Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

QUYỀN TRUY đuổi TRONG LUẬT BIỂN QUốc tế (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.62 KB, 15 trang )

QUYỀN TRUY ĐUỔI TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
Nguyễn Thị Yến – Đại học Luật Hà Nội
Lịch sử phát triển quyền truy đuổi
Ở một mức độ nào đó quyền truy đuổi được cho rằng có thể bắt nguồn từ khái niệm
tương tự trong dân sự và thông luật. Lý thuyết đầu tiên về quyền này được đề cập
đến trong pháp luật của Đế quốc Đông La Mã, cụ thể là trong the Institutes of
Justinian tại điều khoản dưới đây:
Người ta đặt ra câu hỏi là liệu trong trường hợp bạn làm bị thương một con thú
hoang, nó có thể ngay lập tực trở thành tài sản của bạn hay không. Một số người
nghĩ rằng, nó sẽ trở thành ngay khi bạn làm thương nó, và nó tiếp tục là của bạn
khi bạn tiếp tục truy đuổi nó, nhưng nếu bạn dừng việc truy đuổi lại, nó sẽ không
còn là của bạn nữa và một lần nữa nó sẽ trở thành tài sản của người đầu tiên bắt
được nó. Những người khác lại cho rằng, nó không trở thành tài sản của bạn cho
tới khi bạn đã bắt được nó. Chúng ta xác nhận quan điểm thứ hai này bởi vì rất
nhiều sự cố có thể xảy ra ngăn cản bạn bắt được nó.
Sau này, lý thuyết này đã được đưa vào hệ thống pháp luật Common Law. Tuy
nhiên mối quan hệ giữa lý thuyết này và quyền truy đuổi không thực sự nổi bật.
Một học thuyết khá giống với quyền truy đuổi là nguyên tắc trong tiếng Anh Cổ gọi
là “fresh suit” hay “fresh pursuit”. Nguồn gốc của nguyên tắc này có thể cũng được
hình thành tại nước Đông La Mã. Fresh pursuit được phát triển đặc biệt trong hệ
thống Common Law, bao gồm rất nhiều trường hợp mà đặc tính chung của chúng
là việc truy đuổi phải diễn ra ngay lập tức và liên tục không ngắt quãng.
Nguyên tắc quyền truy đuổi trong luật pháp quốc tế hiện nay rất gần với nguyên tắc
trong hệ thống luật Common Law, nhưng có thể đã được hình thành một cách độc
lập. Nguyên tắc này tạo thành tập quán chung trong quan hệ quốc tế những năm
đầu thế kỷ 20. Các nước tham gia hội nghị do Hội Quốc Liên tổ chức năm 1930 tại
Hague đều tán thành giá trị pháp lý của quyền truy đuổi nhưng công ước được đề
xuất về lãnh hải đã không được thông qua (trong đó có quyền truy đuổi). Tuy nhiên
cuối cùng, tại Hội nghị Giơ-ne-vơ về biển cả nó đã được đưa vào Điều 23.
Quyền truy đuổi là gì?
Trong hệ thống pháp luật Common Law, quyền truy đuổi vốn được sử dụng để chỉ


quyền truy đuổi nghi phạm hình sự khẩn cấp và ngay lập tức. Trong luật hình sự
quyền truy đuổi của cảnh sát đối với nghi phạm hình sự trong tình huống nghi
phạm đang điều khiển phương tiện giao thông từ chối dừng lại hoặc đang nỗ lực
trốn thoát khỏi hiện trường gây án. Việc truy đuổi này có thể dẫn tới việc vào trong
khu vực đòi hỏi phải có lệnh khám, như nhà riêng. Ban đầu nó được sử dụng bởi
Cảnh sát Biển Mỹ trong suốt thời kỳ cấm rượu (giai đoạn 1920-1933) để chỉ tới
việc truy đuổi một cá nhân có cơ sở để tìn rằng đã buôn lậu rượu trái phép vào Mỹ.
Quyền truy đuổi hiện nay vẫn được sử dụng bởi giới chức thi hành luật pháp và các
chuyên gia luật pháp.
Quyền truy đuổi trong luật biển quốc tế: Quyền tiến hành truy đuổi một tàu nước
ngoài nếu những nhà đương cục có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý
do chính đáng để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm luật pháp và an ninh của quốc
gia đó.
Trong luật biển quốc tế hiện nay vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chính thức nào về
quyền truy đuổi. Điều 111 UNCLOS giữ vai trò như một định nghĩa được sử dụng
phổ biến hiện nay.
Quyền lợi của các nước ven biển trong việc thi hành hiệu quả luật pháp
Các quốc gia ven biển có rất nhiều lợi ích cần được bảo vệ. Chẳng hạn, UNCLOS
công nhận quyền của quốc gia ven biển trong việc thực thi luật dân sự và hình sự
trong vùng nước nội thủy và lãnh hải; thực thi luật pháp được tạo ra nhằm ngăn
chặn sự xâm phạm đến tập quán, tài chính, nhập cư, vệ sinh trong vùng tiếp giáp;
quản lý tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; thực thi luật bảo
vệ chống gây ô nhiễm biển. Quyền truy đuổi là cần thiết trong một số trường hợp
để thực thi có hiệu quả luật pháp bảo vệ quyền lợi các quốc gia ven biển. Quốc gia
ven biển nếu không thể bắt và trừng phạt các tàu vi phạm pháp luật thì không thể
ngăn ngừa được những vi phạm trong tương lai.
Mặt khác, vấn đề đặc biệt của hàng hải là vận chuyển ma túy. Việc sử dụng và vận
chuyển trái phép chất ma túy là một mối đe dọa cho tất cả các quốc gia do đó cần
một nỗ lực ngăn chặn của tất cả các nước. Quyền truy đuổi do đó vừa mang đến lợi
ích cho các quốc gia và quốc tế.

Điều kiện để thực thi quyền truy đuổi hợp pháp.
Các quy định đã thể hiện rõ ràng rằng cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia ven
biển phải có “lý do đúng đắn” để cho rằng chiếc tàu không mang cờ của quốc gia
ven biển này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó, “lý do đúng đắn”
phải được hiểu là từ một nguồn tin xác thực chắc chắn nào đó hoặc trực tiếp phát
hiện cụ thể thấy con tàu đó hoặc người trên con tàu đó đã vi phạm các quy định của
pháp luật quốc gia ven biển gây thiệt hại về lợi ích cho quốc gia ven biển, xâm
phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển hoặc có ảnh hưởng
xấu đến quốc gia khác. Từ ngữ này đã được thông qua bởi Ủy ban Luật pháp Quốc
tế (ILC) vào năm 1956 và được hiểu để cung cấp cho một sự phân biệt giữa một
điều chắc chắn rằng một hành vi phạm tội đã được cam kết và chỉ một sự nghi ngờ.
“Lý do đúng đắn để tin rằng” vì thế được thành lập theo dấu hiệu mạnh mẽ và
không chỉ nghi ngờ hoặc giả định rằng một hành vi phạm tội đã được thực hiện.
Vi phạm pháp luật quốc gia ven biển
Pháp luật và các quy định đã bị vi phạm phải nằm trong phạm vi và chủ quyền của
quốc gia ven biển ban hành. VD: Không có quốc gia ven biển nào có thẩm quyền
đối với hành vi phạm tội hình sự vượt quá bề rộng của lãnh hải và như một vụ giết
người trên một con tàu mang cờ nước ngoài trong đặc khu kinh tế không làm phát
sinh quyền truy đuổi theo Điều 111.
Các vùng biển quyền truy đuổi có thể được bắt đầu
Quyền truy đuổi phải được tiến hành khi con tàu nước ngoài hay một trong những
chiếc xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong lãnh
hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi.
Vụ truy đuổi tàu South Tomi
Tàu South Tomi là một con tàu dài 58.7m được đóng với Công ty Đóng tàu Niigata
tại thành phố Niigata, Nhật Bản. Nó bắt đầu hoạt động từ năm 1972 được đăng ký
tại Panama. Trong tháng 3 năm 2001, Cộng hòa Togo đã đăng ký tàu South Tomi.
Con tàu sau đó đã bị phát hiện đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Úc. Nó đã
bị truy đuổi 14 ngày trên 3300 hải lý bởi lực lượng Cảnh sát biển Úc. Đây là một
trong những vụ truy đuổi dài nhất trong lịch sử truy đuổi các tàu đánh bắt cá bị tình

nghi đánh bắt trái phép ở Úc. Cuối cùng tàu South Tomi bị bắt khi cách mũi Cape
Town (ở Nam Phi) 320 hải lý
Các tình tiết liên quan đến vụ truy đuổi và bắt giữ tàu South Tomi dưới đây:
-Vào ngày 29 tháng 3 năm 2001, nhà chức trách Úc đang trên chiếc tàu Southern
Supporter (tàu của Úc) đang tuần tra trên vùng đặc quyền kinh tế của Đảo Heard
và Mc Donald (Đảo Heard và Mc Donald là ). Tàu Southern Supporter có ghi bằng
chữ lớn ở cả 2 bên mạn tàu dòng chữ “Tàu tuần tra Ngư trường Úc”
-Vào lúc 8:30 cùng ngày tàu South Tomi đã bị phát hiện trên ra-đa của Southern
Supporter. Southern Supporter cách Đảo Hearth 110 hải lý về phía đông nam.
-Vào lúc 8:55 tàu South Tomi có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nó đang di chuyển
rất nhanh.
-Vào lúc 9:30 tàu South Tomi dừng lại và bắt đầu trôi dạt ra phía biển.
- Các nhân viên bắt liên lạc radio với thủy thủ tàu South Tomi với nội dung thông
tin như sau
Tàu Southern Supporter được xác định là con tàu tuần tra ngư trường Úc
Tàu South Tomi, có ký hiệu tên gọi quốc tế là 5VSHI được đăng ký tại Cảng
Lome, Công hòa Togo; Chủ của tàu South Tomi là Renaldo Cigali (sau đó được
xác minh lại là Leonardo Aviles) quốc tịch Tây Ban Nha.
Các nhân viên trên tàu Southern Supporter cho biết họ có cơ sở chắc chắn về việc
tàu South Tomi đã đánh cá bên trong Vùng ngư trường của Úc vì vậy họ yêu cầu
tàu South Tomi theo họ trở về cảng Úc để điều tra.
-Vào lúc 11:00 tàu South Tomi được hộ tống với tàu Southern Supporter phía sau
đi với tốc độ 11-12 hải lý trên giờ
-Vào lúc 11:35 chủ tàu South Tomi đã thông báo với nhân viên ngư trường rằng họ
sẽ không đi tới cảng của Úc.
-Vào lúc 1:30 ngày 30 tháng 3 năm 2001, tàu South Tomi tuyên bố rằng thuyền
trường có ý định đi lộ trình riêng khi họ tới vùng biển quốc tế. Nhân viên ngư
trường cảnh báo tàu Tomi họ có quyền yêu cầu tàu South Tomi phải đến Fremantle,
Tây Úc.
-Vào lúc 3:00 tàu South Tomi đã thoát khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Đảo Heard

và Mc Donald.
-Southern Supporter cảnh báo họ sẽ truy đuổi tàu South Tomi trong lúc trờ đợi hỗ
trợ tới.
-Vào 11:00 ngày 12 tháng 4 năm 2001, tàu South Tomi bị chặn đứng bởi 2 tàu hải
quân từ cộng hòa Nam Phi, tàu Galeshewe và tàu Protea. Tàu Protea chở lực lượng
bảo vệ Úc (ADF)
-Vào lúc 11:10 nhân viên ngư trường đã chỉ đạo thuyền trưởng tàu South Tomi
dừng con tàu lại. Tàu South Tomi trả lời rằng nó đang đi trên vùng biển quốc tế do
đó nhân viên ngư trường không có quyền dừng tàu lại, nhưng nếu tàu quân sự có
mặt họ sẽ dừng lại.
-Vào lúc 11:37 tàu South Tomi bị lực lượng bảo vệ Úc (ADF) khống chế và giam
giữ thuyền trưởng và thuyền viên trên boong tàu. Nhân viên ngư trường sau đó đã
lên tàu và tiếp quản. Nhân viên ngư trường đưa cho thuyền trưởng 1 tài liệu ra lệnh
phải đưa con tàu về cảng Fremantle theo Mục 84 (1)(k) của Luật FM
-Vào ngày 13 tháng 4 năm 2001, nhân viên ngữ trương đưa cho thuyền trưởng tàu
South Tomi một văn bản bảo đảm con tàu, lưới, thiết bị, cá trên tàu theo Mục 84
(1)(g) của Luật FM
- Tàu South Tomi sau đó đậu tại cảng Fremantle, Tây Úc vào ngày 5 tháng 5 năm
2001 và chủ tàu South Tomi bị buộc 2 tội danh
Thứ nhất, đánh bắt cá trái phép theo Mục 100A và 101A của luật FM, bị phạt
13600000 bảng Anh.
Thứ hai, không chấp hành mệnh lệnh hợp pháp của nhân viên ngư trường theo Mục
108 Luật FM, mà sau đó ông ta đã bảo vệ thành công tại phiên xử.
Câu hỏi đặt ra là việc truy đuổi tàu South Tomi có hợp pháp hay không?
Trong phiên tòa xét xử chủ tàu South Tomi, bên công tố lập luận rằng chủ tàu đã
nhận được một mệnh lệnh hợp pháp theo Mục 84(1)(k)(ii) của Luật quản lý Ngư
nghiệp 1991 là phải di chuyển về cảng Fremantle. Thẩm phán (sau khi đã xem xét
các bằng chứng từ bên bị cáo cho thấy rằng mệnh lệnh được đưa ra chỉ đơn giản là
phải tiến về phía cảng) cho rằng mệnh lệnh được đưa ra không phải là mệnh lệnh
dựa trên mục đích của Luật quản lý Ngư nghiệp do đó đã tha bổng chủ tàu với

những cáo buộc về việc không chịu tuân theo lệnh của nhân viên ngư nghiệp. Sự
thật sau đó đã được làm sáng tỏ hơn, tàu South Tomi không nhận được bất cứ một
mệnh lệnh nào từ tàu Southern Supporter khi con tàu này vẫn trong vùng đặc quyền
kinh tế của Đảo Heard và MacDonald. Nói cách khác, khi tàu South Tomi ở bên
ngoài vùng đặc quyền kinh tế, các nhân viên quản lý ngư nghiệp mới đưa ra cảnh
báo về việc sẽ thực hiện quyền truy đuổi. Vụ truy đuổi đã không bắt đầu trong vùng
Đặc quyền kinh tế của Úc đơn giản là bởi vì tàu vi phạm không có dấu hiệu trốn
thoát.
Nói tóm lại vụ truy đuổi trên được chứng minh là không hợp pháp do đã vi phạm
điều kiện nơi bắt đầu truy đuổi.
Quyền truy đuổi có thể được bắt đầu khi một con tàu nước ngoài đã thực hiện một
hành vi vi phạm trong khi hiện diện thực sự hoặc hiện diện hỗ trợ (physically or
constructively present) trong các vùng biển mà quốc gia ven biển thực hiện quyền
tài phán.
TH1: Sự hiện diện thực sự trong các vùng biển của quốc gia ven biển
Cả 2 CƯ 1958 và 1982 đều công nhận quyền truy đuổi đối với các vi phạm của tàu
nước ngoài thực sự có mặt trong vùng nước nội thủy, lãnh hải hoặc tiếp giáp lãnh
hải.
TH2: sự hiện diện mang tính hỗ trợ (mang tính đóng góp, gián tiếp) Một con tàu có
mặt gián tiếp nếu một trong những chiếc xuồng của nó vi phạm pháp luật quốc gia
ven biển hoặc nếu con tàu là tàu mẹ hoạt động thành tốp với các phương tiện đi
biển khác (craft) đã vi phạm luật pháp quốc gia ven biển. Những con tàu như vậy là
đối tượng của việc truy đuổi giống như trường hợp nó hiện diện thực sự trong vùng
biển của quốc gia ven biển (TH1)
Vụ án kinh điển dẫn tới công nhận TH2 này là vụ tàu Araunah bị bắt giữ vào thế kỷ
19. Trong vụ này, Nga đã bắt tàu Araunah trên vùng biển quốc tế với lý lẽ là một
trong những chiếc tàu đồng đội đã tham gia đánh bắt trái phép trong lãnh hải của
Nga. Chính phủ Anh lúc đó đã thừa nhận hành động của Nga là đúng đắn. Họ đã
đưa ra tuyên bố thừa nhận rằng mặc dù tàu Araunah vào thời điểm bị bắt đã ở bên
ngoài ranh giới lãnh hải 3 dặm, nhưng sự thật là các chiếc xuồng (của tàu Araunah)

nó đã tiến hành đánh bắt cá trong vùng biển của Nga mà không có giấy phép nên
chính phủ Anh đã đồng ý cho phép bắt giữ con tàu và sung công.
Hệ thống luật pháp sau đó đã bảo vệ nguyên tắc đã được tuyên bố như trên trong vụ
Tàu Araunah.
Tàu bị truy đuổi
Chỉ tàu nước ngoài tư nhân (không phải tàu nhà nước) là đối tượng của việc truy
đuổi. Không áp dụng đối với tàu mang cờ của chính tàu thi hành bởi vì những tàu
này luôn chịu sự kiểm soát của tàu quốc gia ngay cả trên vùng biển quốc tế.
Tàu chiến và tàu phi thương mại do Nhà nước làm chủ ở vùng biển cả được miễn bị
truy đuổi. Tuy nhiên UNCLOS không mở rộng quyền miễn bị truy đuổi cho các tàu
Nhà nước tham gia vào các hoạt động thương mại.
Các thủ tục cần thiết cho việc truy đuổi
+ Truy đuổi phải được tiến hành ngay lập tức
Việc bắt đầu truy đuổi ngay lập tức là một yêu cầu mang tính linh động cao. Việc
truy đuổi không cần phải được bắt đầu ngay tại thời điểm vi phạm được phát hiện,
tuy nhiên việc trì hoãn không hợp lý giữa việc phát hiện ra vi phạm và việc bắt đầu
truy đuổi sẽ mang đến sự nghi ngờ cho tính hợp pháp của việc truy đuổi.
Việc bắt đầu truy đuổi có thể được trì hoãn một cách chính đáng cho các vi phạm
liên quan tới các con tàu có mặt gián tiếp (xây dựng – constructive presence) trong
vùng biển của quốc gia ven biển. Trong trường hợp có mặt gián tiếp này, sự vi
phạm bởi tàu mẹ chỉ là yếu tố phái sinh do đó sự vi phạm của tàu mẹ hoàn thành
chỉ khi sự vi phạm luật quốc gia ven biển của tàu liên lạc được hoàn thành. Điều
này sẽ cho phép quyền truy đuổi được trì hoãn một ngày hoặc hơn. Với điều kiện là
tàu liên lạc vẫn ở trong vùng biển của quốc gia thì việc truy đuổi tàu mẹ có thể
được trì hoãn cho tới khi việc vi phạm của tàu liên lạc hoàn thành.
Vào ngày 24/5/2985, Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Canada đã bắt giữ
+Truy đuổi không gián đoạn
Truy đuổi “không gián đoạn” không được định nghĩa trong UNCLOS tuy nhiên
khoảng thời gian gián đoạn lớn như là đi chệch khỏi con đường truy đuổi để thực
hiện một cú điện thoại cầu cứu được coi là “gián đoán”

Vụ Tàu Lena
Tàu Lena bị truy đuổi bởi một tàu tuần tra đánh cá vào năm 2001. Tàu tuần tra
buộc phải tạm dừng việc truy đuổi để thực hiện cuộc gọi cấp cứu. Điều này đã được
chứng minh sau đó là vi phạm luật bởi vì không có chiếc tàu nào trong tình trạng
nguy hiểm trong khu vực xung quanh đó.
Lý giải: việc truy đuổi tàu hay người không được gián đoạn bởi vì các nhà chức
trách sẽ mất dấu vết của người hay vật hoặc mất tín hiệu ra-đa.
Vụ tàu Viarsa
Tình tiết tóm tắt: Vào năm 2003, tàu Viarsa 1 bị phát hiện đang đánh bắt cá trong
vùng đặc quyền kinh tế đảo Hearth và MacDonald. Cuộc truy đuổi đã diễn ra trong
21 ngày hơn 3900 hải lý. Úc, Anh, Nam Phi đều tham gia vào cuộc truy đuổi bắt
đầu từ vùng đặc quyền kinh tế của Úc và kết thúc trong khu vực bị đóng băng. Tàu
Viarsa cuối cùng đã bị chặn, bị bắt giữ và giải về cảng Fremantle, Úc. Thuyền
trưởng và 4 thuyền viên đã bị buộc tội. Vào ngày 4, tháng 12, hội đồng thẩm phán
đã bị giải tán do không thể đưa ra một bản án chung. Vào tháng 11, 2005, tòa án
quận Perth đã tuyên bố 5 bị cáo vô tội do không đủ bằng chứng chứng minh là họ
đã đánh bắt cá.
Bên bào chữa đã lập luận rằng vụ truy đuổi đã bị gián đoạn khi chủ tàu Southern
Supporter quyết định không đuổi theo tàu Viarsa vào khu vực băng nổi nguy hiểm.
Tàu Southern Supporter mất bóng dáng của con tàu bằng mắt thường tuy nhiên họ
đã tìm ra dấu vết của con tàu trên ra-đa nên đã “tái truy đuổi” con tàu sau khi nó
vượt qua khu vực băng trôi. Cuộc truy đuổi này có hợp pháp hay không?
Nói một cách tổng quát, trong các trường hợp con tàu bị truy đuổi cố ý tìm cách
đuổi con tàu đang truy đuổi, thì mặc dù mất dáng con tàu bằng mắt thường nhưng
sau đó nó được xác định trên ra-đa thì cuộc truy đuổi được tiếp tục. Trong luật biển
quốc tế hiện đại, việc mất dấu vết bằng mắt thường nhưng vẫn xác định được bằng
ra-đa không hình thành “gián đoạn”
Không có sự đồng thuận quốc tế về độ dài thời gian truy đuổi thực sự là bao nhiêu.
Tuy nhiên nếu tàu chiến hoặc nếu con tàu ngay tức khắc bị mất dấu trong sương mù
thì quyền truy đuổi có thể được tiếp tục sau gián đoạn

Việc truy đuổi có thể được thực hiện dưới hình thức tiếp sức không cần phải là
đúng con tàu đầu tiên thực hiện việc truy đuổi có quyền bắt giữ.
+Xác định vị trí của tàu vi phạm
Yêu cầu này nhằm tránh việc xâm hại đến quyền tự do hàng hải trước khi quyền
truy đuổi được tiến hành.
+Một tín hiệu nhìn hoặc nghe bắt tàu dừng lại:
UNCLOS yêu cầu việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu sau khi đã phát tín hiệu nhìn
hoặc nghe bắt nó dừng lại, ở một cự ly cần thiết để chiếc tàu nói trên nhận biết
được.
Vụ tàu La Rosa
Buổi sáng ngày 15 tháng 9 năm 1976, tàu La Rosa, một chiếc thuyền buồm dài 51f
được thấy đậu tại tây nam cách . Vì tàu La Rosa không treo cờ, không có tên tàu
hay tên cảng nhà ở đuôi tàu, sĩ quan chỉ huy lực lượng tuần duyên tại Cape York
đã tiến lại gần tàu yêu cầu kiểm tra giấy tờ và quốc tịch của con tàu.
Hai trong số bị đơn đưa ra một lá cờ mà sau đó được xác định là cờ của Đảo Grand
Cayman, Thủy thủ con tàu là người Úc, con tàu được đăng ký tại Grand Cayman và
nó đang trên đường từ Bahamas tới Belize, British Honduras.
Lực lượng tuần tra quyết định liên lạc với Tổng hành dinh ở Miami, Florida thông
báo về tính hình đang diễn ra. Sau cuộc trao đổi này, họ quyết định sẽ giữ tàu La
Rosa lại và xác minh lại giấy tờ.
Tòa Liên bang Mỹ cho rằng việc bắt giữ tàu La Rosa là không hợp pháp. Tòa án đã
bác bỏ luận điểm việc bắt giữ tàu La Rosa dựa trên cơ sở quyền truy đuổi bởi vì tín
hiệu nhìn hoặc nghe bắt con tàu dừng lại đã không diễn ra cho tới lúc trước khi bắt
được nó.
Việc sử dụng vũ lực trong quyền truy đuổi
Luật pháp quốc tế công nhận rằng tàu của quốc gia ven biển được sử dụng vũ lực
như là một biện pháp cuối cùng để đối phó với tàu bị truy đuổi nếu nó không dừng
lại (quyền này không được quy định định trong CƯ 1958 hay 1982.) Mặc dù nó thể
hiện việc vi phạm nghiêm trọng quyền tự do biển cả, trong các trường hợp cần
thiết, việc sử dụng vũ lực được cho phép. Sự sử dụng vũ lực bởi các quốc gia trong

việc truy đuổi, có thể dẫn tới các quyết định trọng tài trong trường hợp vũ lực được
sử dụng một cách thái quá hay không có cơ sở.
Nếu vũ lực cần thiết được sử dụng để buộc con tàu đang chạy trốn phải dừng lại,
cần phải chú ý đặc biệt tới việc cảnh báo con tàu trước khi bắn nó. Điều này thông
thường yêu cầu các tàu hoặc máy bay thi hành phải ngăn chặn con tàu đang bỏ
chạy bằng các phương tiện không gây tử vong; đưa ra các cảnh báo trước dựa trên
các tín hiệu được công nhận quốc tế, bắn một phát súng cảnh báo trước và đảm bảo
bất kỳ phát súng nào được bắn ra không nhằm đánh chìm con tàu hay làm bị
thường người trên tàu.
Hậu quả của việc truy đuổi bất hợp pháp
Cả CƯ 1958 và 1982 đều quy định một quốc gia tham gia vào việc truy đuổi bất
hợp pháp tàu nước ngoài sẽ phải bồi thường cho chủ tàu hoặc người thuê tàu bất cứ
tổn thấn nào do hành động đó gây ra. Do đó, bất kỳ quốc gia nào dự tính thực hiện
quyền truy đuổi cũng phải cân nhắc cẩn thận tính hợp pháp của hành động đó dưới
luật pháp quốc tế.
Điều cần được nhấn mạnh là bồi thường sẽ chỉ xảy ra trong trường hợp . Có lẽ, nếu
tàu chiến có lý do đúng đắn để tin là con tàu đó đã vi phạm luật pháp thì việc truy
đuổi là hợp pháp do đó trong trường hợp này không cần phải đền bù dù sau đó con
tàu bị nghi ngờ được xác định vô tội.
Chấm dứt quyền truy đuổi
Theo UNCLOS, khi nào quyền truy đuổi chấm dứt? Một trong những điều
kiện để cho hành vi truy đuổi của quốc gia ven biển hợp pháp đó là việc truy đuổi
đó phải liên tục và không bị gián đoạn. Như vậy, từ điều kiện này có thể thấy được,
nếu việc truy đuổi bị gián đoạn thì quyền truy đuổi của quốc gia ven biển sẽ chấm
dứt.
Khoản 3 Điều 111 UNCLOS 1982 quy định: “Quyền truy đuổi chấm dứt khi
chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia mà nó thuộc quyền hay của một
quốc gia khác”. Từ điều khoản này và từ điều kiện để một cuộc truy đuổi hợp pháp
có thể suy ra các trường hợp mà quyền truy đuổi của quốc gia ven biển chấm dứt.
Trường hợp thứ nhất, quyền truy đuổi chấm dứt trong trường hợp bắt giữ

được tàu vi phạm. Trường hợp thứ hai là trường hợp tàu bị truy đuổi tự động dừng
lại khi có thông báo. Đây là hai trường hợp quyền truy đuổi đương nhiên chấm dứt.
Trường hợp thứ ba, quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi
vào lãnh hải của quốc gia mà nó đăng tịch hoặc của một quốc gia thứ ba. Ở trường
hợp này, sở dĩ UNCLOS 1982 quy định quyền truy đuổi chấm dứt là do quy chế
pháp lý của vùng lãnh hải. Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và quốc
gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ. Quốc gia nước ngoài chỉ được
hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng biển này. Nếu tàu truy đuổi mà đi
vào vùng biển này thì tức là tàu truy đuổi sẽ vi phạm pháp luật của quốc gia ven
biển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nicholas M Poúlantzas, “Quyền truy đuổi trong luật quốc tế”
2. Rachel Baird, “Định hình quyền truy đuổi thông qua việc thực thi luật pháp của
các quốc gia”
3. Craig H. Allen (1989), Học thuyết về quyền truy đuổi: Giải thích thực tế thực thi
của các quốc gia
4. Robert C. Reuland, Quyền truy đuổi: giải thích Điều 111 UNCLOS
5. James Marissen, “Quyền truy đuổi hay không? Vụ bắt giữ tàu F.V. South Tomi
năm 2001”
6. René Jean Dupuy, Daniel Vignes, “Cẩm nang luật biển mới”
7. Việc bắt giữ tàu Araunah (1890)
Các trang web
/> /> />MỤC LỤC
Lịch sử phát triển quyền truy đuổi 1
Quyền truy đuổi là gì? 2
Quyền lợi của các nước ven biển trong việc thi hành hiệu quả luật pháp 2
Điều kiện để thực thi quyền truy đuổi hợp pháp 3
Vi phạm pháp luật quốc gia ven biển 3
Các vùng biển quyền truy đuổi có thể được bắt đầu 4
Tàu bị truy đuổi 8

Các thủ tục cần thiết cho việc truy đuổi 8
+ Truy đuổi phải được =ến hành ngay lập tức 8
+Truy đuổi không gián đoạn 9
+Xác định vị trí của tàu vi phạm 10
+Một Fn hiệu nhìn hoặc nghe bắt tàu dừng lại: 10
Việc sử dụng vũ lực trong quyền truy đuổi 11
Hậu quả của việc truy đuổi bất hợp pháp 12
Chấm dứt quyền truy đuổi 12

×