Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020) VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 159 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
_________________

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ
NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

MÃ SỐ: CT20/07-2018-2

HÀ NỘI - THÁNG 4/2020


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN THAM GIA ĐỀ TÀI........................................ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................vii
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................ix
DANH MỤC HỘP.................................................................................................ix
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
I. Sự cần thiết của Đề tài.......................................................................................1
II. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................2
2.1. Nghiên cứu ngoài nước.............................................................................. 2
2.2. Nghiên cứu trong nước...............................................................................4
III. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................... 6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................6
3.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6


3.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................7
IV. Cách tiếp cận, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu........................................ 7
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................... 7
4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................7
4.3. Dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................8
V. Đóng góp của Đề tài.........................................................................................8
VI. Kết cấu của Báo cáo Đề tài.............................................................................9
PHẦN THỨ NHẤT..............................................................................................10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VỀ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.................................................................................................................10
I. Cơ sở lý luận cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội..........................................10
1.1. Một số quan niệm, cách tiếp cận..............................................................10
1.2. Phát triển bền vững..................................................................................17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế..........................................19
II. Hiện đại hóa phát triển kinh tế - xã hội.......................................................... 22
2.1. Xu hướng hiện đại hóa nền kinh tế..........................................................22
2.2. Đổi mới mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế và các đột phá chiến
lược của Việt Nam...........................................................................................29
i


III. Cơ sở pháp lý về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội......................... 31
3.1. Định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô...........31
3.2. Các chủ trương, đường lối về phát triển Thủ đô trong thời gian tới........35
IV. Tổng quan về kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước . 37

4.1. Xây dựng mối quan hệ đơ thị - nơng thơn hài hịa, bền vững và phát triển
.........................................................................................................................37
4.2. Tăng cường năng lực cạnh tranh dựa trên đổi mới sáng tạo....................39
4.3. Tái cơ cấu kinh tế địa phương trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư (Cơng nghiệp 4.0).................................................................................40

4.4. Phát triển các loại hình văn hóa đa dạng, có bản sắc và có tính độc
đáo...................................................................................................................46
4.5. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội một số tỉnh, thành phố của Việt
Nam.................................................................................................................47
PHẦN THỨ HAI..................................................................................................51
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)...................51
I. Bối cảnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 51
1.1. Bối cảnh quốc tế.......................................................................................51
1.2. Bối cảnh trong nước.................................................................................51
1.3. Bối cảnh tác động đến Hà Nội.................................................................52
II. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu........................................53
2.1. Tổng quan dự kiến thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhiệm kỳ Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ XVI (2015-2020).................................................53
2.2. Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô, đẩy mạnh phát triển kinh tế
tri thức, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh...............................................................54
2.3. Công tác quy hoạch, quản lý, phát triển và chỉnh trang đô thị, xây dựng
nông thôn mới.................................................................................................66
2.4. Phát triển sự nghiệp văn hóa, thơng tin....................................................75
2.5. Phát triển các lĩnh vực xã hội...................................................................79
2.6. An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; cơng tác quốc phịng, qn sự
địa phương......................................................................................................87
2.7. Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế và hợp tác phát triển vùng..........88
III. Đánh giá thực hiện các khâu đột phá............................................................ 90
3.1. Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông
thôn..................................................................................................................90
ii



3.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật,
kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán
bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu
tư và sản xuất kinh doanh trên địa bản Thủ đô...............................................91
3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch,
văn minh và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới..............93
IV. Bài học kinh nghiệm......................................................................................96
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ
ĐÔ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.........................................98
I. Bối cảnh quốc tế, trong nước và những vấn đề nổi lên................................... 98
1.1. Những vấn đề đáng chú ý từ bối cảnh......................................................98
1.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức...............................100
II. Đề xuất quan điểm và mục tiêu phát triển....................................................104
2.1. Quan điểm phát triển giai đoạn 2021-2025............................................104
2.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển.........................................................105
2.3. Dự báo một số cân đối lớn giai đoạn 2021-2025...................................114
III. Nhiệm vụ chủ yếu và các khâu đột phá...................................................... 115
3.1. Nhiệm vụ chủ yếu..................................................................................115
3.2. Khâu đột phá..........................................................................................116
IV. Nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực.....................................................116
4.1. Tiếp tục tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.....116
4.2. Phát triển các thành phần kinh tế đi đôi với tiếp tục đổi mới, nâng cao
hiệu quả kinh tế nhà nước.............................................................................118
4.3. Huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.....................119
4.4. Phát triển sự nghiệp văn hóa, thơng tin, xây dựng người Hà Nội thanh
lịch, văn minh................................................................................................121
4.5. Phát triển giáo dục và đào tạo................................................................122
4.6. Đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ.........................................123
4.7. Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống của

người dân......................................................................................................125
4.8. Thực hiện chính sách dân tộc và tơn giáo, thực hiện bình đẳng giới, nâng
cao vị thế của phụ nữ, trẻ em........................................................................126
4.9. Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, nông thôn, tăng cường
quản lý tài nguyên, bảo vệ mơi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, phịng tránh thiên tai..............................................................................127
iii


4.10. Thực hiện cơng tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước, tăng cường cơng tác phịng chống tham nhũng, thực hành
tiết kiệm chống lãng phí................................................................................132
4.11. Tăng cường tiềm lực quốc phịng, an ninh, nâng cao khả năng sẵn sàng
chiến đấu, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm..........................................133
4.12. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hợp tác phát triển vùng........133
V. Tổ chức triển khai thực hiện.........................................................................134
5.1. Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt thực hiện Kế hoạch.....................134
5.2. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội .. 135

5.3. Xây dựng các chương trình, đề án, dự án cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch....................................................138
5.4. Một số kiến nghị....................................................................................139
KẾT LUẬN......................................................................................................... 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH........................................... 142

iv


DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN THAM GIA ĐỀ TÀI
TT

I

Thành viên
Chủ nhiệm đề tài
TS. Nguyễn Mạnh Quyền

II

Cơ quan công tác
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Thư ký khoa học
ThS. Nguyễn Hữu Lợi

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

III Các thành viên
1 TS. Trần Ngọc Nam

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

2 TS. Nguyễn Thái Đông

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

3 ThS. Bùi Việt Nga

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

4 CN. Đỗ Hoài Giang


Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

5 ThS. Nguyễn Hồng Minh

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

6 TS. Trần Đức Phương

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

7 TS. Hoàng Văn Giang

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

8 ThS. Lê Thị Thanh Huyền

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

9 ThS. Bùi Việt Hưng

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

10 TS. Lê Hồng Thăng

Giám đốc Sở Công Thương

11 ThS. Trần Đức Hải

Giám đốc Sở Du lịch


12 ThS. Hà Minh Hải

Giám đốc Tài chính

13 TS. Nguyễn Hải Bắc

Sở Tài chính

14 TS. Lê Ngọc Anh

Sở Khoa học và Cơng nghệ

15 ThS. Nguyễn Thúy Chinh

Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội

16 ThS. Chu Phú Mỹ

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

17 CN. Nguyễn Tiến Nam

Cục Thống kê Hà Nội

18 ThS. Lê Vinh

Sở Quy hoạch kiến trúc

19 ThS. Lê Văn Dục


Sở Xây dựng

20 TS. Nguyễn Ngọc Kỳ

Sở Thông tin Truyền thông

21 GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

22 ThS. Nguyễn Hoàng Hà

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

23 CN. Nguyễn Trường Linh

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

24 TS. Nguyễn Hữu Khánh

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

25 KS. Nguyễn Văn Quyết

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
v


26 TS. Trần Anh Tuấn


Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

27 ThS. Đinh Thị Ninh Giang

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

28 PGS.TS. Nguyễn Thị
Nguyệt
29 ThS. Nguyễn Tiến Huy

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

30 ThS. Phạm Minh Hiền

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

31 ThS. Lê Thị Thùy Linh

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

32 ThS. Hoàng Thọ Vương

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

33 ThS. Đỗ Thu Trang

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

34 ThS. Đoàn Thị Thu Hà


Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

35 ThS. Trần Hoàng Ngân

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

36 ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

37 ThS. Nguyễn Thị Hương Giang Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
38 ThS. Hà Thị Quỳnh Hương

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

39 ThS. Trịnh Quang Anh

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

40 ThS. Nguyễn Tuấn Khải

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

41 ThS. Ngô Xuân Hùng

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội


42 KS. Nguyễn Doãn Thành

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

43 CN. Bùi Thị Nguyên

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

44 ThS. Nguyễn Thảo Ninh

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

45 ThS. Lê Văn Bằng

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

46 ThS. Nguyễn Thu Hằng

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

47 ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội
48 ThS. Tô Đức Giang

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

49 ThS. Vũ Thùy Dương

Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

50 CN. Phạm Thùy Linh


Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

51 CN. Phan Huy Cường

Sở Du lịch

52 ThS. Nguyễn Thị Mai

Sở Khoa học và Công nghệ

53 ThS. Phạm Quang Anh

Sở Khoa học và Công nghệ

54 ThS. Lê Trần Phong

Sở Khoa học và Công nghệ

55 ThS. Lê Mỹ Hạnh

Sở Khoa học và Công nghệ

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

- Hiệp hội các quốc gia Đơng - Nam Á


BĐKH

- Biến đổi khí hậu

CCN

- Cụm cơng nghiệp

CMCN

- Cách mạng cơng nghiệp

CNH

- Cơng nghiệp hóa

CNTT

- Cơng nghệ thơng tin

CPTPP

- Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộxuyên Thái Bình Dương

DNNN

- Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV


- Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EVFTA

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

FDI

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

- Hiệp định thương mại tự do

GDP

- Tổng sản phẩm quốc nội

GDTX

- Giáo dục thường xuyên

GRDP

- Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTSX

- Giá trị sản xuất


HTX

- Hợp tác xã

ICOR

- Incremental Capital Output Ratio/

KCN

Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
- Khu công nghiệp

KHCN

- Khoa học, công nghệ

KT-XH

- Kinh tế - xã hội

MN

- Mầm non

NTM

- Nông thôn mới


ODA

- Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

PAPI

- Chỉ số Hiệu quả quản trị hành chính cơng cấp tỉnh

PAR Index

- Chỉ số Cải cách hành chính

PCCC

- Phịng cháy, chữa cháy

PCI

- Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PPP

- Đối tác Công - Tư

vii



PTBV

- Phát triển bền vững

QHC

- Quy hoạch chung

QHPK

- Quy hoạch phân khu

QPPL

- Quy phạm pháp luật

RTA

- Hiệp định thương mại khu vực

STEM
TTHC

- Khoa học, Kỹ thuật, Cơng nghệ và Tốn học
- Thủ tục hành chính

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Các giai đoạn cơng nghiệp hóa ................................................................. 28
Hình 2. Văn hóa với phát triển bền vững ............................................................... 46
Hình 3. Đóng góp của các yếu tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế ..................... 54
Hình 4. So sánh Hà Nội và một số thành phố, thủ đô khác (xem Phụ lục 7a, 9)... 57
Hình 5. Tiến trình của các cuộc cách mạng công nghiệp ......................................

98

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc tới năm 2030 ......... 18
Bảng 2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội ............................. 34
Bảng 3. Những thay đổi về phương thức sản xuất trong các ngành kinh tế .......... 41
Bảng 4. Các định nghĩa về “thành phố thông minh”.............................................. 42
Bảng 5. Các chiều hướng của đô thị thông minh và khía cạnh liên quan .............. 44
Bảng 6: Dự báo dân số đến năm 2045 ................................................................. 106
Bảng 7: Dự báo tỷ giá VNĐ/USD ....................................................................... 107
Bảng 8: Chỉ số giảm phát DGDP ............................................................................ 107
Bảng 9. Tổng hợp các phương án tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 .................. 110
Bảng 10: Các phương án tăng trưởng đến năm 2045 .......................................... 111

DANH MỤC HỘP
Hộp 1. Tổng quan về mơ hình kinh tế của Hàn Quốc (từ 1961)............................ 25
Hộp 2. Mức độ tập trung công nghiệp tại các đơ thị vệ tinh cịn hạn chế.............. 69
Hộp 3. Mỗi năm, Hà Nội thiệt hại hơn 1 tỷ USD vì ùn tắc giao thơng.................. 70
Hộp 4. Hà Nội ơ nhiễm khơng khí thứ 2 ở Đơng Nam Á................................ 73
Hộp 5. Định hướng đối với các khu vực nội đô và đô thị vệ tinh và nông thôn..127

ix



MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của Đề tài
Để chuẩn bị nội dung phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII,
Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chương trình số 20-CTr/TU ngày 13/02/2018 về
việc nghiên cứu khoa học trọng điểm thành phố Hà Nội “Những luận cứ khoa học
để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố (20152020), định hướng phát triển Thủ đơ giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm
2030” (gọi tắt là Chương trình 20); Ban chủ nhiệm Chương trình 20 đã ban hành
Kế hoạch số 01-KH/BCN ngày 17/4/2018 về việc triển khai thực hiện Chương
trình nghiên cứu khoa học số 20-CTr/TU.
Theo Chương trình và Kế hoạch đặt ra có 08 nhiệm vụ nghiên cứu, trong đó
có nhiệm vụ “Đánh giá kinh tế - xã hội Thủ đô nhiệm kỳ Đại hội XVI (2015 2020) và định hướng phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là
nhiệm vụ vừa đòi hỏi nghiên cứu sâu về phát triển kinh tế của Thủ đô, vừa tổng
hợp cả các lĩnh vực xã hội thuộc các đề tài còn lại nghiên cứu để đánh giá thực
trạng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ XVI (2015-2020); đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội Thủ đơ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và quan trọng nữa là xây dựng
dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 nhiều vấn đề lý luận về phát triển kinh tế - xã hội của một thành phố thủ
đô theo hướng hiệu quả, bền vững, gia tăng sức cạnh tranh chưa được nghiên cứu
thỏa đáng (nổi bật như đánh giá chất lượng phát triển, phát triển đô thị bền vững,
hiện đại hóa nền kinh tế). Tương lai phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đơ
ra sao trước ảnh hưởng của tồn cầu hóa, của cách mạnh cơng nghiệp 4.0 cũng như
của biến đổi khí hậu; quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội đối với Thủ
đô nên thế nào… là những vấn đề phải được nghiên cứu làm rõ cả phương diện lý
luận và thực tiễn.
Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định kỳ 5 năm của Thành phố là
một nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng nhằm cụ thể hơn chủ trương

đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn 5 năm và xa hơn.
Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch là gì, giải pháp kế hoạch ra
sao cần được nghiên cứu thỏa đáng làm căn cứ triển khai Nghị quyết Đảng bộ lần
thứ XVII. Đề tài “Đánh giá kinh tế - xã hội Thủ đô nhiệm kỳ Đại hội XVI (2015
࿿࿿࿿P볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿Q볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿R볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿S볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿T볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
U볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿V볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿W볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿X볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿Y볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
69b볔볔
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿c볔볔࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿d 2020) và định hướng phát triển đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030” sẽ là tài liệu đầu vào quan trọng trong việc dự thảo
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII và xây dựng Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội.


1


II. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Đề tài đã thu thập các tư liệu, tài liệu và tiến hành tổng quan nghiên cứu nước
ngoài để xác định khả năng có thể kế thừa và nhận biết những vấn đề cần phải đi
sâu nghiên cứu thêm:
0Thứ nhất, về đường lối phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia: thu thập
được 12 tài liệu đề cập tới con đường phát triển của một nền kinh tế.
0 Ba giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Ohno với hàm ý lấy hiện
đại hóa làm tiêu chí phân kỳ phát triển nền kinh tế: giai đoạn 1 - nông nghiệp
truyền thống cộng với tiếp nhận công nghiệp của các nước phát triển; giai đoạn 2 phát triển mạnh cơng nghiệp gia cơng cho nước ngồi và phát triển công nghiệp,
công nghệ trong nước cộng với nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao của nước
ngồi; và giai đoạn 3 - công nghiệp trong nước tự sáng tạo công nghệ cho quốc gia
và phát triển kinh tế ở trình độ các nước công nghiệp.
1 Năm giai đoạn phát triển của Rostow với hàm ý thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế: (i) nền kinh tế nông nghiệp truyền thống; (ii) chuẩn bị cất cánh (áp dụng cách
thức mới trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển; tạo tiền đề
để cất cánh: tỷ lệ đầu tư không dưới 10% GDP; đã hiện hữu một số ngành công
nghiệp chế tạo; có thể chế có lợi cho hiện đại hóa); (iii) cất cánh (áp dụng cách
thức phát triển và tổ chức hiện đại); trưởng thành (chín mùi về kinh tế, kinh tế
thương mại phát triển); xã hội tiêu dùng cao (thịnh vượng, dịch vụ chiếm ưu thế).
2 Ba giai đoạn phát triển xã hội khá giả của Trung Quốc: (i) xây dựng xã hội
no đủ, thốt khỏi nghèo khó: thực hiện 4 hiện đại hóa; (ii) chuyển sang xã hội sung
túc (khoảng 28 năm tính từ khi thực thi cải cách, mở cửa: 1978); và (iii) xây dựng
xã hội khá giả. Người Trung Quốc dự kiến sau năm 2034 đạt được mức này.
Nhìn chung, các nghiên cứu này đã đề cập đến con đường (các giai đoạn) phát
triển của nền kinh tế của một quốc gia, nhưng chưa xét đến con đường phát triển
kinh tế của Thủ đơ nói chung cũng như Thủ đơ Hà Nội nói riêng.
0 Thứ hai, về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia và của một thành phố: thu thập được 08 tài liệu đề cập tới vấn
đề này. Nhìn chung các tài liệu cho biết yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới sự phát
triển của một quốc gia hay của một thành phố có thể kể ra như sau:
0 Tác động của tồn cầu hóa: chi phối của các nước lớn, của chuỗi giá trị và
mạng phân phối (hoặc mạng cung ứng) toàn cầu. Ngày nay tồn cầu hố thể hiện
trên các phương diện: tồn cầu hóa cơng nghệ (cơng nghệ hiện đại có mặt trên
phạm vi rộng nhờ đầu tư FDI), chất lượng sản phẩm là yêu cầu quan trọng đối với
cả người sản xuất và người tiêu dùng; giá cả sản phẩm cũng mang tính tồn cầu,
một quốc gia khơng thể tự đặt ra giá sản phẩm một cách tùy tiện mà phải tính tới
yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

2


0 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0): công nghệ
quyết định suy nghĩ và hành động của con người, doanh nghiệp và quốc gia. Ai

nắm công nghệ nguồn người đó sẽ giữ vị trí chi phối. Cơng nghệ số, trí tuệ nhân
tạo, vật liệu mới và công nghệ gen-sinh học chế định sự phát triển của thế giới.
Tham gia chuỗi giá trị sáng tạo, liên kết kinh tế trở nên quan trọng hàng đầu.
1 Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN: với quy mô dân số khoảng 600
triệu người, các quốc gia ASEAN là một thị trường lớn; vị trí địa chiến lược tạo ra
tiền đề phát triển hấp dẫn nhưng cùng xuất hiện sự tranh chấp mạnh mẽ trên biển
Đông. Tự do sẽ là xu thế tất yếu trong các cuộc chơi của các quốc gia ASEAN nên
mỗi quốc gia trong cộng đồng cần chuẩn bị điều kiện và tham gia cuộc chơi sao
cho thu được nhiều lợi ích kinh tế hơn.
5888 Thứ ba, một số vấn đề lý luận chung về tái cơ cấu kinh tế, hiện đại
hóa và chất lượng phát triển:
+ Về tái cơ cấu kinh tế và hiện đại hóa:
Các cơng trình nước ngồi đề cập nhiều đến vai trị của cơ cấu kinh tế (trường
phái trọng cơ cấu). Họ nhấn mạnh rằng, cơ cấu quyết định tăng trưởng và chất
lượng phát triển kinh tế. Đối với tất cả các quốc gia, xu hướng mang tính nguyên
tắc về phát triển cơ cấu kinh tế là: (i) giai đoạn cơ cấu kinh tế truyền thống: nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; (ii) giai đoạn cơ cấu nặng về công nghiệp: công
nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ; và (iii) giai đoạn cơ cấu nặng về dịch vụ: phi
nông nghiệp và nông nghiệp (nông nghiệp chỉ chiếm vài phần trăm trong GDP).
Một số quốc gia khơng có cơng nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức,
Pháp, Anh, Hàn Quốc… nhưng họ vẫn đứng trọng nhóm các quốc gia phát triển
hàng đầu của thế giới do thực thi hiện đại hóa (như Thụy Sĩ, New Zealand,
Canada, Singapore…) và có mức GDP/người đạt tới 45-60 nghìn USD, thậm chí
cao hơn nữa. Ngay từ năm 1978, Trung Quốc thực thi bốn hiện đại hóa thay vì phát
triển ồ ạt cơng nghiệp (phong trào phát triển công nghiệp hưng trấn, ly nông bất ly
hương) và họ đã thành công to lớn, nền kinh tế Trung Quốc đã lớn và đứng thứ hai
sau Mỹ.
Sau thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu người ta nói
nhiều đến tái cơ cấu kinh tế, với mong muốn dựa trên cơ sở công nghệ cao để tái
cơ cấu lại nền kinh tế, tái cơ cấu lại các ngành kinh tế của quốc gia hay của địa

phương.
23
Về chất lượng phát triển và phát triển bền vững: Nhìn chung, các cơng
trình nước ngồi nhấn mạnh quan hệ giữa chất lượng và số lượng phát triển. Chất
lượng phát triển đảm bảo sự phát triển bền vững và mức sống người dân. Khi bàn về
chất lượng phát triển, người ta đi sâu phân tích hiệu quả phát triển (mà nó cấu thành
bởi ba yếu tố: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường). Tốc độ tăng
trưởng được xem như chỉ tiêu quan trọng để phân tích số lượng của sự phát triển. Cịn
năng suất lao động, ô nhiễm môi trường, tỷ kệ người nghèo, chi phí giải quyết ơ
nhiễm mơi trường được xem như những dấu hiệu phản ánh về chất lượng phát triển.

3


Liên hợp quốc cho rằng, phát triển bền vững là việc khai thác các sản phẩm tự
nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại không gây phương hại đến việc
thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai. Nhưng vấn đề “mờ” ở đây là nhu cầu của
thế hệ tương lai là gì khó mà biết được và liệu có “xung đột” với nhu cầu hiện tại
hay không?
Năm 2015, Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Liên hợp quốc đồng nhất phát
triển bền vững với chất lượng phát triển. Một hệ thống gồm 17 tiêu chí về phát
triển bền vững đến 2030 được đưa ra cho các quốc gia trên thế giới. Có lẽ như thế
là quá nhiều và lại có những chỉ tiêu khơng trực tiếp phản ánh yêu cầu của phát
triển bền vững.
5888 Thứ tư, về vai trị của nhà nước hay của chính quyền địa phương đối
với tái cơ cấu kinh tế và phát triển có chất lượng: Trong các tài liệu nước ngồi thu
thập được, nổi bật là cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại: quyền lực, thịnh
vượng và đói nghèo” của Daron Acemoglu và James Robinson do nhà xuất bản trẻ
phát hành bằng tiếng Việt năm 2012. Họ cho rằng, thể chế quyết định sự thành bại
của các nền kinh tế (họ lấy các trường hợp Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc; Trung

Quốc trước và sau cải cách mở cửa; Việt Nam trước và sau đổi mới để chứng
minh). Thể chế do nhà nước “đẻ” ra và tổ chức thực hiện nên suy cho cùng nhà
nước quyết định sự thành bại của các nền kinh tế.
2.2. Nghiên cứu trong nước
23
Thứ nhất, về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới phát triển kinh tế
- xã hội của một quốc gia và của một thành phố: Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội quốc gia sẽ có tác động chi phới tới phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội,
khi Việt Nam mở rộng giao thương quốc tế, thu hút các tập đoàn kinh tế đa quốc
gia hùng mạnh và xây dựng nhiều tập đoàn kinh tế mạnh của người Việt sẽ ảnh
hưởng nhiều đến các quyết sách làm ăn của các địa phương, trong đó có Hà Nội.
24
Thứ hai, về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
của Đảng bộ và chính quyền thành phố: Các văn bản định hướng chủ yếu là: (i)
Nghị quyết Đại hội lần XVI của Đảng bộ thành phố về phát triển kinh tế - xã hội
Thủ đô; và (ii) các quyết định của UBND thành phố về phát triển kinh tế - xã hội
Thủ đô.
25
Thứ ba, về một số vấn đề lý luận chung về tái cơ cấu kinh tế, hiện đại
hóa và chất lượng phát triển:
5888

Về tái cơ cấu kinh tế và hiện đại hóa:

Ngồi quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng chính phủ về
tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế, đề tài đã thu thập
được các tài liệu đề cập vấn đề tái cơ cấu kinh tế. Tuy không giống nhau nhưng các
học giả đều thống nhất ở một điểm quan trọng là đổi mới cơ cấu kinh tế đi đôi với
hiện đại hóa cơng nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế nhanh,
hiệu quả, bền vững hơn.

Các cơng trình nghiên cứu của Việt Nam chỉ ra rằng, tỷ trọng doanh nghiệp sử
dụng công nghệ cao là thước đo quan trọng về hiện đại hóa. Học giả Ngơ Doãn
4


Vịnh trong cuốn “Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển” - do nhà xuất
bản Chính trị quốc gia phát hành, đã cho biết, tỷ trọng lĩnh vực sử dụng công nghệ
cao trong nền kinh tế, tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao chiếm trong tổng giá trị
xuất khẩu cần được coi trọng khi phân tích hiện đại hóa đối với nền kinh tế.
Nhiều báo cáo khoa học và báo cáo của chính phủ cho biết, ngay từ đầu
những năm 90 của thế kỷ trước, Chính phủ Việt nam đã triển khai chủ trương cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tỷ
trọng của các ngành phi nông nghiệp không ngừng tăng lên và tỷ trọng nông
nghiệp trong GDP không ngừng giảm đi (về số tương đối) tuy nhiên dấu hiệu hiện
đại hóa chưa rõ. Trong tổng số doanh nghiệp mới có khoảng 6% sử dụng cơng
nghệ tiên tiến, 30% sử dụng cơng nghệ trung bình cịn lại là các doanh nghiệp sử
dụng công nghệ lạc hậu.
23
Về chất lượng phát triển và phát triển bền vững: Nhìn chung các tài
liệu cũng tiếp cận vấn đề chất lượng phát triển và phát triển bền vững như các học
giả nước ngoài nhưng họ cố gắng cụ thể hơn đối với Việt Nam.
Nhóm chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra hệ thống chỉ tiêu gồm
32 chỉ tiêu phản ánh về phát triển bền vững (trong đó có cả tỷ lệ che phủ rừng, tỷ
lệ người sử dụng nước sạch, tỷ lệ đi học, nhà ở/người…).
Đáng chú ý có cơng trình đề cập tương đối nhiều tới chất lượng phát triển.
Tiêu biểu là học giả Ngơ Dỗn Vịnh, trong cuốn “Nguồn lực và động lực phát triển
nhanh cho nền kinh tế Việt nam thời kỳ đến 2020” do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia phát hành, cho rằng, “lượng nào thì chất đó, khi lượng đổi đến một mức nào đó
thì dẫn tới chất đổi”; hệ thống kinh tế phát triển có chất lượng khi phát triển có
hiệu quả và thân thiện với mơi trường. Theo đó năng suất lao động, tỷ lệ người

giàu, tỷ lệ người nghèo, tình trạng ơ nhiễm môi trường là những chỉ tiêu quan trọng
hàng đầu phản ánh chất lượng phát triển. Học giả Ngơ Dỗn Vịnh cho rằng, hai
dấu hiệu quan trọng của phát triển bền vững là: hiệu quả cao, thân thiện với môi
trường và phát triển trong trạng thái tương đối ổn định (nghĩa là chỉ tiêu nào cần
tăng thì phải tăng tương đối ổn định như tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động,
hiệu quả đầu tư…) và chỉ tiêu nào cần giảm thì phải giảm tương đối ổn định như số
người nghèo, tệ nạn xã hội, số người thất nghiệp…
Trong báo cáo “Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và nguy cơ tụt hậu của
Việt Nam” công bố vào năm 2015 của Tổng cục thống kê cho rằng, năng suất lao
động, tỷ trọng chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất, tiêu tốn điện năng để
tạo ra một đơn vị GDP đều phải coi trọng khi phân tích chất lượng phát triển.
5888 Thứ tư, về vai trị của nhà nước hay của chính quyền địa phương đối
với tái cơ cấu kinh tế và phát triển có chất lượng: Cuốn sách “Phát triển: điều kỳ
diệu và bí ẩn” của học giả Ngơ Dỗn Vịnh do nhà xuất bản chính trị quốc gia phát
hành cho rằng, trong 3 chủ thể tham gia phát triển: nhà nước, doanh nghiệp và
người dân thì nhà nước giữ vai trị quyết định. Trong cuốn sách “Bàn về phát triển
kinh tế: nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang” học giả Ngơ Dỗn Vịnh cho
rằng, vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế nói chung và tái cơ cấu kinh tế
nói riêng thể
5


hiện ở mấy phương diện: (i) ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối
phát triển kinh tế, trong đó có phát triển doanh nghiệp và thu hút các tập đoàn kinh
tế xuyên quốc gia; ban hành và tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách về phát
triển kinh tế và tái cơ cấu kinh tế (nhất là chính sách tu hút vốn đầu tư FDI và tham
gia thương mại quốc tế); và (iii) triển khai thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, luật pháp, chính sách phát
triển kinh tế và tái cơ cấu kinh tế
23

Thứ năm, về kinh nghiệm và bài học từ một số thành phố ở Việt Nam
cho Hà Nội: Có một số kinh nghiệm và bài học rút ra từ một số tài liệu về xây
dựng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng thông qua các Nghị quyết đại hội Đảng bộ các thành phố nêu trên và các dự
án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2025 và tầm nhìn đến 2050. Theo đó:
5888 Quan điểm phát triển chủ đạo đối với hai thành phố là phát triển kinh
tế tri thức, phát triển hiệu quả và bền vững gắn với thực thi chủ trương cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa có tính tới tồn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và
đường lối đổi mới của Việt Nam. Gắn chặt yêu cầu phát triển bền vững với phát
triển xanh.
5889 Coi trọng hiện đại hóa đi kèm với thu hút các nhà đầu tư chiến lược có
vốn đầu tư lớn (từ tỷ USD trở lên), nắm giữ công nghệ hiện đại và có thị trường
rộng khắp thế giới. Thu hút công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, du lịch
chất lượng cao, logistic, xây dựng bất động sản và Trung tâm thương mại hiện đại.
Đồng thời thúc đẩy phát triển nhân lực chất lượng cao, phát triển khởi nghiệp và
cải cách hành chính (gia tăng thứ hạng các chỉ số PCI, PAPI).
III. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một Đề tài cấp thành phố, Ban chủ nhiệm Đề tài tập
trung đánh giá thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
23
năm 2016-2020 và đề xuất định hướng, nhiệm vụ và khâu đột phá phát triển
kinh tế - xã hội Thủ đơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
23
Xác định một số vấn đề nhận thức về lý luận phát triển kinh tế - xã hội
của Thủ đô.
24
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nhiệm kỳ Đại
hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI (2015 - 2020).

25
Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Thủ
đô đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động kinh tế - xã hội, quản lý phát triển ở cấp độ vĩ mô, tổng thể của
Hà Nội.
6


3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của Đề tài là Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên để thể hiện sự
đối sánh quốc tế và trong nước, không gian nghiên cứu được mở rộng hơn trong
những trường hợp như vậy, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng, cả nước, một số
thành phố của cả nước và quốc tế.
3.3.2. Thời gian nghiên cứu
Phạm vi thời gian đối với đối tượng nghiên cứu (hiện trạng): giai đoạn được
nghiên cứu 2011-2020, trọng tâm ở giai đoạn 2016-2020 (trong đó 2019-2020
được ước tính).
Phạm vi thời gian đối với đối tượng nghiên cứu (dự báo): giai đoạn được dự
báo 2021-2025, có định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045.
3.3.3. Trọng tâm nghiên cứu
Trong khn khổ của một Đề tài cấp thành phố, Ban chủ nhiệm Đề tài tập
trung vào đánh giá thực hiện và đề xuất phương hướng, các nhiệm vụ chủ yếu và
khâu đột phá của Thủ đô.
IV. Cách tiếp cận, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài bám sát nội dung Văn kiện Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố,
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội để
đánh giá, phân tích hiện trạng. Bên cạnh đó, các phân tích về Hà Nội cũng được

dựa trên sự đối sánh về các chỉ tiêu phát triển chủ yếu với các địa phương trong
nước, khu vực và quốc tế để xác định được vị trí chính xác của Hà Nội trên bản đồ
phát triển của cả nước và khu vực. Trong khi đó, các phương hướng, giải pháp phát
triển được xây dựng dựa trên cách tiếp cận tổng thể, tích hợp, bền vững và dài hạn
để đảm bảo tính bao quát, đa chiều và khả thi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như định tính, định lượng,
thống kê mơ tả, chun gia:
23
Phương pháp phân tích hệ thống: sử dụng phương pháp này để phân
tích,
đánh giá các vấn đề có tính hệ thống, đặc biệt là trong phân tích về cơ cấu kinh tế
và lao động.
24
Phương pháp phân tích thống kê: trên cơ sở thu thập số liệu sơ cấp, xử
lý số liệu thứ cấp sẽ phân tích thực trạng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội Thủ
đô qua các năm và các giai đoạn.
25
Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh qua các năm và giai đoạn,
cũng như so sánh với các thành phố, thủ đô của các nước khác trong một số chỉ
tiêu.


7


256
Phương pháp phân tích chính sách: sử dụng để phân tích những quy
định, cơ chế, chính sách mà thành phố đã hoặc sắp ban hành trong thời gian tới,
đánh giá những kết quả đã thực hiện của chính quyền thành phố trong quản lý phát

triển.
257
Phương pháp dự báo: xây dựng các kịch bản và tham vấn chuyên gia
để dự báo tăng trưởng cho thời kỳ 2021-2025 và xa hơn đến năm 2045; dự báo các
mục tiêu, chỉ tiêu cũng như các định hướng phát triển và giải pháp thực hiện.
258
Phương pháp chuyên gia: thu thập thêm thông tin, các quan điểm và
thẩm định các nhận định, kết quả nghiên cứu.
4.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là những dữ liệu có nguồn đáng tin cậy từ Cục Thống kê
Hà Nội và các địa phương, Tổng cục Thống kê, các báo cáo của các Sở, Ban,
ngành Hà Nội, báo cáo của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, báo cáo
của một số Bộ, các báo cáo và nghiên cứu quốc tế về thành phố, thủ đô một số
nước được sử dụng để đối sánh với Hà Nội.
V. Đóng góp của Đề tài
0 Đề tài đã hệ thống hóa và luận giải những vấn đề nhận thức về lý luận phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0, cần thúc đẩy xây dựng và nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo, từ đó năng cao
sức cạnh tranh, tạo ra năng suất lớn hơn và sự thịnh vượng cho người dân một cách
bền vững và dài hạn; phát thành phố thông minh; phát triển kinh tế dựa trên một
mối quan hệ biện chứng với văn hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đô thị và
nông thôn;… nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
1 Phân tích xu hướng hiện đại hóa nền kinh tế và tổng hợp một số kinh
nghiệm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tham khảo một số mơ hình phát triển
kinh tế của nước ngồi và một số tỉnh, thành phố trong nước.
2 Hệ thống cơ sở pháp lý về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
3 Đề tài đã đề xuất một số điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu trong
định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp
theo:
0 Đề xuất xây dựng phát triển hạ tầng nông thôn theo hướng đô thị; đề xuất

chỉ tiêu tỷ lệ huyện đạt tiêu chí nơng thơn mới (thay thế tỷ lệ xã NTM) vào năm
2025.
1 Đề xuất tiếp tục phát triển theo chiều rộng đến năm 2025, huy động tối đa
các nguồn lực khu vực Hà Nội mở rộng (đất đai) cho phát triển, cùng với việc phát
triển theo chiều sâu, tập trung hiện đại hóa các ngành kinh tế.
2 Phát triển mạnh không gian kinh tế và coi là ưu tiên hàng đầu để tạo tiềm
lực và dư địa phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội cho giai đoạn tiếp theo.
3 Triển khai xây dựng 05 đô thị vệ tinh phân kỳ thực hiện theo tiến độ, trước
mắt tập trung kêu gọi đầu tư đồng bộ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho
8


2-3 đơ thị có tiềm năng (đơ thị Hịa Lạc, Sóc Sơn và Phú Xuyên) để thu hút đầu tư
sản xuất kinh doanh và tạo ra đơn vị ở cho người dân định cư, góp phần giải tỏa
cho đơ thị trung tâm; nghiên cứu mơ hình “thành phố trong thành phố”.
0 Đề xuất định hướng và một số chỉ tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045 (có so sánh chỉ tiêu Hà Nội, cả nước).
VI. Kết cấu của Báo cáo Đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và các Phụ lục, Báo cáo tổng hợp Đề tài
được kết cấu thành 03 phần như sau:
0 Một số vấn đề nhận thức về lý luận phát triển kinh tế - xã hội
1 Đánh giá tình hình thực hiện kinh tế - xã hội Thủ đô nhiệm kỳ Đại hội XVI
(2015-2020)
2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đơ đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030.

9


PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VỀ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Cơ sở lý luận cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội
1.1. Một số quan niệm, cách tiếp cận
1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế học phát triển, xét về nguồn gốc, là một phạm trù liên quan tới các
vấn đề phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển. Khi nói về phát triển kinh tế,
các học giả thường là nói về các vấn đề của các nước kém phát triển. Ngược lại,
tăng trưởng kinh tế có liên quan nhiều hơn tới các nước phát triển. Nhiều học giả
đã có các phát biểu phân biệt hai khái niệm này:
0Schumpeter (1934): “Phát triển là sự thay đổi có tính tự phát, không liên tục
của “trạng thái ổn định” của một nền kinh tế, làm thay đổi trạng thái cân bằng tồn
tại trước đó; trong khi tăng trưởng là sự thay đổi từ từ, ổn định trong dài hạn, có
được nhờ vào sự gia tăng dần của tỷ lệ tiết kiệm và dân số”.
1 Kindleberger (1965): “Tăng trưởng kinh tế nghĩa là đạt được mức sản lượng
nhiều hơn, trong khi phát triển kinh tế mang hàm ý cả về sản lượng và những thay
đổi trong tổ chức/sắp xếp về thể chế và kỹ thuật, thơng qua đó sản lượng được tạo
ra và phân phối. Tăng trưởng không chỉ là sự gia tăng sản lượng nhờ vào số lượng
đầu vào lớn hơn, mà còn nhờ vào hiệu quả lớn hơn, hay là sự gia tăng sản lượng
bình quân trên một đơn vị đầu vào”.
2 Friedman định nghĩa tăng trưởng là sự mở rộng của một hệ thống theo một
hay nhiều chiều, sự mở rộng này nằm ngoài những thay đổi trong cấu trúc của hệ
thống đó. Cịn phát triển là một q trình đổi mới, dẫn tới sự chuyển đổi về cấu
trúc của hệ thống xã hội.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định đi kèm với sự mở rộng của các yếu tố như lao động,
tiêu dùng, vốn và thương mại… Chỉ tiêu đo lường thường được sử dụng là mức
tăng giá trị sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân
(GNP), GDP bình quân đầu người và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Giả sử kết
quả đầu ra của nền kinh tế (GDP) của một quốc gia được ký hiệu là Y. Y k là kết

quả đầu ra của năm k, Yn là kết quả đầu ra của năm n. Khi đó chỉ tiêu tăng trưởng
của nền kinh tế năm n so với năm k được biểu thị bằng mức tăng tuyệt đối hoặc tốc
độ tăng trưởng như sau:
Mức tăng trưởng tuyệt đối: ΔYn = Yn – Yk
Tôc độ tăng trưởng (%): g = 100 x (Yn – Yk)/Yk
Như vậy, khi xác định được mục tiêu tăng trưởng GDP (g%) cho năm sau,
quy mô GDP (giá cố định) sẽ tính được theo cơng thức:
10


(1)

GDPn= GDPk + g x GDPk/100

Phát triển kinh tế là một khái niệm có ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng. Theo
Myrdal1 tổng kết: “Phát triển có nghĩa là tăng trưởng cộng với những thay đổi”.
Những thay đổi ở đây là thay đổi về mặt chất, liên quan tới các lĩnh vực như đói
nghèo, đáp ứng các nhu cầu, các ưu đãi/khuyến khích, thể chế và tri thức, hay là
“xu hướng tiến bộ của toàn hệ thống xã hội”.
Tiến bộ xã hội là sự vận động của xã hội từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ
lạc hậu đến văn minh hiện đại. Tiến bộ xã hội trước hết phải xuất phát từ con
người, vì con người và hướng tới sự tiến bộ của con người. Sự tiến bộ xã hội còn
thể hiện ở sự phát triển ngày càng cao hơn của cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng
và ý thức xã hội. Công bằng xã hội là khái niệm mang tính chuẩn tắc phụ thuộc
vào quan niệm khác nhau của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia. Công bằng xã hội là sự
công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, công bằng trong phân phối thu
nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội. Như vậy, công bằng xã hội là
một khái niệm rất rộng, bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Thước đo chủ yếu về cơng bằng xã hội là: Chỉ số phát triển con người (HDI);
Đường cong Lorenz và Hệ số GINI; mức độ đói nghèo; Mức độ thỏa mãn nhu cầu

cơ bản của con người;...
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng
với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều
kiện cần để phát triển kinh tế - xã hội. Ở những nước đang phát triển, đặc biệt là
những nước đang phát triển có mức thu nhập bình qn đầu người thấp, nếu khơng
đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và liên tục trong nhiều năm, thì khó có
điều kiện cải thiện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế cao
và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội. Tiến bộ, công bằng xã
hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là mong muốn của hầu hết
các quốc gia và trong mọi thời đại. Giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ, công bằng xã hội luôn luôn là yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở các nước. Bài toán đặt ra là thực hiện tăng trưởng kinh tế trước,
sau đó mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội hay đặt tiến bộ và cơng bằng xã
hội lên trước, sau đó mới chú trọng cho việc tăng trưởng kinh tế hay là giải quyết
hài hịa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, cơng bằng xã hội. Thực tế ở nhiều quốc gia
cho thấy không thể thực hiện tiến bộ hay công bằng xã hội trước nếu như không
bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục theo hướng phát triển bền vững. Mặt
khác, nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm thực hiện hiệu quả tiến bộ và cơng
bằng xã hội thì sự tăng trưởng này cũng khơng có ý nghĩa. Những chính sách chỉ
nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Mặt khác,
những chính sách dựa trên ưu tiên mục tiêu tiến bộ và cơng bằng xã hội có thể dẫn

0 Nhà kinh tế học Thụy Điển, cùng với Hayek đạt giải Nobel kinh tế năm 1974 cho “lý luận về tiền tệ và chu kỳ

kinh tế, phương pháp phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội, thể chế trong mối quan hệ của chúng với nhau”.

11



đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và mục
tiêu kinh tế đều khơng thực hiện được.
Trong tiến trình phát triển, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề
bức xúc mang tính phổ biến: Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các
loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái
tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh
thái bị phá vỡ, gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc; Tăng trưởng kinh tế
không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, có tăng trưởng kinh tế nhưng văn
hóa, đạo đức bị suy đồi, sự phân hóa giàu nghèo gia tăng, bất ổn trong xã hội. Vì
vậy, quá trình phát triển cần có sự đảm bảo hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế với an
sinh xã hội, bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức
thiết đối với toàn thế giới.
1.1.2. Một số mơ hình tăng trưởng
a) Mơ hình Harrod - Domar
Mơ hình Harrod – Domar lý giải về mối quan hệ hàm số giữa vốn (ký hiệu K)
và tăng trưởng sản lượng (ký hiệu là Y). Mơ hình này cho rằng sản lượng của bất
kỳ một thực thể kinh tế nào đều phụ thuộc vào số lượng vốn đã đầu tư đối với thực
thể kinh tế đó và được biểu diễn dưới dạng:
Y = K/k

(2)

Với k là hằng số, được gọi là Hệ số vốn - sản lượng (Capital - output ratio).
Quan hệ (2) chuyển sang dạng tốc độ tăng hoặc vi phân:
Y(t)/Y(t0) = K(t)/Y(t0) x 1/k
=> k = K(t)/Y(t0)/ Y(t)/Y(t0)
Trong đó: t là năm tính tốn; t0 là năm trước năm tính tốn.
Đối với nền kinh tế quốc dân, Y(t)/Y(t 0) chính là tốc độ tăng GDP, K(t)/Y(t 0)
là tỷ lệ đầu tư của năm tính tốn trên GDP của năm trước đó. Có nghĩa là để đạt
được tốc độ tăng trưởng nào đó thì nền kinh tế phải đầu tư theo một tỷ lệ nhất định

trong GDP.
Từ quan hệ (2) cũng có thể khai triển (vi phân hai vế) thành dạng:
5888 = (K(t)-K(t0))/(Y(t)Y(t0)) Đặt I = K(t) - K(t0)
=>k = I/(Y(t)-Y(t0))
Hằng số k gọi là hệ số ICOR (incremental capital - output ratio). Hệ số này
cho biết để tăng thêm một đồng GDP thì cần tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư.
Hệ số ICOR cao là hiệu quả đầu tư thấp, hệ số này thấp là hiệu quả đầu tư cao. Xác
định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết
kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một
trong những cơ sở quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã
12


hội. Khi có mục tiêu tăng trưởng, mơ hình cho phép xác định được nhu cầu tích
luỹ, đầu tư cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
b) Hàm sản xuất Cobb – Douglas
Hàm sản xuất Cobb – Douglas biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các
yếu tố lao động, lượng vốn, công nghệ (yếu tố tổng hợp) có dạng:

Qt A t LαtK(t1α)

(3)

Trong đó:
Q = sản lượng
L = số lượng lao động
K = lượng vốn
A = năng suất toàn bộ các nhân tố
0 là hệ số co giãn theo sản lượng của lao động, 0< < 1. Ở đây hàm sản
xuất được giả định có lợi tức khơng đổi theo quy mô và vốn.

Với giả thiết hàm Cobb-Douglass là hàm liên tục theo thời gian, có thể diễn
đạt tốc độ phát triển theo thời gian của Qt như sau:
dQ  dA
F(L
dt
dt
 dA F(L ,K ) A

dt

t

t

,K
t

) A
t

t

F dL  A
t

t

L dt

dF

dt
F dK

(4)

K dt

Sau khi biến đổi biểu thức (3):
dQ

1  dA 1  Q dL L 1 
Q dK K 1
dt Qdt A
L dt Q L K dt Q K





0 dA 1 
Q L dL 1 
Q K dK 1 L Q dt LK Q
dt KdtA

(5)

Vế trái của cơng thức (5) chính là tốc độ tăng của sản lượng (Qt). Vế phải của
cơng thức này gồm có ba thành phần: (i) tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng
Q L


hợp; (ii) tốc độ tăng năng suất cận biên của lao động ( 
năng suất biên duyên của vốn (

Q K

); (iii) tốc độ tăng
L Q

). Viết gọn lại có:
K Q

Gr(Q) Gr(A) MPL(

L )Gr(L) MPK(
Q

K )Gr(K)
Q

(6)

Trong đó:
Gr (Q): tốc độ tăng của sản lượng
Gr (L): tốc độ tăng của lao động
Gr (K): tốc độ tăng của vốn
MPL và MPK là năng suất cận biên tương ứng của yếu tố lao động và vốn.
13



×