Tải bản đầy đủ (.pdf) (324 trang)

Giáo trình quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 324 trang )

1


2


LỜI NĨI ĐẦU
Nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc gia nói riêng ngày càng
nhận thấy ảnh hưởng to lớn của các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, với các hoạt động lớn mạnh của các
ngân hàng đầu tư, công ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm, các quỹ đầu
tư hay các hoạt động đa dạng của các tổ chức tiết kiệm tiền gửi như hiệp
hội tiết kiệm và cho vay, quỹ tín dụng, quỹ hưu trí... khiến một lượng
vốn khổng lồ được huy động và tiếp dẫn lại cho nền kinh tế đã tạo ra
những thay đổi vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các
nước. Các tổ chức này với nhiều loại hình đa dạng, đã và đang thỏa mãn
mọi yêu cầu liên quan đến tài chính của các cá nhân, tổ chức. Sự phát
triển bền bỉ và ngày càng lớn mạnh này khiến cho việc tìm hiểu, nghiên
cứu về các tổ chức tài chính phi ngân hàng luôn được đặt ra như một nhu
cầu cần thiết đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị tổ chức tài
chính và các nhà hoạch định chính sách.
Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng là một học phần thuộc
khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành
Tài chính - Ngân hàng. Học phần này cũng là tiền đề để người học tiếp
tục phát triển trong nghiên cứu tại chương trình đào tạo Sau Đại học
chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của trường Đại học Thương mại.
Học phần này trang bị cho người học các kỹ năng phân tích và ra quyết
định về lựa chọn và tổ chức huy động vốn, ra quyết định xây dựng danh
mục đầu tư, tổ chức đo lường và đánh giá kết quả hoạt động; lập kế
hoạch R&D nhận dạng, đo lường, thiết kế các mơ hình, đưa ra các giải
pháp kiểm sốt rủi ro và tài trợ tổn thất trong kinh doanh các tổ chức tài


chính phi ngân hàng. Chính vì vậy, kết cấu của giáo trình gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản trị các tổ chức tài chính
phi ngân hàng;
Chương 2: Quản trị huy động vốn;
3


Chương 3: Quản trị sử dụng vốn;
Chương 4: Đánh giá kết quả tài chính;
Chương 5: Quản trị rủi ro.
Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng là một tài
liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của giảng
viên và học tập của sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. Đây
cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và bạn đọc
quan tâm đến lĩnh vực này.
Giáo trình được tổ chức nghiên cứu biên soạn bởi chủ biên: PGS.
TS. Lê Thị Kim Nhung, TS. Nguyễn Thị Minh Thảo và TS. Phạm Tuấn
Anh. Tham gia biên soạn giáo trình gồm các tác giả:
* Chương 1: TS. Nguyễn Thị Minh Thảo, ThS. Trịnh Công Sơn;
* Chương 2: ThS. Đàm Thị Thanh Huyền, ThS. Ngô Thị Ngọc;
* Chương 3: ThS. Nguyễn Việt Bình, ThS. Đặng Thu Trang tham;
* Chương 4: ThS. Nguyễn Thị Liên Hương, ThS. Ngô Thùy Dung;
* Chương 5: TS. Phạm Tuấn Anh, TS. Đỗ Phương Thảo.
Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã tham khảo một số tài
liệu trong nước và nước ngoài, các văn bản pháp quy của Nhà nước, tiếp
thu ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học nghiệm thu giáo trình, gồm:
GS. TS. Đinh Văn Sơn, PGS. TS. Hà Minh Sơn, PGS. TS. Nguyễn Thu
Thủy, TS. Cao Thị Ý Nhi, TS. Trần Việt Thảo. Tập thể tác giả đã kế thừa
có chọn lọc các tài liệu tham khảo nhằm đảm bảo tính cập nhật và phù
hợp với điều kiện phát triển chung của nền kinh tế. Chúng tôi xin chân

thành cảm ơn tác giả của các tài liệu tham khảo mà chúng tơi đã sử dụng
trong giáo trình này, cảm ơn sự góp ý của các nhà khoa học đã giúp
chúng tơi hồn thiện chất lượng của cuốn giáo trình này.

4


Mặc dù tập thể tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về
điều kiện nghiên cứu và kinh nghiệm biên soạn nên giáo trình khơng
tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Tập thể tác giả rất
mong nhận được sự góp ý của các độc giả, các nhà nghiên cứu để giúp
chúng tôi tiếp tục hồn thiện chất lượng của giáo trình cho lần tái bản
sau. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
TẬP THỂ TÁC GIẢ

5


6


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG

15


1.1. Khái quát về các tổ chức tài chính phi ngân hàng

15

1.1.1. Khái niệm và vai trị

15

1.1.2. Các loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng

20

1.1.3. Quy mô, cấu trúc ngành và xu hướng phát triển

25

1.2. Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng

56

1.2.1. Khái niệm

56

1.2.2. Nội dung quản trị

57

1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động

của các tổ chức tài chính phi ngân hàng

60

1.3.1. Các yếu tố chính trị:

61

1.3.2. Các yếu tố kinh tế

63

1.3.3. Các yếu tố xã hội

65

1.3.4. Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ

66

1.3.5. Các yếu tố pháp lý

67

1.3.6. Các yếu tố môi trường tự nhiên

68

1.4. Rủi ro tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng


69

1.4.1. Rủi ro lãi suất

71

1.4.2. Rủi ro tín dụng

73

1.4.3. Rủi ro thanh khoản

74

1.4.4. Các rủi ro khác

75

Câu hỏi ôn tập

81

Danh mục tài liệu tham khảo

82

7


CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN


83

2.1. Các hình thức huy động vốn

83

2.1.1. Huy động vốn tiền gửi

84

2.1.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

87

2.1.3. Huy động vốn bằng các hoạt động kinh doanh chuyên biệt

93

2.1.4. Vay từ các tổ chức tài chính

98

2.2. Nội dung quản trị huy động vốn

99

2.2.1. Vai trò của hoạt động huy động vốn

99


2.2.2. Mơ hình quản lý huy động vốn

103

2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn vốn huy động

105

2.2.4. Kỳ hạn bình quân của tổng nguồn vốn

111

2.2.5. Quản trị vốn chủ sở hữu

115

Câu hỏi ôn tập và bài tập 

123 

Tài liệu tham khảo 

126 

CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN

127

3.1. Quản trị hoạt động cho vay


127

3.1.1. Các sản phẩm cho vay

127

3.1.2. Quản trị danh mục cho vay

145

3.2. Quản trị hoạt động đầu tư

155

3.2.1. Các công cụ đầu tư

157

3.2.2. Quản trị danh mục đầu tư

169

Câu hỏi ôn tập và bài tập

175

Danh mục tài liệu tham khảo

177


8


CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
4.1. Đánh giá theo khả năng sinh lợi

179
179

4.1.1. Các báo cáo tài chính

180

4.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

191

4.1.3. Tác động của quy mơ đến kết quả tài chính

200

4.2. Đánh giá theo quan điểm tối đa hóa giá trị thị trường

202

4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng giá trị thị trường
của các tổ chức tiết kiệm

204


4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng giá trị thị trường
của các công ty bảo hiểm

206

4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng giá trị thị trường của quỹ hưu trí

208

4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng giá trị thị trường
của cơng ty chứng khốn

212

Câu hỏi ơn tập và bài tập

214

Danh mục tài liệu tham khảo

216

CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO

217

5.1. Quản trị rủi ro lãi suất

217


5.1.1. Nhận dạng và đo lường rủi ro lãi suất

217

5.1.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất

238

5.1.3. Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

240

5.1.4. Các kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất

244

5.1.5. Giám sát quản trị rủi ro lãi suất

261

5.2. Quản trị rủi ro tín dụng

265

5.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng

265

5.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng


269

5.2.3. Mục tiêu và các lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng
cần quan tâm

276

5.2.4. Các mơ hình quản trị RRTD

279

5.2.5. Quy trình quản trị RRTD

280
9


5.2.6. Các kỹ thuật thường sử dụng trong quản trị RRTD

283

5.2.7. Một số chiến lược quản trị RRTD

284

5.2.8. Mua, bán nợ

286


5.2.9. Chứng khốn hóa khoản vay

290

5.3. Quản trị rủi ro thanh khoản

302

5.3.1. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro thanh khoản

304

5.3.2. Nhận dạng rủi ro thanh khoản đối với một số loại hình
NBFI

306

5.3.3. Quản lý tài sản thanh khoản

310

5.3.4. Cấu trúc nguồn vốn

312

5.3.5. Hệ số an toàn vốn

313

5.3.6. Bảo hiểm tiền gửi


313

5.3.7. Các giải pháp khác

317

Câu hỏi ôn tập và bài tập

318

Danh mục tài liệu tham khảo

323

10


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ số cơ bản của các tổ chức tiết kiệm và cho vay
giai đoạn 1989 - 2006

30

Bảng 1.2. Giao dịch M&A nổi bật trong ngành tài chính tại Hoa Kỳ

50

Bảng 1.3.


Các loại rủi ro mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng
thường gặp phải

70

Bảng 1.4. Thống kê danh mục đầu tư và danh mục kinh doanh
của một tổ chức tiền gửi

75

Bảng 2.1: Tỉ lệ đóng góp giữa người lao động vào người sử dụng
lao động năm 2018

95

Bảng 2.2: Tóm tắt các hình thức huy động vốn cơ bản
của các tổ chức tài chính phi ngân hàng

99

Bảng 2.3. Bảng cân đối tài sản theo thị giá

119

Bảng 2.4. Bảng cân đối tài sản theo thị giá hiện hành

120

Bảng 2.5. Bảng cân đối tài sản sau khi thị giá tín dụng giảm mạnh


121

Bảng 2.6. Bảng cân đối tài sản theo thị giá sau khi lãi suất tăng

122

Bảng 3.1. Các loại hình cho vay thương mại mà NBFI
có thể cung cấp

130

Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục cho vay của NBFI

147

Bảng 3.3. Tóm lược ưu điểm và nhược điểm của các công cụ
đầu tư trên thị trường tiền tệ

162

Bảng 3.4. Tóm lược ưu điểm và nhược điểm của các công cụ
đầu tư trên thị trường vốn

166

Bảng 4.1. Kết cấu bảng cân đối kế toán ngân hàng tiết kiệm X năm N 182
Bảng 4.2. Báo cáo thu nhập ngân hàng tiết kiệm X năm N

187


Bảng 4.3: Vai trò của ROE, ROA, EM, PM, AU trong phân tích
tài chính

194

Bảng 4.4. Các chỉ số tài chính ngân hàng tiết kiệm
tương trợ X năm N

195

11


Bảng 4.5. Chỉ tiêu PM và AU ngân hàng tiết kiệm
tương trợ X năm N

197

Bảng 4.6. Các thành tố của PM ngân hàng tiết kiệm
tương trợ X năm N

198

Bảng 4.7. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ngân hàng tiết kiệm
tương trợ X năm N

199

Bảng 4.8. Các thành tố của PM ngân hàng tiết kiệm
tương trợ X năm N


200

Bảng 5.1. Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s

274

12


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1:

Bảng biểu về số lượng tổ chức nhận tiền gửi
giai đoạn 1993 - 2006 tại Hoa Kỳ

28

Lãi suất của Liên hiệp tín dụng so với ngân hàng
(giai đoạn 1991 - 2006) tại Hoa Kỳ

32

Khái quát quá trình hoạt động cơ bản của tổ chức
tài chính phi ngân hàng

58

Các lĩnh vực ra quyết định quản trị của một tổ chức
tài chính phi ngân hàng


60

Hình 4.1:

Phân tích ROE dựa trên thành tố

194

Hình 5.1

Các bước trong quy trình quản trị RRTD
liên tục tiếp diễn

280

Sơ đồ 1.1.

Mơ hình hoạt động của Liên hiệp tín dụng

31

Sơ đồ 1.2.

Mơ hình hệ thống hưu trí theo OECD

40

Sơ đồ 1.3.


Mơ hình hệ thống hưu trí theo World Bank

41

Sơ đồ 1.4:

Mơ hình quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng

57

Hình 1.2.
Hình 1.4.
Hình 1.5.

13


14


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học sẽ bao quát
được về những vấn đề chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng,
mơi trường kinh doanh và các hoạt động quản trị cơ bản mà các tổ chức
này thực hiện. Những nội dung được đề cập tại chương này sẽ làm tiền
đề để người học tiếp cận nghiên cứu kiến thức ở các chương tiếp theo.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI
NGÂN HÀNG

1.1.1. Khái niệm và vai trò
1.1.1.1. Khái niệm
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể được hiểu là bộ phận
các tổ chức tài chính khơng thực hiện đầy đủ các chức năng hoạt động cơ
bản của một ngân hàng thương mại. Theo Carmichael, Jeffrey & Michael
Pomerleano [3], các tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ được thực hiện
một số hoạt động ngân hàng như là hoạt động kinh doanh thường xuyên
nhưng không được nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, khơng cung ứng dịch vụ
thanh tốn qua tài khoản của khách hàng.
Theo Ngô Hướng và Tô Kim Ngọc [2], tổ chức tài chính phi ngân
hàng được hiểu là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền
tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh
doanh thường xuyên, nhưng không nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm
dịch vụ thanh toán. Cũng giống như các ngân hàng, các tổ chức tài chính
phi ngân hàng cũng có chức năng trung gian tài chính (huy động tiền gửi
có kỳ hạn để đưa vào đầu tư). Họ cũng cung cấp một số loại dịch vụ ngân
hàng như nhận đại lý, môi giới, ủy thác... và mỗi loại hình lại có các biến
15


thể tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân
hàng. Tuy nhiên, do khơng nhận tiền gửi không kỳ hạn và không thực
hiện chức năng trung gian thanh toán như các ngân hàng thương mại, nên
các tổ chức tài chính phi ngân hàng khơng tham gia vào q trình tạo tiền
và khơng bị chi phối, quản lý của ngân hàng trung ương. Nếu như các
ngân hàng thương mại hướng phát triển cho vay vào các lĩnh vực thương
mại và sản xuất thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại đưa vốn vào
các lĩnh vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và cho vay thế chấp mua
nhà ở. Các ngân hàng thương mại hướng phát triển dịch vụ thanh toán
qua ngân hàng, trong khi đó các tổ chức tài chính phi ngân hàng tăng

cường theo đuổi các dịch vụ môi giới, đại lý chứng khoán, các dịch vụ ủy
thác và M&A.
Những đặc điểm trên cho phép chúng ta phân biệt được ngân hàng
thương mại và tổ chức tài chính phi ngân hàng khi nhìn vào bảng cân đối
tài sản. Tuy nhiên, ranh giới giữa hai nhóm này ngày càng bị “xóa nhịa”
do xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ hỗn hợp và khuynh
hướng lấn sân sang nhau của hai nhóm tổ chức tài chính này.
1.1.1.2. Vai trị
a. Chu chuyển các nguồn vốn và linh hoạt thời gian đáo hạn của
dòng tiền
Trong bối cảnh hội nhập, TCTC phi ngân hàng không chỉ là kênh
chuyển tải nguồn lực tài chính từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể
thiếu vốn trong nước mà còn là kênh chuyển tải nguồn lực từ những nhà
đầu tư quốc tế đến những người đi vay quốc tế.
Bằng cách đa dạng hóa hoạt động đầu tư khiến họ có thể chắn được
rủi ro tốt hơn các hộ gia đình khi khơng có sự ăn khớp về thời gian đáo
hạn giữa tài sản Có và Tài sản Nợ. Do đó, các tổ chức tài chính phi ngân
hàng cung cấp các dịch vụ trung gian đáo hạn thanh tốn cho phần cịn
lại của nền kinh tế khi khơng có sự phù hợp về kỳ hạn, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng có thể tạo ra các sản phẩm mới như cho vay dài hạn
đối với hộ gia đình trong khi vẫn thực hiện huy động vốn ngắn hạn
16


của họ. Hơn nữa trong khi một số tổ chức tài chính phi ngân hàng phải
đối diện với rủi ro lãi suất, những tổ chức tài chính lớn hơn vẫn có thể
quản lý rủi ro này thơng qua việc tiếp cận tốt hơn các thị trường và các
công cụ tự bảo hiểm như các khoản cho vay kinh doanh và chứng khốn
hóa, hốn đổi, hợp đồng quyền chọn và các cơng cụ tự bảo hiểm khác.
b. Khắc phục tình trạng thơng tin bất cân xứng trên thị trường

tài chính
Trong một tiến trình giao dịch vốn, người cần vốn bao giờ cũng
nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư mà
anh ta đang tiến hành hơn người cấp vốn. Vấn đề này gọi là “thông tin
bất cân xứng”. Thông tin bất cân xứng làm nảy sinh lựa chọn nghịch và
rủi ro đạo đức khiến người thừa vốn khơng sẵn lịng cung cấp vốn cho
người cần vốn.
Tính hợp lý cho sự tồn tại của các tổ chức tài chính phi ngân hàng
là khả năng vượt trội của nó trong việc giải quyết vấn đề thông tin bất
cân xứng và hai “hệ quả” là sự lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức. Các tổ
chức tài chính phi ngân hàng chun mơn hóa trong việc đánh giá rủi ro
tiềm năng của người đi vay. Chúng có thể tiếp cận các thơng tin cá nhân
của người vay (như tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả và tín dụng) và
kiểm sốt những hoạt động đầu tư của họ. Hay nói cách khác các tổ chức
tài chính phi ngân hàng có ưu thế để đưa ra quyết định cung cấp các
khoản nợ một cách hợp lý.
c. Góp phần làm giảm chi phí giao dịch của xã hội
Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến tiền và thời gian để thực
hiện giao dịch tài chính. Một trong những yếu tố quan trọng của chi phí
giao dịch là chi phí nghiên cứu. Nếu khơng có các tổ chức tài chính,
người vay vốn phải bỏ ra thời gian để tìm kiếm những người cho vay vốn
đáp ứng nhu cầu của mình về lãi suất, khả năng nguồn và thời gian cho
vay. Ngược lại, đối với những người cho vay vốn để quyết định cho vay
vốn cần trải qua 2 cơng đoạn: (1) Tìm người cần vốn đáng tin cậy và
17


(2) Thiết lập hợp đồng vay vốn chặt chẽ. Thực hiện các hoạt động này
đòi hỏi người cho vay vốn phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định.
Sự ra đời của các tổ chức tài chính phi ngân hàng góp phần làm

giảm chi phí giao dịch do chúng có ưu thế về kinh tế quy mô, thông qua
việc tập trung các nguồn tiền tệ tiết kiệm có quy mơ nhỏ và đa dạng hóa
các nghiệp vụ sử dụng vốn. Do lợi thế về kinh tế quy mô, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí giao dịch cho khách
hàng. Thơng thường những người đầu tư nhỏ sẽ phải trả chi phí hoa hồng
cho các giao dịch đầu tư chứng khoán cao hơn mức chi phí giao dịch
bình qn của các nhà đầu tư mua buôn. Nhưng khi các cá nhân đưa tiết
kiệm vào các tổ chức tài chính phi ngân hàng (như quỹ tương hỗ, quỹ
hưu trí) để họ thực hiện hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán, do
tổng lượng đầu tư đủ lớn để trở thành nhà đầu tư mua bn nên khiến
nhóm các hộ gia đình này có thể giảm chi phí giao dịch mua tài sản của
họ. Thêm vào đó, mức chênh lệch mua - bán cùng thấp hơn so với các tài
sản đã mua và đã bán với số lượng lớn.
Những hoạt động này của các tổ chức tài chính được thực hiện
bởi một đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn cao. Với lợi thế về
kinh tế quy mơ, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã gộp tất cả các
giao dịch tài chính riêng lẻ của từng cá nhân cho vay nên đã làm giảm đi
nhiều chi phí giao dịch của xã hội. Bằng việc giảm đi chi phí giao dịch,
các tổ chức tài chính phi ngân hàng mang đến lợi ích cả cho người tiết
kiệm (người cho vay) và người đi vay.
d. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các
dòng tiền tệ nhàn rỗi của xã hội dịch chuyển từ người thừa sang người
thiếu, cải thiện tính hiệu quả kinh tế của quá trình này. Dịng tiền được
lưu thơng sẽ làm cho chi tiêu vốn gia tăng và nâng cao năng suất lao
động. Dưới góc độ của xã hội điều này khiến phúc lợi xã hội và tiêu
chuẩn cuộc sống được nâng lên, tức là lợi ích thuần đối với xã hội được
nảy sinh từ hoạt động của các tổ chức tài chính.
18



+ Đối với người tiết kiệm:
Bằng việc phát hành các chứng khốn thứ cấp, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng tập trung nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều người tiết
kiệm, biến nó thành đồng vốn sinh lời; khắc phục những khó khăn mà
vốn dĩ từng người tiết kiệm gặp phải khi thực hiện đầu tư trực tiếp như:
thiếu kinh nghiệm, thông tin, khả năng hạn chế tiếp cận đến thị trường,
thiếu những cơng cụ tài chính có quy mơ nhỏ và chi phí giao dịch tốn
kém; tạo ra kinh tế quy mơ và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính từ đó
phân tán rủi ro cho những người tiết kiệm.
+ Đối với người vay vốn:
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng làm giảm chi phí giao dịch,
gắn kết chặt chẽ nhu cầu của người tiết kiệm và người đi vay; chuyển
hóa nguồn vốn tiết kiệm ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn dài hạn
của các chủ thể trong nền kinh tế (cá nhân, tổ chức, chính quyền địa
phương) đa dạng hóa các sản phẩm tài chính với nhiều loại quy mơ và kỳ
hạn khác nhau; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có quy mơ
nhỏ, cá nhân/hộ gia đình tiếp cận để vay vốn.
e. Kích thích và tập trung các nguồn vốn tiết kiệm trong dân chúng
Với mạng lưới rộng lớn và sự linh hoạt trong hoạt động, các tổ
chức tài chính phi ngân hàng đã tập trung được những nguồn tiết kiệm
trong xã hội, nhất là những khoản tiền nhỏ, lẻ để đưa vào thị trường tài
chính. Bởi họ nắm bắt được tâm lý của người tiết kiệm đó là sử dụng các
khoản tiền tiết kiệm được nhằm mục đích dự phịng và sinh lãi, nên các
hoạt động đầu tư có tính thuận tiện và sinh lời sẽ thu hút được người tiết
kiệm ủy thác dịng tiền của mình cho các tổ chức này kinh doanh hộ. Đặc
biệt, khi cần hút vốn, các tổ chức này thường nâng mức lãi suất cao hơn,
gây hấp dẫn với người tiết kiệm chấp nhận giảm chi tiêu để gia tăng dự
trữ và chuyển khoản tiết kiệm đó tới các tổ chức này.
g. Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và sáng tạo trong lĩnh vực tài chính

Sự tham gia tích cực của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã
khiến cho thị trường tài chính trở nên sôi động, không chỉ là “sân chơi”
19


duy nhất của các ngân hàng và các nhà đầu tư cá nhân lớn. Chúng giúp
tăng tính cạnh tranh cả ở bên cầu lẫn bên cung vốn, khiến người cung
vốn và người cầu vốn có nhiều sự lựa chọn có lợi hơn và phù hợp hơn.
Với sự xuất hiện đa dạng các loại hình tổ chức phi ngân hàng khiến ngày
càng nhiều các sản phẩm tài chính, đáp ứng yêu cầu của các chủ thể tham
gia. Áp lực cạnh tranh trên thị trường gia tăng khiến các tổ chức luôn
thực hành mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chi phí vốn
cho người vay hợp lý hơn và tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách
hàng. Phần lớn các tổ chức tài chính phi ngân hàng hướng đầu tư vào các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động chi tiêu của các cá nhân, hộ gia
đình nên chúng nắm trong tay một lượng khách hàng đông đảo và đa
dạng, chúng đã góp phần quan trọng trong tăng cường hiệu quả kinh tế
xã hội.
h. Đáp ứng các nhu cầu trong phòng ngừa rủi ro và đầu tư tài chính
Do bất trắc trong đời sống con người có thể bất ngờ xảy ra và gây
tổn hại về mặt vật chất và tinh thần, điều đó khiến con người ln phải tự
ý thức được việc phòng ngừa, nhất là phòng ngừa cho các tổn hại tài
chính có thể xảy ra. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là nơi giúp con
người có một loạt cơng cụ phịng vệ khá hữu hiệu thông qua các hợp
đồng dịch vụ bảo hiểm (do các công ty bảo hiểm cung ứng), các sản
phẩm hưu trí (do các quỹ hưu trí cung cấp). Bên cạnh đó, trong hoạt
động đầu tư, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng thực hiện cung cấp
các thơng tin nếu khách hàng cần hoặc thực hiện theo lệnh (ủy nhiệm)
của khách hàng. Với nhiều loại dịch vụ khác nhau nhưng các tổ chức tài
chính phi ngân hàng đều quan tâm tới thực thi mục đích bảo vệ tài chính

và phân tán rủi ro cho khách hàng.
1.1.2. Các loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng
Trong nền kinh tế hiện nay, có nhiều loại tổ chức tài chính phi ngân
hàng, nếu xét theo đặc trưng hoạt động cơ bản, người ta có thể chia thành
4 nhóm: (1) các tổ chức nhận tiền gửi, (2) các tổ chức tiết kiệm theo hợp
20


đồng, (3) các trung gian đầu tư và (4) các tổ chức tài chính phi ngân
hàng khác.
1.1.2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi
- Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (Savings and Loan Asociatons S&L): ra đời năm 1831 ở Lion (Pháp) và Philadelphia (Hoa Kỳ) với
nguyên tắc hoạt động cơ sở là hoạt động tài chính mang tính tương trợ.
Theo đó, một nhóm người chấp nhận đem số tiền tiết kiệm của mình và
cam kết đóng góp một khoản tiền nhất định theo một thời biểu lịch đã
được đồng thuận nhất trí để có đủ ngân sách cho một vài người trong
nhóm vay đầu tư, mua sắm tài sản, xây dựng nhà cửa... Những hội viên
được vay tiền cam kết hoàn tiền lại đều đặn cho Hội để Hội có đủ tiền tài
trợ cho những hội viên khác thực hiện đầu tư. Khi mọi hội viên đã được
thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình, Hội sẽ tự giải thể (chấm dứt hoạt động).
- Ngân hàng tiết kiệm tương trợ (Savings Bank - SB) được thành
lập với mục đích huy động các khoản tiền tiết kiệm của các cá nhân trong
xã hội. Chủ nhân của các ngân hàng tiết kiệm chính là người gửi tiền tiết
kiệm. Theo đó, có một nhóm người đứng ra khởi xướng thành lập ngân
hàng. Sau khi đủ số người tham gia, họ tiến hành họp đại hội cổ đông,
soạn thảo ra điều lệ hoạt động và xin giấy phép thành lập. Những cổ
đông này là những người bỏ vốn tiết kiệm đầu tiên để tạo vốn hoạt động
của ngân hàng. Kể từ đó và về sau, mỗi khi có thêm một khoản tiền tiết
kiệm mới, họ lại tiếp tục gửi vào ngân hàng và khi cần tiền để kinh doanh
hoặc tiêu dùng, họ lại đi vay từ chính ngân hàng đó. Có một điều cần chú

ý là SB không mở rộng thêm cổ đông, cho nên những người tham gia gửi
tiền tiết kiệm sau này là khách hàng chứ không phải là chủ sở hữu của
ngân hàng. Hàng năm, lợi tức của SB nếu khơng nhập vào tài sản của
ngân hàng thì sẽ được chia cho những người sáng lập và những người
gửi tiết kiệm. Phương thức hoạt động của SB mang tính tương trợ là chủ
yếu, do vốn hoạt động của SB là từ tiền tiết kiệm của dân chúng và vốn
góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người nghèo (khơng nhằm
mục đích kiếm lời). SB khơng phát hành các công cụ nợ để vay vốn của

21


công chúng và cũng hầu như không vay của các tổ chức nước ngoài hay
NHTW (trừ trường hợp đặc biệt thiếu tiền mặt). Do tính chất đặc biệt của
vốn huy động, SB cho vay rất thận trọng với tiêu chuẩn hàng đầu là an
toàn và chỉ thực hiện cho vay đối với người đã gửi tiền tiết kiệm tại
SB đó.
- Liên hiệp tín dụng (Credit Union - CU, Hợp tác xã tín dụng/Quỹ
tín dụng - Việt Nam): ra đời năm 1848 tại Đức với nguyên tắc hoạt động
cơ sở mang tinh tương trợ rất cao, thực hiện thông qua việc góp vốn cổ
phần. Những người có cổ phiếu hoặc mua được cổ phiếu của tổ chức này
sẽ được quyền vay tiền của tổ chức khi cần. Số tiền vay nhiều hay ít tùy
thuộc vào số cổ phiếu mà người đó sở hữu. Khi cần vốn thêm, tổ chức có
thể phát hành thêm cổ phiếu và chấp nhận những thành viên mới. Thơng
thường, CU khơng cho vay ra bên ngồi. Hiện nay, nhiều CU đã thực
hiện nhận tiền gửi không kỳ hạn và tham gia một vài dịch vụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt (như thực hiện các hoạt động thanh tốn bằng séc...)
chính vì thế ở nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ... CU
chịu sự giám sát của NHTW giống như quy định đối với NHTM.
1.1.2.2. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng

- Các công ty bảo hiểm (Insurance Company - IC): Đây là các tổ
chức ra đời do nhu cầu ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống, với
chức năng chủ yếu là “lá chắn” phòng ngừa sự mất ổn định trong đời
sống kinh tế - xã hội, khắc phục những rủi ro hoặc những tai nạn bất ngờ.
Hoạt động bảo hiểm rất rộng và đi vào từng lĩnh vực của đời sống kinh tế
- xã hội. Ở các nước phát triển, hầu như mọi tài sản và hoạt động đều
được bảo hiểm. Chính nhờ đó mà các cơng ty bảo hiểm ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho thị trường vốn. Hiện nay,
IC có 2 loại: Cơng ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm tài sản trách nhiệm (cịn gọi là Cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ).
- Quỹ hưu trí (PF - Tên đầy đủ là quỹ trợ cấp và hưu trí Retirement and Pension Fund - R&PF, một số tài liệu sử dụng thuật ngữ
Pension Union-PU): Xu hướng gia tăng lương hưu xuất hiện từ năm
22


1870 tại Hoa Kỳ rồi lan rộng ra các nước khác trên thế giới từ đầu thế kỷ
20. Theo đó, những người nghỉ hưu hoặc đang nhận trợ cấp từ chính phủ
có thể gửi tiền vào quỹ này thơng qua việc đề xuất đối với cơ quan thanh
toán hàng tháng. Những người đang làm việc cũng có thể yêu cầu tổ
chức sử dụng lao động chuyển số tiền góp vào quỹ lương hưu của mình
vào một PF nào đó mà họ (người lao động) chỉ định. Nguyên tắc hoạt
động cơ sở của PF là thực hiện huy động từng khoản tiền nhỏ của người
lao động trong suốt thời gian họ làm việc và gia tăng số tiền gửi góp đó
để tạo ra thu nhập cho người lao động tham gia PF khi họ về hưu hoặc
mất sức lao động.
1.1.2.3. Các tổ chức trung gian đầu tư
- Cơng ty tài chính (Financial Company - FC): Khi các tập đoàn
kinh tế đủ lớn mạnh, họ sẽ tạo lập một FC cho mình, cơng ty này có
nhiệm vụ huy động vốn cho cơng ty mẹ và thực hiện việc kinh doanh tiền
tệ. Mặc dù cơng ty này nằm ngồi hệ thống ngân hàng nhưng chúng cũng
thực hiện cung cấp các khoản cho vay phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

- Quỹ đầu tư (Mutual Funs - MF, còn gọi là Quỹ Tương trợ): được
hình thành từ ý nghĩ mang tính cơng ích của một số nhà từ thiện vào thế
kỷ 19. Theo đó, đại đa số cơng chúng kiếm được rất ít lợi tức từ số tiền
tiết kiệm nên các nhà từ thiện mong muốn việc này được “thay đổi”
nhằm khích lệ việc tiết kiệm này trong dân chúng và giúp tạo nguồn cung
vốn cho xã hội. Các cá nhân tiết kiệm thì mong muốn đầu tư khoản tiền
nhàn rỗi vào nơi có khả năng sinh lợi, nhưng phải an toàn và thanh
khoản. Thêm vào đó, quốc gia cũng sẽ được hưởng lợi khi dùng số tiền
này đầu tư vào những nơi có mức rủi ro tối thiểu (tính an tồn cao). Do
vậy, quỹ này ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu của cá nhân và xã hội.
(Bối cảnh lịch sử vào thế kỷ 19, các NHTM hoạt động rất mạo hiểm.
Giai đoạn đầu TK 19 nhiều nước chưa có NHTW và chưa thực hiện phân
cấp hệ thống ngân hàng. Cho nên với số tiền tiết kiệm nhỏ, nếu để ở nhà
thì không sinh lợi, mất giá và rủi ro, nhưng nếu gửi ở NHTM thì rủi ro
cịn cao hơn vì NHTM có thể phá sản bất cứ lúc nào). Từ khi ra đời đến

23


nay MF liên tục có những thay đổi. Theo đó, các quỹ này thu hút được
các nhà đầu tư nhỏ (vốn ít), các cá nhân/hộ gia đình (tiền tiết kiệm) muốn
sinh lời cho đồng tiền của mình. Họ bỏ vốn vào quỹ để những người
quản lý quỹ sử dụng nó đầu tư vào chứng khoán dài hạn (lãi suất cao).
Tiếp tới quỹ lại dùng lượng chứng khoán này làm đảm bảo để phát hành
hoặc mua bán các chứng khoán ngắn hạn khác. Với các hoạt động của
mình, MF đóng góp khá quan trọng trong việc thu hút những khoản tiền
tiết kiệm nhỏ nhất, những người có thu nhập thấp vào những hoạt động
đầu tư vừa tạo lợi nhuận cho bản thân vừa tạo lượng vốn lớn cung cấp
cho sản xuất và thương mại.
1.1.2.4. Các tổ chức tài chính khác

- Ngân hàng đầu tư (Investment Banks - IBs) không phải là một
ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính (IBs không thực hiện
hoạt động nhận tiền gửi rồi cho vay như các ngân hàng khác). Ngân hàng
đầu tư là các hãng tham gia việc bán lần đầu các chứng khoán ra thị
trường sơ cấp (Thị trường sơ cấp (The Primary Market) là nơi các chứng
khoán brand new được phát hành do một cơ quan chính phủ hoặc của
cơng ty bán ra để vay vốn từ nhà đầu tư), họ là đầu mối cung cấp chứng
khoán mới trên thị trường, bao tiêu những đợt phát hành cổ phiếu, trái
phiếu công ty và chính quyền.
- Cơng ty chứng khốn (Cịn gọi là Cơng ty Kinh doanh và mơi giới
chứng khốn - Securities Brokers & Dealers Firms/Securities Firms - SF)
là một định chế tài chính trung gian thực hiện hoạt động kinh doanh
chứng khốn thơng qua các nghiệp vụ của mình. SF là một thành viên
của thị trường chứng khoán, họ là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khốn nói riêng.
Nhờ có hoạt động của SF mà các chứng khốn được lưu thơng, mua bán
dễ dàng hơn, từ đó giúp cho một khối lượng vốn khổng lồ được tập hợp
từ những những nguồn vốn nhỏ, lẻ của các nhà đầu tư và được đưa vào
sản xuất kinh doanh.

24


1.1.3. Quy mô, cấu trúc ngành và xu hướng phát triển
1.1.3.1. Các tổ chức nhận tiền gửi
a. Các tổ chức tiết kiệm
- Quy mô thị phần của các tổ chức tiết kiệm
Những năm 1980, do sức ép cạnh tranh rất lớn của các NHTM và
các tổ chức tài chính khác, Luật điều chỉnh năm 1980 cho phép các S&L
mở rộng phạm vi hoạt động, ngoài mục tiêu cho vay để mua nhà ở còn

chấp nhận cả những thành viên tham gia khơng nhằm mục đích mua nhà
mà chỉ gửi tiền để hưởng lãi.
Nguồn vốn chủ yếu của S&L là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ
hạn và các khoản tiền gửi thanh tốn. Phần cịn lại (khoảng 20 - 30%)
S&L vay từ các nguồn vốn khác và vay của Chính quyền địa phương
hoặc Trung ương. S&L sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay
dài hạn vào thị trường bất động sản (chủ yếu là vào lĩnh vực nhà ở). Thời
kỳ đầu, S&L chỉ được thực hiện các khoản cho vay bất động sản và
không cung cấp các tài khoản thanh toán. Nhưng từ thập niên 80 của thế
kỷ 20 trở đi, S&L đã được phép cung cấp các tài khoản thanh toán, cho
vay tiêu dùng và thực hiện các hoạt động khác giống như của các ngân
hàng thương mại (CB). Điều này khiến phạm vi hoạt động của S&L và
CB hầu như không khác biệt. S&L đã trở thành những đối thủ cạnh tranh
“đáng gờm” của CB trong nhiều lĩnh vực.
Thế kỷ 20 là thời gian các S&L hoạt động thịnh vượng nhất. Các
hiệp hội chuyên trách này chuyển các khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn
của dân chúng thành những khoản cho vay thế chấp trong dài hạn. Vào
cuối những năm 1970, tài sản của gần 4000 Hiệp hội tiết kiệm xấp xỉ
0,6 tỉ USD. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 10 năm 1979 đến tháng
10 năm 1982, Cục Dự trữ liên bang đã hạn chế chính sách tiền tệ. Hành
động này đẫn đến một sự thay đổi bất ngờ đến lãi suất, khiến mức lãi suất
của chứng khoán kho bạc tăng đến 16%/năm. Sự thay đổi lãi suất trong
ngắn hạn và giá của vốn có hai ảnh hưởng đến các Hiệp hội. Thứ nhất,
25


×