ký nhãn hiệu và làm truy xuất nguồn gốc
Cán bộ có
Hoạt động 1: Đăng ký
chun mơn
Hồ sơ hồn thiện bản Quý III-IV
nhãn hiệu “Cá tầm Văn
của đơn vị
đăng ký
năm 2020
Yên”
chủ trì, Cơ
quan tư vấn
Hoạt động 2: Làm truy
xuất nguồn gốc cho sản
phẩm cá tầm thương
phẩm

4

01 bộ hồ sơ đăng ký
với các cơ quan
chức năng của tỉnh
Yên Bái

Quý IV
năm 2020

Cán bộ có

chun mơn
của đơn vị
chủ trì, Cơ
quan tư vấn

Nội dung 4: Tư vẫn xây dựng và tổ chức chuỗi giá trị cá tầm thương
phẩm tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Xây dựng mối liên kết tiêu
thụ sản phẩm của HTX nơng nghiệp với các doanh nghiệp trong và
ngồi tỉnh. Ký kết hợp đồng tiêu thụ.
Trọng lượng trung
bình
2-2,5kg/con; Quý IV
Hoạt động 1: Tổ chức
tương ứng với số năm 2020
chuỗi giá trị cá tầm
lượng giống thả;
– Quý I
thương phẩm
Sơ đồ chuỗi giá trị cá năm 2021.
tầm Văn Yên

Cán bộ của
đơn vị tư vấn
xây dựng dự
án, các hộ
thành
viên
HTX Nà Hẩu

Hoạt động 2: Xây dựng Ký kết ít nhất 03 hợp Quý III-IV Cơ quan chủ

mối liên kết tiêu thụ sản đồng tiêu thụ sản năm 2020. trì thực hiện
phẩm tại Yên Bái, Phú
dự án sẽ làm
phẩm
Thọ và Hà Nội.
cầu nối giữa
HTX nông
nghiệp và du
lịch Nà Hẩu

doanh
nghiệp xây
dựng
mối
liên kết tiêu
thụ
sản
22


phẩm

5

5.1

6

6.1


Nội dung 5: Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ
kỹ thuật của HTX và người dân trong vùng dự án
Hoạt động 1 Tập huấn 01 bộ tài liệu tập
Cán bộ của
quy trình kỹ thuật, nâng huấn;
Qúy III
đơn vị tư vấn
cao năng lực cho cán 11 lượt thành viên
năm 2020 và thành viên
bộ và thành viên HTX
HTX được tập huấn
HTX Nà Hẩu
Nội dung khác: Kiểm tra tiến độ, nghiệm thu dự án
Hội
đồng
khoa học cấp
huyện.Cán bộ
Hội nghị nghiệm thu dự án Nghiệm thu kết quả
Quý
của đơn vị
cấp huyện
thực hiện dự án
II/2021
chủ trì thực
hiện và đơn vị
tư vấn xây
dựng dự án.

17. Sản phẩm của dự án:
17.1. Sản phẩm cụ thể của dự án:

TT

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật

Chú thích

1

2

3

4

1

Cá sinh trưởng tốt, an tồn. Sau 12
Mơ hình ni cá tầm
tháng ni có trọng lượng trung
thương phẩm
bình 2kg/con

2

03 hợp đồng giữa HTX
nơng nghiệp và du lịch Nà
Hẩu và mối liên kết với
doanh nghiệp


3

Tạo được mối liên kết tiêu thụ sản
phẩm giữa HTX với doanh nghiệp
bao tiêu sản phẩm thông qua Hợp
đồng một cách bền vững

14 lượt thành viên HTX, Nắm bắt được những kiến thức cơ
được tập huấn kỹ thuật và bản về kỹ thuật nuôi cá tầm thương
23


nâng cao năng lực quản trị phẩm và chăm sóc theo hướng
HTX
thâm canh và đảm bảo ATVSTP
4

Công bố chất lượng cá tầm thương
01 bản tự công bố chất
phẩm theo tiêu chuẩn do các cơ
lượng
quan chức năng ban hành

17.2. Phương án phát triển sau khi triển khai dự án
Sau khi dự án kết thúc, quy trình kỹ thuật chăn ni cá tầm thương phẩm
theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP sẽ được bàn giao lại cho các cơ quan chức năng
địa phương để tiếp tục chỉ đạo người dân phát triển nuôi cá trong xã và các xã lân
cạn có điều kiện tương đồng trên địa bàn huyện thực hiện.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm giới thiệu kết quả các

mơ hình để nhân dân trong vùng tiếp cận được với những kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến trong nuôi cá tầm thương phẩm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan liên quan thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để
nhiều người tiêu dùng biết đến.
Đề nghị chính quyền địa phương cũng như các tổ chức doanh nghiệp có cơ
chế hỗ trợ việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi cá
tầm. Phối hợp với các đơn vị sự nghiệp tiếp tục tập huấn, đào tạo, tăng cường
phát huy hiệu quả của đội ngũ Khuyến nông viên cơ sở để làm lực lượng nòng
cốt cho triển khai nhân rộng. Vận động các hộ nông dân tăng cường áp dụng tiến
bộ khoa học vào sản xuất, mạnh dạn đầu tư và chuyển đổi sang chăn nuôi cá tầm
thương phẩm ở quy mơ hộ gia đình từ 1-2 bể/hộ.
Mơ hình dự kiến áp dụng tại các huyện trong tỉnh Yên Bái có điều kiện tự
nhiên phù hợp (địa hình núi cao, có nguồn nước sạch, lạnh), kết hợp phát triển cá
tầm thương phẩm gắn với phát triển các sản phẩm nơng nghiệp đặc sản, chất
lượng cao có nguồn gốc xuất xứ theo chuỗi giá trị và chương trình OCOP.
Địa chỉ triển khai và tiếp nhận mơ hình: UBND huyện Văn n, Phịng
nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, HTX nơng nghiệp và du lịch Nà Hẩu, xã Nà
Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái;
18. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi:

24


×