HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN THÀNH
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MĂNG TÂY XANH
THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Thành
i
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát
triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn
Hữu Ngoan, giảng viên Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Huyện ủy - HĐND - UBND huyện,
chính quyền địa phương và nhân dân các xã trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang nơi tôi thực hiện đề tài nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Thành
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cám ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình và sơ đồ ................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis Abstract ................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3
1.2.1.
Mục tiêu chung .................................................................................................. 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 3
1.3.
3
Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5.
Đóng góp mới .................................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.
5
Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị ..............
2.1.1.
Một số khái niệm cơ bản.................................................................................... 5
2.1.2.
Đặc điểm của chuỗi giá trị sản phẩm măng tây xanh ...................................... 10
2.1.3.
Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị ........... 13
2.1.4.
Nội dung phát triển sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị................................ 14
2.1.5.
16
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị .....................
2.2.
Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 18
2.2.1.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm măng tây xanh trên thế giới ............ 18
2.2.2.
20
Kinh nghiệm phát triển sản xuất măng tây theo chuỗi giá trị tại Việt Nam .........
2.2.3.
Bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi
3
giá trị ................................................................................................................ 23
4
2.3.
Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố ......................................... 24
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................... 25
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên huyện Việt Yên ................................................................. 25
3.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Việt Yên ...................................................... 30
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 37
3.2.1.
Phương pháp lựa chọn địa điểm nghiên cứu.................................................... 37
3.2.2.
Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 37
3.2.3.
Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 38
3.2.4.
Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 39
3.3.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 39
3.3.1.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả ...................................................................... 39
3.3.2.
Các chỉ tiêu phản ánh chi phí, giá trị măng tây xanh ....................................... 39
3.3.3.
39
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh ..........
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 41
4.1.
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh theo chuỗi giá trị trên địa bàn
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ........................................................................
41
4.1.1.
Thực trạng sản xuất măng tây xanh tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang........ 41
4.1.2.
Thực trạng tiêu thụ măng tây xanh tại huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.......... 50
4.2.
Thực trạng hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị măng tây xanh
tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................. 51
4.2.1.
Sơ đồ và xác định kênh tiêu thụ chuỗi giá trị măng tây xanh tại huyện
Việt Yên ........................................................................................................... 51
4.2.2.
Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị măng tây xanh tại huyện Việt Yên.......... 54
4.2.3.
Sự hình thành giá trị gia tăng và thu nhập thuần của các tác nhân theo các
kênh hàng ......................................................................................................... 69
4.3.
Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị măng tây xanh huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang................................................................................. 70
4.3.1.
Mối liên kết dọc ............................................................................................... 70
4.3.2.
Mối liên kết ngang ........................................................................................... 72
4.4.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi
giá trị ................................................................................................................ 73
4
4.4.1.
Giá cả hàng hóa, dịch vụ .................................................................................. 73
4.4.2.
Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm ......................................................................... 73
4.4.3.
Chất lượng sản phẩm ....................................................................................... 74
4.4.4.
Tiêu thụ sản phẩm ............................................................................................ 74
4.4.5.
Trình độ của người sản xuất ............................................................................ 75
4.4.6.
Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với phát triển sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm măng tây xanh.................................................................................. 75
4.4.7.
Các yếu tố ảnh hưởng tới các tác nhân trong chuỗi ......................................... 76
4.5.
Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất măng tây xanh tại huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang......................................................................................... 78
4.5.1.
Định hướng chung ........................................................................................... 78
4.5.2.
Một số giải pháp cụ thể .................................................................................... 80
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 90
5.1.
Kết luận ............................................................................................................ 90
5.2.
Kiến nghị.......................................................................................................... 91
5.2.1.
Đối với nhà nước ............................................................................................. 91
5.2.2.
Đối với địa phương .......................................................................................... 91
5.2.3.
Đối với người sản xuất..................................................................................... 92
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVTV
HTX
GTZ
CIG
Nghĩa tiếng Việt
Bảo vệ thực vật
Hợp tác xã
Chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chain)
Nhóm đồng sở thích
6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích đất đai huyện Việt Yên giai đoạn 2013-2015 ................................. 28
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Việt Yên giai đoạn
2013- 2015 ..................................................................................................... 32
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Việt Yên giai đoạn 2013-2015................ 33
Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra........................................................................................ 38
Bảng 4.1. Kết quả sản xuất măng tây xanh của huyện Việt Yên qua 3 năm 2013
-2015........ 47
Bảng 4.2. Một số đầu vào chính trong sản xuất măng tây xanh tại huyện Việt Yên ...... 49
Bảng 4.3. Cơ cấu sản lượng và giá bán măng tây tại huyện Việt Yên ........................... 50
Bảng 4.4. Cơ cấu sản phẩm theo kênh tiêu thụ măng tây xanh tại huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang....................................................................................... 51
Bảng 4.5. Tình hình cơ bản các hộ sản xuất măng tây xanh điều tra ............................. 55
Bảng 4.6. Đánh giá HQKT cây măng tây xanh so với sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Việt Yên .............................................................................................. 56
Bảng 4.7. Đánh giá HQKT cây măng tây xanh so với cây cà chua trên địa bàn
huyện Việt Yên .............................................................................................. 57
Bảng 4.8. Phân tích tài chính hộ sản xuất măng tây xanh của huyện Việt Yên ............. 59
Bảng 4.9. Thông tin về thương lái buôn măng tây xanh................................................. 61
Bảng 4.10. Phân tích tài chính từ thương lái buôn măng tây xanh ................................. 63
Bảng 4.11. Thông tin về người bán lẻ măng tây xanh .................................................... 65
Bảng 4.12. Phân tích tài chính của người bán lẻ măng tây xanh .................................... 66
Bảng 4.13. Thông tin về nhà hàng tiêu thụ măng tây xanh ............................................ 68
Bảng 4.14. Phân tích tài chính nhà hàng tiêu thụ măng tây xanh ................................... 69
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị măng tây xanh
tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................... 70
vii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985) ........................................................................ 7
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ chuỗi giá trị của Viện đào tạo doanh nhân Việt Nam ........................... 8
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Việt Yên ................................................................ 25
Hình 4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị măng tây xanh huyện Việt Yên ........................................ 52
Hình 4.2. Cơ cấu sản phẩm ............................................................................................. 75
8
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Thành
Tên Luận Văn: “Phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị trên
địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”.
Mã số: 60.34.04.10
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Chồi măng tây xanh là một loại rau thực phẩm giàu dinh dưỡng được mọi người
dùng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày tại một số quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, cây măng tây xanh đã được trồng và đang đem lại giá trị kinh tế cao cho
một số người dân một số địa phương trong nước, trong đó có huyện Việt Yên. Tuy
nhiên, diện tích và sản lượng còn khá khiêm tốn so với tiềm năng sản xuất và nhu cầu
tiêu thụ trên thị trường. Do đó việc nghiên cứu phát triển sản xuất măng tây xanh theo
chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Việt Yên là quan trọng và cần thiết. Mục tiêu nghiên
cứu của đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát trển sản xuất
măng tây xanh theo chuỗi giá trị, thực trạng hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm măng
tây xanh, tiến hành phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị tại huyện Việt
Yên tỉnh Bắc Giang nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cây măng
tây xanh trên địa bàn nghiên cứu
Tác giả đã thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp về phát triển sản xuất măng tây
xanh theo chỗi giá trị trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thông qua việc
phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với các cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ
khuyến nông, một số tác nhân trong chuỗi giá trị măng tây xanh trên địa bàn nghiên
cứu. Từ các số liệu thu thập được tác giả sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tài chính
để phân tích thực trạng những kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc trong
phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang.
Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất măng tây xanh trên địa bàn huyện
Việt Yên cho thấy: Cây măng tây xanh được người dân trong huyện Việt Yên trồng phổ
biến bắt đầu từ năm 2013 tại xã Tựu Lạn, hàng năm đều tăng diện tích và số lượng hộ
trồng măng tây xanh. Điều kiện tự nhiên của huyện Việt Yên thích hợp với sản xuất
măng tây xanh nên măng tây xanh sản xuất ra có năng suất và chất lượng cao, được
người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên tình hình bảo quản, sơ chế măng tây xanh trên
địa bàn huyện Việt Yên hiện vẫn còn lạc hậu, thủ công, chủ yếu là măng tây xanh sau
9
khi thu hoạch được các hộ dân làm sạch, rửa và bó gọn khoảng 0,5kg/bó, không hề có
bao bì đóng gói hay bất kỳ một biện pháp bảo quản, sơ chế nào khác. Về tình hình tiêu
thụ sản phẩm măng tây xanh, do đặc điểm người dân vẫn phát triển chủ yếu theo
phương thức nhỏ lẻ và tự phát, do đó, chuỗi giá trị măng tây xanh huyện Việt Yên đơn
giản, chỉ bao gồm 7 tác nhân tham gia: người sản xất măng tây xanh, thương lái thu
gom, người bán buôn, doanh nghiệp xuất khẩu, người bán lẻ, người chế biến và người
tiêu dùng. Phần lớn các hộ sản xuất măng tây xanh tại địa bàn đều tiêu thụ tại chỗ thông
qua thương lái, chiếm 58,63% sản lượng tiêu thụ và bán lẻ tại chợ, chiếm 25,61%. Điều
này cho thấy các hộ sản xuất măng tây xanh tại địa bàn chưa có sự chủ động về thị
trường tiêu thụ sản phẩm, còn phụ thuộc nhiều vào thương lái tới nhà mua theo hình
thức thoả thuận bằng miệng, dễ bị thương lái ép cấp, ép giá. Giá trị mức thu nhập thuần
tính trên 1 kg sản phẩm tại tác nhân là hộ sản xuất và nhà hàng luôn cao nhất so với các
tác nhân khác, song do quy mô sản xuất và tiêu thụ dẫn đến khối lượng sản phẩm nhỏ
đã làm cho mức thu nhập bình quân của các hộ sản xuất trong mỗi năm là nhỏ nhất. Các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị đồng thời
phân tích ảnh hưởng chi tiết tới từng tác nhân trong chuỗi . Đó là các yếu tố: giá cả, cơ
cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm, trình độ người sản xuất, cơ chế chính sách,…
Qua nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tác giả đề xuất các
giải pháp phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị như: quy hoạch phát triển
vùng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ xây
dựng thương hiệu, tăng cường liên kết giữa các tác nhân.
10
THESIS ABSTRACT
Green shoots of asparagus is a vegetable nutrient rich foods are all popular users
like vegetables in daily meals in a number of countries around the world. In Viet, the
green asparagus has been grown and are bringing high economic value for a number of
local residents in some countries, including Viet Yen district. However, acreage and
production is still modest compared with the potential production and demand in the
market. Therefore, the research and development of green asparagus production value
chain in Viet Yen district is important and necessary. The goal of the research study
focused on the rationale and practices played on green asparagus production along the
value chain, the status of production and consumption of green asparagus products,
conduct development green asparagus production value chain in Viet Yen district, Bac
Giang province in order to improve economic efficiency and sustainable development
of green asparagus on the study area
The author has collected the secondary data and primary producers in
developing green asparagus under the rose and the value of Viet Yen district, Bac
Giang province through direct interviews with questionnaires for staff in charge of the
management and extension workers, some actors in the value chain of green asparagus
on the study area. From the data collected by the author using the method of analysis
included descriptive statistical method, comparative method and financial analysis
methods to analyze the situation of the achievements and difficulties difficulties in the
development of green asparagus production value chain in Viet Yen district, Bac
Giang province.
Baseline study for the development of production of green asparagus Viet Yen
district shows: Asparagus green is people in Viet Yen district growing in popularity
starting in 2013 at Tu Lan commune, annually increasing the area and the number of
green asparagus growers. The natural conditions of Viet Yen district suitable for the
production of green asparagus green asparagus should produce high yield and high
quality, favored by consumers. However the situation of preservation and processing of
green asparagus Viet Yen district is still backward, crafts, green asparagus mainly after
harvest household cleaning, washing and compact bundle of about 0,5kg / bundle, no
packaging or any preservation measures, other preliminary treatment. Regarding the
consumption of green asparagus products, due to the development of people still mainly
in the form of small and spontaneous, so green asparagus value chain Viet Yen District
simple, including only 7 files participants: re-establish green asparagus growers, traders
collectors, wholesalers, exporters, retailers, processors and consumers. The majority of
11
households in the areas of green asparagus are consumed on the spot through traders,
accounting for 58.63% of consumption and retail sales at the market, accounting for
25.61%. This shows that the green asparagus producers in areas not actively market the
sale of products, also depends heavily on traders to buyers in the form of oral
agreements, prone forced traders grades and prices. Net income value per 1 kg of the
product in the household production factor and restaurants are highest compared to
other agents, but due to the scale of production and consumption of the product leads to
a small volume did the average income of households in the annual production is
minimal. Factors affecting the development of green asparagus production value chain
and analyze the implications in detail to each agent in the chain. It is these factors: price,
product structure, product quality, qualified producers and policy mechanisms, ...
By studying the situation and analyze the factors affecting the authors propose
solutions for the development of green asparagus production along the value chain
such as development planning production areas, the construction of infrastructure,
support the development of production and support brand building, strengthening
links between actors.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Đảng đáp
ứng được yêu cầu và xu thế hội nhập quốc tế. Chủ trương này đã được chính phủ
cụ thể hóa bằng những chính sách cụ thể như Quyết định số 889/QĐ-TTg của
Thủ tướng chính phủ ngày 10/6/2013 về việc ban hành Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; quyết
định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Quyết
định số 889/QĐ-TTg của Thủ tướng. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây
khi nền kinh tế thế giới chao đảo vì khủng hoảng thì kinh tế nước ta phát triển
khá ổn định một phần cũng bởi sự phát triển ổn định của ngành nông nghiệp vốn
còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP của đất nước.
Mặc dù rất có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, lao động... nhưng ngành
nông nghiệp của nước ta vẫn bị đánh giá là một nền nông nghiệp lạc hậu, phát
triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu theo chiều rộng, chưa tận dụng hiệu quả các lợi
thế sẵn có của đất nước. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tập quán sản xuất
của người dân nước ta còn nhỏ lẻ, diện tích canh tác manh mún; việc lập quy
hoạch, kế hoạch sản xuất giữa các vùng còn rất yếu kém không tuân theo xu thế
và quy luật của thị trường, thiếu cơ chế để xây dựng liên kết giữa sản xuất và tiêu
thụ.
Chính vì vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tận dụng ưu thế
và tiềm năng đất đai của từng vùng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh,
thâm canh tập trung tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá lớn có chất lượng cao phục
vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện
hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và
người dân; trên cơ sở đó, xây dựng các chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nhằm
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, đem lại lợi ích lớn hơn
cho người nông dân đang là nhiệm vụ rất cấp thiết.
Cây măng tây xanh có tên khoa học là Asparagus Officinalis L, thuộc họ
măng tây Asparagaceae, có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu nên chúng ta
quen gọi là măng tây để phân biệt với măng ta (măng tre, măng nứa). Măng tây
xanh là một loại cây trồng lâu năm. Cây măng tây xanh có tuổi thọ trên 30 năm,
là một loại cây trồng lâu năm đặc biệt thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới có
1
0
0
nhiệt độ trung bình 25 C - 33 C như ở nước ta nhằm mục đích thu hoạch chồi
non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp (Nguyễn Như Thịnh, 2015).
Ở nước ngoài, chồi măng tây xanh là một loại rau thực phẩm giàu dinh
dưỡng được mọi người dùng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.
Măng tây còn được đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và xuất khẩu đi
khắp nơi trên thế giới. Nhưng do các quốc gia phương Tây ở vùng khí hậu ôn đới
lạnh lẽo chỉ thu hoạch được rau măng tây trong 3 tháng mùa Xuân nên nhu cầu
nhập khẩu rau măng tây xanh của thế giới rất lớn, đến nay vẫn đang tăng cao theo
từng năm, chủ yếu là thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản (Nguyễn Như
Thịnh, 2015).
Ở nước ta, bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, hiện nay các nhà hàng,
khách sạn và thực khách đã biết đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng phòng, chữa
bệnh như thực phẩm chức năng thiên nhiên của chồi măng tây xanh, nên nhu cầu
tiêu thụ măng tây xanh ngày càng tăng cao. Chỉ tính riêng thị trường tiêu thụ tại
một số tỉnh miền Bắc, trong năm 2015, các siêu thị lớn ở Hà Nội, Hải Dương,
Hải Phòng,… đã chủ động liên hệ với các vùng sản xuất măng tây, về tận nơi thu
mua với giá 50.000 – 100.000 đồng/kg tùy theo chất lượng sản phẩm với sản
lượng thu mua có thể từ vài trăm kg tới một vài tấn/tuần (Việt Anh, 2015).
Ở Việt Nam, cây măng tây xanh đã được trồng và đang đem lại giá trị
kinh tế cao cho một số người dân các tỉnh Ninh Thuận, Bình Phước, Bạc Liêu,
thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng còn khá
khiêm tốn so với tiềm năng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Sản
phẩm chồi măng tây xanh chủ yếu được các doanh nghiệp đến thu mua hết và
đem đi xuất khẩu trong khi thị trường tiêu dùng trong nước vẫn còn bỏ ngỏ. Năm
2013, chỉ tính riêng Công ty Việt Hoa Mỹ (TP.HCM) đã thực hiện xuất khẩu từ
500kg-1 tấn măng tây xanh mỗi tuần tới hơn 20 nước trên thế giới. Đồng thời với
sản lượng trên mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu tiêu thụ măng tây
xanh trên thế giới như tại Đức, Anh, Mỹ,… (Khải Huyền, 2013).
Tại Bắc Giang, cây măng tây xanh đã được trồng thử nghiệm thành công
năm 2013 tại huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Theo tính toán số liệu thực tế,
trung bình mỗi ngày 1ha măng tây xanh cho thu hoạch khoảng 80kg chồi, với giá
bán trung bình hiện nay trên thị trường là 60.000 đồng/1kg, tính ra thu nhập của
người nông dân trồng măng tây xanh khoảng 144 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ đi
các loại chi phí thì mỗi tháng thu nhập ròng của người nông dân khoảng 120 triệu
2
đồng/tháng. Mặt khác, sau khi trưởng thành cây măng tây xanh cho thu hoạch
liên tục trung bình 6 đến 8 năm (Nguyễn Văn Thành, 2014).
Với hiệu quả kinh tế rất khả quan của cây măng tây xanh, chính quyền địa
phương và người dân trong vùng đang tiến hành trồng nhân rộng diện tích trên
địa bàn toàn huyện. Tuy nhiên, để tránh tình trạng khi sản phẩm được sản xuất ra
với số lượng lớn thì lại không có thị trường tiêu thụ; chất lượng sản phẩm không
được quản lý, quy chuẩn... và thiệt hại kinh tế là điều không thể tránh khỏi.
Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phát triển sản xuất
măng tây xanh theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
măng tây xanh, tiến hành phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị tại
huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền
vững cây măng tây xanh trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng chuỗi giá
trị cho sản phẩm nông nghiệp;
- Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và hoạt
động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm măng tây xanh trên
địa bàn huyện Việt Yên;
- Đề xuất giải phát triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị trên địa
bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững.
1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Khái niệm về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị cho sản phẩm măng tây xanh?
Đặc điểm của chuỗi giá trị sản phẩm măng tây xanh?
- Những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị sản phẩm măng tây xanh trên
địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang?
- Các hoạt động của từng tác nhân khi tham gia chuỗi giá trị sản phẩm
măng tây xanh?
- Vấn đề quyết định giá và lợi ích của từng thành viên tham gia chuỗi giá
trị sản phẩm măng tây xanh?
3
- Vấn đề trao đổi thông tin giữa các thành viên tham gia chuỗi giá trị sản
phẩm măng tây xanh về chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán
giữa các thành viên?
- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với sản phẩm măng
tây xanh trên thị trường?
- Đề xuất giải pháp phát triển mô hình sản xuất măng tây xanh theo chuỗi
giá trị trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị của sản phẩm măng tây xanh được
trồng trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (từ người sản xuất đến người
tiêu dùng sản phẩm măng tây xanh).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của các thành viên,
cách ứng xử của họ khi tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm măng tây xanh trên
địa bàn tỉnh huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Về không gian: Đề tài thực hiện trên không gian là huyện Việt Yên (nơi
sản xuất sản phẩm) và thành phố Bắc Giang (nơi có nhiều nhà hàng, khách sạn
và tập trung nhiều người có thu nhập khá, ổn định).
- Về thời gian:
+ Các số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 2012-2014.
+ Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến hành điều tra chon mẫu
các thành viên tham gia chuỗi giá trị sản phẩm măng tây xanh (thời gian điều tra
trong năm 2015).
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng
chuỗi giá trị cho sản phẩm măng tây xanh trên địa bàn huyện Việt Yên. Đánh giá
thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất măng tây
xanh trên địa bàn huyện.
Luận văn đã phân tích được hoạt động của từng tác nhân tham gia trong
chuỗi giá trị sản phẩm măng tây xanh trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất giải phát
triển sản xuất măng tây xanh theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MĂNG TÂY XANH
THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm phát triển sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Theo từ điển
Tiếng Việt thì phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp
đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp (Hoàng Phê, 2003). Như vậy, phát
triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất và về lượng. Nói cách khác, phát triển
là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số
lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai.
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong
hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù
triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật (Nguyễn Hữu Vui,
Nguyễn Ngọc Long, 2005).
Theo tác giả Bùi Đình Thanh (2015) phát triển là một quá trình tiến hóa
của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý,
bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử,
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra,
huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những
thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã
hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản
xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân
con người. Ba quá trình đó gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất vật chất
là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội (Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc
Long, 2005).
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó con
người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm
tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ
cuộc sống.
5
Sản xuất cho tiêu dùng tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,
quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất. Sản phẩm sản
xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không
có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên
canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Như vậy phát triển sản xuất là quá trình tổng hợp, kết hợp các yếu tố về
điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội như: chính sách, khoa học kỹ thuật, vốn, điều
kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, con người,… nhằm tăng diện tích, năng xuất, sản
lượng ở mức tốt nhất, phục vụ cho nhu cầu của con người.
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ.
Trong đó, con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất
sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác
phục vụ cuộc sống. Phát triển sản xuất nông nghiệp là quá trình tạo ra ngày càng
nhiều hơn lương thực, thực phẩm và một số sản phẩm nông nghiệp khác thông
qua việc đấu tranh với thiên nhiên của con người.
Phát triển sản xuất nông nghiệp có thể hiều là việc tăng số lượng lao động,
khai thác thêm các nguồn tài nguyên để tăng thêm sản lượng sản phẩm sản xuất
ra trên cơ sở kỹ thuật cho trước. Đồng thời, phát triển sản xuất nông nghiệp cũng
là quá trình đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ
thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có
hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực hiện có để qua đó tăng năng suất lao động,
giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư tiêu thụ trong sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra và nâng cao giá trị
trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.2. Khái niệm về chuỗi chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là thuật ngữ được học giả marketing Michael Porter đề cập
trong cuốn sách phân tích lợi thế cạnh tranh lần đầu tiên vào năm 1985, khi khảo
sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất
lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác.
6
Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị được các nước phát triển áp dụng trong
nhiều thập niên qua nhằm đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, đặc biệt
là sản phẩm nông nghiệp. Riêng ở Việt Nam, cách tiếp cận này được biết đến và
sử dụng rộng rãi từ sau năm 2000. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị được đề
cập bởi nhiều tác giả khác nhau, cụ thể như:
Theo Michael Porter (1985) trong cuốn “Competitive Advantage: Creating
and Sustaining Superior Performance”: Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động.
Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt
động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho
các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt
động cộng lại (trích dẫn bởi Nguyễn Tuân, 2013). Điều quan trọng là không để
pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt
động. Porter định nghĩa các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ tạo ra giá trị gia
tăng, được thể hiện bởi sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985)
Nguồn: trích dẫn bởi Nguyễn Tuân (2013)
Theo Viện đào tạo doanh nhân Việt Nam (2013) thì Chuỗi giá trị là một
loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu
vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu
dùng. Trong chuỗi giá trị có các “khâu” trong chuỗi. Các khâu có thể mô tả cụ
thể bằng các “hoạt động” để thể hiện rõ các công việc của khâu. Bên cạnh các
Khâu của chuỗi giá trị có “tác nhân”. Tác nhân là những người thực hiện các
chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản
7
xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận chuyển hàng hóa, v.v. Bên cạnh đó
cần có các “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị”. Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là giúp
phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị.
Ghi chú:
Các giai đoạn sản xuất/khâu:
Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi:
Người tiêu dùng cuối cùng:
Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ chuỗi giá trị của Viện đào tạo doanh nhân Việt Nam
Nguồn: Viện đào tạo doanh nhân Việt Nam (2013)
Theo cẩm nang ValueLinks – Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị:
Một chuỗi giá trị là các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với
nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế,
chuyển đổi, marketing, đến việc cuối cùng là bán sẳn phẩm đó cho người tiêu
dùng - theo quan điểm chức năng đối với chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007).
Một chuỗi giá trị cũng là một loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực
hiện các chức năng này, có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán, và
nhà phân phối 1 sản phẩm cụ thể nào đó được kết nối với nhau bằng một loạt các
giao dịch kinh doanh trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế
đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
8
Chuỗi giá trị cũng là mô hình thể chế kinh tế trong đó kết hợp việc chọn
lựa sản phẩm và công nghệ thích hợp cùng với cách thức tổ chức các cá nhân liên
quan để tối ưu hóa giá trị. Chuỗi giá trị là một dạng đặc biệt của ngành hàng hay
chuỗi cung ứng và chú ý đến sự phân phối lợi nhuận hợp lý giữa các tác nhân
tham gia. Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý
hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu
(Global value chain). Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia
trên thế giới sẽ đóng vai trò như những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự
phát triển của chuỗi giá trị. Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp theo quan điểm chuỗi giá trị chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh
giá tốt nhất năng lực cạnh tranh, cũng như vai trò, và phạm vi ảnh hưởng của
quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tóm lại chuỗi giá trị có thể được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
Chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động thực hiện trong một
công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao
gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản
xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hâu mãi đến người tiêu thụ sản
phẩm cuối cùng v.v...Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối
người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị
cho thành phẩm cuối cùng. Nói cách khác, chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp là các
hoạt động trong cùng một tổ chức hay một công ty theo khung phân tích của
Porter (Nguyễn Tuân, 2013).
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một tập hợp những hoạt động do nhiều
người khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất, người
thu gom, nhà chế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ...) để sản xuất ra một
sản phẩm sau đó bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (phương pháp
tiếp cận toàn cầu) (Nguyễn Tuân, 2013).
Từ các khái niệm nêu trên có thế rút ra chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động:
+ Các hoạt động chính tạo giá trị gia tăng: (i) Hậu cần đến: Những hoạt
động này liên quan đến tiếp nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào sản phẩm: cung
cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, trả lại sản phẩm
cho nhà cung cấp. (ii) Sản xuất: các quy trình xử lý đầu vào tạo ra sản phẩm và
dịch vụ hoàn thiện. (iii) Hậu cần ngoài ra: Đây là những hoạt động kết hợp với
việc thu thập, lưu trữ và phân phối sản phẩm đến người mua. (iv) Tiếp thị và bán
9
hàng: Những hoạt động liên quan đến quảng bá, khuyến mại, lựa chọn kênh phân
phối, mối quan hệ giữa các tác nhân trong kênh và định giá như tiếp thị sản
phẩm, bán hàng. (v) Dịch vụ: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
nhằm gia tăng và duy trì sản phẩm như hỗ trợ, chăm sóc khách hàng sau khi cung
cấp sản phẩm/dịch vụ, điều chỉnh sản phẩm.
+ Các hoạt động bổ trợ: Cơ sở hạ tầng, quản trị nguồn nhân lực, phát triển
công nghệ, thu mua nguyên vật liệu.
2.1.2. Đặc điểm của chuỗi giá trị sản phẩm măng tây xanh
2.1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm măng tây xanh
Cây Măng tây có tên khoa học là Asparagus officinalis L, cây ăn chồi non,
thuộc họ Huệ (Liliaceae). Cây có thân rễ sống lưu niên sinh ra những chồi hình
trụ tròn màu trắng, có nguồn gốc từ bờ biển phía Tây Châu Âu nên chúng ta quen
gọi là măng tây để phân biệt với măng ta, là loại cây trồng lâu năm nhằm mục
đích thu hoạch chồi măng non làm rau thực phẩm, được du nhập vào nước ta từ
thời Pháp thuộc. Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây
Măng tây xanh như Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng, Đà Lạt, ... nhưng thời điểm
đó do diện tích trồng ít, không có thị trường tiêu thụ nên cây Măng tây không có
điều kiện để phát triển (Nguyễn Như Thịnh, 2015).
Năm 2009, ở Việt Nam, cây măng tây xanh đã được trồng và đang đem lại
giá trị kinh tế cao cho một số người dân các tỉnh Ninh Thuận, Bình Phước, Bạc
Liêu, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng còn
khá khiêm tốn so với tiềm năng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Sản
phẩm chồi măng tây xanh chủ yếu được các doanh nghiệp đến thu mua hết và
đem đi xuất khẩu trong khi thị trường tiêu dùng trong nước vẫn còn bỏ ngỏ (Lư
Cẩm, Lê Hồng Chiều, 2009). Hiện nay, măng tây xanh đã được trồng tại một số
tỉnh thành thuộc cả ba miền Bắc – Trung – Nam của nước ta.
Chồi măng tây xanh là một loại rau thực phẩm giàu dinh dưỡng được mọi
người dùng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Măng tây xanh có
hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước, 17% chất khô; trong đó có 2,2%
đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất xơ celluloze, 0,6% tro, 21% các chất
khoáng như kali, magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,... Ngoài ra,
chúng còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A,
Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như
Triptophan, Folate,... (Nguyễn Như Thịnh, 2014).
10
Cây măng tây xanh rất giàu dược tính. Từ những năm 200 trước công
nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng măng tây xanh làm
thuốc trị bệnh tiêu hóa và suy gan, thận. Từ rễ cây măng tây xanh, người Pháp đã
bào chế ra Sirop Descinq Raciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã
được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi.
Măng tây xanh còn chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và
phòng trị rất tốt các chứng táo bón. Măng tây xanh nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước
uống giúp lợi tiểu, phòng ngừa các bệnh đau bàng quang, ung thư kết tràng, suy
thận hay suy gan mật, tiểu đường. Trong cây măng tây còn có dược chất
Asparagin rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, được sử dụng trong
điều trị bệnh tim và bệnh goutte. Ngoài ra, măng tây xanh còn có khả năng giúp
người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm
việc, chống lão hóa cơ thể, chống béo phì, đặc biệt là giảm cholesteron, giúp ổn
định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ tim mạch… (Nguyễn Như Thịnh, 2015)
Cây măng tây xanh là cây đòi hỏi kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cao. Vì
vậy yêu cầu chọn đất phù hợp, chọn giống tốt, có liều lượng phân bón, thời gian
bón và phương pháp bón đúng, có sách lược phòng trừ sâu bệnh hại cây. Sản
phẩm của cây măng tây xanh là chồi măng có chứa nhiều nước dễ hư hỏng nhưng
lại yêu cầu đảm bảo chất lượng tươi, tiêu dùng hàng ngày và thường xuyên. Vì
vậy phải tổ chức tốt khâu thu hái, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm với trình độ kỹ
thuật phải cao. Việc tổ chức sản xuất nếu có điều kiện phải hình thành các vùng
chuyên môn hóa để tiện lợi về mọi mặt và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cây măng tây xanh là một trong những loại cây phản ứng rộng với điều
kiện sinh thái khí hậu. Tuy nhiên tính thích ứng rộng không có nghĩa là cây măng
tây xanh trồng bất cứ ở đâu cũng được mà nó phụ thuộc vào từng loài, từng
giống và tiểu vùng khí hậu. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu thời
tiết tới sinh trưởng phát triển cây măng tây xanh, các chuyên gia thế giới đã kết
luận rằng các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như
gió bão, sương muối và hạn hán là những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc và quyết
định đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây măng tây xanh.
Trên đất phù sa trồng cây măng tây xanh đã cho hiệu quả kinh tế cao, nâng
cao độ phì nhiêu của đất và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước… Sản phẩm
chồi măng tây xanh xuất khẩu có giá trị kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa. Sản
phẩm chồi măng tây xanh có vị ngọt mềm, hương vị đặc trưng rất giàu dinh
11