Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận cao học quản trị tổ chức tài chính phi ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.1 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái niệm.
Rủi ro là một hiện tượng khách quan, liên quan tới và có thể ảnh hưởng tới
mục tiêu do con người vạch ra, trong đó có thể thấy kết quả nhưng lại không lượng
hóa được xác suất và thời điểm xảy ra, ví dụ như hỏa hoạn hay tai nạn giao thông.
Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro chính là sự thay đổi liên tục của giá cả
chứng khoán. Nói cách khác khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư
không thể chắc chắn về lợi nhuận thu được. Rủi ro đầu tư chứng khoán là không thể
tránh khỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát được nó. Kiểm soát rủi ro tức là việc có thể
tăng lợi nhuận tối đa trong khi vẫn giảm thiểu được rủi ro.
1.2. Phân loại rủi ro chứng khoán.
1.2.1 Rủi ro hệ thống
Do toàn bộ thị trường quyết định và người đầu tư không thể tác động lên rủi
ro này. Nó bao gồm những rủi ro nằm ngoài công ty, không thể kiểm soát được và
có ảnh hưởng rộng rãi. Những thay đổi kinh tế, chính trị, xã hội là nguồn của rủi ro
hệ thống. Tác động của nó khiến cho đa số các loại cổ phiếu riêng lẻ dao động theo
cùng một hướng. Bình quân khoảng một nửa số rủi ro của cổ phiếu là rủi ro hệ
thống. Những công ty chịu ảnh hưởng lớn của rủi ro hệ thống là những công ty mà
doanh số, lợi nhuận, giá cả chứng khoán theo sát các diễn biến kinh tế và những
diễn biến trên thị trường chứng khoán và thường là các công ty trong các ngành
công nghiệp cơ bản và khai khoáng.
 Rủi ro thị trường (hoạt động tự doanh với tư cách là nhà đầu tư)
Là rủi ro do sự biến động của giá cả chứng khoán trên thị trường. Đó là kết
quả của những hiệu ứng về tương quan giữa cung và cầu của các loại chứng khoán
trên thị trường. Nguyên nhân của những biến động giá cả chứng khoán thường rất
phức tạp, có thể cả những sự kiện hữu hình hoặc vô hình, cả những yếu tố bên trong
hoặc bên ngoài doanh nghiệp. Sự đánh giá khác nhau của các nhà đầu tư về mức

1




sinh lời của một loại chứng khoán nào đó được giao dịch trên thị trường cũng có thể
gây hiệu ứng dây chuyền đối với giá cả các loại chứng khoán khác, làm cho giá
chứng khoán trên thị trường nói chung bị sụt giảm.
 Rủi ro sức mua:
Là loại rủi ro do sự giảm sút về sức mua đồng tiền. Nhà đầu tư nắm giữ
chứng khoán mặc dù có khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai nhưng họ lại
mất đi cơ hội mua sắm các loại hàng hóa, dịch vụ trong thời hạn nắm giữ chứng
khoán. Nếu trong khoảng thời gian đó giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên do yếu tố
lạm phát, họ sẽ mất đi một phần sức mua từ số thu nhập sẽ có được trong tương lai.
Giá trị phần sức mua bị giảm sút do lạm phát phản ánh mức rủi ro sức mua của nhà
đầu tư chứng khoán.
1.2.2 Rủi ro phi hệ thống
Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk) là những yếu tố tác động gắn liền với
từng công ty riêng biệt, như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính của công ty đó, mà
không ảnh hưởng đến các công ty khác (trừ các công ty lớn). Để giảm thiểu rủi ro
loại này, nhà đầu tư thường đa dạng hoá danh mục của mình. Do vậy, rủi ro phi hệ
thống còn được gọi là rủi ro có thể đa dạng hoá (diversifiable risks).
 Rủi ro kinh doanh: là sự không chắc chắn về thu nhập của DN do bản
chất của hoạt động kinh doanh. Sự không ổn định hay không chắc chắn này bắt
nguồn từ những khó khăn trong các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất kinh
doanh như chi mua nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ sản phấm.RRKD có thể xuất
hiện do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Yếu tố nội dinh phát sinh trong quá trình
vận hành hoạt động cuat DN như:yếu tố quản lý, cơ cấu và chất lượng tài sản. Yếu
tố ngoại sinh nằm ngoài sự kiểm soát của DN phụ thuộc vào môi trường hoạt động
của DN như sự thay đổi của chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, sự phân bổ dân
số, vấn đề tăng trưởng và ổn định kinh tế… Những DN có yếu tố nội sinh tốt sẽ dễ
chống đỡ trước những thay đổi của môi trường bên ngoài và ngược lại.
 Rủi ro tài chính : là loại rủi ro mà công ty phải đối mặt khi huy động vốn

từ các khoản nợ để tài trợ cho các hoạt động của công ty.RRTC liên quan đến việc
sử dụng nợ- đòn bẩy tài chính của DN. Rủi ro này tiềm ẩn trong cấu trúc vốn của
DN. Mức độ rủi ro tài chính có thể chấp nhận được của công ty phụ thuộc rất nhiều
2


vào rủi ro kinh doanh. Với một công ty nào đó có mức độ RRKD thấp(thu nhập từ
hoạt động ổn định) các nhà đầu tư sẽ chấp nhận một RRTC cao hơn.
Việc sử dụng nợ sẽ làm tăng nghĩa vụ tài chính đối với DN do phải trả vốn
và lãi, đồng thời do bị ràng buộc về nghĩa vụ thanh toán, DN sẽ phải đối mặt với
dòng tiền ra lớn khi phải thanh toán nợ gốc và lãi. Khi DN k thanh toán nợ gốc và
lãi đúng hạn, DN sẽ gặp khó khăn về tài chính do uy tín sụt giảm, thậm chí đối mặt
với nguy cơ phá sản.DN không sử dụng nợ sẽ không có RRTC
 Rủi ro thanh khoản: là sự bất ổn của giá chứng khoán khi điều kiện giao
dịch thay đổi. Các loại chứng khoán khác nhau sẽ có độ thanh khoản khác nhau.
Nếu số lượng chứng khoán lớn, lượng chứng khoán khả mại sẽ nhiều. Số lượng cố
đông lớn, đặc biệt là cổ đông bên ngoài DN sẽ làm tính thanh khoản cao hơn. Sự
thay đổi của tính thanh khoản chứng khoán có thể do tác động của những thay đổi
trong cấu trúc cổ đông; do sự thay đổi về tâm lý nhà đầu tư; do sự thay đổi về
phương thức giao dịch; sự thay đổi chính sách; hoặc do sự thay đổi của thị trường.
Như việc giảm thời gian thanh toán từ T+3 xuống T+1 sẽ làm tăng tính thanh khoản
của chứng khoán.
1.3 Các văn bản pháp lý liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động
của công ty chứng khoán
_ Công tác quản trị rủi ro được thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 24
thông tư số 212/2012/TT- BTC ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính – Hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ.
_ Thông tư số 226/2010/TT-BTC và thông tư số 165/2012/TT-BTC - Quy
định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh
chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

_ Ngày 11/07/2013 Ủy ban chứng khoán nhà nước ban hành Quyết định số:
428/QĐ-UBCK - Quy định về việc ban hành Quy chế hướng dẫn thiết lập, vận
hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng
khoán riêng lẻ tự quản lý. Theo quy định của Quy chế, các công ty CK phải triển
khai: Tổ chức bộ máy QTRR; Ban hành chính sách rủi ro; Phát triển và thực hiện
các quy trình nội bộ liên quan đến hoạt động QTRR tối thiểu đáp ứng các nguyên
tắc sau:

3




Đảm bảo công ty CK có khả năng xác định, đo lường, theo dõi, báo

cáo, và xử lý các rủi ro trọng yếu một cách hiệu quả;


Đảm bảo hoạt động độc lập, khách quan, trung thực và thống nhất;



Đảm bảo tách biệt giữa bộ phận và cán bộ thực hiện QTRR với các bộ

phận tác nghiệp.
- Luật chứng khoán số: 70/2006/QH11 của Quốc Hội – Quy định về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.

4



PHẦN 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT.
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT
2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT
Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT hoạt động theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0103014521 ngày 07 tháng 11 năm 2006 do Sở Kế
hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp. Được thành lập với số vốn điều lệ là 50 tỷ
đồng, trải qua gần 8 năm hoạt động, công ty đã nâng số vốn điều lệ lên gần 1000 tỷ
đồng và đạt được nhiều thành tích đáng kể. Công ty có thị phần môi giới đứng thứ 2
tại HNX và đứng thứ 8 tại HSX. Cổ phiếu của công ty (mã VND) đã được lựa chọn
là cổ phiếu tiêu biểu của ngành dịch vụ tài chính để đưa vào nhóm chỉ số HNX30.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2011 đến 2013:
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

2011
2012
2013
276.645.292
240.877.023
262.618.986
-197.789.517

78.104.558
131.896.879
1.488.013.195 1.634.758.903 1.944.377.415
1.038.592.190 1.103.351.431 1.196.973.654

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán tiền mặt
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/Tổng tài sản
Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Chỉ tiêu khả năng sinh lời
Hệ số LN từ HĐKD/ DTT
Hệ số LNST/ DTT
Hệ số LNST/Vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số LNST/ Tổng tài sản (ROA)
5

2011

2012

2013

3,2
3,2

2,7

3,0
3,0
2,8

2,5
2,5
2,3

30,2%
43,3%

32,5%
48,2%

38,4%
62,4%

0,19

0,15

0,14

-71,5%
-75,1%
-19,5%
-13,6%


32,4%
32,6%
7,1%
4,8%

50,2%
50,6%
10,4%
6,4%


Doanh thu thuần năm 2013 đạt 263 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2012 và
vượt 62,3% kế hoạch. Tỷ trọng doanh thu từ mảng môi giới chứng khoán trên tổng
doanh thu tăng mạnh từ mức 26% (năm 2012) lên 31% (năm 2013) cho thấy sự tăng
trưởng doanh thu của Công ty có được phần lớn là nhờ mảng hoạt động kinh doanh
cốt lõi.

2.2 Hoạt động quản trị rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect
2.2.1 Nhận diện một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty
CPCK Vndirect
 Rủi ro thanh khoản:
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi VND mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ
thanh toán các khoản nợ đến hạn. Thông thường Công ty chứng khoán có thể rơi
vào tình trạng này khi cân đối dòng tiền thiếu chặt chẽ và hợp lý, đánh giá sai thanh
khoản của các khoản đầu tư dẫn tới không thể thanh hoán các khoản đầu tư và cho
vay để cân đối nguồn trả nợ hoặc cân đối nguồn vốn sử dụng cho các hạng mục chi
tiêu cần thiết khác. Khoản đầu tư thiếu thanh khoản có thể là các trạng thái cổ phiếu
thanh khoản thấp, hoặc các khoản cho vay với tài sản bảo đảm là tài sản ít thanh
khoản khó bán được để thu hồi nợ. Đối với các tài sản thanh khoản cao nhất như
tiền gửi ngân hàng, rủi ro thanh khoản cũng có thể xảy ra khi Công ty chứng khoán

quản lý khoảng cách kỳ hạn của các khoản tiền gửi và nguồn đối ứng thiếu chặt chẽ;
hoặc khi số dư tiền gửi tập trung quá cao vào một đối tác có tình hình tài chính
không thực sự khỏe mạnh.
Rủi ro thanh khoản cũng xảy ra khi VND mất khả năng thực hiện các nghĩa
vụ thực hiện các yêu cầu thanh toán của khách hàng. Công ty chứng khoán nói

6


chung có thể rơi vào tình trạng này khi không quản lý tách bạch tiền của nhà đầu tư
dẫn tới vô tình hoặc cố ý lạm dụng tiền gửi của khách hàng – khi khách hàng có nhu
cầu thanh toán, Công ty chứng khoán không cân đối kịp nguồn vốn để đáp ứng
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, các khoản nợ tài chính có khoản thanh toán
cố định hoặc có thể xác định được bao gồm cả khoản thanh toán tiền lãi ước tính có
thời gian đáo hạn theo hợp đồng như sau:
Đơn vị tính: VNĐ

Giá trị ghi sổ

Vay và nợ ngắn hạn
Phải trả người bán
Thuế và các khoản phải

Dòng tiền

Trong vòng

theo hợp đồng
1 năm
133.298.863.253 133.599.031.574 133.599.031.574

593.406.217
593.406.217
593.406.217

nộp Nhà nước
Phải trả người lao động
Chi phí phải trả
Phải trả tổ chức phát hành

3.384.706.251
19.162.471
3.665.781.705

3.384.706.251
19.162.471
3.665.781.705

3.384.706.251
19.162.471
3.665.781.705

chứng khoán
Phải trả hoạt động giao

101.720.000

101.720.000

101.720.000


dịch chứng khoán
604.740.466.634 604.740.466.634 604.740.466.634
Phải trả hộ cổ tức
857.923.335
857.923.335
857.923.335
Các khoản phải trả, phải
nộp khác

741.731.659
741.731.659
741.731.659
747.403.761.525 747.703.929.846 747.703.929.846

 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của
một công cụ tài chính sẽ biến động do sự thay đổi của lãi suất thị trường.Chi tiết các công
cụ tài chính có phát sinh lãi của Công ty như sau:

7


Giá trị ghi sổ
31/12/2013
31/12/2012
VND
VND
Các công cụ tài chính có lãi suất cố định
Tài sản tài chính
Tiền gửi có kỳ hạn

91.590.000.000 330.000.000.000
Đầu tư vào chứng khoán nợ
- 14.180.000.000
Đầu tư ngắn hạn khác
35.000.000.000
Tiền nộp Quỹ hỗ trợ thanh toán
10.757.761.747
8.444.857.016
Cho vay ký quỹ
340.151.315.050 278.480.315.857
 Ứng trước tiền bán cho khách hàng để giao
dịch chứng khoán

128.513.224.584 63.588.554.925
606.012.301.381 694.693.727.798

Các công cụ tài chính có lãi suất thả nổi
Tài sản tài chính
Tiền gửi không kỳ hạn của Công ty

604.740.466.634 492.823.168.417
604.740.466.634 492.823.168.417

Mỗi thay đổi 100 điểm cơ bản sẽ làm tăng hoặc giảm 4.535.553.500 VND lợi
nhuận thuần của Công ty (2012: 3.696.173.763 VND). Phân tích này dựa trên giả
định là tất cả các biến số khác sẽ không thay đổi, đặc biệt là tỷ giá hối đoái.
 Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng phát sinh khi Công ty chứng khoán không thu hồi được hoặc
không thu hồi hết nợ cho vay dẫn tới tổn thất về vốn. Các hoạt động kinh doanh của
công ty chứng khoán nói chung và VND nói riêng có khả năng phát sinh rủi ro tín

dụng bao gồm: đầu tư tiền gửi, cho vay ký quỹ, và đầu tư trái phiếu, đặc biệt là hoạt
động cho vay ký quỹ và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Tổng giá trị ghi sổ của các tài sản tài chính thể hiện mức rủi ro tín dụng tối đa. Mức
rủi ro tín dụng tối đa tại ngày báo cáo như sau:

8


31/12/2013
VND
Tiền và các khoản tương đương

31/12/2012
VND

(ii)

tiền
Phải thu hoạt động giao dịch

1.115.371.813.903

974.317.834.558

chứng khoán
Các khoản phải thu khác
Đầu tư ngắn hạn vào chứng

472.044.204.766
12.542.614.486


347.812.537.757
47.669.295.409

35.000.000.000
4.581.585.528
10.757.761.747

14.180.000.000
850.190.880
8.444.857.016
1.393.274.715.62

(iii)
(iv)

khoán nợ
Các khoản đầu tư ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn khác

1.650.297.980.430

0

 Rủi ro về pháp lý:
VNDIRECT là công ty chứng khoán hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của
các cơ quan Quản lý Nhà Nước, các điều chỉnh về chính sách điều hành, quản lý
hành chính đều có tác động đến hoạt động của VNDIRECT. Rủi ro pháp lý đối với
Công ty được xác định là các thay đổi về luật có thể gây khó khăn cho hoạt động

kinh doanh hiện tại hoặc khả năng đáp ứng của hệ thống.
 Rủi ro vận hành hoạt động:
Rủi ro trong vận hành hoạt động của Công ty có thể liên quan tới nhiều yếu
tố khác nhau trong hoạt động kinh doanh và nghiệp vụ bao gồm rủi ro tuân thủ quy
trình, rủi ro con người và rủi ro về hệ thống.
_ Rủi ro về tuân thủ quy trình: Rủi ro tuân thủ là rủi ro mà công ty phải đối
mặt trong trường hợp công ty, nhân viên của công ty vi phạm hoặc không tuân thủ
các quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ công ty, vi phạm các quy định nội
bộ, quy trình nghiệp vụ, quy chế, kể cả các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
_ Rủi ro con người: Rủi ro con người có thể phát sinh từ nhân viên của
VNDIRECT cũng như các đối tác tham gia vào các dự án liên quan, dẫn tới các sai
sót, rủi ro lộ bí mật thông tin, dữ liệu một cách khách quan hay có chủ ý.
_ Rủi ro hệ thống và bảo mật thông tin: Hệ thống Công nghệ thông tin
(CNTT) đặc thù đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện các quy trình và

9


triển khai dịch vụ của VNDIRECT. Sự phát triển và tăng trưởng về khách hàng, mở
rộng kinh doanh của VNDIRECT phụ thuộc rất lớn vào dịch vụ được cung cấp cho
khách hàng qua hệ thống CNTT, các ứng dụng và dịch vụ công nghệ được sử dụng.
Các rủi ro về đường truyền, lỗi phần mềm trên các ứng dụng, thiết bị công nghệ…
đều có thể ảnh hưởng về sự ổn định giao dịch đối với khách hàng, thất thoát dữ liệu,
bảo mật, giảm hiệu suất làm việc gây ra những thiệt hại về tài chính của khách hàng
và VNDIRECT.
2.2.2 Hệ thống quản trị rủi ro (mô hình tổ chức)

Ban Giám đốc có trách nhiệm chung trong việc thiết lập và giám sát khung
quản lý rủi ro của Công ty. Ban Giám đốc đã thành lập Ban quản lý rủi ro có trách
nhiệm xây dựng và giám sát các chính sách quản lý rủi ro của Công ty. Ban quản lý

rủi ro báo cáo thường xuyên về các hoạt động của mình lên Hội đồng quản trị và
Ban Giám đốc.
Các chính sách quản lý rủi ro của Công ty được thiết lập để phát hiện và
phân tích các rủi ro mà Công ty gặp phải, đưa ra các hạn mức và biện pháp kiểm
soát rủi ro phù hợp, và theo dõi các rủi ro và tuân thủ theo các hạn mức. Các chính
sách và hệ thống quản lý rủi ro được xem xét thường xuyên để phản ánh các thay
đổi về điều kiện thị trường và các hoạt động của Công ty. Công ty, thông qua các
chuẩn mực và quy trình đào tạo và quản lý, nhằm mục đích phát triển một môi

10


trường kiểm soát có kỷ luật và có tính xây dựng trong đó tất cả các nhân viên hiểu
được vai trò và trách nhiệm của họ.
Ban Kiểm soát của Công ty được bộ phận Kiểm toán nội bộ hỗ trợ trong
công việc giám sát. Bộ phận Kiểm toán nội bộ thực hiện rà soát thường xuyên và
đột xuất các biện pháp kiểm soát và thủ tục quản lý rủi ro và báo cáo kết quả lên
Ban Kiểm soát.
2.2.3 Qui trình quản trị rủi ro
Một bộ quy trình QTRR, về cơ bản, có thể được minh họa bằng sơ đồ sau
đây:
Xử lý và tài
trợ rủi ro

Chính sách
rủi ro

Nhận diện
rủi ro


Giám sát
rủi ro

Đo lường
rủi ro

2.2.3.1 Nhận diện rủi ro
_ VnDirectsử dụng bảng câu hỏi, phân tích kịch bản, điều tra sự cố, hội thảo
đánh giá, nghiên cứu các quy trình kinh doanh và các yếu tố tác động đến các quy
trình đó… để xác định rủi ro. Các phòng nghiệp vụ và nhân viên liên quan tiến hành
khai báo, đăng ký rủi ro theo mẫu được hướng dẫn.

11


_Mỗi rủi ro sau khi xác định đều cần được ban điều hành phân bổ giới hạn
rủi ro phù hợp với chính sách và khẩu vị rủi ro của công ty, và phân công cán bộ
phụ trách (sau đây gọi là cán bộ quản trị rủi ro). Rủi to tổng hợp do thành viên phụ
trách quản trị rủi ro của ban điều hành trực tiếp phụ trách.
_ Kết quả của việc xác định rủi ro có thể được mô tả theo bảng rủi ro với các
các thông tin về tên, giới hạn rủi ro, các bên liên quan đến rủi ro, phương pháp đánh
giá rủi ro, theo dõi rủi ro, và xử lý rủi ro ở các bước tiếp theo.

12


2.2.3.2 Đo lường rủi ro
VNDIRECT sử dụng phương pháp đánh giá định tính và định lượng phù hợp
cho các rủi ro mà VNDIRECT phải đối mặt. VNDIREC sử dụng thang đo định danh
và thang đo thứ bậc trong phương pháp định tính. Thang đo khoảng cách và thang

đo tỷ lệ áp dụng cho phương pháp định lượng.
Các mô hình định tính được sử dụng đánh giá các rủi ro không thể hoặc rất
khó định lượng. Đối với các rủi ro đã được định lượng, mô hình định tính vẫn có thể
được sử dụng như một mô hình bổ trợ cung cấp thêm thông tin để đánh giá rủi ro
chính xác hơn.
13


Các mô hình định lượng được ưu tiên sử dụng để lượng hóa rủi ro. Các mô
hình này có thể tính toán, ước lượng được các giá trị rủi ro như giá trị rủi ro thị
trường, giá trị rủi ro thanh toán, giá trị rủi ro hoạt động, giá trị rủi ro thanh khoản,
và các giá trị rủi ro khác. Các giá trị rủi ro này có thể được tính bằng tiền hoặc tỷ lệ
phần trăm trên vốn hoặc vốn khả dụng. VNDIRECT sử dụng mô hình định lượng
sau để tính toán các giá trị rủi ro
* Mô hình Var
 Khái niệm
 Mô hình định lượng VaR (Value-at-Risk) là phương pháp xác định giá trị
rủi ro tối đa (dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc dữ liệu mô phỏng) mà có thể xảy ra với
một xác suất nhất định trong một khoảng thời gian nhất định đối với công ty hoặc
danh mục của khách hàng ủy thác khi thị trường không có biến động bất thường.
VaR (Value at Risk) là mô hình định lượng rủi ro bằng tiền, thường được
dùng để đánh giá rủi ro của một danh mục đầu tư (portfolio). Kết quả của mô hình
định lượng trên, cũng thường được gọi là phương pháp VaR, được hiểu như tổn thất
dự báo lớn nhất mà công ty có thể phải gánh chịu trong điều kiện thị trường bình
thường, trong một khoảng thời gian nhất định, và với một xác suất nhất định.
 Ví dụ
Tại thời điểm hiện tại công ty tính được VaR của một danh mục đầu tư là 10
tỷ đồng trong khoảng thời gian 7 ngày với xác suất 99%. Điều này được hiểu là, với
xác suất 99%, tổn thất của danh mục đầu tư mà công ty có thể phải hứng chịu trong
7 ngày tiếp theo sẽ không vượt quá 10 tỷ đồng. Nói cách khác, vẫn còn 1% khả

năng (còn gọi là độ tin cậy 1%) công ty có thể phải hứng chịu tổn thất trên 10 tỷ
đồng.
Một số lưu ý trong ví dụ trên:
- Giá trị 10 tỷ đồng trên chỉ là một giá trị ước lượng.
- 10 tỷ không phải là tổn thất lớn nhất trong mọi trường hợp mà công ty phải
gánh chịu từ danh mục đầu tư vì vẫn có 1% khả năng công ty phải chịu tổn thất lớn
hơn 10 tỷ.
- Xác xuất và độ tin cậy là phần bù của nhau, hay tổng của hai đại lượng này
là 100%.
14


 Ưu nhược điểm của VaR
VaR có ưu điểm là đưa ra một thước đo giá trị rủi ro bằng tiền, là một
phương pháp đơn giản và hữu ích giúp cho công ty định lượng được rủi ro trong
những điều kiện thông thường.
VaR không cung cấp những thông tin về các tổn thất mà công ty có thể đối
mặt trong các điều kiện đặc biệt khó khăn, công ty cần thực hiện kiểm thử trạng thái
trong các điều kiện này như là một bổ sung cho VaR.
Mô hình định lượng VaR (Value-at-Risk) để xác định giá trị rủi ro tối đa. Mô
hình VaR dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc dữ liệu mô phỏng mà có thể xảy ra với một
xác suất nhất định trong một khoảng thời gian nhất định đối với VN DIRECT hoặc
danh mục của khách hàng ủy thác khi thị trường không có biến động bất thường.
 Một số mô hình VaR cơ bản
Mô hình phân tích (analytical models)
Giả sử rằng lợi suất (R) trong khoảng thời gian nghiên cứu (h ngày, trong ví
dụ trên là 7 ngày) tuân theo phân phối chuẩn với giá trị trung bìnhm và độ lệch
chuẩn s2, hay
R ~ N(m, s2)
Nếu thị giá của danh mục đầu tư hiện tại là S thì VaR trong h ngày với độ tin

cậy a được xác định bởi
VaRh,a = -xaS
Trong đó xa là “lower percentile” của phân phối N(m, s2), hay giá trị mà xác
suất của R < xµ là µ. Thông thường µ tương đối nhỏ (0 <µ< 0.1) và xµ cũng có thể
được biểu diễn dưới dạng
xµ = Zµs + m
Với Zµ là “lower percentile” của phân phối N(0,1) được chuẩn hóa từ N(m, s2).
Mô hình phân tích có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Tuy nhiên,
giả định rằng mà công ty sử dụng là lợi suất tuân theo phân phối chuẩn có thể ít khi
đúng trên thực tế. Trong trường hợp thiếu dữ liệu quá khứ sẽ không xây dựng được
các phân phối này.
Mô hình VaR này thích hợp cho trường hợp mức độ rủi ro thấp và đơn giản,
khi các vị thế giao dịch trong danh mục phức tạp hơn, hoặc mối quan hệ giữa các vị
thế là phi tuyến tính thì chúng ta cần tới những mô hình VaR hoàn thiện hơn.
15


Mô hình mô phỏng Monte Carlo
Mô hình này giải quyết được nhiều nhược điểm của mô hình phân tích, đặc
biệt đối với các danh mục đầu tư phức tạp như danh mục phái sinh.Về tổng thể, mô
hình mô phỏng Monte Carlo đáng tin cậy hơn mô hình phân tích.
Mô hình Monte Carlo trước hết định nghĩa các biến và tham số có thể ảnh
hưởng đến lợi suất, tiếp theo dùng kỹ thuật mô phỏng (sử dụng sức mạnh tính toán
của các chương trình máy tính) để tạo ra rất nhiều kết quả mô phỏng, mỗi kết quả
mô phỏng gắn với một giá trị lãi/lỗ của công ty. Các kết quả mô phỏng này sẽ tạo ra
một phân phối về lãi/lỗ và VaR sẽ được tính toán từ phân phối này.
Mô hình Monte Carlo có nhiều ưu điểm như có thể xem xét được nhiều hành
vi rủi ro trên thị trường, có thể xử lý được các rủi ro phi tuyến tính và của các công
cụ tài chính phức tạp, không quá phụ thuộc vào số liệu trong quá khứ. Trước đây
mô hình Monte Carlo có một nhược điểm là cần tính toán rất nhiều, nhưng ngày nay

với phát triển của ngành Công nghệ thông tin nhược điểm này càng ngày càng
không đáng kể.
Mô hình mô phỏng quá khứ
Mô hình này khác với các mô hình trên ở đặc điểm là chúng ta không giả
định gì về phân phối của lợi suất.Dữ liệu sẽ cho thấy phân phối nào là thích hợp
nhất, và VaR sẽ được tính trên cơ sở phân phối thực tế này.
Một biến thể của mô hình mô phỏng quá khứ là các số liệu càng gần hiện tại
có thể được gán các trong số lớn hơn các số liệu ở xa, mô hình này được gọi là mô
phỏng quá khứ có trọng số hay mô phỏng quá khứ gia quyền.
Mô hình mô phỏng quá khứ có những ưu điểm là rất trực quan, đơn giản và
dễ hiểu; những số liệu tổn thất đặc biệt trong quá khứ có thể vẫn được tính đến
trong mô hình này; mô hình này tương đối dễ triển khai áp dụng; có thể sử dụng số
liệu số liệu sẵn có từ nhiều nguồn khác nhau; có thể xử lý được nhiều dạng phân
phối khác nhau của lợi suất…
Một trong những nhược điểm của mô hình mô phỏng quá khứ là mô hình này
phụ thuộc hoàn toàn vào số liệu quá khứ nên không thể thực hiện khi không có số
liệu hoặc khi số liệu không đáng tin cậy.Số lượng các bản ghi của số liệu quá khứ
cũng ảnh hưởng đến độ tin cậy của giá trị ước lượng VaR.

16


2.2.3.3 Giám sát rủi ro
Hạn mức rủi ro được xác định bằng phương pháp định tính và phương pháp
định lượng.Trong đó, ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng. Việc xác định và
phân bổ hạn mức rủi ro có thể được thực hiện trên cơ sở các bộ phận nghiệp vụ kinh
doanh, hoặc trên cơ sở các loại sản phẩm, độ dài của kỳ hạn, mức độ tập trung của
một vị thế nắm giữ, hoặc sự khác biệt về nhân tố rủi ro hoặc nhu cầu của công ty.
Giám đốc quản trị rủi ro đề xuất hạn mức rủi ro đối với từng loại rủi ro theo
đặc trưng của từng bộ phận kinh doanh ngiệp vụ lên Tổng Giám đốc phê duyệt.

Tổng Giám đốc đề xuất tổng hạn mức rủi ro và hạn mức rủi ro của từng bộ
phận kinh doanh nghiệp vụ lên HĐQT phê duyệt.
Về tài trợ rủi ro, hang năm công ty đều có mức trích lập dự phòng tài chính
được thể hiện ở bảng sau
2012
1.196.973.653.69
I.
1.
2.
3.
8.
9.

2013

Vốn chủ sở hữu
Vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu quỹ
Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều

410
411
412
414
418

0 1.103.351.431.374
999.990.000.000

999.990.000.000
95.000.000.000
95.000.000.000
(30.658.613.573)
(3.310.000)
8.671.170.308
2.449.818.913

lệ
10. Lợi nhuận chưa phân phối/

419

22.549.452.811

16.328.101.416

(lỗ lũy kế)

420

101.421.644.144

(10.413.178.955)

Đối với các khoản phải thu khó đòi, Công ty trích lập dự phòng phải thu khó
đòi theo hướng dẫn của Thông tư số 228/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
ngày 7 tháng 12 năm 2009 (“Thông tư 228”).

17



Theo Thông tư 228, mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

Thời gian quá hạn
Từ trên sáu (06) tháng đến dưới một (01) năm
Từ một (01) năm đến dưới hai (02) năm
Từ hai (02) năm đến dưới ba (03) năm
Trên ba (03) năm

Mức trích dự phòng
30%
50%
70%
100%

2.2.3.4 Xử lý và tài trợ rủi ro
_ Công ty theo dõi các rủi ro theo mức độ ưu tiên từ kết quả đánh giá rủi ro
để có phương án xử lý phù hợp.
_ Mức độ và tần suất của hoạt động theo dõi rủi ro phải tương ứng với tầm
quan trọng của rủi ro và tác động của biện pháp xử lý được công ty thông qua để
quản trị rủi ro.
_ Định kỳ, ít nhất là hàng tuần, cán bộ quản trị rủi ro cần lập các báo cáo về
rủi ro do mình phụ trách gửi Lãnh đạo phụ trách quản trị rủi ro. Cán bộ quản trị rủi
ro cần so sánh giá trị rủi ro và mức độ tập trung rủi ro tính toán với các giới hạn đã
được phân bổ. Trong trường hợp giá trị tính toán vượt quá các ngưỡng cảnh báo
hoặc giới hạn cho phép, cán bộ quản trị rủi ro phải giải trình và đề xuất phương án
xử lý lên Lãnh đạo phụ trách quản trị rủi ro.
_ Hàng tuần, Thành viên phụ trách quản trị rủi ro của ban điều hành lập báo
cáo tổng hợp rủi ro của công ty, so sánh giá trị rủi ro và mức độ tập trung rủi ro tính

toán với các giới hạn đã được phê duyệt. Trong trường hợp các giá trịtính toán vượt
các giới hạn đã được phê duyệt Lãnh đạo phụ trách quản trị rủi ro phải báo cáo lên
ban điều hành và hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu, có giải
trình nguyên nhân kèm theo phương án xử lý.
 Đối với mỗi loại rủi ro gặp phải, công ty có những phương án giải quyết
khác nhau, sau là các biện pháp xử lý đối với từng loại rủi ro cụ thể.
 Rủi ro thanh khoản: Đối với loại rủi ro này , VND duy trì một quy trình
quản lý dòng tiền hết sức chặt chẽ. Mọi khoản thu chi, công nợ hàng ngày dù lớn
nhỏ đều được đồng thời liên tục theo dõi và cập nhật tất cả các dòng tiền ra vào bao
gồm cả thực tế và dự toán tương lai. Báo cáo dòng tiền được phát hành mỗi ngày là
cơ sở cho hoạt động đầu tư tiền gửi và điều hòa nguồn vốn giữa hàng chục tài khoản
Ngân hàng. Về tổng thể, công tác quản trị rủi ro thanh khoản vẫn luôn luôn được
18


chú trọng đặc biệt và phối hợp chặt giữa các khối tại VND. Một hệ thống báo cáo
thường xuyên và chi tiết được các bộ phận nghiệp vụ nắm chắc để kịp thời cập nhật
thông tin.
Bên cạnh việc quản trị dòng tiền chặt chẽ, VND luôn duy trì một tỷ lệ hợp lý
và cân đối giữa tài sản và nợ, áp dụng nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro thanh
khoản là đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản. Trong đó, trạng thái tiền mặt
được duy trì ở một tỷ trọng hợp lý để vừa hỗ trợ thanh khoản, vừa phục vụ hoạt
động cho vay ký quỹ lại vừa đảm bảo một mức sinh lời tiền mặt ổn định. Tuy nhiên,
ngay cả trên trạng thái tiền mặt, VND cũng duy trì cơ cấu các kỳ hạn tiền gửi một
cách hài hòa, tối ưu hóa lợi nhuận. Đồng thời, VND cũng xây dựng các hạn mức tín
dụng từ các tổ chức tín dụng khác nhau trên thị trường bao gồm cả hình thức vay tín
dụng thương mại và hình thức thấu chi tài khoản thanh toán ở một hạn mức nhất
định tại các ngân hàng khác nhau. Các phương thức thu xếp nguồn vốn, đảm bảo
khả năng thanh toán của VND còn bao gồm sử dụng các công cụ phái sinh như mua
bán lại trái phiếu (repo), mua bán kỳ hạn, phát hành các giấy tờ có giá nhằm huy

động nguồn vốn trung và dài hạn. Trong năm 2013, VND tiếp tục thực hiện chào
bán các sản phẩm tài chính đến đối tượng khách hàng cá nhân để đảm bảo hai mục
tiêu song hành là đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng và
tăng tính thanh khoản.
 Rủi ro tín dụng: Để giảm thiểu rủi ro này, VND thực hiện một loạt các biện
pháp phối hợp:
_ Lập danh mục hỗ trợ thận trọng trên cơ sở tuân thủ các quy định của
UBCKNN, đồng thời chấm điểm các cổ phiếu trên các yếu tố thanh khoản, biến
động giá và định giá cổ phiếu dựa trên báo cáo phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp. Danh mục cổ phiếu làm tài sản bảo đảm được đánh giá lại hàng tháng để
kịp thời cập nhật tình hình biến động của cổ phiếu, đồng thời các trường hợp cá biệt
cũng được đánh giá ngay khi cổ phiếu xuất hiện thông tin xấu;
_ Xây dựng hệ thống hạn mức đan chéo để kiểm soát tối đa: tổng hạn mức
cho vay ký quỹ, hạn mức tối đa trên 1 khách hàng, hạn mức tối đa trên 1 mã cổ
phiếu, tỷ lệ cảnh báo ngưỡng an toàn, tỷ lệ cảnh báo ngưỡng ép bán thu hồi nợ, ...
_ Giám sát tình hình dư nợ và tỷ lệ rủi ro hàng ngày để kịp thời phát hiện các
dấu hiệu rủi ro: ví dụ dư nợ có độ tập trung cao trên 1 khách hàng, trên 1 cổ phiếu,
19


cổ phiếu có biến động giá bất thường, cổ phiếu có thông tin bất thường, cổ phiếu có
biến động giao dịch bất thường và nghi vấn trong phiên giao dịch ...
_ Chấm điểm và đánh giá khách hàng sử dụng giao dịch ký quỹ phải đảm
bảo các tiêu chí theo các nguyên tắc do VND quy định, ràng buộc trách nhiệm của
Môi giới chăm sóc khách hàng trong việc cảnh báo và thu hồi nợ vay...
 Rủi ro vận hành hoạt động:
_ Rủi ro tuân thủ: VND luôn phải đảm bảo xây dựng được những nguyên
tắc, quy trình trong hoạt động dịch vụ cho khách hàng cũng như hoạt động vận hành
nội bộ. Đồng thời, VND luôn thực hiện nghiệm túc việc giám sát, đánh giá hiệu quả
triển khai các quy trình để đảm bảo việc thực thi đúng đắn. Một số biện pháp được

VND thực hiện nhằm phòng ngừa bao gồm: xây dựng bộ máy, quy trình có sự kiểm
tra chéo của các bộ phận; thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ và áp dụng kỷ
luật nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.
_ Rủi ro đạo đức: VND đề cao ý thức tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp của
mỗi cá nhân theo đặc thù trong từng mảng hoạt động. Các nhân viên khi mới được
tuyển dụng đều được đào tạo, phổ biến về các quy trình, quy chế chung và các quy
định đặc thù của công việc trong Sổ tay nhân viên, Cam kết tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp. Việc đào tạo được định kỳ nhắc lại và cập nhật các quy định mới. Các nhân
viên và đối tác của VND đều buộc phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc bảo mật
khi tham gia truy cập hệ thống và truyền thông của VND. Các trường hợp vi phạm
đều bị nghiêm khắc xử lý và thông báo rộng rãi trong nội bộ. VND cũng khuyến
khích tất cả các nhân viên tích cực trong việc phát hiện các rủi ro và đưa ra các ý
kiến sáng tạo để hạn chế các rủi ro có thể phát sinh.
_ Rủi ro công nghệ: Ngay từ ngày đầu hoạt động VND đã chú trọng đến việc
đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ theo các nguyên tắc và chuẩn mực
quốc tế. Tất cả các hệ thống phần cứng và phần mềm đều có cơ chế dự phòng nóng
và có thể tự động chuyển đổi trong trường hợp phát sinh sự cố để đảm bảo tính liên
tục, không gián đoạn đối với người sử dụng. An toàn an ninh mạng và hệ thống bảo
mật luôn được định kỳ kiểm tra với những đối tác, chuyên gia hàng đầu để kịp thời
phát hiện, rà soát và chỉnh sửa để giảm thiểu các rủi ro hệ thống.
2.3 Một số kết quả đạt được từ hoạt động quản trị rủi ro:
20


Tiếp tục kiên định với phương châm “ An Toàn để tăng bền vững”, Năm
2013 VND tiếp tục đánh dấu một thành công về mặt quản trị rủi ro trong hoàn cảnh
thị trường có nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán
nhằm thu hút khách hàng và giữ thị phần. Tại VND đã không xảy ra rủi ro nào đáng
kể gây thiệt hai cho công ty về mặt tài chính, uy tín, nhân lực… kết thúc năm 2013,
VND đã đạt được kế hoạch kinh doanh đã đề ra đầu năm.

VND đã từng bước triển khai xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoàn chỉnh
theo yêu cầu của thông tư số 210/2012/TT-BTC và hướng dẫn về thiết lập và vận
hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán theo quyết định sô 105/QĐUBCK ngày 26/02/2013 của UBCKNN. Hệ thống quản trị rủi ro được xây dựng
dựa trên hệ thống hiện có và nâng cấp, thay đổi chức năng của các thành phần liên
quan cũng như bổ sung nhân sự phù hợp với yêu cầu mới.
VND đã ban hành chính sách quản trị rủi ro, giúp xác định phương pháp tiếp
cận đối với rủi ro và quản trị rủi ro, nêu rõ trách nhiệm trong công việc quản trị rủi ro
trong toàn bộ VND, đảm bảo mọi nhân viên và bộ phận trong VND được tiếp cận,
nắm vững, hiểu rõ trách nhiệm của mình trong công tác quản trị rủi ro của công ty.
3. Giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tại công ty cổ phần
chứng khoán VNDirect:
3.1. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro
- Hệ thống quản trị rủi ro phải độc lập với các bộ phận khác, chịu sử điều
hành trực tiếp của ban giám đốc và phù hợp với cơ cấu và nghiệp vụ kinh doanh mà
Công ty đang thực hiện
- Có sự tham gia, phối hợp của tất cả các bộ phận trong công ty và chuyên
gia trong và ngoài nước
- Thống nhất và song hành cùng văn hóa doanh nghiệp.
- Hệ thống quản trị phải có trách nhiệm trong việc Nhận dạng rủi ro, Ước
tính, định lượng rủi ro, đánh giá tác động của rủi ro, đánh giá năng lực của người
thực hiện quy trình bảo hiểm rủi ro, lựa chọn công cụ quản lý rủi ro thích hợp
3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao

21


- Lên chương trình phát triển rõ ràng và có thể kiểm tra, tạo điều kiện cho
nhân viên đi học thêm về nghiệp vụ, nhân viên cần am hiểu rộng về tất cả các ngành
nghề kinh doanh.
- Xây dựng văn hóa học hỏi trong công ty, ban lãnh đạo là người thực hiện

đầu tiên và làm gương cho mọi người
- Thu hút nguồn nhân lực tương lai bằng các cuộc thi, học bổng, tài trợ, …
3.3. Nâng cao hiệu quả quản trị công ty
- Thực hiện tốt các quy định của về việc công bố thông tin
- Kết hợp chuyên gia rà soát hệ thống quản trị để tìm lỗ hổng, phát hiện thiếu
sót, và tìm ra biện pháp khắc phục
3.4. Luôn nâng cấp, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động
quản trị rủi ro
Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi
ro. Để quản trị rủi ro hiệu quả cần có các dữ liệu, thông tin phục vụ rủi ro, các công
cụ phân thích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. Công ty cần củng cố hệ
thống giao dịch hiện có, đưa hệ thống giao dịch tự động mới vào vận hành. Hiện đại
hóa hệ thống giám sát thị trường, xây dựng hệ thống giám sát tự động kết hợp với
các hệ thống giao dịch, công bố thông tin, lưu ký, thanh toán. Xây dựng các hệ
thống công bố thông tin, tự động hóa, hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ chứng
khoán.

DANH SÁCH NHÓM 5

22


Họ và tên
Nhiệm vụ
Phùng Văn Tùng
1.1; 1.2.1
Đinh Văn Tiến
1.3; 1.2.2
Nguyễn Anh Tuấn (nhóm 2.1
trưởng)

Vũ Thị Vui
Lyboualong Vilayphone
Trần Đức Bình
Đặng Thu Thủy
Phạm Thị Thảo
Lê Thị Phương Thảo

2.2.1
2.3
2.2.3
3.1; 3.2
3.3; 3.4
2.2.3

23

Điểm nhóm đánh giá


MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.................................................................................1
1.1 Khái niệm............................................................................................................1
1.2. Phân loại rủi ro chứng khoán..............................................................................1
1.2.1 Rủi ro hệ thống.................................................................................................1
1.2.2 Rủi ro phi hệ thống...........................................................................................2
1.3 Các văn bản pháp lý liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của công ty
chứng khoán..............................................................................................................3
PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT........................................5

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT...................................5
2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT.................................5
2.2 Hoạt động quản trị rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect.................6
2.2.1 Nhận diện một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty CPCK
Vndirect..................................................................................................................... 6
2.2.2 Hệ thống quản trị rủi ro (mô hình tổ chức).....................................................10
2.2.3 Qui trình quản trị rủi ro...................................................................................11
2.2.3.1 Nhận diện rủi ro...........................................................................................11
2.2.3.2 Đo lường rủi ro............................................................................................13
2.2.3.3 Giám sát rủi ro.............................................................................................17
2.2.3.4 Xử lý và tài trợ rủi ro...................................................................................18
3. Giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán
VNDirect:................................................................................................................ 21
3.1. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro.....................................................................21
3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao..................................22
3.3. Nâng cao hiệu quả quản trị công ty..................................................................22
3.4. Luôn nâng cấp, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị
rủi ro........................................................................................................................ 22



×